1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÀI TẬP LỚN NGUYÊN LÝ HỆ ĐIỀU HÀNH

36 861 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 2,88 MB

Nội dung

Android là hệ điều hành trên điện thoại di động và hiện nay là cả trên một số thiết bị kĩ thuật số khác như máy ảnh và đầu kĩ thuật số được phát triển chính bởi Google và dựa trên nền tả

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

MẠNG MÁY TÍNH BÀI TẬP LỚN NGUYÊN LÝ HỆ ĐIỀU HÀNH Giáo Viên Hướng Dẫn: Nguyễn Thị Hữu Phương

Sinh Viên Thực Hiện: Lê Minh Đạt 1121050025

Hoàng Thanh Tùng 1121050333

Đề Tài: Tìm Hiểu Về Sự Ra Đời Và Phát Triển Của Hệ Điều Hành Android

Hà Nội – Ngày 24 Tháng 04 Năm 2013

Trang 2

MỤC LỤC

I GIỚI THIỆU VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH MÃ NGUỒN MỞ ANDROID 7

II HỆ ĐIỀU HÀNH MÃ NGUỒN MỞ ANDROID 7

1 Sự Ra Đời 7

2 Giấy Phép 8

3 Biểu Tượng 8

III LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC PHIÊN BẢN ANDROID 10

1 Điểm Khởi Đầu Của Android – Android 1.0 (Linux Kernel 2.6, 2.7) 10

2 Android 1.1 (Ngày 9 Tháng 2 Năm 2009) 11

3 Android 1.5 Cupcake (Linux Kernel 2.6,27 – Ngày 30 Tháng 4 Năm 2009) 12

4 Android 1.6 Donut (Linux Kernel 2.6,29 – Ngày 30 Tháng 9 Năm 2009) 13

5 Android 2.0 và Android 2.1 Éclair (Linux Kernel 2.6,29 – 26/10/009) 14

6 Android 2.2 Froyo (Linux Kernel 2.6,32 Ngày 20 Tháng 5 Năm 2010) 17

7 Android 2.3 Gingerbread (Linux Kernel 2.6,33,34 – 6 Tháng 12 Năm 2010) 18 8 Android 3.x Honeycomb (Ngày 22 Tháng 2 Năm 2011) 20

9 Android 4.0 Ice Cream Sandwich (Ngày 19 Tháng 10 Năm 2011) 21

10 Android 4.1 và 4.2 Jelly Bean (Ngày 9 Tháng 7 Năm 2012) 22

IV CẤU TRÚC CỦA ANDROID 23

1 Bộ Nạp Khởi Động - BootLoader 23

2 Ngôn ngữ của Android 24

3 Hacking – Root 25

4 Kernel 26

V NHƯỢC ĐIỂM CỦA ANDROID 28

1 Tại Sao Android Lại Kém Mượt Và Pin Yếu? 28

2 Sự Phân Mảnh Của Android 31

2.1) Model 32

2.2) Thương hiệu 32

2.3) Phiên bản Android 33

Trang 3

2.4) Độ phân giải màn hình 33

2.5) Các bản ROM 33

3 Malware Trên Android 34

VI GOOGLE THU LỢI TỪ ANDROID NHƯ THẾ NÀO? 35

VII KẾT LUẬN 35

Trang 4

- Phiên bản Android 1.5: Cupcake

- Phiên bản Android 1.6: Donut

2 Hoàng Thanh Tùng

Tìm hiểu về:

- Phiên bản Android 2.0 và 2.1 : Éclair

- Phiên bản Android 2.2 : Froyo

- Phiên bản Android 2.3 : Gingerbread

- Phiên bản Android 3.0 : Honeycomb

- Phiên bản Android 4.0 : Ice Cream Sandwich

- Phiên bản Android 4.1 và 4.2 : Jelly Bean

3 Lê Minh Đạt

Tìm hiểu về:

- Cấu trúc của Hệ Điều Hành Android:

+ Bootloader + Ngôn ngữ của Android + Hacking – Root

+ Kernel

- Nhược điểm của Android:

+ Sự kém mượt và pin yếu

+ Sự phân mảnh của Android thể hiện qua Model, Thương hiệu, các phiên bản Android, Độ phân giải màn hình

- Malware

Trang 5

- Cách thức Google kiếm tiền với Android – một hệ điều hành mã nguồn

mở

- Kết luận

Trang 6

ANDROID NGƯỜI KHỔNG LỒ XANH

Trang 7

GIỚI THIỆU VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH MÃ NGUỒN MỞ ANDROID

Android là hệ điều hành trên điện thoại di động (và hiện nay là cả trên một số thiết

bị kĩ thuật số khác như máy ảnh và đầu kĩ thuật số) được phát triển chính bởi Google và dựa trên nền tảng hệ điều hành Linux Trước đây, Android được phát triển bởi công ty liên hợp Android ( sau đó được Google mua lại vào năm 2005) Theo công ty nghiên cứu thị trường NPD, thiết bị di động sử dụng hệ điều hành Android bán được tại Mỹ trong quý II năm 2010 xếp vị trí đầu tiên với 33%, thứ 2 là BlackBerry OS với 28% và iOS ở vị trí thứ 3 với 22% Android có một cộng đồng những nhà phát triển rất lớn viết các ứng dụng cho hệ điều hành của mình Hiện tại có khoảng 80,000 ứng dụng cho Android OS

và vào khoảng 100,000 ứng dụng đã được đệ trình, điều này khiến Android trở thành hệ điều hành di động có môi trường phát triển lớn thứ 2 Các nhà phát triển viết ứng dụng cho Android dựa trên ngôn ngữ Java Sự ra mắt của Android vào ngày 5 tháng 11 năm

2007 gắn với sự thành lập của liên minh thiết bị cầm tay mã nguồn mở, bao gồm 78 công

ty phần cứng, phần mềm và viễn thông nhằm mục đính tạo nên một chuẩn mở cho điện thoại di động trong tương lai Google công bố hầu hết các mã nguồn của Android theo bản cấp phép Apache Hệ điều hành Android bao gồm 12 triệu dòng code; 3 triệu dòng XML (eXtensible Markup Language, "Ngôn ngữ Đánh Dấu Mở rộng"), 2.8 triệu dòng mã

C, 2.1 triệu mã Java và 1.75 triệu dòng mã C++

I HỆ ĐIỀU HÀNH MÃ NGUỒN MỞ ANDROID

1 Sự Ra Đời

Tháng 7 năm 2005 Google mua lại Android Inc, một công ty nhỏ được thành lập

từ năm 2003 có trụ sở ở Palo Alto, California, Mỹ Những nhà đồng sáng lập của Android chuyển sang làm việc tại Google gồm có Andy Rubin (đồng sáng lập công ty Danger), Rich Minner (đồng sáng lập công ty Wildfire Communications), Nick Sears (từng là phó chủ tịch của T-Mobile), và Chris White (trưởng nhóm thiết kế và phát triển giao diện tại WebTV) Khi đó, có rất ít thông tin về các công việc của Android, ngoại trừ việc họ đang phát triển phần mềm cho điện thoại di động Điều này tạo những tin đồn về việc Google có ý định bước vào thị trường điện thoại di động

Tại Google, nhóm do Rubin đứng đầu đã phát triển một nền tảng thiết bị di động dựa trên hạt nhân Linux, được họ tiếp thị đến các nhà sản xuất thiết bị cầm tay và các nhà mạng trên những tiền đề về việc cung cấp một hệ thống mềm dẻo, có khả năng nâng cấp

mở rộng cao Một số nguồn tin cho biết trước đó Google đã lên danh sách các thành phần phần cứng và các đối tác phần mềm, đồng thời ra hiệu với các nhà mạng rằng họ sẵn sàng hợp tác ở nhiều cấp độ khác nhau Ngày càng nhiều suy đoán rằng Google sẽ tham gia thị trường điện thoại di động xuất hiện trong tháng 12 năm 2006 Tin tức của BBC và Nhật Báo Phố Wall chú thích rằng Google muốn đưa công nghệ tìm kiếm và các ứng dụng của

họ vào điện thoại di động và họ đang nỗ lực làm việc để thực hiện điều này Các phương tiện truyền thông tin và online cũng sớm có bài viết về những tin đồn cho rằng Google

Trang 8

đang phát triển một thiết bị cầm tay mang thương hiệu Google Và lại càng có nhiều suy đoán sau bài viết về việc Google đang định nghĩa các đặc tả công nghệ và trình diễn các mẫu thử với các nhà sản xuất điện thoại di động và nhà mạng

Tháng 9 năm 2007, tờ InformationWeek đăng tải một nghiên cứu của Evalueserve cho biết Google đã nộp một số đơn xin cấp bằng sáng chế trong lĩnh vực điện thoại di động

Ngày 5 tháng 11 năm 2007, Liên Minh Thiết Bị Cầm Tay Mở Rộng (Open Handset Alliance), một hiệp hội bao gồm nhiều công ty trong đó có Texas Instruments, Tập Đoàn BroadCom, Google, HTC, Intel, LG, Tập Đoàn Marvel Technology, Motorola, Nvidia Qualcomm, Samsung Electronics, Sprint Nextel và T-Mobile được thành lập với mục đích phát triển các tiêu chuẩn mở cho thiết bị di động Cùng với sự thành lập của OHA (Liên minh thiết bị cầm tay mã nguồn mở), họ cũng giới thiệu sản phẩm Android đầu tiên Nó là một thiết bị di động có hệ điều hành dựa trên nhân Linux phiên bản 2.6.(2.7)

Ngày 9 tháng 12 năm 2008 thêm 14 thành viên mới gia nhập dự án Android được công bố, gồm có ARM Holdings, Atheros Communications, Asustek Computer Inc, Garmin Ltd, Softbank, Sony Ericsson, Toshiba Corp và Vodafone Group Plc

2 Giấy Phép

Trừ những giai đoạn cập nhật ngắn, Android đã lưu hành với mã nguồn mở kể từ ngày 21 tháng 10 năm 2008 Google đã mở toàn bộ mã nguồn (bao gồm cả các ngăn xếp mang và điện thoại) dưới giấy phép Apache Với giấy phép Apache, các nhà cung cấp có thể thêm những mở rộng thương mại mà không cần chuyển chúng thành mã nguồn mở

3 Biểu Tượng

Biểu tượng đại diện của hệ điều hành Android hiện tại là chú robot màu xanh, vốn được biết đến với tên gọi Bugdroid, ngay từ khi ra mắt đã trở nên phổ biến và được ưa chuộng trên thị trường di động thế giới Tuy nhiên, chú robot xanh xinh xắn lại không phải là biểu tượng đầu tiên của hệ điều hành này

Trang 9

Người máy màu xanh lá này đã trở nên quá quen thuộc trên toàn cầu

Hình ảnh về những con robot trông có vẻ tinh nghịch với hình dáng như những chiếc kẹo bên dưới đây chính là hình đại diện được đề cử đầu tiên dành cho hệ điều hành Android Chúng được sáng tạo bởi Dan Morill, một nhân viên làm việc trong bộ phận lập trình của Google, vào năm 2007 Tuy không được lựa chọn để làm hình ảnh đại diện chính thức, nhưng những biểu tượng vui nhộn này cũng đã tồn tại trong một khoảng thời gian khá dài với biệt danh Dandroids

Dandroids có vẻ "nhí nhố" hơn Bugdroid

Dandroids mặc dù mang những nét đặc trưng riêng nhưng đến sau cùng, Google

đã chọn “người máy” Bugdroid – với dáng vẻ hiện đại và trẻ trung hơn – được sáng tạo bởi Irina Blok, làm biểu tượng chính thức cho hệ điều hành di động của họ Bên cạnh đó,

để khẳng định thương hiệu, cách đặt tên các phiên bản hệ điều hành Android theo các

Trang 10

món ăn tráng miệng do Ryan PC Gibson đề xuất cũng đã được Google áp dụng Và cho đến bây giờ, Android đã và đang mang đến thêm nhiều hương vị ngọt ngào nữa như Cupcake, Donut, Ice Cream Sandwich, Jelly Bean hay sắp tới đây sẽ là Key Lime Pie

Các phiên bản Android được đặt tên theo các món tráng miệng

II LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC PHIÊN BẢN ANDROID

Android đã có những bước đi dài kể từ khi thiết bị đầu tiên dùng hệ điều hành này xuất hiện, chiếc HTC Dream (ở nhiều nước gọi là T-Mobile G1) Trong quãng thời gian

ấy, người dùng đã chứng kiến sự xuất hiện của rất nhiều phiên bản Android, giúp nó dần biến đổi thành một nền tảng di động mạnh mẽ như ngày hôm nay

1 Điểm Khởi Đầu Của Android – Android 1.0 (Linux Kernel 2.6, 2.7)

Kỉ nguyên Android chính thức

khởi động vào ngày 22/10/2008, khi

mà chiếc điện thoại T-Mobile G1

chính thức được bán ra ở Mỹ Ở giai

đoạn này, rất nhiều những tính năng

cơ bản cho một smartphone bị thiếu

sót, chẳng hạn như bàn phím ảo, cảm

ứng đa điểm hay khả năng mua ứng

dụng Tuy nhiên, vai trò của phiên

bản đầu tiên này vô cùng quan trọng

Nó đã đặt nền móng cho các tính năng

có thể xem là đặc điểm nhận dạng của

Android ngày nay

Trang 11

Thanh thông báo kéo từ trên xuống: Ngay từ ngày đầu tiên trình làng, Android

đã được tích hợp một hệ thống cảnh báo vô cùng hữu dụng so với những đối thủ cạnh tranh thời bấy giờ mặc dù nó không được tốt như Notification Bar trên các thế hệ Android mới Người dùng có thể nhanh chóng xem những tin nhắn đến, xem ai mới gọi nhỡ hoặc bất cứ thứ gì mà phần mềm trên đang máy muốn người dùng biết Tất cả thông báo đều tập hợp trong một danh sách duy nhất Thanh trạng thái, bao gồm đồng hồ, biểu tượng pin, biểu tượng cho các kết nối cũng được tích hợp vào nơi đây, giúp tiết kiệm tối

đa không gian màn hình nhưng vẫn phục vụ đầy đủ nhu cầu thông tin cho người sử dụng Mãi cho đến ngày nay, Android 4.2 vẫn duy trì ý tưởng tuyệt vời này

Màn hình chính và widget: Nếu muốn so sánh Android, iOS và Windows Phone,

điểm khác biệt lớn nhất đó là một màn hình chính Màn hình chính của Android thật sự rất phong phú Có thể thay đổi hình nền (Windows Phone không làm được điều này), đặt icon ra màn hình chính, sử dụng widget và hơn hết là thay luôn cả cái màn hình chính nếu muốn Độ tùy biến của màn hình chính trên Android có thể xem là cao nhất trong các

hệ điều hành di động hiện nay Về phần widget, đây cũng là một điểm hay của Android vì

nó cho phép người dùng nhanh chóng truy cập đến một số tính năng nào đó hoặc xem nhanh các thông tin cập nhật chi tiết một cách nhanh nhất Widget cũng đóng vai trò trang trí cho màn hình chính nữa Symbian cũng có widget nhưng chưa so được với Android về mức độ phong phú và chức năng (tất nhiên là phải về sau này, còn lúc mới ra thì chưa có nhiều)

Tích hợp chặt chẽ với Gmail: Lúc chiếc G1 ra mắt, Gmail đã hỗ trợ giao thức

POP và IMAP để dùng được với các trình gửi nhận email trên thiết bị di động, nhưng vấn

đề nằm ở chỗ không có giao thức nào được tận dụng tối đa để phục vụ những tính năng độc đáo của Gmail (ví dụ như lưu trữ, đánh nhãn cho email) Android 1.0 ra mắt đã khắc phục được vấn đề này và có thể nói chiếc G1 đã mang lại trải nghiệm Gmail tốt nhất trên thị trường vào thời điểm đó

Về mặt giao diện: Google xây dựng giao diện của Android 1.0 với sự hợp tác của

một công ty thiết kế đến từ Thụy Điển với tên gọi The Astonishing Tribe (TAT) Từ Android 1.0 đến 2.2, có thể thấy sự xuất hiện của một widget đồng hồ quen thuộc, tuy đơn giản nhưng khá đẹp mắt, đó chính là dấu ấn của TAT Một thời gian sau, TAT bị RIM mua lại để tập trung phát triển cho nền tảng BlackBerry OS cũng như BBX Mối quan hệ của TAT với Google Android cũng chấm dứt ở đây

2 Android 1.1 (Ngày 9 Tháng 2 Năm 2009)

Tháng 2/2009, bản nâng cấp đầu tiên của Android được trình làng, khoảng ba tháng sau khi G1 được bán ra Phiên bản 1.1 không phải là một cuộc cách mạng gì to lớn bởi tính năng chính của nó là sửa một danh sách lỗi khá dài Tuy nhiên, nó đã cho thấy khả năng nâng cấp thiết bị di động qua phương pháp Over-The-Air (tức tải về và cài đặt

Trang 12

bản cập nhật ngay trên thiết bị, không cần kết nối với máy tính) Ở thời điểm đó, rất ít hệ điều hành di động có thể làm được việc này, hầu hết đều phải nhờ đến một phần mềm chuyên dụng nào đó trên PC Trước đó, ở Mỹ có dòng máy Danger Hiptop (được biết nhiều hơn với tên Sidekick) đã có cập nhật dạng gần giống over the air theo từng giai đoạn, và chính Andy Rubin, người sáng lập công ty Android Inc (sau đó Google mua lại) cũng chính là nhà đồng sáng lập hãng Danger

3 Android 1.5 Cupcake (Linux Kernel 2.6,27 – Ngày 30 Tháng 4 Năm 2009)

Android 1.5 có lẽ có vai trò cực kì quan trọng trong quá trình trưởng thành của Android khi nó bổ sung cho hệ điều hành này những tính năng nổi bật giúp nó cạnh tranh với các nền tảng đối thủ khác Đây cũng là bản Android đầu tiên được Google gọi tên theo các món đồ ăn với chữ cái bắt đầu được xếp theo thứ tự alphabet Cupcake là một loại bánh nhỏ, hơi giống bánh bông lan và có kem bên trên Sau này ta có thêm Donut, Eclair (bánh su kem nhưng dài, nhân chocolate), FroYo (ya-ua đá), Gingerbread (bánh gừng), Honeycomb (một loại bánh có hình tổ ong), Ice Cream Sandwich (bánh sandwich kem) và mới đây nhất là Jelly Bean (một loại kẹo dẻo viên nhỏ, hình hạt đậu)

Về mặt giao diện, Android 1.5 không có nhiều điểm thay đổi so với người tiền

nhiệm của mình Google chỉ điểm thêm vài điểm để làm giao diện trông bóng bẩy, mượt

mà hơn một tí, chẳng hạn như widget tìm kiếm có độ trong suốt nhẹ, biểu tượng app drawer có một số hoa văn nhỏ mới, v.v Nói chung, giao diện không phải là một điểm nhấn của Android 1.5 mà người ta quan tâm nhiều hơn đến các tính năng mới mà nó mang lại, chẳng hạn như:

Bàn phím ảo: Tại sao Google không cho

những bản Android đầu tiên bàn phím mềm? Đâu

phải là họ không có khả năng làm đâu? Thực chất,

mục tiêu ban đầu của Android là cạnh tranh với

BlackBerry Vâng, thời đó BlackBerry đang rất nổi

và được nhiều người dùng quan tâm, nhất là ở Mỹ,

bởi chính bàn phím vật lí của nó Bởi vậy mà G1 có

một bàn phím QWERTY trượt ngang Mãi đến bản

Cupcake này mới có một chiếc điện thoại Android

thuần cảm ứng là HTC Magic được giới thiệu

Trang 13

Cùng với đó, Google tích hợp vào Cupcake những "cái móc", dân lập trình gọi là

hook, để họ có thể tự do viết phần mềm bàn phím của riêng mình cho Android Lại thêm

một điểm nữa khiến cho Android trở nên khác biệt với các hệ điều hành đối thủ khác Lúc Cupcake xuất hiện, bàn phím ảo mặc định rất chậm và không chính xác khi so sánh với iOS, chính vì thế mà những hãng sản xuất phần cứng như HTC đã phát triển riêng một biện pháp khắc phục, cũng may là có hook do Google mở ra

Mở rộng khả năng cho widget: Android 1.0 và 1.1 có tích hợp widget, nhưng

tiềm năng của nó chưa được khai thác hết vì Google chưa đưa bộ phát triển phần mềm cho lập trình viên Từ Android 1.5 trở đi thì chuyện đã thay đổi, và đến thời điểm hiện tại, kho widget của Android đã rất phong phú, đó là chưa kể đến những ứng dụng của bên thứ ba cũng mang sẵn trong mình widget nữa Nhờ có khả năng này mà việc tùy biến giao diện của Android càng được đẩy mạnh hơn nữa

Cải tiến clipboard: Thật ra Android đã hỗ trợ việc copy và paste ngay từ những

ngày đầu tiên rồi, nhưng nó bị giới hạn lại ở textbox (là những chỗ nào chúng ta có thể gõ chữ được) và sao chép các đường link mà thôi Ví dụ đang đọc mail hay đang duyệt web thì chịu, chúng ta không cách gì sao chép được Với Cupcake thì Google cho phép sao chép nội dung của web, một cải tiến được đánh giá là tốt Còn với Gmail thì phải đến vài bản nâng cấp sau mới có được tính năng này

Khả năng quay phim: Thật khó mà tưởng tượng được chiếc smartphone xịn lại

bán ra mà không hề có tính năng quay phim, nhưng đó là những gì mà chiếc T-Mobile G1 phải "hứng chịu" (cũng hơi giống iPhone những đời đầu) Mãi đến Android 1.5 thì Android mới quay phim được Nhưng cũng giống với bàn phím, trình camera mặc định của Android không tốt nên các hãng phần cứng phải nhanh chóng thay nó với ứng dụng của riêng mình với các chế độ quay theo cảnh, chạm để lấy nét, tùy chỉnh thông số video

Và còn nhiều thứ khác nữa bao gồm khả năng xóa hoặc di chuyển hàng loạt

email trong Gmail, cho phép tải ảnh, video lên YouTube, Picasa, truy cập danh bạ trong Google Talk từ nhiều ứng dụng khác

4 Android 1.6 Donut (Linux Kernel 2.6,29 – Ngày 30 Tháng 9 Năm 2009)

Trang 14

Phiên bản bánh Donut

này, mặc dù chỉ thêm có 0.1

vào mã số của Android 1.5

nhưng nó cũng mang lại

nhiều cải tiến đáng giá Một

vài điểm trong giao diện

được cải thiện, vài tính năng

nhỏ được thêm vào, cuối

với độ phân giải Lần đầu

tiên, Android có thể chạy trên nhiều độ phân giải và tỉ lệ màn hình khá nhau, cho phép những thiết bị có nhiều độ phân giải hơn là 320 x 480 Hiện nay, chúng ta có những chiếc smartphone Android chạy ở độ phân giải QVGA, HVGA, WVGA, FWVGA, qHD, và 720p, HD và Full HD Vài chiếc máy tính bảng còn đạt mức 1920 x 1080 nữa

Tính năng Quick Search Box, được biết nhiều hơn trong thế giới điện thoại với cái tên Universal Search, cũng là một điểm mà Android nhận được nhiều lời khen Có thể tìm kiếm danh bạ, ứng dụng, nhạc, tin nhắn,…, tất cả đều chỉ thao tác trong một hộp tìm kiếm mà thôi Trước Donut, khi nhấn nút Search trên máy Android thì chỉ có thể tìm kiếm thông qua google.com mà thôi Google cũng cho phép những lập trình viên tích hợp tính năng tìm kiếm mới này vào ứng dụng của mình để mở rộng thêm khả năng của Quick Search Box

Android 1.6 còn có gì mới? Đó là một Android Market với thiết kế mang tông màu xanh trắng đặc trưng của Android, có thể hiển thị các ứng dụng free và trả phí hàng đầu Những ứng dụng bên thứ ba cũng bắt đầu xuất hiện nhiều hơn Giao diện camera mới, tíhc hợp với trình xem ảnh tốt hơn, giảm thời gian chờ giữa hai lần chụp ảnh Nhưng cũng thường thì các nhà sản xuất cũng thay thế bằng ứng dụng của riêng mình

5 Android 2.0 và Android 2.1 Éclair (Linux Kernel 2.6,29 – 26/10/009)

Đầu tháng 9 năm 2009, một năm sau khi G1 chào đời, Android 2.0 đã được ra mắt Thật sự không ngoa khi mô tả Android 2.1 bằng một chữ "lớn" Một cơ hội lớn cho

Trang 15

những nhà phát triển, một tiềm năng lớn cho Android về sau, những chiếc điện thoại

"lớn" được ra mắt và phân phối bởi các nhà mạng lớn Eclair, tên gọi của Android 2.0, lúc mới ra mắt chỉ được dùng độc nhất cho chiếc Motorola Droid của nhà mạng Verizon, một trong những chiếc điện thoại đã kích hoạt cho một kỉ nguyên Android lớn mạnh như ngày hôm nay Motorola Droid còn được biết đến với tên gọi Motorola Milestone khi nó xuất hiện ở Việt Nam Đây là một sản phẩm rất thành công của Motorola và cả Google khi mang đến cho người dùng những trải nghiệm cực kì tốt với Android

Vậy những gì làm cho Eclair quan trọng? Nó là bản nâng cấp và làm mới lớn nhất

mà Android từng có kể từ khi hệ điều hành này được giới thiệu, cả về ngoại hình lẫn kiến trúc bên trong Vào thời điểm Motorola Milestone ra mắt, độ phân giải cao và lạ 854 x

480 cùng nhiều yếu tố phần cứng khác đã làm cho sản phẩm này đứng đầu thế giới Android về cấu hình, nhưng quan trọng hơn là Android 2.0 có những tính năng khiến cho

nó dễ bán hơn, chẳng hạn như:

Hỗ trợ nhiều tài khoản người dùng: lần đầu tiên, nhiều tài khoản Google có thể

được đăng nhập trên cùng một thiết bị chạy Android Tài khoản Microsoft Exchange cũng được hỗ trợ trong Eclair Người dùng có thể duyệt qua danh bạ, email của từng tài khoản Google giờ đây cho phép những nhà phát triển bên thứ ba tích hợp dịch vụ của họ vào trong mục Account này, đồng thời hỗ trợ tự động đồng bộ hóa

Quick Contact: khi chạm vào một số liên lạc nào đó, có một menu nhỏ sẽ xuất

hiện để người dùng tương tác theo nhiều cách: gửi email, gọi điện, nhắn tin và hơn thế nữa Miễn là nơi nào có biểu tượng contact xuất hiện là nơi đó có thể dùng Quick Contact Sau này có thêm Twitter, Facebook và nhiều dịch vụ đồng bộ khác cũng tích hợp tính năng riêng của mình vào Quick Contact

Trang 16

Cải tiến bàn phím ảo: Giống với chiếc G1, Droid/Milestone có một bàn phím

QWERTY đầy đủ dạng trượt ngang nhưng Google cho phép người dùng sử dụng thêm bàn phím ảo mà hãng đã thiết kế lại Mặc dù tính năng cảm ứng vẫn còn một điều xa vời với Android vào lúc đó (trình duyệt, bản đồ và cả các phần mềm khác không hề dùng được tính năng hai ngón tay để phóng to, thu nhỏ,…) nhưng Eclair lại sử dụng dữ liệu multitouch từ bàn phím để xác định điểm chạm thứ hai trong lúc người dùng gõ nhanh

Độ chính xác của bàn phím ảo trên Android 2.0 nhờ đó đã được cải tiến đáng kể

Trình duyệt mới: Mặc dù chưa hỗ trợ cảm ứng đa điểm nhưng trình duyệt trên

Android 2.0 cũng có nhiều điểm nâng cấp đáng khen Google đã hỗ trợ HTML5, bao gồm luôn khả năng phát video ở chế độ toàn màn hình Hộp địa chỉ kết hợp với thanh tìm kiếm (giống với trình duyệt Chrome) cũng lần đầu xuất hiện trên Android Để bù lại cho tính năng cảm ứng đa điểm, trình duyệt mới hỗ trợ chạm hai lần để phóng to nội dung trên màn hình, kèm theo đó là hai nút Zoom in, Zoom out

Giao diện mới: các biểu tượng giờ đây đã đẹp hơn, sang trọng hơn, gọn gàng hơn

nhiều so với trước Widget cũng được thiết kế mới để tương thích với độ phân giải cao trên Droid Giao diện menu cũng đẹp hơn nữa

Về phần Android 2.1, mặc dù không "lớn" như Android 2.0 vì nó chủ yếu ra mắt

để sửa lỗi và thêm hàm API để lập trình viên can thiệp sâu hơn vào hệ thống nhưng nó đã

hỗ trợ thêm vài tính năng lý thú như Live Wallpaper, chuyển giọng nói thành văn bản và một màn hình khóa mới

Trang 17

Android 2.1

cũng có rất nhiều ý

nghĩa về việc thay đổi

chiến lược của Google

Nhận thấy rằng các

hãng phần cứng

thường thay đổi giao

diện gốc của Android

theo ý họ, Google đã

chọn HTC để làm việc

trực tiếp và tạo ra

Nexus One, chiếc điện

thoại đầu tiên của

hãng Nexus One mang

mạnh mẽ thời bấy giờ

Nó là một trong những smartphone đầu tiên chạy trên CPU Snapdragon 1GHZ của Qualcomm, đồng thời sở hữu màn hình AMOLED độ phân giải WVGA Thực ra, Google

đã tiến hành việc này kể từ chiếc Droid với Android 2.0 Google và Motorola đã làm việc chặt chẽ để cùng phát triển một mẫu điện thoại tốt, nhưng Eclair trong Droid vẫn có vài

sự tinh chỉnh Và tất nhiên là Google chưa bao giờ trực tiếp bán Droid cả

6 Android 2.2 Froyo (Linux Kernel 2.6,32 Ngày 20 Tháng 5 Năm 2010)

Android 2.2 được ra mắt trong năm 2010 và mục tiêu của chương trình Nexus đã xuất hiện rõ hơn bao giờ hết: Nexus One là chiếc điện thoại đầu tiên được nâng cấp lên Android 2.2, sớm hơn nhiều so với tất cả các hãng khác Giao diện màn hình chính đã được thay đổi, từ 3 màn hình chính tăng lên thành 5 màn hình Dãy nút kích hoạt nhanh chế độ gọi điện, web và App Drawer cũng đã xuất hiện Những chấm nhỏ ở góc trái, phải bên dưới của màn hình giúp người dùng biết mình đang xem đến màn hình nào Google

đã có nhiều cố gắng để giao diện Android được vui và đẹp hơn, dễ dùng hơn, bắt kịp phần nào với giao diện của bên thứ ba như HTC Sense chẳng hạn

Trang 18

FroYo còn có một trình xem

ảnh mới với khả năng hiển thị hình

ảnh 3D: nghiêng máy thì dãy ảnh sẽ

nghiên theo, đồng thời nó mang trong

mình nhiều hiệu ứng chuyển động

đẹp mắt khác Đây cũng là dấu mốc

về việc Google đã đi thuê ngoài nhằm

phát triển Android mà Gallery trên

FroYo là một ví dụ Tính năng trạm

phát Wifi cũng xuất hiện, cách copy,

paste mới tốt hơn Nhiều tính năng

bảo mật mới cũng xuất hiện Tuy

nhiên, với người dùng thông thường

thì việc Android 2.2 FroYo có hỗ trợ

duyệt web với Flash là điểm đáng

quan tâm nhất Hầu như người ta

muốn lên FroYo là để tận hưởng được

cảm giác duyệt web với Flash đầy đủ

trên thiết bị di động Android 2.2 bổ

sung thêm tính năng di chuyển một

phần ứng dụng từ bộ nhớ máy sang

thẻ nhớ, giúp tiết kiệm dung lượng

cho các điện thoại thời bấy giờ

7 Android 2.3 Gingerbread (Linux Kernel 2.6,33,34 – 6 Tháng 12 Năm 2010)

Khoảng nửa năm sau khi FroYo xuất hiện, Google đã trở lại với bản Android 2.3 Google giới thiệu nó với nhiều tính năng mới, tập trung vào việc phát triển game, đa phương tiện và phương thức truyền thông mới Android 2.3 có tên mã là Gingerbread, hiện bộ SDK Android 2.3 dành cho các nhà phát triển cũng đã được Google phát hành

Android 2.3 thật ra không phải là một bản nâng cấp lớn nhưng những ảnh hướng

mà nó mang lại thì không nhỏ chút nào Lần đầu tiên Android khoác lên mình một giao diện đen, trông ngầu và chuyên nghiệp hơn Các thành phần trên màn hình chính có thêm tông màu xanh lá đậm Bên cạnh đó, việc sử dụng màu đen còn là ý định của Google để giúp các máy dùng màn hình AMOLED tiết kiệm pin hơn Vài tính năng mới trên Android 2.3:

Ngày đăng: 15/10/2016, 05:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w