- Dị ứng -Loét dạ dày-tá tràng, xuất huyết tiêu hóa - Dễ gây chảy máu, nhất là những người có cơ địa dễ chảy máu hoặc đang dùng thuốc chống đông - Co thắt phế quản, gây hen Mẫn cảm với t
Trang 1Họ và tên : Phan Thị Hà Duyên
Lớp : Đại học dược 01
Tổ : 1
NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG THUỐC GIẢM ĐAU
1. Đặc điểm chung của từng nhóm thuốc
Nhóm Chỉ định TDP Chống chỉ định Cách dùng 1.NSAIDs - Hạ sốt
-Giảm đau: các triệu chứng đau nhẹ và vừa: đau răng, đau bụng kinh, đau cơ xương khớp
-Chống viêm: viêm khớp, thoái hóa cột sống,…
-Chống kết tập tiểu cầu
- Dị ứng -Loét dạ dày-tá tràng, xuất huyết tiêu hóa
- Dễ gây chảy máu, nhất là những người
có cơ địa dễ chảy máu hoặc đang dùng thuốc chống đông
- Co thắt phế quản, gây hen
Mẫn cảm với thuốc Loét DD-TT, xuất huyết tiêu hóa Rối loạn đông máu Sốt do virus
Hen phế quản Suy gan, suy thận nặng
Phụ nữ có thai
-Dùng bắt đầu bằng thuốc ít TDP nhất, dùng liều thấp nhất có hiệu quả
-Nên uống trong hoặc sau bữa ăn uống với nhiều nước
2.Hạ
nhiệt-giảm đau
- Sốt
- Đau nhẹ và vừa, đau không có nguồn gốc nội tạng
-Nhẹ, đôi khi gặp các trường hợp dị ứng như nổi ban, mày đay - Buồn nôn, nôn
- Khi quá liều gây ngộ độc gan
- Quá mẫn
- Thiếu men G6PD
- Bệnh gan nặng -Phối hợp các thuốc gây độc với gan
-Thường dùng đường uống, có nhiều dạng : nén, viên sủi, bột cốm pha hỗn dịch uống
-Có thể đặt trực tràng nếu k uống được
Trang 23.Giảm
đau đơn
thuần
Đau cấp tính và mạn tính -Phản ứng kiểu PV:c/giác kiến bò,
nóng bỏng ở mặt, các chi, ngứa,mày đay
-Nôn, buồn nôn, tiêu chảy, tiểu buốt, lừ đừ
- Tiển sử mẫn cảm với tp thuốc
- Đang đ/trị với thuốc ức chế beta vì nặng thêm tác dụng
hạ huyết áp
- Suy tim nặng, bệnh mạch vành
Dùng đường uống Chỉ dùng cho người lớn
4.Giảm
đau trung
ương
-Tác dụng giảm đau giảm đau trong các cơn đau dữ dội, cấp tính: hậu phẩu, nội tạng…
Buồn nôn, táo bón,ức chế hô hấp,
co đồng tử tăng thân nhiệt …
- Ngộ độc cấp : có thể gây ngừng hô hấp, trụy tim mạch,
có thể tử vong
- Dùng dài ngày gây
lệ thuộc thuốc
- Suy HH, HPQ
- Đau bụng cấp không rõ nguyên nhân
- Đang dùng IMAO
- Trẻ em dưới 30 tháng
- Suy gan nặng
- Thận trọng với người cao tuổi và phụ nữ có thai
-Chỉ sử dụng trong trường hợp đau ở mức độ nặng và vừa khi nhóm giảm đau ngoại vi không đủ hiệu lực
- Sử dụng đơn độc hoặc phối hợp tùy mức độ đau
- Thuốc được dùng đều đặn để nồng độ trong máu
ổn định với đau ung thư
II/ Bốn nguyên tắc trong sử dụng thuốc giảm đau trung ương
• Chỉ sử dụng trong trường hợp đau ở mức độ nặng và vừa khi nhóm giảm
đau ngoại vi không đủ hiệu lực
Khi cần tăng liều thì nên giữ nguyên mức liều 1 lần, tăng số lần dùng trong ngày
nghĩa là chia nhỏ liều ra dùng nhiều lần hoặc giữ nguyên mức liều và phối hợp
với nhóm giảm đau ngoại vi (paracetamol)
Độ dài điều trị cố gắng ngắn nhất, khi mức độ đau giảm thì nên chuyển sang nhóm
giảm đau ngoại vi
• Sử dụng đơn độc hoặc phối hợp tùy mức độ đau
Với những TH đau ở mức độ nhẹ: thuốc giảm đau ngoại vi được lựa chọn hàng đầu Trong trường hợp đau có kèm viêm thì sẽ phù hợp nếu dùng các
Trang 3NSAID Paracetamol có thể sử dụng trong mọi trường hợp, dùng đơn độc trong trường hợp đau nhẹ hoặc phối hợp ở mọi mức độ đau
Những TH đau cường độ mạnh: gãy xương đùi, đau sau mổ, cơn nhồi máu
cơ tim, bỏng nặng, ung thư giai đoạn cuối , mức liều các chế phẩm opiate thường đòi hỏi khá cao, vượt quá mức liều thông thường Như vậy nguy cơ gặp tác dụng không mong muốn cao
• Thuốc được dùng đều đặn để nồng độ trong máu ổn định với đau ung thư
Với bệnh nhân ung thư ở giai đoạn cuối thường đau với cường độ mạnh
và triền miên Bệnh nhân biết quy luật đau của mình và thường chờ đợi cơn đau với một nỗi sợ hãi ảm ảnh Tình trạng này làm cho cường độ đau thêm nặng Vì vậy, với đối tượng này, nếu giữ được nồng độ thuốc giảm đau trong máu ổn định thì sẽ làm cho cơn đau không còn nữa, tâm trạng bệnh nhân được cải thiện và nhờ vậy liều thuốc cũng được giảm đi
Nên chọn các thuốc có thời gian tác dụng kéo dài
• Lưu ý việc dùng các biện pháp hỗ trợ và thuốc để giảm tác dụng không
mong muốn như: buồn nôn, táo bón, gây nghiện, suy hô hấp …
III/ Bốn nguyên tắc sử dụng thuốc giảm đau ngoại vi
• Lựa chọn thuốc phù hợp với người bệnh
Phản ứng đau phụ thuộc nhiều vào tâm lý do đó thuốc được chọn là thuốc
mà bệnh nhân cho là thích hợp nhất
Tính đến khả năng mẫn cảm của bệnh nhân với thuốc ( cơ địa dị ứng, dễ chảy máu, loét DD-TT …)
Điều kiện kinh tế của người bệnh
• Tránh vượt quá mức liều giới hạn
Không được vượt quá mức liều giới hạn của các thuốc Trong trường hợp đạt đến liều tối đa cho phép mà vẫn không giảm đau được thì không được tăng liều mà nên phối hợp với thuốc khác hoặc thuốc an thần
• Tôn trọng nguyên tắc phối hợp thuốc giảm đau
Kiểu phối hợp phổ biến nhất là các thuốc giảm đau với nhau nhưng không được phối hợp hai thuốc giảm đau có cùng ADR
Trang 4 Thường phối hợp các thuốc với Paracetamol Tăng tác dụng giảm đau nhưng không làm tăng tác dụng phụ Không được phối hợp 2 NSAIDs với nhau
• Lưu ý các biện pháp hỗ trợ không dùng thuốc hoặc thuốc để giảm tác dụng không mong muốn
Hạn chế loét DD-TT : Loại viên trần : nên uống trong hoặc ngay sau bữa
ăn với một cốc nước lớn Viên bao tan trong ruột nên uống xa bữa ăn và lượng nước ít hơn
Dùng kèm với một số thuốc chống loét như kháng H2 tuy nhiên vẫn chưa
có phác đồ chính thức do giá thành điều trị và một số TDP, hay dùng kèm các chất tương tự Prostaglandin có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày nhưng hiện
ít dùng vì có nhiều tác dụng không mong muốn
Các thuốc ức chế COX 2 giảm đáng kể tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa nhưng gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm khác nên cần được cân nhắc khi lựa chọn
Hạn chế việc chảy máu : chỉ kê aspirin trong trường hợp nguy cơ về các tai biến do bệnh tim Thận trong với các bệnh nhân có cơ địa dễ chảy máu, bệnh lý xuất huyết, sốt có xuất huyết
Mẫn cảm với thuốc: hay gặp nhất ở aspirin : mày đay, hen, sốc quá mẫn … nên cần thận trọng với các bệnh nhân có cơ địa dị ứng hoặc có tiền sử dị ứng hoặc hen do dùng aspirin
Hội chứng Reye : Không dùng aspirin để hạ sốt cho trẻ dưới 18 tuổi
Hạn chế viêm gan, hoại tử gan : không dùng quá liều paracetamol nên đặc biệt lưu ý khi sử dụng paracetamol đối với những người có tỏn thương gan
và thận
IV/ Thang điểm đau “ Pain scale “
0- Không đau
1- Đau rất là nhẹ, hầu như không cảm nhận và nghĩ đến nó, thỉnh thoảng thấy đau nhẹ
2- Đau nhẹ, thỉnh thoảng đau nhói mạnh
3- Đau làm người bệnh chú ý, mất tập trung trong công việc, có thể thích ứng
Trang 54- Đau vừa phải, bệnh nhân có thể quên đi cơn đau nếu đang làm việc 5- Đau nhiều hơn, bệnh nhân không thể quên đau sau nhiều phút, bệnh nhân vẫn có thể làm việc
6- Đau vừa phải nhiều hơn, ảnh hưởng đến các sinh hoạt hàng ngày, khó tập trung
7- Đau nặng, ảnh hưởng đến các giác quan và hạn chế nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân Ảnh hưởng đến giấc ngủ
8- Đau dữ dội, hạn chế nhiều hoạt động, cần phải nổ lực rất nhiều
9- Đau kinh khủng, kêu khóc, rên rỉ không kiểm soat được
10- Đau không thể nói chuyện được, nằm liệt giường và có thể mê sảng