1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bài Hai đứa trẻ

6 9,3K 140
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 89,5 KB

Nội dung

Ngày soạn : Tiết 36,37 Đọc văn : HAI ĐỨA TRẺ I.MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp HS : - Cảm nhận được tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những người phải sống nghèo khổ , quẩn quanh và sự c

Trang 1

Ngày soạn :

Tiết 36,37 Đọc văn : HAI ĐỨA TRẺ

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp HS :

- Cảm nhận được tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những người phải sống nghèo khổ , quẩn quanh và sự cảm thông , trân trọng của nhà văn trước mong ước của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn

- Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam qua

truyện ngắn trữ tình “ Hai đứa trẻ “

II TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1.Oån định lớp

2.Kiểm tra bài cũ :

Câu hỏi : Văn học đổi mới theo hướng hiện đại qua bao nhiêu giai đoạn ?

Trình bày đặc điểm của từng giai đoạn

3 Giới thiệu bài mới :

Lời dẫn : Thạch Lam là nhà văn của thế giới cảm xúc Văn của ông nhẹ nhàng

nhưng thâm trầm sâu sắc Qua những tác phẩm của ông chúng ta thấy được tấm lkòng nhân đạo của tác giả đối với những kiếp người nghèo khổ Điều này được thể hiện rất

rõ qua tác phẩm “Hai đứa trẻ “

Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và

học

Yêu cầu cần đạt

Hoạt động 1 : Tìm hiểu chung về tác giả

và tác phẩm

Gv cho học sinh hoạt động theo

nhóm.Mỗi nhóm cử một đại diện trình

bày những nét chính về tác giả theo các

danh mục mà giáo viên đưa ra

- Họ tên khai sinh , bút danh và các tên

khác

-Năm sinh – mất , quê quán

- Các tác phẩm chính

-Đề tài thường viết

-Đặc điểm nội dung , đặc điểm nghệ

thuật

-Đóng góp cho nền văn học

GV nhận xét và nhấn mạnh một số vấn

đề chính

Hãy nêu những tác phẩm chính của

Thạch Lam

Truyện ngắn “ Hai đứa trẻ “ có xuất xứ từ

đâu ? Truyện ngắn này có đặc điểm gì ?

Có thể chia truyện ngắn này thành mấy

I.Tìm hiểu chung

1.Tác giả :

-Là một nhà văn tiếng về truyện ngắn, trong những cây bút chủ chốt của nhóm Tự lực văn đoàn

-Quan niệm văn chương : “Văn chương không phải sự thoát li hay sự quên Văn chương là thứ vũ khí thanh cao và đắc lực mà chúng ta có.Nó làm cho lòng người trong sạch và phong phú hơn “

- Đặc điểm nghệ thuật :Tp không có cốt truyện chủ yếu đi khai thác thế giới nội tâm con người Văn của ông thâm trầm giản dị mà sâu sắc

-Văn của Thạch Lam có sự giao thoa giữa hai khuynh hướng hiện thực và lãng mạn

=> Ông là nhà văn của cảm xúc -Tác phẩm chính ( sgk )

2 Truyện ngắn : Hai đứa trẻ”

a.Xuất xứ :in trong tập “Nắng trong vườn “ -Bối cảnh : Lấy bối cảnh từ phố huyện Cẩm Giàng ,quê ngoại của ông

b.Bố cục : 3 đoạn

Trang 2

đoạn ? Nội dung chính của mỗi đoạn ?

Hoạt động 2 : Đọc hiểu văn bản

GV cho hs đọc một đoạn để cảm nhận

giong điệu của Thạch Lam Sau đó cho hs

tìm hiểu văn bản qua hệ thống câu hỏi

1.Bức tranh phố huyện lúc chiều buông

xuống được miêu tả bằng những chi tiết ,

hình ảnh gì ?

2.Những âm thanh nào được tác giả chọn

để khắc họa buổi chiều của phố huyện ?

3.Anh ( chị) có nhận xét gì về những âm

thanh này ?

GV bình : Tiếng trống thu không cứ điểm

từng tiếng một đã tạo cho người đọc cảm

giác thời gian trôi thật chậm và cứ kéo

dài ra mãi.Tiếng ếch nhái, tiếng muỗi vo

ve là những âm thanh rất nhỏ nhưng nó

đã chiếm hết cả âm thanh phố huyện ,

làm cho người đọc cảm nhận được sự

vắng lặng , tẻ nhạt của làng quê tuy

nhiên nó cũng không kém phần thơ

mộng

4 Không gian phố huyện được miêu tả

bằng những chi tiết nào ?

6.Anh ( chị) có nhận xét gì về không gian

của phố huyện ?

GV chuyển ý :Bức tranh thiên nhiên của

phố huyện được khắc hoạ bằng những âm

thanh đường nét rất cụ thể chi tiết những

nó cũng chỉ là những cảnh không có hồn

nếu thiếu đi sinh hoạt của con người Vậy

chúng ta xem thử trong buổi chiều phố

huyện ảm đạm thế này thì liệu sinh hoạt

của con người có làm cho cảnh vật ấm áp

hơn hay càng khắc hoạ thêm cái nghèo ,

+ Đoạn 1 Từ đầu -> Không có tiền cho chúng : Phố huyện lúc chiều buông xuống + Đoạn 2: Tiếp theo -> Tiếng cười khanh khách đi về phía làng : Phố huyện lúc đêm về

+Đoạn 3 Phần còn lại : Phố huyện lúc đoàn tàu đêm đi qua

II Đọc hiểu văn bản

1 Phố huyện lúc chiều xuống

-Aâm thanh : Tiếng trống thu không Tiếng ếch nhái

Tiếng muối vo ve ->Quen thuộc , gần gũi

-Không gian: Phuơng tây đỏ rực như lửacháy

Đám mây hồng …

Dãy tre làng ……

-> Được miêu tả bằng hình ảnh , màu sắc đường nét cụ thể : ảm đạm , tẻ nhạt

Trang 3

cực khổ ảm đạm của phố huyện

6 Trong buổi chiều muộn này , con người

phố huyện có những sinh hoạt nào ?

7.Qua những cảnh sinh hoạt này anh chị

thấy cuộc sống nơi đây như thế nào ?

GV bình :Người ta thường nói muốn xem

cảnh sống của cư dân của một vùng nào

đó hãy đến vào những buổi chợ Chợ

được tác giả đề cập đến là cảnh chợ tàn ,

chỉ còn sót lại những gì nghèo khổ nhất

của cư dân phố huyện Đặc biết là hình

ảnh của những đứa trẻ con nhà nghèo ,

chúng nhặt nhạnh tìm kiếm trong cái

nghèo nàn của phố huyện gợi sự cảm

thông sâu sắc của người đọc

8.Qua những âm thanh , không gian và

sinh hoạt của con người phố huyện , anh

( chị ) có nhận xét gì về bức tranh phố

huyện lúc chiều tà ?

GV bình giảng :Với giọng văn chậm rãi

trầm buồn , Thạch Lam đã tạo nên một

bức tranh phố huyện buồn đến nao

lòng Và đây cũng là bằng chứng cho

thấy văn của Thạch Lam thường hiếm

khi thừa lời , thừa chữ , không uốn éo

làm duyên 1 cách kiểu cách những lại

giàu hình ảnh và nhạc điệu , lại vừa

uyển chuyển , tinh tế

7.Tìm những chi tiết thể hiện tâm trạng

của Liên ?

“Liên ngồi im lặng ……… ngày tàn “

8.Qua đó , ta thấy tâm trạng của Liên như

thế nào trong buổi chiều phố huyện ?

GV bình : Vốn là một cô gái đa cảm ,

nhân hậu Liên cảm nhân được nỗi buồn

thấm thía của phố huyện Liên gắn bó

với cuộc sống ở nới đây nhưng cũng

nhận ra sự nghèo nàn cơ cực và chìm

dần trong bóng tối của cư dân phố huyện

GV chuyển ý : Phố huyện lúc chiều

buôngxuống ảm đạm buồn như vậy liệu

lúc đêm về có khởi sắc gì, có thay đổi theo

chiều hướng tích cực hơn hay không ?

1.Không gian phố huyện lúc đêm về có gì

thay đổi so với ban chiều ?

-Sinh hoạt của con người : Chợ vãn Vài người bán hàng …… Vài đứa trẻ con nhà nghèo …

->Cuộc sống nghèo nàn , cơ cực , vất vả

=>Bức tranh phố huyện như một “Bức hoạ đồng quê “ gợi cảm và buồn đến da diết , đến thấm thía vào lòng người

b.Tâm trạng của Liên

-Buồn man mác trước giờ khắc của ngày tàn

-Cảm thương cho những đứa trẻ con nhà nghèo

2.Phố huyện lúc đêm về a.Bức tranh phố huyện

- Không gian :

+ Có những điểm sáng nhưng khoảng tối nhiều hơn

Trang 4

2.Tìm những chi tiết miêu tả không gian

phố huyện ?

“Ngay cả những con đường cũng mấp mô

vì những hòn đã rải đương bên tối bên

sáng”

“Tối hết ……… Sẫm đen hơn “

3.Sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối đã

gợi lên cho người đọc những dự cảm gì ?

GV bình : Tuy khi về đêm không gian

phố huyện đã có những điểm sáng ngọn

đèn nhà ông Mĩ , ngọn đèn chị Tí , lò lửa

của bác Phở Siêu và cả ánh sáng của

bầu trời đêm mùa hạ đày sao nhưng ánh

sáng không đủ xua tan bóng tối, Bóng tối

ngà càng lan rộng ra mênh mông và dày

đặc hơn khiến ta có cảm giác như cuộc

sông nơi đây bị đông đặc trong bóng tối

4.Những cư dân nào của phố huyện được

tác giả nhắc đến ?

5.Cuộc sống của mẹ con chị Tí được tác

giả miêu tả như thế nào ?Tìm những chi

tiết đó ?

“Ngày chị đi mò cua ,bắt ốc …….cây bàng

“ Chị Tí chả kiếm … đến đêm “

-Cái chép miệng của chị

6.Cuộc sống của mẹ con chị Tí gợi lên

một cuộc sống như thế nào ?

7.Gánh hàng của bác phở Siêu là món

hàng như thế nào đối với cư dân phố

huyện ? Gánh hàng của Bác phở Siêu gợi

lên điều gì ?

8/Gia đình bác Xẩm được miêu tả như thế

nào ?

“Gia đình bác Xẩm … chưa hát vì chưa

có ai nghe “

-Thỉnh thoảng “Vợ chồng ….vùi trong cát”

9/Anh (chị) có nhận xét gì về cuộc sống

của gia đình bác Xẩm ?

10/Cụ Thi được miêu tả như thế nào ?

-Đây là một bà già hơi điên, nghiện ngập

nhưng vẫn tỉnh trí trong giao tiếp

-Câu nói :A ,Em Liên ……-> sự việc này

diễn ra nhiều lần

-Hình ảnh bà cụ ngửa cổ ra tu rượu rồi lại

lần ruột tượng chép miệng trả tiền gợi sự

+Aùnh sáng chỉ đủ le lói , là “khe sáng”,

“hột sáng”, “ chấm sáng” / bóng tối mênh mông

->Dự báo một cuộc sông tối tăm, lay lắt

-Con người của phố huyện :

+Mẹ con chị Tí :Một cuộc sống buồn tẻ đến đơn điệu , lay lắt không biết đến ngày mai

+Bác phở Siêu :Quẩn quanh nghèo khổ

+Gia đình bác Xẩm :Cuộc sống vô vị và lạc lõng

+ Cụ Thi :Là dấu hiệu tột cùng của sự bế tắc đến nghẹt thở

Trang 5

thương cảm với người đọc Cụ đi vào

bóng tối hay bóng tối nhoè phủ xuống

những kiếp đời tàn

11/ Hãy nêu nhận xét của anh (Chị) về

hình ảnh bà cụ Thi ?

12/ Cuộc sống của chị em Liên như thế

nào ?

-Trông coi 1 cửa hàng tạ hóa nhỏ , hàng

hoá lèo tèo ,ngày phiên bán cũng chẳng

được bao nhiêu

13/Anh (chị ) hãy nêu nhận xét về cuộc

sống của cư dân phố huyện ?

GV bình : Những sự việc trên cứ lặp đi

lặp lại Chị Tí ngày nào cũng dọn hàng ,

chị em Liên ngày nào cũng tính tiền rồi

ra đợi tàu…………Cuộc sống của những

con người nơi đây cứ quẩn quanh và lụi

tàn dần trong bế tắc.

Họ sống mãi trong cái ao tù tăm tối

chấp nhận số phân làm “Hạt cơm nguôii

–Xuân Diệu “.Một lối ‘Sống mòn –cuộc

đời cứ mốc lên , gỉ đi , mục ra ở một xó

quê –Nam Cao “Tuy vậy, Thạch Lam đã

rất tinh tế khi nhận ra những mơ ước le

lói về một cuộc sống tốt đẹp hơn qua ánh

sáng của ngọn đèn của chị Tí , của lò lửa

của bác phở Siêu và cao hơn là ánh sáng

của đoàn tàu

14/Tìm một số chi tiết thể hiện tâm trạng

của Liên ?

-Chị ngồi yên không động đậy …

-Qua kẽ lá bàng ….không hiểu

-Mơ về Hà Nội

15/Hãy nhận xét cách miêu tả tâm trạng

nhân vật của Thạch Lam ?

GV bình: Giữa quá khứ xa huy hoàng và

rực rỡ với cuộc sống tù túng , ngột ngạt

nơi đây gợi lên trong Liên một nỗi buồn

mơ hồ mà chính Liên cũng không hiểu

1/Bức tranh phố huyện khi về khuya đựoc

miêu tả như thế nào ?

2.Có phải những người nơi đây cố thức để

bán thêm một vài món hàng cho khách đi

đường không ? Vậy họ thức để làm gì ?

3.Qua hành động cố thức để chờ tàu của

cư dân phố huyện anh chị có nhận xét gì ?

+Chị em Liên : Cảnh sống chật vật thiếu thốn

=>Cuộc sống tù túng , quẩn quanh bế tắc , những con người như “bị bỏ quên “ nơi ga xép của phố huyện

b.Tâm trạng của Liên

-Buồn và mơ về quá khứ rực rỡ

-Miêu tả tinh tế

3.Phố huyện lúc đêm về a.Bức tranh phố huyên

Trang 6

GV bình

4.Đoàn tàu đêm đi qua phố huyện được

miêu tả như thế nào ?

-Sự xuất hiện của người gác ghi

- Á nh sáng đèn

-Còi tàu –tiếng dồn dập của đoàn tàu –

đoàn tàu đi qua

5.Đoàn tàu có ý nghĩa gì với cư dân phố

huyện và chị em Liên ?

GV bình : Đoàn tàu đêm đi qua phố

huyện trong thoáng chốc nhưng nó đã để

lại không biết bao dư âm Nó cho thấy

ước mơ thoát khỏi kiếp sống tù túng và

tối tăm của cư dân phố huyện Qua đó

cũng thể hiện tấm lòng nhân đạo của tác

giả

1.Hãy tìm những nét đặc sắc về nghệ

thuật trong tác phẩm Phân tích những nét

đặc sắc về nghệ thuật này ?

-Diễn biến tâm trạng của Liên qua từng

khoảnh khắc của ngày

-Sự biến thái của cảnh vật qua từng thời

điểm của ngày

Hoạt động 3: Tổng kết bài học

- Mọi vật đều say ngủ / một số ít người còn thức -> Cuộc sống vắng lặng đến buồn tẻ

b.Hình ảnh đoàn tàu

-Từ xa ->gần-> chìm dần trong bóng đêm ->phá tan không khí tĩnh lặng thường thấy của phố huyện

*Ý nghĩa của đoàn tàu :

-Với cư dân phố huyện : Là niềm mong đợi , là biểu tượng của sự giàu sang rực rỡ /cuộc sống mòn , nghèo nàn , tối tăm và quẩn quanh cảu họ

-Với chị em Liên :Mang lại quá khứ tươi đẹp và cũng là niềm tin , là mơ ước vào tương lai tươi sáng hơn

=> Tấm lòng nhân đạo của tác giả

4.Nghệ thuật

-Miêu tả tinh tế diễn biến tâm trạng của nhân vật và sự biến thái của cảnh vật -Đối lập

-Giọng văn nhẹ nhàng , tự nhiên khách quan những chất chứa một tâm tình yêu người yêu cảnh vật

-Truyện không có cốt truyện chỉ là những cảnh vật với tâm trạng ghép lại

III.Tổng kết

Ghi nhớ (SGK )

Ngày đăng: 09/06/2013, 01:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh bà cụ Thi ? - bài Hai đứa trẻ
nh ảnh bà cụ Thi ? (Trang 5)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w