+ Các phương pháp được sử dụng - Phương pháp điều tra thu thập số liệu - Phương pháp phân tích, thống kê - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp kiểm định thang đo Likert + Kết quả nghiên
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
-- -
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA LÀNG NGHỀ ĐÚC ĐỒNG Ở PHƯỜNG ĐÚC, HUẾ
ĐẾN MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Dương Thị My My PGS TS i Đức T nh Lớp: K46- TNMT
Trang 2Được sự đồng ý của trường Đại Học Kinh Tế, Khoa Kinh Tế & Phát Triển, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Bùi Đức Tính em đã thực hiện đề tài:
“Đánh giá tác động môi trường của làng nghề đúc đồng ở phường Đúc, Huế đến môi trường xung quanh”
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Bùi Đức Tính đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô Trường Đại Học Kinh
Tế, Khoa Kinh Tế và Phát Triển đã truyền đạt những kiến thức bổ ích để em có thể áp dụng vào thực tế Và xin chân thành cảm ơn UBND Thành Phố Huế đặc biệt là các anh chị phòng Tài Nguyên & Môi Trường, UBND Phường Đúc, Sở Công Thương đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiên để em có thể đạt dược những yêu cầu, mục tiêu đề ra và hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp một cách hiệu quả nhất
Do kiến thức còn hạn hẹp nên trong quá trình làm bài không tránh khỏi những sai sót Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô, các bạn sinh viên để bài khóa luận đạt được kết quả tốt hơn
Cuối cùng em xin chúc quý Thầy Cô, Ban lãnh đạo và toàn thể các anh chị phòng Tài Nguyên – Môi Trường luôn dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp của mình
Em xin chân thành cảm ơn !
Huế, ngày 15 tháng 5 năm 2016
Sinh viên Dương Thị My My
Đạ i h
ọc Kinh
tế Hu
ế
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ vi
DANH MỤC CÁC ẢNG vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU viii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1 Mục tiêu tổng quát 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
3 Phương pháp nghiên cứu 2
3.1 Nguồn số liệu 2
3.1.1 Số liệu thứ cấp 2
3.1.2 Số liệu sơ cấp 2
3.2 Phương pháp nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
5 Cấu trúc khóa luận 3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ LÀNG NGHỀ 4
1.1 Cơ sở lý luận 4
1.1.1 Các khái niệm liên quan 4
1.1.1.1 Khái niệm cơ bản về ĐTM 4
1.1.1.2 Mục đích của ĐTM 4
1.1.1.3 Ý nghĩa của ĐTM 5
Đạ i h
ọc Kinh
tế Hu
ế
Trang 41.1.1.4 Khái niệm môi trường và ô nhiễm môi trường 6
1.1.1.5 Khái quát chung về làng nghề 7
1.1.2 Các phương pháp đánh giá tác động môi trường của làng nghề 10
1.1.3 Các nội dung đánh giá tác động môi trường ở làng nghề 11
1.1.4 Các tác động của làng nghề đến môi trường, sức khỏe cộng đồng, kinh tế - xã hội 13
1.1.5 Tình hình quản lý môi trường làng nghề của nước ta hiện nay 16
1.2 Cơ sở thực tiễn 17
1.2.1 Thực trạng ô nhiễm môi trường làng nghề ở Thừa Thiên Huế 17
Bảng 1.Sự phân bố các nhóm nghề và nghề thủ công ở tỉnh thừa thiên huế 17
1.2.2 Kinh nghiệm quản lý môi trường làng nghề ở Việt Nam 20
CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA LÀNG NGHỀ ĐÚC ĐỒNG Ở PHƯỜNG ĐÚC, HUẾ ĐẾN MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH 23 2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 23
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 23
2.1.1.1 Vị trí địa lí 23
2.1.1.2 Đặc điểm địa hình, đất đai 23
2.1.1.3 Điều kiện khí hậu, thời tiết 24
2.1.1.4 Sông ngòi 24
2.1.1.5 Hệ sinh thái động thực vật 24
2.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội 25
2.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế 25
2.1.2.2 Dân số và lao động 27
2.1.2.3 Văn hóa – giáo dục 27
2.2 Giới thiệu chung về làng nghề đúc đồng 29
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 29
2.2.2 Tình hình sản xuất hoạt động của làng nghề phường Đúc 30
2.3 Đánh giá hiện trạng môi trường của làng nghề đúc đồng ở phường Đúc 35
2.3.1 Hiện trạng môi trường không khí 35
2.3.2 Hiện trạng môi trường nước 38
Đạ i h
ọc Kinh
tế Hu
ế
Trang 52.4 Đánh giá của người dân về tác động của làng nghề đúc đồng đến môi trường xung
quanh 40
2.4.1 Thông tin về mẫu điều tra 40
2.4.2 Đánh giá của người dân đối với hoạt động đúc đồng đến môi trường, kinh tế - xã hội, sức khỏe cộng đồng 41
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC VÀ GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TỚI MÔI TRƯỜNG 49
3.1 Định hướng phát triển cụ thể cho làng nghề 49
3.2 Đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường ở phường Đúc 50
3.3 Áp dụng công cụ pháp lí trong quản lí chất lượng môi trường 50
3.4 Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường 51
3.5 Thực hiện quy hoạch làng nghề 52
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54
1 KẾT LUẬN 54
2 KIẾN NGHỊ 54
2.1 Đối với cơ quan có thẩm quyền 55
2.2 Đối với cơ sở đúc đồng 55
2.3 Đối với người dân 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
PHỤ LỤC 58
Đạ i h
ọc Kinh
tế Hu
ế
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
BVMT : Bảo vệ môi trường
UBND : Ủy ban nhân dân
CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
KH&CN : Khoa học và công nghệ
BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường
ĐTM: Đánh giá tác động môi trường
Đạ i h
ọc Kinh
tế Hu
ế
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.Sự phân bố các nhóm nghề và nghề thủ công ở tỉnh thừa thiên huế 17
Bảng 2.Tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội ở phường Đúc 26
Bảng 3.Dân số và lao động của phường Đúc 27
Bảng 4: Kết quả phân tích mẫu khí tại khu vực đúc đồng ở phường Đúc 35
Bảng 5 Các nguyên vật liệu được sử dụng trong quá trình đúc 36
Bảng 6 Trang thiết bị xử lý ô nhiễm của các cơ sở 37
Bảng 7: Kết quả phân tích mẫu nước ngầm tại khu vực đúc đồng ở phường Đúc 38
Bảng 8: Kết quả phân tích mẫu nước thải 39
Bảng 9: Thông tin chung về 50 người dân sống xung quanh khu vực đúc đồng 40
Bảng 10: Thông tin chung về 18 cơ sở đúc đồng 41
Bảng 11: Đánh giá của người dân của làng nghề đúc đồng đến môi trường 42
Bảng 12 Ảnh hưởng của khoảng cách đến mức độ đánh giá ô nhiễm môi trường của người dân 43
Bảng 13: Đánh giá của người dân về lượng khách du lịch năm 2016 45
Bảng 14: Trang thiết bị bảo vệ ở các cơ sở đúc 46
Đạ i h
ọc Kinh
tế Hu
ế
Trang 9TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Làng nghề đúc đồng ở Huế tập trung chủ yếu ở Phường Đúc, hiện nay được coi
là một trong những nơi sinh hoạt nghề nhộn nhịp nhất Nét đáng quý là quá trình kỹ thuật truyền thống vẫn được những người thợ ở đây gìn giữ gần như nguyên vẹn Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở đúc ở đây đều nằm xen lẫn trong các khu dân cư, hoạt động trong tình trạng công nghệ thủ công, lạc hậu, chưa có hệ thống xử lý khói bụi đạt tiêu chuẩn Vì vậy, tuy quy mô sản xuất không lớn, nhưng mức độ ô nhiễm của nó lại khá nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của cộng đồng dân cư Từ
thực tế trên tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá tác động môi trường của làng nghề đúc
đồng ở phường Đúc, Huế đến môi trường xung quanh” Để làm khóa luận tốt nghiệp
cho mình Với mục tiêu là đánh giá tác động môi trường của làng nghề đúc đồng ở phường Đúc, Huế đến đời sống người dân ở đây
+ Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm đánh giá tác động môi trường của làng nghề đúc đồng ở phường Đúc đến đời sống người dân xung quanh, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục
+ Các phương pháp được sử dụng
- Phương pháp điều tra thu thập số liệu
- Phương pháp phân tích, thống kê
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp kiểm định thang đo Likert
+ Kết quả nghiên cứu
Với các phương pháp trên đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá các tác động của làng nghề đúc đồng ở phường Đúc đến môi trường sống của các đối tượng điều tra Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế, cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề ở phường Đúc
+ Kiến nghị
Với đề tài trên, tôi đã đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan có thẩm quyền, các
cơ sở đúc và người dân nhằm thúc đẩy quá trình cải thiện và phục hồi chất lượng môi trường ở phường Phường Đúc
Đạ i h
ọc Kinh
tế Hu
ế
Trang 10PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lí do chọn đề tài
Du lịch làng nghề truyền thống đang thu hút được nhiều sự quan tâm của khách
du lịch trong và ngoài nước Việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống
là một trong những hướng đi ưu tiên nhằm phát triển ngành du lịch của Tỉnh Thừa Thiên Huế đồng thời giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc
Tuy nhiên việc khôi phục và phát triển làng nghề hiện nay đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, vi bên cạnh những lợi ích mang lại, hoạt động của làng nghề đã gây ra không ít ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe của cộng đồng Các kết quả quan trắc gần đây cho thấy mức độ ô nhiễm của các làng nghề không những không giảm mà còn có xu hướng gia tăng Theo Quyết định 64/2003 của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch xử lý triệt để các cơ ở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thì hiện nay vẫn còn 2 làng nghề được coi là “bức tử” với môi trường đó là làng nghề đúc đồng ở phường Đúc, phường Thủy Xuân và làng nghề gạch ngói ở xã Hương Vinh
và Hương Toàn
Làng nghề đúc đồng ở phường Đúc là một trong 2 làng nghề đã quá hạn phải xử
lý cả chục năm nhưng hiện nay vẫn tiếp tục gây ô nhiễm Do hầu hết các cơ sở đúc đồng ở đây đều nằm xen lẫn trong các khu dân cư, hoạt động trong tình trạng công nghệ sản xuất thủ công, lạc hậu chưa có hệ thống xử lí khói bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn
vì vậy mặc dù quy mô sản xuất không lớn, nhưng môi trường tại đây đang bị ô nhiễm khá nghiêm trọng Tỉnh Thừa Thiên Huế đã áp dụng những tiến bộ KH – KT như đưa hoạt động thí điểm mô hình xử lí khói, bụi và khí thải độc hại của làng nghề bằng hệ thống máy hút bụi, thông qua chụp hút khói, khí thải bằng inox… nhưng vấn đề ô nhiễm vẫn chưa được giải quyết triệt để đã gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của cộng đồng dân cư Việc đánh giá tác động môi trường của làng nghề đúc đồng ở phường Đúc và tìm ra các giải pháp để hạn chế tình trạng ô nhiễm này đang là đòi hỏi cấp bách
Xuất phát từ nhu cầu đó đề tài “Đánh giá tác động môi trường của làng nghề
đúc đồng ở phường Đúc, Huế đến môi trường xung quanh” được hình thành với
Đạ i h
ọc Kinh
tế Hu
ế
Trang 11mục tiêu góp một phần vào công cuộc cải thiện môi trường, phát triển bền vững theo định hướng phát triển của Tỉnh Thừa Thiên Huế
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Đề tài nhằm mục tiêu Đánh giá tác động môi trường của làng nghề đúc đồng ở phường Đúc, Huế đến môi trường xung quanh để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục và giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường
- Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện Nghị Quyết, các chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã được công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu trên internet
- Tài liệu, số liệu đã được công bố về tính hình kinh tế, xã hội nông thôn, kinh tế các ngành sản xuất, đời sống của các người dân các số liệu này thu thập từ UBND Thành phố Huế và các phòng ban liên quan
3.1.2 Số liệu sơ cấp
Số liệu này thu thập từ việc điều tra các hộ gia đình Dùng để đánh giá mcuws độ ảnh hưởng, những tác động tích cực, tiêu cực của làng nghề đúc đồng đến môi trường sống xung quanh
Đạ i h
ọc Kinh
tế Hu
ế
Trang 123.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp chuyên gia
Phương pháp kiểm định thang đo Likert
3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
Dùng phần mền Excel, SPSS để tổng hợp, thống kê các chỉ tiêu đánh giá tính hình phát triển của làng nghề đúc đồng, so sánh các thông số của nước thải, nước ngầm, không khí… với TCMT để đánh giá mức độ tác động của làng nghề đúc đồng đến môi trường và sức khỏe của người dân xung quanh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Là những vấn đề liên quan đến đánh giá tác động môi trường đến môi trường xung quanh của làng nghề đúc đồng ở phường Đúc, Huế
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Do hoạt động làng nghề đúc đồng đa số là ở phường Đúc, nên số liệu điều tra, thông tin thu được từ phường Đúc, thành phố Huế
- Thời gian: Thời gian nghiên cứu là giai đoạn 2013-2015
5 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, danh mục các từ viết tắt, danh mục các sơ đồ và bảng biểu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa luận được chia làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về đánh giá tác động môi trường và làng nghề
Chương 2: Đánh giá tác động môi trường của làng nghề đúc đồng ở phường Đúc, Huế đến môi trường xung quanh
Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm khắc phục và giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường
Đạ i h
ọc Kinh
tế Hu
ế
Trang 13PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
VÀ LÀNG NGHỀ 1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Các khái niệm liên quan
1.1.1.1 Khái niệm cơ bản về ĐTM
Khái niệm về đánh giá tác động môi trường rất rộng và hầu như không có định nghĩa thống nhất Cho đến nay có nhiều định nghĩa về ĐTM được nêu:
Theo chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc: ĐTM là một quá trình nghiên cứu nhằm dự báo các hậu quả môi trường của một dự án phát triển quan trọng ĐTM xem xét việc thực hiện dự án sẽ gây ra những vấn đề gì đối với đời sống của con người tại khu vực dự án, tới hiệu quả chính của dự án, và của các hoạt động phát triển khác tại vùng đó Sau dự báo ĐTM phải xác định các biện pháp làm giảm đến mức tối thiểu các hoạt động tiêu cực, làm cho dự án thích hợp hơn với môi trường của nó
Theo Uỷ Ban kinh tế xã hội Châu Á và Thái Bình Dương: ĐTM bao gồm ba phần: Xác định, dự báo và đánh giá tác động của một dự án, một chính sách đến môi trường
Theo Luật BVMT của Việt Nam do Quốc hội thông qua ngày 27/12/1993 và được ban hành theo lệnh số 29-L/CTN của Chủ tịch nước ngày 10/01/1994 định nghĩa rằng: “ĐTM là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng tới môi trường của các
dự án, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các cơ sở sản xuất kinh doanh, công trình kinh tế khoa học, kỹ thuật, y tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về BVMT”
Đạ i h
ọc Kinh
tế Hu
ế
Trang 14(2) ĐTM tạo ra cơ hội để có thể trình bày với người ra quyết định về tính phù hợp của chính sách, chương trình, hoạt động, dự án về mặt môi trường, nhằm ra quyết định có tiếp tục thực hiện hay không
(3) Đối với các chương trình, chính sách, hoạt động, dự án được chấp nhận thực hiện thì ĐTM tạo cơ hội trình bày sự phối kết hợp các điều kiện có thể giảm nhẹ tác động có hại đến môi trường
(4) Tạo ra phương thức để cộng đồng có thể đóng góp cho quá trình ra quyết định, thông qua các đề nghị bằng văn bản hoặc ý kiến gửi tới người ra quyết định Công chúng có thể tham gia vào quá trình này trong các cuộc hợp công khai hoặc trong việc hòa giải giữa các bên
(5) Với ĐTM, toàn bộ quá trình phát triển đều công khai để xem xét đồng thời lợi ích của tất cả các bên: bên đề xuất dự án, Chính phủ và cộng đồng Điều đó góp phần lựa chọn được dự án tốt hơn để thực hiện
(6) Những dự án mà về cơ bản không đạt yêu cầu hoặc đặt sai vị trí có xu hướng
bị loại trừ, không phải thực hiện ĐTM và tất nhiên không cần cả đến sự chất vấn của công chúng
(7) Thông qua ĐTM nhiều dự án được chấp nhận nhưng phải thực hiện những điều kiện nhất định, chẳng hạn chủ dự án phải đảm bảo quá trình quan trắc, giám sát, lập báo cáo hàng năm, phải có phân tích sau dự án
(8) Trong ĐTM phải xem xét đến các khả năng thay thế, chẳng hạn như công nghệ, địa điểm đặt dự án phải được xem xét rất cẩn thận
(9) ĐTM được coi là công cụ phục vụ phát triển, khuyến khích phát triển tốt hơn, trợ giúp cho tăng trưởng kinh tế
(10) Trong nhiều trường hợp, ĐTM chấp nhận sự phát thải, kể cả phát thải khí nhà kính cũng như việc sử dụng không hợp lý tài nguyên ở mức độ nào đấy, nghĩa là chấp nhận phát triển tăng trưởng kinh tế
1.1.1.3 Ý nghĩa của ĐTM
Theo Alan Gilpin có thể tóm tắt ý nghĩa của ĐTM là: làm công việc này tốt thì quản lý môi trường tốt, quản lý môi trường tốt thì công việc giữ gìn, BVMT sẽ tốt, đặc biệt là trong tương lai Điều đó thể hiện qua một số đặc điểm cụ thể sau:
Đạ i h
ọc Kinh
tế Hu
ế
Trang 15- ĐTM là công cụ quản lý môi trường quan trọng Song nó không nhằm thủ tiêu, loại trừ hoặc gây khó dễ cho phát triển KT – XH như nhiều người lầm tưởng mà hỗ trợ phát triển theo hướng đảm bảo hiệu quả kinh tế BVMT Vì vậy nó góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững
- ĐTM không xem xét các dự án một cách riêng lẻ mà đặt chúng trong xu thế phát triển chung của khu vực, của quốc gia và rộng hơn nữa là toàn Thế giới Khi đánh giá một dự án cụ thể, bao giờ cũng xét thêm các dự án, các phương án thay thế nghĩa
là xét đến các dự án có thể cho cùng đầu ra nhưng có công nghệ sử dụng hoặc đặt ở vị trí khác nhau Hơn nữa mỗi khu vực có chất lượng môi trường “nền”, mà khi đặt dự án vào cần cân nhắc kỹ, tránh gây ra tác hại tích lũy ở mức độ cao cho một khu vực
- ĐTM huy động được sự đóng góp của đông đảo tầng lớp trong xã hội Nó góp phần nâng cáo trách nhiệm của các cơ quan quản lý, các chủ dự án đến việc BVMT Đồng thời ĐTM liên kết được với các nhà khoa học ở lĩnh vực khác nhau, nhằm giải quyết công việc chung là đánh giá mức độ tác động môi trường của các dự án, giúp người ra quyết định chọn được dự án phù hợp với mục tiêu BVMT ĐTM cũng phát huy được tính công khai của việc lập, thực thi dự án và ý thức công đồng trong việc tham gia ĐTM nói riêng và BVMT nói chung
- ĐTM còn giúp kết hợp các công tác BVMT trong thời gian dài Mọi tác động được tính đến không chỉ qua mức độ mà còn theo khả năng tích lũy, khả năng kéo dài theo thời gian Trong thực tế nhiều vấn đề được bỏ qua trong quá khứ đã gây tác động
có hại cho hiện tại và tương lai, nhiều hoạt động gây rủi ro lớn đã xảy ra buộc chúng ta phải cân nhắc kỹ
1.1.1.4 Khái niệm môi trường và ô nhiễm môi trường
Môi trường là một khái niệm rất rộng được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau Tuy nhiên nghiên cứu về những khái niệm liên quan đến định nghĩa đưa ra trong luật BVMT của Việt Nam, có những khái niệm đáng chú ý sau đây:
- Một định nghĩa nổi tiếng của S.V.Kalesnik (1959-1970): “ Môi trường chỉ là một bộ phận của trái đất bao quanh con người, mà ở một thời điểm nhất định xã hội loài người có quan hệ tương hỗ trực tiếp với nó, nghĩa là môi trường có quan hệ một cách gần gũi với đời sống và hoạt động sản xuất của con người”
Đạ i h
ọc Kinh
tế Hu
ế
Trang 16- Theo luật BVMT năm 2005 “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”
Khái niệm chung về môi trường trên đây được cụ thể hóa đối với từng đối tượng
và mục đích nghiên cứu khác nhau
Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường, thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần và đặc tính vật lý, hóa học, nhiệt độ, sinh học, chất hòa tan, chất phóng xạ… ở bất kì thành phần nào của môi trường hay toàn bộ môi trường vượt quá mức cho phép đã được xác định
Các dạng ô nhiễm môi trường:
- Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc sự biến đổi quan
trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó
chịu, giảm thị lực khi nhìn xa do bụi
- Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất
- Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi theo chiều hướng tiêu cực của các tính
chất vật lý – hóa học – sinh học của nước, với sự xuất hiện của các chất lạ ở thể rắn, lỏng làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề ô nhiễm lo ngại hơn ô nhiễm đất
1.1.1.5 Khái quát chung về làng nghề
- Khái niệm
Theo Tạp chí Di sản văn hóa số 4 – 2003 thì cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp từ hàng ngàn năm trước đây, nhiều nghề thủ công đã được ra đời từ các vùng nông thôn Việt Nam Các làng nghề đã hình thành, tồn tài và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội, của đời sống cộng đồng ban đầu chỉ được nông dân tranh thủ làm lúc nông nhàn, những lúc không phải là mùa vụ chính dần dần được qui về các khái niệm như nghề truyền thống, nghề cổ truyền, nghề gia truyền, nghề phụ, nghề thủ công…
Đạ i h
ọc Kinh
tế Hu
ế
Trang 17Những khái niệm này tuy có khác nhau nhưng vẫn có những đặc điểm cơ bản giống nhau, đặc biệt là xét về góc độ văn hóa, chúng ta có thể sử dụng chung khái niệm “làng nghề” Làng nghề là một thực thể vật chất và tinh thần được tồn tại cố định
về mặt địa lí, với một nhóm các nghề có mối liên hệ với nhau để làm ra một sản phẩm,
có bề dày lịch sử và được tồn tại lưu truyền trong dân gian Khái niệm về làng nghề theo cách nhìn của văn hóa bao gồm các nội dung cụ thể sau:
Là một địa danh gắn với cộng đồng dân cư có một nghề truyền thống lâu đời được lưu truyền và có sức lan tỏa mạnh mẽ
Ổn định về một nghề hay một số nghề có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sản xuất ra một loại sản phẩm
Sản phẩm vừa có ý nghĩa kinh tế để nuôi sống một bộ phận dân cư và quan trọng hơn là nó mang những giá trị vật thể và phi vật thể phản ánh được lịch sử, văn hóa và
xã hội liên quan tới chính họ
Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo
Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, đa dạng hóa kinh tế nông thôn, thúc đẩy quá trình đô thị hóa
Góp phần bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc
Khai thác các nguồn lực nhàn rỗi và nguyên vật liệu tại địa phương
Đạ i h
ọc Kinh
tế Hu
ế
Trang 18- Đặc điểm chung của làng nghề
+ Làng nghề truyền thống luôn gắn bó với nông nghiệp, nông thôn
Ở nước ta làng nghề được hình thành và phát triển gắn liền với khu vực nông nghiệp, nông thôn Làng nghề có mối quan hệ chặt chẽ với nông nghiệp nông thôn về lao động, thị trường, nguyên liệu, đất đai…Do có tính mùa vụ nên những lúc nhàn rỗi người nông nhân lại làm thêm các nghề thủ công ngoài sản xuất nông nghiệp Dần dần các nghề thủ công nghiệp và các ngành nghề nông thôn khác tách khỏi nông nghiệp chuyển sang ngành phi nông nghiệp nhưng không tách khỏi nông thôn mà nó quay lại phục vụ cho nông thôn, cung ứng một lượng hàng hóa cho người tiêu dùng, tạo việc làm, tăng thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế… Đồng thời, làng nghề còn chứa đựng những giá trị tinh thần văn hóa đặc sắc được phản ánh qua các tập quán, tín ngưỡng, lễ hội và các quy định khác Những quy định này đã hình thành nên nét văn hóa riêng của từng làng, vùng và dân tộc
+ Các làng nghề truyền thống ở nước ta có truyền thống lâu đời Những làng
nghề còn tồn tại cho đến nay hầu hết là những nghề lâu đời Như Làng Gốm Bát Tràng
có lịch sử hình thành hơn sáu thế kỷ, Làng Giấy Yên Thái có cách đây hơn 800 năm, Làng Kim hoàn Định Công có cách đơn 1400 năm và Làng Dệt lụa Vạn Phúc thì đã có hơn 1700 năm Điều này phản ánh đúng logic của lịch sử vi nó đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân Việc khẳng định tính truyền thống của làng nghề qua các hình thái kinh tế xã hội là điều rất cần thiết góp phần khẳng định được các giá trị văn hóa đích thực và ngôi vị lịch sử của nó trong quá trình tồn tại và phát triển của
Đạ i h
ọc Kinh
tế Hu
ế
Trang 19đáo không chỉ được người dân trong nước yêu chuộng mà còn được xuất khẩu ra nước
ngoài và mang lại giá trị cao
+ Lao động trong các làng nghề truyền thống là lao động thủ công nhờ vào kỹ thuật khéo léo, tinh xảo của người thợ, phương thức dạy nghề chủ yếu theo phương thức truyền nghề Phần lớn các làng nghề truyên thống vẫn chủ yếu sử dụng kỹ thuật
thủ công trong quá trình sản xuất Hiện nay, đã có một số làng nghề áp dụng kỹ thuật hiện đại vào một số công đoạn của sản phẩm Nhưng hầu hết các làng nghề chỉ sản xuất các sản phẩm dựa vào đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, hơn nữa có một số công đoạn không thể sử dụng máy móc công nghệ hiện đại Việc duy trì các kỹ thuật sản xuất truyền thống trong các làng nghề có tác động hai mặt: Một mặt nó giữ gìn được những kỹ thuật sản xuất truyền thống của ông cha từ đời này sang đời khác và giải quyết được việc làm cho lao động ở nông thôn Mặt khác nếu vẫn duy trì hoàn toàn các kỹ thuật thủ công truyền thống sẽ làm cho năng suất lao động trong làng nghề không cao, chất lượng sản phẩm không đồng đều và điều quan trọng hơn nữa, một số công đoạn của quá trình sản suất nếu không áp dụng những tiến bộ của khoa học – công nghệ sẽ gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nhiễm làng nghề và dẫn tới nhiều hậu
1.1.2 Các phương pháp đánh giá tác động môi trường của làng nghề
Theo Nghị định 662006/NĐ-CP về phát triển thì việc đánh giá tác động môi trường ở các làng nghề là điều sức cần thiết Vì vậy cần phải sử dụng và kết hợp các phương pháp ĐTM trong việc bảo tồn và phát triển làng nghề.Nhằm tìm ra các giải pháp để hạn chế tối đa các tác động có hại đến môi trường là một cách làm hợp lý và khả thi nhất trong công cuộc BVMT làng nghề của nước ta hiện nay Sau đây là một số phương pháp chung thường được sử dụng trong ĐTM của TS Lê Xuân Hồng của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam:
Đạ i h
ọc Kinh
tế Hu
ế
Trang 20- Phương pháp khảo sát, lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm: Phương
pháp này được sử dụng nhằm xác định các thông số và hiện trạng chất lượng môi trường như: Không khí, nước, tiếng ồn tại khu vực nghiên cứu Từ kết quả thu được ta biết được mức độ gây tác động của làng nghề đến môi trường một cách khoa học và chính xác nhất
- Phương pháp đánh giá nhanh: Được áp dụng để tính tải lượng ô nhiễm do khí thải, phương pháp này được sử dụng trong ĐTM của làng nghề để xác định tải lượng
và nồng độ ô nhiễm nước, không khí của các làng nghề, dự báo mức độ tác động lan truyền nước thải, khí thải ở phạm vi nghiên cứu
- Phương pháp so sánh: Dựa vào các bảng tiêu chuẩn cho phép về chất lượng môi trường để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường hiện tại như: chất lượng nước mặt, nước ngầm, chất lượng không khí, tiếng ồn
- Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích: Sử dụng các kết quả phân tích các tác động môi trường điều tra được ở các làng nghề, từ đó đi sâu vào mặt kinh tế môi trường Khi đánh giá tác động môi trường của một làng nghề chúng ta cần phân tích ra được các lợi ích về mặt kinh tế xã hội của việc phát triển làng nghề mang lại và cũng như những chi phí thiệt hại để cải thiện môi trường, những tổn thất của nó gây ra cho cộng đồng dân cư
- Phương pháp lập bảng kiểm tra: Đây là phương pháp cơ bản để đánh giá ĐTM, bảng kiểm tra thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt động của làng nghề với các thông số môi trường đo được tại khu vực nghiên cứu Bảng kiểm tra tốt sẽ bao quát được toàn
bộ các vấn đề môi trường tại đó Từ đó cho phép đánh giá sơ bộ mức độ tác động và định hướng các tác động cơ bản nhất
1.1 3 Các nội dung đánh giá tác động môi trường ở làng nghề
Dựa vào Điều 20, Mục 1, Chương 3: Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cảm kết bảo vệ môi trường của Luật BVMT Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường làng nghề cũng bao gồm những nội dung chính sau:
- Mô tả, tóm tắt các hình thức hoạt động, sản xuất kinh doanh ở khu vực làng
nghề, các yếu tố gây hại của các làng nghề Nêu ra cụ thể các hoạt động, hạng mục nào gây ô nhiễm, quy mô, tình trạng trang thiết bị cho việc xử lý ô nhiễm môi trường,
Đạ i h
ọc Kinh
tế Hu
ế
Trang 21- Điều tra, khảo sát đánh giá hiện trạng tự nhiên, môi trường và các điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội tại các khu vực làng nghề, những đặc điểm này có ảnh hưởng như thế nào đến ô nhiễm làng nghề
+ Các yếu tố tự nhiên: vị trí địa lí, khí hậu, đất đai
+ Hiện trạng môi trường: không khí, nước, đất
+ Hiện trạng kinh tế - xã hội: Tình hình phát triển KT - XH, văn hóa, giáo dục, y
tế, giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng
- Thu thập các thông tin, số liệu sơ cấp và thứ cấp liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu qua quá trình khảo sát thực tế, trên báo chí, internet, sách vở, các Nghị định, Thông tư
- Liệt kê các phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu, một số phương pháp chủ yếu trong ĐTM như: Đánh giá nhanh, ma trận, chập bản đồ, thống
kê mô tả, lập bảng thống kê, phương pháp chuyên gia, phương pháp danh mục, so sánh Đánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp theo thang đo định tính hoặc định lượng tùy thuộc vào tính chất và đặc điểm của từng phương pháp
- Đo đạt, lấy mẫu và tiến hành phân tích lấy kết quả về các mẫu nước, không khí, đất tại vùng chịu bị tác động
- Thông qua các kết quả điều tra, thu thập được thì sẽ tiến hành nhận xét, đánh giá về hiện trạng chất lượng môi trường khu vực làng nghề để làm cơ sở so sánh với các biểu hiện chất lượng môi trường sau này So sánh với các tiêu chuẩn môi trường
về chất lượng môi trường xung quanh, tiêu chuẩn về mẫu nước thải, nước ngầm
- Dự báo mức độ ảnh hưởng của hoạt động sản xuất làng nghề đến môi trường trong khu vực Chỉ ra các rủi ro sẽ xảy ra nếu không có các biện pháp giảm thiểu
- Đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của làng nghề đến môi trường và cộng đồng
- Tham vấn ý kiến của cộng đồng dân cư ở khu vực sản xuất làng nghề để từ đó tiếp thu và đưa ra các biện pháp phù hợp nhất
- Đưa ra kết luận về vấn đề nghiên cứu, những kết quả nắm được hay chưa nắm được Kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền, đến các chủ sản xuất, đến cộng đồng dân cư để chung tay xây dựng và BVMT làng nghề
Đạ i h
ọc Kinh
tế Hu
ế
Trang 221.1 4 Các tác động của làng nghề đến môi trường, sức khỏe cộng đồng, kinh tế -
xã hội
Làng nghề truyền thống hình thành và phát triển trải dài theo chiều dài của lịch
sử của đất nước ta Nó đóng góp vai trò quan trọng trong việc giữ hình và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, giúp xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội Nhưng thách thức lớn nhất của làng nghề đó là vừa phải phát huy, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời phải thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường làng nghề, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và môi trường sinh thái Vì vậy, ngoài những đóng góp tích cực của làng nghề đối với nền kinh tế, văn hóa, xã hội thì việc phát triển làng nghề truyền thống hiện nay đang gặp phải nhiều bất cập về ô nhiễm môi trường gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, những sự cố môi trường tác động trực tiếp đến môi trường và sức khỏe đời sống của người dân
- Ô nhiễm môi trường không khí
Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường không khí làng nghề là đa phần sử dụng than, dầu, hóa chất làm nhiên liệu trong quá trình sản xuất của một số làng nghề Trong đó làng nghề tái chế kim loại là gây ô nhiễm không khí nhiều nhất Trong quá trình hoạt động sẽ thải ra nhiều khí thải với nhiều thành phần đặc trưng như bụi, CO2,
CO, SO2, , chất hữu cơ bay hơi
Để đánh giá tác động của làng nghề đến môi trường không khí, ta cần sử dụng các phương pháp như:
- Phương pháp điều tra, lấy mẫu: Hoạt động sản xuất của các làng nghề ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến môi trường không khí Phương pháp điều tra lấy mẫu giúp cho quá trình đánh giá mang tính chính xác và khoa học hơn Các nhà phân tích sẽ lấy mẫu tại nói sản xuất và tiến hành phân tích Dựa vào các kết quả thu được chúng ta có thể biết được mức độ gây ô nhiễm của các hoạt động sản xuất này ở mức nào và có thể
dự báo các tác động đó trong tương lai
- Phương pháp so sánh: Từ các kết quả đo được ta tiến hành so sánh với các tiêu chuẩn không khí cho phép để biết được hiện trạng ô nhiễm không khí ở các làng nghề Các chỉ số thường được dùng để đánh giá ô nhiễm môi trường không khí thường
Trang 23- Ô nhiễm môi trường nước
Mỗi làng nghề có nhu cầu sử dụng nước khác nhau, có nghề sử dụng ít, có nghề cần nhiều và có đôi nghề không sử dụng nước nhưng hầu hết đều gây ô nhiễm môi trường nước trong quá trình hoạt động sản xuất Như làng nghề tái chế kim loại thì lượng nước sử dụng không nhiều nhưng nước thải ra lại chứa rất nhiều yếu tố độc hại, trong đó nước dùng để làm mát thiết bị máy móc, nước để làm nguội sản phẩm, nước
vệ sinh thiết bị, máy móc
Các phương pháp chính dùng để đánh giá tác động của làng nghề đến môi trường nước như:
- Phương pháp điều tra, lấy mẫu: Hoạt động sản xuất của các làng nghề cũng gây ảnh hưởng đến môi trường nước Mẫu nước sẽ được lấy tại các nguồn nước tại khu vực sản xuất như ao, hồ, sông, suối, giếng Dựa vào các kết quả chúng ta có thể biết được mức độ gây ô nhiễm của các hoạt động sản xuất đến môi trường nước và từ đó có thể đưa ra các biện pháp giảm thiểu
- Phương pháp so sánh: Từ các kết quả đo được ta tiến hành so sánh với các tiêu chuẩn cho phép để biết được hiện trạng ô nhiễm nguồn nước ở các làng nghề
- Phương pháp tham vấn ý kiến cộng đồng: tiến hành khảo sát ý kiến của người dân trong khu vực sản xuất để biết được tình trạng chất lượng nguồn nước tại đây Dựa trên các kết quả và ý kiến thu được để đưa ra các quyết định khả thi nhất
Các chỉ số thường được dùng để đánh giá ô nhiễm môi trường nước thường là: Đối với nước ngầm: PH, COD, Amôni, Cl-, F-, SO4
2-, Cr6+, Cu, Zn, Mn,
Đối với nước thải công nghiệp: PH, chất rắn lơ lửng, Coliform, Pb, Cu, Ni, Fe
- Ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm làng nghề cũng gây ô nhiễm môi trường đất Nguyên nhân là do các chất thải rắn, lỏng trong quá trình sản xuất đã thải ra Các chất thải chứa nhiều độc tố nguy hại được thải ra chất thành đống, lâu dần ngấm xuống đất, làm ô nhiễm môi trường đất, làm suy thoái chức năng của đất, ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt của người dân
Phương pháp được sử dụng để đánh giá chủ yếu cũng là phương pháp điều tra lấy mẫu, so sánh Từ kết quả thu được sẽ tiến hành phân tích và đưa ra các biện pháp thích hợp
Đạ i h
ọc Kinh
tế Hu
ế
Trang 24- Ảnh hướng đến sức khỏe cộng đồng
Như đã biết ô nhiễm môi trường làng nghề là ô nhiễm phân tán trong một khu vực (thôn, làng, xã, ) Hiện nay do nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng cao đòi hỏi sự cung ứng của nhiều loại hàng hóa Đồng thời các làng nghề thường sử dụng công nghệ lạc hậu, nguyên vật liệu chứa nhiều yếu tố độc hại, các làng nghề lại thường đan xen trong các khu dân cư Đây cũng chính là nguyên nhân chính gây ra một số bệnh tật cho chính người dân sống trong làng nghề Một số bệnh thường gặp như bệnh ngoài da, bệnh về hô hấp, các chứng ngạt mũi, giảm nghe, khô, đau họng, rát họng, bệnh về thần kinh và đặc biệt tỷ lệ người bị mắc ung thư là khá cao
Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi thọ trung bình của người dân tại các làng nghề ngày càng giảm đi, thấp hơn 10 tuổi so với tuổi thọ trung bình toàn quốc và thấp hơn từ 5 đến 10 năm so với làng không làm nghề
Không chỉ vậy còn có rất nhiều phụ nữ phải sinh non, sinh quái thai, tỷ lệ này đang ngày càng tăng
Nói tóm lại, việc khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống mang lại nhiều lợi ích, đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế địa phương, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc, bảo tồn những kinh nghiệm, bí quyết nghề quý báu của ông cha để lại Thế nhưng, song song với những mặt tích cực, việc phát triển làng nghề hiện nay đang dần dần hủy hoại môi trường khu vực làng nghề, trở thành vấn đề bức xúc của toàn xã hội
- Tác động đến kinh tế- xã hội
Nước ta đang trong quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, việc phát triển và khôi phục làng nghề đang là bước đi ưu tiên của nước ta trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội Tuy nhiên bên cạnh những tích cực thì hệ lụy của phát triển làng nghề đã để lại những hậu quả về môi trường rất nghiêm trọng ảnh hưởng không chỉ đến hoạt động sản xuất, môi trường mà còn gây tổn hại đến sức khỏe của người dân
Ô nhiễm môi trường làng nghề có đặc điểm là ô nhiễm phân tán trong phạm vi một khu vực Do đa số các cở sở sản xuất của làng nghề có quy mô nhỏ, phân tán, đan xen với khu dân cư nên dù quy mô nhỏ nhưng đây là loại hình ô nhiễm khó quy hoạch
Trang 25Tại khu vực sản xuất, mức độ ô nhiễm môi trường thường khá cao, tác động trực tiếp đến môi trường không khí, đất, nước và sức khỏe của người dân làm tăng chi phí cho công tác quản lí môi trường, công tác quy hoạch và kiểm soát ô nhiễm Đồng thời làm tăng chi phí khám chữa bệnh, giảm năng suất lao động Chất lượng môi trường ở hầu hết các khu vực sản xuất đều không đạt tiêu chuẩn Kết quả khảo sát tại 52 làng nghề điển hình trong nước cho thấy, trong số đó có 64% làng nghề có môi trường ô nhiễm nặng (đối với không khí, nước, đất hoặc cả ba dạng), 27% ô nhiễm vừa và 27% ô nhiễm nhẹ
Các kết quả quan trắc gần đây cho thấy mức độ ô nhiễm của làng nghề không giảm
mà còn có xu hướng tăng, nhất là ô nhiễm không khí lại các làng nghề gốm, sứ, vật liệu xây dựng, tái chế kim loại Ô nhiễm chất hữu cơ tại các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ có độ ô nhiễm hữu cơ cao.Ô nhiễm chất vô cơ tại các làng nghề dệt, nhuộm, giấy tạo ra chất thải có hàm lượng cặn lớn; làng nghề tái chế kim loại thải ra nước thải có nồng độ kim loại nặng vượt qua tiêu chuẩn cho phép hàng chục lần
Ngoài ra ô nhiễm môi trường làng nghề cũng làm giảm sức hút đối với khách du lịch trong và ngoài nước do làm mất mỹ quan môi trường thiệt hại đến kinh tế địa phương
1.1 5 Tình hình quản lý môi trường làng nghề của nước ta hiện nay
Các làng nghề ở nước ta hiện phát triển và phân bố rộng khắp cả nước, góp phần thúc đẩy sản xuất và tạo thêm nhiều việc làm tại khu vực nông thôn Tuy nhiên, do năng lực và nguồn lực còn hạn chế nên việc quản lý môi trường ở các làng nghề còn rất nhiều bất cập Cùng với việc gia tăng phát triển cả về số lượng làng nghề và loại ngành nghề, ô nhiễm môi trường càng gia tăng, nhiều nơi vượt quá tầm kiểm soát của các cấp chính quyền Tại khu vực Đồng bằng sông Hồng là nơi có số lượng làng nghề lớn nhất nước nhưng đây được coi là khu vực “Đại diện nhất của bức tranh về ô nhiễm môi trường làng nghề ở Việt Nam” Nguyên nhân do nhiều hộ, cơ sở sản xuất cũng như chính quyền địa phương các cấp không hiểu hoặc chưa hiểu quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác BVMT Các công cụ quản lý môi trường cũng chưa được sử dụng một cách hiệu quả và thường gặp nhiều khó khăn Tuy bộ máy Nhà nước về BVMT đã được xây dựng và hoàn thiện từ lâu, nhưng lực lượng đảm trách lĩnh vực này vẫn còn thiếu và yếu về số lượng, chất lượng, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn Đặc biệt số cán bộ trực tiếp tham gia quản lý môi trường làng nghề còn rất mỏng
Đạ i h
ọc Kinh
tế Hu
ế
Trang 261.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Thực trạng ô nhiễm môi trường làng nghề ở Thừa Thiên Huế
Theo thống kê của Sở Công Nghiệp Thừa Thiên Huế, hiện toàn tỉnh có 27 nghề
Ép dầu lạc Chế biến tinh bột Nấu rượu thủ công Sản xuất tương măng
Nhóm nghề mộc và điêu khắc, chạm
khảm
Nghề mộc mỹ nghệ, điêu khắc gỗ Nghề chạm cần đồ gỗ
Nghề sản xuất mộc dân dụng và xây dựng
Nhóm nghề sản xuất các loại vật liệu
xây dựng
Nghề sản xuất gốm nung Nghề sản xuất gạch gói Nghề sản xuất đá chẻ
Nhóm nghề mây – tre – đan – lát
Nghề làm đệm bàng Nghề tre đan (đan lát, sản xuất tăm tre…) Nghề làm nón lá
Nghề làm chổi đót
Nhóm nghề dệt – thêu
Nghề thêu Nghề dệt lưới ngư cụ Nghề dệt dèn
Nhóm nghề sản xuất ngũ kim, đồ gia
dụng, gia công sửa chữa cơ khí
Nghề rèn Nghề gia công sửa chữa cơ khí
Nhóm nghề khác
Nghề đúc đồng Nghề làm hoa Nghề làm tranh ảnh giấy Nghề sản xuất dầu tràm Nghề sản xuất hương cây
( Nguồn Báo cáo số 67/BC-UBND về kết quả 2 năm thực hiện Nghị định
66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của Thủ tướng Chính Phủ)
Đạ i h
ọc Kinh
tế Hu
ế
Trang 27Mỗi làng nghề đều có những nét đặc trưng với những giá trị văn hóa, lịch sử được kết tinh trong từng sản phẩm tinh xảo Những nghệ nhân giỏi và lâu năm ở các làng nghề là những “bảo tàng sống” của làng nghề, là người giữ và truyền lửa yêu nghề cho các thế hệ sau Làng nghề truyền thống đã góp phần không nhỏ và sự phát triển kinh tế của địa phương, đồng thời phát huy và giữ gìn những văn hóa quý báu của dân tộc Tuy nhiên, hiện nay nhiều vấn đề về môi trường đang xuất phát từ các làng nghề và đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để
Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học – Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Nguyễn Đảng Vang, cùng với những thay đổi tích cực, các làng nghề đang phải đối mặt với những thách thức lớn Một trong những thách thức hàng đầu là duy trì bản sắc làng nghề, hội nhập mà không đánh mất bản sắc riêng Mặc khác, cần BVMT làng nghề theo hướng phát triển bền vững
Nhưng hiện nay, các chất thải phát sinh từ các làng nghề đang gây ô nhiễm nghiêm trọng tác động trực tiếp đến sức khỏe người dân và dần dần trở thành vấn đề bức xúc
Vào ngày 22 tháng 4 năm 2003 Chính Phủ đã ban hành Quyết định số 64/2003/QĐ-Tgg về việc phê duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng” Thực hiện Quyết định này, những năm qua, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo, đôn đốc các sở, ban, ngành và huyện yêu cầu các cơ sở đẩy nhanh tiến độ và thực hiện nghiêm túc các biện pháp xử lý ô nhiễm Và sau gần 10 năm thực hiện Quyết định 64 của Thủ tướng Chính phủ, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có 6/9 cơ sở ra khỏi danh sách “đen” Còn 3 cơ sở vẫn đang xúc tiến nghiên cứu giải pháp đó là: Làng nghề tinh bột sắn Lộc An (Phú Lộc), Làng nghề Đúc đồng ở phường Đúc, phường Thủy Xuân (Huế), Làng nghề Gạch ngói Hương Vinh, Hương Toàn (thị xã Hương Trà)
Theo đánh giá của sở Tài nguyên và Môi trường, sở dĩ tiến độ giải quyết ô nhiễm tại các cở sở này chậm là do đặc thù là làng nghề truyền thống lâu đời Đa số các cơ sở sản xuất của các làng nghề này có quy mô nhỏ, lao động nông thôn nghèo, vốn ít, khó
áp dụng những công nghệ để hạn chế ô nhiễm, không phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương Vì thế, việc khắc phục không thể thực hiện trong một sớm, một chiều
Đạ i h
ọc Kinh
tế Hu
ế
Trang 28Đối với làng nghề đúc đồng ở Phường Đúc và Thủy Xuân, hiện có hơn 60 lò đúc đồng, nhôm, chì nằm xen lẫn trong các khu dân cư Nhiều cơ sở đúc vẫn làm theo lối thủ công, lạc hậu, sử dụng lốp cao su, dầu nhớt tái chế để đốt lò nên gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Tình trạng này ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và cuộc sống của người dân quanh vùng.Tỉnh Thừa thiên Huế đã thực hiện những biện pháp nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường tại đây Bằng các nguồn lực của địa phương, của Tỉnh và đóng góp của người dân, công nghệ xử lý khí thải, khói bụi được triển khai thí điểm tại 2 cơ sở sản xuất đúc đồng Phường Đúc, Thủy Xuân và đã thu được những kết quả nhất định Tuy nhiên, tính khả thi của các phương án trên vẫn chưa cao, chưa được nhiều cơ sở áp dụng nhân rộng Nguyên nhân là do mô hình này khá phức tạp về công nghệ, mặc khác hầu hết hộ làm đúc đồng ở đây đều khó khăn về kinh phí Tại làng nghề Gạch ngói ở Hương Vinh- Hương Toàn, nhiều lò gạch thủ công vẫn nhóm lò, nổi lửa để sản xuất Người dân thôn Thủy Phú (xã Hương Vinh) cho biết, việc lò gạch xả khói bụi mù mịt đã khiến nhiều người trong thôn mắc các bệnh da liễu,
hô hấp và mắt “Đường làng ngõ xóm và nhà dân gần các lò gạch thường chìm trong khói bụi mù mịt Chúng tôi đã rất nhiều lần kiến nghị Tỉnh di dời các lò gạch nhưng hàng chục năm rồi mọi chuyện vẫn như vậy” – một người dân bức xúc
Để giải quyết ô nhiễm môi trường và tạo việc làm cho lao động tại làng nghề gạch ngói Hương Vinh- Hương Toàn, chính quyền địa phương thị xã Hương Trà từng xây dựng dự án quy hoạch chi tiết cụm làng nghề gạch ngói, gốm Hương Vinh Tuy nhiên dự án này đã bị UBND tỉnh Thừa Thiên Huế bãi bỏ Và đến nay chính quyền địa phương vẫn chưa tìm ra phương án nào mang tính khả thi Nên chưa chắc đến lúc nào thì làng nghề này mới rút ra được khỏi danh sách của Quyết định 64
Còn đối với làng nghề tinh bột sắn Lộc An, UBND đã phê duyệt báo cáo kinh tế
kỹ thuật xây dựng công trình hệ thống xử lý nước thải làng nghề tinh bột sắn tại xã Lộc An với kinh phí 5,375 tỷ đồng; trong đó 50% ngân sách Trung ương từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia Khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường và 50% ngân sách tỉnh, huyện và các nguồn vốn hợp pháp khác Tuy nhiên đến nay dự án này vẫn còn nằm trên giấy bởi vì chưa có kinh phí để triển khai
Đạ i h
ọc Kinh
tế Hu
ế
Trang 29Mặc dù các làng nghề gây ô nhiễm kéo dài trong nhiều năm qua và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, sức khỏe, hoạt động sản xuất của người dân trong vùng nhưng vì không đủ tài chính, kỹ thuật để khắc phục ô nhiễm và đa số các cơ sở sản xuất trên địa bàn chưa ý thức đủ về vấn để BVMT, xả thải tự do ra môi trường hoặc các ao, hồ, sông, suối Và có một thực tế là vào những thời điểm mưa lớn thì các doanh nghiệp đưa nước thải vào trong hệ thống nước mưa chảy tràn ra ngoài, nên khó phát hiện và xử lý
Trong giai đoạn 2013-2015, tỉnh thừa Thiên Huế tập trung nguồn vốn 30,9 tỷ đồng để đầu tư cải thiện môi trường cho các làng nghề Nhưng đến nay đã quá thời hạn phải xử lý triệt để ô nhiễm cả chục năm, nhưng làng nghề Đúc đồng ở Phường Đúc – Thủy Xuân (Huế) và làng nghề Gạch ngói Hương Vinh, hương Toàn (thị xã Hương Trà) vẫn “bức tử” với môi trường
1.2.2 Kinh nghiệm quản lý môi trường làng nghề ở Việt Nam
Hiện nay, nước ta đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, các làng nghề cũng đang chuyển mình để thích nghi với nhịp sống mới và vượt qua những thử thách mới
Ô nhiễm môi trường làng nghề là khó khăn, thách thức lớn trong quá trình phát triển
KT – XH của nhiều địa phương Tuy nhiên, sự phát triển của làng nghề vẫn chưa nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của các cấp ủy, chính quyền trong việc BVMT theo hướng phát triển bền vững
Để phát triển theo hướng bền vững, UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế và các cấp ngành liên quan cần nắm được thực trạng những vấn đề cần giải quyết, quan trọng là cần học hỏi các kinh nghiệm, phương pháp quản lý môi trường làng nghề của các địa phương khác để từ đó tìm ra được các giải pháp thích hợp và hiệu quả nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm làng nghề như hiện nay
Kinh nghiệm quản lý môi trường làng nghề của UBND Thành phố Hà Nội cho biết để phát triển hài hòa giữa kinh tế và BVMT thì vai trò của cộng đồng là có vị trí quan trọng nhất Với 1.350 làng nghề, Thành phố Hà Nội được biết đến là mảnh đất hội tụ các tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt, nơi những tinh hoa đó được lưu giữ, phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác Nhưng ở đây vẫn không thoát được tình trạng môi trường làng nghề bị ô nhiễm Do phát triển theo kiểu tự phát, sản xuất được mở rộng
Đạ i h
ọc Kinh
tế Hu
ế
Trang 30bao nhiêu thì chất thải gây ô nhiễm phát sinh bấy nhiêu Trong khi đó việc quản lý ô nhiễm môi trường làng nghề vẫn đang gặp nhiều bất cập, chồng chéo, công tác đầu tư
xử lý chất thải làng nghề vẫn chưa được chú trọng giải quyết khiến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng Nhất là làng nghề cơ kim khí ở Thủy Thanh, mức độ ô nhiễm từ quá trình sản xuất đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người dân và chất lượng cuộc sống
Từ thực tế trên, UBND Thành phố Hà Nội đã nhận ra rằng cần phải xây dựng một mô hình quản lý môi trường cho làng nghề Thanh Thủy nói riêng và các làng nghề của thành phố nói chung Trong nhiều chương trình, đề án, dự án khắc phục ô nhiễm môi trường đang được triển khai thì phải kể đến dự án quản lý nhà nước về môi trường cấp tỉnh VPEG do chính phủ Canada tài trợ triển khai ở xã Thanh Thủy Kết quả thu được là rất đáng mừng, sau hơn năm tháng triển khai môi trường làng nghề ở đây có sự thay đổi rõ rệt theo hướng tích cực Tính vượt trội của mô hình này là có sự tham gia của cộng đồng trong việc BVMT tại làng nghề Qua các lớp tập huấn, từ cán bộ làm công tác môi trường cho đến người dân làng nghề xã Thủy Thanh có thêm cơ hội phát triển kỹ năng cũng như kiến thức về quản lý môi trường và biện pháp phòng ngừa ô nhiễm làng nghề Thành công từ mô hình thí điểm này, cần được nhân rộng để các địa phương khác học tập kinh nghiêm trong việc xây dựng bộ quy tắc BVMT làng nghề
Thêm một kinh nghiệm về quản lý môi trường làng nghề cần được biết đến nữa
đó là làng nghề gốm sứ ở Bình Dương Sở TN&MT tỉnh Bình Dương cho biết, hơn 80% cơ sở sản xuất tại các làng nghề trên địa bàn chưa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết BVMT và hầu hết các cơ sở này đều chưa có hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn Môi trường làng nghề ở đây đang bị ô nhiễm khá nghiêm trọng (hàm lượng COD vượt 1,5-3 lần quy chuẩn cho phép, hàm lượng NH3 – N vượt 2-4 lần, nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn từ 1,5-2 lần) Và để giải quyết tình trạng ô nhiễm trên Sở TN&MT tỉnh Bình Dương đã đề xuất ra những giải pháp hiệu quả nhằm giảm thiểu và xử lý ô nhiễm môi trường
Các giải pháp về thể chế như: Xây dựng các chính sách, cơ chế khuyến khích, phát triển ngành sản xuất gốm sứ, gắn với công tác BVMT; hỗ trợ tài chính, tạo điều kiện cho các cơ sở vay vốn ưu đãi; tạo điều kiện cho các cơ sở thay đổi công nghệ theo
Đạ i h
ọc Kinh
tế Hu
ế
Trang 31hướng thđn thiện với môi trường; xđy dựng tiíu chí “Lăng nghề xanh” Hướng dẫn bằng văn bản cho câc cấp huyện, xê câch lập biểu thống kí câc nguồn thải, chất thải, nước thải; triển khai âp dụng câc công cụ kinh tế; phổ biến câc quy chuẩn môi trường nhằm nđng cao ý thức của cộng đồng trong lăng nghề; xđy dựng mô hình trình diễn để chuyển giao công nghệ mới từ đó nhđn rộng ra cho câc cơ sở vă câc hộ gia đình khâc; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiím khắc vă triệt để câc cơ sở gđy ô nhiễm môi trường lăng nghề
Câc giải phâp về nguồn lực: Lấy cấp quản lý cấp xê lă nòng cốt trong hệ thống quản lý môi trường lăng nghề gốm sứ; tổ chức câc lớp đằ tạo, nđng cao trình độ chuyín môn cho cân bộ vă cộng đồng
Ngoăi ra còn nhiều giải phâp khâc được đưa ra như giải phâp về quản lý môi trường hay câc giải phâp về khuyến khích, kỹ thuật
Tuy nhiín, việc đưa ra câc giải phâp, câc chương trình, dự ân về quản lý môi trường lă dễ nhưng để triển khai chúng vă đem lại kết quả tốt thì rất khó Từ những kinh nghiệm trín của câc địa phương khâc, UBND tỉnh Thừa Thiín Huế cần biết tiếp thu vă nghiín cứu một câch có hệ thống vă kỹ lưỡng để rút ra kinh nghiệm cho dịa phương mình Mỗi địa phương có những đặc điểm phât triển lăng nghề khâc nhau, vì vậy để phât triển một câch đồng bộ vă hiệu quả, câc địa phường cần trao đổi kinh nghiệm, đưa ra những ý kiến thiết thực để cùng chung tay xđy dựng môi trường lăng nghề trín cả nước “ xanh - sạch”
Đạ i h
ọc Kinh
tế Hu
ế
Trang 32CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA LÀNG NGHỀ ĐÚC ĐỒNG Ở PHƯỜNG ĐÚC, HUẾ ĐẾN MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
2 1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
- Bắc giáp bờ hữu ngạn sông Hương (bờ tả ngạn là phường Kim Long) và sông
An Cựu ( còn gọi là sông Lợi Ninh - bờ tả ngạn là sông Vĩnh Ninh)
- Đông giáp phường Trường An
- Nam giáp phường Thủy Xuân
- Tây giáp phường Thủy Biều
Phường Đúc có diện tích tự nhiên chừng 1,64 km2, kéo dài theo hướng Đông – Tây hơi lệch theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, từ cầu Nam Giao lên giáp khu vực chợ Long Thọ với chiều dài chừng 5 km, nơi có chiều ngang mở rộng nhất theo hướng Bắc – Nam là đoạn từ cầu Bạch Hổ (Dã Viên) vào khu đồi Lịch Đợi rộng chừng 3 km, nơi hẹp nhất chỉ vài trăm mét là khu vực 4, nơi có trụ sở HĐND-UBND Phường tọa lạc
2.1.1.2 Đặc điểm địa hình, đất đai
Là một dãi đất hẹp chạy ven sông nhưng phường Đúc có địa hình khá đa dạng:
- Địa hình ven sông: chiếm chừng 20% diện tích với cồn Dã Viên và các bãi bồi
ven sông, nơi đây độ phì nhiêu của đất được tăng cường hàng năm bởi phù sa sông thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp với các loại hoa màu ngắn ngày như các loại rau, đậu, cây gia vị, cây ăn quả, cây lương thực như bắp
- Địa hình đồng bằng: chiếm 50% diện tích, địa hình thường thấp trũng, nơi đây
trước kia nhiều khu vực đồng ruộng để trồng lúa nước, nhưng hơn hai thập kỷ qua theo quá trình phát triển đô thị hóa các đồng ruộng để trồng lúa nước đã chuyển đổi mục đích sang xây dựng các khu dân cư Do còn thấp trũng và ảnh hưởng của việc xây
Đạ i h
ọc Kinh
tế Hu
ế
Trang 33dựng các khu dân cư nên hiện nay khu vực này thường bị ngập úng cục bộ và chịu ảnh hưởng của các trận lụt hàng năm
- Địa hình đồi thấp: chiếm trên 20% diện tích chủ yếu là khu vực Lịch Đợi ( Độn
Hỏa Pháo) đất chủ yếu là đất feralit vàng đỏ, thuận lợi cho việc trồng các cây ăn quả dài ngày, trồng rừng Trước đây khu vực này là vùng đất thưa dân và có nhiều mồ mã nhưng nay đã được quy hoạch, phân bố lại nên dân cư tập trung ngày càng nhiều, các khu vực hoang hóa đã được khai thác và đưa vào sử dụng
2 1 1 3 Điều kiện kh hậu, thời tiết
Phường Đúc mang đầy đủ các đặc tính khí hậu và thời tiết thành phố Huế và tỉnh TT-Huế Thời kỳ khô hạn thường kéo dài trong năm từ tháng 3 đến tháng 8, thời kỳ
ẩm ướt cũng 6 tháng từ thàng 9 đến tháng 2 Là vùng thấp trũng nên khi có lũ lụt xảy
ra thường hay bị ngập sâu trên diện rộng
2.1.1.4 Sông ngòi
Phường Đúc nằm ở bờ hữu ngạn phía hạ nguồn sông Hương chảy qua thành phố Huế, từ cầu Bạch Hổ giáp cồn Dã Viên, sông Hương có chi lưu là sông An Cựu, phường Đúc cũng giáp với bờ hữu sông An Cựu cho đến cầu Nam Giao Cả hai đoạn sông chảy qua địa bàn chừng 5km Ngoài hai sông trên, trong địa bàn phường còn có nhiều khe suối bắt nguồn từ vùng đồi Lịch Đợi và phường Thủy Xuân chảy theo hướng Bắc Nam đổ ra sông qua các điểm thoát nước Các sông tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp nguồn nước tưới, giao thông đường thủy và một ít hải sản nhưng hiện nay đã dần dần bị suy thoái và ô nhiễm
2 1 1 5 Hệ sinh thái động thực vật
- Về thực vật: Cây trồng chủ yếu trong phường là các loại cây hoa màu như rau,
đậu, bắp, các loại cây ăn quả, cây gia vị Phân bố chủ yếu ở cồn dã Viên và các bãi bồi ven sông, một số điểm đã phát triển trồng hoa và cây cành, cây dược liệu có giá trị kinh tế cao nhưng quy mô còn nhỏ Một số diện tích trồng lúa nước, trồng rau răm, trồng rừng trên đồi trọc trước đây nay bị thu hẹp và mất dần theo quá trình tái định cư
và đô thị hóa
- Về động vật: Phường Đúc không có gì đặc biệt, một số dân cư còn duy trì việc
đánh bắt cá trên sông, một số hộ khác chăn nuôi nhỏ gia cầm, gia súc trong nhà
Đạ i h
ọc Kinh
tế Hu
ế
Trang 34* Đánh giá điều kiện tự nhiên ở Phường Đúc
Với những điều kiện tự nhiên của Phường Đúc như vậy có thể nhận thấy những thuận lợi và khó khăn sau:
- Thuận lợi
Phường Đúc là một phường có nhiều thuận lợi về vị trí địa lý, cách trung tâm thành phố 3km nên có điều kiện giao lưu học hỏi kinh nghiệm, áp dụng khoa học kỹ thuật trong quá trình sản xuất và có thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn
Trên địa bàn phường có nhiều cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện nâng cao đời sống người dân
Diện tích đất tương đối lớn (1,64 km2) canh tác các loại cây hoa màu như rau, đậu bắp, các loại cây ăn quả, cây gia vị
- Khó khăn
Nằm ở khu vực nhỏ hẹp, địa bàn thấp trũng, tập trung đông dân cư và phần lớn các cơ sở sản xuất nằm xen lẫn ở trong đó nên hoạt động đúc đồng ở đây đã gây nên ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng Nằm ở bờ hữu ngạn sông Hương nên các phế thải, nước thải từ quá trình sản xuất đều đổ trực tiếp ra sông mà không qua khâu xử lý nào Đặc biệt vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn, những đống phế thải, chất thải theo dòng nước đổ ra sông khiến nguồn nước ở đây đang bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân
2.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội
2.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế
- Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng
Đây là ngành đem lại nguồn thu khá lớn cho phường, toàn phường có 650 hộ sinh sống bằng nghề tiểu thu công nghiệp chiếm 25% tổng số hộ trên toàn phường Trong đó có 104 hộ chuyên mộc được tập trung chủ yếu ở khu vực 4 và 5 Còn lại 546
hộ chủ yếu là xây dựng và làm bánh ở khu vực 1, khu vực 2 và khu vực 3, phần lớn các lao động này lao động ở lĩnh vực xây dựng và buôn bán thêm
Các ngành nghề như đúc đồng truyền thống, nghề mộc, cơ khí nhỏ được duy trì
và phát triển có chất lượng cao hơn Bước đầu đã tạo ra một số sản phẩm tiêu thụ được trên thị trường Giá trị sản xuất hàng hóa hàng năm tăng từ 15% - 30% luôn duy trì ở mức độ khá
Đạ i h
ọc Kinh
tế Hu
ế
Trang 35- Thương mại và dịch vụ
Lĩnh vực này được khuyến khích phát triển ở từng hộ gia đình Địa phương tạo điều kiện để hỗ trợ vay vốn, cho thuê mặt bằng, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động và tiếp tục ổn định việc buôn bán kinh doanh ở hai khu vực Phường Đúc và cụm
Ki ốt ở dọc đường Bùi Thị Xuân để từng bước đi vào hoạt động nề nếp hơn
Một số ngành nghề phát triển nhanh và có hiệu quả như: dịch vụ du lịch, xuất khẩu lao động, vận tải, khai thác cát sạn, dịch vụ xây dựng; giá trị thương mại dịch vụ hàng năm tăng từ 10-15%, Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng cũng tăng nhanh Đó là thành tựu đáng khích lệ cho địa phương và người dân phấn đấu hơn nữa để đưa nền kinh tế địa phương ngày càng phát triển nhanh hơn, mạnh hơn
Bảng 2.Tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội ở phường Đúc
( UBND Phường Phường Đúc)
Qua bảng trên ta thấy, tình hình phát triển kinh tế- xã hội ở phường Đúc có chuyển biến tích cực sang hướng đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội Tỷ trọng ngành tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm khá cao và có xu hướng tăng nhẹ từ 44,3% đến 46,1% Hoạt động sản xuất nông nghiệp giảm vì hiện nay để đáp ứng nhu cầu của xã hôi, đất đai ở phường dùng để làm nông nghiệp tuy đã rất nhỏ, nay càng bị thu hẹp hơn do chuyển đổi mục đích sử dụng để xây dựng nhà ở và các công trình, dự án
Riêng về lĩnh vực dịch vụ, hiện nay UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang tạo điều kiện để phường Đúc trở thành nơi tham quan du lịch hấp dẫn cho du khách Các lễ hội Festival, lễ hội làng nghề truyền thống đã góp phần thúc đẩy ngành du lịch ở đây phát triển Mức tăng khá cao, trung bình hằng năm tăng từ 27.1% từ năm 2013 đến năm 2015 là 44,2%
Đạ i h
ọc Kinh
tế Hu
ế
Trang 36Đây là dấu hiệu đáng mừng để thúc đẩy ngành du lịch ở Huế tiếp tục phát triển
Cơ cấu nam nữ
+ Tổng số dân nam: 7776/15535 - Tỉ lệ: 50,06% dân số
+ Tổng số dân nữ: 7759/15535 - Tỉ lệ: 49,94% dân số
2 1 2 3 Văn hóa – giáo dục
Là địa bàn có nhiều cơ sở Phật tự và có Giáo sứ, đa số nhân dân theo đạo Phật, một số bộ phận theo Thiên Chúa Giáo tập trung chủ yếu ở khu vực 5
Về giáo dục thì năm 1983 khi phường Phường Đúc thành lập cơ sở giáo dục chỉ
có duy nhất một trường cấp I B Thủy Xuân sau đổi thành trường cấp I-II Phường Đúc Qua 30 năm hệ thống giáo dục đào tạo của Phường đã có nhiều chuyển biến đáng kể Các cơ sở giáo dục tại địa phương:
- Trường Mầm non Phường Đúc được sự quan tâm của Đảng ủy và chính quyền địa phương cùng các cấp ngành công trình xây dựng giai đoạn I Trường Mầm non Phường Đúc được đi vào sử dụng vào tháng 8/2006 với 5 phòng học và sân chơi tương đối khang trang Từ đó đến nay trường ổn định, phát triển và không ngừng nâng cao chất lượng về mọi mặt
- Trường Tiểu học Phường Đúc từ 3 cơ sở nay đưa về một cơ sở ở 245 Bùi Thị Xuân, có diện tích 6.974 m2 được xây dựng tường rào bao quanh, có 29 phòng học, 10 phòng chức năng Các phòng chức năng đều được trang bị các thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy và học tập Chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn tăng hàng năm, chất
Đạ i h
ọc Kinh
tế Hu
ế
Trang 37lượng giáo dục toàn diện tốt, hàng năm có học sinh giỏi, năng khiếu cấp tỉnh, cấp Quốc gia
- Trường phổ thông trung học Tôn Thất Tùng hiện có 18 phòng học đảm bảo cho 100% lớp học 2 buổi/ngày Các trang thiết bị dạy học được mua sắm theo hướng chuẩn hóa và hiện đại phục vụ tốt cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy
2.1.2.4 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
Trong những năm qua được sự đầu tư và quan tâm của các cấp, các ngành đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp của UBND phường cùng với sự nổ lực của nhân dân trong phường đã ngày càng làm cho cơ sở hạ tầng của phường có sự thay đổi đáng kể Nhiều công trình phục vụ đời sống và sản xuất cho người dân được hoàn thiện Nó là động lực rất lớn thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của phường nói chung và khả năng sử dụng đất có hiệu quả nói riêng
- Giao thông đường bộ
Mạng lưới giao thông đô thị phường bao gồm 4 tuyến chính bao gồm: đường Bùi Thị Xuân dài khoảng 4km, đường Tôn Thất Tùng dài khoảng 1km, đường Phan Chu Trinh dài khoảng 0,9km và đường Điện Biên Phủ dài 1km Ngoài ra trên địa bàn phường có các tuyến đường khu dân cư bề rộng nhỏ hơn 3,5m, bao gồm 190 đường kiệt, 100% các đường kiệt này đã được bê tông hóa
Hiện nay nên địa bàn phường có 02 cầu bê tông cốt thép là cầu Ga và một đoạn cầu Dã Viên
Đạ i h
ọc Kinh
tế Hu
ế
Trang 38- Y tế
Hiện công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm đến từng cơ sở, địa phương Trạm Y tế phường phân bố tại khu Lịch Đợi thuận lợi cho nhân dân đến khám và chữa bệnh Trạm y tế đã đẩy nhanh công tác phòng chống dịch bệnh nhất là bệnh về mùa hè, tiến hành phun hóa chất diệt muỗi thường kỳ trên địa bàn, tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho một số cơ sở chế biến thực phẩm trên địa bàn
2.2 Giới thiệu chung về làng nghề đúc đồng
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Đúc đồng là một trong những nghề thủ công truyền thống lâu đời và nổi tiếng ở Việt Nam từ thời Phùng Nguyên cách đây khoảng 4000 năm Trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn nghề đúc đồng đã phát triển mạnh đã tạo nên những sản phẩm đa dạng đạt trình độ cao về kỹ thuật và mỹ thuật Các làng nghề đúc đồng xuất hiện nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, trong đó phải kể đến làng nghề đúc đồng ở xứ Huế
Ai đã từng một lần đến mảnh đất cố đô này chắc hẳn sẽ ngạc nhiên và thán phục bởi nét độc đáo của văn hóa dân tộc Việt trong mỗi tác phẩm mà còn thán phục bởi trình độ sản xuất thủ công truyền thống của các nghệ nhân làng nghề đúc đồng truyền thống Thừa Thiên Huế
Làng nghề đúc đồng hay còn gọi là Phường Đúc nằm ở bờ Nam sông Hương cách thành phố Huế khoảng 3km về phía Tây nam Nghề đúc đồng ở Thừa Thiên Huế được hình thành từ thời chúa Nguyễn Hoàng vào xứ Đàng Trong với ý đồ lập nghiệp lâu dài Chúa Nguyễn đã tập hợp các thợ lành nghề xứ Kinh Bắc theo mình vào chế tạo vũ khí và các đồ dùng khác tại vùng đất mới Từ dòng họ Nguyễn đầu tiên đến đây vốn gốc gác ở Bắc Ninh được coi là tổ đúc ở Phường Đúc Để tưởng nhớ đến vị cao tổ đã có công khai phá và lập nên nghề đúc đồng truyền thống, con cháu thế hệ sau này đã xây dựng nhà thờ
tổ nghề ngay trên mảnh đất này, nhờ có công truyền dạy mà con cháu Phường Đúc mới có thể tiếp tục phát huy và gìn giữ được làng nghề truyền thống này
Hiện nay phường Đúc chỉ quần tụ trong năm xóm nhỏ với những tên gọi riêng như: Giang Dinh, Giang Tiền, Kinh Nhơn, Bản Bộ, Trường Đồng mà dân gian thường gọi là năm dãy thợ đúc
Đạ i h
ọc Kinh
tế Hu
ế
Trang 39So với các làng nghề khác ở Huế, Phường Đúc hiện nay là một trong những nơi sinh hoạt nghề nhộn nhịp nhất Điều đáng quý là những quy trình kỹ thuật truyền thống vẫn được người thợ ở đây giữ gìn gần như là nguyên vẹn Ngoài việc thay chiếc
bệ tạo gió thủ công bằng động cơ thổi khí nấu nguyên liệu, quy trình còn lại hầu như đều làm bằng tay Những bàn tay khéo léo của những người thợ đúc với kinh nghiệm
và lòng yêu nghề của mình đã tạo ra những tác phẩm mang dấu ấn lịch sử như Vạc đồng ở Đại Nội, chuông chùa Thiên Mụ, Cửu Vị Thần Công đặt trước Ngọ Môn và đặc biệt là Cửu Đỉnh với 162 hình khắc chạm nổi Đây là những thành tựu nổi bật nhất của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam của 2 thế kỉ trước
Những nét tinh hoa văn hóa đặc sắc của ngề đúc đã hội tụ nơi bàn tay tài hoa của người thợ đúc đồng Huế mà từ lâu Phường Đúc Huế đã trở thành nơi tham quan du lịch hấp dẫn đối với du khách mỗi khi đến Huế Chỉ sờ tay chạm vào hình tác phẩm thôi vẫn chưa đủ, chỉ có khi tận mắt chứng kiến thực tế quá trình hoàn thành của một tác phẩm chúng ta mới có thể cảm nhận hết những nét văn hóa độc đáo chứa trong đó
và càng thán phục tài nghệ và chiều sâu nghệ thuật của người thợ đúc Huế
Nghề đúc đồng ở Huế với bề dày lịch sử đi cùng với những tác phẩm mang dấu
ấn văn hóa truyền thống, nghề đúc đồng ở Phường Đúc xứng đáng là một làng nghề truyền thống cần được bảo tồn và phát huy Không những đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, các sản phẩm của làng nghề đúc đồng Huế đã vươn ra thị trường nước ngoài, giới thiệu nét văn hóa của nước mình cho bạn bè quốc tế Với những tác phẩm đạt đến đỉnh cao của sự tinh xảo, khéo léo và kì công Nghề đúc đồng ở Phường Đúc thật sự là niềm tự hào của Thành phố Huế nói riêng và của Việt Nam nói chung
2.2.2 Tình hình sản xuất hoạt động của làng nghề phường Đúc
2.2.2.1 Sản phẩm làng nghề
Làng nghề đúc đồng ở Huế đã có một thời kỳ phát triển rực rỡ và vẫn tồn tại cho đến ngày nay Như chúng ta đã biết người dân ở Huế rất coi trọng đời sống tâm linh, tín ngưỡng do đó làng nghề đúc đồng ở Huế chủ yếu làm một phần lớn sản phẩm để phục vụ cho các lễ hội, vật dụng trong các chùa, các nghi lễ của người dân… mà ta gọi
Trang 40Nhiều sản phẩm của người thợ đúc đồng phường Đúc khi xưa đã trở thành những kiệt tác di sản trong kho tàng văn hóa vật thể như : Vạc đồng ở Đại Nội, chuông chùa Thiên Mụ, Cửu Đỉnh đặt trước thế miếu, Cửu Vị Thần Công đặt trước Ngọ Môn, Chương Chùa Diệu Đế và rất nhiều các vật dụng thờ cúng bằng đồng từ „trong cung ra ngoài nội” ở Huế
Các nghệ nhân hiện nay ở phường Đúc đã dùng bàn tay khéo léo, đầu óc tinh xảo
và kỹ thuật điêu luyện được truyền lại từ ông cha ngày xưa cùng với cái tâm yêu nghề kết tinh tất cả vào trong các sản phẩm Tiêu biểu là các nghệ nhân Nguyễn Văn Sính, Nguyễn Văn Viện, Nguyễn Văn Đệ, Nguyễn Văn Trai, Nguyễn Văn Tuệ…
Ngoài các sản phẩm truyền thống đặc trưng như: lư đồng, bát hương, tam sự, ngũ
sự, chuông, cồng chiêng… Các sản phẩm lưu niệm tinh xảo bằng đồng cũng được sản xuất phục vụ người yêu văn hóa trưng bày và khách du lịch như: tượng danh nhân, trống đồng, bình hoa, các biểu tượng văn hóa tiêu biểu của Huế và đất nước
Chính từ những nét tinh hoa văn hóa đặc sắc của nghề đúc hội tụ nơi bàn tay của các nghệ nhân mà từ lâu, làng nghề Đúc đồng Huế đã trở thành một địa điểm tham quan du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước mỗi khi đến với mảnh đất
cố đô Huế này
Đạ i h
ọc Kinh
tế Hu
ế