Cây Atiso tại Sơn La 1. Giới thiệu chung nguồn gốc, phân bố, thành phần hóa học, giá trị kinh tế, thị trường, giá trị sử dụng các sản phẩm tạo ra 2. Đặc điểm sinh trưởng 3. Biện pháp nhân giống và kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản chế biến 4. Khả năng và kế hoạch phát triển cây Atiso 5. Khó khăn và giải pháp để phát triển sản xuất
Trang 1CÂY ATISO TẠI SƠN LA
1 Giới thiệu chung nguồn gốc, phân bố, thành phần hóa học, giá trị kinh tế, thị trường, giá trị sử dụng các sản phẩm tạo ra
1.1 Giới thiệu chung
Atiso (tên khoa học: Cynara scolymus) là loại cây lá gai lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam châu Âu (quanh Địa Trung Hải) đã được người Cổ Hy Lạp và
Cổ La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn Atiso có thể cao lên tới 1,5 đến 2 mét, lá cây dài từ 50–80 cm
Những cây Atiso được trồng đầu tiên ở quanh Naples vào giữa thế kỷ 15
Nó được Catherine de Medici giới thiệu tới nước Pháp trong thế kỷ 16, sau đó, người Hà Lan mang nó đến Anh Atiso tiếp tục được mang tới Mỹ trong thế kỷ
19 bởi những người đến nhập cư: bang Louisiana bởi người Pháp và bang California bởi người Tây Ban Nha Ngày nay, Atiso được trồng chủ yếu ở Pháp, Ý và Tây Ban Nha, Mỹ và các nước Mỹ Latinh Atiso du thực vào Việt Nam đầu thế kỷ 20, được trồng ở Sa Pa, Tam Đảo, nhiều nhất là ở Đà Lạt Tên gọi của nó là sự phiên âm sang tiếng Việt của từ tiếng Pháp artichaut
Hiện nay, người ta trồng Atiso không những chỉ dùng lá bắc và đế hoa để ăn
mà còn dùng làm thuốc Hoạt chất chính của Atiso làcynarine (Acide 1- 3 dicaféin quinic) Ngoài ra còn có inulin, inulinaza, tanin, các muối hữu cơ của các kim loại Kali, Canxi, Magiê, Natri Atiso có tác dụng hạ cholesterol và urê trong máu, tạo mật, tăng tiết mật, lợi tiểu, thường được làm thuốc thông mật, thông tiểu tiện, chữa các chứng bệnh về gan, thận Tuy chất cynarine đã tổng hợp được nhưng người
ta vẫn dùng chế phẩm từ cao lá Atiso tươi Trên thế giới, biệt dược Chophytol của hãng Rosa (Pháp) là thông dụng hơn cả
1.2 Địa lý phân bố
Atiso là cây thuốc nguồn gốc Ðịa Trung Hải, được người Pháp di thực vào trồng ở Việt Nam từ hàng trăm năm nay ở các vùng có khí hậu ôn đới như Ðà Lạt (Lâm Ðồng), Sapa (Lào Cai), Tam Ðảo (Vĩnh Phúc) Ðến nay Atiso được phát triển trồng ở nhiều nơi, kể cả vùng đồng bằng như Hải Dương cây vẫn phát triển tốt
Năm 2015, diện tích cây Atiso tại Sơn La đang tăng chóng mặt Thời điểm này, đâu đâu cũng bắt gặp hoa Atiso nở đỏ các triền đồi Không chỉ dừng lại ở việc trồng trong vườn nhà, cây Atiso đã leo lên các đồi ngô, lấn dần đất trồng ngô
1.3 Thành phần hóa học
Trước đây người ta cho rằng hoạt chất là Cynarrin Những nghiên cứu gần đây chứng minh rằng có nhiều hoạt chất khác nhau chứ không riêng gì Cynarrin (Ernst E Naturamed 1995)
Trang 2Trong Atiso chứa 1 chất đắng có phản ứng Acid gọi là Cynarin (Acid 1 - 4 Dicafein Quinic) Còn có Inulin, Tanin, các muối kim loại K (tỉ lệ rất cao), Ca, Mg, Natri
Lá Atiso chứa:
- Acid hữu cơ bao gồm:
Acid Phenol: Cynarin (acid 1 - 3 Dicafeyl Quinic) và các sản phẩm của sự thủy phân (Acid Cafeic, acid Clorogenic, acid Neoclorogenic)
Acid Alcol
Acid Succinic
- Hợp chất Flavonoid (dẫn chất của Luteolin), bao gồm:
Cynarozid (Luteolin - 7 - D Glucpyranozid), Scolymozid
(Luteolin - 7 - Rutinozid - 3’ - Glucozid)
- Thành phần khác: Cynaopicrin là chất có vị đắng, thuộc nhóm Guaianolid
Dược điển Rumani VIII quy định dược liệu phải chứa trên 1% Polyphenol toàn phần và 0,2% hợp chất Flavonoid
Theo R.Paris, hoạt chất (Polyphenol) tập trung ở lá, có nhiều nhất ở phiến
lá (7,2%) rồi đến ho (3,48%), đến cụm hoa, rễ, cuống lá
Lá chứa nhiều hoạt chất nhất: 1,23% Polyphenol, Clorogenic acid 4%, hợp chất Flavonoid (đặc biệt là Rutin), sau đó đến thân (0,75%), rễ (0,54%) Dẫn chất Caffeic như Clonogenic acid, Neoclorogenic acid, Cyptoclorogenic acid, Cynarin Sesquiterpen lacton: Cynarpicrin, Dehydrocynaropicrin, Grossheimin, Cynatriol
Hoạt chất trong phiến lá cao gấp 10 lần trong cuống lá
Lá non chứa nhiều hoạt chất (0,84%) hơn lá mọc thành hình hoa thị ở mặt đất (0,38) Nếu sấy ở nhiệt độ cao thì lá mau khô nhưng lại mau mất hoạt chất Ở nhiệt độ thấp, việc làm khô sẽ lâu hơn Lá cần được ổn định trước rồi mới chuyển thành dạng bào chế
Ngọn có hoa chứa inulin, protein (3,6%), dầu béo (0,1%) Cacbohydrat (16%), chất
vô cơ (1,8%), Ca (0,12%), P (0,10%), Fe (2,3 mg/100 g), Caroten (60 đơn vị/100 g), tính ra Vitamin A)
Thân và lá còn chứa muối hữu cơ của các kim loại K, Ca, Mg, Na Hàm lượng Kali rất cao
Hoa Atiso ăn rất tốt cho sức khỏe, nó cung cấp khoảng 9,3% carbohydrate, 1,5% chất xơ, rất ít chất béo và protein Năng lượng cung cấp rất thấp, chỉ khoảng 40 đến 50 kcal nhưng lại rất giàu vitamin và chất khoáng như kali, phốt pho, canxi, natri, lưu huỳnh và magiê.Hoa đặc biệt thích hợp cho người bị đái tháo đường do có rất ít đường Hoa cũng giúp thải bớt chất độc cho những người mất cân bằng do uống nhiều rượu
Trang 3Rễ: hầu như không có dẫn chất của axit caffeic, bao gồm cả axit Clorogenic và Sesquiterpen lacton Rễ chỉ đều thông tiểu chứ không có tác dụng tăng tiết mật (theo Herbal Medicine, 1999)
1.4 Giá trị kinh tế của cây Atiso
Theo Đông y
- Lá cây Atiso có vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và được dùng đề điều trị bệnh phù và thấp khớp
+ Bộ phận dùng là lá tươi hoặc khô, đem sắc hoặc nấu cao lỏng, với liều 2-10g lá khô một ngày, có khi chế thành cao mềm hay cao khô đề bào chế thuốc viên, thuốc tiêm dưới da hay tĩnh mạch Có thể chế thành dạng cao lỏng đặc biệt dùng dưới hình thức giọt Dùng để chữa bệnh về Gan (gan viêm mạn, da vàng), thận viêm cấp và mạn, sưng khớp xương
+ Thân và rễ cây Actisô thái mỏng, phơi khô, có tác dụng nhuận tràng và lọc máu nhẹ đối với trẻ em
+ Hoa cây Atiso dùng trong các trường hợp đau gan, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, sản phụ ít sữa, tiểu đường thống phong, thấp khớp, suy nhược cơ thể…Ngoài việc dùng đế cụm hoa và lá để ăn, Atiso được dùng làm thuốc thông tiểu tiện, thông mật, chữa các bệnh suy gan thận,
Hoa atiso dùng trong chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường
Trong y học dân gian
Cụm hoa được dùng trong chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường vì nó chỉ chứa lượng nhỏ tinh bột, carbonhydrat gồm phần lớn là inulin
Ngoài ra hoa cây Atiso có tác dụng hạ cholesterol và urê trong máu, tạo mật, tăng tiết mật, lợi tiểu, thường được làm thuốc thông mật, thông tiểu tiện, chữa các chứng bệnh về gan, thận
Trang 4Atiso là loại cây đem lại nguồn thu nhập khá, giúp nhiều hộ dân ở Sa Pa vươn lên thoát nghèo và làm giàu Nhận thấy rõ tiềm năng kinh tế từ cây atiso, huyện đã đưa loại cây trồng này vào danh mục cây trồng dược liệu chủ đạo Hiện toàn huyện có hơn 70 ha cây atiso Trung bình mỗi năm bà con thu hoạch gần 4.000 tấn lá tươi, đem lại nguồn thu gần 8 tỷ đồng
2 Đặc điểm sinh trưởng của cây Atiso
Atiso là cây thảo lớn, cao 1 - 1,2m, có thể đến 2m Thân ngắn, thẳng và cứng, có khía dọc, phủ lông trắng như bông Lá to, dài, mọc so le; phiến lá xẻ thùy sâu và có răng không đều, mặt trên xanh lục mặt dưới có lông trắng, cuống
lá to và ngắn Cụm hoa hình đầu, to, mọc ở ngọn, màu đỏ tím hoặc tím lơ nhạt, lá bắc ngoài của cụm hoa rộng, dày và nhọn, đế cụm hoa nạc phủ đầy lông
tơ, mang toàn hoa hình ống Quả nhẵn bóng, màu nâu sẫm có mào lông trắng
3 Biện pháp nhân giống và kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản chế biến
3.1 Đất trồng
Về đất trồng, Atiso thích hợp với điều kiện đất nhiệt trung bình, hàm lượng hữu cơ 5 – 7%, giữ ẩm và thoát nước tốt Ẩm độ đất trong vụ khô cần trên 80%, tuy nhiên nếu ẩm độ đất quá cao và kéo dài trong vụ mưa sẽ dễ gây bệnh chết cây con
Kỹ thuật trồng cây Atiso đơn giản lại cho năng suất cao nên vào vụ mùa người dân thu được lợi nhuận rất cao
Độ pH thích hợp là 6 – 6,5 Đối với điều kiện đất Đà Lạt thì hàng năm phải bón vôi để duy trì độ pH ổn định, nhất là vùng đất thấp Đất trồng nên chọn đất nhẹ đến trung bình (đất podzolic vàng đỏ), loại đất tốt, thoát nước, giữ ẩm tốt Nên thực hiện chế độ thâm canh, hay trồng hai vụ liên tiếp, sẽ giảm năng suất và sâu bệnh nhiều
Tốt nhất nên luân canh với các cây họ đậu, rau và hoa Đất trồng được bón bằng phân chuồng đã ủ hoai mục và super lân, vôi bột Quy cách luống ươm: 1,2 – 1,3m; trồng: 4 – 5 hàng, cây x cây: 15 – 20cm
Trang 53.2 Cách trồng
Trồng Atiso bằng cây con: Một vài loại AtisO đẻ cây non, người ta chỉ cần tách những cây non ra và trồng Trồng Atiso bằng hạt: Gieo hạt vào mùa xuân, nên dùng đất nhiều chất mùn tốt để tránh hột giống bị hư Sau khi mọc được hai
lá thì trồng trồng cây non vào bịch và cứ hai tuần tưới một lần
Cây Atiso không chịu lạnh và chỉ hợp với khí hậu dịu mát Nên chú ý đến khoảng cách trồng cây Atiso Một cây Atiso lớn có đường kính gần 4 thước Do vậy, không nên trồng Atiso quá dày Khoảng cách tối thiểu phải là 1,2 thước Trồng quá dày làm gió không thổi luồng được và sẽ cây dễ bị bệnh nấm sương
Nếu thực hiện đúng kỹ thuật trồng cây Atiso, cây sẽ trổ nụ sau khi trồng khoảng từ 90 -100 ngày
Vì là loại cây nhiều mùa cho nên đất trồng phải được bón đầy đủ phân và ít cày bới Nồng độ pH ở vào khoảng 6-8 là tốt nhất, Atiso sẽ trổ nụ sau khi trồng khoảng từ 90 -100 ngày Trong năm đầu mỗi nhánh chỉ cho khoảng 2 bông Những năm kế tiếp mỗi nhánh có thể trổ đến 12 nụ và cứ như vây liên tiếp từ 4 đến 7 năm
3.3 Chăm sóc
Sau khi trồng phủ cỏ khô để giữ ẩm và tưới nước 2 lần/ngày (nếu trời nắng) Giữ ẩm sau 7 – 10 ngày dỡ bỏ lớp che phủ ra Sau cây hồi sinh bén rễ sử dụng DAP, NPK 16-16-8 để bón thúc 2 lần
Trang 6Khi bắt đầu trổ nụ, nên để ý để có thể thu hoạch đúng thời điểm
Có thể sử dụng các loại phân bón lá để phun xịt cây con sinh trưởng tốt Chú ý không nên sử dụng chế độ bón phân đạm cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cây con Để phòng trừ sâu bệnh cho vườn ươm định kỳ 7 ngày/lần xịt các loại thuốc như: rovral, moncerew, zineb, topsin và các loại thuốc sâu như: sumicidin, pegasus…
3.4 Thu hoạch
Khi bắt đầu trổ nụ, nên để ý để có thể thâu hoạch đúng thời điểm Ðộ lớn vừa đủ trước khi lá bông bắt đầu mở Trễ quá nụ sẽ bị cứng và trở nên như gỗ Cắt nụ với cuống có độ dài từ 3 - đến 5 cm Cuống của Atiso có vị như nụ, vì vậy không nên vứt bỏ Sau khi thâu hoạch, nên cắt cuống đến tận chân và bón phân để thúc cây trổ mầm mới
4 Khả năng và kế hoạch phát triển cây Atiso
Cây dược liệu (Atiso) là loại cây phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng của Sơn
La, cho chất lượng và năng suất cao Bên cạnh đó, tận dụng được nguồn nhân lực tại chỗ, thị trường đầu ra ổn định Việc phát triển cây Atiso không chỉ nhận được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương mà còn được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía hội viên, nông dân
Để khuyến kích tăng diện tích chuyển đổi sang trồng cây dược liệu, nên thực hiện cơ chế hỗ trợ sản xuất nông nghiệp với mức hỗ trợ từ 10 – 15 triệu đồng/ha cho từng loại dược liệu có mức đầu tư ban đầu là từ 20 – 50 triệu đồng/ha Điều kiện là các Tổ dịch vụ, HTX có diện tích trồng tập trung từ 1 ha trở lên, ký được hợp đồng với đơn vị bao tiêu toàn bộ sản phẩm Điều này vừa tạo điều kiện nguồn vốn cho những hộ có mong muốn chuyển đổi trồng cây dược liệu vừa đảm bảo sản phẩm có đầu ra
5 Khó khăn và giải pháp để phát triển sản xuất
Trong vài năm trở lại đây, cây Atiso Sơn La - một loại rau và cũng là một loại dược liệu quý đang đứng trước nguy cơ bị thu hẹp với diện tích trồng giảm dần Người nông dân không còn mặn mà với loài cây đã từng gắn bó lâu năm, giúp họ vươn lên làm giàu mặc dù cây trồng này vẫn luôn được địa phương chú trọng Có nguồn gốc từ nước Pháp, cây Atiso được được đưa vào Việt Nam từ thề kỷ 19 và được trồng nhiều nhất ở Đà Lạt (Lâm Đồng), trở thành một trong những sản phẩm đặc trưng của vùng này Với các công dụng nhuận gan, mật, thông tiểu tiện, kích thích tiêu hóa…, cây Atiso được xem là loại cây dược liệu tốt cho sức khỏe Về với vùng Thái Phiên trong những ngày nơi đây đang vào vụ thu hoạch cây Atiso, cảnh mua bán tấp nập như trước đây đã không còn, giá bán atiso tại vườn hiện chỉ ở mức 15.000 đồng/kg, thấp hơn nhiều so với các năm trước Do vậy, số hộ trồng cây này chỉ còn lại rất ít Bà con cho biết nguyên nhân khiến cây Atiso bị thu hẹp dần do giá cả không ổn định, lợi nhuận thấp hơn
Trang 7trồng hoa và một số loại rau khác, rủi ro cũng cao hơn Thực tế cho thấy, nếu như năm 2005, tại phường 12 - vùng Atiso trọng điểm của thành phố Đà Lạt, diện tích cây Atiso lên đến khoảng 80ha (chiếm 80% tổng diện tích Atiso toàn thành phố) thì nay diện tích này đã giảm xuống còn hơn 40ha, thay vào đó là những nhà kính, nhà lưới trồng rau, hoa khác mọc lên Đặc biệt, trong hai năm 2008-2009, khi giá Atiso bị “tuột dốc” mạnh (chưa tới 10.000 đồng/kg) thì các loài hoa như hoa cúc, cát tường… lại được giá khá cao nên bà con đã chuyển đổi phần lớn diện tích trồng Atiso sang trồng những loại cây được giá Ông Lê Đình Luân (khu phố 2, phường 12) cho biết nếu so sánh về giá trị kinh tế giữa Atiso
và hoa cúc, hiện nay, lợi nhuận từ hoa cúc thu được cao hơn nhiều Theo tính toán, trên 1.000m2 đất, nếu trồng Atiso thì tổng thu nhập một năm chỉ đạt trung bình khoảng 40 triệu đồng trong khi đó, hoa cúc cho lợi nhuận khoảng 80 triệu đồng Một năm cây Atiso chỉ trồng được một vụ còn hoa cúc có thể trồng được
3 vụ do vậy, tính rủi ro khi trồng hoa cúc sẽ thấp hơn Nếu tiếp tục theo đà này, không lâu nữa, thương hiệu Atiso Đà Lạt sẽ khó giữ được Để tìm hướng đi mới cho cây Atiso, ông Hồ Ngọc Dinh, Chủ tịch Hội Nông dân phường 12, Đà Lạt cho biết “Mặc dù trong vài năm trở lại đây, diện tích cây Atiso đang giảm mạnh, nhưng không thể để thương hiệu Atiso Đà Lạt mất đi vì không nơi nào ở Việt Nam có thổ nhưỡng, khí hậu thích hợp để trồng Atiso như ở phường 12, Đà Lạt Đồng thời, giá trị dinh dưỡng của cây Atiso nơi đây rất cao.” Tuy nhiên, để
vị thế của Atiso Đà Lạt ngày càng được nâng cao hơn thì rất cần sự quan tâm của nhiều cơ quan chức năng Để làm được điều này, người nông dân trồng Atiso đang cần được hỗ trợ về vốn đầu tư, đầu ra cho sản phẩm
Trang 8TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 PGS TS Đoàn Thị Thanh Nhàn, TS Ninh Thị Phíp – Giáo trình cây thuốc – năm 2013 – NXB Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
2 TS Vũ Thị Thu Hiền - Bài giảng chọn giống cây thuốc – Năm 2014
3 TS Đố Tất Lợi – Giáo trình cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – năm 2004 – NXB Y học