1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

bài 20 lịch sử 7 Một số danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc

13 2,6K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 169,66 KB

Nội dung

MỘT SỐ DANH NHÂN VĂN HÓA XUẤT SẮC CỦA DÂN TỘCI.. Phương pháp và phương tiện dạy học: 1.. Phương pháp: - Phương pháp thuyết trình.. - Phương pháp sử dụng tranh ảnh minh họa.. - P

Trang 1

GIÁO ÁN

B

ài 20 : NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI

LÊ SƠ ( 1428 – 1527 )

Giáo sinh thực tập: Trương Thị Tuyết Trinh

Bài 20 : NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ ( 1428 – 1527 )

Trang 2

Tiết 44 : IV MỘT SỐ DANH NHÂN VĂN HÓA XUẤT SẮC CỦA DÂN TỘC

I Mục tiêu bài học :

1 Kiến thức : Hiểu biết sơ lược về cuộc đời và những công hiến to lớn của

một số danh nhân văn hóa, tiểu biểu là Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông đối với sự nghiệp phát triển văn hóa của nước Đại Việt ở thế kỉ XV

2 Kĩ năng : Phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử.

3 Thái độ : Giáo dục lòng tự hào và biết ơn đối với những bậc danh nhân

thời Lê, từ đó hình thành ý thức trách nhiệm giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc

4 Năng lực: Mô tả tranh ảnh, nhận xét đánh giá về nhân vật Lịch Sử, liên

hệ với các kiến thức môn học khác có nội dung liên quan đến bộ môn Lịch Sử

II Phương pháp và phương tiện dạy học:

1 Phương pháp:

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp sử dụng tài liệu lịch sử, tài liệu văn học

- Phương pháp sử dụng sách giáo khoa lịch sử

- Phương pháp sử dụng tranh ảnh minh họa

- Phương pháp vấn đáp

- Phương pháp giải thích

- Tích hợp liên môn như lịch sử với kiến thức văn học

2 Phương tiện:

- Giáo viên : Hình ảnh minh họa, giáo án, sgk.

- Học sinh : sgk, vở bài soạn

III Tiến trình dạy học :

1 Ổn định tổ chức: 1 ’

2.Kiểm tra bài cũ: 2 ’

- Nêu một số thành tựu văn hóa tiểu biểu ?

3.Giảng bài mới: 2’ Thời Lê sơ thế kỉ XV được xem là thời kỳ vàng son của lịch sử

phong kiến nước nhà, phát triển về mọi mặt kinh tế chính trị văn hóa và giáo dục Nhất là về mặt văn hóa ta đã có được nhiều thành tựu tiểu biểu Để làm nên một nền văn hóa phát triển rực rỡ như vậy một phần lớn phải kể đến công lao đóng góp của những danh nhân văn hóa như: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Ngô Sĩ Liên, Lương

Trang 3

Thế Vinh Muốn biết rõ hơn về những cống hiến của họ đối với Triều Lê Sơ nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung, hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục đi vào mục

IV một số danh nhân văn hóa dân tộc

Thời gian

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

10 phút

Hoạt động 1: Tìm hiểu về

Nguyễn Trãi

GV : (Treo chân dung Nguyễn

Trãi) Các em hãy quan sát và

mô tả bức tranh này ?

HS: Qua bức tranh ta có thể thấy Nguyễn Trãi người tầm thước, khuôn mặt nhân hậu thông minh,

mũ và áo ông mặc là trang phục của viên quan thời Lê

GV:Em nào cho cô biết một vài

nét về tiểu Sử của Nguyễn Trãi?

HS: Hiệu là Ức Trai, sinh ra ở

Thăng Long Năm 1400 thi đổ Tiến sĩ và ra làm quan phục vụcho nhà Hồ sau đó quân Minh xâm lược nước ta, chúng bắt giam ông ở Đông Quan vì ông không nghe theo lời dụ dỗ Năm

1416 khi Lê Lợi dấy binh khởi nghĩa, ông dâng lên vua Lê tập Bình Ngô Sách bàn về quan điểm về chiến lược và chiến thuật chống quân Minh và được

bổ nhiệm làm quan giúp sức cho nhà vua

GV: Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi có vai trò như thế nào ?

HS: Là nhà chính trị quân sự tài

ba, trở thành quân sư cho nghĩa quân Lam Sơn

Giáo viên chốt:

-Ông là nhà chính trị quân sự tài

ba, trở thành quân sư cho nghĩa quân Lam Sơn, ông cùng với Lê Lợi lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đi đến thắng lợi

- Góp tài sức trong việc xây

1.Nguyễn Trãi ( 1380 –

1442 )

-Là nhà chính trị, quân sự tài ba, một anh hùng dân tộc

- Là một danh nhân văn hóa thế giới

- Có nhiều tác phẩm có giá trị như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô Đại Cáo, Chí Linh sơn phú, Quốc âm thi tập, Dư địa chí…

=> Các tác phẩm của ông thể hiện tư tưởng yêu nước thương dân tinh thần nhân nghĩa, nhân đạo

Trang 4

dựng nhà nước Lê sơ buổi đầu.

GV: Sau cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ông có những đóng góp gì cho đất nước ?

HS:Ông đã sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị.Như Bình Ngô Đại Cáo Quốc Âm thi tập, Quân trung từ mệnh tập, Chí Linh Sơn Phú

GV: Nguyễn Trãi không những là một nhà quân sự chính trị tài

ba, mà còn là một nhà văn hóa lỗi lạc Ông đã sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị, góp phần vào kho tàng văn học cho đất nước + Về văn học: có Bình Ngô Đại

Cáo(được xem như bảng tuyên

ngôn độc lập thứ hai sau Nam Quốc Sơn hà của lý Thường Kiệt), Quốc Âm thi tập, Quân

trung từ mệnh tập

+ Sử học: Lam Sơn Thực Lục + Địa lý: Dư địa chí

GV: Các tác phẩm của ông tập

trung phán ánh nội dung gì?

HS: Thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, nêu cao tinh thần nhân nghĩa, nhân đạo

GV chốt:

- Các tác phẩm của Nguyễn Trãi không những thể hiện niềm tự hào dân tộc, tự hào về một nền văn hiến đã có từ lâu, tinh thần nhân nghĩa, nhân đạo sâu sắc trong “Bình Ngô Đại Cáo”

- Mà hơn thế nữa thơ văn của ông cũng phản phức tấm lòng thương dân luôn nghĩ đến nhân dân bốn cõi Ông là nhân vật lịch sử đầu tiên nêu cao lý tưởng vì dân, tình cảm thương dân, tư tưởng quý trọng dân, tin theo dân “Lật thuyền mới biết dân như nước/ Dân là dân nước, nước là nước của dân” hay “Việc

Trang 5

nhân nghĩa cốt ở yên dân”

- Ông thường suy nghĩ và mong muốn “ăn lọc đền ơn kẻ cấy cày”, “nơi thôn cùng xóm vắng không một tiếng hờn giận oán sầu” Tấm lòng ông trải suốt ngàn thu

GV gọi HS đọc dòng chữ in nghiềng

Qua phần nhận xét của Lê Thánh Tông, em có cảm nghĩ về Nguyễn Trãi?

HS: Là anh hùng dân tộc là bậc mưu lược trong khởi nghĩa Lam Sơn Là nhà văn hóa kiệt suất, là tinh hoa của thời đại

GV: Em phải làm gì để thể hiện

tình cảm của mình để xứng đáng với cha ông ta ngày trước?

HS: Em sẽ tìm và đọc thơ của ông, cố gắng phấn đấu trong học tập, yêu thương san sẽ và giúp

đỡ với những người xung quanh Trở thành một người có ích cho xã hội

GV giãng thêm: Trong quá trình

làm quan dưới triều Lê ông đã bộc lộ được tài năng của mình, có những cống hiến trong cuộc kháng chiến, trong việc phát triển văn hóa dân tộc, năm 1428 ông soạn thảo Bình Ngô Đại Cáo Được vua trọng dụng Làm quan chưa được lâu thế mà ông bị bọn nịnh thần ganh ghét dèm pha, ông đã cáo quan xin về Côn Sơn sống một cuộc đời không màn đến thế sự Năm 1440 vua

Lê Thái Tông mời về làm quan, ông làm tới chức Hàn Lâm Đại Học Sĩ Đây là thời kì tâm đắc nhất, nhưng sau đó ông lại bị kẻ gian hãm hạị qua vụ án “Lệ Chi Viên” phải tru di tam tộc Đây được xem là án oan lớn nhất trong Lịch Sử Ông mất vào năm

Trang 6

phút

1442 nhưng mãi cho đến năm

1464 ông mới được vua Lê

Thánh Tông minh oan

Chuyển ý: Nhắc đến vua Lê

Thánh Tông ta sẽ biết ông là một

vị vua anh minh và tài giỏi, ông

đã có nhiều đóng góp cho nhà Lê

sơ Vậy công lao của ông đối với

nhà Lê sơ như thế nào thì cô và

các em sẽ tiếp tục đi vào phần 2

Lê Thánh Tông (1442- 1495)

Hoạt động 2:Tìm hiểu về Lê

Thánh Tông

GV: Em nào có thể mô tả về vua

Lê Thánh Tông qua những bức

tranh này?

HS: “Thiên tử tuyệt đẹp, thần

sắc khác thường, vẻ người tuấn

tú, nhân hậu, rạng rỡ, nghiêm

trang, thực là bậc thông minh

xứng đáng làm vua, bậc trí dũng

đủ để giữ nước” (Đại Việt sử ký

toàn thư”

Dựa vào SGK trình bày những

hiểu biết của em về vua Lê

Thánh Tông ?

Là vị vua thứ năm của triều Lê,

là con thứ 4 của vua Lê Thái

Tông và bà Ngô Thị Ngọc Giao

Sử gia đời sau coi Lê Thánh

Tông là vị vua “từ trời cao siêu,

anh minh quyết đoán, có hùng

tài đại lược” (Quỳnh Vũ) Lê

Thánh Tông là người yêu thơ

văn, ông đề xướng các cuộc

xướng cung đình, triệu tập 28

văn thần tạo thành Tao Đàn Nhị

Thấp Bát Tú., hội Tao Đàn do

ông sáng lập từ năm 1495 và duy

trì đến 1497.Ông là một nhà vua

anh minh, có nhiều cuộc cải cách

cả về chính trị lẫn văn hóa đánh

dấu bước phát triển rực rỡ cho

đất nước

GV:Ông có những đóng góp gì

cho việc phát triển chính trị,

2 Lê Thánh Tông (1442 – 1497)

- Là vị vua anh minh

- Là nhà văn, nhà thơ lớn, nổi tiếng tài ba của dân tộc ở thế kỉ XV

- Lập Hội Tao Đàn

- Các tác phẩm có giá trị : Hồng đức quốc âm thi tập, Quỳnh uyển cửu ca, Minh lương cẩm tú,Văn minh cổ xúy, Chinh tây kỷ hành, Cổ tâm bách vinh, Xuân văn thi tập

Trang 7

kinh tế, văn hóa, giáo dục ?

+ Chính trị: Hoàn thiện bộ máy nhà nước, ban hành luật Hồng Đức, vẽ bản đồ…

+ Kinh tế: Ban chiếu khuyến nông, chiếu lập đồn điền, đắp đê, đào sông…

+ Văn hóa – GD: Dựng lại Quốc Tự Giám, bia tiến sĩ, mở trường học, khoa thi…

GV: Em hãy kể những đóng góp

của vua Lê Thánh Tông trong lĩnh vực văn học ở thế kỉ XIV ?

Lê Thánh tông không những là vị vua trị nước giỏi, mà còn là nhà văn hóa lớn – vừa viết văn, làm thơ (cả thơ Nôm lần thơ chữ Hán) với khối lượng đồ sộ, nội dung chứa đựng tính nhân bản cao

- Lập Hội Tao Đàn, đánh dấu bước phát triển cao về văn chương đương thời

- Sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị, bằng cả chữ Hán (> 300 bài) và chữ Nôm

Kể tên các tác phẩm có giá trị của ông ?

+ Cáctácphẩmchủ yếucủaông :

 Hồng đức quốc âm thi tập

 Quỳnh uyển cửu ca

 Minh lương cẩmtú

 Văn minh cổ xúy

 Chinh tây kỷ hành

 Cổ tâm bách vinh

 Xuân văn thi tập

GV: Các em hãy cho biết nội

dung tác phẩm của ông thể hiện điều gì ?

Thơ văn của ông chứa đựng tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc sâu sắc, tinh thần thương dân

lo cho bá tánh, coi việc bình trị thiên hạ là việc hiễn nhiên mà bậc minh quân nào cũng làm

Trang 8

8 phút

“Đức nhân ban bố đã bao lăm,

Giáng phúc trời cho lúa bội

tăng…

Dân chúng ấm no điềm thịnh

hiện, Sớm khuya nơm nớp với

chuyên cần

Giúp nhà vua, yêu nhân dân là ý

nghĩ thiên cổ,

Chống kẻ thù bên ngoài, yên

trong nước là tâm sự suốt đời.”

GV: Em có cảm nghĩ gì về Vua

Lê Thánh Tông?

HS: Ông là vị vua anh minh, tài

ba, sáng suốt, biết trọng dụng

người tài, yêu nước và thương

dân, em rất khâm phục và tự hào

tài năng và đức độ của ông

GV: Em sẽ làm gì để thể hiện

tình cảm đó?

HS: Em sẽ phấn đấu học tập, yêu

thương đoàn kết với bạn bè,

nghiêm khắc và rèn luyện bản

thân, trở thành một người công

dân tốt có ích cho xã hội

Chuyển ý: Vua Lê Thánh Tông

không những là một vị vua anh

minh tài giỏi mà còn sáng suốt

trong cách dùng người, biết

trọng dụng nhân tài Một trong

những người được ông trọng

dụng có Ngô Sĩ Liên Tìm hiểu

về Ngô Sĩ Liên chúng ta sẽ đi

HĐ 3 : NGÔ SĨ LIÊN

GV : các em hãy quan sát và mô

tả về chân dung của Ngô Sĩ Liên

?

HS : trả lời

GV: nhận xét và kết luận

Đây là bức ảnh chân dung của

NSL, nhìn trong bức ảnh ta thấy

ông mặc áo dài, đầu đội khăn

sếp- trang phục của các sĩ phu

thời phong kiến, ông có khuôn

mặt hình chữ V, gò má hơi cao,

đôi mắt sâu, có bộ râu dài

3 NGÔ SĨ LIÊN

- Là nhà sử học nổi tiếng

- Đỗ tiến sĩ năm 1442, từng giữ chức vụ ở Hàn Lâm Viện, phó đô ngự sử

- Là một trong những tác giả bộ “ đại việt sử ký toàn thư “

Trang 9

GV : em hãy nêu vài nét về tiểu

sử của NSL ?

HS : TL

GV : nhận xét và kết luận

NSL là người làng Chúc Lý ,huyện Chương Đức ( nay thuộc xã Ngọc Hòa , huyện Chương Mỹ , Hà Nội ) Ngô Sĩ Liên tham gia khởi nghĩa Lam Sơn khá sớm, cùng với Nguyễn Nhữ Soạn (em cùng cha khác mẹ với Nguyễn Trãi) giữ chức vụ thư ký trong nghĩa quân, nhiều lần được Lê Lợi cử đi giao thiệp với quân Minh trong những thời

kỳ đôi bên tạm hòa hoãn để củng cố lực lượng.Ông là một nhà sử học nổi tiếng tk XV Năm 1442 ông đỗ tiến sĩ , Sau khi thi đỗ, Ngô Sĩ Liên đã từng giữ các chức Phó Đô ngự sử dưới triều Lê Nhân Tông, Lê Nghi Dân và Lê Thánh Tông, Lễ bộ Hữu thị lang, Triều liệt đại phu kiêm Quốc Tử Giám ,Tư nghiệp kiểm Sử quan tu soạn dưới triều Lê Thánh Tông

GV : ông đã có những đóng góp

gì cho sử học nước ta ?

HS : TL

GV : nhận xét và kết luận

Đóng góp to lớn mà ông để lại cho đời sau chính là bộ “ Đại việt sử kí toàn thư “ mà ông đã biên soạn theo lệnh của nhà vua , được bắt đầu soạn vào năm ký hợi , niên hiệu Hồng Đức thứ 10 (1479) đời Lê Thánh Tông

GV : sử dụng hình ảnh bộ đại việt sử ký toàn thư :

Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô

Sĩ Liên chia thành hai phần

là Ngoại kỷ toàn thư và Bản kỷ

toàn thư Phần Ngoại kỷ ( 5

quyển) bắt đầu từ họ Hồng Bàng đến hết năm 938, năm Tiền

Trang 10

Ngô Vương đại phá quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng

Phần Bản kỷ ( 10 quyển ) bắt đầu

từ năm 938, năm thành lập nhà Ngô, đến hết năm 1427, năm kết thúc sự thống trị của nhà Minh trên đất Đại Việt Cộng tất cả gồm 15 quyển

Bộ Đại Việt sử ký toàn thư hiện đang lưu hành, tuy do Ngô Sĩ Liên khởi thảo (hoàn thành vào năm 1479), nhưng đã được các sử thần các đời khác như: Vũ Quỳnh, Lê Tung, Phạm Công Trứ, Lê Hy hiệu chỉnh bổ sung thêm Phần đóng góp chủ yếu của tiến sĩ họ Ngô vào bộ quốc sử lớn này là: đặt tên cho bộ sách là Đại Việt sử ký toàn thư, được triều đình và các đời sau chính thức công nhận Cuốn Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên đã dựa vào Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu và Đại Việt sử ký tục biên của Phan Phu Tiên

GV : Em có cảm nghĩ gì về

ông ?

HS :TL

GV : nhận xét và kết luận

Ông là một nhà sử học nổi tiếng, tài giỏi, đã để lại nhiều dấu ấn nổi tiếng trong cuộc sống như : tên phố , tên trường học , ông là một tấm gương sáng để chúng ta cố gáng học hỏi và noi theo

Gv : vậy em rút ra bài học gì từ ông ?

Hs : chúng ta phải cố gắng học tập, không ngừng phấn đấu và nghiên cứu các tài liệu trong học tập, biết trân trọng những công trình, tác phẩm mà ông cha ta đã để lại

Chuyển ý: Vàò thời Lê sơ nước

ta không chỉ có Nguyễn Trãi nhân hậu, hiền tài, có Lê Thánh

Ngày đăng: 09/10/2016, 21:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w