Sau khi học xong học phần này, sinh viên có khả năng: - Về kiến thức: Nắm vững kiến thức nghiệp vụ sư phạm cần thiết và hiệnđại bao gồm nội dung, chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt p
Trang 1BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
Đại học Đà Nẵng
Phương pháp dạy học tiếng Việt
cho học sinh phổ thông trung học
GV Nguyễn Đăng Châu
Khoa Ngữ vănĐại học Sư phạm Đà Nẵng
Trang 2ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1 Phương pháp dạy học tiếng Việt cho học sinh THPT
2 2 đơn vị học trình (30 tiết)
3 Dùng cho sinh viên ĐHSP ngành Ngữ văn, học kì 2, năm thứ ba
4 Phân bố thời gian:
Lí thuyết: 22 tiết
Thực hành dạy học: 8 tiết
5 Điều kiện tiên quyết:
Sinh viên đã học Ngôn ngữ học đại cương và Việt ngữ học
6 Mục tiêu:
Cung cấp cho sinh viên những vấn đề lí thuyết chung về phươngpháp dạy học tiếng Việt và rèn luyện kĩ năng tổ chức dạy học các hợpphần trong chương trình tiếng Việt ở trung học phổ thông
Trên cơ sở đó, giới thiệu và đối thoại với sinh viên về ưu, nhượcđiểm của các phương pháp, biện pháp dạy học truyền thống và hiện đại.Theo đó, bản thân sinh viên tự rèn cho mình nghiệp vụ và bản lĩnh sưphạm, làm chủ các kĩ năng dạy học
Sau khi học xong học phần này, sinh viên có khả năng:
- Về kiến thức: Nắm vững kiến thức nghiệp vụ sư phạm cần thiết và hiệnđại bao gồm nội dung, chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt phổ thôngtrung học; các nguyên tắc và phương pháp dạy học các hợp phần ( lí thuyếtchung về tiếng Việt và ngôn ngữ, từ ngữ, ngữ pháp, phong cách học và làmvăn ); cách thức tổ chức các kiểu bài học và các hình thức dạy học tiếngViệt
- Về kĩ năng nghiệp vụ sư phạm bao gồm: kĩ năng nghiên cứu, tham khảotài liệu và soạn bài giảng; kĩ năng tổ chức hoạt động dạy học; cách thứckiểm tra, đánh giá chất lượng dạy học ở học sinh
- Trên cơ sở lí thuyết và thực tế khảo sát, thực hành dạy học, sinh viên làmquen dần với hoạt động nghiên cứu khoa học dạy tiếng
7.Nội dung vắn tắt:
Học phần gồm có hai phần lớn, phần đại cương về phương pháp dạyhọc tiếng và phần phương pháp dạy học các phân môn cụ thể của tiếng Việt
ở phổ thông
8 Nhiệm vụ của sinh viên:
- tham dự các buổi học lí thuyết và dự khán giờ thực hành của sinh viêncùng lớp
- Tham gia thuyết trình môn học và thực hành giảng dạy
- Tham gia thảo luận trong các buổi thuyết trình môn học
9 Tài liệu học tập:
Giáo trình chính:
- Lê A – Nguyễn Quang Ninh – Bùi Minh Toán ( 1996), Phương
pháp dạy học tiếng Việt, Nxb Giáo dục
Trang 3- Lê Hữu Tỉnh (1991), Giáo trình phương pháp giảng dạy tiếng Việt, ĐHSP HÀ NỘI 2
- Nguyễn Đăng Châu, Tập bài giảng PPDHTV cho học sinh THPT
Tài liệu tham khảo:
- Phan Thiều – Nguyễn Quốc Túy – Nguyễn Thanh Tùng (1985),
Phương pháp dạy học từ ngữ ở trường phổ thông, Nxb Giáo dục
- Bùi Minh Toán (1999), Từ trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt,
- Diane Larsen – Freeman (1986), Techniques and principles in
language teaching, Oxford University Press
- David Nunan (1991), Language Teaching Methodology, Prentice Hall
- Tạp chí ngôn ngữ số 4, 8, 12, 16 năm 2001, chủ đề “Ngữ văn trong nhà trường”
10 Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên
- Dự lớp
- Thảo luận
- Viết thu hoạch
- Thuyết trình
- Kiểm tra giữa kì
- Thi cuối học kì (viết hoặc vấn đáp)
11 Thang điểm: 10
12 Nội dung chi tiết học phần Phương pháp dạy học tiếng Việt
A Phần Một: Những vấn đề chung về Phương pháp dạy học tiếng Việt.
Chương I Môn tiếng Việt ở trường Phổ thông trung học ( 2 tiết )
I.1 Lịch sử vấn đề dạy tiếng mẹ đẻ ở nhà trường Việt Nam
I.2 Vị trí, nhiệm vụ của môn tiếng Việt
I.3 Chương trình tiếng Việt ở trường Phổ thông trung học
I.4 Các bộ sách giáo khoa tiếng Việt: không chuyên ban, chuyên ban và sáchchỉnh lí hợp nhất năm 2000- 2001
I.5 Đặc trưng của tiếng Việt chi phối phương pháp dạy học tiếng
Chương II Phương pháp dạy học tiếng Việt là một khoa học (2 tiết)
II.1 Đối tượng của Phương pháp dạy học tiếng Việt
II.2 Nhiệm vụ của Phương pháp dạy học tiếng Việt
II.3 Những cơ sở lí thuyết và thực tiễn
II.4 Các phương pháp nghiên cứu
Chương III Các nguyên tắc và phương pháp dạy học tiếng Việt (6 tiết)
Trang 4III.1 Nguyên tắc dạy học tiếng Việt.
III.2 Phương pháp, thủ pháp dạy học tiếng Việt
III.3 Các hình thức dạy học tiếng Việt
B Phần Hai: Phương pháp dạy học các hợp phần tiếng Việt ở Phổ thông trung học.
Chương IV Phương pháp dạy những vấn đề lí thuyết chung về tiếng Việt và ngônngữ ( 3 LT + 2 TH = 5 tiết )
IV.1 Vị trí, mục đích và nội dung chương trình
IV.2 Phương pháp dạy học và các thủ pháp cụ thể
IV.3 Sử dụng đồ dùng dạy học
Chương V Phương pháp dạy học từ ngữ ( 3 LT + 2 TH = 5 tiết )
V.1 Vị trí, mục đích và nội dung chương trình từ ngữ
V.2 Những cơ sở khoa học của việc dạy học từ ngữ
V.3 Nguyên tắc dạy học từ ngữ
V.4 Phương pháp dạy học lí thuyết và luyện tập từ ngữ
Chương VI Phương pháp dạy học ngữ pháp ( 3 LT + 2 TH = 5 tiết )
VI.1 Khái quát về chương trình ngữ pháp tiếng Việt ở trường phổ thông trunghọc
VI.2 Những cơ sở và nguyên tắc của việc dạy ngữ pháp ở Phổ thông trung học.VI.3 Phương pháp dạy các kiểu bài ngữ pháp
Chương VII Phương pháp dạy học phong cách học (3 LT + 2 TH = 5 tiết)
VII.1 Vị trí và mục tiêu của phần phong cách học trong trường Phổ thông trunghọc
VII.2 Vài nét về chương trình và nội dung phong cách học ở Phổ thông trung học.VII.3 Cơ sở khoa học của việc dạy học phong cách học
VII.4 Phương pháp dạy học phong cách học
C Đánh giá (kiểm tra học kì)
Phần một: Những vấn đề chung
về Phương pháp dạy học tiếng Việt
Trang 5Bài 1: MÔN TIẾNG VIỆT
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC.
I Lịch sử dạy tiếng mẹ đẻ ở nhà trường Việt Nam
1 Tiếng Việt cùng với lịch sử dân tộc Việt đã trải qua hàng ngàn năm tồn tại vàphát triển Tuy chữ Nôm chính thức xuất hiện từ thế kỉ XIII và vài cơ hội lịch sửdành cho tiếng Việt dưới triều nhà Hồ, nhà Tây Sơn nhưng tiếng mẹ đẻ của ngườiViệt chưa bao giờ là quốc ngữ trong thời kì phong kiến Suốt thời kì này, cácvương triều Đại Việt do nhiều nguyên nhân lịch sử - xã hội đã dùng chữ Hán làmngôn ngữ quốc gia trong đào tạo quan chức và quản lí hành chính Dù vậy, chữNôm vẫn được dạy một cách tự phát và đã đóng một vai trò to lớn trong văn học
sử Việt Nam Nếu không có nó, sẽ không có phương tiện ghi lại Quốc âm thi tậpcủa Nguyễn Trãi, hàng trăm truyện nôm khuyết danh, thơ Hồ Xuân Hương và cảTruyện Kiều
2 Dưới thời Pháp thuộc, từ tháng 8 năm 1898, chính phủ thuộc địa kí nghị địnhbuộc khoa thi hương ở trường Nam phải có bài thi tiếng Việt Song tiết học tiếng
Annamite chỉ được xem như một ngoại ngữ, giúp nhà trường thuộc Pháp đẩy lùi
ảnh hưởng của Trung Hoa Bên cạnh hệ thống giáo dục của Nhà nước thuộc địa,các phong trào truyền bá chữ Quốc ngữ đầu thế kỉ XX, cùng với nổ lực cách tânngôn ngữ viết của trí thức yêu nước, của giới văn nghệ sĩ đã góp phần to lớn vàokhả năng diễn đạt của tiếng Việt hiện đại
“ Bi kịch ấy họ gởi cả vào tiếng Việt Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươithế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêutiếng Việt, họ nghĩ, là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ đã qua ” ( HoàiThanh - Hoài Chân – “ Thi nhân Việt Nam”)
Trang 63 Cách mạng tháng Tám thành công, tiếng Việt trở thành Quốc ngữ Thế là sauhàng ngàn năm tồn tại và phát triển, lần đầu tiên tiếng Việt được dạy học và đượcdùng để dạy học từ lớp mẫu giáo đến giảng đường đại học của Nhà nước Việt Namđộc lập Tuy vậy, để trở thành một môn học độc lập như hiện nay, việc dạy họctiếng Việt đã trải qua một quá trình thể nghiệm và tìm kiếm lâu dài.
- Trước CCGD 1986, tuy có dạy tiếng nhưng thiên về dạy văn hơn Sách Ngữ phápchủ yếu cung cấp kiến thức về hệ thống tiếng Việt và coi nhẹ rèn luyện kĩ năng
- Sau CCGD 1986, Tiếng Việt mới có tư cách là môn học độc lập ở cấp II
- 1990, Tiếng Việt mới là môn học chính thức ở THPT
- Qua một thời gian thử nghiệm ở một số tỉnh thành, từ năm học 2002 - 2003, SGKNgữ văn 6 bắt đầu được áp dụng trên cả nước Đây là bộ sách Ngữ văn được biênsoạn theo quan điểm tích hợp ba nội dung văn học, tiếng Việt và làm văn
“Tích hợp” là đặc điểm đổi mới nổi bật và chủ yếu của chương trình vàsách giáo khoa Ngữ văn THCS thí điểm (2000 - 2006) “Tích hợp” (integration)không phải là sự ghép nối, sáp nhập hay phép cọng máy móc, cũng không phải là
tổ hợp (combinaison) hoặc phối hợp (coordination) mà là tìm ra những yếu tốđồng qui giữa ba phân môn (Văn học, Tiếng Việt, Làm văn), tích hợp theo từngthời điểm, theo từng vấn đề nhằm mục đích giảm tải nội dung, tăng thực hành,từng bước rèn luyện bốn kĩ năng cơ bản cho học sinh Đây cũng là quan điểm đổimới sách giáo khoa Tiếng Việt và Làm văn PHTH vào những năm tới
II Vị trí, nhiệm vụ của môn Tiếng Việt
1 Môn Tiếng Việt có vị trí hàng đầu ở trường phổ thông, đặc biệt là ở cấp tiểu học
và trung học cơ sở Sự khẳng định này dựa trên thực tế giáo dục phổ thông và vaitrò của tiếng Việt trong nhà trường như đã nói ở trên
1.1 Vừa là một môn học độc lập, lại vừa là một môn học công cụ hỗ trợ cho khảnăng diễn đạt và tư duy tất cả các môn học khác, Tiếng Việt thể hiện tính liên đớidạy học với các môn học khác
- Trong chương trình CCGD cũng như chương trình thí điểm chuyên ban, TiếngViệt được xác định là một môn học độc lập Với tư cách là một môn học, Tiếng
Trang 7Việt có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những tri thức ngôn ngữ học, hệ thốngtiếng Việt, qui tắc hoạt động và những sản phẩm của nó trong mọi hoạt động giaotiếp Mặt khác, vì tiếng Việt là một công cụ giao tiếp, học tập, tư duy và biểu hiện
tư duy nên nó còn có tư cách là một phương tiện dạy và học trong nhà trường.Điều này dẫn đến mối quan hệ liên đới giữa môn Tiếng Việt với các môn họckhác
1.2 Tính liên đới dạy học của môn Tiếng Việt với các môn học khác xuất phát từchức năng công cụ của nó
- Dạy và học tốt môn Tiếng Việt trở thành điều kiện thuận lợi cho dạy và học cácmôn học khác Nếu như mối quan hệ này được các nhà quản lí giáo dục quan tâmđúng mức thì quan điểm biên soạn, nội dung chương trình SGK tiếng Việt, sự phốihợp dạy học và yêu cầu cao đối với học sinh về chuẩn mực sử dụng tiếng Việt giữatập thể giáo viên sẽ là các vấn đề đáng suy tư của dạy và học
- Trong các phân môn của chương trình Ngữ văn, Tiếng Việt có quan hệ gần gũi
và mật thiết với Văn Dạy tiếng trong mối quan hệ tích hợp với Văn có nhiềuthuận lợi Tuy nhiên, để tránh tình trạng xoá nhoà ranh giới giữa nội dung, phươngpháp tiếp cận và mục đích của dạy Văn và dạy Tiếng, chúng ta cần thấy rõ nộidung dạy học, mục đích, nhiệm vụ và phương pháp tiếp cận đối tượng của hai mônhọc này có nhiều điểm khác nhau
+ Nội dung giảng dạy của môn Văn là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ ( tiếngViệt và nước ngoài ) còn nội dung giảng dạy của môn tiếng là hệ thống ngôn ngữ (tiếng Việt ), những qui luật hành chức của tiếng Việt trong giao tiếp và các sảnphẩm lời nói bằng tiếng Việt, hệ thống các kĩ năng cần thiết để giao tiếp xã hội.+ Mục đích, nhiệm vụ dạy học của môn Văn là qua đặc trưng của tác phẩm vănhọc, bồi dưỡng lẽ đời và tình người cho học sinh Còn môn Tiếng Việt chủ yếutrang bị cho các em năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ ngày càng tốt hơn với các kĩnăng nghe, đọc, nói, viết
+ Về phương pháp dạy học, cách tiếp cận của hai bộ môn này cũng khác nhau.Dạy văn là quá trình hướng dẫn học sinh khám phá, rung động với vẻ đẹp nội dung
Trang 8và hình thức của các áng văn thơ Còn dạy tiếng là quá trình hướng dẫn học sinhkhám phá cấu trúc tiếng Việt, cách thức hoạt động của tiếng Việt và những sảnphẩm của quá trình này Dạy văn tác động nhiều đến cảm xúc, còn dạy tiếng lại tácđộng nhiều đến tư duy và trí tuệ học sinh.
* Tuy nhiên, không thể tách rời tuyệt đối hai môn này vì tác phẩm văn học
là loại sản phẩm tinh tuý nhất của giao tiếp bằng ngôn ngữ Chúng là những hiệntượng ngôn ngữ sống động, là môi trường giao tiếp mà về nguyên tắc, hoạt độngdạy học tiếng chỉ diễn ra ở đó mới có hiệu quả Đây chính là tinh thần tích hợp của
bộ sách giáo khoa Ngữ văn, của quan điểm dạy học hiện nay
1.3 Tại trường PTTH, môn Tiếng Việt vẫn đóng vai trò then chốt trong việc nângcao năng lực tư duy ( tư duy logic và tư duy hình tượng), trong việc phát triểnngôn ngữ văn học và ngôn ngữ khoa học tự nhiên
- Tăng cường dạy học phong cách học và ngữ dụng học, góp phần phát triển tưduy hình tượng và ngôn ngữ văn học
- Tăng cường dạy học kĩ năng làm văn, kĩ năng lập luận nhằm phát triển tư duylogic và ngôn ngữ nghị luận
2 Nhiệm vụ cụ thể của môn Tiếng Việt ở PTTH được chương trình qui định như sau:
2.1 “Tiếp tục nâng cao, hoàn chỉnh hoá cho học sinh tri thức về tiếng Việt: nhữngtri thức có tính chất lí thuyết về hệ thống các đơn vị của tiếng Việt, về ngữ nghĩa,phong cách, nghệ thuật ngôn từ; những tri thức cơ bản về quá trình phát triển củatiếng Việt trong lịch sử, qua đấu tranh để tự khẳng định và phát triển, cũng nhưqua tiếp xúc với các ngôn ngữ khác Nói chung, học sinh cần đạt một trình độ tốithiểu về tri thức ngôn ngữ học để có thể vận dụng tri thức ấy vào các phạm vi của
hoạt động ngôn ngữ ” (dẫn theo Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt, Lê
A chủ biên, trang 11)
2.2 Tiếp tục nâng cao, hoàn chỉnh hoá cho học sinh năng lực hoạt động ngôn ngữ.Học sinh PTTH cần có năng lực lĩnh hội tốt các ngôn bản, bao hàm năng lực phântích, lí giải, bình luận cái hay, cái đẹp do nghệ thuật ngôn từ mang lại Đồng thời,
Trang 9năng lực tạo sinh văn bản của các em cũng phải được phát triển lên một tầm caomới so với THCS
2.3 Tiếp tục phát triển năng lực trí tuệ cho các em Các phương pháp tư duy logic,
tư duy biện chứng và tư duy hình ảnh cần được tập dượt qua rèn luyện kĩ năngtiếng Việt
2.4 Nhiệm vụ nhen nhóm, khơi gợi, khắc sâu tình cảm và ý thức trách nhiệm củacác em đối với tiếng mẹ đẻ
III
Chương trình tiếng Việt ở trường THPT
III.1- Chương trình được xây dựng trên cơ sở:
1.1 Đặc trưng của môn Tiếng Việt
- Môn Tiếng Việt ở THCS và THPT bao gồm hai bộ phận: tri thức về hệ thốngtiếng Việt và tri thức về cách sử dụng tiếng Việt
+ Tri thức về hệ thống tiếng Việt gồm những khái niệm cơ bản trong khoa họcnghiên cứu tiếng Việt, trong cơ cấu hệ thống tiếng Việt với các bộ phận hợp thànhnhư ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp Với kiến thức này, học sinh có cái nhìn tổng quan
về tiếng Việt; tự phân cắt và lí giải được sự tương đồng và dị biệt khi đối chiếutiếng mẹ đẻ với ngoại ngữ đang học
+ Tri thức về cách sử dụng tiếng Việt bao gồm các qui tắc sử dụng tiếng Việt tronggiao tiếp xã hội và các sản phẩm được tạo ra từ quá trình đó Có thể nói học sinhhọc cách sử dụng tiếng Việt là học tiếng mẹ đẻ trong hành vi tâm lí giao tiếp củadân tộc Việt
1.2 Mục tiêu đào tạo của bậc PTTH
- Đó là kiến thức phổ thông đủ để các em có thể bước vào đời hoặc tiếp tục họcnghề hoặc học lên
- Chương trình môn Tiếng Việt là một bộ phận của chương trình đào tạo học sinh
mà Nhà nước qui định cho cả cấp học Mục tiêu đào tạo của cấp học chi phối mụctiêu của các môn học, trong đó có môn Tiếng Việt Tốt nghiệp phổ thông trunghọc, một số học sinh tiếp tục học lên đại học và cao đẳng; một số đông hơn sẽtham gia trực tiếp vào lực lượng lao động xã hội Chương trình môn Tiếng Việt
Trang 10phải chuẩn bị tích cực cho đại đa số học sinh này để các em có thể sớm tham giavào giao tiếp xã hội.
1.3 Những thành tựu của các ngành khoa học liên quan
- Ngôn ngữ học, trong đó có Việt ngữ học đã đạt nhiều thành tựu và ngày càng đồ
sộ Điều này cho phép người làm chương trình chọn lựa những tri thức cần thiếtnhất cho hiểu biết và thực hành ngôn ngữ của học sinh phổ thông Chẳng hạn, líthuyết về hành vi ngôn ngữ của Austin đã góp phần khai quang nội dung dạy họctiếng ở Việt Nam từ những năm gần đây
- Giáo dục học và tâm lí học, đặc biệt là tâm lí - ngữ học, cũng là những cơ sởtốt cho người làm chương trình tham khảo
1.4 Chương trình Tiếng Việt PTTH tiếp nối chương trình THCS và yêu cầu caohơn về kiến thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh
III.2- Nguyên tắc xây dựng chương trình tiếng Việt PTTH
phát triển chương trình ở các cấp học dưới ” (dẫn theo Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt, Lê A chủ biên, trang 15)
3.2.3 Nguyên tắc vừa sức
“ - Những thành tựu của tâm lí học hiện đại đã khẳng định ở mỗi độ tuổi, học sinh
có những đặc điểm tâm lí tiếp nhận riêng, có ngưỡng nhất định Việc xác định
Trang 11dung lượng về độ khó của nội dung chương trình tuỳ thuộc vào những đặc điểmnày của học sinh Khác với lứa tuổi ở các cấp dưới, học sinh phổ thông trung học
đã trưởng thành về mặt tâm lí, khả năng tư duy đã tương đối hoàn thiện Chươngtrình Tiếng Việt phổ thông trung học cần phải tính đến lợi thế này để vừa đáp ứng
yêu cầu vừa sức, vừa tạo sức cho học sinh” (dẫn theo Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt, Lê A chủ biên, trang 15)
III.3- Nội dung chương trình tiếng Việt PTTH
3.3.1 Các hợp phần của chương trình
- Chương trình tiếng Việt được tạo thành bởi hai hợp phần cơ bản: những tri thứccần cung cấp và các kĩ năng cần rèn luyện cho học sinh
* Các tri thức cần cung cấp bao gồm ba loại:
+ Những tri thức chung về tiếng Việt: nguồn gốc và quá trình lịch sử của tiếngViệt, loại hình tiếng Việt, chức năng của ngôn ngữ, tính hệ thống của ngôn ngữ + Những tri thức về hệ thống tiếng Việt và hoạt động của hệ thống đó Chươngtrình không đề cập đến toàn bộ hệ thống tiếng Việt mà chủ yếu chú trọng đếnnhững nội dung có quan hệ trực tiếp đến hoạt động giao tiếp của tiếng Việt, đếnngôn ngữ nghệ thuật, đến cách nói và cách viết của học sinh Đó là phần từ vựng
và cú pháp, ngữ nghĩa của phát ngôn trong tiếng Việt
+ Tri thức về các loại hình văn bản, chủ yếu là văn bản nghị luận
* Hợp phần thứ hai là các kĩ năng cần rèn luyện cho học sinh Đó là các kĩ năngchủ yếu sau: kĩ năng lĩnh hội ngôn bản, kĩ năng sản sinh ngôn bản thích hợp vớimục đích giao tiếp và các điều kiện giao tiếp, tức nghe, đọc, nói, viết
3.3.2 Nội dung chương trình CLHN năm học 2000-2001
Chương trình môn tiếng Việt được phân phối số tiết cho các phân mônTiếng Việt và Làm văn như sau:
Trang 12* Nội dung chương trình Tiếng Việt 10 bao gồm:
- Tiếng Việt và việc sử dụng tiếng Việt, trong đó, chủ yếu là trình bày khái quát vềlịch sử tiếng Việt ( 2 tiết ) và yêu cầu của việc sử dụng tiếng Việt có tính chất nghệthuật ( 4 tiết )
- Từ ngữ bao gồm các nội dung như giản yếu về từ vựng tiếng Việt ( 3 tiết ), cácbiện pháp tu từ từ vựng ( 3 tiết ), và lựa chọn từ ngữ ( 2 tiết )
- Câu không được trình bày sâu dưới góc độ chức năng hay cấu trúc mà gắn liềnvới ngữ dụng và văn bản Cụ thể như giản yếu về câu tiếng Việt ( 6 tiết ), câu trongvăn bản ( 4 tiết ), lỗi về câu ( 1 tiết ) và biện pháp tu từ cú pháp ( 4 tiết )
* Nội dung chương trình Làm văn 10 sách chỉnh lí chú trọng đến văn nghị luận.
Cần thiết phải trang bị cho học sinh từ lí thuyết thể loại văn nghị luận như đạicương về văn nghị luận ( 2 tiết ) đến cách làm bài văn nghị luận ( 3 tiết ), bao gồm
đủ các phương diện nghị luận trong đời sống như nghị luận xã hội ( 4 tiết ) và nghịluận văn học ( 3 tiết ) Ngoài ra, còn phải luyện cho các em khả năng tóm tắt vănbản nghị luận ( 3 tiết ) để phục vụ cho thuật hùng biện (văn nói văn nghị luận)
* Nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 11 tiếp tục giới thiệu lí thuyết chung về
tiếng Việt và hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, bước đầu giới thiệu đặc điểmloại hình của tiếng Việt (2 tiết), theo đó nêu yêu cầu giữ gìn sự trong sáng củatiếng Việt và chuẩn hoá tiếng Việt (1 tiết) Cung cấp cho học sinh một số kháiniệm về hoạt động giao tiếp như các nhân tố giao tiếp, người phát, người nhận tạotiền đề cho sự hiểu biết sâu sắc hơn sau này về lí thuyết thông tin
* Nội dung Phong cách học tiếng Việt lớp 11, chủ yếu là giới thiệu phong cách
chức năng, bao gồm những hiểu biết cơ bản về phong cách học (2 tiết), Phongcách ngôn ngữ sinh hoạt (1 tiết), Phong cách ngôn ngữ gọt giũa (1 tiết), Phongcách ngôn ngữ khoa học và phong cách ngôn ngữ chính luận (3 tiết), Phong cáchngôn ngữ báo chí - công luận và phong cách ngôn ngữ hành chính (3 tiết) vàPhong cách ngôn ngữ văn chương ( 2 tiết ) Ngoài ra, thi luật cũng là một nội dung
về phong cách văn bản cần cung cấp cho học sinh Cụ thể là tính nhạc trong văn
Trang 13tiếng Việt - vai trò của “tiếng” trong thơ ca (2 tiết), thơ lục bát, hát nói, thơ thấtngôn, Thơ mới (3 tiết).
* Về câu, nội dung lớp 11 đi sâu vào thành tố quan trọng nhất của câu trong giao
tiếp, đó là ngữ nghĩa của câu Trong đó, qua việc giúp học sinh phân biệt câu vàphát ngôn, nội dung chương trình chú trọng đến các thành phần nghĩa của phátngôn (2 tiết), nghĩa tường minh (1 tiết), nghĩa hàm ẩn (1 tiết) Đặc biệt là giúp các
em kĩ năng phân tích nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong văn chương (3 tiết)
* Chương trình Làm văn 11 chỉnh lí củng cố thêm một vài kĩ năng làm văn nghị
luận xã hội đã học ở năm trước như ôn tập về văn nghị luận (1 tiết), cách triển khai
và trình bày ý trong đoạn văn, bài văn nghị luận (2 tiết) Phần còn lại chủ yếu tậptrung vào nghị luận tác phẩm văn chương như tóm tắt tác phẩm tự sự (3 tiết), phântích nhân vật trong tác phẩm tự sự (3 tiết), phân tích tâm trạng trong thơ trữ tình (3tiết), bình giảng văn học (3 tiết), hội thảo khoa học xã hội (2 tiết)
* Chương trình Làm văn 12 chỉnh lí lặp lại kĩ hơn, rèn luyện sâu hơn, toàn diện
hơn kĩ năng làm văn nghị luận (6 tiết) như lập ý và lập dàn bài trong văn nghị luận,lập luận trong văn nghị luận, mở bài, kết bài và chuyển đoạn trong văn nghị luận,chọn và trình bày dẫn chứng trong văn nghị luận, hành văn trong văn nghị luận.Việc kiểm tra, đánh giá năng lực ngữ văn nói chung của một học sinh suốt giaiđoạn phổ thông, có thể nói, chủ yếu là qua kĩ năng làm văn nghị luận văn học Dovậy, Làm văn 12 dành thời gian đáng kể cho dạy học nội dung này Đối với thểloại Phân tích văn học (3 tiết), học sinh cần nắm một số phương pháp phân tích tácphẩm văn học, cách làm bài phân tích tác phẩm văn học, cách làm bài phân tíchcác vấn đề văn học Đối với Bình giảng văn học (2 tiết), học sinh cần nắm một sốbiện pháp bình giảng văn học, cách làm bài bình giảng thơ Đối với Bình luận vănhọc (4 tiết), học sinh cần nắm khái niệm về bài bình luận văn học, cách làm bàibình luận tác phẩm văn học, cách làm bài bình luận các vấn đề văn học Đối vớiBình luận xã hội (2 tiết), học sinh cần nắm khái niệm về bài bình luận xã hội, cáchlàm bài bình luận xã hội
Trang 14Gợi ý thảo luận:
1 Chức năng xã hội của tiếng Việt thể hiện như thế nào qua các thời kìlịch sử?
2 Hãy so sánh môn Tiếng Việt ở đại học với môn Tiếng Việt ở trườngphổ thông
3 Hãy tóm tắt nội dung chương trình và nhiệm vụ của môn Tiếng Việt
ở trường phổ thông trung học
Bài 2 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT
LÀ MỘT KHOA HỌC
Trang 15I Đặt vấn đề:
- “ Lí luận dạy tiếng” ( lingvodidatika – linguodidactics – didactique des langues )
là thuật ngữ có nhiều cách hiểu khác nhau trên thế giới
- “Trong học tập ngôn ngữ, luôn có sự phân biệt giữa các tiếng mẹ đẻ, ngôn ngữthứ hai và các ngoại ngữ Tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ thứ nhất hay các ngôn ngữ mộtngười tập nói và học từ lúc trẻ thơ Khi nhập cư vào một quốc gia mới hay họcngôn ngữ của quốc gia đó, tức là họ đang học ngôn ngữ thứ hai Nói cách khác,khi sinh viên nói tiếng Anh ở Mĩ học tiếng Pháp hay tiếng Tây Ban Nha ở trường,hay khi học sinh học tiếng Anh ở Brazil, tức là học ngoại ngữ Những chữ viết tắtESL và EFL nghĩa là học tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai hay như một ngoạingữ
Nhiều lí thuyết về học và dạy ngôn ngữ đã được đề nghị Những lí thuyếtnày thường xuyên bị ảnh hưởng bởi sự phát triển của ngôn ngữ học và tâm lí học,
đã gợi ra nhiều tiến trình dạy ngôn ngữ thứ hai và ngoại ngữ Sự nghiên cứu những
lí thuyết này và cách chúng ảnh hưởng đến phương pháp dạy học ngày nay đượcgọi là ngôn ngữ học ứng dụng
Phương pháp dịch văn phạm (thế kỉ 18, 19 và đầu thế kỉ 20), chẳng hạn, làphương pháp có từ sớm, đặt cơ sở trên sự chiếm lĩnh hệ thống chữ viết là chủ yếu,
mà mục đích chính của học ngôn ngữ thứ hai là xây dựng kiến thức về cấu trúc củangôn ngữ cũng như một công cụ cho nghiên cứu văn chương và dịch thuật hay cho
sự phát triển năng lực tư duy logic của người học, và rằng tiến trình học ngôn ngữthứ hai phải là diễn dịch, đòi hỏi sự cố gắng và phải được tiến hành với những tàiliệu tham khảo chắc chắn về bản ngữ của người học
Tiến trình tiếp cận nghe ngôn ngữ đã rất phổ biến từ những năm 40 đếnnhững năm 60, đặt cơ sở trên ngôn ngữ học cấu trúc ( chủ nghĩa cấu trúc) và tâm líhọc hành vi (hành vi luận của Skinner) và nhấn mạnh mạnh mẽ trên ngôn ngữ nóihơn là ngôn ngữ viết, và trên văn phạm của các ngôn ngữ riêng biệt, nhấn mạnh sựhình thành thói quen như là một cách học tập Ghi nhớ vẹt, đóng vai và thực hànhcấu trúc là các hoạt động chiếm ưu thế Tiến trình nghe ngôn ngữ không dựa nhiều
Trang 16vào năng lực sáng tạo của người dạy và không yêu cầu nhiều vào sự thành thạo (líthuyết - NĐC) ngôn ngữ, mà luôn luôn dựa trên bài học và sách Vì thế, chúng dễtiến hành, ít tốn tiền và vẫn còn được dùng trong nhiều khoá học trọn gói (đặc biệt
ở Brazil)
Bắt đầu những năm 50, Noam Chomsky và môn đồ của ông đã trải qua thửthách trước đó trong sự chiếm lĩnh cấu trúc và học ngôn ngữ, xem vị thế của ngônngữ là sáng tạo ( không phải thuộc lòng) và bị chi phối bởi qui luật (không phảitrên cơ sở thói quen) và hiện tượng phổ biến này của trí tuệ con người nằm dướimọi ngôn ngữ Cuộc cách mạng “Chomskian” này ban đầu đã làm dấy lên chủnghĩa chiết trung trong dạy học, nhưng gần đây hơn, nó đã dẫn đến hai nhánh
chính trong tiến trình dạy học: tiếp cận nhân văn dựa trên cơ sở uy tín của một người và tiếp cận giao tiếp trên cơ sở nội dung, kết hợp chặt chẽ những gì đã được học trong những năm gần đây về nhu cầu tham gia người học tích cực, về ngôn ngữ đầu vào thích hợp, và về giao tiếp như một hoạt động của con người.
Gần đây nhất, cũng có một sự dịch đổi có ý nghĩa về hướng lưu ý đọc và viết nhưmột sự bổ sung cho nghe và nói, trên nền tảng nhận thức mới về sự khác biệt có ýnghĩa giữa ngôn ngữ nói và viết, và trên quan điểm cho rằng ngôn ngữ bao hàmmột hoạt động liên cá nhân giữa diễn đạt, kiến thức cơ sở văn hoá và học kinhnghiệm của người khác với tư cách người tiếp nhận
Có những sự phát triển như là sự nhấn mạnh lớn lao vào sự hướng dẫn cánhân, những tiến trình nhân văn hơn cho học ngôn ngữ, một sự tập trung lớn hơnvào người học, và một sự nhấn mạnh lớn hơn vào sự phát triển giao tiếp, đối lậpvới ngôn ngữ học thuần tuý, tiềm lực ngôn ngữ
Ngoài chủ nghĩa tạo sinh Chomsky ra, những tiến bộ trong nhận thức khoahọc và tâm lí giáo dục của Jean Piaget và Lev Semenovich Vygotsky trong nửađầu của thế kỉ đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến lí thuyết dạy tiếng trong những năm 60
và 70 Khuynh hướng mới ưa chuộng quan điểm nhân văn hơn và tập trung nhắmvào người học và sự tương tác xã hội, đã nhượng bộ tiến trình tự nhiên ( ở Mĩ) vàtiến trình giao tiếp ( ở Anh) “Học ngôn ngữ cộng đồng” của nhà tâm lí học
Trang 17Charles Curran và “Tiến trình tự nhiên” của Terrell và Krashen (trong những năm80) là những công trình rất tiêu biểu của khuynh hướng gần đây nhất trong dạytiếng.” ( Ricardo Schytz)
- Hệ thống lí thuyết về dạy học tiếng Việt là kết quả nghiên cứu, giảng dạy và đúckết kinh nghiệm nhiều năm trên thực tiễn dạy học Đó là hệ thống lí thuyết hướngđến cả ba loại chủ thể học tập: người học bản ngữ, người dân tộc thiểu số học ngônngữ quốc gia và người nước ngoài học ngoại ngữ
- Là một khoa học nghiên cứu ứng dụng, PPDHTV có đối tượng nghiên cứu riêng,
có nhiệm vụ nghiên cứu riêng, có các tiền đề lí thuyết và thực tiễn, có các phươngpháp nghiên cứu đặc thù của mình
II Đối tượng nghiên cứu của Phương pháp dạy học tiếng Việt cho học sinh bảnngữ
- Phương pháp dạy học tiếng Việt cho học sinh bản ngữ lấy quá trình dạy và họctiếng Việt ở trường phổ thông làm đối tượng nghiên cứu Quá trình này là một kếthợp thống nhất, hoàn hảo đến đâu tuỳ theo trình độ hiểu biết về phương pháp dạyhọc và năng lực tổ chức của giáo viên trên ba thành tố: nội dung dạy và học tiếngViệt, hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của học sinh
- Nhằm nhấn mạnh vai trò chủ thể của người học, Nguyễn Xuân Khoa xem đối
tượng nghiên cứu của PPDHTV là quá trình nắm vững tiếng mẹ đẻ của học sinh trong những điều kiện cần thiết Cách phát biểu này có lí ở chỗ hướng về quan
điểm dạy học hiện đại, quan điểm truyền động (transaction) Tuy nhiên để dễ nắmbắt vấn đề, ta cần xem xét từng thành tố của quá trình đó
II.1 Nội dung dạy và học tiếng Việt.
Tuỳ theo mục đích, nhiệm vụ dạy học ở từng cấp học, lớp học, phươngpháp dạy tiếng kiến nghị nội dung cần lựa chọn từ thành tựu nghiên cứu của Việtngữ học để đưa vào sách giáo khoa Đối với cấp phổ thông trung học, nội dungdạy và học tiếng Việt có thể bao gồm:
- Một số thuật ngữ ngôn ngữ học nhằm giúp học sinh có cái nhìn tổng quát vềtiếng mẹ đẻ cũng như các ngoại ngữ mà các em đang học
Trang 18- Tri thức tiếng Việt, bao gồm:
* Tri thức về hệ thống tiếng Việt
* Tri thức về hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt
* Tri thức về các sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt như lời thoạinói và viết, văn bản
- Rèn luyện nhằm tiếp tục phát triển năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ cho học sinhtrong giao tiếp, học tập, tư duy và biểu hiện tư duy
II.2 Hoạt động dạy của thầy.
- Vai trò mới của người thầy trong dạy tiếng phải như thế nào? Trong điều kiệndạy học trước đây, khi mà việc tiếp cận các nguồn thông tin còn khó khăn và hiếmhoi, người thầy đóng vai trò đại diện cho nguồn tri thức, cho quan điểm tuyệt đốiđúng Ngày nay, tình hình cung cấp thông tin thay đổi hẳn; theo đó, vai trò củangười thầy cũng thay đổi Chỉ cho người học hướng tiếp nhận nguồn thông tin phùhợp với mục đích, với nội dung dạy học; nêu quan điểm riêng của thầy như một sựkhơi gợi, giúp học sinh suy nghĩ tiếp, v.v là nhiệm vụ rất mới mẻ của người thầyhiện nay
- Tổ chức hoạt động học như thế nào? Vai trò, nhiệm vụ của thầy dạy thay đổi,hình thức tổ chức dạy học cũng phải thay đổi theo yêu cầu mới đó
- Tổ chức thực hành tiếng như thế nào? Tương tự như trên, việc tổ chức thực hànhtiếng cần phải linh hoạt hơn, đa dạng hơn nhằm tạo hứng thú học tập, thúc đẩyhiệu quảt dạy học
- Tổ chức và thực hiện cách đánh giá như thế nào? Đây là vấn đề cực kì quantrọng, liên quan đến toàn bộ ngành giáo dục Đánh giá kết quả dạy học ngữ vănphải theo đặc thù môn học thì mới phản ánh đúng chất lượng đào tạo được
II.3 Hoạt động học của trò.
- Vai trò mới của người học, với tư cách thụ hưởng tích cực của tiến trình dạy học?
- Chuẩn bị tâm thế học tập?
- Nhận thức lí thuyết từ tài liệu học tập dưới sự hướng dẫn của thầy và sự phản hồicác nghi vấn ( feedback )
Trang 19- Từ thói quen vô thức đến sử dụng ngôn ngữ ý thức hoá và thói quen có tính kĩxão.
- Khả năng tự học và hoạt động ngoại khoá
III Nhiệm vụ của Phương pháp dạy học tiếng Việt
- Đối tượng phục vụ của khoa học dạy tiếng là đội ngũ những người dạy học ngônngữ Theo đó, PPDHTV có nhiệm vụ trả lời các thày cô giáo dạy tiếng Việt cáccâu hỏi sau:
III.1- Dạy và học cái gì?
- Đó là nội dung tiếng Việt được chọn lựa và biên soạn một cách hợp lí, có căn cứ,
có mục đích rõ ràng
- Đó là căn cứ vào yêu cầu của thực tế kinh tế, văn hoá, xã hội; vào mục tiêuchung của giáo dục và đào tạo phổ thông; vào thành tựu của Việt ngữ học Đặcbiệt là nên quan tâm đến yêu cầu tính phổ thông và tính nhất quán của nội dungSGK để phù hợp với đặc điểm tâm lí và tính vừa sức của từng lứa tuổi phổ thông
- Nội dung SGK Tiếng Việt phải đáp ứng mục đích chính cuối cùng là học sinhhọc xong cấp phổ thông về căn bản phải đọc thông, viết thạo, đúng chuẩn chính tả,đúng ngữ pháp
III.2- Dạy và học như thế nào?
- Đây là câu hỏi được đặt ra cho nhiệm vụ chính của PPDT Khoa học này phải chỉ
ra được phương pháp tổ chức hoạt động dạy và hoạt động học phù hợp với từngkiểu và với từng nội dung môn học
- Dĩ nhiên, không thể có công thức cụ thể cho từng tiết học Phương pháp, biệnpháp, thủ pháp mà khoa học này chỉ ra nhằm miêu tả sự lợi (benificial) và tác hại(harmful) của chúng trong các điều kiện dạy và học khác nhau
- Có những cơ sở khoa học và một số các nguyên tắc chỉ đạo dạy tiếng đặc thù làmnền tảng cho sự vận dụng linh hoạt các phương pháp
III.3- Tại sao phải dạy như vậy?
III.3.1 Vì cần phải tuân thủ các nguyên tắc chỉ đạo việc dạy tiếng cho học sinhbản ngữ như:
Trang 20- Nguyên tắc giao tiếp
- Nguyên tắc rèn luyện và phát triển tư duy cho học sinh
- Nguyên tắc dựa vào vốn tiếng Việt của học sinh bản ngữ
- Nguyên tắc phát triển hài hoà kĩ năng nói và kĩ năng viết
(Nội dung các nguyên tắc này được trình bày ở một bài riêng tiếp theo sau)
III.3.2 Vì căn cứ trên thành tựu của một số khoa học có liên quan
- Nhận thức luận của Lênin chỉ rõ mọi sự vật, hiện tượng khách quan, trong đó cótiến trình nắm vững tiếng mẹ đẻ của học sinh, đều tồn tại độc lập đối với ý thứccon người Chúng được con người nhận thức theo cách từ trực quan sinh động đến
tư duy trừu tượng nhằm nắm vững các qui luật vận hành của nó để mà có thể tácđộng một các tích cực, chủ động trở lại thế giới khách quan, cải tạo thế giới kháchquan, đem lại lợi ích cho con người Nắm vững qui luật nắm vững tiếng mẹ đẻ củahọc sinh tức là chúng ta đã có thể làm chủ được cách thức, phương pháp tác độngvào tiến trình này
- Phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học vốn đi từ các hiện tượng ngôn ngữ cụ thểđến khái quát hoá chúng, xây dựng chúng trong nhận thức của con người thànhmột thực thể hoàn chỉnh mang tính hệ thống Đây là con đường mô phỏng tốt nhấtgiúp học sinh nắm vững tri thức tiếng mẹ đẻ
- Lí thuyết hoạt động ngôn ngữ và ngữ dụng, với sự khai mở của Austin, đã tácđộng sâu sắc đến dạy và học tiếng nói chung và tiếng Việt nói riêng
III.4- Các tiêu chí đánh giá hiệu quả dạy học tiếng
- Nghiên cứu và đề ra phương pháp dạy học không thể không tìm cách đánh giáhiệu quả mà chúng đem lại
- Mục đích của đánh giá
- Có hai chiến lược đánh giá: cục bộ và tổng quát
- Có nhiều kiểu đánh giá
IV Những cơ sở lí thuyết và thực tiễn
IV.1- Nhận thức luận của Lênin
IV.2- Ngôn ngữ học và Việt ngữ học
Trang 21IV.3- Giáo dục học
IV.4- Tâm lí học và Tâm lí-ngữ học
V các phương pháp nghiên cứu
Gợi ý thảo luận:
1 Lí luận dạy tiếng là một khoa học độc lập hay là một phânngành của ngôn ngữ học?
2 Dối tượng nghiên cứu của Lí luận dạy tiếng nói chung và củadạy học tiếng Việt là gì?
3 Phân tích các thành tố của tiến trình dạy học tiếng Quan điểmriêng của anh, chị về vai trò thành tố trung tâm của tiến trình đónhư thế nào?
Bài 3 CÁC NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
TIẾNG VIỆT
I CÁC NGUYÊN TẮC
Trang 22I.1 Khái niệm về nguyên tắc dạy học tiếng mẹ đẻ.
“nguyên tắc giảng dạy tiếng mẹ đẻ là những tiền đề cơ bản xác định nội dung, phương pháp và cách tổ chức hoạt động dạy học tiếng mẹ đẻ của thầy giáo và học sinh”
- Dựa vào qui luật của quá trình thủ đắc ngôn ngữ ( acquisition ), Fêđôrenkô đề
xuất 5 nguyên tắc: (xem Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt, Lê A chủ
b Việc lựa chọn phương pháp dạy học để thực hiện tiến trình lên lớp phải sao chobảo đảm tốt nhất các nguyên tắc dạy học Hơn nữa, việc sử dụng và thể hiệnphương pháp dạy học bao giờ cũng phải được thực hiện trong khuôn khổnhững nguyên tắc thì mới bảo đảm được hiệu quả dạy học
c Các nguyên tắc dạy học không chỉ được biểu hiện qua nội dung dạy học,phương pháp dạy học mà còn biểu hiện qua việc lựa chọn hình thức dạy học.Diễn giảng hoặc đàm thoại, đọc sách giáo khoa hay làm bài tập tiếng Việt đềuphải lưu ý đúng mức đến vai trò của giao tiếp, của mục đích phát triển kĩ năngngôn ngữ và rèn luyện tư duy
I.3 Các nguyên tắc đặc thù của Phương pháp dạy tiếng.
I.3.1 Nguyên tắc rèn luyện ngôn ngữ gắn liền với phát triển năng lực tư duy
- Mệnh đề “ ngôn ngữ là hiện thực của tư tưởng” thể hiện quan hệ chặt chẽ giữangôn ngữ và tư duy Ngôn ngữ là công cụ để tư duy và biểu hiện tư duy
- Tính khái quát và hệ thống của tri thức ngôn ngữ đòi hỏi các thao tác tư duytương ứng
Trang 23- Thực hành ngôn ngữ không chỉ gắn liền với tầng bậc của hình thức ngữ pháp màcòn thường xuyên rèn luyện tư duy về nội dung ngữ nghĩa lôgic, tư duy biệnchứng, kể cả tư duy hình ảnh.
- Suy cho cùng, biểu hiện rõ rệt nhất của năng lực ngôn ngữ ở một cá nhân là sự
biểu hiện của trình độ tư duy thông qua sản phẩm giao tiếp mà cá nhân đó tổ chức
nên Hệ quả của năng lực tạo sinh văn bản tất yếu đồng thời với năng lực tiếp nhậnvăn bản
I.3.2 Nguyên tắc hướng vào hoạt động giao tiếp
- Giao tiếp là nhu cầu tồn tại của xã hội Lịch sử nhân loại đã trải qua giao tiếp vớinhiều phương tiện khác nhau, trong đó, quan trọng nhất là ngôn ngữ
- Như vậy, ngôn ngữ luôn luôn tồn tai và phát triển trong giao tiếp và qua giaotiếp Điều này dẫn đến cách hiểu tự nhiên là dạy học ngôn ngữ phải dạy học tronggiao tiếp
- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là trực quan sinh động của hoạt động dạy vàhọc ngôn ngữ Việc rèn luyện năng lực ngôn ngữ cá nhân lấy đó làm phương tiện,làm môi trường rèn luyện của mình
- Sản phẩm của hoạt động giao tiếp, tức các ngôn bản là công cụ trực quan của tiếntrình dạy học tiếng Đồng thời, vì người học phải phấn đấu để có khả năng tạo rahoặc khả năng tiếp nhận các ngôn bản đó khi giao tiếp nên chúng cũng có tínhmục đích đối với người học Do vậy, có thể nói rằng hoạt động giao tiếp là môitrường học tập vừa mang tính phương tiện vừa mang tính mục đích
- Hướng về hoạt động giao tiếp, dạy học tiếng gặp những thuận lợi sau:
+ Là một ngôn ngữ không biến hình, tiếng Việt chỉ có thể bộc lộ đặc điểm ý nghĩa
và đặc điểm ngữ pháp trong các phát ngôn cụ thể Nhờ đó, người học xác lập mộtcách rõ ràng mối liên hệ giữa lí thuyết với thực tế sử dụng ngôn ngữ
+ Là sản phẩm của hoạt động giao tiếp, ngôn bản ( nói, viết ) là chỉnh thể thốngnhất của yếu tố ngôn ngữ và yếu tố phi ngôn ngữ Nói cách khác, nếu tách yếu tốngôn ngữ khỏi ngữ cảnh, tách tác phẩm khỏi hoàn cảnh sáng tác, người tiếp nhận
sẽ không thể hiểu đúng được nội dung Dạy học gắn với giao tiếp chính là gắn với
Trang 24đời sống tâm lí cộng đồng dân tộc, với đặc điểm xã hội - lịch sử ; ở đó, lời nói cánhân vừa phù hợp với tâm lí chung vừa có cá tính của chủ thể nói năng.
- Nhằm tạo thuận lợi cho việc bảo đảm nguyên tắc này, ngoài việc ứng dụng cácphương pháp dạy học thích hợp, vai trò của cấu trúc nội dung bài dạy của sáchgiáo khoa có ý nghĩa rất quan trọng
I.3.3 Nguyên tắc chú ý đến trình độ tiếng Việt đã có của học sinh
- Mỗi người bình thường có một bộ thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ Bộ thói quennày bao gồm những thói quen đúng và thói quen sai, bao gồm vốn từ tích cực vàvốn từ tiêu cực, bao gồm kinh nghiệm và khả năng phân tích lẫn tính nhạy cảmbản ngữ Quá trình học tập tiếng mẹ đẻ ở nhà trường và ngoài đời là quá trình ýthức hoá bộ thói quen đó về các mặt cấu trúc ngôn ngữ, tổ chức lời nói, ý nghĩa xãhội kể cả kinh nghiệm dùng lời trong các bối cảch giao tiếp khác nhau
- Mỗi học sinh ở cấp học, lớp học cụ thể hiện có một trình độ tiếng Việt cụ thểcùng với một bộ thói quen tương ứng như vừa nói ở trên Đây là đặc điểm đánglưu ý của học sinh bản ngữ mà người thầy dạy học tiếng mẹ đẻ có thể tận dụngnhư là một thuận lợi lớn trong dạy học Đặc điểm này loại biệt khá rõ nội dung,phương pháp và hình thức dạy học tiếng mẹ đẻ cho học sinh bản ngữ với dạy họcngoại ngữ
+ Nội dung dạy học tiếng mẹ đẻ là nội dung tích hợp nhằm rèn luyện năng lực sửdụng tiếng mẹ đẻ Đó là nội dung tri thức về hệ thống ngôn ngữ, về cách sử dụngngôn ngữ trong bối cảnh xã hội - lịch sử cụ thể, trong đời sống tâm lí và tinh thầndân tộc, trong truyền thống đạo đức và vẻ đẹp nhân văn Dạy học ngoại ngữ phảivượt qua chặng đường dài mới có thể vươn tới sự tương thích trên
+ Nếu như học ngôn ngữ thứ hai, người học cảm thấy xa lạ với mọi yếu tố trongngôn bản, từ hình thức diễn đạt đến nội dung ngữ nghĩa thì học tiếng mẹ đẻ, nộidung và hình thức của ngôn bản đều quen thuộc Mục đích dạy học tiếng mẹ đẻ làlàm sao giúp học sinh ý thức được qui tắc của cách nói cho phù hợp với nội dungquen thuộc trên Theo tinh thần dạy học như vậy, trình độ tiếng mẹ đẻ sẵn có ở họcsinh, đặc biệt là năng lực tiếp nhận nội dung ngữ nghĩa chính là phương tiện giúp
Trang 25học sinh học cách tổ chức hình thức diễn đạt cho nội dung đó Nói gọn lại, vềphương pháp dạy học, thầy giáo dạy tiếng mẹ đẻ có thể dựa vào trình độ tiếng Việtsẵn có của học sinh để giúp học sinh ý thức hoá và hoàn thiện bộ thói quen sửdụng tiếng mẹ đẻ của mình.
+ Do có đặc điểm riêng về nội dung và phương pháp, hình thức dạy học tiếng mẹ
đẻ cho học sinh bản ngữ cũng không giống hình thức tổ chức dạy học ngoại ngữ.Nguyên tắc hướng về giao tiếp cho phép người dạy biến tiết học thành buổi thảoluận hoặc thuyết trình bài học, thành tiết mục diễn xuất với phụ đề bình luận ngônngữ hoặc thực hành sáng tác
- Một khía cạnh cần quan tâm khi chú ý đến trình độ tiếng Việt đã có ở học sinhbản ngữ là tính nhạy cảm bản ngữ Đây là khả năng tiếp nhận ngữ nghĩa tiếng mẹ
đẻ cùng với mọi sắc thái của nó một cách gần như trực cảm không qua phân tích.Dựa vào năng lực tiếp nhận nội dung của học sinh bản ngữ để dạy học cách tổchức hình thức lời nói, giáo viên không thể không coi trọng tính nhạy cảm bản ngữ
ở họ
- Ngoài các đặc điểm chung về trình độ tiếng Việt đã có ở học sinh như đã nói ởtrên, giáo viên còn phải khảo sát và phân lập được trình độ cụ thể của từng lớp,từng học sinh mình phụ trách để có kế hoạch dạy học thích hợp
I.3.4 Nguyên tắc so sánh và phát triển hài hoà ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
- Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết là hai dạng tồn tại của ngôn bản Chúng có nhữngđặc điểm khác nhau và cần thiết phải phân biệt trên cơ sở đối chiếu, so sánh đểdiễn đạt cho phù hợp
- Tuy có đặc điểm khác nhau nhưng một vài sắc thái riêng của ngôn ngữ nói có thể
bổ sung cho hiệu quả diễn đạt của ngôn ngữ viết và ngược lại Do đó, phát triểnhài hoà cả hai loại ngôn bản này vừa phù hợp với yêu cầu giao tiếp xã hội vừa phùhợp với việc tăng cường hiệu quả diễn đạt của chúng Để có thể bảo đảm đượcnguyên tắc này, giáo viên nên thường xuyên giúp học sinh ý thức rõ đặc điểm củangôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, cũng như sự ảnh hưởng tích cực và tiêu cực lẫnnhau giữa chúng trong diễn đạt
Trang 26- Về vai trò của thầy giáo, nguyên tắc này được tuân thủ bằng việc điều khiển tốtbài tập thực hành miệng, các tiến trình giao tiếp xây dựng bài học, trả và hướngdẫn sửa chữa bài tập viết, v.v
II CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH BẢNNGỮ
II.1 Về khái niệm phương pháp dạy học.
- Nhiệm vụ chủ yếu của môn Phương pháp dạy học là trả lời câu hỏi: dạy như thếnào để đạt hiệu quả dạy học tốt nhất? Nội dung trả lời chính là sự cụ thể hoá líthuyết cũng như sự ứng dụng các phương pháp dạy học
II.2 Một số cách tiếp cận khác nhau đối với việc xây dựng hệ thống phương pháp dạy học tiếng
II.2.1 Các bình diện khác nhau của phương pháp dạy học:
a- điều hành quá trình giảng dạy
b- theo các con đường nhận thức và đặc trưng hoạt động tư duy
c- theo các hình thức tổ chức dạy học
d- theo phương thức đặc thù tiếp nhận các nội dung tri thức
II.2.2 Một số tổ hợp phương pháp dạy tiếng thường được nói tới
II.3 Các phương pháp dạy học tiếng Việt thường dùng.
II.3.1 Phương pháp thông báo - giải thích.
- Đây là một phương pháp dạy học truyền thống, còn có tên gọi là phương pháptruyền thụ (transmission) Phương pháp này từng đóng vai trò và có đóng gópđáng kể cho giáo dục trong nhiều thế kỉ
- Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, phương pháp này trở nên bất lực trướcmột khối lượng tri thức khổng lồ cần chuyển tải đến người học Tuy vậy, trong vàiđiều kiện cụ thể của môi trường giáo dục, của đối tượng giáo dục như học sinhcấp tiểu học và cấp trung học cơ sở chẳng hạn, phương pháp thông báo giải thíchvẫn mang lại hiệu quả tốt Hiện nay, không phải bất cứ đâu và bất cứ ai cũng cóthể tiếp cận được nguồn thông tin khổng lồ của nhân loại Hơn nữa, có người thầy
có kinh nghiệm tham khảo tài liệu, lựa chọn, tổng kết một nội dung thuộc một
Trang 27phạm vi tri thức nào đó cũng là điều tốt, vừa tiết kiệm thời gian, vừa khắc phụcđược tình trạng thiếu điều kiện tiếp cận thông tin của người học.
- Để hỗ trợ cho phương pháp này, giáo viên thường dùng các công cụ trực quannhư bảng biểu, sơ đồ nhằm giúp người học tiếp thu kiến thức một cách có hệthống
- Như đã nói ở trên, phương pháp này đã không còn phổ biến như trước nữa domôi trường xã hội học tập đã đổi khác Giáo viên không nên lạm dụng nhằm tránhtình trạng tạo thói quen thụ động trong học tập của học sinh Ngay cả khi cần thiếtphải vận dụng phương pháp này, cách tỏ rõ quan điểm riêng của người thầy cũngnên khác trước; bằng không, tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng hạn chế đáng kể khảnăng độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo của học sinh
II.3.2 Phương pháp quan sát - phân tích ngôn ngữ.
- Với tư cách là một phương pháp dạy học, quan sát - phân tích ngôn ngữ nhằmđến mục đích chủ yếu là giúp học sinh đúc rút tri thức ngôn ngữ và tri thức sửdụng ngôn ngữ Phương pháp này bao gồm các biện pháp phối hợp với nhau: phântích ngữ pháp và ngữ nghĩa logic, sử dụng hệ thống câu hỏi gợi tìm, tổng hợp quinạp bài học và thực hành củng cố
- Với cách tiếp cận mục đích như vậy, phương pháp quan sát - phân tích ngôn ngữ
là phương pháp dạy học phù hợp với quan điểm dạy học hiện đại, quan điểmtruyền động ( transaction ) Phương pháp này xuất phát từ các đơn vị ngôn ngữ cụthể, đặc biệt là các ngôn bản, dắt dẫn người học đến những đặc điểm khái quáthoặc đến các qui luật hoạt động của ngôn ngữ
- Dù sử dụng biện pháp nào, quan sát - phân tích ngôn ngữ cũng phải thực hiện cácthao tác sau:
+ Phân tích - phát hiện
+ Phân tích - chứng minh
+ Phân tích - phán đoán
+ Phân tích - tổng hợp
Trang 28- Để có thể ứng dụng được phương pháp này, giáo viên cần phải có kĩ năng phântích ngữ pháp và ngữ nghĩa logic, phải chuẩn bị kĩ càng, tỉ mỉ hệ thống câu hỏi gợitìm theo định hướng bài học.
+ Về kĩ năng phân tích ngữ pháp và ngữ nghĩa logic
+ Về yêu cầu của hệ thống câu hỏi gợi tìm
II.3.3 Phương pháp rèn luyện theo mẫu.
- Mô phỏng, bắt chước theo kinh nghiệm giao tiếp gắn liền với quá trình hìnhthành và phát triển ngôn ngữ của con người Phương pháp rèn luyện theo mẫu làcách dạy học một cách có ý thức về thói quen và kinh nghiệm ấy
- Đối với học sinh trung học phổ thông, phương pháp này nên ứng dụng cho dạyhọc tạo sinh lời nói Thầy giáo chọn và giới thiệu các mẫu hoạt động ngôn ngữ rồihướng dẫn học sinh phân tích để hiểu và nắm vững cơ chế của chúng; sau đó, bắtchước mẫu đó một cách sáng tạo vào lời nói của mình
- Phương pháp rèn luyện theo mẫu có thể được áp dụng theo các bước sau đây:+ Cung cấp mẫu lời nói hoặc hành động lời nói
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích mẫu theo một số yêu cầu
+ Học sinh mô phỏng mẫu để tạo ra lời nói của mình
+ Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm
II.3.4 Phương pháp giao tiếp.
- Giao tiếp là chức năng trọng yếu của hoạt động ngôn ngữ Dạy học tiếng cho họcsinh cũng là nhằm giúp các em có năng lực tham gia vào hoạt động giao tiếp Do
đó, phương pháp giao tiếp lấy giao tiếp làm phương thức dạy học vùa phù hợp vớimục đích dạy học, lại vừa phù hợp với nguyên tắc trực quan trong dạy học Chỉ códạy học trong môi trường giao tiếp, học sinh mới dễ dàng tiếp cận mối quan hệgiữa lí thuyết và thực hành, giữa cụ thể và khái quát, giữa kiến thức cục bộ và tổngquan về hệ thống ngôn ngữ, giữa hệ thống ngôn ngữ và hoạt động lời nói
- Lấy giao tiếp làm phương thức dạy học, phương pháp giao tiếp mặc nhiên thừanhận vai trò trung tâm của người học (centered - learner ) theo quan điểm truyềnđộng ( transaction ) của giáo dục học hiện đại Theo đó, người học là chủ thể nhận
Trang 29thức của quá trình học tập; thầy giáo có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, giúp đỡngười học theo phương hướng và mục đích đã định Vậy dạy học theo phươngpháp giao tiếp, ta phải làm thế nào?
+ Tạo các tình huống dùng hoạt động ngôn ngữ có bối cảnh giao tiếp thực nhằm kích thích nhu cầu giao tiếp và định hướng giao tiếp cho học sinh.
* bao gồm các yếu tố ngôn ngữ trong ngữ cảnh (context): từ, cấu trúc ngữ, cấu trúccâu, các yếu tố ngôn điệu, yếu tố tu từ, phong cách
* bao gồm các yếu tố phi ngôn ngữ trong bối cảnh ( situation ): người nói, ngườinghe, không gian, thời gian, mục đích giao tiếp, ảnh hưởng của lịch sử - xã hội đốivới các thành viên giao tiếp và quan hệ giữa họ với nhau
* bao gồm đặc điểm tâm lí , đặc điểm văn hoá dân tộc qua ngôn ngữ dân tộc
+ Hướng dẫn quan sát - phân tích tình huống dùng hoạt động ngôn ngữ có bối cảnh giao tiếp thực:
* Dưới sự dẫn dắt theo định hướng bài học bằng hệ thống câu hỏi của thầy giáo vàqua hội thoại giữa thầy - trò, giữa trò - trò, học sinh cùng nhau nhận thức qui tắc,qui luật hoạt động của các hiện tượng ngôn ngữ trong mối tương quan với các yếu
tố phi ngôn ngữ như đã nêu trên: ai nói, ( viết )? ai nghe ( đọc )? về cái gì? tronghoàn cảnh nào?
* Theo đó, học sinh rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết bằng cách xác địnhhướng và nhiệm vụ giao tiếp cho từng tình huống cụ thể
* Có thể có nhiều hình thức tổ chức dạy học theo phương pháp giao tiếp như dạyhọc chính khoá, câu lạc bộ ứng xử theo tình huống giao tiếp, giải bài tập trắcnghiệm tình huống
Trên đây là các phương pháp dạy học tiếng mẹ đẻ phổ biến và cập nhật nhấthiện nay Trong thực tế ứng dụng, một tiết học có thể là một tiến trình tiếp cậnmục đích bằng nhiều phương pháp, biện pháp phối hợp với nhau Bước dạy kiếnthức mới thường thiên về sử dụng phương pháp giao tiếp và thông báo - giải thích.Bước dạy bài ôn tập, thực hành củng cố thường sử dụng phương pháp rèn luyệntheo mẫu, phân tích ngôn ngữ Tuy nhiên, nếu không áp dụng phương pháp phân
Trang 30tích ngôn ngữ thì làm sao có thể giúp học sinh nhận thức bài học mới theo phươngpháp giao tiếp được!.
III Các thủ pháp thường dùng trong dạy học tiếng Việt.
III.1 Phân tích và tổng hợp
- Phân tích là tách một hiện tượng nào đó thành các bộ phận cấu thành để có thểxem xét tất cả các mặt của nó, lí giải đặc trưng của chúng và trên cơ sở đó mà đánhgiá hiện tượng đó một cách trọn vẹn Tổng hợp là thao tác tư duy nhằm phát hiện
ra các mối liên hệ giữa các mặt, các bộ phận của hiện tượng; trên cơ sở đó mà hìnhdung ra cả chỉnh thể sự vật, hiện tượng
- Như vậy, phân tích và tổng hợp luôn luôn đi kèm với nhau, giúp con người nhậnthức toàn diện hiện thực khách quan Bản chất của quá trình dạy học tri thức mới
là quá trình tư duy nhằm nắm được tri thức đó toàn diện và chi tiết Bởi vậy, phântích và tổng hợp trở thành thủ pháp dạy học
III.2 So sánh đối chiếu
So sánh đối chiếu là thao tác tư duy để phân biệt hiện tượng, khái niệm vớicác hiện tượng, khái niệm khác Một khái niệm ngôn ngữ, một qui tắc ngôn ngữchỉ trở thành yếu tố tâm lí của học sinh khi các em biết đặt nó vào hệ thống cácyếu tố tâm lí của mình Nói một cách khác, các em cần phải so sánh đối chiếuchúng với các khái niệm và qui tắc đã có của mình Mặt khác, tiếng Việt là một hệthống giá trị và bản chất của các yếu tố cấu thành nó chỉ được xác định trong mốiquan hệ với các yếu tố khác trong hệ thống
III.3 Khái quát hoá
Khi tiến hành phân tích ngôn ngữ để rút ra các khái niệm và qui tắc, ta cầnkhái quát hoá vì khái quát hoá là thao tác tư duy nhằm rút ra các đặc điểm bản chấtnhất của nhiều hiện tượng được phân tích
III.4 Qui loại và phân loại
Gắn bó mật thiết với thủ pháp khái quát hoá là thủ pháp phân loại và quiloại Khi rút ra cái chung của các sự kiện ngôn ngữ, học sinh đã phát hiện khảnăng phân chia chúng ra từng nhóm và qui loại chúng vào các nhóm riêng biệt
Trang 31Việc chia các hiện tượng ngôn ngữ thành các nhóm dựa vào sự giống nhau và khácnhau của chúng được gọi là sự phân loại Tiếp đó, việc đưa các hiện tượng ngônngữ vào các nhóm thích hợp gọi là sự qui loại Thủ pháp phân loại và qui loạithường được ứng dụng đối với phương pháp thông báo - giải thích, phương phápquan sát - phân tích ngôn ngữ trong giờ lí thuyết.
III.5 Tạo tình huống có vấn đề
Để tăng cường tính chủ động, tích cực tư duy, cần phải tạo nhu cầu nhậnthức cho học sinh Nhu cầu này xuất hiện trong những trường hợp mà trong quátrình hoạt động học tập học sinh gặp phải khó khăn và trở ngại về nhận thức Quaquá trình đó, các em sẽ tìm tòi, phát hiện ra các tri thức mới Việc tạo các tìnhhuống như vậy gọi là tình huống có vấn đề Trong dạy học, các thủ pháp nàythường được áp dụng khi nghiên cứu tài liệu mới Giáo viên tạo ra và đặt học sinhvào tình huống có vấn đề, cung cấp những tài liệu ngôn ngữ để các em quan sát.Học sinh tự quan sát, phân tích, so sánh và rút ra những kết luận cần thiết, từ đó,phát biểu định nghĩa về các khái niệm và qui tắc
IV Các hình thức thể hiện của phương pháp.
IV.1 Hình thúc diễn giảng cần được bảo đảm các yêu cầu sau:
- Nội dung trình bày cần khoa học, chính xác Lí lẽ nêu ra có tính thuyết phục vàđược trình bày một cách hợp lí
- Ngôn ngữ diễn giảng phải mẫu mực: đúng chuẩn, trong sáng, bảo đảm tính giáodục Âm thanh nhịp điệu phải vừa phải
- Thái độ cử chỉ của giáo viên phải mẫu mực Tuyệt đối tránh lối phô trương, sáorỗng hoặc gắt gỏng đối với học sinh
IV.2 Hình thức đàm thoại
Khi tiến hành đàm thoại, cần lưu ý một số yêu cầu sau:
- Học sinh phải có ý thức về toàn bộ hay một phần lớn cuộc đàm thoại
- Chủ đề đàm thoại phải là hệ thống những vấn đề được lựa chọn và sắp xếp hợp línhằm hướng tới mục đích của bài học
Trang 32- Số lượng, nội dung và tính chất phức tạp của câu hỏi chủ yếu phụ thuộc vào kiếnthức cần thiết, trình độ học sinh Khi học sinh không trả lời được, giáo viên cầnthêm các câu hỏi phụ để gợi mở.
- Bảo đảm lôi cuốn mọi học sinh tham gia vào đàm thoại
IV.3 Hình thức đọc sách giáo khoa
Sách giáo khoa là tài liệu học tập chủ yếu của học sinh Thầy giáo và họcsinh cần biết sử dụng có hiệu quả phương tiện học tập này
IV.4 Hình thức làm bài tập tiếng Việt
Bài tập tiếng Việt là một đơn vị nội dung định hướng cho việc dạy họctiếng Việt Thông qua việc hướng dẫn học sinh làm bài tập và quá trình làm bài tậpcủa các em, giáo viên kiểm tra kết quả hoạt động dạy của mình
V Về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học tiếng Việt hiện nay.
- Tại sao phải đổi mới?
+ Thích nghi với điều kiện xã hội - lịch sử thay đổi
+ Nội dung chương trình và sách giáo khoa thay đổi
+ Trên hết là cần phải cải thiện tình hình dạy và học tiếng Việt chưa tốt hiện nay
- Đổi mới theo phương hướng nào?
+ Quan điểm tích hợp
+ Sách giáo khoa Ngữ văn
- Nội dung đổi mới cụ thể như thế nào?
+ Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học đã có trên ngữ liệu mới
+ Giảm lí thuyết, tăng cường thời gian thực hành cho học sinh
- Quan hệ giữa đổi mới và các phương pháp đã nêu như thế nào?
+ Xử lí ngữ liệu theo quan điểm tích hợp khi vận dụng các phương pháp, biệnpháp, thủ pháp dạy học là vấn đề mấu chốt hiện nay Tích hợp nhưng không làm lu
mờ mục đích yêu cầu riêng của từng bài dạy thuộc từng phân môn Tiếng Việt, Đọcvăn, Làm văn
(tham khảo phần giới thiệu chương trình Ngữ văn THPT, phần phụ lục)
Gợi ý thảo luận:
Trang 331 Việc nêu các nguyên tắc dạy học có ý nghĩa như thế nào đối với cácphương pháp và thủ pháp dạy học?
2 Có ý kiến cho rằng chỉ có nguyên tắc giao tiếp chứ không có “cái gọi làphương pháp giao tiếp”, anh, chị nghĩ thế nào?
3 Quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng là gì? Phải chăng ý nghĩa trực quancủa hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ đóng vai trò cốt lỏi trong quan điểmnày? (hay đây chính là chức năng chính của ngôn ngữ?)
4 Thử bàn về quan hệ giữa dạy học tiếng và rèn luyện, phát triển tư duy chohọc sinh
5 Phương pháp quan sát-phân tích ngôn ngữ và việc ứng dụng ngữ pháp tạosinh của N Chomsky vào mô hình hoá cấu trúc câu tiếng Việt; ưu, nhược điểmcủa nó là gì?
6 Lí thuyết hoạt động ngôn ngữ chi phối nội dung chương trình và phươngpháp dạy học tiếng Việt ở THPT như thế nào?
Phần hai: Phương pháp dạy các hợp phần Tiếng Việt
ở phổ thông trung học
CHUNG VỀ TIẾNG VIỆT VÀ GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
I Vị trí, mục đích và nội dung chương trình
1 Vị trí: Chương trình Tiếng Việt ở phổ thông trung học hiện nay có dànhmột phần cho những vấn đề lí thuyết chung về tiếng Việt và ngôn ngữ Đó là
Trang 34vấn đề “Tiếng Việt và việc sử dụng tiếng Việt" ở lớp 10 (bao gồm vấn đềnguồn gốc, quá trình phát triển, vấn đề chữ viết và yêu cầu của việc sử dụngtiếng Việt có tính chất nghệ thuật), vấn đề đặc điểm của tiếng Việt (đặc điểmloại hình và đơn vị cơ bản của tiếng Việt), các phương tiện ngữ pháp chủ yếucủa tiếng Việt,giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và chuẩn hoá tiếng Việt vàvấn đề "giao tiếp bằng ngôn ngữ" ở lớp 11.
Phần này của chương trình là hoàn toàn mới so với chương trình Tiếng Việt ởTHCS Nếu như nhiều phần khác trong chương trình Tiếng Việt ở PTTH mangtính chất đồng tâm so với chương trình Tiếng Việt ở THCS thì nội dung kiếnthức của phần này, học sinh chưa hề được tiếp xúc và trang bị trực tiếp
2 Mục đích:
- Trước hết nhằm nâng cao và hoàn chỉnh những tri thức về tiếng Việt vàngôn ngữ nói chung Những tri thức về nguồn gốc, quan hệ thân thuộc và quátrình phát triển của tiếng Việt và chữ Việt chẳng những giúp cho học sinh hiểuđược lịch sử của tiếng mẹ đẻ và chữ viết mà còn hiểu rõ sự gắn bó chặt chẽgiữa lịch sử tiếng Việt, chữ Việt và lịch sử hình thành, phát triển của dân tộc
- Từ những tri thức đã học ở các cấp dưới, học sinh PTTH có điều kiện nắmvững hơn các yêu cầu cụ thể của việc sử dụng tiếng Việt có tính chất nghệthuật và tự trau dồi kĩ năng này
- Những tri thức ấy cũng bồi dưỡng và phát triển thêm lòng tự hào dân tộc
- Tri thức về đặc điểm loại hình và đặc điểm ngữ nghĩa của tiếng Việt vừagiúp cho học sinh hiểu sâu hơn, rộng hơn về tiếng mẹ đẻ của mình, vừa giúpcho học sinh nâng cao thêm hiểu biết về các ngoại ngữ cần học
3 Phân tích nội dung chương trình:
- Nội dung của những vấn đề lí thuyết chung về tiếng Việt và ngôn ngữchiếm một dung lượng không lớn trong chương trình tiếng Việt lớp 10 và lớp
11 (11 tiết, gồm 6 tiết ở lớp 10 và 5 tiết ở lớp 11)
- Nội dung những vấn đề lí thuyết chung được phân bố ở phần đầu củachương trình tiếng Việt
Trang 35* Lớp 10:
Bài 1: Khái quát về lịch sử tiếng Việt (2 tiết)
Bài 2: Yêu cầu của việc sử dụng tiếng Việt có tính chất nghệ thuật (4 tiết)
* Lớp 11:
Bài 1: Đặc điểm loại hình của tiếng Việt (2 tiết)
Bài 2: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và chuẩn hoá tiếng Việt (1 tiết)
Bài 3: Sự giao tiếp bằng ngôn ngữ (2 tiết)
- Trong chương trình lớp 10 và lớp 11 có bốn vấn đề lí thuyết chung về tiếng Việt
và ngôn ngữ:
a/ Nguồn gốc, quan hệ thân thuộc, quá trình phát triển lịch sử của tiếng Việt(tương quan họ hàng)
b/ Yêu cầu của việc sử dụng tiếng Việt có tính chất nghệ thuật
c/ Đặc điểm loại hình (tương quan loại hình), đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữpháp của đơn vị “tiếng”
d/ Chữ viết: lịch sử phát triển và đặc điểm của chữ Quốc ngữ
đ/ Giao tiếp bằng ngôn ngữ và vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Đó không chỉ là những vấn đề lí thuyết về hệ thống tiếng Việt mà còn về việc sửdụng tiếng Việt và về các loại hình ngôn ngữ
II Phương pháp dạy học
b/ Qua việc học chữ Quốc ngữ từ bé và học các ngoại ngữ, học sinh phần nào đãbiết về kí hiệu chữ viết của các ngôn ngữ trên thế giới