Sử dụng thuốc giảm đau hợp lý Sau tai nạn ô tô, bạn bị đau lưng đến mức không thể chịu đựng được, nhưng bạn làm theo lời khuyên của bác sỹ về kéo giãn và dần dần tăng hoạt động. Nhiều tháng sau, đau vẫn còn và các thuốc không cần đơn không giúp được nhiều. Bạn muốn thử thêm loại thuốc khác, nhưng bạn lo ngại về việc phải uống thứ thuốc gì đó mạnh hơn vì sợ bị nghiện. Khả năng nghiện là một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất của những người bị đau mạn tính. Và đó là lý do tốt. Viện Nghiên cứu Quốc gia về Lạm dụng thuốc ước tính năm 1999 có 2,6 triệu người ³ 12tuổi được kê đơn thuốc giảm đau vì những lý do phi y học. Không thể tất cả họ đều bị nghiện, nhưng nghiện hoàn toàn có thể xảy ra. Opioid: Một cách để giảm đau Opioid là một nhóm thuốc có tác dụng tương tự như thuốc phiện, nằm trong số những thuốc được kê đơn để giảm đau. Thành phần trong thuốc phiện và thành phần hoạt chất của opioid làm giảm đau là morphin. Morphin và các hợp chất khác có tác dụng tương tự hoạt động bằng cách bắt chước tác dụng của các hóa chất do cơ thể sản sinh để giảm đau. Các thuốc chứa hydrocodon (Vicodin, khác), propoxyphen (Darvon, khác), meperidin (Demerol, khác) và oxycodon (OxyContin, khác) là những opioid thường được kê đơn. Bác sỹ cũng có thể kê đơn các opioid khác tùy thuộc vào bệnh của bạn. Khi bạn nghĩ đến những vấn đề mà thuốc giảm đau có thể gây ra, có lẽ bạn nghĩ tới nghiện. Nhưng cơ thể bạn phản ứng với opioid theo nhiều cách: Quen thuốc là giảm tác dụng của thuốc sau khi sử dụng thường xuyên một liều cố định. Dần dần, bạn có thể cần liều thuốc cao hơn để đạt được tác dụng tương tự. Phụ thuộc thể xác là trạng thái sinh lý xuất hiện khi cơ thể thích ứng với loại thuốc nào đó dùng thường xuyên. Không có thuốc, bạn có thể có triệu chứng cai. Phụ thuộc tâm lý là trạng thái cảm xúc có thể xảy ra khi bạn trở nên quen với việc dùng thuốc để nhận được tác dụng hưng phấn. Cơ thể bạn có thể hoặc không phụ thuộc về mặt thể xác vào thuốc, nhưng bạn tin là bạn cần nó. Cai là một tập hợp các triệu chứng bạn có thể cảm thấy sau khi ngừng đột ngột hoặc giảm liều thuốc bạn vẫn thường dùng. Nghiện là một rối loạn mạn tính, có khả năng tái phát trong đó bạn buộc phải tìm kiếm và dùng thuốc. Nhiều thay đổi trong các hóa chất thần kinh ở não xảy ra khi nghiện. Mặc dù bạn biết có thể có hậu quả nghiêm trọng nếu bạn tiếp tục tìm kiếm và dùng thuốc, bạn cảm thấy bắt buộc phải làm bằng bất cứ cách nào. Giả nghiện là hành vi gợi ý biểu hiện của nghiện nhưng thực ra là nỗ lực giảm đau hiệu quả hơn. Một người nghiện giả có thể đôi khi dùng liều cao hơn của thuốc được kê đơn hoặc tích trữ thuốc giảm đau phòng khi bị đau nhiều. Quen thuốc, phụ thuộc thể xác và cai là những phản ứng tự nhiên của cơ thể với opioid. Những phản ứng này xảy ra với một số thuốc gây nghiện và không gây nghiện và với thuốc không kê đơn cũng như có kê đơn. Sự xuất hiện của những tình trạng này không có nghĩa bạn bị nghiện thuốc giảm đau có kê đơn. Quen thuốc và hội chứng cai không kèm theo xung lực cưỡng bách phải dùng thuốc thì không phải là nghiện. Những người dùng thuốc giảm đau theo đúng chỉ dẫn không thể bị nghiện. Phụ thuộc thể xác và quen thuốc thường xảy ra ở những người dùng opioid thường xuyên, nhưng không phải lúc nào họ cũng trở thành nghiện opioid. Ngay cả những người có tiền sử cá nhân hoặc gia đình nghiện rượu hoặc ma túy đôi khi có thể dùng opioid để giảm đau nếu họ được bác sỹ điều trị theo dõi thích đáng. Một số người băn khoăn không biết liệu họ có gặp trục trặc trong cuộc sống hằng ngày hay không – trong tư duy, lái xe hoặc những hoạt động khác – nếu họ cần tăng dần liều để duy trì giảm đau. Các tác dụng phụ của opioid – buồn nôn, táo bón, an thần và tư duy không sáng suốt – ít rõ rệt ở người dùng opioid thường xuyên so với những người thỉnh thoảng mới dùng. Người dùng opioid thường xuyên sẽ quen với nhiều tác dụng phụ của thuốc và có chức năng bình thường chừng nào họ còn dùng thuốc theo đơn. Nguyên nhân gây nghiện Nếu chỉ uống opioid để giảm đau trong một thời gian dài thì thường không gây nghiện, vậy thì cái gì gây nghiện? Các nhà nghiên cứu tin rằng nhiều thứ có liên quan tới nghiện. Yếu tố di truyền. Tiền sử gia đình về lạm dụng hoặc nghiện thuốc giảm đau có kê đơn, thuốc lắc hoặc rượu là một chỉ báo cho thấy bạn có thể có cơ địa dễ bị nghiện opioid. Giới tính. Nhìn chung, nam giới có vẻ dễ bị nghiện hơn phụ nữ. Tuy nhiên, phụ nữ dễ được kê đơn thuốc opioid gây nghiện hơn. Không biết cách sử dụng thuốc hợp lý. Nếu bạn không học cách dùng thuốc đúng, bạn dễ dùng chúng theo cách thúc đẩy nghiện. Đề nghị bác sỹ chỉ dẫn cụ thể về cách sử dụng hợp lý. Không có người can thiệp. Khi bạn bè và gia đình không chỉ ra cho bạn thấy bạn đang dùng liều cao hơn hoặc dùng thường xuyên hơn, thì bạn sẽ dễ tự thuyết phục mình thay đổi liều dùng mà không hỏi ý kiến bác sỹ. Sử dụng nhiều thuốc. Nói bác sỹ về những thuốc mà bạn đang dùng để bác sỹ có thể tránh kê đơn các phối hợp thuốc có vấn đề. Những khác biệt trong khả năng gây nghiện của thuốc. Nhìn chung, opioid ít gây nghiện hơn cocain nhưng dễ gây nghiện hơn rượu. Những khác biệt trong hình thức phân phối thuốc. Tiềm truyền tĩnh mạch có khả năng gây nghiện lớn nhất và thuốc uống ít có khả năng gây nghiện nhất. Những khác biệt trong công thức hóa học của thuốc. Những thuốc khởi phát nhanh và tác dụng ngắn dễ gây nghiện hơn những thuốc khởi phát chậm hoặc tác dụng kéo dài, thí dụ như công thức 12 giờ. Phòng ngừa. Sự bảo vệ tốt nhất của bạn Khi dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, hiếm gặp tình trạng nghiện các opioid được dùng để điều trị đau mạn tính. Nhưng ngay cả như vậy, phòng ngừa nghiện vẫn tốt hơn là phải điều trị sau này. Biện pháp đón đầu sẽ giúp bạn đi theo đúng con đường sử dụng thuốc giảm đau hợp lý. Kể cho bác sỹ về những vấn đề trước đây và hiện nay với thuốc giảm đau nếu bạn có nguy cơ. Nếu bạn lạm dụng rượu, thuốc lắc hoặc thuốc kê đơn khác, cũng cần đề cập tới những trải nghiệm này. Dùng thuốc chính xác theo bác sỹ kê đơn. Bác sỹ sẽ chỉ dẫn cho bạn liều và lịch dùng thuốc khi đưa đơn cho bạn. Nếu bạn không chắc chắn về cách dùng thuốc, hãy hỏi bác sỹ. Nếu bạn không hiểu những hướng dẫn, hãy yêu cầu bác sỹ nhắc lại câu trả lời bằng những từ khác. Không rời khỏi phòng khám cho tới khi bạn chắc chắn hiểu rõ cách dùng thuốc. Kể cho bác sỹ nếu giảm đau không thỏa đáng. Bạn và bác sỹ có thể quyết định thay đổi điều gì trong nếp sinh hoạt của bạn. Lập kế hoạch hàng ngày để bạn có thể dùng thuốc tác dụng kéo dài theo đúng lịch đặt sẵn vì dùng thuốc tác dụng ngắn khi cần. Tuân thủ lịch dùng thuốc giúp bạn tránh dùng nhiều thuốc hơn mức an toàn. Xây dựng thời gian biểu dùng thuốc và tuân theo đó. Tuân thủ nề nếp giúp bạn tránh dùng hai liều và những nhầm lẫn khác. Hỏi bác sỹ về những thức ăn, đồ uống và những thuốc khác để tránh trong khi bạn dùng thuốc giảm đau. Rượu, một số thực phẩm và một số thuốc thông thường không cần đơn có thể làm thay đổi tác dụng của thuốc giảm đau, vì vậy hãy hỏi trước bác sỹ về những điều này. . ra. Opioid: Một cách để giảm đau Opioid là một nhóm thuốc có tác dụng tương tự như thuốc phiện, nằm trong số những thuốc được kê đơn để giảm đau. Thành phần trong thuốc phiện và thành phần. những vấn đề mà thuốc giảm đau có thể gây ra, có lẽ bạn nghĩ tới nghiện. Nhưng cơ thể bạn phản ứng với opioid theo nhiều cách: Quen thuốc là giảm tác dụng của thuốc sau khi sử dụng thường xuyên. uống và những thuốc khác để tránh trong khi bạn dùng thuốc giảm đau. Rượu, một số thực phẩm và một số thuốc thông thường không cần đơn có thể làm thay đổi tác dụng của thuốc giảm đau, vì vậy