Hay de be ve

2 257 0
Hay de be ve

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hãy để trẻ em vẽ ! Bạn có thể cảm thấy không hài lòng khi con mình nguệch ngoạc vẽ vời và sử dụng màu sắc nhiều khi trái ngược hẳn với thực tế (ví dụ vẽ mặtr trời màu xanh, biển màu hồng hay vẽ cái bàn có bốn chân lộn ngược, cây có ngọn cắm xuống đất…). Trẻ em với hội hoạ và màu sắc Màu sắc có mối quan hệ vô cùng mật thiết với sự phát triển trí lực của trẻ. Trẻ được nửa tháng tuổi đã có những phản ứng nhất định đối với những gam màu khác nhau. Và thực sự, trẻ có khả năng nhận biết màu sắc từ rất sớm. Qua nghiên cứu, các nhà tâm lý phát hiện ra rằng, những đứa trẻ lớn lên trong môi trường tiếp xúc vớinhiều màu vàng, màu xanh lá cây hay xanh da trời có chỉ số IQ cao hơn những trẻ khác. Ngược lại, những trẻ tiếp xúc nhiều với những gam màu tối dễ bị ức chế về tình cảm và có chỉ số IQ thấp hơn hẳn, thậm chí còn kém hơn mức bình thường 14 tháng tuổi. Bên cạnh đó, hội họa có thể làm hạn chế sự kém phát triển trí lực, tăng hiệu quả của việc bồi dưỡng trí lực cho trẻ. Các nhà tâm lý học cũng cho rằng, hội họa có thể phục hồi những rối loạn tâm lý của trẻ trở lại bình thường. Đây là tác dụng tích cực nhất của màu sắc và hội họa. Trên thực tế, hội họa ảnh hưởng tích cực tới tình cảm, suy nghĩ của con người, giúp cho con người duy trì tinh thần ở trạng thái cân bằng, thoải mái. Vẽ tranh đòi hỏi người vẽ có con mắt hội hoạ, tư duy, trí tưởng tượng phong phú và sự linh hoạt của cổ tay, bàn tay, vai,… có sự hoà hợp giữa tâm hồn và thể xác, giúp khơi thông khí huyết trong cơ thể, thúc đẩy tuần hoàn máu, cân bằng sự ức chế và hưng phấn của thần kinh, tăng sức sáng tạo. Hay đơn giản, thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật cũng có thể giúp thư giãn đầu óc. Đối với trẻ em cũng vậy. Đối với trẻ, thế giới xung quanh thật mới mẻ và lý thú. Trẻ luôn muốn thông qua mọi phương tiện để biểu đạt những cảm xúc của mình. Trong điều kiện khả năng ngôn ngữ phát triển chưa hoàn thiện thì hội họa là phương tiện để biểu đạt hiệu quả nhất, lý thú nhất, đăc biệt là đối với trẻ em trước tuổi đi học. Hơn thế, tranh vẽ cũng là một phương pháp truyền đạt thông tin khá hiệu quả của trẻ. Trẻ được tự do tưởng tượng, bộc lộ niềm vui, ý thức của mình trong tranh vẽ. Ví dụ như khi trẻ căm ghét chó sói, trẻ cố tình thể hiện sự căm ghét của mình bằng cách chọn những màu xấu nhất để vẽ. Khi vẽ về mẹ, trẻ muốn thể hiện sự yêu mến, kính trọng nên chọn những gam màu sáng đẹp, nét vẽ mảnh. Hình ảnh người cha, người mẹ trong tranh vẽ của trẻ luôn vui tươi và hơi mỉm cười… Làm gì khi trẻ mê vẽ? Cha mẹ luôn là đối tượng trẻ muốn thể hiện đầu tiên và là hình tượng nghệ thuật quan trọng, có tác dụng gợi mở khả năng hội hoạ của trẻ. Bồi dưỡng năng lực hội họa cho trẻ cần được bắt đầu khi trẻ hơn 1 tuổi. Cha mẹ nên cầm tay giúp trẻ vẽ những hình đơn giản như quả táo, cái bát, ông mặt trời… hoặc là cho trẻ tự do sáng tạo. Đến khi trẻ 2-3 tuổi, cha mẹ cần bồi dưỡng thêm cho trẻ khả năng quan sát vì đây là nền tảng để hội họa phát triển. Trẻ em nói chung rất thích vẽ tranh mặc dù đó chì là những bức tranh vẽ theo cảm hứng, dẫu động tác còn vụng về nhưng trẻ vẫn muốn thể hiện “tài năng” của mình. Các bậc cha mẹ không nên nhìn nhận một cách phiến diện đối với những bức tranh của con cái mình mà cần có thái độ ân cần, quan tâm, hỏi han trẻ xem vì sao trẻ lại làm như vậy, vẽ như thế có ý nghĩa gì? Điều đó sẽ giúp cha mẹ hiểu được những nhận thức, suy nghĩ về thế giới xung quanh, từ đó giúp trẻ thể hiện được sự hiểu biết phong phú về cuộc sống đời thường thông qua những bức tranh của trẻ. Đồng thời, vẽ tranh còn giúp trẻ có được những giây phút thư giãn, sáng tạo cũng như nâng cao khả năng diễm đạt của trẻ. Do nhận thức còn hạn chế và thao tác còn vụng về nên những bức tranh “ngẫu hứng”, những “tác phẩm nghệ thuật” của trẻ không tránh khỏi sự đơn giản, nguệch ngoạc. Các bậc cha mẹ không nên dừng lại ở mức quan tâm, khích lệ trẻ mà còn cần hướng dẫn, phụ đạo cho trẻ, giúp trẻ thể hiện chính xác hơn những gì trẻ quan sát thấy trong bức tranh của mình. Làm như vậy có tác dụng thúc đẩy óc sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ. Những người cha, người mẹ không thể căn cứ vào quan sát, nhìn nhận của người lớn để đánh giá bức tranh của trẻ là hay hay là dở. Điều quan trọng là bạn phải đặt mình vào vị trí của trẻ, quan sát, tư duy theo cách của trẻ thì mới hiểu được tranh của trẻ muốn nói gì. Khi trẻ yêu thích, đam mê hội họa, cha mẹ nên xuất phát từ sự quan tâm của mình, động viên, khích lệ trẻ. Các vị phụ huynh không nên mắng chửi, đánh đập khi trẻ vẽ trên tường. Cũng đừng nên vì trẻ không vẽ giống mình mong muốn mà bỏ mặc hoặc thậm chí là cấm đoán, không cho trẻ vẽ. Người cha, người mẹ cần quan tâm để trẻ cững bước tiến trên con đường hội họa. Cha mẹ nên giữ lại tất cả những bức tranh trẻ đã vẽ để trẻ có thể nhận ra sự tiến bộ cũng như những lỗi mắc phải trong các bức tranh đó. Mỗi khi có khách đến chơi, bạn có thể lấy tranh trẻ vẽ ra cho bạn xem, đánh giá, góp ý để trẻ tiến bộ hơn. Bạn có thể làm khung treo tranh của trên tường cho cả nhà cùng ngắm. Làm như vậy có tác dụng cổ vũ rất nhiều. Sự quan tâm của cha mẹ sẽ giúp trẻ vẽ tự tin hơn, vẽ tốt hơn, sinh động hơn. . cứ vào quan sát, nhìn nhận của người lớn để đánh giá bức tranh của trẻ là hay hay là dở. Điều quan trọng là bạn phải đặt mình vào vị trí của trẻ, quan sát,. đứa trẻ lớn lên trong môi trường tiếp xúc vớinhiều màu vàng, màu xanh lá cây hay xanh da trời có chỉ số IQ cao hơn những trẻ khác. Ngược lại, những trẻ tiếp

Ngày đăng: 09/06/2013, 01:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan