------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ A- MỘT SỐ CÂU HỎI GIÁO KHOA Chương I: QUANG HỌC Câu 1: Khi nào ta nhận biết ánh sáng? Khi nào ta nhìn thấy một vật? Thế nào là nguồn sáng và vật sáng? - Ta nhận biết ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. - Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta. - Nguồn sáng là vật tự phát ra ánh sáng. - Vật sáng bao gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. Câu 2: Phát biểu đònh luật truyền thẩng của ánh sáng. Thế nào là tia sáng? - Đònh luật truyền thẳng của ánh sáng: “Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng”. - Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng đường thẳng có mũi tên tên chỉ hướng gọi là tia sáng. Câu 3: Thế nào là bóng tối? Thế nào là bóng nửa tối? - Bóng tối nằm phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. - Đối với nguồn sáng rộng, phía sau vật cản còn xuất hiện thêm một vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới gọi là bóng nửa tối. Câu 4: Thế nào nhật thực, nguyệt thực? - Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng nàm trong khoảng giữa từ Mặt Trời đến Trái Đất. Khi đó trên Trái Đất xuất hiện vùng bóng tối (nhật thực toàn phần) và bóng nửa tối (nhật thực một phần). - Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng bò Trái Đất che khuất không nhận được ánh sáng sáng của Mặt Trời. Câu 5: Phát biểu đònh luật phản xạ ánh sáng. - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới. - Góc phản xạ bằng góc tới. Câu 6: Nêu tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng. - Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn. - Ảnh lớn bằng vật. - Khoảng cách từ một điểm của vật tới gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó tới gương. Câu 7: Nêu tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lồi. So sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi với vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước. - Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật. - Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước. Câu 8: Nêu tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lõm. Sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm như thế nào? - Đặt vật sát với gương cầu lõm ta nhìn thấy ảnh ảo và lớn hơn vật. - Gương cầu lõm biến đổi chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm. Biến đổi chùm tia tới phân kì thành chùm tia phản xạ song song. Câu 9: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm có những tính chất gì giống nhau và khác nhau? - 1 - ÔNTẬP HỌC KÌ I MÔN: LÝ 7 * Giống nhau: Đều là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn. * Khác nhau: + Ảnh tạo bởi gương phẳng lớn bằng vật. + Ảnh tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật. + Ảnh tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật. Chương II: ÂM HỌC Câu 10: Nguồn âm là gì? Các nguồn âm có chung đặc điểm gì? - Các vật phát ra âm được gọi là nguồn âm. - Đặc điểm chung của các nguồn âm là: Khi phát ra âm các vật đều dao động. Câu 11: Tần số là gì? Đơn vò của tần số là gì? Khi nào vật phát ra âm cao (bổng)? Khi nào vật phát ra âm thấp (trầm) - Số dao động thực hiện trong một giây gọi là tần số. Đơn vò tần số là Héc (Hz) - Vật dao động càng nhanh, tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng cao. Vật dao động càng chậm, tần số dao động càng nhỏ, âm phát ra càng thấp. Câu 12: Biên độ là gì? Khi nào âm phát ra to? Đơn vò đo độ to của âm là gì? - Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vò trí cân bằng của nó gọi là biên độ. - Biên độ dao động càng lớn, âm phát ra càng to. Đơn vò đo độ to của âm là Đềxiben (dB) Câu 13: Âm truyền được trong những môi trường nào? Không truyền được trong môi trường nào? So sánh vận tốc truyền âm trong chất rắn, chất lỏng và chất khí. - Chất rắn, chất lỏng, chất khí là những môi trường truyền được âm. Chân không không truyền được âm. - Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí. Câu 14: Âm phản xạ là gì? Vật thế nào phản xạ âm tốt, phản xạ âm kém? Tiếng vang là gì? - Âm dội lại khi gặp mặt chắn là âm phản xạ. - Vật cứng, bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt. Vật mềm, bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém. - Tiếng vang chính là âm phản xạ nghe được cách được âm trực tiếp phát ra ít nhất 1/15 giây. Câu 15: Ô nhiễm tiếng ốn là gì? Nêu các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn? Hãy liệt kê một số vật liệu cách âm tốt. - Tiếng ồn to (trên 70 dB), kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người gọi là ô nhiễm tiếng ồn. - Biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn: Giảm độ to của âm phát ra, ngăm chặn đường truyền của âm, làm cho âm truyền theo hướng khác. Các vật liệu cách âm tốt: gỗ, thủy tinh, rèm nhung, xốp … B- MỘT SỐ BÀI TẬP TỰ LUẬN Bài 1: Vẽ tia tới (hoặc tia phản xạ) và tính giá trò góc tới và góc phản xạ trong các trường hợp sau: - 2 - 45 o a) 30 o b) c) Bài 2: Cho một vật sáng AB đặt trước gương phẳng (hình vẽ) 1- Hãy vẽ ảnh A’B’ của AB tạo bởi gương phẳng. 2- Chiếu hai tia tới AI và BK bất kì lên gương phẳng. Hãy vẽ tia phản xạ tương ứng. (Lưu ý: vẽ trên cùng một hình) Bài 3: Cho một vật sáng AB đặt trước gương phẳng (hình vẽ) 1- Hãy vẽ ảnh A’B’ của AB tạo bởi gương phẳng. 2- Nếu đưa gương ra xa vật hơn thì ảnh A’B’ thay đổi như thế nào? 3- Để mắt tại điểm M nhìn vào gương. Vẽ một tia sáng xuất phát từ A đến gương cho tia phản xạ đi qua điểm M. Trình bày các bước vẽ. Bài 4: Cho một điểm sáng S đặt trước gương phẳng như hình vẽ: 1- Vẽ ảnh ảo S’ của S tạo bởi gương phẳng. 2- Từ S vẽ chùm tia tới lớn nhất đến gương phẳng, hãy vẽ chùm tia phản xạ tương ứng. 3- Đánh dấu vùng nhìn thấy ảnh ảo S’. Bài 5: Cho hai điểm sáng S 1 và S 2 đặt trước gương phẳng như hình vẽ: 1- Vẽ ảnh ảo S 1 ’ và S 2 ’ của S 1 , S 2 tạo bởi gương phẳng. 2- Từ S 1 và S 2 vẽ hai chùm tia tới lớn nhất đến gương, hãy vẽ chùm tia phản xạ tương ứng. 3- Xác đònh và đánh dấu vùng đặt mắt trước gương để nhìn thấy đồng thời ảnh S 1 ’ và S 2 ’. Bài 6: Một người cao 1,6m đứng trước gương phẳng, cách gương một khoảng 0,8m. 1- Hỏi ảnh người ấy trong gương cao bao nhiêu và ảnh cách gương một khoảng bao nhiêu? Tại sao? 2- Khi người ấy lùi ra xa gương một khoảng 0,5m thì lúc bấy giờ ảnh của người ấy cách người ấy một khoảng bao nhiêu? HƯỚNG DẪN GIẢI Bài 1: Ta có: i = 90 o – 45 o = 45 o Ta có: i’ = 90 o – 30 o = 60 o Ta có: i = 90 o – 90 o = 0 o Mà: i’ = i = 45 o Mà: i = i’ = 60 o Mà: i’ = i = 0 o Bài 2: - 3 - A B $ M $ S $ $ S 1 S 2 a) b) c) 45 o i i’ 30 o i’i A B A B A’ B’ I K Bài 3: 2- Đưa gương ra xa thì ảnh A’B’ vẫn không thay đổi và có độ lớn luôn bằng vật. 3- Các bước vẽ: - Kẽ đường thẳng A’M cắt gương tại I. - Kẽ đường thẳng AI. - AI chính chính là tia xuất phát từ A cho tia phản xạ đi qua M. Bài 4 Bài 5: Bài 6: 1/ Vì ảnh tạo bởi gương phẳng có độ lớn bằng vật. Nên ảnh của người ấy cao 1,6m. Vì khoảng cách từ ảnh đến gương phẳng bằng khoảng cách từ vật đến gương phẳng. Nên ảnh của người ấy cũng cách gương 0,8m. 2/ Người ấy lùi ra xa gương thêm 0,5m thì ảnh của người ấy cũng lùi ra xa gương thêm 0,5m nằm ở phía bên kia gương. Nên ảnh của người ấy cách người ấy bấy giờ là: (0,8 + 0,5). 2 = 2,6m. - 4 - A B $ M A’ B’ I S’ Vùng nhìn thấy S’ S S 1 S 2 S 1 ’ S 2 ’ ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ - 5 - . những tính chất gì giống nhau và khác nhau? - 1 - ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN: LÝ 7 * Giống nhau: Đều là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn. * Khác nhau: + Ảnh. Chất rắn, chất lỏng, chất khí là những môi trường truyền được âm. Chân không không truyền được âm. - Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất