Hocmai.vn – Website học trực tuyến số Việt Nam Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - M: Môn Hoá học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Muối tính chất muối MUỐI VÀ CÁC TÍNH CHẤT CỦA MUỐI (PHẦN 1) (TÀI LIỆU BÀI GIẢNG) Giáo viên: VŨ KHẮC NGỌC Đây là tài liệu tóm lược các kiến thức đi kèm với bài giảng “Muối và các tính chất của muối” thuộc Khóa học luyện thi THPT quốc gia PEN-M: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) tại website Hocmai.vn. Để có thể nắm vững kiến thức phần “Muối và các tính chất của muối”, Bạn cần kết hợp xem tài liệu cùng với bài giảng này. Khái niệm : Muối là hợp chất mà phần tan trong nước của nó phân li thành cation kim loại hoặc NH4+ và anion gốc axit Phân loại : Dựa vào thành phần * Muối đơn giản - Muối trung hòa : không còn H trong gốc axit có khả năng phân li thành H+. Ví dụ : NaCl, NH4Cl, Fe(NO3)3, CH3COONa, … Lưu ý : Trung hòa # trung tính. Ví dụ : Na2CO3 là muối trung hòa tạo môi trường trung tính, NH4Cl là muối trung hòa tạo môi trường axit. - Muối axit = còn H trong gốc axit có khả năng phân li thành H+. Ví dụ : NaHCO3, K2HPO4, Ca(H2PO4)2, NaHS, … Lưu ý : - NaHCO3 là muối axit, tạo dung dịch có môi trường bazo, có tính chất lưỡng tính. - H3PO4 (3 lần axit) # H3PO3(2 lần axit) tương tự H3PO2(1 lần axit). - KH2PO4, K2HPO4, KH2PO3 : muối axit. - K3PO4, K2HPO3, KH2PO2 : muối trung hòa. * Muối phức tạp - Muối kép = 2 cation + 1 anion. Ví dụ : phèn chua : K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O = KAl(SO4)2.12H2O Phèn kali – crom : 3NaF.AlF3=Na3AlF6 (criolit). Xinvinit : NaCl.KCl Canalit : KCl.MgCl2.6H2O - Muối hỗn tạp = 1 cation + 2 anion. Ví dụ : Clorua vôi : CaOCl2 (do CaCl.Ca(ClO)2=2 CaOCl2) Âptit : 3Ca3(PO4)2.CaF2. Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 - Hocmai.vn – Website học trực tuyến số Việt Nam Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - M: Môn Hoá học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Muối tính chất muối - Muối phức = chứa ion phức. Ví dụ : [Ag(NH3)2]+Cl- tan. * Muối bazo OH 2 CuCO3 : cacbonat bazo đồng. Gỉ đồng : Cu Cu OH 2 CO3 Gỉ sắt : Fe2O3.nH2O Sự thủy phân muối Muối bị thủy phân # muối bị thủy phân hoàn toàn - Muối đa phần là chất điện li mạnh. - Muối bị thủy phân nếu cation/anion trong muối có tính axit/bazo. Ví dụ : 1. 2. 3. Na NaCl trung tinh Cl trung tinh Na CO32 Na2CO3 trung tinh Al2 ( SO4 )3 bazo => NaCl không bị thủy phân => Na2CO3 bị thủy phân Al 3 3SO4 axit trung tinh => Al2(SO4)3 bị thủy phân Sự thủy phân trên khác với thủy phân hoàn toàn vì sự thủy phân hoàn toàn phải có phản ứng xảy ra tạo chất mới khác muối ban đầu, ví dụ : Al2S3 + H2O → Al(OH)3 + H2S. Các ví dụ Ví dụ : Dãy nào dưới đây gồm các chất đều bị thủy phân trong nước ? A. K2CO3, Al(NO3)3, BaCl2, Na3PO4 B. KClO3, CH3COONa, FeCl3, CrCl3 C. CuSO4, HCOONa, Cr2(SO4)3, Na2S D. K3PO4, Fe2(SO4)3, KI, CuCl2 Hướng dẫn Chọn C. A. Loại do BaCl2 không bị thủy phân. B. Loại do KClO3 không bị thủy phân. D. Loại do KI không bị thủy phân. Ví dụ : Cho dãy các chất Na2S, C2H5ONa, Al4C3, Al2S3, Na3N, C6H5-ONa, CaC2, K2CO3, Al2(SO4)3, MgCO3, Fe2(CO3)3. Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 - Hocmai.vn – Website học trực tuyến số Việt Nam Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - M: Môn Hoá học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Muối tính chất muối Số chất bị thủy phân hoàn toàn trong nước là : A.5 B.6 C.8. D.10 Hướng dẫn Chọn đáp án B C2H5ONa, Al4C3, Al2S3, Na3N, CaC2, Fe2(CO3)3. C2H5ONa + H2O → C2H5OH + NaOH. Na3N + H2O → NH3 + NaOH. Ví dụ : Hòa tan phèn chua vào H2O. Số ion có trong dung dịch thu được tối đa là : A.4 B.5 C.6. D.7 Hướng dẫn Chọn đáp án C K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O → K+ + Al3+ + SO42- + 24H2O ( AlOH ) 2 H Al 3 H 2O ( AlOH ) H ( AlOH ) 2 H 2O Al (OH )3 H ( AlOH ) H 2O Chính Al (OH )3 trong quá trình hòa tan phèn chua vào nước có tác dụng : làm trong nước, cầm màu, công nghiệp giấy, thuộc da. Phèn kali-crom có tác dụng cầm màu, công nghiệp giấy, thuộc da. TỔNG KẾT Dựa vào sự thủy phân => có 4 loại muối. 1. Muối = axit mạnh + bazo mạnh → tạo môi trường trung tính, … Ví dụ : KNO3, BaCl2, … 2. Muối = axit mạnh + bazo yếu → tạo môi trường axit, … Ví dụ : Al2(SO4)3, CuSO4, … 3. Muối = axit yếu + bazo mạnh → tạo môi trường bazo, … Ví dụ : Na2CO3, K2S, … 4. Muối = axit yếu + bazo yếu - Tồn tại được : (NH4)2CO3, CH3COONH3CH3, …→ có tính chất lưỡng tính. - Không tồn tại được : Al2(CO3)3, Fe2(CO3)3, Al2S3, Al4C3, … → bị thủy phân hoàn toàn. Giáo viên: Vũ Khắc Ngọc Nguồn: Hocmai.vn Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 -