Hoạt động thương mại ngoại thương nói chung, kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng trên phạm vi toàn quốc trong những năm đổi mới đã có những chuyển đổi phù hợp với cơ chế thị trường, bước đầu đạt hiệu quả và đóng góp nhất định vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết có vai trò quan trọng trong việc tranh thủ vốn, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến hiện đại của các nước phát triển nhằm đổi mới thiết bị công nghệ để khai thác được tiềm năng, lợi thế của đất nước và là cầu nối giữa kinh tế trong nước với kinh tế thế giới. Vì thế ngoại thương được Đảng, Nhà nước ta xác định là nhiệm vụ chiến lược lâu dài của đất nước.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động thương mại - ngoại thương nói chung, kinh doanh xuất nhậpkhẩu nói riêng trên phạm vi toàn quốc trong những năm đổi mới đã có nhữngchuyển đổi phù hợp với cơ chế thị trường, bước đầu đạt hiệu quả và đóng gópnhất định vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa Đây là một trong những điều kiện tiên quyết có vaitrò quan trọng trong việc tranh thủ vốn, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến hiện đạicủa các nước phát triển nhằm đổi mới thiết bị công nghệ để khai thác đượctiềm năng, lợi thế của đất nước và là cầu nối giữa kinh tế trong nước với kinh
tế thế giới Vì thế ngoại thương được Đảng, Nhà nước ta xác định là nhiệm vụchiến lược lâu dài của đất nước
Trong những năm qua, thương mại Quảng Ninh đã khẳng định được vịthế là ngành kinh tế quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.Thương mại, trong đó có hoạt động xuất nhập khẩu đã đóng góp đáng kể vàongân sách, giải quyết được việc làm, cải thiện đời sống và giữ được sự ổnđịnh trên thị trường góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế hợp lý
Quảng Ninh là tỉnh ở phía Đông Bắc của Việt Nam, có nhiều lợi thế về vịtrí địa lý: Đường bộ; cảng biển; biên giới với Trung Quốc; cửa khẩu quốc tế,quốc gia; thị trường trong nước, khu vực, quốc tế và có điều kiện, tiềm năng đểsản xuất, khai thác, chế biến các mặt hàng tiêu dùng và xuất khẩu Đồng thời có
sự quan tâm về chủ trương, cơ chế chính sách, đầu tư thích hợp của tỉnh để pháttriển thương mại nói chung, xuất nhập khẩu nói riêng… Tuy nhiên, hoạt độngXNK trong giai đoạn hiện nay ở địa phương cũng như trong cả nước có nhiềukhó khăn, phức tạp và còn nhiều vấn đề cần phải được làm rõ cả lý luận và thực
tiễn, do đó tôi lựa chọn đề tài "Phương hướng, giải pháp đẩy mạnh xuất nhập
Trang 2khẩu trong tình hình mới qua thực tế ở Quảng Ninh" làm luận án Tiến sĩ kinh
tế
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Phát triển xuất nhập khẩu là vấn đề quan tâm của các nhà nghiên cứu,thực tiễn, các nhà lãnh đạo và quản lý, nổi bật lên có các công trình sau:
+ Võ Đại Lược (chủ biên), Đổi mới kinh tế Việt Nam và chính sách kinh tế đối ngoại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995.
+ PGS.TS Nguyễn Đình Hỷ và GS.TS Vũ Đình Bách, Quan hệ thương mại Việt Nam - ASEAN và chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999
+ Chính sách thương mại và đầu tư của Việt Nam, Viện Kinh tế Thế
giới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997
+ PGS.TS Hoàng Đức Thân, Chính sách thương mại trong điều kiện hội nhập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
+ Nguyễn Thị Thư, Tỷ giá hối đoái: chính sách và tác động của nó đối với ngoại thương qua thực tiễn một số nước, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trung
tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội, 2001
Trong các công trình trên, các tác giả đã tiếp cận trên phạm vi cả nước,hoặc giới hạn vào một góc độ hay phạm vi nhất định như: Chính sách thươngmại, công cụ, chính sách cụ thể Tuy vậy chưa có một công trình cụ thể nàonghiên cứu đến hoạt động XNK của một địa phương như ở Quảng Ninh
3 Mục đích, nhiệm vụ của luận án
Mục đích của luận án được tập trung vào:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận, chính sách xuất nhập khẩu củaViệt Nam thời gian qua
- Đưa ra những luận cứ nhằm hoàn thiện những phương hướng và giảipháp phát triển XNK của Quảng Ninh trong thời gian tới
Trang 3Nhiệm vụ của luận án:
- Làm rõ thêm cơ sở lý luận về nội dung, chính sách và công cụ củaxuất nhập khẩu trong xu thế hội nhập và phát triển
- Đánh giá thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh Quảng Ninhtrong thời gian 1996 – 2002 (có tham khảo thêm số liệu trước năm 1996)
- Đề xuất các phương hướng và giải pháp góp phần đẩy mạnh hoạtđộng xuất nhập khẩu của địa phương trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận án chỉ tập trung phân tích đánh giá thực trạng xuất nhập khẩu củatỉnh Quảng Ninh trong thời gian 1996-2002 Một số biểu có lấy số liệu từ năm
1991 để chứng minh
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chủ yếu trong quá trình nghiên cứu là phương pháp luậncủa chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
- Sử dụng các phương pháp lôgíc và lịch sử, phương pháp chuyên gia,phân tích, so sánh, tổng hợp, tiếp thu, kế thừa có chọn lọc các lý thuyết kinh
tế, kinh nghiệm của một số nước và các công trình khoa học đã có trước đó
6 Những đóng góp mới của luận án
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về hoạt động, cơ chế, chính sách, công
cụ xuất nhập khẩu và rút ra những bài học ở Việt Nam trong xu thế hội nhậpkhu vực và quốc tế
- Đánh giá có phân tích thực trạng hoạt động, cơ chế, chính sách, cơchế của xuất nhập khẩu của địa phương trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt làtrong việc nối lại quan hệ với Trung Quốc và một số nước khác
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhậpkhẩu của Quảng Ninh trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trang 47 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dungluận án gồm 3 chương 8 tiết
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT NHẬP KHẨU
1.1 SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ QUỐC DÂN
1.1.1 Nhận thức về xuất nhập khẩu và vai trò của nó đối với nền kinh tế quốc dân
1.1.1.1 Nhận thức về ngoại thương, thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế có nghĩa là lĩnh vực phân phối, lưu thông hàng hóa
và dịch vụ với nước ngoài hoặc là sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các nướcchủ yếu thông qua hoạt động mua, bán hàng hóa [8, tr 6-10]
Ngoại thương là phạm trù kinh tế phản ánh sự trao đổi hàng hóa giữanước này với nước khác thông qua các hoạt động bán và mua (gọi là xuất khẩu -nhập khẩu) [39, tr 16]
Ngoại thương thực hiện chức năng lưu thông hàng hóa giữa trong nướcvới nước ngoài [31, tr 42]
Xuất nhập khẩu là một phạm trù kinh tế phản ánh hoạt động trao đổi,mua bán hàng hóa của một quốc gia với phần còn lại của thế giới
Toàn bộ hoạt động XNK giữa các nước được gọi là thương mại quốc tế(mậu dịch quốc tế, hay còn gọi là mậu dịch thế giới) [59, tr 235-236]
Như vậy XNK là hoạt động kinh doanh ở phạm vi quốc tế hay còn gọi
là việc mua bán hàng hóa với nước ngoài nhằm phát triển sản xuất, kinh
Trang 5doanh và đời sống Hoặc có thể hiểu một cách đơn giản: Xuất nhập khẩu(hoặc ngoại thương) là những hoạt động cụ thể trong trao đổi, mua bán hànghóa của các chủ thể kinh tế với các đối tác nước ngoài, còn thương mại quốc
tế tổng hóa tất cả các hoạt động xuất nhập khẩu giữa các quốc gia [22, tr.527]
Hoạt động xuất nhập khẩu phân biệt với hoạt động thương mại nội địa
ở chỗ: phạm vi hoạt động vượt qua biên giới quốc gia; có sự tham gia kinhdoanh của chủ thể nước ngoài; địa điểm sản xuất và địa điểm tiêu thụ hànghóa thường ở hai quốc gia khác nhau; thanh toán thường sử dụng các đồngtiền có khả năng chuyển đổi
Xuất nhập khẩu bao gồm: xuất khẩu và nhập khẩu Theo định nghĩatruyền thống, xuất khẩu là hoạt động kinh tế, theo đó hàng hóa, dịch vụ đượcsản xuất tại nước này nhưng được bán và tiêu dùng ở nước khác Nhập khẩu
là hoạt động kinh tế, theo đó hàng hóa, dịch vụ được sản xuất tại một nướckhác nhưng được để sản xuất và tiêu dùng ở nước mua về [22, tr 372] Nhưvậy thông thường hàng hóa phải được vận chuyển qua biên giới quốc gia
Hoạt động xuất nhập khẩu hình thành và phát triển từ rất lâu và quy môcủa nó ngày càng mở rộng với tốc độ ngày càng cao Các nhà nghiên cứu rút
ra những kết luận cơ bản làm cơ sở cho các quốc gia hoạch định chính sách vàtác động cụ thể vào hoạt động xuất nhập khẩu Tùy theo mục đích, nhận thức
và phương pháp nghiên cứu các nhà nghiên cứu kinh tế, chính trị đã đưa racác lý thuyết về hoạt động thương mại quốc tế Nhìn chung các lý thuyếtthương mại quốc tế rất khác nhau và đều đã góp phần hoặc là giải thích bảnchất của hoạt động xuất nhập khẩu hoặc minh chứng cho sự tác động chínhsách của Chính phủ vào lĩnh vực này
a) Học thuyết thương mại quốc tế dựa trên lợi thế tuyệt đối (A.Smith)
Trang 6Adam Smith (1723-1790) là người đầu tiên đưa ra sự phân tích có tính
hệ thống về nguồn gốc thương mại quốc tế Ông đã xây dựng mô hình thươngmại đơn giản dựa trên ý tưởng về lợi thế tuyệt đối để giải thích thương mạiquốc tế có lợi thế như thế nào đối với các quốc gia Nếu quốc gia A có thể sảnxuất mặt hàng X rẻ hơn quốc gia B, và quốc gia B có thể sản xuất mặt hàng Y
rẻ hơn so với quốc gia A thì lúc đó mỗi quốc gia nên tập trung vào sản xuấtmặt hàng mà mình có hiệu quả hơn và xuất khẩu mặt hàng này sang quốc giakia [48, tr 358] Trong trường hợp này mỗi quốc gia được coi là có lợi thếtuyệt đối về sản xuất từng mặt hàng cụ thể Nhờ có chuyên môn hóa sản xuất
và trao đổi mà cả hai quốc gia đề trở nên sung túc hơn
b) Học thuyết thương mại quốc tế dựa trên lợi thế so sánh và mô hình thương mại D.Ricardo (1772-1823)
Khi đánh giá lý thuyết lợi thế tuyệt đối của A.Smith, D.Ricardo đã chorằng, trên thực tế lợi thế tuyệt đối của mỗi quốc gia không có nhiều, hơn nữathực tế cho thấy là phần lớn các quốc gia tiến hành buôn bán với nhau khôngchỉ ở những mặt hàng có lợi thế tuyệt đối mà còn đối với cả những mặt hàngdựa trên lợi thế tương đối - một khái niệm rộng hơn và khái quát hơn nhiều sovới lợi thế tuyệt đối Nội dung của học thuyết lợi thế tương đối được D.Ricardodiễn đạt qua ví dụ về sự trao đổi khăn mặt và rượu vang giữa Anh và Bồ ĐàoNha Ông dựa trên các giả định sau để xây dựng mô hình lợi thế so sánh:
- Anh và Bồ Đào Nha cùng sản xuất khăn mặt và rượu vang
- Năng lượng lao động của hai quốc gia này khác nhau và năng suất laođộng ở Anh cao hơn Bồ Đào Nha về khăn và rượu
- Sự cạnh tranh bình đẳng trên thị trường
- Sở thích về hai mặt hàng ở tại hai nước này như nhau
- Lao động được tự do di chuyển trong nội bộ từng nước, nhưng không
Trang 7có sự di chuyển sang nước khác
Mặc dù hai nước này không có lợi thế tuyệt đối khi so sánh với nhaunhưng cả hai nước này đều có thể tìm ra lợi thế tương đối qua sự phân cônglao động quốc tế
Từ đó, ông rút ra kết luận: Mọi nước đều có lợi khi tham gia vào phâncông lao động quốc tế, bởi vì: Phát triển xuất nhập khẩu cho phép mở rộngkhả năng tiêu dùng của một nước Nguyên nhân chính là do chuyên môn hóasản xuất một số sản phẩm nhất định của mình để đổi lấy hàng nhập khẩu từcác nước khác thông qua con đường thương mại quốc tế Mặt khác, nhữngnước kém lợi thế tuyệt đối hơn so với nước khác, vẫn có thể và có lợi khitham gia vào phân công lao động và thương mại quốc tế vì mỗi nước đó đều
có những lợi thế so sánh nhất định về một số mặt hàng khác
Như vậy có thể kết luận rằng, một trong những điểm cốt yếu nhất của
học thuyết lợi thế so sánh là những lợi ích do chuyên môn hóa sản xuất vàThương mại quốc tế phụ thuộc vào lợi thế so sánh chứ không phải lợi thế tuyệtđối Lợi thế so sánh là điều kiện cần và đủ đối với lợi ích của thương mại quốc
tế Lợi thế tuyệt đối của A.Smith chỉ là trường hợp đặc biệt của lợi thế so sánh
Về khía cạnh chuẩn tắc của học thuyết, D.Ricardo không có gì khác với
A.Smith, nghĩa là ông vẫn ủng hộ tự do xuất nhập khẩu khuyên cáo các Chínhphủ tích cực thúc đẩy, khuyến khích tự do Thương mại quốc tế
Năm 1815, nhà kinh tế học R.Forrens đã bổ sung học thuyết của A.Smith
thành "Thuyết lợi ích so sánh", sau đó hầu hết lợi thế tương đối - Ricardođược tiếp thu phát triển mạnh mẽ Năm 1817 trong tác phẩm "Chính trị, kinh
tế học và nguyên lý thuyết khóm" thành thuyết "Lợi thế so sánh" Ngay CácMác khi nghiên cứu về TMQT cũng đồng ý với D.Ricardo và cho rằng "hànghóa được sản xuất ở nước mà ở đó chúng có giá rẻ nhất và được vận chuyểnđến để tiêu thụ ở nước mà ở đó chúng có giá đắt nhất" [46]
Trang 8c) Học thuyết thương mại quốc tế dựa trên cơ sở chi phí cơ hội
Nội dung học thuyết này là mở rộng lý thuyết cổ điển về thương mạiquốc tế trên cơ sở giả định chi phí cơ hội là tăng dần nhằm làm cho lý thuyếtnày trở nên thực tế hơn và có tính khái quát hơn Phần đầu nêu lên bản chất vàcác lý do dẫn đến chi phí cơ hội tăng dần, tiếp theo yếu tố cầu được đưa vàokết hợp với yếu tố cung xác định điểm cân bằng Lợi ích từ thương mại đượcchỉ ra trong cả hai trường hợp phân tích cân bằng tổng quát và phân tích cânbằng bộ phận Cuối cùng khái niệm đường cũng được giới thiệu và sử dụng
để xác định điều kiện thương mại quốc tế cân bằng
C1 Chi phí cơ hội và lợi thế so sánh
Chi phí cơ hội (còn được gọi là tỷ lệ chuyển đổi cận biên) của mặt hàng
X, là số lượng mặt hàng Y cần được cắt giảm để sản xuất thêm một đơn vịhàng hóa X, trong hai quốc gia thì quốc gia nào có chi phí cơ hội của X thấphơn thì sẽ có lợi thế so sánh về mặt hàng này Trong mô hình D Ricardo chiphí cơ hội là không đổi và được xác định bằng độ dốc của đường giới hạn khảnăng sản xuất Về thực chất, chi phí cơ hội là cách phát biểu khác của giá cảhàng hóa tương quan Như vậy kết luận rút ra cũng giống như những gì đạtđược trong mô hình Ricardo Tuy nhiên, xác định lợi thế so sánh dựa vào kháiniệm chi phí cơ hội ưu việt hơn so với phương pháp của Ricardo ở chỗ khôngcần đưa ra bất kỳ giả định gì về lao động
Khái niệm chi phí cơ hội cũng được vận dụng trong trường hợp cónhiều yếu tố sản xuất tuy nhiên khi đó chi phí cơ hội không phải là cố định
mà xu hướng tăng dần trường hợp có tính thực tế hơn này sẽ được xem xét ởcác phần tiếp theo
C2 Chi phí cơ hội tăng dần và đường giới hạn khả năng sản xuất
Chi phí cơ hội của một mặt hàng mà tăng dần nếu như để sản xuất thêmmột đơn vị mặt hàng đó thì cần phải cắt giảm một số lượng tăng dần các mặt
Trang 9hàng khác Trong trường hợp đó đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ khôngphải là một đường thẳng mà là một đường cong lồi ra phía ngoài Hình 1.1cho thấy để sản xuất thêm một đơn vị thép thì lượng cao su bị cắt giảm ngàycàng tăng Tại sao lại như vậy? Lý do là vì tính thích hợp của các yếu tố sảnxuất đối với từng mặt hàng Một yếu tố sản xuất nào đó có thể được sử dụngrất hiệu quả trong sản xuất một mặt hàng nhất định nhưng lại tỏ ra kém hiệuquả hoặc hoàn toàn không có hiệu quả trong sản xuất những mặt hàng khác
Hình 1.1: Chi phí cơ hội tăng dần
Với chi phí cơ hội tăng dần thì cũng được biểu thị bằng đường giới hạnkhả năng sản xuất như ở hình 1 Mỗi điểm trên đường đó cho thấy số lượnghai mặt hàng được sản xuất ra khi toàn bộ nguồn lực của quốc gia được sửdụng Độ dốc của đường tiếp tuyến tại mỗi điểm đó sẽ chỉ ra chi phí cơ hộihoặc mức giá tương quan (hay còn gọi là tỷ lệ chuyển đổi cận biên - MRT)giữa hai mặt hàng Khi điểm sản xuất dịch chuyển xuống dưới theo đườnggiới hạn khả năng sản xuất thì chi phí cơ hội của thép (hay giá của thép tínhtheo cao su) sẽ tăng dần
C3 Mô hình thương mại với chi phí cơ hội tăng dần
Cao su
Thép
0 1 2 3
Trang 10Cao su
Thép I
Có thể rút ra một vài so sánh giữa mô hình thương mại mới (chi phí cơ
hội tăng dần) với mô hình Ricardo (chi phí cơ hội không đổi) Thứ nhất, cả
hai mô hình đều có chung kết luận rằng thương mại làm tăng sản xuất mặthàng mà quốc gia có lợi thế so sánh, làm thay đổi giá cả tương quan của cácmặt hàng ở các quốc gia và hình thành lên một mức giá quốc tế thống nhất,đồng thời gia tăng tiêu dùng mặt hàng mà quốc gia không có lợi thế so sánh
Thứ hai, khác với mô hình của Ricardo trong đó từng quốc gia thực hiện
chuyên môn hóa hoàn toàn, mô hình thương mại mới được đặc trưng bởichuyên môn hóa không hoàn toàn, mỗi quốc gia tiếp tục sản xuất cả hai mặthàng, trong đó mặt hàng mà quốc gia có lợi thế so sánh được sản xuất với sốlượng lớn hơn
Hình 1.2 chứng minh mô hình thương mại và chi phí cơ hội của haiquốc gia: Trung Quốc và Việt Nam với hai mặt hàng cao su và thép
Hình 1.2- Chi phí cơ hội tăng dần và thương mại quốc tế
d) Lý thuyết tân cổ điển về thương mại quốc tế
Như đã nêu ở trên, hạn chế của lý thuyết cổ điển về thương mại quốc tế
là ở chỗ nó cho rằng thương mại diễn ra trên cơ sở có sự chênh lệch năng suấtlao động giữa các quốc gia Vào đầu thế kỷ 20, hai nhà kinh tế học người
Trang 11Thụy Điển là Eli Heckscher (1879-1952) và Bertil Ohlin (1899-1979) đã nhậnthấy rằng chính mức độ sẵn có của các yếu tố sản xuất ở các quốc gia khácnhau và mức độ sử dụng các yếu tố sản xuất để làm ra các mặt hàng khácnhau mới là các nhân tố quan trọng quy định thương mại Lý thuyết mà họxây dựng thường được gọi là Định lý Heckscher - Ohlin (viết tắt là H-O) hay
lý thuyết tân cổ điển về thương mại quốc tế
D1 Khái niệm hàm lượng các yếu tố và mức độ dồi dào của các yếu tố:
Định lý H-O được xây dựng dựa trên hai khái niệm cơ bản (hay mức
độ sử dụng) các yếu tố và mức độ dồi dào của các yếu tố
Một mặt hàng được coi là sử dụng nhiều (một cách tương đối) lao độngnếu tỷ lệ giữa lượng lao động và các yếu tố khác (như vốn hoặc đất đai) sửdụng để sản xuất ra một đơn vị mặt hàng đó lớn hơn tỷ lệ tương ứng các yếu
tố đó để sản xuất ra một đơn vị mặt hàng thứ hai Tương tự, nếu tỷ lệ giữa vốn
và các yếu tố khác là lớn hơn thì mặt hàng được coi là có hàm lượng vốn cao.Chẳng hạn, mặt hàng X được coi là có hàm lượng lao động cao nếu:
y y x
x K
L K
L
Trong đó: LX và LY là lượng lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn
vị X và Y, còn KX và KY là lượng vốn cần thiết để sản xuất ra một đơn vị X và
D2 Định lý H - O
Trang 12Xuất phát từ các khái niệm cơ bản trên thì nội dung của Định lý H - O
có thể được tóm tắt như sau:
Một quốc gia sẽ XK những mặt hàng mà việc sản xuất đòi hỏi sử dụngnhiều một cách tương đối yếu tố sản xuất dồi dào, rẻ của quốc gia đó và nhậpkhẩu hàng hóa mà việc sản xuất nó cần nhiều yếu tố đắt và tương đối khanhiếm hơn ở nước đó [49, tr.598-605]
Định lý H-O được xây dựng dựa trên một loạt giả thiết đơn giản sau đây:
- Thế giới bao gồm 2 quốc gia, 2 yếu tố sản xuất (lao động và vốn), và
2 mặt hàng;
- Công nghệ sản xuất là giống nhau giữa 2 quốc gia;
- Sản xuất mỗi mặt hàng có hiệu suất không đổi theo quy mô, còn mỗiyếu tố sản xuất thì có năng suất cận biên giảm dần;
- Hàng hóa khác nhau về hàm lượng các yếu tố sản xuất, và không có
sự hoán vị về hàm lượng các yếu tố sản xuất tại bất kỳ mức giá cả yếu tốtương quan nào;
- Cạnh tranh hoàn hảo tồn tại trên cả thị trường hàng hóa và thị trườngyếu tố sản xuất;
- Chuyên môn hóa là không hoàn toàn;
Các yếu tố sản xuất có thể di chuyển tự do trong mỗi quốc gia, nhưngkhông thể di chuyển giữa các quốc gia;
- Sở thích là giống nhau giữa hai quốc gia;
- Thương mại là tự do, chi phí vận chuyển là bằng 0
Hình 1.3 minh họa cho mô hình thương mại tự do H-O
Hình 1.3 Mô hình thương mại H-O
Trang 13D3 Các mệnh đề khác của Định lý H-O
Trên cơ sở các giả thiết đơn giản trên, ngoài Định lý H-O còn có thể rút
ra một số mệnh đề bổ sung khác liên quan đến mối liên hệ giữa mức độ trang
bị các yếu tố, thương mại quốc tế, giá cả hàng hóa và giá cả các yếu tố, tácđộng của sự gia tăng mức cùng các yếu tố, và vấn đề phân phối thu nhập
Định lý cân bằng giá cả yếu tố sản xuất: Thương mại tự do sẽ làm chogiá cả các yếu tố sản xuất có xu hướng trở nên cân bằng, và nếu hai quốc giatiếp tục sản xuất hai mặt hàng (tức thực hiện chuyên môn hóa không hoàntoàn) thì giá cả các yếu tố sẽ thực sự trở nên cân bằng
Định lý Rybczynski: Tại mức giá hàng hóa tương quan không đổi thì sựgia tăng mức cung của một yếu tố sản xuất sẽ làm gia tăng sản lượng mặthàng sử dụng nhiều yếu tố đó, và làm giảm sản lượng của mặt hàng kia
Định lý Stolper - Samuelsson: nếu giá tương quan của một mặt hàngnào đó tăng lên thì giá tương quan của yếu tố được sử dụng nhiều một cáchtương đối để sản xuất ra mặt hàng đó sẽ tăng lên, còn giá tương quan của yếu
tố kia sẽ giảm xuống
e) Các lý thuyết hiện đại về thương mại quốc tế
Các lý thuyết mới này có thể phân thành ba nhóm căn cứ vào cách tiếpcận của chúng: lý thuyết dựa hiệu suất theo quy mô; lý thuyết liên quan đếncông nghệ; lý thuyết liên quan đến cầu
E.1 Thương mại dựa trên hiệu suất tăng dần theo quy mô
Một trong những lý do quan trọng dẫn đến thương mại quốc tế là tínhhiệu quả tăng dần theo quy mô Sản xuất được coi là có hiệu quả nhất khiđược tổ chức trên quy mô lớn Lúc đó một sự gia tăng đầu vào với tỷ lệ nào
đó sẽ dẫn tới sự gia tăng đầu ra (sản lượng) với tỷ lệ cao hơn Cần lưu ý rằng,
Trang 14các mô hình thương mại H-O và D Ricardo đều dựa trên giả định về hiệu suấtkhông đổi theo quy mô Trong trường hợp hiệu suất tăng dần thì đường giớihạn khả năng sản xuất thường là một đường cong lồi về phía gốc tọa độ, vàkhi đó chi phí cơ hội giảm dần Điều này cho phép thương mại giữa các nềnkinh tế giống nhau diễn ra một cách cùng có lợi Có thể minh họa bằng đồ thịsau:
Hình 1.4 Thương mại dựa trên hiệu suất tăng dần theo quy mô
E2 Thương mại dựa trên sự biến đổi công nghệ
Trong lý thuyết của D Ricardo, thương mại hình thành do có sự khácbiệt về năng suất lao động giữa các quốc gia Về phần mình, sự khác biệt vềnăng suất lao động lại là kết quả của sự khác biệt về công nghệ sản xuất CònĐịnh lý H-O là một mô hình thương mại tĩnh, với công nghệ được giả định làgiống nhau giữa các quốc gia Về thực chất thì các lý thuyết thương mại liênquan đến công nghệ cũng theo đuổi cách tiếp cận chủ yếu của lý thuyếtRicardo, nhưng điểm khác là ở chỗ sự khác biệt về công nghệ được coi khôngphải là yếu tố tĩnh và tồn tại mãi mãi: nó chỉ là hiện tượng tạm thời và gắnliền với một quá trình động, liên tục phát triển
Lý thuyết về khoảng cách công nghệ được Posner đưa ra vào năm 1961.
Nó dựa trên ý tưởng rằng công nghệ luôn luôn thay đổi dưới hình thức ra đời cácphát minh và sáng chế mới, và điều này tác động đến XK của các quốc gia Saukhi một phát minh ra đời, một sản phẩm mới xuất hiện và trở thành mặt hàng màquốc gia phát minh có lợi thế tuyệt đối tạm thời.Trong mô hình này sản phẩmchỉ được XK nếu như thời gian cần thiết để sản phẩm được bắt chước ở nướcngoài phải dài hơn thời gian để xuất hiện nhu cầu về sản phẩm từ thị trườngnước ngoài
E3 Lý thuyết vòng đời sản phẩm
Trang 15t0 t1 t2 t3 t4
Nước phát minh
Các nước kém phát triển
Các nước phát triển khác
Về thực chất lý thuyết vòng đời sản phẩm chính là sự mở rộng lý thuyếtkhoảng cách công nghệ Các phát minh có thể ra đời ở các nước giàu, nhưngđiều đó không có nghĩa là quá trình sản xuất sẽ chỉ được thực hiện ở các nước đó
mà thôi Lý thuyết khoảng cách công nghệ chưa trả lời được câu hỏi là phảichăng các hãng phát minh sẽ tiến hành sản xuất tại những nước có điều kiệnthích hợp nhất (tài nguyên, các yếu tố sản xuất) đối với mặt hàng mới TheoVernon (1966) các nhân tố cần thiết cho sản xuất một sản phẩm mới sẽ thay đổitùy theo vòng đời sản phẩm đó Thương mại dựa trên vòng đời sản phẩm có thểđược minh họa bằng hình 1.5
Hình 1.5 Vòng đời sản phẩm và thương mại quốc tế
Sau khi nghiên cứu các học thuyết thương mại quốc tế, tôi cho rằng trong điều kiện hiện nay, Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng
có thể vận dụng lý thuyết này để xây dựng chiến lược ngoại thương nói chung
và chiến lược xuất khẩu nói riêng bằng cách:
- Phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực - nguồn gốc quantrọng của lợi thế so sánh Với dân số 80 triệu dân, trong đó 56,4% đang trong
Trang 16tuổi lao động, đây chính là một lợi thế lớn của Việt Nam, đặc biệt trong lĩnhvực dệt may, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ và các làng nghề truyền thống,sản xuất chế biến, lắp ráp, gia công xuất khẩu và các sản phẩm cây côngnghiệp - lĩnh vực được coi là cần thiết lao động.
- Đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất các sản phẩm cây công nghiệp cóthế mạnh ở từng vùng, từng địa phương, đặc biệt là một số cây công nghiệp cóđiều kiện sản xuất ở trong nước và đang được thị trường thế giới ưa chuộngnhư: cà phê, cao su, chè, hạt tiêu, lạc, để phát huy lợi thế của địa phương mình,ngành mình
- Với các doanh nghiệp không nên sản xuất, kinh doanh tất cả các mặthàng mình có khả năng mà chỉ cần xem xét lựa chọn một số mặt hàng mũinhọn mà mình có lợi thế nhiều nhất để xuất khẩu và nhập khẩu những mặthàng mà trong nước sản xuất kém hiệu quả nhất
- Các doanh nghiệp cần tránh việc "tranh mua" sản phẩm vì việc đó sẽđẩy giá sản phẩm nội địa tăng lên, đồng thời tránh việc "tranh bán" với kháchhàng nước ngoài, điều này sẽ dẫn đến bị ép giá Thực tế cà phê, cao su củachúng ta những năm vừa qua chất lượng không kém gì của các nước khácnhưng giá bán vẫn thấp hơn 20-30 USD/tấn
- Vận dụng lý thuyết về khoảng cách công nghệ, lý thuyết về vòng đời sảnphẩm, Nhà nước cần đẩy mạnh khuyến khích đầu tư nước ngoài tại Việt Nam,nhằm tạo ra quá trình chuyển giao công nghệ nhanh chóng Mặt khác, cần huyđộng và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tích lũy nội địa nhằm tăng cườngđổi mới máy móc thiết bị và công nghệ nâng cao tỷ trọng XK của các sản phẩm
có hàm lượng công nghệ cao, sản phẩm có mức độ tinh chế mang lại hiệu quảkinh tế cao hơn
- Chính phủ cần có các biện pháp, chính sách về tỷ giá, về thuế quan vàphi thuế quan phù hợp trong từng giai đoạn để hỗ trợ, kích thích những ngànhsản xuất mà mình có lợi thế tuyệt đối hoặc lợi thế so sánh, nhằm tập trung
Trang 17chuyên môn hóa một cách có hiệu quả nhất đem trao đổi trên thị trường thếgiới (như các mặt hàng dệt may, giày dép, chế biến nông - lâm - thủy hải sản,hàng thủ công mỹ nghệ ).
Cần có chiến lược đào tạo con người, có chính sách ưu đãi với nhữngngười tài, có năng lực, thậm chí cần đưa đi đào tạo nước ngoài để học hỏi,tiếp thu thành tựu khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý tiên tiến để phục vụcho quá trình phát triển đất nước Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế,Việt Nam rất thiếu và rất cần một đội ngũ các doanh nhân năng động, am hiểunghiệp vụ kinh doanh và luật lệ thương trường Do đó, việc xây dựng đượcđội ngũ các nhà doanh nghiệp như vậy là vấn đề vừa mang tính cấp thiết, vừamang tính chiến lược, lâu dài Trong chiến lược đào tạo, đây phải được coi làtrung tâm và phải được đầu tư thích đáng
1.1.1.2 Vai trò của xuất nhập khẩu đối với nền kinh tế quốc dân
Xuất nhập khẩu có vai trò quan trọng vì nó mở rộng khả năng tiêu dùng
và sản xuất của mỗi nước Xuất nhập khẩu cho phép một nước tiêu dùng tất
cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn mức có thể tiêu dùng ở giới hạn khảnăng sản xuất trong nước trong chế độ tự cung tự cấp
Xuất nhập khẩu đóng vai trò là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng trênphạm vi toàn thế giới, nó gắn các quá trình kinh tế trong nước với kinh tế khuvực, kinh tế thế giới Ý nghĩa bao trùm là sử dụng có hiệu quả hơn các lựclượng sản xuất của quốc gia và của thế giới Xuất nhập khẩu đóng vai tròquan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế Thực tế lịch sửchứng tỏ, các nước đi nhanh trên con đường tăng trưởng và phát triển kinh tế
là các nước có nền ngoại thương mạnh, năng động
Vai trò của XNK thể hiện trước hết ở vai trò xuất khẩu Vai trò quantrọng của XK trong sự phát triển nền kinh tế quốc dân thể hiện ở những mặt
sau đây: Thứ nhất, xuất khẩu là tiến trình tiêu thụ một bộ phận tổng sản phẩm
quốc nội ở thị trường nước ngoài để thu ngoại tệ Nó tạo nên sức mạnh vật
Trang 18chất của nền ngoại thương một nước Xuất khẩu vừa thể hiện năng lực cạnh
tranh của một quốc gia vừa tạo nguồn lực ngoại tệ để nhập khẩu Thứ hai,
xuất khẩu tạo điều kiện để nền kinh tế quốc dân trong nước có thể sản xuấtvới quy mô lớn hơn và đạt tới quy mô hiệu quả trên cơ sở chuyên môn hóa vàhợp tác hóa quốc tế, tạo thêm công ăn việc làm, tạo giá trị gia tăng và mởrộng thị trường tiêu thụ ra nước ngoài Sản xuất với quy mô lớn lên có thể tạothuận lợi cho đầu tư trong nước và quốc tế, cho việc hiện đại hóa kỹ thuật vàcông nghệ, cho việc hợp lý hóa sản xuất, qua đó mà tăng năng suất lao động
và hạ giá thành sản phẩm Thứ ba, xuất khẩu thực chất là đưa chất lượng và
trình độ kỹ thuật trong nước ra đọ sức với thị trường quốc tế, ở đây mọi sảnphẩm đều gặp phải một sự cạnh tranh của các công ty thuộc nhiều nước khácnhau Thông qua xuất khẩu có thể tự khẳng định được mình và học hỏi đượckinh nghiệm và trình độ quốc tế, đặc biệt là trình độ kỹ thuật và công nghệcủa các nước phát triển Đồng thời chúng ta phải phấn đấu hạ giá thành cácsản phẩm để có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế và ngay cả thị trường
Trung Quốc Thứ tư, xuất khẩu tạo điều kiện vật chất không những cho hoạt
động ngoại thương mà còn giúp tạo lập các mặt cân đối khác của nền kinh tếquốc dân như cho việc thanh toán trả nợ, cho hoạt động tín dụng, cho việc ổnđịnh sức mua của đồng tiền trong nước Đồng thời, thông qua xuất khẩu cóthể tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện một chính sách ngoại giao chủđộng và tích cực
Hoạt động XNK có tác động và lợi ích đến ba loại chủ thể rõ ràng:Quốc gia (đại biểu là Nhà nước), doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng liênquan và người tiêu dùng Trong nhiều trường hợp tác động của xuất nhậpkhẩu về lợi ích đến ba loại chủ thể nêu trên rất khác nhau, thậm chí trái ngượcnhau Điều này sẽ được bàn kỹ hơn ở tiết 1.2 Trong mục này, các tác độngcủa xuất nhập khẩu chỉ được xem xét ở góc độ chung nhất dưới góc độ toàn
bộ nền kinh tế quốc dân, tức là đứng trên lợi ích kinh tế quốc dân để xem xét
Một điều cần lưu ý nữa là, khi phân tích vai trò của xuất nhập khẩu cần
Trang 19thấy rõ tính ngược chiều nhau của hai loại xuất khẩu và nhập khẩu Sự khácnhau này cũng sẽ được đánh giá và đề cập cụ thể trong tiết 1.2 ở phần dưới,nhưng ở mục này xuất và nhập khẩu được xem xét trong mối quan hệ biệnchứng với nhau: xuất khẩu là điều kiện để tạo ngoại tệ nhập khẩu, mặt khácnhập khẩu trong nhiều trường hợp lại là yếu tố thúc đẩy xuất khẩu.
Nói tóm lại, xuất khẩu không phải là hành vi trao đổi hàng hóa và dịch
vụ giản đơn, mà nó có ý nghĩa sâu rộng đối với nền kinh tế quốc dân và đốivới sự hòa nhập của nó vào thị trường quốc tế Do xuất khẩu quan trọng nhưvậy cho nên các quốc gia rất coi trọng chiến lược xuất khẩu và thường ápdụng chính sách khuyến khích xuất khẩu Nghị quyết Đại hội IX đã đánh giá
"Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt trên 51,6 tỷ USD, tăng bình quân hàngnăm trên 21%, gấp 3 lần mức tăng GDP, khối lượng các mặt hàng chủ lực đềutăng khá Cơ cấu mặt hàng đã có sự thay đổi một bước Năm 2000 kim ngạchxuất khẩu đạt trên 186 USD/người, tuy còn mức thấp, nhưng đã thuộc cácnước có nền ngoại thương phát triển [17, tr 237]
Nếu như xuất khẩu có vai trò quan trọng như vậy thì vai trò của nhậpkhẩu cũng rất to lớn Vì nếu xác định rõ vấn đề của nhập khẩu và có chínhsách tốt sẽ thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu phát triển
Thứ nhất: nhập khẩu tạo điều kiện cho hàng hóa sản xuất ở nước ngoài
có thể tiêu thụ ở trong nước, làm cho người tiêu dùng trong nước có cơ hộilựa chọn hàng hóa tốt hơn với giá cả cạnh tranh
Thứ hai: trong rất nhiều trường hợp nhập khẩu là điều kiện cần thiết để
đẩy mạnh xuất khẩu: thông qua việc nhập máy móc, thiết bị, bí quyết côngnghệ, nguyên vật liệu, bán thành phẩm các cơ sở sản xuất kinh doanh có điềukiện đẩy mạnh XK Ngày nay, có những quốc gia xuất khẩu đến 170% GDPnhư Singapore là do quốc gia này đã nhập khẩu rất nhiều để phục vụ xuấtkhẩu Nhờ đó, các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, việc làm, thu nhập tăng cao
Thứ ba: nhập khẩu máy móc, thiết bị chính là kênh cơ bản để các quốc
Trang 20gia, nhất là các quốc gia đang phát triển đổi mới công nghệ, thực hiện côngnghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thứ tư: nhập khẩu hàng hóa chính là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
trong nước phải cạnh tranh trực tiếp trên thị trường nội địa, từ đó đổi mớicông nghệ, tổ chức sản xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh
Đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn vừa chuyển đổi cơ chếvừa hội nhập mở cửa như hiện nay, vai trò của XNK lại càng quan trọng.Nhiều nhà khoa học đã khẳng định trong thời đại ngày nay, không một nềnkinh tế quốc dân nào có thể phát triển nhanh nếu không có hoạt động XNK,
mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới Đối với nền kinh tế cóquy mô nhỏ và lạc hậu như Việt Nam, nếu không mở cửa hội nhập vào kinh
tế khu vực và thế giới thì không thể phát triển nhanh được và sẽ vĩnh viễn bịtụt hậu so với thế giới và khu vực Quy mô, tốc độ tăng trưởng của tổng kimngạch XNK hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam có ý nghĩa quyết định đến độ
mở chung của nền kinh tế cũng như nhịp độ hòa nhập vào nền kinh tế thếgiới Vì thế sự mở rộng hoạt động XNK, đặc biệt là xuất khẩu sẽ là một trongnhững tiền đề, động lực trực tiếp thúc đẩy tốc độ của kinh tế Việt Nam hòanhập vào kinh tế thế giới
Tổng kim ngạch nhập khẩu 5 năm của Việt Nam (1996-2000) khoảng
61 tỷ USD, tăng bình quân hàng năm khoảng 13,3%, tỷ trọng hàng tiêu dùngtrong tổng kim ngạch nhập khẩu giảm đáng kể từ 13% năm 1996 còn 5,2%năm 2000 Mức chênh lệch nhập khẩu so với kim ngạch xuất khẩu đã từ49,6% năm 1995 giảm xuống còn 6,3% vào năm 2000
Đối với quy mô nền kinh tế, xuất nhập khẩu phát triển sẽ thúc đẩy mởrộng quy mô khai thác các nguồn lực của đất nước và sử dụng có hiệu quảhơn các nguồn lực, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng GDP Đồng thời,
nó còn thúc đẩy quá trình phân công lao động xã hội, hình thành và cơ cấu lại
Trang 21các vùng sản xuất tập trung chuyên môn hóa, thúc đẩy lực lượng sản xuấtphát triển Phát triển xuất nhập khẩu cùng có nghĩa là chấp nhận cạnh tranhquốc tế Tham gia cạnh tranh quốc tế trên thị trường trong và ngoài nước sẽtạo môi trường áp lực liên tục buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải khôngngừng cải tiến công tác quản lý, áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, tiết kiệmcác nguồn lực qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế và năng lực sản xuất củacác doanh nghiệp, cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Đối với cơ cấu nền kinh tế nước ta vẫn đang rất lạc hậu, phát triển xuấtnhập khẩu sẽ trực tiếp thúc đẩy biến đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng côngnghiệp hóa, hiện đại hóa Mặc dù cơ cấu thương mại, cơ cấu hàng hóa xuấtnhập khẩu có cơ sở khách quan là cơ cấu nền kinh tế, mà trước hết là cơ cấusản xuất, nhưng sự biến đổi cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu vừa là tiền đềcủa sản xuất trong nước, đồng thời sự biến đổi cơ cấu hàng hóa xuất nhậpkhẩu có tác động tích cực trở lại cơ cấu sản xuất Theo nghĩa đó thì sự pháttriển của xuất nhập khẩu sẽ trực tiếp phục vụ và thúc đẩy tiến trình biến đổi
cơ cấu nền kinh tế nước ta theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Đối với công tác quan hệ đối ngoại nói chung, sự mở rộng XNK sẽ gópphần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam nói riêng, mở rộngquan hệ đối thoại nói chung, đồng thời góp phần củng cố an ninh, quốc phòng
và tăng cường củng cố vai trò của Việt Nam trên chính trường quốc tế
Đối với Ngân sách Nhà nước và thu nhập của dân cư, phát triển xuấtnhập khẩu sẽ tăng thu Ngân sách qua nguồn thu thuế xuất nhập khẩu (chủ yếu
là thuế nhập) và tăng thu nhập cho người lao động, trước hết là trong các cơ
sở sản xuất hàng xuất khẩu Mặt khác, thông qua mở rộng buôn bán quốc tế
sẽ làm tăng thu nhập quốc dân bởi vì thị trường thế giới tạo ra cơ hội để cóthể mua hàng hóa với giá tương đối rẻ, giá này thường thấp hơn giá lưu hànhtrong nước, nếu không có trao đổi hàng hóa Một nền kinh tế nhỏ như ViệtNam thì khả năng thu lãi từ thương mại quốc tế là dễ đạt được Thông qua mở
Trang 22rộng xuất khẩu nước ta sẽ có nguồn thu lớn bằng cách xuất khẩu các mặt hàngsản xuất từ các nguyên liệu rất dồi dào trong nước, đồng thời nhập khẩu cácmặt hàng mà các yếu tố sản xuất ra chúng khan hiếm ở trong nước.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đối với nền sản xuất quy mô nhỏ của ViệtNam, tham gia vào thương mại quốc tế và cạnh tranh quốc tế còn nhiều điểmbất lợi Do quy mô nhỏ của nền kinh tế nên trong quan hệ buôn bán quốc tế,lượng hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam không có ảnh hưởng đáng kể đếntình hình cung - cầu trên thị trường thế giới Vì thế, thông thường các doanhnghiệp xuất nhập khẩu của ta phải chấp nhận giá do thị trường thế giới xácđịnh cho cả hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu Các doanh nghiệp xuất nhậpkhẩu Việt Nam bằng các hoạt động của mình cũng không có ảnh hưởng đáng
kể đến mặt hàng, giá cả các hàng XNK trên thị trường thế giới mà buộc phảimua bán theo mặt bằng giá với bất kể số lượng như thế nào Xuất nhập khẩukhông những chỉ làm thay đổi số lượng, cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu cũngnhư hàng hóa trên thị trường nước ta mà còn làm thay đổi cả quy mô sản xuất
và tiêu dùng trong nước Thương mại quốc tế làm nâng giá hàng sản xuất lêntrên mức giá của tình trạng tự cung tự cấp Thương mại quốc tế cũng làmgiảm giá hàng nhập khẩu thấp hơn mức giá ở tình trạng tự cung tự cấp Đồngthời thương mại quốc tế làm tăng giá cả các yếu tố sản xuất vốn rất rẻ mạt vàphong phú của nước ta và làm giảm giá các yếu tố sản xuất khan hiếm
1.1.2 Những nhân tố tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia
Hoạt động XNK của một quốc gia chịu sự tác động của rất nhiều nhân
tố Việc nghiên cứu các nhân tố này có ý nghĩa to lớn một mặt giúp cho việchoạch định chính sách và áp dụng các công cụ thúc đẩy xuất nhập khẩu hợp
lý, mặt khác giúp cho chủ thể kinh doanh xuất nhập khẩu phân tích đánh giáđúng bối cảnh và tình hình thị trường xuất nhập khẩu để đề ra chiến lược vàbiện pháp kinh doanh có hiệu quả Dưới giác độ nghiên cứu của luận án, tức
Trang 23là nghiên cứu giải pháp đẩy mạnh kinh doanh xuất nhập khẩu ở Việt Nam nóichung và ở Quảng Ninh nói riêng trong điều kiện cơ chế mới hiện nay, có thểphân loại các nhân tố tác động đến xuất nhập khẩu thành năm nhóm sau đây:
- Nhóm nhân tố thuộc về tự nhiên
Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên có hai loại
Loại thứ nhất: Liên quan đến sự có sẵn về các nguồn lực tự nhiên như
tài nguyên, khoáng sản, khí hậu Chính các nhân tố này quyết định lợi thếtuyệt đối (nhóm sản phẩm có lợi thế do tự nhiên) của sản phẩm hàng hóa sảnxuất ra và do vậy nó quyết định một số mặt hàng quan trọng (thậm chí có ýnghĩa chiến lược) trong cơ cấu xuất nhập khẩu
Loại thứ hai: Liên quan đến vị trí địa lý của quốc gia trong quan hệ với
hệ thống giao thông, đặc biệt là hệ thống đường biển, đường sắt và đườnghàng không quốc tế Chính vị trí địa lý cũng như khoảng cách không gian tớinhững thị trường quan trọng không những ảnh hưởng quyết định đến chi phívận tải mà còn ảnh hưởng quyết định đến khoảng thời gian cần thiết để xuấtnhập hàng hóa với thị trường thế giới Những quốc gia không có biển gặp khánhiều khó khăn trong việc tổ chức xuất nhập khẩu hàng hóa Mặt khác, chính
vị trí địa lý thuận lợi sẽ tạo khả năng cho việc phát triển các dịch vụ tái xuấtkhẩu và chuyển khẩu cũng như xuất khẩu tại chỗ
- Nhóm nhân tố thuộc về trình độ phát triển kinh tế và thu nhập của quốc gia
- Trình độ phát triển kinh tế tác động đến hoạt động XNK trên bốn hướng:
Thứ nhất: Trình độ phát triển thể hiện ở năng lực sản xuất, năng lực
cạnh tranh của các chủ thể kinh tế trực tiếp tham gia XNK và cả ở năng lực tổchức, hoạt động chính sách và áp dụng các biện pháp kiểm soát XNK Mộtnền kinh tế phát triển cao tất yếu có nhiều doanh nghiệp mạnh có năng lựccạnh tranh quốc tế và do vậy có khả năng XK và nhập khẩu nhiều sản phẩm
Trang 24Thứ hai: Trình độ phát triển kinh tế của quốc gia và kèm theo nó là
trình độ tổ chức sản xuất và công nghệ của các doanh nghiệp có ảnh hưởngtrực tiếp đến việc quốc gia đó sẽ lựa chọn xuất và nhập sản phẩm nào và xuấtnhập với ai Trong điều kiện hiện nay ta thấy có đến trên 55% lưu lượng xuấtnhập khẩu thực hiện trong nội bộ các nước công nghiệp phát triển, chỉ cònkhoảng 45% là giữa những nước công nghiệp phát triển với các nước đangphát triển và giao lưu giữa các nước đang phát triển với nhau Như vậy nếumột quốc gia như Việt Nam thuộc nhóm các nước đang phát triển thì khảnăng phát triển xuất nhập khẩu chủ yếu là với nhóm các nước công nghiệpphát triển, trong đó chủ yếu là các nước Đông Á, tiếp đến là với một số nước
EU Còn đối với các nước đang phát triển khác do điều kiện kinh tế, văn hóa,
tổ chức sản xuất gần giống nhau nên khó tìm ra các mặt hàng xuất nhập chiếnlược mà chủ yếu chỉ có các mặt hàng có lợi thế tuyệt đối
Thứ ba: Thu nhập của dân cư trực tiếp quyết định đến cơ cấu và quy
mô hàng tiêu dùng nhập khẩu Khi thu nhập dân cư tăng lên thì nhóm hàngcao cấp nhập khẩu tăng mạnh, trong khi đó nhóm hàng thứ cấp giảm cònmạnh hơn Đây là yếu tố rất đáng chú ý trong điều hành chính sách cả ở tầm
vĩ mô và vi mô Đây là mối quan hệ biện chứng giữa thu nhập (sản xuất) vàtiêu dùng đã được nhiều nhà kinh tế tổng kết trong nhiều năm và đã đượcminh chứng trong nhiều tài liệu và trên thực tế Hoa Kỳ, các nước Tây Âu,Nhật Bản là ví dụ điển hình
Thứ tư: Trình độ phát triển kinh tế thể hiện ở các điều kiện kết cấu hạ
tầng bảo đảm cho hoạt động XNK Các điều kiện kết cấu hạ tầng ở đây baogồm cả hạ tầng kỹ thuật (hệ thống giao thông, kho bãi, bến cảng ); hạ tầngthiết chế – pháp lý (hệ thống luật pháp, ý thức chấp hành pháp luật, các thiếtchế bảo đảm kinh doanh XNK như hải quan, kiểm định, tiêu chuẩn kỹ thuật );
hạ tầng tài chính (bao gồm hệ thống các ngân hàng thương mại, hệ thống cácthiết chế tài chính và độ tin cậy của chúng) Các điều kiện kết cấu hạ tầng nêu
Trang 25trên có vai trò như những điều kiện cần bảo đảm cho XNK phát triển.
- Nhóm nhân tố thuộc về sự khác biệt về văn hóa: mỗi quốc gia có
truyền thống riêng về lịch sử, văn hóa và điều đó thể hiện trong lối sống.Chính những vấn đề này lại được thể hiện trong tập quán, thị hiếu thói quentiêu dùng của người dân mỗi quốc gia Để đưa hàng hóa xuất khẩu xâm nhậpvào một thị trường nào đó đòi hỏi phải có sự am hiểu sâu sắc về truyền thốngdân tộc, về nếp sống văn hóa, về lối sống dân cư và từ đó hiểu rõ về thị hiếu,
về thói quen của người tiêu dùng Thực tế cho thấy, hàng Việt Nam xuất khẩusang thị trường Châu Á đã tương đối nhanh chóng được chấp nhận hơn khixuất khẩu sang thị trường khác ở Châu Âu và Châu Mỹ do các thị trườngChâu Á gần gũi về văn hóa với người Việt Bởi vậy đòi hỏi phải có sự nghiêncứu nghiêm túc về những vấn đề này khi tổ chức xúc tiến hoạt động xuất khẩuđối với từng khu vực thị trường nhất định
- Nhóm nhân tố thuộc về đặc điểm và xu hướng vận động của thị trường thế giới
Đây là nhóm nhân tố mang tính khách quan nhưng có ảnh hưởng trựctiếp và trong một số trường hợp có ý nghĩa quyết định đến hoạt động xuấtnhập khẩu của một quốc gia Thị trường thế giới vốn không phải là một kháiniệm đơn giản bởi nó bị phân khúc rất mạnh trên cả giác độ mặt hàng lẫn khuvực Tuy nhiên, xét về tổng thể, có thể thấy, thị trường thế giới có một số đặcđiểm đáng lưu ý
Thứ nhất: Đang diễn ra một sự thay đổi mạnh mẽ trong cơ cấu của hàng
hóa được buôn bán trên thị trường thế giới Chẳng hạn, tỷ trọng hàng nguyênliệu thô có xu hướng giảm, tỷ trọng hàng lương thực và thực phẩm cũng có xuhướng giảm dần, trong khi đó tỷ trọng hàng hóa có trình độ công nghệ cao,đặc biệt là hàng hóa vô hình và dịch vụ lại tăng nhanh Về mặt giá cả thì quyluật giá cánh kéo vẫn tiếp tục thể hiện rõ trong các sản phẩm công nghiệp, đặcbiệt là các sản phẩm công nghiệp chế biến sâu và các mặt hàng nông nghiệp,
Trang 26nguyên liệu Giá sản phẩm thô (trừ mặt hàng dầu mỏ) ở tình trạng bất lợi, còngiá sản phẩm tinh lại có lợi cho người xuất khẩu
Thứ hai: Chu kỳ sống của sản phẩm, đặc biệt là hàng tiêu dùng trên thị
trường thế giới ngày càng rút ngắn, đó là do sự thay đổi của mẫu mã, kiểudáng, chủng loại, tính năng hàng hóa hết sức nhanh chóng Điều này gây khókhăn cho việc tổ chức sản xuất hàng hóa có quy mô lớn và đòi hỏi các doanhnghiệp phải hết sức nhạy bén đối với sự thay đổi thị hiếu và tập quán củakhách hàng Đây cũng là vấn đề rất nan giải cho các nước sản xuất nôngnghiệp là chủ yếu, trong đó có Việt Nam
Thứ ba: Trình độ khoa học và công nghệ phát triển đạt đến mức cao, sự
đào thải công nghệ diễn ra thường xuyên, đưa đến tình trạng phải khấu haonhanh và phải đổi mới thường xuyên thiết bị và công nghệ Điều đó đòi hỏicác quốc gia và doanh nghiệp phải biết lựa chọn phương án tối ưu khi gianhập thị trường thế giới Quy mô tối ưu không phải là quy mô lớn mà là quy
mô phù hợp với sự thay đổi cơ cấu thị trường và đạt chi phí thấp nhất qua cácgiai đoạn kinh doanh khác nhau
Thứ tư: Các phương thức giao dịch mới xuất hiện trên thị trường thế
giới Do sự phát triển của các phương tiện thông tin viễn thông, của giaothông vận tải và sự hình thành các công ty đa quốc gia nên ngày càng xuấthiện nhiều phương thức giao dịch hiện đại Đi theo đó là các phương thứcmới, gắn với hệ thống thông tin viễn thông là việc nối liền hệ thống ngânhàng quốc tế Điều đó mở rộng khả năng cạnh tranh trong hoạt động thươngmại quốc tế và đòi hỏi các doanh nghiệp phải được trang bị các phương tiện
kỹ thuật hiện đại cũng như trình độ quản lý hiện đại đó là thương mại điện tử
Thứ năm, tính chất cạnh tranh ngày càng gay gắt và các phương thức
cạnh tranh ngày càng phong phú, đa dạng, tinh vi Bên cạnh các phương thứctruyền thống như cạnh tranh qua chất lượng và giá cả hàng hóa, ngày nayngười ta tiến hành cạnh tranh thông qua các phương thức như giao hàng, đổi
Trang 27mới mẫu mã và bao bì hàng hóa, điều kiện thanh toán, điều kiện bảo hành vàđặc biệt là qua các dịch vụ sau bán hàng Các phương thức cạnh tranh đa dạngnày thể hiện trình độ văn minh cao trong thương mại quốc tế và đòi hỏi cácdoanh nghiệp phải hết sức nhạy bén vừa nâng cao trình độ khoa học công nghệvừa nâng cao trình độ quản lý của mình khi tham gia vào thị trường thế giới.
- Nhóm nhân tố thuộc về đường lối và chính sách phát triển xuất nhập khẩu của quốc gia
Đây là nhân tố quan trọng bậc nhất vì trong điều kiện hiện nay của thếgiới, việc một quốc gia có mở cửa được về mặt kinh tế hay không, từ đó cóthể đẩy mạnh XNK hay không trước hết phụ thuộc vào đường lối chính sáchkinh tế đối ngoại của quốc gia đó Trước đây, trong điều kiện quan hệ kinh tếquốc tế kiểu cũ các quốc gia thường lựa chọn một trong hai đường lối đối lậpnhau: tự do thương mại hoặc bảo hộ mậu dịch Trong điều kiện của thời kỳchiến tranh, chiến lược kinh tế đối ngoại của các nước XHCN thường thiên vềđóng cửa tức là chủ yếu chỉ phát triển quan hệ XNK và đầu tư trong nội bộkhu vực các nước XHCN (khu vực I), hạn chế phát triển XNK với các nướcTBCN (khu vực II) Ngày nay, trong điều kiện toàn cầu hóa phát triển mạnh
mẽ và xu thế hội nhập quốc tế trở thành phổ biến, hầu hết các quốc gia đều đãlựa chọn mô hình mở cửa, hội nhập khu vực và quốc tế
Tuy nhiên, tùy theo các yếu tố khách quan, chủ quan, mức độ mở cửa, tự
do hóa của chiến lược, chính sách XNK rất khác nhau ở các nước khác nhau.Trong khoảng những năm thập kỷ gần đây (từ sau chiến tranh thế giới thứ hai)điển hình có các chiến lược phát triển XNK sau: chiến lược hướng vào XK; chiếnlược thay thế NK; chiến lược hỗn hợp – kết hợp giữa hướng vào XK và thay thếNK
Tất nhiên có nhiều trường hợp vận dụng cùng một mô hình phát triểnnhưng mức độ ưu tiên cho hoạt động XK hoặc thay thế NK là không giốngnhau Các nước Đông Á đã thành công đáng kể trong việc áp dụng chính sách
Trang 28hướng về XK, nhưng bước đi của mỗi nước cũng không giống nhau Còn cácnước Mỹ La tinh, Ấn Độ và Philippine trong một thời gian khá dài đã áp dụngchiến lược thay thế NK nhưng sau đó đã thay đổi chiến lược và chính sách.Gần đây thị trường thế giới diễn ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và vai tròcủa thị trường nội địa ngày càng trở nên quan trọng, cho nên chính sách hỗnhợp lại được chú trọng ở nhiều quốc gia Tuy nhiên, mức độ kết hợp giữachính sách hướng về xuất khẩu và chính sách thay thế nhập khẩu cũng phụthuộc vào đặc điểm kinh tế - xã hội và trình độ phát triển ở mỗi nước.
Việc lựa chọn kiểu chiến lược XNK nào có ảnh hưởng trực tiếp đếnhoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia bởi vì sau khi đã lựa chọn chiến lượccác quốc gia áp dụng các biện pháp công cụ điều chỉnh tương ứng định hướngtheo mục tiêu chiến lược Ví dụ, một quốc gia lựa chọn chiến lược hướng vàoxuất khẩu sẽ phải bãi bỏ tất cả các hạn chế xuất khẩu, áp dụng triệt để cácbiện pháp khuyến khích xuất khẩu, đồng thời nới lỏng kiểm soát nhập khẩu đểphục vụ cho xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng nội địa Còn một quốc gia khi lựachọn chiến lược thay thế nhập khẩu phải từng bước dùng các công cụ hạn chếthuế quan để kiểm soát luồng hàng nhập khẩu, đồng thời khuyến khích pháttriển sản xuất các ngành thay thế nhập khẩu Rõ ràng là chiến lược hướng vàoxuất khẩu có tác dụng thúc đẩy phát triển XNK mạnh hơn nhiều so với đối lập
và trên thực tế mấy thập kỷ qua còn chứng tỏ đây là chiến lược có ưu thế hơngiúp các quốc gia đạt các mục tiêu chung về tăng trưởng, phát triển
1.2 CHÍNH SÁCH VÀ CÁC CÔNG CỤ ĐIỀU CHỈNH XUẤT NHẬP KHẨU
1.2.1 Chính sách điều chỉnh xuất nhập khẩu của quốc gia và tầm quan trọng của nó
Như phần trên đã trình bày, ở mục 1.1.2 hoạt động xuất nhập khẩu củamột quốc gia bị tác động bởi nhân tố đường lối, chính sách điều chỉnh xuấtnhập khẩu (thường được gọi là chính sách thương mại quốc tế) của quốc gia
đó Rõ ràng đây là nhân tố chủ quan có vai trò quan trọng nhất trong điều
Trang 29chỉnh thương mại quốc tế Chính sách xuất nhập khẩu của một quốc gia baogồm một loạt các biện pháp sử dụng phù hợp với nhau Mục tiêu của tiết 1.2.này là nghiên cứu bản thân khái niệm chính sách thương mại quốc tế trongđiều kiện hiện nay và các bộ phận cấu thành cơ bản của nó: hệ thống các công
cụ điều chỉnh xuất nhập khẩu Thường khi hoạch định các chính sách và công
cụ, các nhà lãnh đạo và quản lý phải căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế
-xã hội của quốc gia đó, chiến lược hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, cácđịnh chế, các quan hệ kinh tế đa phương và song phương, xu hướng ngoạithương, các chính sách và công cụ của các quốc gia là bạn hàng Do vậy khinghiên cứu hệ thống chính sách nói chung, luận án chỉ đề cập dưới góc độphương pháp luận và hệ thống hóa, còn khi xem xét các công cụ xuất nhậpkhẩu, luận án sẽ đề cập cụ thể từ bản chất, nguyên lý tác động, cơ chế vậnhành và một số vấn đề thực tiễn đang đặt ra
Chính sách xuất, nhập khẩu của một quốc gia là một bộ phận của hệ
thống chính sách đối ngoại, bao gồm hệ thống các quan điểm, nguyên tắc,công cụ, biện pháp của nhà nước áp dụng trong kinh tế nhằm tác động, điềuchỉnh, kiểm soát các hoạt động thương mại quốc tế góp phần thực hiện cácmục tiêu kinh tế vĩ mô của quốc gia
Mở rộng XK, NK, đặc biệt là XK, là mục tiêu ưu tiên trong chính sáchphát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Để thúc đẩy XNK, không phảichỉ cần giải quyết các vấn đề quản trị nội bộ doanh nghiệp mà phải quan tâmgiải quyết hàng loạt vấn đề có liên quan đến chính sách, cơ chế Bởi vậy cần
có sự phối hợp chung, mang tính đồng bộ và hệ thống không những ở tầm vĩ
mô mà cả ở sự phối hợp giữa vĩ mô và vi mô trong quá trình mở rộng quy môXK
Các chính sách và biện pháp, công cụ thúc đẩy XK, NK có tác độngđến nhiều hoạt động của sản xuất - kinh doanh
Thứ nhất: Thông qua các chính sách và biện pháp này mà tạo ra nhiều
nguồn hàng, đặc biệt là định hướng vào những mặt hàng chiến lược của quốc
Trang 30gia khi tham gia vào thị trường thế giới Đồng thời các chính sách và biệnpháp thúc đẩy xuất khẩu còn tác động đến việc đa dạng hóa các mặt hàng để
mở rộng qui mô xuất khẩu, vừa tạo thêm công ăn việc làm cho dân cư Cácchính sách và biện pháp này thể hiện ở việc xây dựng định hướng và quyhoạch đối với sản xuất hàng xuất khẩu, những ưu đãi về thuế và cung cấpnguồn vốn cho các mặt hàng mới và mặt hàng chiến lược cũng như nhữngbiện pháp về Marketing và các biện pháp tổ chức quản lý
Thứ hai: Các chính sách và biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu có tác động
nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu trên thị trường thế giới Cácbiện pháp này sẽ hướng vào việc áp dụng và đổi mới công nghệ một cáchthường xuyên, đào tạo người lao động có trình độ tay nghề cao, tăng năngsuất lao động, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng hàng hóa Ở tầm
vĩ mô, các chính sách này sẽ tạo thuận lợi cho các nhà xuất khẩu thông quacác biện pháp như điều chỉnh tỷ giá hối đoái, thực hiện trợ cấp xuất khẩu cũngnhư các biện pháp về tài chính Kết hợp những chính sách và biện pháp ấy sẽtạo khả năng cho hàng hóa nước ta nâng cao sức cạnh tranh cả về chất lượng
và giá cả cũng như tổ chức các kênh tiêu thụ phù hợp
Thứ ba: Chính sách và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu tạo nên sự hiểu
biết của người nước ngoài đối với hàng xuất khẩu trong nước cũng như mởrộng đường cho hàng hóa của nước này xâm nhập vào những thị trường mớiđầy tiềm năng Ở đây các biện pháp về Marketing, về đa phương hóa thịtrường đi đôi với xây dựng thị trường trọng điểm, ký kết các hiệp định songphương, đa phương để bảo hộ đầu tư, thực hiện nguyên tắc tối huệ quốc sẽ cótác dụng trực tiếp, đồng thời mở rộng giao lưu kinh tế, tổ chức hội chợ, triểnlãm, tổ chức các kênh phân phối hữu hiệu có tác động quan trọng
Khi nghiên cứu chính sách thương mại quốc tế (TMQT) của một quốc
gia cần chú ý những điểm sau:
Thứ nhất: Chính sách TMQT mang tính lịch sử rõ rệt: nó luôn gắn với
Trang 31chủ thể quốc gia cụ thể và có tác dụng trong một thời kỳ nhất định Tùy theohoàn cảnh lịch sử cụ thể mỗi quốc gia thường có chính sách TMQT độc lập,thể hiện ý chí và mục tiêu phát triển của mình.
Thứ hai: Chính sách TMQT không tồn tại độc lập mà luôn là bộ phận
trong hệ thống chính sách kinh tế của quốc gia Do vậy, chính sách TMQTvẫn phải phục tùng mục tiêu chung của toàn bộ hệ thống kinh tế Trongtrường hợp mâu thuẫn về mục tiêu đòi hỏi phải tôn trọng mục tiêu chung của
hệ thống Chính đặc điểm này đòi hỏi chính sách TMQT thường phải thay đổiliên tục để phục vụ mục tiêu chung Do vậy, chính sách TMQT có quan hệchặt chẽ với các chính sách liên quan như đầu tư, tài chính, tiền tệ, việc làm
và trong nhiều trường hợp có sự đan xen, giao lưu nhau giữa các chính sách
Thứ ba: Để thực hiện chính sách TMQT có rất nhiều công cụ khác nhau
như thuế quan, hạn ngạch, hàng rào kỹ thuật, tín dụng, trợ cấp, phá giá…Các công
cụ đó có thể được sử dụng riêng rẽ hoặc phối hợp tùy theo mục đích điều chỉnhhoạt động thương mại Các công cụ này đòi hỏi phải được thể chế hóa thành cácluật lệ và quy chế điều chỉnh hành vi của các đối tác liên quan Việc thực hiện cáccông cụ này do hệ thống quản lý theo chức năng của quốc gia đảm nhận
Thứ tư: Xét về cấu trúc cơ chế của chính sách TMQT có thể hình dung nó
như một cơ chế ma trận 3 chiều: chiều thứ nhất thường được gọi là cơ chế thúcđẩy- kìm hãm (dùng các công cụ khác nhau để kìm hãm, thả nổi hoặc thúc đẩyhoạt động thương mại) Chiều thứ hai thường được gọi là cơ chế chính sách mặthàng: áp dụng công cụ có phân biệt theo từng nhóm hàng, ngành hàng, mặt hàng
cụ thể Chiều thứ ba được gọi là chính sách bạn hàng thể hiện sự phân biệt chínhsách đối với từng nhóm bạn hàng hoặc bạn hàng cụ thể cả chiều xuất và nhập
1.2.2 Các chính sách thương mại điển hình và ảnh hưởng của các nguyên tắc quốc tế đến chính sách xuất nhập khẩu
1.2.2.1 Các kiểu chính sách xuất nhập khẩu điển hình
Các biện pháp điều chỉnh XNK là một bộ phận của chính sách thương
Trang 32mại quốc tế Do đó, việc lựa chọn chính sách thương mại loại nào có vai tròquyết định đến cách lựa chọn và liều lượng áp dụng các biện pháp điều chỉnhXNK Trong điều kiện hiện nay, mặc dù các quốc gia trên thế giới đã có sự đadạng trong lựa chọn chính sách thương mại nhưng nhìn chung, có ba kiểuchính sách điển hình: tự do thương mại, bảo hộ mậu dịch hoặc hỗn hợp.Trong mục này sẽ tập trung phân tích sự phát triển của ba kiểu chính sáchnày, ưu nhược điểm của nó, và sự lựa chọn của Việt Nam trong điều kiện hiệnnay.
Chính sách tự do mậu dịch là một kiểu chính sách TMQT trong đó
nhà nước hầu như không can thiệp trực tiếp hoặc can thiệp rất ít vào quá trìnhđiều tiết hoạt động ngoại thương, do đó hầu như mở cửa không hạn chế chohàng hóa nước ngoài cạnh tranh trên thị trường nội địa
Chính sách tự do mậu dịch có những đặc điểm cơ bản là: nhà nướckhông sử dụng các công cụ để điều tiết XK và NK; tự do hoạt động XNK;hoạt động XNK do bàn tay vô hình của cơ chế thị trường điều tiết
Chính sách tự do mậu dịch đã được nhiều nước áp dụng và được đánhgiá có tác dụng hai mặt rõ rệt
Thứ nhất: Về mặt ưu điểm: làm cho thị trường trong nước hòa nhập với
thị trường thế giới, hàng hóa trở nên phong phú và rẻ hơn; tạo môi trườngcạnh tranh quốc tế và nếu các doanh nghiệp thích nghi được sẽ có sức pháttriển ra thị trường thế giới; cơ chế quản lý ngoại thương thông thoáng, đơngiản làm giảm chi phí giao dịch của xã hội
Thứ hai: Về mặt nhược điểm: các doanh nghiệp trong nước nếu không
cạnh tranh được không kịp chuyển hướng sản xuất kinh doanh, sẽ bị suy yếu,phá sản làm mất công ăn việc làm, gây suy yếu nền kinh tế nước nhà; thị trườngnội địa chịu ảnh hưởng trực tiếp của những biến động trên thị trường quốc tế
Chính vì tính chất hai mặt như vậy cho nên đến nay cũng chỉ có một số
Trang 33ít quốc gia thực hiện chính sách này ở dạng thuần túy Hầu như ở tất cả cácquốc gia, ở mức độ nhiều ít khác nhau, khi vận dụng chính sách này thườngchỉ áp dụng đối với chiều XK là chính (để khai thác mặt mạnh của chínhsách), còn chiều NK đều có những hạn chế việc áp dụng tùy mức độ đối vớicác ngành hàng khác nhau Chính sách hướng vào xuất khẩu chính là biếntướng điển hình của chính sách tự do thương mại trong điều kiện hiện nay.
Chính sách bảo hộ mậu dịch là một kiểu chính sách đối lập với chính
sách tự do thương mại Nội dung cơ bản của chính sách này là Chính phủ ápdụng hàng loạt các công cụ, biện pháp, thủ đoạn khác nhau có tác dụng hạn chếthương mại, chủ yếu là chiều nhập khẩu nhằm bảo hộ cho các doanh nghiệptrên thị trường nội địa không phải cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài
Cơ sở kinh tế - xã hội của chính sách bảo hộ mậu dịch là sự phát triểnkhông đồng đều giữa các quốc gia về trình độ công nghệ, tổ chức và quản lý.Trước sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài các nước đều có xu hướng thựchiện chính sách bảo hộ để nâng đỡ các ngành sản xuất non trẻ, thực hiện mụctiêu việc làm và phát triển kinh tế
Chính sách bảo hộ mậu dịch rõ ràng là mâu thuẫn với xu hướng toàncầu hóa và khu vực hóa đang diễn ra hiện nay Chính vì vậy các quốc gia, các
tổ chức khu vực và quốc tế đang cố gắng dung hòa các xu thế này: cho phépcác quốc gia thành viên về mặt ngắn hạn có thể thực hiện chính sách bảo hộđối với một số nhóm hàng nhất định nhưng về mặt dài hạn phải dần dần bãi
bỏ chính sách bảo hộ Chính sách bảo hộ do vậy được áp dụng dưới nhiềuhình thức rất đa dạng và tùy theo cách thức các công cụ và mục đích chínhsách người ta gọi đó là "chính sách thay thế nhập khẩu", "bảo hộ mậu dịch ônhòa", "bảo hộ có điều kiện", "bảo hộ mới", "siêu bảo hộ"
Ưu điểm cơ bản của chính sách bảo hộ mậu dịch là giúp các nhà sản xuấttrong nước không bị cạnh tranh với nước ngoài, chiếm giữ được thị trường nộiđịa, duy trì được sản xuất và việc làm Trong một số trường hợp, chính sách
Trang 34bảo hộ còn giúp điều chỉnh cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế.
Nhược điểm cơ bản của chính sách bảo hộ mậu dịch là ở chỗ làm chothị trường trong nước có giá cả và điều kiện cách biệt với thị trường ngoàinước và cuối cùng dẫn đến tình trạng kém cạnh tranh, hiệu quả thấp của cácngành được bảo hộ
Chính sách hỗn hợp là sự kết hợp khéo léo hai chính sách nêu trên Có
nhiều cách thức kết hợp, nhưng xu hướng chung là nhiều nước thiên về tự dohóa (khuyến khích) đối với chiều xuất khẩu, còn đối với chiều nhập khẩu thì
áp dụng các biện pháp hạn chế nhất định để bảo hộ các doanh nghiệp trongnước (thực hiện chiến lược thay thế nhập khẩu) Gần đây do tác động mạnhcủa xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa nhiều quốc gia lại sử dụng chínhsách hỗn hợp có phân biệt theo ngành: những ngành nào các hiệp định quốc tếđòi hỏi phải tự do hóa thì được thực hiện tự do thương mại, còn những ngànhnào chưa đòi hỏi tự do hóa thì vẫn có hạn chế, bảo hộ
1.2.2.2 Các định chế quốc tế ảnh hưởng đến chính sách và biện pháp điều chỉnh xuất nhập khẩu
Chính sách, biện pháp điều chỉnh xuất nhập khẩu xét trên góc độ nào
đó chính là các biện pháp của một quốc gia dùng để phân biệt đối xử đối vớicác nhà sản xuất và thương nhân nước ngoài Do vậy có thể coi chính sáchxuất nhập khẩu của một quốc gia là chính sách quốc gia đặt trong môi trườngquốc tế vì những động cơ của quốc gia Trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay
để cho các chính sách và biện pháp điều chỉnh xuất nhập khẩu của các quốcgia không mâu thuẫn nhau dẫn đến những tranh chấp đáng tiếc, các tổ chứcquốc tế (chủ yếu là Liên hiệp quốc và GATT/WTO) đã đề ra những chế độ cótính nguyên tắc để các quốc gia tuân theo Những nguyên tắc quốc tế trởthành một bộ phận cấu thành quan trọng không thể thiếu trong chính sáchTMQT của các quốc gia Sau đây là những chế độ có tính nguyên tắc được sửdụng nhiều nhất từ trước đến nay:
Trang 35a) Quy chế tối huệ quốc (MFN- Most Favoured Nation Status)
MFN là chế độ của một nước dành cho một nước khác các điều kiệnđối xử tốt nhất, có ý nghĩa rằng nước được hưởng MFN phải được hưởng tất
cả những ưu đãi về các mặt như thuế quan, mặt hàng, điều kiện thương mại,quyền lợi pháp nhân… mà quốc gia áp dụng MFN áp dụng cho bất kỳ mộtnước thứ ba nào khác [28, tr 40-41] Ví dụ, nếu Mỹ áp dụng MFN đối với ViệtNam thì giả sử Mỹ có chính sách giảm thuế nhập khẩu đồ len dạ của Ôxtralia
từ 20% xuống 10%, điều đó đương nhiên có nghĩa Việt Nam cũng đượchưởng chính sách ưu đãi đó
MFN là một chế độ quan hệ thương mại có lịch sử phát triển khá lâudài: đầu tiên được áp dụng vào năm 1860 giữa Pháp và Anh, sau đó đến thời
kỳ của hai cuộc chiến tranh thế giới MFN bị mai một và hầu như không được
áp dụng nữa Từ năm 1941 (khi Anh và Mỹ ký Hiến chương Đại Tây Dương,nhất là từ khi GATT ra đời và hoạt động (1948), MFN trở thành một nguyêntắc ngày càng được sử dụng rộng rãi Trên một giác độ nào đó có thể coi rằng,MFN cùng với nguyên tắc đối xử quốc gia tạo nên nền tảng của nguyên tắckhông phân biệt đối xử (non-discrimination) trong quan hệ quốc tế
Cần lưu ý rằng MFN hiện nay được áp dụng tự động giữa các nướcthành viên của WTO và một số tổ chức khu vực Số lượng Nước được hưởngMFN của một quốc gia thì rất lớn, ví dụ, ngay Việt Nam năm 2000 mặc dùchưa là thành viên WTO nhưng cũng áp dụng MFN với 66 nước và đượchưởng MFN của trên 60 nước Chính vì vậy, có quan điểm cho rằng không nênhiểu MFN là chế độ quan hệ thương mại ưu đãi nhất như tên gọi của nó màđiểm cơ bản của MFN là đối xử bình đẳng với các nước cùng áp dụng MFN
Mỹ là nước đầu tiên từ năm 1999 chính thức sử dụng thuật ngữ chế độ quan hệthương mại bình thường (NTR) thay thế cho MFN Hơn nữa, khi áp dụng MFN
các quốc gia thường có những ngoại lệ quan trọng Thứ nhất, các sản phẩm từ
các nước đang phát triển được đối xử ưu đãi hơn qua chế độ ưu đãi thuế quan
Trang 36phổ cập (GSP) và một số ưu đãi dành riêng cho các nước thu nhập thấp Thứ hai, các nước cùng một khối kinh tế do quy định của khối thường dành cho nhau những ưu đãi cao hơn Thứ ba, WTO cho phép áp dụng các biện pháp trả
đũa đối với các nước vi phạm các điều ước thương mại quốc tế
b) Nguyên tắc đối xử quốc gia (National Treatment):
Nguyên tắc đối xử quốc gia (trong những tài liệu trước kia còn được gọi
là chế độ ngang bằng dân tộc - National Parity) là một nguyên tắc quan trọng
áp dụng trong nhiều hiệp định song phương và đa phương và cùng với MFN
tạo nên hai nguyên tắc cơ bản trong hoạt động điều chỉnh của WTO Nguyên tắc này đòi hỏi những sản phẩm nước ngoài và nhiều khi cả các nhà cung cấp nước ngoài được đối xử trên thị trường nội địa không kém ưu đãi hơn (ngang bằng) so với sản phẩm nội địa cùng loại và các nhà cung cấp nội địa [28, tr.
c) Nguyên tắc có đi có lại (Reciprocity):
Trang 37Đây là một nguyên tắc mang tính thông lệ trong quan hệ kinh tế quốc tế
chứ không phải là một chế độ bắt buộc Nguyên tắc này đòi hỏi các quốc gia trong quan hệ thương mại phải dành cho nhau những ưu đãi và nhân nhượng tương xứng nhau Sự nhân nhượng tương xứng này tạo nên cân bằng ưu đãi
giữa các quốc gia là nền tảng cho quan hệ kinh tế bền vững Nguyên tắc này rấtquan trọng đối với chính sách của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, khi đã kýHiệp định thương mại với Mỹ và một số các nước khác, chuẩn bị cho gia nhậpWTO
Nguyên tắc có đi có lại là một trong những nguyên tắc lâu đời nhất,được áp dụng từ rất lâu và ngày nay phạm vi và mức độ áp dụng đã bị thu hẹprất nhiều Hiển nhiên là trong điều kiện các nước thành viên WTO áp dụngMFN đa phương với nhau thì bất cứ nhân nhượng nào là kết quả đàm phángiữa hai nước sẽ được mở rộng áp dụng cho tất cả các nước thành viên Dovậy, khi đã gia nhập WTO nguyên tắc này không có ý nghĩa quan trọng nữa
d) Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP - Generalized Systems of
hàng hóa các nước đang phát triển, giúp các nước này đẩy mạnh xuất khẩu,
mở rộng thị trường, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế Như vậy, GSP là chế
độ ưu đãi hơn so với MFN
Thứ nhất: Nó chỉ áp dụng một chiều từ các nước phát triển cho các
nước đang phát triển (Ví dụ EU chỉ dành GSP cho một số nước có GDP/ đầungười nhỏ hơn 6000 USD)
Trang 38Thứ hai: Chế độ này chỉ áp dụng có hạn chế đối với một số nhóm hàng
hóa và thường áp dụng phân biệt thành nhiều nhóm hàng với mức ưu đãi khácnhau, trong đó ưu đãi cao nhất là miễn thuế hoàn toàn
Thứ ba: GSP có tính phân biệt cao, nghĩa là nó được áp dụng khác
nhau ở các nước khác nhau (hiện nay trên thế giới có 15 loại GSP) [21, tr.9]
Việt Nam là một nước đang phát triển có thu nhập đầu người rất thấpnên đã được hưởng GSP của nhiều nước phát triển trong đó có những đối tácquan trọng như EU, Nhật, Canada Do đó, Việt Nam đang có cơ hội cạnh tranhtrên những thị trường đó về những mặt hàng được hưởng GSP tùy theo mức độ
ưu đãi Cần chú ý là các doanh nghiệp khi xuất hàng sang các thị trường có chế
độ GSP muốn được hưởng ưu đãi phải đảm bảo các điều kiện cơ bản như: Điềukiện thứ nhất là xuất xứ sản phẩm từ nước được hưởng ưu đãi: hàng hóa cóxuất xứ từ một nước phải sử dụng tối thiểu một tỷ lệ nhất định (từ 35-60% tùytheo quy định của từng nước) nguyên liệu và công sức trong nước Điều kiệnthứ hai là điều kiện vận tải: phải được đóng gói và vận chuyển thẳng từ cácnước xuất sang nước nhập, không qua các trạm xử lý trung chuyển ở nước thứ
ba Điều kiện thứ ba liên quan đến các chứng từ xác nhận: phải có chứng từhợp pháp, hợp lệ chứng nhận xuất xứ sản phẩm theo các mẫu quy định (C/o –Certificate of origin from A) do cơ quan có thẩm quyền cấp Việt Nam từ banăm nay đã được hưởng GSP của một số khu vực và quốc gia, nhưng trong tổchức thực hiện các giải pháp hưởng ưu đãi nhằm thúc đẩy xuất khẩu đã tỏ ralúng túng (điều kiện xuất xứ, điều kiện chứng từ) Gần đây đã có cải tiến tốthơn
e) Một số quy định chung có tính nguyên tắc của WTO và các định chế quốc tế khác đối với chính sách TMQT các quốc gia
Ngoài những chế độ có tính nguyên tắc đã nêu ở trên, trong những hiệpđịnh của WTO, các công ước quốc tế và các định chế của các tổ chức quốc tếkhác như APEC, ASEAN còn nổi lên một số quy định mang tính nguyên tắc
Trang 39khác có ảnh hưởng mạnh đến chính sách TMQT của các nước Những quy định
đó là:
- Giảm tối đa, tiến tới xóa bỏ những hạn chế phi thuế quan Trong hiệp
định chung của GATT/WTO có quy định rằng, ngoài thu thuế và các khoảnchi phí hợp lý khác, các nước thành viên không được lập ra hoặc duy trì hạnngạch, giấy phép xuất nhập khẩu hoặc các biện pháp khác để hạn chế hoặccấm nhập khẩu sản phẩm từ lãnh thổ của các nước thành viên khác [21].Trong các hiệp định của ASEAN cũng có những quy định tương tự Tấtnhiên, khi áp dụng quy định này cũng có nhiều điểm rất cần chú ý Đối vớimột số nhóm hàng hóa nhất định được gọi là hàng hóa nông sản nhạy cảm vàhàng hóa ảnh hưởng mạnh đến cán cân thanh toán vẫn cho phép có ngoại lệ[21] Ngoài ra, đối với các quốc gia có thu nhập thấp và đang chuyển đổi cơchế như Việt Nam, việc áp dụng các công cụ phi thuế quan vẫn mang tính phổbiến Hơn nữa, các quốc gia còn có quyền áp dụng các thuế nội địa thay thếcho các biện pháp phi thuế quan của chính sách thương mại
- Tránh đánh thuế hai lần và bảo hộ đầu tư
Trong điều kiện phát triển TMQT và đầu tư quốc tế mạnh như hiệnnay, để khuyến khích các nhà kinh doanh mở rộng buôn bán và đầu tư ranước ngoài cũng như để bảo đảm các điều kiện kinh doanh bình đẳng cho cácnhà kinh doanh nước ngoài ở trong nước, giữa các quốc gia có quan hệ
thương mại và đầu tư đều phải ký với nhau hai hiệp định cơ bản: tránh đánh thuế hai lần và bảo hộ đầu tư
Tránh đánh thuế hai lần là những biện pháp điều chỉnh thuế suất (chủ yếu
áp dụng cho các sắc thuế trực thu) nhằm đảm bảo cho các nhà kinh doanh và đầu
tư nước này khi làm ăn ở nước khác không phải chịu các khoản thuế quá mức do
hệ thống thuế của hai nước độc lập nhau và đều đánh trên một đối tượng thuế là
thu nhập, lợi nhuận Còn Bảo hộ đầu tư là những biện pháp mang tính cam kết
Trang 40của Nhà nước nhằm đảm bảo những điều kiện kinh doanh cho các thương nhânnước ngoài, đặc biệt đối với hoạt động đầu tư không phải chịu những điều kiệnxấu hơn khi có sự thay đổi chính sách Các điều kiện đó có thể là: đảm bảokhông quốc hữu hóa trực tiếp và gián tiếp; khi chính sách (đặc biệt là thuế) thayđổi thì nếu thay đổi theo hướng có lợi hơn cho thương nhân họ sẽ được hưởngchính sách mới, nếu thay đổi xấu đi, họ sẽ được hưởng chính sách cũ trong mộtthời gian nhất định Quy định này rất quan trọng đối với Việt Nam vì nước tađang trong quá trình đổi mới, hoàn thiện chính sách thương mại.
- Công khai chính sách TMQT WTO và trong một chừng mực nhất định
cả các tổ chức khu vực như APEC, ASEAN quy định các thành viên phảithường xuyên thông báo công khai các chính sách TMQT của mình để các tổchức này có trách nhiệm cung cấp thông tin chính sách cho các thành viên khác
1.2.2.3 Ảnh hưởng của quá trình hội nhập quốc tế đến chính sách
và biện pháp điều chỉnh xuất nhập khẩu của Việt Nam
Hiện nay Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế và khu vực
và quá trình hội nhập này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các biện pháp điềuchỉnh XNK Quá trình hội nhập của Việt Nam được thực hiện theo baphương thức Theo phương thức thứ nhất các bên cùng đàm phán liên tục để
mở cửa thị trường theo nguyên tắc có đi có lại (phương thức gia nhập WTO).Theo phương thức thứ hai các bên cùng đặt ra một thời hạn nhất định với lộtrình cụ thể buộc phải tuân thủ, phương thức này được ASEAN sử dụng trongHiệp định CEPT/AFTA Theo phương thức thứ ba các bên cùng đặt ra thờihạn mục tiêu mà không có lộ trình bắt buộc cụ thể, các nước được tự nguyện,linh hoạt xây dựng lộ trình (phương thức này áp dụng trong hợp tác APEC)
Cả ba phương thức đó đều có mục tiêu thực hiện mở cửa thị trường với
ba nhóm nội dung chính: mở cửa thị trường hàng hóa (giảm thuế quan, dỡ bỏhàng rào phi thuế quan), mở cửa thị trường đầu tư, dịch vụ và bảo vệ quyền