BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH 1. Mục đích môn học 2. Thiết bị khoan 3. Thao tác khoan 4. Công tác tiến hành lấy mẫu Thí nghiệm lấy mẫu nguyên dạng Thí nghiệm đóng ống SPT Kết luận Hình trụ hố khoan
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HCM KHOA XÂY DỰNG VÀ ĐIỆN
BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
Tên sinh viên : PHÙNG KHÁNH SƠN
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GVHD
Trang 3Thông tin về giáo viên hướng dẫn:
Họ và tên: Nguyễn Trọng Nghĩa
Học vị: Thạc sĩ
Chức danh: Giảng viên cơ hữu
Thông tin về sinh viên:
Họ và tên: Phùng Khánh Sơn
MSSV: 1151020265
Lớp: DH11XD03
Trang 4BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
Mục đích của môn học:
Khảo sát địa chất công trình cung cấp các thông tin nhằm:
dự kiến xây dựng
• Thiết kế, lựa chọn giải pháp móng cho công trình dự kiến xây dựng một cách hợp lý và tiết kiệm
khó khăn, trở ngại có thể nảy sinh trong thời gian xây dựng
• Xác định các biến đổi của môi trường địa chất do hoạt động kinh tế – công trình của con người, cũng như ảnh hưởng của các biến đổi đó đối với bản thân công trình và công trình lân cận
cấp công trình hiện có và nghiên cứu những trường hợp đã xảy ra gây hư hỏng công trình
Kết quả cuối cùng của công tác khoan thăm dò là vẽ được hình trụ hố khoan Dựa vào hình trụ hố khoan ta có thể vẽ được mặt cắt địa chất tùy theo yêu cầu
Dựa vào kết quả thí nghiệm của mẫu đất, ta có tài liệu thiết kế nền móng cho công trình
Công tác khảo sát địa chất công trình không thể thiếu đối với các công trình quan trọng, vì thế, sinh viên các ngành trong xây dựng như: dân dụng, cầu đường, cảng và thủy lợi cùng các công trình khác trong kỹ thuật, ta đều phải khoan địa chất ngoài hiện trường
Trang 5I/ GIỚI THIỆU
Bình Dương nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung
Bộ với đồng bằng sông Cửu Long nên địa hình chủ yếu là những đồi thấp, thế đất bằng phẳng, nền địa chất ổn định, vững chắc, phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với độ cao trung bình 20-25m so với mặt biển, độ dốc 2-5°và độ chịu nén
2kg/cm² Đặc biệt có một vài đồi núi thấp nhô lên giữa địa hình bằng phẳng như núi Châu Thới (Dĩ An) cao 82m và ba ngọn núi thuộc huyện Dầu Tiếng là núi Ông cao 284,6m, núi La Tha cao 198m, núi Cậu cao 155m
Có 7 loại đất khác nhau, nhưng chủ yếu là đất xám và đất đỏ vàng, chiếm 76,5% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó đất xám chiến 52,5%, đất đỏ vàng chiếm 14,0%
(Tham khảo http://vi.wikipedia.org/wiki/Bình_Dương )
2/ Vị trí khảo sát địa chất
Cơ sở 3 trường Đại học Mở TP HCM, 68 Lê Thị Trung, phường Phú Hòa, thị
xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
Sơ đồ vị trí khoan khảo sát
Trang 63/ Tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng
- TCVN 4419:1987 : Khảo sát xây dựng - nguyên tắc cơ bản
- TCVN 160:1987 : Khảo sát địa kỹ thuật phục vụ thiết kế và thi công móng cọc
- TCVN 112:197 : Nhà cao tầng - công tác khảo sát địa kỹ thuật
- 22TCN 259:2000 : Quy trình thăm dò địa chất công trình
- BS 1377:1975: Methods of test for soils for civil engineering purposes
II/ NỘI DUNG
1/ Thiết bị và tiêu chuẩn về thiết bị
Giàn khoan, ròng rọc
Máy bơm, thùng chứa nước
Máy kéo trợ lực, dây thừng
Trang 7Ống lấy mẫu:
Đường kính ngoài 75mm Đường kính trong 73mm Dài 600mm
Dụng cụ SPT:
Dài 60cm Đường kính ngoài 50mm
Búa:
Nặng 63,5kg (140 funt) Cao 500mm
Chiều cao rơi 76cm (30 inch)
Ống dẫn hướng
Trang 8Cần khoan:
331cm (kèm mũi)
279cm
330cm
Mũi khoan
Dụng cụ hỗ trợ
kềm, búa, thước, kéo, mỏ lết,
khóa, kê chữ Y
Trang 92/ Quy trình thực hiện khoan
a. Lắp ráp thiết bị:
Tiếp nước vào thùng chứa Công việc này cần được làm thường xuyên, đảm bảo đủ nước bơm qua cần Bơm nước tuần hoàn qua mũi khoan để làm mềm đất và đưa đất ra ngoài hố khoan
Gắn cần khoan vào ống nối, nối với dây cáp và dây thừng của ròng rọc Dây thừng được quấn một vòng quanh rulô của máy trợ lực kéo Máy bơm bơm nước vào cần qua ống nối
Đặt cần khoan vào hố khoan
Trang 10b. Tiến hoành khoan:
Kéo dây, nâng hạ cần khoan liên tục để tạo lực làm rời đất
Xoay cần khoan để vét đất, đứa đất theo nước ra ngoài
Tháo cần ra khỏi giàn, lắp thêm cần 230cm
Trang 11
c. Thí nghiệm SPT
Khoan đạt độ sâu 5,1m
Đặt ống lấy mẫu vào hố khoan, dùng búa đóng xuống tới khi đất vào đầy ống lấy
mẫu
Tiến hành thí nghiệm SPT:
Lắp ống SPT vào cần thay cho mũi khoan, lắp ống định hướng cho búa, búa vào giàn khoan Dùng thước đo và đánh dấu vạch 15cm, 30cm và 45cm trên cần tính
từ miệng ống chống
Trang 12
Kéo búa lên độ cao 76cm (30 inch), thả cho búa rơi tự do Đếm số búa 3 lần, mỗi lần cần khoan lún xuống 15cm
Lấy mẫu đất ra khỏi ống lấy mẫu và ống chẻ đôi
Trang 13
3/ Kết quả
Kết quả thí nghiệm SPT:
Chiều sâu thí nghiệm: 5,1m Số búa
15cm tiếp theo 13 15cm cuối 12
Đánh giá độ chặt tương đối của đất:
Giá trị N (số búa) Độ chặt tương đối của đất
0 – 4 Rất xốp (rất rời rạc)
4 – 10 Xốp (rời rạc)
10 – 30 Chặt vừa
30 – 50 Chặt
> 50 Rất chặt
Loại đất: Đất sét pha sỏi đỏ
Trang 14
MẶT CẮT HỐ KHOAN
HK HK
Trang 15III/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
− Về thiết bị: phải chính xác như quy định trong tiêu chuẩn để có đánh giá đúng
về địa chất khu vực, đảm bảo độ chính xác cho mẫu và các thí nghiệm cơ lí của mẫu, đảm bảo an toàn, tiết kiệm trong thiết kế và thi công công trình xây dựng
về sau
− Về công tác khoan: tổ chức phân công công nhân và máy móc hợp lí, tránh lãng phí về nhân lực, đảm bảo thực hiện đúng quá trình khoan, đạt được kết quả như mong muốn trong thời gian sớm nhất
IV/ KẾT LUẬN
Nhờ sự hướng dẫn cụ thể của thầy Nguyễn Trọng Nghĩa cùng các anh kỹ thuật viên, cuối cùng, các học viên đã nắm được quy trình khoan thăm dò địa chất, lấy được mẫu đất đạt yêu cầu
Sau khi thực tập khoan thăm dò địa chất công trình, em đã rút ra được những kỹ năng, kinh nghiệm quý báu cho công tác khoan và khảo sát địa chất, nắm rõ quy trình lắp đặt, vận hành cũng như xử lí sự cố gặp phải trong khi khoan
Cuối cùng, em xin cảm ơn sự giúp đỡ của thầy Nguyễn Trọng Nghĩa và các anh kỹ thuật viên Chúc Thầy và các anh luôn dồi dào sức khỏe./