1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình Đại cương tâm lý trị liệu

215 568 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 215
Dung lượng 2,58 MB

Nội dung

Như vậy, khác với sự giúp đỡ từ một người th}n quen thường gặp trong đời sống, “sự hỗ trợ trong tâm lý trị liệu được tiến hành bởi một nhà trị liệu được đ{o tạo chuyên nghiệp để có thể l

Trang 2

GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU

GIỚI THIỆU

Đ}y l{ bộ tài liệu chuyên môn dùng cho mục đích tham khảo, học tập, huấn luyện của Câu lạc bộ Trăng Non (thuộc Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Tp.HCM), cũng đ~ đuợc dùng làm b{i đọc tham khảo trong khuôn khổ giảng dạy lý thuyết tại trường Đại học Văn hiến từ 2005 đến 2013

Tất cả các bài soạn ở đ}y đều đ~ được đăng trên website t}m lý Trị liệu kể từ năm 2007, sau này vẫn tiếp tục được lưu trữ trên trang thông tin của CLB Trăng Non (trangnonclb.blogspot.com)

Biên soạn và chịu trách nhiệm về nội dung:

1 B|c sĩ NGUYỄN MINH TIẾN

2 Thạc sĩ T}m lý TRẦN THỊ THU VÂN

THÔNG TIN TỔNG QUÁT

1 Tên môn học: Đại cương về Tâm lý Trị liệu

2 Mô tả môn học: Tâm lý trị liệu là môn khoa học ứng dụng các kiến thức và kỹ năng

tâm lý học vào việc tiếp cận, quan sát, giao tiếp v{ giúp đỡ những người có khó khăn về tâm

3 Mục tiêu, yêu cầu của môn học:

a Về kiến thức: Giúp sinh viên hiểu được những mục đích, yêu cầu và một số kiến thức cơ

bản của chuyên ngành tâm lý trị liệu (TLTL)

b Về kỹ năng: Giúp sinh viên thực tập một số kỹ năng cơ bản trong TLTL như: thiết lập mối

quan hệ trị liệu, sử dụng kỹ năng giao tiếp trong TLTL, thực tập sắm vai, áp dụng thiết kế quy trình trị liệu cụ thể trên một số trường hợp, tình huống giả định trong lớp học

c Về thái độ: Giúp sinh viên hiểu được vai trò của chuyên ng{nh TLTL trong đời sống xã

hội và vị thế của nhà trị liệu Có ý thức, tác phong của một người chuyên làm công việc hỗ

Trang 3

trợ người khác Thấu cảm và quan tâm hơn đến nhu cầu của người khác Nâng cao khả năng

tự hiểu và tự bộc lộ bản thân tốt hơn

d Về lâu dài: Với quá trình học tập, thực h{nh v{ đ{o tạo nâng cao liên tục, môn học này có

mục đích l}u d{i l{ đ{o tạo nên những chuyên viên làm tâm lý trị liệu Nhà tâm lý trị liệu phải cùng chia sẻ trách nhiệm với chuyên viên của các ngành nghề kh|c như y học, tâm thần học, giáo dục học, giáo dục đặc biệt, công tác xã hội, pháp luật vv

3 Số đơn vị học trình: 03 (3 x 15 = 45 tiết)

4 Phân bố thời gian: 45.00.00 (Trong các khóa huấn luyện ngo{i đại học, chương trình

học có thêm phần bổ sung, tổng thời gian có được cơ cấu d{i hơn 45 tiết và có thể được điều chỉnh tùy theo nhu cầu cụ thể của người học)

5 Các kiến thức cơ bản cần học trước: tâm lý phát triển, tâm lý học nhân cách, tâm lý

học h{nh vi, t}m lý gia đình, t}m lý giao tiếp, tham vấn tâm lý, tâm lý lâm sàng, tâm bệnh học,

6 Hình thức giảng dạy chính: Giảng lý thuyết kết hợp với các hình thức học tập chủ

động của sinh viên như: thảo luận nhóm, trình bày ca lâm sàng, sắm vai, phân tích tình huống

7 Tài liệu tham khảo:

 Alan S Gurman & Stanley B Messer; Essential Psychotherapies – Theory and Practice; The Guilford Press, 1995

 Barbara F Okun; Effective Helping; Brooks/Cole Publishing Company, Fourth

Edition

 Nguyễn Công Khanh; Tâm lý trị liệu; NXB Đại Học Quốc Gia, 2000

 Nguyễn Khắc Viện; Tâm lý Lâm sàng Trẻ em Việt Nam; NXB Y Học, 2008

 Một số tài liệu khác ở trong v{ ngo{i nước

Trang 4

Chương 1: ĐỊNH NGHĨA TÂM LÝ TRỊ LIỆU LÀ GÌ

1 ĐỊNH NGHĨA

Tâm lý trị liệu (psychotherapy) là một hệ thống các kỹ thuật được thực hiện nhằm cải thiện sức khỏe tinh thần, cải thiện các vấn đề cảm xúc và hành vi của các cá nhân – những người được gọi l{ “th}n chủ” Những vấn đề n{y thường khiến cho con người cảm thấy khó khăn trong việc tự quản lý cuộc sống v{ đạt đến các mục đích mong muốn của mình Tâm lý trị liệu nhắm đến giải quyết các vấn đề này, thông qua một số những phương ph|p v{ kỹ thuật kh|c nhau; v{ chúng được thực hiện bởi những người gọi l{ “nh{ trị liệu” (những chuyên viên được đ{o tạo về tâm lý trị liệu)

Các cuộc trị liệu thường bao gồm một (hoặc vài) nhà trị liệu và một (hoặc nhiều) thân chủ.Họ gặp nhau để bàn bạc, trao đổi, phát hiện ra những vấn đề gì mà thân chủ đang gặp phải và tìm kiếm cách thức n{o để giải quyết chúng Do những đề t{i được bàn bạc trong các buổi trị liệu thường có tính chất nhạy cảm, nhà trị liệu phải có trách nhiệm (thường được pháp luật qui định) tôn trọng tính riêng tư v{ sự bảo mật cho thân chủ của mình Tâm lý trị liệu l{ phương ph|p chữa trị các vấn đề tâm lý chủ yếu bằng phương ph|p sử dụng lời nói hoặc các công cụ giao tiếp khác giữa nhà trị liệu và thân chủ Ở nhiều quốc gia trên thế giới, những người làm tâm lý trị liệu phải được đ{o tạo, cấp bằng và cấp phép hành nghề Nhà tâm lý trị liệu có thể xuất thân từ những chuyên ngành khác nhau: có thể là nhà t}m lý, b|c sĩ t}m thần, nhà phân tâm, nhân viên xã hội, điều dưỡng viên tâm thần hoặc các chuyên viên kh|c đang l{m việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tinh thần

Trong quyển Tự Điển Bách Khoa Y Học Anh-Việt xuất bản năm 2005 (Chủ biên: GS Ngô Gia

Hy – NXB Y Học Tp.HCM) có định nghĩa về tâm lý trị liệu (còn gọi là tâm lý liệu ph|p) như sau: “Điều trị các vấn đề tâm lý, cảm xúc bằng c|c phương ph|p t}m lý Trong t}m lý liệu pháp, bệnh nhân trò chuyện với nhà trị liệu về các triệu chứng và các vấn đề mà họ mắc phải và thiết lập mối quan hệ giữa bệnh nhân và nhà trị liệu.Mục đích của quá trình này là giúp bệnh nhân tìm hiểu chính họ, tạo nên một cái nhìn mới về các mối quan hệ trong quá khứ và hiện tại, thay đổi những h{nh vi đ~ định hình của người bệnh” (S|ch đ~ dẫn – tr.784)

Tâm lý trị liệu thực sự không phải là việc gì đó qu| mới mẻ, xa lạ hoặc vượt quá tầm hiểu biết của tất cả chúng ta Theo Alexander (Individual Psychotherapy; 1964):

Bất kỳ ai đang cố gắng cảm thông với một người bạn đang đau khổ hoặc cố trấn an một đứa trẻ đang hoảng sợ, thì cũng có thể xem người ấy đang thực hành tâm lý trị liệu Người đó đang cố gắng vận dụng c|c phương thức tương t|c về mặt t}m lý để bảo tồn trạng thái thăng bằng về mặt cảm xúc ở một người khác Những cách thức thông thường này chủ yếu

Trang 5

được dựa trên những sự hiểu biết có tính trực gi|c hơn l{ sự hiểu biết có tính khoa học Khi bạn đang nói chuyện với ai đó đang có t}m trạng phiền muộn, bạn cũng có thể tự nhiên hiểu được tác dụng tốt của việc giúp cho người ấy giải tỏa cảm xúc Với một người đang trong trạng thái hoảng sợ, quẫn trí, bạn cũng có thể, bằng sự hiểu biết có tính trực giác, mang đến cho người ấy sự hỗ trợ về mặt cảm xúc bằng những lời khuyên và một th|i độ vững ch~i để người ấy có thể tin tưởng nương tựa vào bạn Bạn vốn cũng có thể đ~ biết rằng khi một người đang bị chìm ngập trong một tình huống có tính nguy hiểm, đ|ng sợ thì người ấy không thể sử dụng được lý trí của mình một cách hiệu quả, và bạn cần giúp anh ta ổn định bằng c|ch n}ng đỡ về mặt tâm lý Trong lúc nói chuyện với người ấy về hoàn cảnh khách quan m{ anh ta đang đương đầu, bạn có thể cho anh ta “mượn” công cụ lý trí của chính bạn

để sử dụng Khi làm tất cả những việc n{y, chúng ta đ~ thực hành một sự phối hợp giữa hai công việc có tính chất chữa trị, một l{ n}ng đỡ (supportive), hai là thấu hiểu (insight) V{ Alexander đ~ định nghĩa t}m lý trị liệu “ không gì kh|c hơn ngo{i việc áp dụng một cách có hệ thống, một cách có ý thức những phương pháp mà chúng ta áp dụng để ảnh hưởng lên những người sống xung quanh chúng ta trong cuộc sống thường ngày Sự khác biệt quan trọng nhất là ở chỗ: nó không đơn thuần dựa trên những sự hiểu biết có tính trực gi|c m{ thay v{o đó l{ phải có sự thiết lập tốt các nguyên lý chung về t}m lý động học (psychodynamics)” (Sđd – tr.110)

Như vậy, khác với sự giúp đỡ từ một người th}n quen thường gặp trong đời sống, “sự hỗ trợ trong tâm lý trị liệu được tiến hành bởi một nhà trị liệu được đ{o tạo chuyên nghiệp để

có thể làm chức năng hỗ trợ người khác mà không nhất thiết phải trở nên gắn kết với thân chủ của mình về mặt đời sống riêng tư” (Goffman; 1962)

Tâm lý trị liệu, nói chung, nhắm đến việc l{m tăng trưởng nhân cách một con người theo chiều hướng trưởng th{nh hơn, chín chắn hơn, v{ giúp người đó “tự hiện thực hóa bản thân mình” Có thể tóm tắt một số mục tiêu chính của tâm lý trị liệu như sau:

 Gia tăng khả năng thấu hiểu bản thân của thân chủ

 Tìm kiếm giải ph|p cho c|c xung đột

 Gia tăng sự tự chấp nhận bản thân của thân chủ

 Giúp thân chủ có những kỹ năng ứng phó hữu hiệu với những khó khăn

 Giúp thân chủ củng cố một cái Tôi vững mạnh, toàn vẹn và an toàn

James C Coleman (Abnormal Psychology and Modern Life; 1950) nêu ra một số bước cơ bản trong tiến trình làm tâm lý trị liệu như sau:

 Tạo một bầu không khí quan hệ có tính trị liệu

 Giải tỏa cảm xúc của thân chủ

 Tạo sự thấu hiểu nơi th}n chủ

 Giúp thân chủ định hình lại cảm xúc

Trang 6

 Kết thúc trị liệu

Từ thời cổ đại, Hippocrates (ông tổ của y học phương T}y) đ~ từng kể ra ba loại công cụ chủ yếu mà một người thầy thuốc có thể sử dụng để chữa bệnh, đó l{: c}y cỏ, con dao và lời nói

Từ cây cỏ có thể chiết xuất ra c|c dược liệu, từ con dao có thể cắt bỏ đi những phần cơ thể

bị bệnh mà không thể giữ lại được, và từ đó đ~ dần dần hình thành nên các chuyên ngành nội khoa và ngoại khoa trong y khoa hiện đại Song chỉ khi có sự hình thành và phát triển của ngành tâm lý học hiện đại và ngành tâm thần học hiện đại, giá trị của việc sử dụng lời nói trong chữa bệnh mới được phát huy thành một phương ph|p trị liệu thực sự khoa học Phương thức trị liệu ấy được một số nh{ tiên phong trong lĩnh vực n{y (như Sigmund Freud chẳng hạn) gọi l{ “talking cure” nghĩa l{ sự chữa trị bệnh bằng lời nói – mà về sau trở thành chuyên ngành tâm lý trị liệu với rất nhiều trường ph|i v{ khuynh hướng khác nhau Điều gì đ~ giúp tạo nên hiệu quả của phép chữa trị ấy? Nhiều yếu tố giúp tạo nên hiệu quả của tâm lý trị liệu đ~ được nghiên cứu và thừa nhận như bản chất mối quan hệ trị liệu (Goldstein; 1962), sự hữu dụng của lời nói (Bernstein; 1965), lòng tin của người bệnh (hoặc thân chủ) đối với nhà trị liệu (Frank; 1961) Tuy vậy, t|c động thực sự của tâm lý trị liệu vẫn còn l{ điều gây nhiều tranh c~i m~i cho đến hiện nay.Liệu rằng các cách thức chữa trị bằng lời nói có thực sự chữa trị được các chứng rối loạn tâm trí?

Trong thực tế, việc tranh luận về hiệu quả của tâm lý trị liệu phần lớn xảy ra trong giới chuyên môn, ngay cả giữa những người thực hành tâm lý trị liệu thuộc c|c trường phái và

xu hướng khác nhau Nhưng có lẽ sẽ thích hợp hơn nếu chúng ta xem xét t|c động của tâm

lý trị liệu từ góc nhìn và vị thế của người bệnh hoặc thân chủ Thân chủ không “nhìn thấy” những học thuyết và lý luận của nhà trị liệu, m{ “nhìn v{o” h{nh vi v{ th|i độ ứng xử của nhà trị liệu Và vì thế việc ai là nhà trị liệu trở th{nh điều có khi còn quan trọng hơn cả việc nhà trị liệu áp dụng học thuyết n{o, phương ph|p n{o Thực vậy, nhà trị liệu l{ người ở vào

vị thế có ảnh hưởng lên trên thân chủ, mà nếu không có sự ảnh hưởng này, việc trị liệu sẽ không còn giá trị Do vậy tâm lý trị liệu có thể được xem l{ “nghệ thuật tạo sự khích lệ, và kế

đó l{ sử dụng tầm ảnh hưởng của nhà trị liệu lên thân chủ của mình một cách thuần thục” (Micheal Franz Basch)

Mặt kh|c, người ta khó có thể x|c định được hiệu quả của tâm lý trị liệu, m{ thay v{o đó chỉ

có thể xem xét được hiệu năng của nó, tức là việc tâm lý trị liệu tạo khả năng để có thể đạt đến một kết quả mong muốn Hay nói theo cách của Gregory Bateson: tâm lý trị liệu “cung cấp một sự khác biệt để tạo nên một sự khác biệt mới” Nh{ t}m lý trị liệu không giúp thay đổi những sự kiện trong thực tế khách quan, mà nhắm đến việc thay đổi những gì xảy ra trong thực tại chủ quan của người bệnh hoặc thân chủ Nói một c|ch hình tượng thì “nh{ trị liệu mang thân chủ đến một điểm mà ở đó họ không còn cảm thấy tuyệt vọng nữa” (Martin Seligman; 1975)

Trang 7

Có một sự mặc định trong việc hiểu rằng: nhà tâm lý trị liệu (psychotherapist) thì làm việc với những người bệnh, những người bị rối loạn chức năng của bộ máy tâm trí, còn các chuyên viên tư vấn (counselor) thì làm công việc giúp đỡ những người đang gặp các vấn đề khó khăn trong cuộc sống Tuy nhiên, cả hai công việc tư vấn và trị liệu t}m lý đều cùng chia

sẻ chung những học thuyết, lý luận, kỹ năng v{ phương pháp Theo Jessie Bernard (1969),

“tư vấn t}m lý giúp con người của thân chủ trở lại hòa hợp với số phận của họ, điều chỉnh bản thân họ khi sống đối mặt với những thất bại v{ đau khổ Nhưng nếu những thân chủ ấy

có những ứng xử không tuân theo các chuẩn mực hoặc có những rối loạn tâm trí nghiêm trọng, thì việc giúp đỡ những thân chủ ấy sẽ thuộc trách nhiệm của nhà tâm lý trị liệu” Theo James Bugental, Ph.D (www.psychotherapy.net):

Tâm lý trị liệu không làm việc trên những điều bạn suy nghĩ Đó không hẳn là việc chữa lành một căn bệnh Đó không phải là sự hướng dẫn của một nhà thông thái Đó không phải là sự chia sẻ giữa hai người bạn thân Đó cũng không phải là một quá trình học hỏi những kiến thức

Tâm lý trị liệu không liên quan đến những điều bạn suy nghĩ Đó l{ sự làm việc trên cách thức mà bạn suy nghĩ Nó làm cho bạn chú ý đến cách thức mà bạn suy nghĩ Nó phân biệt rõ giữa những điều bạn đang suy nghĩ đến và cách thức mà bạn thực hiện sự suy nghĩ ấy Tâm

lý trị liệu ít quan t}m đến việc tìm kiếm những nguyên nh}n để giải thích những gì bạn đang l{m, nó quan t}m đến việc kh|m ph| ý nghĩa từ những việc mà bạn đang l{m

Tâm lý trị liệu không làm việc trên những điều bạn nghĩ Nó liên quan đến cách thức mà bạn sống với những tình cảm của mình Nó liên quan đến những quan điểm bạn áp dụng vào trong những mối quan hệ của bạn với những người xung quanh Nó liên quan đến những điều bạn muốn đạt đến trong đời và cách thức mà bạn cố gắng để đạt đến những mục đích

ấy Nó liên quan đến các nguồn lực giúp đỡ để bạn có thể tìm thấy những tiềm năng thay đổi trong con người bạn

Tâm lý trị liệu không liên quan đến điều bạn suy nghĩ l{ gì, nó liên quan đến cách thức mà bạn suy nghĩ

2 MỐI QUAN HỆ HỖ TRỢ

Bài viết này cung cấp một sự mô tả về thế nào là những mối quan hệ hỗ trợ, kèm theo đó l{ một sự nhấn mạnh đặc biệt vào khía cạnh giao tiếp xảy ra trong các mối quan hệ ấy Khi có được một cái nhìn tổng quát về các khía cạnh của một mối quan hệ hỗ trợ, bạn sẽ gia tăng được khả năng hiểu biết cũng như thực h{nh được những kỹ năng của một người hỗ trợ

2.1 Thế nào là một mối quan hệ hỗ trợ?

Trang 8

Mục đích của việc thiết lập một mối quan hệ có tính hỗ trợ là nhằm đ|p ứng các nhu cầu của người cần được hỗ trợ, chứ không phải theo các nhu cầu của người hỗ trợ Trong quá trình tham vấn hoặc trị liệu t}m lý, người hỗ trợ (helper) là nhà tham vấn hoặc nhà trị liệu; người cần được hỗ trợ (helpee) là thân chủ hoặc bệnh nhân

Mối quan hệ hỗ trợ l{ điều kiện cho phép mở rộng các giải pháp lựa chọn mà thân chủ có thể dựa v{o đó để đảm nhận trách nhiệm của họ và thực hiện được quyết định của chính họ Người hỗ trợ không đứng ra giải quyết thay vấn đề của thân chủ, v{ cũng không tìm c|ch cam đoan điều gì đó để làm an lòng thân chủ của mình

Nhiệm vụ của một người hỗ trợ l{ giúp đỡ cho thân chủ để họ có thể tự giải quyết vấn đề của họ bằng cách khám phá, tìm hiểu v{ h{nh động Mối quan hệ hỗ trợ không hàm ý phải làm một c|i gì đó để thân chủ cảm thấy tốt hơn; nó liên quan đến việc cả hai người (người

hỗ trợ và thân chủ) cùng làm việc với nhau và tìm kiếm giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề (sau khi đ~ xem xét tất cả các lựa chọn có thể có), và nếu khả thi thì tiến hành thực hiện giải ph|p đó

Mối quan hệ hỗ trợ sẽ có lợi ích cho thân chủ nếu nó là một tiến trình học tập qua lại (mutual learning process) giữa người hỗ trợ và thân chủ Hiệu quả của mối quan hệ này tùy thuộc vào một số yếu tố sau:

 Thân chủ có thể hiểu được những cảm xúc và hành vi ứng xử của người hỗ trợ, và có

kỹ năng thông tin cho người hỗ trợ về sự hiểu biết này;

 Người hỗ trợ có khả năng x|c định và làm rõ các vấn đề của thân chủ;

 Người hỗ trợ có khả năng |p dụng được những chiến lược hỗ trợ phù hợp để giúp gia tăng những khả năng của thân chủ trong việc tự khám phá và hiểu biết về bản thân họ, thực hiện quyết định và giải quyết vấn đề, tức là dẫn đến những h{nh động

có tính sáng tạo về phần thân chủ

2.2 Các loại quan hệ hỗ trợ

Có ba thể loại người hỗ trợ kh|c nhau: người hỗ trợ chuyên nghiệp (professional helpers), người hỗ trợ bán chuyên nghiệp (paraprofessional helpers) v{ người hỗ trợ không chuyên nghiệp (non-professional helpers) Tương ứng theo đó, cũng có thể chia các mối quan hệ hỗ trợ thành ba loại khác nhau, mặc dù tất cả đều giống nhau về quan niệm và các chiến lược

hỗ trợ được áp dụng:

1 Quan hệ hỗ trợ chuyên nghiệp: khi người hỗ trợ được huấn luyện sâu và chuyên

biệt về t}m lý, h{nh vi con người, kỹ năng giao tiếp và giải quyết các vấn đề theo chuyên ngành của họ và có thể đ|p ứng với kỳ vọng cần được giúp đỡ của thân chủ Loại quan hệ n{y được thấy trong mối quan hệ giữa thầy thuốc-bệnh nhân, nhà tham vấn-thân chủ, nhân viên xã hội-thân chủ, nhà trị liệu tâm lý-thân chủ

Trang 9

2 Quan hệ hỗ trợ bán chuyên nghiệp: khi người hỗ trợ nhận được sự huấn luyện

chính thức nhưng ngắn hạn về c|c lĩnh vực nếu trên Có thể gặp trong trường hợp quan hệ giữa nhân viên tuyển dụng-người xin việc, nhân viên tiếp cận đường phố-thanh thiếu niên

3 Quan hệ hỗ trợ không chuyên nghiệp: khi người hỗ trợ không nhận được sự huấn

luyện chính thức về các kỹ năng hỗ trợ chuyên biệt và tiến trình hỗ trợ có thể chỉ xảy

ra nhất thời trong mối quan hệ với thân chủ của họ Ví dụ trường hợp của các nhân viên bán hàng, tiếp tân, tiếp viên hàng không, những người tình nguyện

Ở mỗi một trong số ba loại quan hệ nêu trên, ta còn có thể phân biệt hai hình thức quan hệ khác nhau như sau:

đều x|c định rõ vai trò và vị trí của mình, có lý do rõ rệt để tiếp xúc và có thỏa thuận

rõ r{ng qua đó th}n chủ có nhu cầu và kỳ vọng nhận được một sự giúp đỡ cụ thể

sau một mối quan hệ chính thức kh|c đ~ có sẵn (vd, thủ trưởng-nhân viên, hiệu trưởng-giáo viên, thầy-trò ) hoặc sau một mối quan hệ thân quen từ trước (vd, bạn

bè, h{ng xóm, b{ con, người th}n trong gia đình ) Loại quan hệ hỗ trợ n{y thường không có kết cấu chặt chẽ, thời gian không kéo dài và kỳ vọng nhận được sự giúp đỡ thì có giới hạn

2.3 Quan hệ hỗ trợ được hình thành và phát triển như thế nào?

Các quan hệ hỗ trợ bắt đầu bằng việc người hỗ trợ và thân chủ có một cuộc hẹn để tiếp xúc với nhau và nội dung làm việc tập trung vào những mối bận tâm của thân chủ Điều này làm cho mối quan hệ hỗ trợ khác biệt với các mối quan hệ khác vì nó tập trung vào những điều quan tâm và các vấn đề của một phía đối t|c Tuy nhiên, nó cũng chia sẻ chung một số những thuộc tính vốn có của các mối quan hệ thân thiện kh|c như: lòng tin, sự thấu cảm, chân thành, sự lưu t}m chăm sóc, tôn trọng, chấp nhận, trung thực, sự phó th|c v{ nương tựa lẫn nhau Các thuộc tính n{y thường không xuất hiện ngay vào lúc khởi đầu mối quan

hệ hỗ trợ, nhưng nó sẽ phát triển dần theo thời gian khi cả hai phía mỗi lúc một hiểu biết nhau hơn Nếu lòng tin không được hình thành, các thuộc tính kh|c cũng không thể phát triển và mối quan hệ có thể đi dần đến sự bế tắc Lòng tin được thiết lập trong một mối quan hệ khi một người nhận biết và tin rằng phía đối tác bên kia không dẫn dắt mình đi sai đường v{ không g}y phương hại cho mình

Người hỗ trợ và thân chủ luôn dự phần vào quá trình giao tiếp qua lại Sự khác biệt chủ yếu giữa họ là ở chỗ, người hỗ trợ thì có các kỹ năng (tính chuyên môn) còn th}n chủ thì có những mối bận tâm (các vấn đề) Mức độ hòa hợp giữa hai hệ thống c|c th|i độ, nhu cầu, giá trị và niềm tin từ hai phía sẽ có ảnh hưởng khiến cho mối quan hệ ấy đi theo chiều hướng

Trang 10

trở nên tích cực hoặc tiêu cực Khi có sự khác biệt lớn giữa hai bên về c|c th|i độ, nhu cầu, giá trị và niềm tin, thì chính những tính chất đặc trưng của một người hỗ trợ như đ|ng tin cậy, thấu cảm, chấp nhận, không phê phán sẽ có thể giúp hạn chế khả năng ph|t sinh những hệ quả không hay trong mối quan hệ hỗ trợ

2.4 Giao tiếp hiệu quả (effective communication)

Bất kể mối quan hệ hỗ trợ được thiết lập như thế nào và có bản chất ra sao, bất kể các giá trị

và niềm tin của những người tham gia mối quan hệ ấy là gì và bất kể xu hướng lý luận của người hỗ trợ ra sao, các kỹ năng nền tảng và tiên quyết trong mối quan hệ hỗ trợ ấy vẫn là một sự giao tiếp có tính thấu cảm và hiệu quả

Làm sao chúng ta có thể giúp đỡ được người khác nếu chúng ta không thể tìm hiểu những mối bận tâm của họ và xem xét chúng bằng chính những cảm xúc v{ suy nghĩ của chúng ta?

Cả hai tiến trình n{y đều tùy thuộc vào khả năng giao tiếp Giao tiếp có nghĩa l{ khả năng lắng nghe, chú ý, nhận biết v{ đ|p ứng lại thân chủ (cả bằng lời lẫn không dùng lời), theo một cách thức sao cho thân chủ biết được rằng họ đ~ được chú ý, được lắng nghe v{ được hiểu bởi người hỗ trợ Nó có nghĩa l{ đ|p ứng (responding) chứ không phải phản ứng (reacting) Tất cả mọi người đều có thể học được việc này, bất kể trình độ học vấn và tính c|ch như thế nào Đó l{ một lọai kỹ năng cần phải được thực hành liên tục như bao kỹ năng kh|c.V{ cũng không có gì ngạc nhiên khi những người được xem là hữu ích nhất trong công việc hoặc trong đời sống thường ng{y đều là những người có kỹ năng giao tiếp tốt

Các nghiên cứu cho thấy rằng những vấn đề về giao tiếp là nguồn gốc chính dẫn đến sự khó khăn trong quan hệ giữa người v{ người Ví dụ, những vấn đề trong hôn nh}n v{ gia đình đều bắt nguồn từ sự hiểu lầm nhau và từ sự giao tiếp không hiệu quả, mà từ đó dẫn đến hụt hẫng và tức giận khi mà các kỳ vọng v{ ước muốn trong lòng không được thỏa mãn.Và một vấn đề quan trọng ở những người đi tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp là vì họ bị mất khả năng nhận biết đ}u l{ vấn đề của mình và mất khả năng thông tin cho người khác biết được những mối bận tâm của mình

Nhiều người tin rằng họ biết rõ những vấn đề của bản th}n l{ gì, nhưng lại gặp khó khăn khi phải nói ra thành lời những mối bận tâm của họ Nhiều người khác lại có thể nói ra những mối bận t}m trong lòng, nhưng lại cần được giúp đỡ để phát hiện xem có vấn đề gì đang còn uẩn khúc bên trong Lại có thêm những người khác thậm chí không nhận thấy rằng họ đang

có vấn đề v{ đó l{ những người được gọi l{ “th}n chủ lưỡng lự”, do vậy họ cũng cần được đề nghị đi tìm sự giúp đỡ Trong tất cả mọi trường hợp, sự giao tiếp tốt cả bằng lời (ngôn ngữ) lẫn không lời (phi ngôn ngữ) đều là yếu tố có tính thiết yếu trong tiến trình hỗ trợ Vì thế, một điều hết sức cần thiết là chúng ta phải bám sát theo tiến trình giao tiếp ấy trong các mối quan hệ hỗ trợ - xem xét h{nh vi n{o có tính thúc đẩy giao tiếp v{ h{nh vi n{o ngăn trở việc giao tiếp

Trang 11

Hầu hết mọi người trong chúng ta đều đ~ từng có nhiều thời điểm mà bản thân mình cần đến sự giúp đỡ của người khác Và trong kinh nghiệm sống của mình, chúng ta hẳn cũng có thể nhận ra được những hành vi nào của người hỗ trợ đ~ thúc đẩy hoặc ngăn trở chúng ta nhận được sự giúp đỡ Hầu hết chúng ta hay để ý đến những hành vi thể hiện qua lời nói (verbal behavior), tuy nhiên những hành vi phi ngôn ngữ (non-verbal behavior) cũng có những t|c động rất quan trọng trong tiến trình giao tiếp

Những h{nh vi được xem là có hiệu quả nhất bao gồm: lắng nghe, chú ý, thấu cảm, khích lệ, n}ng đỡ, trung thực, lưu t}m, tôn trọng, chia sẻ, biểu cảm, chấp nhận và không phê phán Thân chủ thấy mình được hỗ trợ bởi vì họ cảm thấy mình có giá trị như một con người và được chấp nhận bởi một người khác, vì thế họ có điều kiện để trở lại với bản ngã thực sự của chính họ và khám phá những mối bận tâm của họ

Tương tự, bạn cũng có thể dễ dàng nhận ra được những hành vi nào của người hỗ trợ là không hữu ích cho sự giao tiếp Hai bảng liệt kê dưới đ}y sẽ cung cấp những chi tiết về những lọai h{nh vi n{o nên l{m v{ không nên l{m đối với một người hỗ trợ

- Tóm tắt nội dung giúp cho thân chủ

- Đ|p ứng với thông điệp ban đầu

- Dùng những t|c động củng cố bằng lời (à à, vâng, tôi hiểu )

- Gọi thân chủ bằng tên, xưng hô phù hợp

- Cung cấp thông tin phù hợp

- Trả lời những câu hỏi về bản thân

- Thỉnh thoảng h{i hước để làm giảm căng thẳng

- Không phê phán

- Bổ sung những hiểu biết vào lời nói của thân chủ

- Dùng những đọan câu diễn giải một cách chừng mực để giúp thân chủ phản hồi một cách thật lòng những gì họ cảm thấy

Phi ngôn ngữ

- Giọng nói đồng điệu với thân chủ

- Duy trì sự tiếp xúc qua ánh mắt

- Thỉnh thoảng gật đầu

- Khích lệ qua nét mặt

- Thỉnh thoảng mỉm cười

Trang 12

- Thỉnh thoảng ra điệu bộ bằng tay

- Giữ khoảng cách ở gần thân chủ

- Cật vấn, tra hỏi (sử dụng nhiều câu hỏi tại sao?)

- Chỉ đạo, đòi hỏi

- Th|i độ kẻ cả, bề trên

- Diễn giải quá nhiều

- Dùng những từ thân chủ không hiểu

- Nói đi lạc chủ đề

- Duy lý trí

- Phân tích quá nhiều

- Nói về bản thân mình quá nhiều

Phi ngôn ngữ

- Không nhìn vào thân chủ

- Ngồi cách xa thân chủ hoặc xoay đi hướng khác

- Giọng điệu nói không vui

- Tốc độ nói quá chậm hoặc quá nhanh

Bản chất mối quan hệ hỗ trợ vừa tùy thuộc vào những tính chất đặc trưng của người hỗ trợ, vừa liên quan đến những tham số và thuộc tính của phía thân chủ Có thể xem thêm chi tiết

Trang 13

trong những bài viết nói về những tính chất đặc trưng của một người hỗ trợ Riêng về phần thân chủ, cũng có một số tính chất đặc trưng cần thiết để có thể tương hợp với những phương thức tiếp cận khác nhau của người hỗ trợ Chẳng hạn trong tâm lý trị liệu, các phương ph|p trị liệu phân tâm hoặc thân chủ trọng t}m đều đòi hỏi ở thân chủ một khả năng sử dụng lời nói để giao tiếp nhiều hơn, trong khi liệu pháp hành vi ít yêu cầu thân chủ

có nhiều khả năng n{y Mặt kh|c, tính c|ch người hỗ trợ v{ phương thức tiếp cận cũng phải thay đổi để phù hợp với một số lọai thân chủ đặc biệt ví dụ trẻ em

Tất cả c|c phương thức tiếp cận đều đòi hỏi thân chủ một động cơ v{ một mức độ hợp tác nhất định để tham gia vào tiến trình hỗ trợ - Một số phương ph|p nhấn mạnh trách nhiệm nhiều hơn về phía người hỗ trợ Người ta tin rằng, dù phương thức tiếp cận có thể khác nhau, nhưng việc thiết lập tốt mối quan hệ hỗ trợ sẽ có tác dụng thúc đẩy thân chủ trở nên cởi mở hơn, chấp nhận các tình huống dễ tổn thương để đạt đến sự tăng trưởng trên các bình diện cảm xúc, nhận thức và hành vi

TÓM LẠI

Một mối quan hệ hỗ trợ luôn bao gồm sự giao tiếp - bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ - giữa người hỗ trợ và thân chủ Giao tiếp giúp phát triển khả năng hợp tác giữa hai phía, từ đó cho phép thân chủ cả hai bên đi s}u kh|m ph| c|c khía cạnh trong đời sống của thân chủ như niềm tin, các giá trị, th|i độ, cảm xúc và hành vi Mục đích của việc khám phá này là nhằm l{m tăng trưởng khả năng của thân chủ trong việc tự hiểu mình và hiểu người khác Việc tự hiểu bản thân lại giúp gia tăng lòng tự tôn (self-esteem) nơi th}n chủ, gia tăng lòng khoan dung và chấp nhận người khác Thân chủ sẽ có thêm khả năng quyết định, chấp nhận

đi v{o một tiến trình h{nh động để đạt đến những mục tiêu trong cuộc sống và sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm về những kết quả từ những việc làm ấy

Có nhiều thể loại và nhiều mức độ quan hệ hỗ trợ, nhưng một sự giao tiếp tốt vẫn luôn là điều cơ bản cho mọi tiến trình hỗ trợ Trong mối quan hệ hỗ trợ chính thức (có tính nghiệp vụ) luôn đòi hỏi phải có sự x|c định rõ vai trò và vị thế của hai đối t|c: người hỗ trợ và thân chủ

Cả những phát hiện từ nghiên cứu lẫn từ kinh nghiệm đều cho thấy rằng có nhiều tính chất đặc trưng của người hỗ trợ có thể ảnh hưởng tích cực lên trên mối quan hệ hỗ trợ Nếu một người c{ng đi s}u tìm hiểu các khía cạnh trong đời sống của bản thân mình như xu hướng theo giới, theo văn hóa, cùng những niềm tin, giá trị, cảm xúc v{ h{nh vi, thì người đó c{ng

có khả năng giao tiếp một cách chân thành, minh bạch và có tính thấu cảm, có khả năng hiểu mình và hiểu người khác, và có thể thông tin những hiểu biết n{y cho cho người mà mình giao tiếp Điều đó cũng có nghĩa l{ người ấy có nhiều khả năng trở thành một người hỗ trợ một người hỗ trợ hiệu quả (effective helper)

Trang 14

Khả năng tự nhận biết bản thân (self-awareness), sự trung thực, hài hòa, khả năng giao tiếp tốt, sự am hiểu về các hành vi của con người cùng những ảnh hưởng của các yếu tố về giới,

về văn hóa v{ x~ hội lên trên h{nh vi con người tất cả đều giúp thúc đẩy, tăng cường hiệu quả của các mối quan hệ hỗ trợ

Trang 15

Chương 2: LIỆU PHÁP THÂN CHỦ TRỌNG TÂM

1 Định nghĩa và quá trình hình thành

Liệu pháp Thân chủ trọng tâm (client-centered psychotherapy), hoặc theo cách gọi tên với nghĩa rộng hơn như hiện nay là Nhân vị trọng tâm (person-centered psychotherapy), là thuật ngữ được chọn để gọi tên cho một nhóm những phương ph|p trị liệu tâm lý dựa trên quan điểm lý thuyết về bản chất con người v{ c|c tương t|c x~ hội được phát triển bởi Carl Rogers vào hai thập niên 1940 v{ 1950 (Brodley; 1988) Rogers l{ người đầu tiên dùng tên gọi ấy để chỉ phương ph|p trị liệu của mình Sau đó, nhiều tác giả kh|c đ~ ph|t triển thêm c|c “ph}n nh|nh” cho lọai liệu ph|p n{y; trong đó phải kể đến Eugene Gendlin với “liệu pháp kinh nghiệm” (experiential psychotherapy; 1979) v{ c|c t|c giả Leslie Greenberg, Laura Rice, Robert Eliott với “liệu pháp tiến trình-kinh nghiệm” (process-eperiential psychotherapy; 1993)

Lúc còn trẻ, C Rogers đ~ d{nh phần lớn thời gian cho cuộc sống ở nông trại, nơi m{ ông đặc biệt quan t}m đến công việc nghiên cứu c|c qu| trình kích thích tăng trưởng cây trồng và làm các thực nghiệm về nông nghiệp Công việc kích thích tăng trưởng và kiểm định các giả thuyết trong nghiên cứu đ~ giúp hình th{nh những th|i độ trong cuộc sống cũng như sau đó trở thành những đặc trưng cơ bản trong quan điểm làm việc của Rogers

Về sau, khi Rogers làm công việc của một chuyên viên tham vấn tại một trung t}m hướng dẫn trẻ em (child guidance clinic), ông đ~ tiếp xúc với c|c tư tưởng của Otto Rank – người đ~ có ảnh hưởng đến Rogers về một số quan điểm như: nhấn mạnh vào tiềm năng s|ng tạo của con người, việc trị liệu có mục đích nhắm đến sự chấp nhận bản ng~ như l{ một thực thể độc đ|o v{ có khả năng tự lực, lòng tin vào thân chủ như l{ nh}n vật trung tâm của tiến trình trị liệu, thân chủ là nhà trị liệu của chính mình, và việc trị liệu phải nhấn mạnh vào các trải nghiệm đang xảy ra trong hiện tại hơn l{ những gì đ~ xảy ra trong quá khứ (Raskin & Rogers; 1989)

Rogers cũng chịu ảnh hưởng bởi tr{o lưu tư tưởng của Roosevelt vào thập niên 1930, từ đó hình th{nh nên quan điểm lạc quan của Rogers về bản chất con người và niềm tin rằng con người cần phải được đối xử một cách tôn trọng và có lý lẽ ngay cả khi hành vi của họ không phải lúc n{o cũng hợp lý

Tuy nhiên, đối với Rogers, ảnh hưởng lớn nhất m{ ông có được là từ những trải nghiệm của những thân chủ m{ ông đ~ tiếp xúc và làm việc Theo Rogers, chính thân chủ l{ người biết

rõ điều đau khổ của họ l{ gì, hướng đi của họ sẽ về đ}u v{ vấn đề nào là cấp thiết

Vào thập niên 1940, Rogers gọi liệu pháp của mình l{ “liệu ph|p không hướng dẫn directive therapy) Ông nhấn mạnh vào tính chất đặc trưng của nhà trị liệu l{ không hướng

Trang 16

(non-dẫn thân chủ của mình Mục đích trị liệu là tạo ra một bầu không khí cởi mở và không can thiệp Vào thập niên 1950, Rogers bắt đầu nhấn mạnh đến “sự thấu cảm” (empathic understanding) và sang thập niên 1960, những tính cách của nhà trị liệu được Rogers nhấn mạnh l{ “sự h{i hòa” (congruence) v{ “tính trung thực” (genuineness)

Về sau, Rogers áp dụng quan điểm của mình một cách sâu rộng hơn ra ngo{i c|c môi trường khác không thuộc tâm lý trị liệu và làm việc với c|c nhóm người không phải là thân chủ Quan điểm thân chủ trọng tâm ảnh hưởng sang cả ngành giáo dục ở Hoa Kỳ, v{ điều đó khiến Rogers đặt lại tên cho phương ph|p của mình l{ “nh}n vị trọng t}m” (person-centred) để phản ảnh sự chuyển đổi đối tượng của phương ph|p không chỉ bao gồm những thân chủ trong tâm lý trị liệu mà còn nhắm đến bản chất con người và các mối tương t|c x~ hội nói chung

Liệu pháp thân chủ trọng tâm có thể áp dụng cho rất nhiều loại thân chủ/bệnh nhân ở nhiều lọai cơ sở trị liệu khác nhau Carl Rogers khởi đầu việc trị liệu của mình như một nhà trị liệu theo định hướng phân tâm tại Trung t}m Hướng dẫn Trẻ em ở New York, nơi ông làm việc với những trẻ em thiệt thòi v{ gia đình của chúng Sau đó, ông làm việc tại Trung t}m Tư vấn thuộc Đại học Chicago, phục vụ cho c|c đối tượng trong cộng đồng cũng như cho c|c sinh viên đại học

Những nhà trị liệu theo trường phái thân chủ trọng tâm có thể làm việc với thân chủ có đủ mọi loại vấn đề như trầm cảm, lo âu, rối loạn nhân cách và cả các bệnh nhân loạn thần Theo Smith (1982), Carl Rogers được xếp hạng là nhà tâm lý trị liệu có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất, vượt trên cả ảnh hưởng của Sigmund Freud, mặc dù trong thực tế chỉ có khoảng 9% trong tổng số các nhà trị liệu tự nhận mình theo trường phái thân chủ trọng tâm Mặt khác, hầu hết các nhà trị liệu hiện nay có xu hướng đi theo quan điểm chiết trung (eclectic),

và khỏang 1 phần 3 trong số này phối hợp liệu pháp thân chủ trọng tâm với các lọai liệu pháp nh}n văn kh|c theo nhiều định hướng khác nhau (Norcross & Prochaska; 1988)

2 Khái niệm về nhân cách - Nhân cách như một tiến trình

Liệu nh}n c|ch con người có tính kiên định, vững chắc, khó thay đổi như cấu trúc của một tòa nhà, hay là nó có thể thay đổi như c|c giai điệu của một ca khúc?

Học thuyết thân chủ trọng tâm cho rằng nh}n c|ch con người có tính chất giống như c|c giai điệu của một bản nhạc m{ người ta có thể “chơi” theo nhiều kiểu khác nhau, vào những thời điểm khác nhau trong cuộc đời mình Điều đó có nghĩa l{: con người những “cấu trúc đang diễn tiến” (structure-in-process) Trường phái thân chủ trọng tâm không phủ nhận các cấu trúc, ví dụ các nét tính cách vẫn có thể tồn tại, v{ cũng không phủ nhận tính hằng định liên tục của nhân cách theo thời gian Nhưng điểu quan trọng là các cấu trúc nhân cách vẫn liên tục thay đổi dù đôi lúc chúng có vẻ bất biến v{ không đổi Có thể so sánh sự thay

Trang 17

đổi ấy với sự thay đổi trong hình thể của các cấu trúc trong tự nhiên như núi, sông, bờ biển Trong khi nhìn bề ngoài các cấu trúc ấy không thay đổi nhưng c|c hiện tượng trong

tự nhiên lại liên tục làm biến đổi chúng theo kiểu bồi đắp thêm hoặc hủy hoại, bào mòn Caspi và cs nhận thấy những người có tính cách lệ thuộc khi còn thơ bé vẫn có thể giữ lại đôi nét những tính cách ấy khi lớn lên nhưng có thể biểu hiện chúng dưới những hình thức trưởng th{nh hơn như nương tựa lẫn nhau và duy trì những mối quan hệ hỗ trợ Bản thân các học thuyết của Freud hay Rogers cũng l{ những “cấu trúc đang diễn tiến”: c|c quan điểm của họ cũng liên tục thay đổi v{ tăng trưởng dù cả hai lý thuyết đều có những quan điểm nền tảng kh| kiên định

Có thể nói quan điểm xem nh}n c|ch như một tiến trình nhấn mạnh: các nét nhân cách (personality traits) không phải là những cấu trúc kiên định m{ được xem l{ c|c “chiến lược h{nh động” (action strategies) (Cantor; 1990) v{ nói chung, trường phái thân chủ trọng tâm xem con người như một tiến trình sống

Cuộc sống qua từng thời khắc (moment-by-moment living)

Trong khi các tác giả của “Giả thuyết tái hiện” (reappearance hypothesis) cho rằng “con người học tập và bảo lưu những khái niệm, hình ảnh, ký ức, và rồi h{nh động, đơn giản chỉ

là tái hoạt lại những nhu cầu v{ đòi hỏi, chính x|c như những bản sao của các sự kiện đ~ xảy

ra trước đó” (Anderson, 1974); trường phái thân chủ trọng tâm cho rằng thực tế xảy ra trái ngược lại: “H{nh vi của các loài sinh vật, mỗi c|i đều xảy ra lần đầu tiên và không có gì rõ ràng cho thấy rằng có một h{nh vi n{o đó được lập lại vào lần thứ hai Chúng ta liên tục làm nên những điều mới mẻ Khi xem xét kỹ, chúng ta thấy những hành vi có vẻ như được lập lại thực sự lại thể hiện những sự khác lạ dưới một dạng thức n{o đó Bạn không bao giờ chải răng hai lần hoàn toàn giống nhau.” (Epstein, 1991)

2.1 Tiềm năng học tập (Learning potential)

Để có chức năng sống đầy đủ, con người phải học tập liên tục qua từng giây phút một Con người tiếp nhận các phản hồi từ môi trường sống, rồi điều chỉnh ứng xử của mình khi tương tác với những người kh|c xung quanh Con người sống tốt nhất khi họ h{nh động một cách thông minh, và liệu pháp thân chủ trọng tâm luôn nhấn mạnh đến việc tăng cường khả năng suy nghĩ rõ r{ng v{ thông minh của thân chủ (Van Balen, 1990; Zimring, 1990) Việc học hỏi thường xuyên sẽ giúp bổ sung thêm các chi tiết và làm mới lại những niềm tin, các khái niệm, c|c sơ cấu, các cấu trúc và vận hành các nét nhân cách Theo thời gian sự học tập giúp cho sự tiến triển dần dần các thuộc tính v{, đến một lúc n{o đó, dẫn đến sự biến đổi đang kể c|c đặc trưng của một con người

2.2 Tiềm năng tăng trưởng (Growth potential)

Trang 18

Carl Rogers lúc đầu nói đến “khuynh hướng hiện thực hóa” (actualizing tendency) ở các lòai sinh vật và về sau ông mở rộng ý tưởng này bằng việc cho rằng: khuynh hướng hiện thực hóa chỉ là hình thức cá biệt của một khuynh hướng được định hình rộng lớn hơn của cả vũ trụ, được tìm thấy ở ở những sinh vật lẫn những vật thể vô tri, đó khuynh hướng nhắm đạt đến một trật tự tốt hơn, phức tạp hơn v{ có tương quan gắn kết hơn Tiến trình này lại bao gồm hai tiến trình nhỏ hơn là thống hợp (integration) và biệt hóa (differentiation)

Ở mức độ cá nhân một con người, khuynh hướng hiện thực hóa nhắm đến phát triển cá nh}n đó bằng cách tạo lập một cấu trúc sống vừa thống hợp hơn vừa biệt hóa hơn Điều nhấn mạnh ở đ}y không phải là việc con người về cơ bản là tốt hay xấu, m{ l{ con người về

cơ bản có một “tiềm năng thay đổi” (Shlien & Levant, 1984) Nghiên cứu trên những trẻ em lớn lên và sống sót trong những hòan cảnh sống bất lợi cho thấy sự phát triển tâm lý của con người có những khả năng tự bảo vệ và tự điều chỉnh rất cao (Masten, Best, Garmazy, 1990)

2.3 Khả năng sáng tạo (creativity)

Để sống đầy đủ, con người phải sáng tạo trong cuộc sống hằng ngày, bởi mỗi tình huống khi xảy ra đều có sự khác biệt đôi chút so với trước đó, v{ hiện tại luôn đặt ra những thách thức cho sự vận dụng một cách sáng tạo những gì đ~ học vào những hoàn cảnh sống mới Trong quá trình sống, con người thường xuyên khám phá và phát hiện những cách thức mới để tồn tại và ứng xử, dù rằng phần nhiều các cách thức mới này chỉ thể hiện những điều chỉnh sáng tạo tương đối nhỏ

2.4 Khả năng định hướng tương lai (future orientation)

Một người luôn khám phá và học hỏi sẽ có thể tìm được sự định hướng cho tương lai v{ những khả năng còn để ngỏ của nó Con người là sinh vật biết nhìn đến phía trước do những hành vi của con người được hướng dẫn bởi những gì mà họ tưởng tượng sẽ xảy ra trong những thời khắc sau đó hơn l{ bởi những gì mà họ thấy được trong hiện tại (Markus

& Nurius, 1987) Chính bằng cách tiên liệu được những gì sẽ xảy đến, bằng cách nào việc ấy xảy ra và bản thân mình có khả năng gì để đạt đến việc ấy, m{ con người x|c định được hành vi của mình Shlien (1988) đ~ khẳng định rằng: “Tương lai quan trọng hơn qu| khứ trong việc x|c định hiện tại” Qu| khứ ảnh hưởng đến chúng ta vì chúng ta sử dụng kinh nghiệm từ quá khứ để tiên liệu cho tương lai, chứ không phải vì quá khứ “kết dây nối” v{o cuộc sống chúng ta rồi m|y móc điều khiển hành vi của chúng ta

3 Tương tác (interaction)

Con người có bản chất tương t|c với nhau Con người luôn luôn l{ cảnh” H{nh vi của một người luôn xuất phát cả từ nhân cách của người ấy lẫn từ trong những mối quan hệ trong cuộc sống của người ấy Môi trường sống của một con người bao

Trang 19

“con-người-trong-bối-gồm gia đình v{ c|c quan hệ liên cá nh}n kh|c như h{ng xóm, c|c mạng lưới hỗ trợ xã hội, các thông số và giá trị về văn hóa Ngòai ra còn có c|c quan hệ trong nghề nghiệp, kinh tế, tôn giáo, chính trị Có một giao diện động và liên tục giữa cái ngã và các tình huống bên ngòai Chúng ta tự “định cấu hình” cho bản th}n để phần n{o đó đ|p ứng lại với những gì được cho là quan trọng v{ đang hiện diện trong thời khắc hiện tại Vì thế, một “bộ mặt” n{o

đó của chúng ta sẽ có thể xuất hiện trong tình huống này và một “bộ mặt” kh|c lại xuất hiện trong một tình huống kh|c Đ}y l{ quan điểm về “trường” (field) trong h{nh vi con người và cũng tương thích với quan điểm hệ thống

Cái ngã trong bối cảnh, Tính tự chủ và Chủ nghĩa cá nhân (Self-in-context, Autonomy

& Individualization)

Đối với Carl Rogers, việc đạt đến sự tự chủ là một mục đích rất quan trọng trong sự phát triển của con người, cũng như đối với hầu hết các học thuyết về nhân cách ở phương T}y Rogers cho rằng một con người có chức năng sống đầy đủ l{ người có khả năng tự kiểm so|t v{ h{nh động dựa trên các giá trị mà bản th}n đ~ lựa chọn chứ không cứng nhắc tuân thủ theo các uy lực từ bên ngoài

Tuy nhiên, một số các tác giả thuộc trường phái thân chủ trọng t}m ng{y nay đ~ phê ph|n việc Rogers đ~ qu| nhấn mạnh đến sự tự chủ và chủ nghĩa c| nh}n, và cả kiểu tư duy như thế ở phương T}y nói chung (Holstock, 1990; O’Hara, 1992) Họ cho rằng các giá trị này có tính đặc hiệu của nền văn hóa phương T}y, thậm chí còn đặc trưng nhiều cho nam giới, và các tác giả này nhấn mạnh hơn đến một khái niệm khác (cũng rất phương T}y) đó l{ kh|i niệm “đồng phụ thuộc” (codependency) (Bishop, 1992) Những tác giả này cho rằng trong một số nền văn hóa kh|c, đường biên giới ph}n định cái ngã của mỗi người không chỉ dừng lại ở lớp da của người đó, m{ còn có thể trải rộng sang cả gia đình v{ những tập thể rộng lớn hơn Họ nhấn mạnh đến những đường biên giới uyển chuyển hơn l{ những đường biên giới cứng nhắc của cái ngã theo kiểu tâm lý học phương T}y Những yếu tố x|c định hành vi của con người nằm trong một “trường” gồm nhiều lực t|c động, bao gồm cả c|i ng~, điều đó tr|i ngược với tâm lý học phương T}y trong đó những yếu tố nguyên nh}n được xem là định vị bên trong cá nhân mỗi người

O’Hara (1992) đưa ra kh|i niệm về một “c|i-ngã-trong-bối-cảnh”, qua đó ông nhấn mạnh đến bản chất của con người là có tính liên kết lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau Barrett Lennard (1993) cũng cho rằng “c|i ng~ của một cá nhân chỉ là một trong những hình thức thể hiện của đời sống loài người; các hình thức khác có thể kể ra bao gồm các mối quan hệ, gia đình v{ cộng đồng xã hội” O’Hara v{ Wood (1993) cho rằng “C| nh}n không mất đi bản sắc của mình khi ở bên trong tập thể Họ chỉ l{m cho tương hợp giữa cái Tôi và cái Chúng Ta”

Arthur Bohart (1995) tin rằng yếu tố chính vận hành xuyên suốt trong khái niệm về tính tự chủ của Rogers chính là một sự cảm nhận về tính hiệu quả (agency): Một thứ cảm nhận khi

Trang 20

con người đương đầu với các thách thức Tính tự chủ hay tự lập không hàm ý là một cảm nhận về sự tự thỏa mãn, mà quan trọng hơn đó l{ cảm nhận về khả năng v{ tính hiệu quả của bản thân mình Bởi vì sự thử thách luôn là phần cố hữu hiện diện bất cứ khi nào con người làm một việc gì đó trong cuộc sống (nghề nghiệp, quan hệ, chăm sóc con c|i ) Cho nên khi có được cảm nhận về khả năng của bản thân, con người sẽ có thể đối mặt v{ đương đầu tốt với các thách thức, v{ đó cũng chính l{ nền tảng của chức năng sống hiệu quả (Dweck & Leggert, 1988) Một định hướng nhắm đến việc đương đầu với các thử thách sẽ dẫn chúng ta tập trung vào tiến trình thực hiện một công việc hơn l{ chú trọng đến kết quả của nó, và thất bại được xem là loại thông tin được học tập để rút kinh nghiệm hơn l{ thông tin cho thấy sự kém hiệu quả của một ai đó

Thực tế khác nhau giữa các nền văn hóa dẫn đến các khái niệm khác nhau về cái ngã Nhà tâm lý trị liệu phải tôn trọng tiềm năng tăng trưởng sẵn có bên trong thế giới nhận thức của từng c| nh}n con người hơn l{ sử dụng những phương thức “kh|ch quan”, “đúng đắn” để áp dụng đối với họ

4 Giao tiếp

Thúc đẩy sự giao tiếp giữa những cá nhân có thế giới nhận thức khác nhau (ví dụ, giữa thân chủ và nhà trị liệu) l{ điều quan trọng hơn việc phán xét về quan điểm ai đúng, ai sai Việc cởi mở chia sẻ những cảm xúc v{ quan điểm theo cách thức tôn trọng lẫn nhau, trong một bầu không khí có tính chấp nhận sẽ thúc đẩy mối quan hệ hướng đến sự hòa hợp giữa những đối t|c v{ huy động được “sự thông thái của cả hai bên hoặc của cả nhóm” Đ}y cũng l{ điều quan trọng cho các cặp vợ chồng, c|c gia đình, cơ quan, giữa các dân tộc và các quốc gia

4.1 Mối quan hệ hài hòa giữa hai cái ngã

Đó l{ một tiến trình giao tiếp m{ trong đó tất cả các khía cạnh của c|i ng~ được tôn trọng, được lắng nghe đều quan trọng ngang nhau từ hai phía đối t|c Khi được lắng nghe một cách thân hữu, cởi mở, tất cả những khía cạnh của cái ngã như ý nghĩ, cảm xúc và những trải nghiệm (bao gồm cả những “lời nói bên trong” được nhập tâm từ cha mẹ và xã hội), thì khả năng bên trong của mỗi người sẽ vận h{nh hướng đến sự tổng hợp đầy sáng tạo Tất cả những “tiếng nói bên trong” cũng có thể tham gia góp phần vào

Sự hài hòa (congruence) chính thực là một tiến trình nội tại (Lietaer, 1991) Sự hài hòa không luôn luôn có nghĩa l{ sự hài hòa trong nội tâm (inner harmony) Một cảm nhận về sự hài hòa nội tâm có thể xuất hiện rồi mất đi Tuy nhiên, nếu một người n{o đó có tính h{i hòa – cởi mở và chấp nhận tất cả những “tiếng nói bên trong” – thì tiến trình tổng hợp một cách sáng tạo sẽ vận h{nh đi tới

4.2 Trải nghiệm, Cảm xúc và Tình cảm

Trang 21

Nhà trị liệu thân chủ trọng tâm vừa đ|nh gi| cao những suy nghĩ thông minh, hợp lý, vừa xem trọng những cảm xúc và trải nghiệm; tất cả đều là những nguồn thông tin quan trọng

về cách thức m{ con người đương đầu một cách sáng tạo với thế giới bên ngoài

Tuy nhiên, những trải nghiệm thì không giống với c|c suy nghĩ hợp lý, nhưng chúng lại là cách thức căn cơ hơn giúp con người hiểu được bản thân và thế giới bên ngoài Trải nghiệm cũng kh|c với tình cảm (Bohart, 1993) Trải nghiệm là mô hình nhận biết một cách trực tiếp, không dùng lời, các cách thức vận hành và các mối quan hệ trong thế giới, giữa cái ngã

và thế giới bên ngòai, và giữa cả những thành tố bên trong cái ngã Trải nghiệm bao gồm cả điều thường được gọi là sự “trực gi|c” Tuy nhiên, chẳng có gì là huyền bí ở đ}y cả Chúng ta vẫn thường cảm nhận và nhận biết được các mối liên hệ mà chúng khó có thể diễn tả ra thành lời Ví dụ, chúng ta có thể cảm nhận được ngay một người đang “xịu mặt”, trước khi dùng suy nghĩ ph|t hiện rằng có điều gì đó không ổn đang xảy ra nơi người ấy (Lewicki, 1986)

C|c ý nghĩa có được thông qua sự trải nghiệm trực tiếp thường mạnh hơn rất nhiều so với c|c ý nghĩa có được qua tư duy nhận thức Trong một mối quan hệ, trải nghiệm được yêu thương l{ một cảm nhận rất phức tạp m{ c|c suy nghĩ hợp lý hoặc các phát biểu thành lời khó có thể chuyển tải được hết ý nghĩa Thông qua sự tương t|c với mẹ, đứa trẻ nhũ nhi có thể thông báo cho mẹ nó biết rằng người mẹ đ~ thấu hiểu nó hay không Điều này không có nghĩa l{ đứa trẻ đ~ có được một “kh|i niệm” về sự thấu hiểu Thay v{o đó, đứa trẻ đ~ cảm nhận trực tiếp cái cách thức tương t|c h{i hòa, hiểu nhau giữa nó và mẹ nó (Stern, 1985) Gendlin (1964; 1969) tin rằng trải nghiệm có tính phức tạp hơn tư duy hợp lý và sự diễn đạt bằng lời Chính trải nghiệm mới là nguồn lực cho sự sáng tạo Eistein đ~ có được cảm nhận về thuyết tương đối trước khi ông có thể phát biểu lý thuyết ấy bằng lời nói Chúng ta cũng có thể cảm nhận được có gì đó không ổn trong một mối quan hệ trước khi có thể dùng lời để nói rõ đó l{ điều gì

Trong nội t}m, chúng ta cũng có một trực cảm (felt sense) về cách thức mà cuộc sống của chúng ta đang diễn ra và cách thức mà các tình huống sống đ~ xảy đến với chúng ta Cũng theo Gendlin, chính ở bình diện các cảm thức mà những thay đổi có tính trị liệu mới có thể xảy ra Việc trị liệu tâm lý phải dẫn đến một sự chuyển đổi về cách thức mà chúng ta liên hệ với thế giới bên ngoài, sao cho sự biến đổi ấy có thể được cảm nhận trực tiếp thay vì chỉ là

sự thay đổi về mặt lý trì

4.3 Cảm xúc (feelings)

Nhà trị liệu thân chủ trọng t}m được biết đến như những người thường hay khuyến khích thân chủ h~y “tin tưởng vào cảm xúc”, hoặc h~y “chạm đến cảm xúc” Cảm xúc, theo quan điểm thân chủ trọng tâm, còn nhiều hơn cả tình cảm Trong khi ta cảm thấy giận hoặc buồn, thì thực sự ta đang cảm nhận những khuôn mẫu ý nghĩa phức tạp hơn thế Để nhận biết

Trang 22

được những cảm xúc, cùng lúc ta phải nhận biết được những tình cảm n{o m{ ta đang có, đồng thời nhận biết được kiểu cách liên hệ giữa ta và thế giới bên ngòai đang xảy ra như thế nào Ví dụ ta có thể “cảm thấy có điều gì đó bất ổn trong cuộc sống” v{ “cảm thấy cuộc sống của ta đang bị mất thăng bằng” Khi nói “h~y tin tưởng vào cuộc sống của bạn” thì có nghĩa

là hãy lắng nghe cảm xúc như một nguồn thông tin quan trọng, chứ không có nghĩa l{ h~y làm theo những gì chúng bảo

Một nữ thân chủ nói với nhà trị liệu rằng cô “cảm thấy” chồng cô không yêu thương cô nữa

Về mặt t}m lý, khi cô nghĩ v{ nói ra điều n{y, cô đ~ không thể dẫn ra một lý lẽ n{o để giải thích được cảm xúc ấy Người chồng nói anh ta vẫn yêu cô, nhà trị liệu thì kết luận rằng cô đ~ nhận định sai hoàn cảnh hiện tại do bởi cô đ~ có những vấn đề trong mối quan hệ với cha cô hồi còn bé Sau đó, người nữ thân chủ n{y đ~ tìm đến một nhà trị liệu khác, và chỉ sau hơn một tháng, chồng cô tuyên bố rời bỏ cô Anh ta thừa nhận trong nhiều th|ng qua đ~ ngoại tình và yêu một phụ nữ khác Rõ ràng những cảm xúc của thân chủ trong trường hợp này chủ yếu đ~ dựa vào những thay đổi trong cách thức cư xử của người chồng đối với cô, những thay đổi tinh tế đến mức nếu chỉ sử dụng lý trí cô khó có thể nhận dạng được

Tuy nhiên, cảm xúc không luôn luôn lúc n{o cũng đúng v{ đôi khi có thể dẫn đến việc thấy một điều gì đó “có vẻ đúng” dù thực tế không đúng như vậy Như trường hợp thân chủ nêu trên, cảm nhận không ổn về người chồng cũng có thể l{ đ~ không đúng Tuy nhiên, nếu cô vẫn tin vào cảm xúc của mình thì cô có thể tiếp tục kiểm định lại dựa trên những trải nghiệm m{ cô đ~ có được từ trong cuộc sống chung với chồng mình

Nhà trị liệu thân chủ trọng tâm tin rằng những người có chức năng sống đầy đủ có thể sử dụng tất cả những gì mình có Họ có thể vận dụng cả khả năng tư duy hợp lý và giải quyết vấn đề, lẫn khả năng sử dụng những cảm nhận theo kinh nghiệm về những gì có ý nghĩa riêng đối với bản ngã của họ Cả hai nguồn thông tin đều có thể sai lầm: việc thực hiện chức năng sống đầy đủ cần phải xem xét cả hai nguồn thông tin ấy

5 Cái ngã như một tiến trình (Self as Process)

Đối với học thuyết thân chủ trọng tâm, cái ngã không phải là một sự vật hoặc một tác nhân

ở bên trong con người, m{ l{ “một trải nghiệm về chính mình như một con người trọn vẹn ở một thời khắc nhất định n{o đó” Cùng lúc ấy, chúng ta định hình nên những ý niệm về chính chúng ta nhằm giúp chúng ta tổ chức lại những gì mình hiểu biết về thực tế cuộc sống, theo cùng một cách thức mà ta dùng để tạo nên những ý niệm về những sự vật kh|c C|i “ý niệm về bản th}n” n{y (self-concept) là một cấu trúc trong sự hiểu biết mà chúng ta sử dụng như một “tấm bản đồ” để giúp chúng ta “lèo l|i” thực tế (Shlien, 1970) Nó có tính chất

đa chiều kích, nhưng có hai khía cạnh quan trọng l{ “c|i ng~ thực” v{ “c|i ng~ lý tưởng” C|i ngã thực (real self-concept) là hình ảnh của chúng ta về một con người m{ ta nghĩ ta thực

sự đang l{; còn c|i ng~ lý tưởng (ideal self-concept) là hình ảnh của chúng ta về một con người m{ ta nghĩ ta nên l{ Một người có chức năng sống đầy đủ sẽ giữ lấy hai khía cạnh

Trang 23

trên của cái ngã một cách chừng mực Sẽ là không lành mạnh nếu chấp giữ vào một cái ngã quá cứng nhắc, vì cái ngã sẽ luôn trưởng th{nh v{ thay đổi Chúng ta sẽ phải điều chỉnh lại ý niệm về cái ngã của mình để phù hợp với những trải nghiệm sống mới, cũng như chúng ta cũng phải sửa đổi các ý niệm khác sao cho phù hợp với những trải nghiệm sống của bản thân

6 Lý thuyết về sự phát triển

Mặc dù Rogers có trình bày một số quan điểm về sự phát triển t}m lý, nói chung trường phái thân chủ trọng tâm vẫn không nhấn mạnh v{o điều này, tuy nó vẫn hàm chứa một quan điểm về sự phát triển Đầu tiên, một đứa trẻ được sinh ra đ~ l{ một sinh vật năng động, hiếu kỳ, thích khám phá, quan t}m đến việc học hỏi từ thế giới xung quanh và có một mối quan tâm nội tại về sự phát triển những khả năng của chính mình Đứa trẻ sẽ lắng nghe

và học hỏi từ tất cả những trải nghiệm sống của nó: từ cha mẹ, từ các trẻ đồng trang lứa, bà con, hàng xóm, thầy cô và từ những câu chuyện kể Trẻ đặc biệt quan t}m đến việc học hỏi

từ kết quả của những hoạt động mà trẻ tự mình cố gắng thực hiện và khám phá

Như một cơ thể đang tăng trưởng, đứa trẻ sẽ không “ho{n tất” con đường đi của mình trong v{i năm đầu đời Lý thuyết phân tâm xem những trải nghiệm sống trong những năm đầu đời l{ có tính “nền tảng”, có vai trò định hình ban đầu và ảnh hưởng đến tất cả các cấu trúc nhân cách về sau Trường phái thân chủ trọng tâm lại xem con người vẫn liên tục phát triển

Và khi phát triển, con người mang những gì mà mình học được trước đó vận dụng vào việc hiểu chính bản thân mình và thế giới xung quanh Quan điểm n{y tương đồng với Piaget hơn l{ với Freud Theo quan điểm của Piaget, sự phát triển là một tiến trình trải dài trong

đó c|c giai đoạn sau sẽ phát huy và tổ chức lại những gì đ~ xảy ra trong c|c giai đoạn trước C|c ý tưởng và trải nghiệm ban đầu vẫn được bảo lưu nhưng được kết hợp với các cấu trúc thực tại mới hơn, tinh tế hơn, sao cho những dạng thức học tập lúc ban đầu sẽ bị đổi khác

đi

Freud xem sự phát triển có mô hình dưới dạng một kim tự th|p, trong đó những gì học tập được lúc đầu đời sẽ tập trung ở phần đ|y, còn những gì đến sau sẽ ở những phần trên cao hơn Học thuyết thân chủ trọng tâm xem sự phát triển giống như một bộ những “chiếc hộp Trung Hoa”, trong đó thuở ấu thơ được ví như chiếc hộp nhỏ nhất nằm ở bên trong cùng, c|c giai đoạn sau của đời sống thì giống như những chiếc hộp lớn hơn lần lượt lồng vào chiếc hộp ban đầu, và cứ thế, cứ thế Mỗi một trải nghiệm sống mới tạo thêm một khung sườn rộng hơn, kiên cố hơn so với những trải nghiệm trước đó v{ giúp cho c| nh}n đó thống hợp tốt hơn

Ngoài ra, con người còn có khuynh hướng tìm đến sự kh|m ph| v{ đối đầu với những thử th|ch hơn l{ tr|nh né những đau khổ và hụt hẫng Các lý thuyết gia t}m động học cho rằng

“con người có một khuynh hướng phổ biến là muốn tránh sự đau khổ” (Strupp & Binder, 1984), và trẻ em thường có khuynh hướng muốn chối bỏ, tránh né và dồn nén cảm xúc và

Trang 24

những trải nghiệm đau thương Trái lại, Bohart (1995) lại nhận thấy một c|ch đ|ng ngạc nhiên về sự cam đảm của các thân chủ của ông khi họ thường xuyên phải đối đầu với những nỗi đau, th|ch thức và luôn cố gắng làm chủ cuộc sống của họ Ngay cả trẻ em cũng thường xuyên lập lại những cuộc đối đầu với các sự kiện đau thương v{ những trải nghiệm gây hụt hẫng để cố gắng làm chủ lấy chúng Con người chỉ tr|nh né đau khổ và hụt hẫng khi họ cảm thấy mình đ~ mất hết năng lực để giải quyết chúng (Bandura, 1986), như trường hợp những trải nghiệm vượt quá sức chịu đựng ở những trẻ em bị xâm hại chẳng hạn

Khi nào một người có “chức năng sống đầy đủ” (fully functioning)

Rogers v{ cs đ~ ph|t triển một thang đo lường những thay đổi trong trị liệu, phân mức độ

từ chỗ gọi l{ “rối loạn chức năng” (dysfunctional) cho đến “có chức năng sống đầy đủ” (fully functional) Theo Rogers, ở đầu thứ nhất của thang đo biểu thị một chức năng t}m lý cứng nhắc, kiên định, chuyên biệt hóa kém, vô cảm, lạnh lùng; còn ở đầu thứ hai của thang đo l{ biểu thị cho một chức năng t}m lý được đặc trưng bởi sự chấp nhận thử thách, uyển chuyển

và các phản ứng có tính chuyên biệt hóa cao, bởi sự trải nghiệm tức thời những cảm xúc của bản thân và trong thâm sâu chấp nhận những cảm xúc ấy như l{ của chính mình (Rogers, 1961b) Khi con người có chức năng sống đầy đủ, họ sẽ có lối sống mềm dẻo, uyển chuyển:

xử lý một cách cân nhắc c|c sơ cấu nhận thức, kiểm định chúng dựa trên các trải nghiệm,

mở lòng chấp nhận các cảm xúc, lắng nghe và học hỏi từ các phản hồi, đối thoại với chính mình và với những người xung quanh, cảm thấy mình có thể tự định hướng cho cuộc đời mình Ở giữa thang đo l{ biểu thị cho các chức năng sống ở nhiều mức độ khác nhau

Chức năng sống đầy đủ có ý nghĩa đơn giản là một con người ở mỗi thời điểm đều vận hành như một qu| trình đang tiến triển Điều n{y không ho{n to{n có nghĩa l{ người đó phải hài lòng, mãn nguyện và hạnh phúc (Rogers, 1961a) Một con người sống đầy đủ cũng không có nghĩa l{ phải luôn “vận hành một cách tối ưu” Ngay cả khi có chức năng sống đầy đủ, con người vẫn có lúc cảm thấy bế tắc, mất năng lực, không hiệu quả và hụt hẫng Tuy nhiên, ngay cả những lúc như thế, người ấy vẫn tiếp tục đấu tranh với vấn đề khó khăn của mình,

cố gắng học hỏi và tiếp tục đi tới

7 Mở rộng quan điểm “nhân vị trọng tâm” sang các lĩnh vực gia đình và nhóm

Quan điểm “nh}n vị trọng t}m” đ~ được mở rộng và áp dụng sang cả lĩnh vực trị liệu gia đình (Lietaer, 1990; Levant & Shlien, 1984) v{ c|c nhóm (O’Hara & Wood, 1983) C|c nguyên lý chung cũng vẫn tương tự như nhau: những gia đình và nhóm có chức năng sống đầy đủ là những tập thể người có sự giao tiếp cởi mở sao cho tất cả các tiếng nói đều được nghe thấy Các quyết định được hình thành thông qua các quá trình thảo luận hơn l{ chỉ máy móc áp dụng các luật lệ, quan điểm hoặc những điều “nên, không nên” Việc đối thọai

và giao tiếp cởi mở có thể giúp huy động được “sự thông thái tập thể” Tr|i lại, các nhóm và gia đình có sự trở ngại trong đối thọai thì các thành viên sẽ dễ duy trì một hệ thống các luật

lệ, c|c quan điểm cứng nhắc và dễ có khuynh hướng dẫn đến rối lọan chức năng

Trang 25

7.1 Bệnh lý rối loạn chức năng

Từ quan điểm thân chủ trọng tâm, một hành vi bất thường có thể phát sinh khi một con người không có khả năng vận hành theo một cách thức liên tục phát triển Các vấn đề tâm lý không phải là do sự sai lầm về niềm tin hoặc nhận thức, v{ cũng không phải ở chỗ những hành vi ấy có tính không thích nghi hoặc không hiệu quả Khi con người đương đầu với các thách thức trong cuộc sống, họ cũng có lúc nhận thức sai, ứng xử không thỏa đ|ng hoặc có những niềm tin lệch lạc Tuy nhiên, sự rối loạn chức năng chỉ xảy ra khi chúng ta “thất bại trong việc học” từ những thông tin phản hồi và vì thế vẫn bị vướng mắc vào những nhận thức sai hoặc những hành vi không thỏa đ|ng ấy Sự rối loạn chức năng chính là sự thất bại trong việc học hỏi v{ thay đổi Theo quan điểm thân chủ trọng tâm, có ba cách giải thích liên quan đến việc vì sao sự thất bại này xảy ra, đó l{ sự thiếu hài hòa (incongruence), không thể tồn tại như một tiến trình (failure to be in process) v{ khó khăn trong việc xử lý thông tin

7.2 Thiếu hài hòa

Quan điểm phổ biến nhất về sự rối lọan chức năng theo trường phái thân chủ trọng tâm là: hành vi bất thường phát sinh do sự tr|i ngược, mâu thuẫn giữa một bên là ý niệm về cái ngã

và bên kia là những trải nghiệm sống Ví dụ, Janet là một sinh viên giỏi ở trường đại học Trong hình ảnh về bản thân (self-image), cô muốn mình sẽ trở thành một b|c sĩ Tuy nhiên, trong các giờ học môn sinh và môn hóa cô lại có những trải nghiệm rất xa lạ v{ không như ý muốn, và sự mâu thuẫn n{y đ~ khiến cho cô phiền lòng

Tuy nhiên, không phải sự mâu thuẫn này làm nên tình trạng rối lọan chức năng, m{ l{ do ở cách thức đương sự đ|p ứng và cố gắng giải quyết sự tr|i ngược này Nếu các cấu trúc trong nhận thức được đương sự xử lý một cách chừng mực thì người ấy sẽ có khả năng thống hợp lại các khía cạnh có tính đối lập nhau bên trong cái ngã của mình, và chính từ khả năng thống hợp này mà sự sáng tạo mới có thể được nảy sinh Nhưng nếu các khía cạnh đối lập nhau trong ý niệm về cái ngã vẫn còn được lưu giữ một cách cứng nhắc, tiến trình thống nhất và tổng hợp này sẽ bị bế tắc

Con người thường học cách bảo lưu c|c th{nh phần của cái ngã một cách cứng nhắc do bởi cha mẹ họ, các giáo viên và nền văn hóa của họ áp dụng những “tiêu chuẩn đ|nh gi|” đối với

họ Đó l{, họ chỉ cảm thấy mình có giá trị khi tuân theo những chuẩn mực và giá trị của người kh|c Điều này khiến cho họ dễ chấp nhận một cách cứng nhắc những “điều nên l{m” khi xem xét những cách thức sống mà họ được người kh|c trông đợi Một khi có sự thiếu hài hòa giữa những điều răn cứng nhắc và những trải nghiệm thật sự của bản thân, họ sẽ không thể thách thức những điều răn ấy, và vì thế họ sẽ có khuynh hướng đ|p ứng lại bằng cách chối bỏ những trải nghiệm thực của mình hoặc tìm cách diễn giải chúng kh|c đi Khi không còn khả năng lắng nghe những trải nghiệm của chính mình thì họ đ~ lấy đi sức mạnh của chúng Để rồi sau đó, họ chỉ có thể chủ yếu dựa vào những “điều răn” để hướng dẫn cho

Trang 26

sự chọn lựa của mình Khi nỗi lo âu v{ tính không h{i hòa không được giải quyết, đương sự

sẽ dần dần cảm thấy bất lực và trở nên trầm uất

Janet, trong ví dụ trên, qua nhiều năm đ~ được “lập trình” bởi chính cô, bởi cha mẹ cô và bởi các giáo viên của cô, để trở thành một b|c sĩ Để theo đuổi chương trình n{y, cô đ~ phải bỏ qua những cảm xúc không phù hợp khi tham dự những lớp học môn sinh v{ môn hóa Điều n{y dường như cũng đ~ ảnh hưởng lên nhân cách của cô, khiến cho bạn bè cũng cảm nhận

cô như một người xa cách và hay phòng vệ Nhưng đến một ng{y kia, Janet đến lớp với một

vẻ hoàn toàn khác: cởi mở, nhiệt tình và thân thiện Cô bảo với mọi người rằng cô đ~ có một quyết định quan trọng của riêng mình: cô sẽ thay đổi chuyên ngành học của mình sang lĩnh vực nghệ thuật Cô bộc bạch rằng sau cùng cô đ~ bắt đầu lắng nghe các trải nghiệm của mình và nhận thấy rằng thật tâm cô không muốn trở thành một b|c sĩ Chính việc tin tưởng vào trải nghiệm của chính mình đ~ cho phép cô tự mở ra những con đường đi mới

Vấn đề của Janet là ở chỗ cô đ~ cứng nhắc chấp giữ một niềm tin rằng mình phải trở thành một b|c sĩ Khi cô xem xét niềm tin ấy một c|ch đúng mực v{ đ|nh gi| nó dựa trên chính những trải nghiệm của mình, cô đ~ chọn quyết định thay đổi ngành học Tuy nhiên, cô cũng

có thể đi theo hướng ngược lại: đó l{ tiếp tục chọn việc học để trở thành một b|c sĩ ngay cả khi cô không thích học sinh và học hóa V{ điều quan trọng ở đ}y l{ Janet đ~ đặt ra các câu hỏi và thách thức các cấu trúc nhận thức của mình

Sự thiếu hài hòa có thể xảy ra dưới nhiều hình thức Một số người đ~ kh|i qu|t hóa c|c ý niệm tiêu cực về cái ngã và phán xét chúng một cách khắc khe về mọi lĩnh vực Điều n{y đ~ dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng, ví dụ như những hành vi chống đối xã hội và rối loạn nhân cách Một số người khác có thể cảm thấy sự thiếu hài hòa chỉ trong một số lĩnh vực chuyên biệt n{o đó, ví dụ không thể chấp nhận được cản xúc giận dữ chẳng hạn Gần đ}y, Speierer (1990) đ~ cố gắng chuyên biệt hóa các lọai thiếu hài hòa khác nhau trong các loại rối loạn tâm lý khác nhau Ông cho rằng các thân chủ bị trầm cảm chủ yếu là do sự chấp giữ những ý niệm về cái ngã quá hoàn hảo, trong khi đó những bệnh nhân hysterie lại chấp giữ cứng nhắc và thái quá những khía cạnh tích cực trong hình ảnh về bản thân khi họ cố gắng xuất hiện trước người khác theo một cách thức nhất định Tuy nhiên, các nhà trị liệu theo trường phái thân chủ trọng tâm tin rằng mỗi c| nh}n đều có tính độc đ|o v{ không thể có một quy luật bất biến nào có thể quyết định lọai thiếu hài hòa nào sẽ gây nên lọai rối loạn nào

7.3 Không thể tồn tại như một một tiến trình

Quan điểm này có thể xem như một sự mở rộng của ý tưởng về sự thiếu h{i hòa Khi tư tưởng của Rogers thay đổi, ông ngày càng tập trung nhiều hơn v{o ý tưởng cho rằng sự rối lọan chức năng có liên quan đến mức độ mà con người không tồn tại (không sống) như một tiến trình

Trang 27

Gendlin cũng cho rằng tâm bệnh bắt nguồn từ việc thất bại của con người không thể sống như một tiến trình Những người trải qua các vấn đề về tâm lý là những người “thiếu tập trung” (Gendlin, 1969) Đó là vì họ đ~ không chú t}m v{o “dòng chảy” của những trải nghiệm theo một cách thức có thể giải quyết các vấn đề của họ một cách sáng tạo Thay vì lắng nghe một cách thấu cảm nội tâm của mình, họ lại khắc khe phê phán các cảm xúc và phản ứng của chính họ, bằng cách tự “lên lớp” bản thân, phân tích bản thân hoặc cố gắng tự

“thiết kế lại” bản thân (Gendlin, 1964) Trong những trường hợp nghiêm trọng, như t}m thần phân liệt chẳng hạn (Gendlin, 1967), người bệnh có thể cảm thấy đời sống nội tâm của chính mình quá hỗn độn, qu| “bệnh”, khiến sau cùng họ cũng quay mặt đi với chính nội tâm của họ và cho rằng chẳng có gì đ|ng tin ở đó cả!

8 Các quan điểm về xử lý thông tin

V{o năm 1974, Wexler v{ Rice đ~ xuất bản một quyển sách trình bày về một số quan điểm

về vấn đề xử lý thông tin trong liệu pháp thân chủ trọng t}m Ý tưởng của Rogers và Gendlin đ~ được viết lại bằng ngôn ngữ của tâm lý học nhận thức Mỗi c| nh}n con người đ~ phát triển nên những sơ cấu (schemata) trong nhận thức của mình để tổ chức lại các nguồn thông tin từ thế giới bên ngoài Việc một người có chức năng sống đầy đủ bao gồm khả năng đồng hóa (assimilation) liên tục c|c thông tin n{y v{o trong c|c sơ cấu, tạo nên những cấu trúc hiểu biết chuyên biệt hơn, thống hợp hơn T}m bệnh được xem là bắt nguồn từ những

hệ thống c|c sơ cấu kém chuyên biệt và có tính cứng nhắc, khiến con người mất khả năng thống nhập các nguồn thông tin mới Một tiến trình quan trọng trong sự tạo lập các cấu trúc hiểu biết chuyên biệt hơn, thống hợp hơn đó l{ sự “chú t}m” (attention) Nếu con người thất bại trong việc chú tâm một cách hiệu quả vào các nguồn thông tin mới thì sẽ dẫn đến

sự tồn tại một c|ch kiên định của những cấu trúc hiểu biết cũ (Anderson, 1974) Toukmanian (1990) cũng đ~ chỉ rõ rằng những người có vấn đề thường thất bại trong việc

gỡ bỏ c|c suy nghĩ có trước của họ, và vì thế không thể chú ý đến các nguồn thông tin mới rất phong phú Ngoài ra, họ cũng thất bại trong việc xây dựng những giả thuyết để họ có thể chọn lựa

Greenberg v{ cs (1993) đ~ ph|t triển một học thuyết tổng hợp về nhận thức liên quan đến chức năng sống của c| nh}n con người dựa trên lý thuyết thân chủ trọng t}m Đối với các tác giả này, trải nghiệm của một con người vào một thời khắc n{o đó l{ sản phẩm tổng hợp phức tạp của c|c sơ cấu nhận thức, động cơ v{ c|c khuynh hướng h{nh động Chúng được tổng hợp lại rồi dẫn đến một cảm nhận huyền diệu về bản thân chúng ta trong một tình huống cụ thể, đồng thời cũng tạo nên những phản ứng cảm xúc đặc hiệu mà từ đó con người chúng ta được “tổ chức” lại để có thể thực hiện những h{nh động Các vấn đề tâm lý nảy sinh do con người bị mất khả năng trong việc chú t}m đến và biểu trưng hóa những phản ứng nội tâm của chính mình hoặc do bởi những phản ứng của họ biểu hiện dưới dạng những “kiểu thức cảm xúc cứng nhắc” (rigid emotion schemes) Kiểu thức cảm xúc cứng

Trang 28

nhắc là các cách thức phản ứng về mặt cảm xúc đ~ được học tập trước đó nhưng khi biểu hiện thì lại không phù hợp với hoàn cảnh hiện tại

Các tác giả n{y đ~ đặc biệt nhấn mạnh vào tầm quan trọng của các phản ứng cảm xúc trong chức năng sống của con người Cảm xúc phản ánh những khuynh hướng h{nh động; nó thông tin về cách thức mà một người đang trải nghiệm như thế nào vào thời điểm đó Vì thế, việc mất khả năng nhận biết hoặc tiếp cận với nguồn thông tin về cảm xúc sẽ ảnh hưởng một c|ch đ|ng kể lên khả năng thích nghi của một con người Sự thất bại này sẽ thường xuyên làm nảy sinh những phản ứng rối loạn chức năng v{ khiến đương sự không thể linh hoạt chọn lựa các hành vi mới để đ|p ứng với những đòi hỏi của hoàn cảnh sống

9 Tâm bệnh dưới góc nhìn có tính tương tác

Các vấn đề t}m lý không được xem như những thực thể “bên trong” của con người, mà luôn được xem xét trong mối tương t|c giữa con người và hoàn cảnh sống Bản chất của nó là sự tương giao giữa con người với thế giới bên ngoài Các vấn đề nảy sinh khi con người phải đương đầu với những hoàn cảnh thách thức khả năng linh hoạt của họ trong việc giải quyết vấn đề Sự chuẩn bị cho các thách thức trong đời sống cũng kh|c nhau ở mỗi người Tuy nhiên, bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có những lúc tạm thời bị rối loạn chức năng nếu chúng ta đang đương đầu với một thách thức vượt quá các nguồn lực ứng phó của bản thân.Tình trạng stress quá mức do hoàn cảnh kinh tế hoặc bệnh tật có thể khiến chúng ta bị mất khả năng liên lạc và tổng hợp những “trải nghiệm có vấn đề” của chúng ta (problematic experience) Nếu một người n{o đó đang l{ th{nh viên trong một tập thể đang được vận hành sai chức năng (một gia đình hoặc một nhóm làm việc chẳng hạn), thì người ấy cũng có thể bị tổn thương khả năng n{y

9.1 Rối loạn chức năng trong gia đình và nhóm

Sự rối loạn chức năng trong gia đình v{ nhóm cũng có cùng những lý do như trường hợp xảy ra ở các cá nhân Các tổ chức, tập thể, giống như c|c c| nh}n, cũng l{ những thực thể sống rất năng động; chúng có thể vận hành một cách có lý trí nếu như c|c tiến trình giao tiếp bên trong chúng diễn ra một cách cởi mở Hành vi bệnh lý xảy ra khi sự giao tiếp bên trong nhóm bị bế tắc Công trình nghiên cứu về “tư duy tập thể” (group-think) của Janis (1972) là một ví dụ minh họa tốt về cách thức mà một tập thể đ~ vận hành sai chức năng nếu như có sự tắc nghẽn các kênh giao tiếp giữa c|c th{nh viên bên trong nhóm cũng như giữa nhóm đó với thế giới bên ngoài

9.2 Đánh giá mức độ rối loạn chức năng

Các nhà trị liệu thân chủ trọng t}m thường không đi tìm những công cụ chẩn đo|n hoặc đ|nh gi| theo truyền thống Những phương thức đ|nh gi| như thế sẽ khuyến khích một c|ch nhìn “từ bên ngo{i” đối với thân chủ, như thể thân chủ đang được đem ra mổ xẻ, phân

Trang 29

tích hoặc như thể bị “xem xét dưới kính hiển vi”! Điều n{y đi ngược lại với lập trường có tính thấu cảm của trường phái thân chủ trọng t}m, trong đó nh{ trị liệu cố gắng cảm nhận thân chủ từ bên trong những trải nghiệm độc đ|o của người ấy Việc phân loại con người sẽ khiến cho nhà trị liệu bị lệch sang xu hướng trị liệu cho một c| nh}n như l{ th{nh phần của một “lọai người” hơn l{ như một con người có những tính cách riêng biệt Một nhà trị liệu thân chủ trọng tâm quan tâm nhiều đến việc tìm hiểu và thiết lập quan hệ với thân chủ tên Jack hoặc với thân chủ tên Carolyn, chứ không phải với “Jack-rối loạn ranh giới” hoặc với

“Carolyn-ái kỷ” Tuy nhiên, vì lĩnh vực sức khỏe tâm thần cần dùng đến những tên gọi để chẩn đo|n, nên c|c nh{ trị liệu thân chủ trọng tâm vẫn sử dụng chúng với mục đích thông tin trong giới chuyên môn

Các nhà trị liệu theo xu hướng “tiến trình-kinh nghiệm” như Greenberg v{ cs (1993) thì sử dụng cách thức chẩn đóan theo tiến trình (process diagnosis) Một chẩn đóan theo tiến trình là cách thức đ|nh gi| của một nhà trị liệu dựa trên các kiểu thức cảm xúc sai chức năng (dysfunctional emotion schemes) m{ th}n chủ cần phải thay đổi và khả năng sẵn sàng của thân chủ trong việc thực hiện sự thay đổi ấy vào một thời điểm n{o đó trong tiến trình trị liệu Điều quan trọng ở đ}y l{ nh{ trị liệu không đặt nặng v{o “nội dung” của cảm xúc được biểu hiện (vì dụ thân chủ óan giận người cha của mình) mà chỉ chú ý đến những bằng chứng cho thấy thân chủ đang trải nghiệm sự bế tắc trong khi đang giải quyết vấn đề cá nhân của mình Nhà trị liệu theo xu hướng “tiến trình-kinh nghiệm” sẽ tìm kiếm những “chỉ b|o”, tức là những dấu hiệu về lời nói, hành vi và cảm xúc cho thấy thân chủ đang đấu tranh với việc xử lý các cảm xúc của họ Ví dụ, một chỉ báo cho một “phản ứng có vấn đề” có thể là: khi thân chủ mô tả sự bối rối, khó xử của họ khi họ phản ứng với một tình huống hoặc với một người n{o đó Sự bối rối này có thể là cảm giác thấy mình đ~ có một phản ứng không hợp lý, lệch lạc, thái quá hoặc không như ý muốn Một chẩn đóan theo tiến trình về loại chỉ báo này sẽ giúp cho nhà trị liệu biết được loại phương ph|p n{y có thể được sử dụng tốt nhất vào lúc ấy để nắm bắt v{ đi s}u v{o sự khám phá của thân chủ

10 Thực hành trị liệu

Liệu pháp thân chủ trọng tâm theo truyền thống vào lúc khởi đầu thì có tính chất “không hướng dẫn” (non-directive) Mục đích của nhà trị liệu chủ yếu l{ người đồng hành cùng với thân chủ trên con đường tự khám phá bản thân Bằng c|ch l{ người đồng hành, nhiệt tình, thấu cảm và chân thành, nhà trị liệu sẽ mang đến một bầu khí có tính thúc đẩy niềm tin của thân chủ vào bản th}n để có thể hướng đến sự tăng trưởng

Tuy nhiên, trong thập niên 1960, một xu hướng mới đ~ hình th{nh trong số các nhà trị liệu theo trường phái thân chủ trọng tâm Những tác giả này muốn xem liệu pháp thân chủ trọng t}m như một “triết lý của việc trị liệu” hơn l{ một “c|ch thức chuyên biệt để thực hành trị liệu” Họ cho rằng nếu nhà trị liệu là một người nhiệt tình, thấu cảm và chân thật, ông ta có thể năng động hơn v{ thậm chí có thể sử dụng những kỹ thuật từ các loại liệu

Trang 30

ph|p (Holstock & Rogers, 1983) Đối với nhiều nhà trị liệu, liệu pháp thân chủ trọng t}m đ~ trở th{nh “triết lý nhân vị trọng t}m”, v{ trong bối cảnh ấy nhà trị liệu có thể thực hành trị liệu theo những phương c|ch có tính chiết trung Kết quả là, nhiều trị liệu theo trường phái thân chủ trọng tâm hiện nay đ~ phối hợp nhiều kỹ thuật của các liệu ph|p kh|c như c|c kỹ thuật Gestalt, hành vi, thôi miên và vận dụng các kỹ thuật có tính thách thức (confrontative) vào việc thực hành trị liệu Natalie Rogers (Toms, 1988) đ~ phối hợp nghệ thuật v{ khiêu vũ vào liệu pháp của bà với tên gọi l{ “liệu pháp diễn xuất thân chủ trọng t}m” (person-centered expressive therapy) Tương tự, “liệu pháp kinh nghiệm” của Gendlin v{ “liệu pháp tiến trình-kinh nghiệm” của Greenberg v{ cs cũng chủ trương nh{ trị liệu có thể thực hiện một cách có hệ thống những cố gắng thúc đẩy tiến trình kh|m ph| để giúp thân chủ tăng trưởng

Trái lại, các nhà trị liệu thân chủ trọng tâm theo kiểu cổ điển (Brodley, 1993) lại không đồng tình với sự phát triển liệu pháp theo cách thức trên Họ tin rằng việc sử dụng một cách

có hệ thống bất cứ lọai kỹ thuật trị liệu nào sẽ g}y phương hại cho th|i độ “không hướng dẫn”, nền tảng của việc để thân chủ tự dẫn dắt và tự tìm lối đi của riêng mình hướng đến sự tăng trưởng

10.1 Triết lý của việc trị liệu

Liệu pháp thân chủ trọng tâm dựa vào niềm tin rằng chính thân chủ sẽ “chữa l{nh” bản thân

họ và tạo nên sự tăng trưởng bản ngã của chính họ Sự tăng trưởng và bình phục xảy ra từ bên trong con người của thân chủ, mặc dù các tiến trình bên ngòai có thể thúc đẩy hoặc trì hoãn việc tăng trưởng này Có sự tương đồng giữa cây cỏ và trẻ em trong việc tự mình lớn lên, dù rằng người nông gia hoặc các bậc cha mẹ có thể giúp tạo thuận lợi hoặc làm chậm đi những tiến trình tăng trưởng này

Liệu pháp thân chủ trọng t}m có tính độc đ|o ở chỗ nhấn mạnh vào tiềm năng tự bình phục của mỗi con người Mặc dù những liệu ph|p t}m lý kh|c cũng đồng ý về con người có những tiềm năng tích cực bên trong, nhưng c|c nh{ trị liệu theo những trường phái khác lại không tin rằng thân chủ có thể tự mình sử dụng tiềm năng n{y nếu họ không có được sự hướng dẫn của nhà trị liệu Điều này có thể do thân chủ quá mong muốn né tránh sự đau khổ để có được sự an toàn khiến cho họ cũng né tr|nh việc đối đầu với các vấn đề và làm cho các tiềm năng ấy bị tắc nghẽn; hoặc cũng có thể do họ bị vướng nắc vào những tư duy sai lầm mà họ chỉ có thể được “giải tho|t” bởi nhà trị liệu Nhà trị liệu trở th{nh “chuyên gia hướng dẫn”

về vấn đề gì mà thân chủ cần phải đương đầu để tăng trưởng

Trái lại, công việc của một nhà trị liệu thân chủ trọng tâm là cung cấp một điều kiện tối ưu

để thân chủ có thể vận hành những “khả năng tự tổ chức nội tại” v{ “khả năng tự vượt qua” (intrinsic self-organizing & self-transcending capacities) Trong điều kiện có tính hỗ trợ, lòng tin hướng đến tăng trưởng của thân chủ sẽ vượt qua khuynh hướng né tránh khổ đau Con người có khả năng chịu đựng v{ đối đầu với những nỗi khổ đau lớn lao trong cuộc sống

Trang 31

chừng nào mà họ cảm thấy có cơ hội làm chủ được các hoàn cảnh g}y ra đau khổ cho họ Chỉ khi cảm thấy bất lực họ mới tr|nh né đau khổ và tìm kiếm sự an tòan (Dweck & Leggett, 1988) hoặc khi họ cảm thấy không đủ khả năng đương đầu với đau khổ (Bandura, 1986) Nhà trị liệu không nhất thiết phải để thân chủ đương đầu với những trải nghiệm đau thương đ~ từng dồn nén rất sâu trong lòng, ví dụ những trải nghiệm bị xâm hại từ thời thơ

ấu Nếu những điều kiện an toàn mà nhà trị liệu mang lại giúp thân chủ bắt đầu phát triển một cảm nhận về khả năng bình phục v{ tăng trưởng của mình, họ sẽ dần dần mong muốn đối mặt với những trải ngiệm như thế nếu như họ thấy việc này là cần thiết để giúp họ có thể tiếp tục phát triển Từ điểm mốc đó trở đi, những trải nghiệm đau thương ấy sẽ dần dần

lộ diện như một phần của tiến trình tự bình phục

Nhà trị liệu theo trường phái thân chủ trọng tâm khởi đi từ vị trí của thân chủ vào lúc bắt đầu tiến trình trị liệu Nếu vấn đề của thân chủ khiến họ cảm thấy nặng lòng triền miên, nhà trị liệu sẽ tập trung làm việc với họ về những gì mà họ đang bận tâm chứ không đ|nh gi| rằng “có những vấn đề s}u xa hơn cần phải đối mặt” Nh{ trị liệu thân chủ trọng tâm tin vào khả năng của thân chủ trong việc tự định hướng và tự điều chỉnh bản th}n Đ}y l{ khía cạnh quan trọng nhất của việc trị liệu và thân chủ sẽ tự đi s}u hơn trong việc khám phá bản thân khi họ thấy đó l{ việc cần thiết

10.2 Cấu trúc cơ bản của liệu pháp thân chủ trọng tâm

Nhà trị liệu theo trường phái thân chủ trọng tâm khá linh hoạt trong cách thức cấu trúc mối tương t|c trị liệu Cách thức tiêu biểu nhất của họ là gặp thân chủ trong những buổi trị liệu kéo dài khoảng một giờ, và mỗi tuần một lần Tuy nhiên, nhà trị liệu vẫn có thể điều chỉnh công thức này tùy từng trường hợp cụ thể Các cuộc gặp cũng có thể diễn ra tại văn phòng của nhà trị liệu hoặc ở một nơi kh|c Gendlin (1967) có thể tiếp xúc với một bệnh nhân trên đường đi từ bệnh phòng đến nh{ ăn của bệnh viện; Bohart có thể làm việc với thân chủ ở bãi cỏ trong bệnh viện, vv

Mặc dù liệu pháp cần được thực hiện qua nhiều buổi trị liệu, nhưng c|c nh{ trị liệu thân chủ trọng t}m cũng tin rằng có đôi lúc những thay đổi quan trọng có thể xảy ra chỉ qua một buổi trị liệu duy nhất (Rogers & Sandford, 1984) Không có ý nghĩa gì nếu ta đặt ra một khoảng

“thời gian trung bình” cho một tiến trình trị liệu Bohart (1995) đ~ từng trị liệu cho các thân chủ với thời gian thay đổi từ một buổi duy nhất cho đến những liệu trình kéo d{i h{ng trăm buổi!

Nhà trị liệu cũng có thể sử dụng tất cả các thể thức trị liệu: c| nh}n, nhóm, gia đình hoặc cặp

vợ chồng Sự lựa chọn thể thức trị liệu phải cùng được thực hiện bởi nhà trị liệu và tất cả các thành viên tham gia

10.3 Thiết lập mục đích trị liệu

Trang 32

Nhà trị liệu thân chủ trọng tâm tin rằng chính thân chủ l{ người biết rõ điều gì đang g}y tổn thương cho họ v{ điều gì mà họ cần phải thay đổi (thông qua sự hiểu biết có tính trực giác)

Vì thế nhà trị liệu không phải thiết lập mục đích cho việc trị liệu, vd “phải thay đổi điều gì, vượt qua điều gì ”; cũng như không cần phải có những lời khuyên như “h~y kiên định hơn”, đừng suy nghĩ vô lý nữa”, hoặc “h~y tho|t khỏi mối quan hệ không lành mạnh ấy” Thay vì thế, mục đích trị liệu là cung cấp những điều kiện trong đó th}n chủ có thể ph|t huy được những tiềm năng của họ trong việc đương đầu với những trải nghiệm có vấn đề, khám phá chúng, rút ra những ý nghĩa mới và quan trọng, và tái tổ chức những trải nghiệm sống của

họ một cách sáng tạo theo những cách thức hiệu quả hơn

Tại sao nhà trị liệu lại không đơn giản cho thân chủ của mình một “c}u trả lời”? Như trong phần đầu có nói rằng con người sống trong những thế giới nhận thức khác nhau mà nhà trị liệu có thể chỉ biết một chút ít thôi Trong một đoạn phim nổi tiếng về buổi làm việc của Carl Rogers với một thân chủ tên Gloria (Shostrom, 1965), vấn đề của Gloria l{ cô đ~ nói dối với con gái mình về sự thật l{ cô đ~ có quan hệ tình dục khi chưa lập gia đình Cô muốn Rogers cho biết rằng cô có nên nói với con về sự thật n{y không Rogers đ~ từ chối và rồi ông giúp cho cô đi đến câu trả lời của chính cô Trong khi xem phim, một số sinh viên của Bohart đ~ thể hiện sự không h{i lòng: “Tại sao Rogers không yêu cầu cô ta phải trung thực?”

Một lý do để giải thích việc n{y đó l{ chỉ có Gloria mới biết được những điều tế nhị và phức tạp thực sự trong cuộc sống của cô cũng như trong mối quan hệ giữa cô và con gái mình Chính cô mới biết được các mối quan hệ rắc rối đ~ góp phần làm nên cuộc đời riêng của mình Những điều l{ thông minh đối với người ngoài có thể là không đúng với người trong cuộc Vì thế, cuối cùng thì chỉ có cô mới có thể biết cách làm thế n{o để tái tổ chức và tổng hợp lại những yếu tố trong thế giới nhận thức của mình để tìm ra một giải pháp cho cuộc sống của riêng cô Nếu Rogers cho Gloria một lời khuyên (vd, “V}ng, tốt hơn l{ nên th{nh thực”) thì điều ấy có thể có tác dụng Tuy nhiên, một điều kh|c cũng có thể xảy ra là Gloria

sẽ đơn giản tuân theo lời khuyên ấy mà không vận dụng đến sự thông thái của riêng mình,

và sự thông thái ấy hẳn sẽ lụi tàn dần

Mặc dù tất cả các nhà trị liệu thân chủ trọng t}m đều đồng ý không thiết lập mục đích trị liệu cho những gì mà thân chủ cần phải thay đổi, nhưng họ vẫn có thể khác nhau trong việc liệu có thiết lập mục đích về “c|ch thức” l{m thế n{o để giúp thân chủ một cách tốt nhất trong việc tìm kiếm giải pháp Nhà trị liệu thân chủ trọng tâm chính thống thì không thiết lập mục đích gì cho cả thân chủ lẫn cho tiến trình trị liệu Họ tin rằng c|c thay đổi nơi th}n chủ sẽ xảy ra tốt nhất là khi họ không cố gắng làm cho chúng xảy ra, m{ thay v{o đó họ sẽ tập trung vào cách thức hiện diện của họ như một nhà trị liệu đối với thân chủ Thật vậy, mục đích m{ nh{ trị liệu thiết lập khi ấy là những mục đích m{ họ dành cho chính họ: phải thấu cảm, chấp nhận, tôn trọng và hài hòa Trong tiến trình trị liệu, nhà trị liệu, trong một ý nghĩa n{o đó, l{m việc trên bản th}n mình hơn l{ l{m việc trên thân chủ Nếu nhà trị liệu cảm thấy rằng mình không hiểu được thân chủ, ông ta sẽ cố phấn đấu để l{m được việc đó

Trang 33

Nếu nhà trị liệu cảm thấy mình không được hài hòa, ông ta sẽ phấn đấu để trở nên hài hòa hơn

Những nhà trị liệu theo kiểu “kinh nghiệm” v{ “tiến trình-kinh nghiệm” thì không chấp nhận th|i độ không hướng dẫn này Họ cho rằng nhà trị liệu có thể “xử lý” c|c mục đích v{ việc hỗ trợ sẽ giúp thúc đẩy một số tiến trình kh|m ph| nơi th}n chủ, giúp thân chủ tìm được giải pháp một cách hiệu quả hơn

10.4 Kỹ thuật và chiến lược trị liệu

Liệu pháp thân chủ trọng tâm theo truyền thống

Trong liệu pháp thân chủ trọng tâm, việc thiết lập một mối quan hệ trị liệu tốt tự nó đ~ l{ kỹ thuật và chiến lược trị liệu Qu| trình “cùng hiện diện với thân chủ”, trong ý nghĩa l{ nh{ trị liệu chấp nhận thân chủ “như l{ chính họ”, đi s}u v{o thế giới suy tư v{ cảm xúc của thân chủ và hiện diện như l{ một người đ|ng tin cậy đối với thân chủ, những yếu tố ấy đủ để thúc đẩy một tiến trình thay đổi

Những gì mà nhà trị liệu có thể làm là thể hiện những cố gắng của ông trong việc tìm hiểu những trải nghiệm nơi th}n chủ Điều này sẽ bộc lộ dưới một hình thức thể hiện có tên gọi l{ “sự phản ảnh” (reflection) Phản ảnh là một c|ch đ|p ứng qua đó nh{ trị liệu thể hiện sự

cố gắng của mình trong việc hiểu những gì thân chủ đang trải nghiệm v{ đang cố nói đến Nhà trị liệu có thể phản ảnh những cảm xúc, những ý nghĩa, những trải nghiệm, những tình cảm hoặc bất kỳ hình thức phối hợp nào của những điều ấy Nhà trị liệu thường đi s}u hơn những gì được thân chủ công khai nói ra, cố gắng nắm bắt những gì mà thân chủ đang thực

sự trải nghiệm nhưng lại chưa được nói đến Tuy nhiên, nhà trị liệu chỉ cố nắm bắt những trải nghiệm nào vẫn còn trong trạng thái có thể nhận biết được của thân chủ Nhà trị liệu không cố gắng nắm bắt những khía cạnh của trải nghiệm có thể có trong vô thức của thân chủ Đ}y l{ sự khác biệt chính yếu giữa sự phản ảnh của trường pháo thân chủ trọng tâm và

kỹ thuật diễn giải (interpretation) của trường ph|i t}m động học (phân tâm học)

Ví dụ sau sẽ minh họa thêm cho sự khác biệt giữa hai kỹ thuật này:

Thân chủ: “Tôi đang cảm thấy mất phương hướng trong nghề nghiệp của mình Mỗi khi tôi l{m được một việc gì đó có tính s|ng tạo, có thể giúp tôi thăng tiến, thì dường như tình hình lại rối tung lên Tôi thấy mình chẳng bao giờ có thể ph|t huy được khả năng của mình Có c|i gì đó đang g}y bế tắc”

Kỹ thuật phản ảnh: “Thật là hụt hẫng cho bạn khi bạn bị bối rối và bị mất đi những cơ hội của mình; có vẻ như có điều gì đó đang xảy ra nơi bạn khi việc ấy cứ hay lập đi lập lại”

Kỹ thuật diễn giải theo kiểu t}m động học: “Cứ như thể mỗi khi bạn tiến gần đến thành công thì bạn lại vô tình làm hỏng chính mình Có thể là sự thành công mang một ý nghĩa n{o đó

Trang 34

khiến cho bạn bị phiền nhiễu hoặc không cảm thấy thỏai m|i chăng, v{ bạn đ~ không nhận biết rõ về điều này

Lưu ý rằng sự diễn giải này thực sự vẫn có thể đúng, nhưng việc diễn giải có thể là cố gắng làm cho thân chủ chú t}m đến một điều gì đó m{ hiện tại họ không ý thức được Đ}y l{ sự khác biệt cơ bản giữa kỹ thuật phản ảnh và kỹ thuật diễn giải

Đối với các nhà trị liệu thân chủ trọng t}m, điều quan trọng là phải đ|p ứng lại một cách tự nhiên và có tính trị liệu về tất cả những gì đang xảy ra giữa nhà trị liệu và thân chủ ngay tại thời khắc ấy Mặc dù sự phản ảnh là hình thức truyền thống của sự diễn đạt tinh thần thấu cảm của nhà trị liệu, một số biểu hiện tự nhiên của sự thấu cảm có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác (Boharth, 1984), ví dụ như nh{ trị liệu có thể “tự bộc lộ” (self-disclosure) những trải nghiệm riêng của bản thân mình khi có sự “cộng hưởng” với các trải nghiệm nơi thân chủ Ở một thời điểm n{o đó, chính cảm nhận về sự chia sẻ giữa nhà trị liệu và thân chủ cũng có thể dẫn nhà trị liệu đến việc tự nhiên đề xuất ra một kỹ thuật Nhà trị liệu thân chủ trọng tâm không bị ngăn cấm trong việc đề xuất ra một kỹ thuật Chính cái cách thức

mà họ sử dụng kỹ thuật mới l{ điều quan trọng Một kỹ thuật chỉ có thể được đề xuất khi mà việc thực hiện kỹ thuật đó sẽ giúp cho tiến trình làm việc với thân chủ có thể tiếp diễn trong một mối quan hệ thực sự thấu cảm (Bohart & Rosenbaum, 1995) Kỹ thuật không nên là một cố gắng để “l{m một c|i gì đó cho th}n chủ” hoặc “khiến một điều gì đó xảy ra” Th}n chủ luôn luôn tự do có thể từ chối một kỹ thuật Tuy nhiên, nhà trị liệu thân chủ trọng tâm thường ít khi sử dụng các kỹ thuật

Phải chăng có một liệu pháp thực sự là “thân chủ trọng tâm”?

Liệu rằng nhà trị liệu có thể vẫn trung thành với triết lý thân chủ trọng tâm hay không khi ông ta cố gắng thúc đẩy một cách có hệ thống việc khám phá các trải nghiệm nơi th}n chủ, khai thông những “điểm phản ứng có vấn đề” hoặc giải quyết những công việc chưa hòan tất? Nhiều nhà trị liệu thân chủ trọng tâm theo truyền thống sẽ trả lời l{ “Không” Họ tin rằng làm việc theo c|ch như thế thực sự sẽ không còn tuân thủ nguyên tắc “không hướng dẫn” Họ cũng cho rằng việc hướng dẫn thân chủ, ngay cả khi nhà trị liệu đề nghị thân chủ tập trung suy nghĩ về một việc gì đó, cũng sẽ làm mất đi một phần sức mạnh của thân chủ trong việc tự định hướng đi cho sự thay đổi của họ Ngoài ra, khi l{m như thế nhà trị liệu chỉ đang liên hệ đến một phần con người của thân chủ chứ không liên hệ với thân chủ như một con người toàn diện

Trái lại những nhà trị liệu theo kiểu “kinh nghiệm” v{ “tiến trình-kinh nghiệm” lại cho rằng

họ vẫn tôn trọng sâu sắc vào sự “thông th|i bên trong” của thân chủ và vẫn vững tin vào khả năng của thân chủ trong việc tìm kiếm những giải pháp khôn ngoan Họ cũng đ|nh gi| cao việc thiết lập một mối quan hệ nồng ấm, chân thành và có tính thấu cảm Tuy nhiên, đối với

họ, nhà trị liệu là những “chuyên gia về tiến trình” (process expert), l{ người có thể cấu trúc

Trang 35

lại các sự việc sao cho thân chủ có thể trở nên sáng tạo hơn v{ có thể đi đến cùng trong việc khám phá bản thân

Bohart (1995) tin rằng học thuyết thân chủ trọng tâm có thể hỗ trợ cho một số phương pháp thực hành trị liệu khác nhau Theo Brodley (1988), có một tập hợp gồm nhiều lọai liệu pháp thân chủ trọng t}m, trong đó c|c liệu ph|p “kinh nghiệm” v{ “tiến trình-kinh nghiệm” cũng thuộc về tập hợp ấy Tuy nhiên, các liệu pháp mới sau n{y nên được phân biệt với liệu pháp thân chủ trọng tâm theo truyền thống vì chúng có “tính tiến trình” v{ có tính hướng dẫn nhiều hơn

10.5 Tiến trình trị liệu

Đối với những nhà trị liệu thân chủ trọng tâm, tiến trình trị liệu là một tiến trình đi theo s|t

“dòng chảy” của những sự kiện xảy ra từng thời khắc này sang thời khắc khác trong buổi trị liệu Nhà trị liệu tập trung vào những chủ đề mà thân chủ đề cập đến, chứ không hướng cuộc nói chuyện sang các chủ đề mà nhà trị liệu xem là quan trọng Ví dụ trong cuộc nói chuyện kéo dài khỏang nửa giờ giữa Rogers và thân chủ Gloria, Gloria đ~ đ~ nhiều lần chuyển đổi đề t{i nhưng Rogers vẫn đi theo sự chuyển đổi đề tài của cô V{ rõ r{ng đ~ có một sự khôn ngoan có tính trực giác trong sự chuyển đổi đề t{i n{y, vì chúng đ~ dẫn Gloria

đi s}u hơn trong việc khám phá vấn đề của cô

“Điều gì” được nói đến thì gần như không quan trọng bằng c|i “tiến trình diễn ra qua từng thời khắc” (moment-by-moment process): Dù thân chủ nói ra điều gì, liệu rằng anh ta có đang liên hệ với bản thân theo một cách thức sáng tạo và tự tiến triển hay không? Tiến trình trị liệu, vì thế, sẽ có một “dòng chảy” được cấu trúc tự thân bên trong nó, và thân chủ

sẽ vẫn thường thay đổi chủ đề nhiều lần trước khi các vấn đề của họ được giải quyết

Từ quan điểm thân chủ trọng tâm, khái niệm “kh|ng cự” (resistant) là một khái niệm không

có lợi ích gì cả Sự kháng cự là cách gọi của nhà trị liệu thuộc những trường phái khác dùng

để định nghĩa những trường hợp khi nhà trị liệu nghĩ rằng lẽ ra thân chủ nên nói về, cảm thấy hoặc làm một việc gì đó kh|c hơn l{ những điều đang diễn ra nơi th}n chủ Khi thân chủ “phản kh|ng” tức là họ đang theo đuổi những gì mà họ cảm thấy sẽ giúp ích cho họ một cách tốt nhất nhằm giúp họ tồn tại v{ tăng trưởng vào thời điểm đó Nh{ trị liệu thân chủ trọng tâm vào thời điểm đó sẽ cố gắng thấu cảm với động cơ v{ lý do của những ứng xử nơi thân chủ Đ}y l{ c|ch tốt nhất để thúc đẩy tiến trình trị liệu đi tới Thân chủ sẽ không còn

“kh|ng cự” nếu nhà trị liệu tiếp tục duy trì một sự tiếp xúc có tính chân thành và thấu cảm; nhưng mối quan hệ sẽ mắc mứu vào sự kháng cự thực sự nếu nhà trị liệu ứng xử bằng thái

độ “bề trên”, tìm c|ch hướng dẫn thân chủ và cố “mang sự thật đến cho họ”

Nhà trị liệu thân chủ trọng t}m đầu tư rất nhiều cho lòng tin vào khả năng của thân chủ trong việc tự định hướng của họ, do vậy, việc kết thúc trị liệu hiếm khi trở thành vấn đề Thân chủ thường được động viên hãy rời bỏ sự lệ thuộc vào nhà trị liệu và hãy thử “bay

Trang 36

bằng đôi c|nh của chính mình” khi họ đ~ sẵn sàng Thân chủ không cần phải được “chữa l{nh ho{n to{n” v{ tất cả mọi vấn đề phải được giải quyết (ai có thể l{m được điều n{y?) để rồi mới có thể tự sống cuộc đời của mình Các vấn đề là một phần của cuộc sống Thân chủ đôi khi rời khỏi trị liệu bởi vì họ nghĩ rằng nay họ đ~ có thể tự mình giải quyết vấn đề của mình Đôi khi th}n chủ tự cho phép mình tiến đến giai đoạn kết thúc trị liệu bằng cách quyết định sẽ đến nhà trị liệu hai tuần một lần thay vì mỗi tuần một lần trước khi họ quyết định ngưng hẳn trị liệu Ở một số trường hợp khác, thân chủ có thể quyết định một đơn giản là

họ đ~ sẵn s{ng ngưng trị liệu

Khi một thân chủ quyết định ngưng trị liệu, nhà trị liệu và thân chủ sẽ cùng bàn bạc kỹ về quyết định ấy Nếu nhà trị liệu có ý kiến dè dặt về sự kết thúc trị liệu của thân chủ, ông ta nên bày tỏ ý kiến của mình khi được thân chủ tham khảo Trong các mô hình trị liệu trong

đó nh{ trị liệu được xem như một “chuyên gia”, khi th}n chủ bày tỏ ý muốn ngưng trị liệu, thì thân chủ được xem l{ đang né tr|nh hoặc “kh|ng cự” lại việc trị liệu Ngược lại, một nhà trị liệu theo trường phái thân chủ trọng tâm, trong tình huống ấy, sẽ tự giới hạn vai trò của mình lại bằng cách chỉ thực hiện việc tự bộc lộ bản thân mà thôi, chẳng hạn khi ấy ông ta có thể nói: “Tôi tiếc rằng chúng ta đ~ chẳng thể vượt qua được vấn đề n{y Tôi cũng không biết rằng liệu điều đó có còn l{m bạn phiền lòng nữa hay không Nhưng bạn biết đấy, tôi vẫn sẵn sàng ở đ}y, nếu có lúc n{o đó bạn lại cảm thấy cần làm việc với tôi một lần nữa”

Thực vậy, tất cả những sai lầm mà một nhà trị liệu thân chủ trọng tâm có thể mắc phải đều bắt nguồn từ việc ông ta đ~ không thể hiện được sự nhiệt tình, thấu cảm và chân thành; hoặc vì ông ta đ~ cố |p đặt một “chương trình l{m việc” lên trên th}n chủ Zimring (1991) cho rằng cái gọi l{ “những phản ứng chuyển di” (transferential reactions) sẽ xảy ra khi nhà trị liệu không thấu cảm một c|ch đầy đủ, v{ điều đó sẽ khiến thân chủ chú t}m đến nhà trị liệu nhiều hơn l{ chú t}m đến những trải nghiệm của bản thân mình

10.6 Lập trường của nhà trị liệu

Mối quan hệ trị liệu là yếu tố quan trọng độc nhất trong bất kỳ loại phương ph|p trị liệu nào dựa trên nền tảng thân chủ trọng t}m Ba điều kiện cơ bản của một mối quan hệ trị liệu tốt là: sự quan tâm tích cực vô điều kiện, sự thấu cảm và sự trung thực, hài hòa của nhà trị liệu Carl Rogers (1957) nêu rõ những điều kiện trên là những yếu tố “cần v{ đủ” để sự tăng trưởng có thể xảy ra, mặc dù Bozarth (1993) cho rằng c|c điều kiện trên l{ “đủ” nhưng không nhất thiết lúc n{o cũng “cần”, vì ông cho rằng khuynh hướng tự hiện thực hóa đôi khi

có thể thúc đẩy sự tăng trưởng ngay cả khi không có mối quan hệ trị liệu

Ngụ ý của Rogers (1957) có những tính chất rất căn cơ: Bất kỳ nhà trị liệu nào có nhiệt thành, thấu cảm và trung thực đều sẽ là một người “có tính trị liệu” (therapeutic) bất kể ông

ta theo quan điểm nào và áp dụng kỹ thuật gì (miễn là chúng không mâu thuẫn với sự nhiệt tình, thấu cảm và trung thực của ông); và bất cứ ai, bất kể đ~ được huấn luyện chuyên môn

Trang 37

như thế n{o, cũng đều sẽ làm trị liệu tốt nếu người đó mang đến cho thân chủ một mối quan

hệ theo kiểu như vậy

Sự nhiệt tình hoặc sự quan tâm tích cực vô điều kiện cũng còn được gọi là sự “chấp nhận”,

“sự tôn trọng”, “sự yêu quý” hoặc một “tình yêu không chiếm hữu” Một th|i độ như thế sẽ hướng đến thân chủ như một con người toàn vẹn, ngay cả khi hành vi của người ấy bị rối loạn chức năng Sự tôn trọng vô điều kiện không có nghĩa l{ nh{ trị liệu tán trợ v{ đồng tình với những h{nh vi như thế của thân chủ Nó chỉ nhằm phân biệt rõ giữa thân chủ-như một con người và những hành vi của con người đó (Lietaer, 1984)

Duy trì một th|i độ quan tâm tích cực vô điều kiện đối với người kh|c không có nghĩa l{ sẽ không nổi giận đối với họ và không thiết lập các giới hạn (dù rằng nhà trị liệu thân chủ trọng t}m tường không thiết lập các giới hạn) Những bậc cha mẹ tốt vẫn thường thiết lập các giới hạn dù họ vẫn tôn trọng và yêu quý các con Những mối quan hệ tốt, trong đó c|c đối tác quý trọng nhau, vẫn có lúc xảy ra tình trạng ghét giận nhau Những mối quan hệ trị liệu tốt vẫn có những thời điểm mà nhà trị liệu cần phải thiết lập những giới hạn (ví dụ như khi thân chủ đang l{m x|o tung văn phòng của nhà trị liệu), hoặc khi nhà trị liệu cảm thấy tức giận hoặc không thích một h{nh vi n{o đó của thân chủ

Khi cảm thấy mình được quý trọng như một con người, thân chủ bắt đầu cảm thấy an tòan

để có thể khám phá những trải nghiệm của bản thân và nhìn vào hành vi của chính mình một c|ch kh|ch quan hơn Th}n chủ sẽ có thể phân biệt được giữa những giá trị nội tại của

họ như một con người và sự rối lọan chức năng trong cách thức trải nghiệm và ứng xử hiện tại

Sự thấu cảm là khả năng của nhà trị liệu có thể trực gi|c được bên trong thế giới nhận thức của thân chủ, đến mức độ có thể nhìn thấy và cảm thấy được những gì thân chủ nhìn thấy

và cảm thấy Từ một tầm nhìn “từ bên ngo{i”, những hành vi của thân chủ thường có vẻ như phi lý, tự hủy hoại, gian xảo, ái kỷ, cứng nhắc, trẻ con, vị kỷ Tuy nhiên, theo một góc nhìn

“từ bên trong” những hành vi ấy lại thường có những “ý nghĩa” theo c|ch thức mà thân chủ đang trải nghiệm về thế giới xung quanh Cách nhìn này không có ý làm giảm nhẹ tính chất rối loạn của những h{nh vi nơi th}n chủ, mà nó nhằm nêu rõ rằng chính từ bên trong con người của thân chủ có một “lòng tin tích cực” đang trú ngụ ở trong ấy (Gendlin, 1967) Bohart (1995) mô tả trường hợp một thân chủ nam bị bắt vì tội phô bày thân thể trước mặt

cô con gái 13 tuổi của người vợ kế Khi Bohart cố tìm cách hiểu sự việc từ bên trong thế giới nhận thức của thân chủ, ông đ~ nhận thấy rõ rằng thân chủ của ông đ~ cảm thấy hoàn toàn bất lực để đối xử với cô g|i n{y, người mà thân chủ cảm thấy đ~ có th|i độ rất lơ l{ v{ đối xử thiếu tôn trọng ông Phô bày thân thể cực độ (dẫu là phản ứng rối loạn chức năng) đối với th|i độ thiếu tôn trọng của cô con g|i v{ cũng l{ c|ch m{ thân chủ bày tỏ sự bất lực và giận

dữ của mình

Trang 38

Sự thấu cảm có một số tác dụng tích cực trong trị liệu Đầu tiên, các trải nghiệm của thân chủ khi cảm thấy mình được người khác hiểu tự nó đ~ có tính trị liệu Thấy người khác hiểu mình cũng giống như thể mình được người kh|c chú t}m đến vậy Một thân chủ cảm thấy như thế sẽ có thể sắp xếp lại mọi việc và tự thực hiện các lựa chọn cho chính mình

Kế đến, việc thân chủ thấy được một ý nghĩa từ trong trải nghiệm của chính mình, ngay cả khi họ có những hành xử sai chức năng, cũng l{m cho họ bớt đi những cảm giác khó chịu và cũng bớt rối loạn hơn Họ sẽ bắt đầu tin tưởng hơn v{o c|c trải nghiệm của mình, cho phép bản thân mình xem xét các sự việc một cách cẩn trọng hơn v{ có thể tự đối mặt với các trải nghiệm đau thương

Sau cùng, sự thấu cảm của nhà trị liệu mang lại khuôn mẫu về một cách thức “th}n thiện” để thân chủ có thể lắng nghe những trải nghiệm của chính họ, cho phép họ chấp nhận những ý nghĩa m{ trước đó họ e sợ, vì chúng dường như “không thiện cảm” đối với bản ngã của họ Rồi họ sẽ bắt đầu tìm thấy những cách thức có tính xây dựng hơn, ít rối loạn hơn, để đương đầu với những cảm xúc v{ ý nghĩa ấy Cũng như trường hợp vị thân chủ của Bohart nêu trên, khi ông bắt đầu lắng nghe những trải nghiệm của chính mình bằng một cách thức

“th}n thiện hơn”, ông bắt đầu nhận thấy có một “ý nghĩa” trong h{nh vi xung động phô bày thân thể của mình với đứa con gái của người vợ kế Ông đi đến quyết định rằng điều mà ông muốn làm sẽ là tìm những cách thức tích cực hơn, ít g}y tổn thương hơn để bày tỏ sự giận

dữ của mình

Sự trung thực hoặc sự h{i hòa l{ để chỉ mức độ mà nhà trị liệu “l{ chính mình” trong khi tiến hành trị liệu “L{ chính mình” không có nghĩa l{ một người phải thể hiện ra bên ngoài những gì mà anh ta cảm thấy hoặc phải nói ra tất cả những gì có trong đầu Trung thực hoặc hài hòa là những vấn đề của sự “liên kết nội t}m” (inner connection) (Lietaer, 1991) Chúng phải vận hành ở một mức độ tương ứng với mức độ mà nhà trị liệu đang tiếp cận với “dòng chảy” của các trải nghiệm bên trong nội tâm của mình, và ở mức độ m{ c|c h{nh vi được thể hiện ra bên ngoài của nhà trị liệu cũng phản |nh đúng thực những gì ông ta cảm thấy về những trải nghiệm bên trong nội tâm Ví dụ, khi nghe thân chủ mô tả việc ông ta phô bày thân thể trước mặt con gái, Bohart vừa trải nghiệm sự thấu cảm đối với thân chủ, vừa cảm thấy không thích những gì m{ người n{y đ~ l{m Một lúc n{o đó trong buổi trị liệu, nhà trị liệu có thể bày tỏ sự thấu cảm của mình, rồi vào một thời điểm khác ông ta có thể cho thân chủ biết mình không thích kiểu hành vi ấy Trung thực không có nghĩa l{ nh{ trị liệu phải

“ỉm đi” những gì suy nghĩ trong đầu vào một thời điểm n{o đó trong buổi trị liệu

Lietaer (1991) cũng ph}n biệt giữa sự trung thực và sự “bộc bạch” (transparency) Sự trung thực có khuynh hướng hướng nội, nhìn vào bên trong trải nghiệm của một con người và tìm

ra ý nghĩa của nó Bộc bạch là tự bộc lộ ra những gì bên trong nhà trị liệu Những nhà trị liệu theo trường phái thân chủ trọng tâm rất đ|nh gi| cao sự tự bộc lộ (self-disclosure) của nhà trị liệu trong khi làm trị liệu, nhưng họ chỉ xem trọng những sự tự bộc lộ nào có tính thích

Trang 39

hợp cho việc trị liệu Rogers cho rằng nhà trị liệu chỉ nên tự bộc lộ những phản ứng của họ trong hai trường hợp sau: (1) khi những phản ứng ấy diễn ra dai dẳng và (2) khi chúng đang trên đường dẫn đến một mối quan hệ trị liệu

Gendlin (1967) lưu ý nh{ trị liệu phải tự bộc lộ một cách hiệu quả và có tính xây dựng hơn những người quen biết bình thường của thân chủ Nếu nhà trị liệu có một phản ứng đối với thân chủ (ví dụ tức giận chẳng hạn), ông ta phải tự làm việc với bản thân mình về phản ứng

đó trước khi chia sẻ nó với thân chủ Ông ta phải hướng vào nội tâm và cố gắng định ra mức

độ nào mà phản ứng đó l{ “thuộc về mình” v{ mức độ nào mà phản ứng đó “thuộc về mối quan hệ” Nếu ông x|c định rằng nó “thuộc về mối quan hệ” thì ông ta sẽ chia sẻ phản ứng

đó với thân chủ Tuy nhiên, khi đó nh{ trị liệu phải chia sẻ phản ứng đó như l{ một “phản ứng của nhà trị liệu” chứ không phải như l{ “một sự thật kh|ch quan”

Một sự tự bộc lộ như thế sẽ không phải là một sự chỉ trích, m{ cũng không phải là một nghệ thuật buộc tội Thay v{o đó, nó như một “lời mời” đối với thân chủ để nhà trị liệu cùng với thân chủ khám phá những hậu quả từ h{nh động của họ Trái lại, những người quen biết trong đời sống thân chủ thường chỉ bộc lộ ý kiến của họ theo kiểu đ|nh đồng thân chủ với vấn đề của anh ta khiến cho thân chủ sẽ trải nghiệm về “bản th}n mình như l{ một vấn đề”

Sự trung thực là cơ sở cho việc thực hành trị liệu theo hướng chiết trung

Từ năm 1960 trở về sau, ngày càng có thêm nhiều nhà trị liệu nhấn mạnh vào tính trung thực như l{ một điều kiện trị liệu quan trọng nhất, mặc dù điều này chỉ xảy ra trong bối cảnh nhà trị liệu có sự nhiệt tình, thấu cảm và có niềm tin vào khả năng tự định hướng nội tại của thân chủ Đối với nhiều nhà trị liệu, việc nhấn mạnh vào tính trung thực có thể cung cấp một cơ sở cho việc thực hành tâm lý trị liệu theo đường hướng chiết trung Điều trước tiên là nó khuyến khích nhà trị liệu tự tìm kiếm phong cách của riêng mình khi diễn đạt sự thấu cảm, thay vì chỉ diễn đạt chủ yếu bằng hình thức phản ảnh Đôi khi tại thời điểm trị liệu, sự đ|p ứng có tính thấu cảm có thể được thực hiện bằng c|ch xoay lưng lại, cho phép mình ngồi xa thân chủ ra một chút, giữ yên lặng, đặt một câu hỏi, chia sẻ một ý nghĩ hoặc một cảm xúc, hoặc thậm chí đề nghị thực hiện một kỹ thuật Sự thấu cảm được bày tỏ một cách trung thực không hẳn là một loại đ|p ứng có tính chuyên biệt, mà nó còn tùy thuộc vào khả năng điều chỉnh mức độ v{ x|c định thời lượng của nhà trị liệu

Điều thứ hai là việc nhấn mạnh vào tính trung thực tạo ra một cơ sở triết lý cho các nhà trị liệu trong việc bộc lộ ra quan điểm của họ, chia sẻ các ý kiến v{ đề xuất các kỹ thuật Nếu nhà trị liệu có một ý kiến, một suy nghĩ hoặc một sự hiểu biết về một kỹ thuật mà vẫn cố gắng giữ lại không nói ra để cố đóng vai trò như một nhà trị liệu “không hướng dẫn”, thì khi

đó ông ta không còn trung thực nữa Vấn đề không phải ở chỗ một kỹ thuật có thể được đề xuất hay không mà là ở chỗ nó được đề xuất như thế nào Liệu một kỹ thuật có được đề xuất như một cố gắng của “chuyên gia” để định khuôn cho thân chủ của mình hay là nhà trị liệu

sẽ l{m điều đó như một người chia sẻ kinh nghiệm cho một người khác? Ở cách thức thứ

Trang 40

hai có một thông điệp được truyền đi: “Có một biện pháp mà theo kinh nghiệm riêng của tôi

là rất hữu ích Tuy nhiên, bạn có thể đ|nh gi| nó có hữu ích cho bạn hay không và bạn có thể áp dụng nếu bạn muốn Với sự cải biên này, nhiều nhà trị liệu thân chủ trọng t}m đ~ đưa v{o sử dụng các kỹ thuật như thôi miên, ph}n tích giấc mộng, cùng các kỹ thuật gestalt

và hành vi

Ví dụ, Swilden (1990) cho rằng trong việc trị liệu những bệnh nhân rối loạn giáp ranh (borderline disorder), nhà trị liệu phải sử dụng các chiến lược làm giảm lo âu, thách thức và diễn giải, song hành với tham vấn, hỗ trợ và khuyên bảo Ông cũng cho rằng trong khi nhà trị liệu vẫn phải thấu cảm thì điều tốt hơn l{ không nên chỉ áp dụng các kiểu phản ảnh theo truyền thống đối với những bệnh nhân này

Làm thế nào mà ta có thể áp dụng kỹ thuật thách thức (confrontation) mà vẫn theo xu hướng thân chủ trọng tâm? Nói chung, sự thách thức của một nhà trị liệu thường kéo theo việc tạo cơ hội cho thân chủ thay đổi cách nhìn Một số nhà trị liệu cho rằng kỹ thuật thách thức đặc biệt quan trọng đối với những bệnh nhân rối lọan nhân cách giáp ranh, vì những bệnh nh}n n{y thường có một “cấu trúc c|i tôi chưa trưởng th{nh” Nh{ trị liệu khi ấy sẽ thách thức thân chủ từ vị thế của một người trội hơn về hiểu biết, vì nhà trị liệu được xem

là một người trưởng th{nh hơn, có c|i tôi mạnh mẽ hơn v{ có khả năng cung cấp cho thân chủ một nhãn quan thực tế hơn

Các nhà trị liệu thân chủ trọng t}m thì “th|ch thức” th}n chủ theo một cơ sở triết lý hoàn toàn khác Khi nhà trị liệu thách thức hành vi của thân chủ v{ xem đó như một hành vi tự hủy hoại, thì mục đích l{ để tiếp xúc với họ một cách trung thực Nhà trị liệu không cố đóng vai trò như một “chuyên gia” đi “sửa sai” những hành vi ấy, m{ như một con người muốn chia sẻ những kinh nghiệm và nhãn quan của mình với thân chủ, mời thân chủ suy nghĩ về việc đó v{ có thể từ chối nếu họ không đồng ý

Nói chung, việc nhấn mạnh vào tính trung thực cho phép nhiều nhà trị liệu thân chủ trọng tâm thực hành trị liệu theo một cách có tính chiết trung, uyển chuyển hơn v{ phù hợp hơn với nhân cách riêng của mình Nó cũng cho phép uyển chuyển hơn khi “nối kết” mối quan

hệ để có thể tương thích hơn với những kiểu thân chủ khác nhau

10.7 Chuyển di và chuyển di ngược (Transference & Countertransference)

Nhiều nhà trị liệu thân chủ trọng t}m như Shlien (1983) v{ Bohart (1995) xem chuyển di và chuyển di ngược là những hiện tượng không có ý nghĩa hoặc không có ích lợi gì trong tâm lý trị liệu Các thuật ngữ này có nguồn gốc từ học thuyết phân tâm Chuyển di là hiện tượng chỉ việc thân chủ có khuynh hướng nhận hiểu các hành vi của nhà trị liệu dựa trên những trải nghiệm mà thân chủ có được từ những người có ý nghĩa kh|c (thường là với cha mẹ của mình) trong quá khứ Chuyển di ngược chỉ khuynh hướng của nhà trị liệu trong việc nhận

Ngày đăng: 09/10/2016, 14:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w