!"#$% &'()*+,- . /$ 01 Trong cuộc sống, nhận thức của con người, theo thời gian ngày càng tiếp cận dần chân lý. Tuỳ theo mỗi người, mỗi hoàn cảnh khác nhau, mà nhận thức đời sống cũng khác nhau. Chính điều này làm nên cái muôn màu muôn vẻ của thơ ca. Thời gian, tuổi tác, trường đời từng trải . và sự điềm tĩnh tiếp cận chân lý là những quá trình xảy ra song song trong nhận thức con người. Quy luật khách quan này ngẫu nhiên có mặt trong tư duy thơ và xúc cảm thơ. Tuy nhiên, cũng có người vô tình hay không nghĩ tới điều đó. Và vì thế, sản phẩm tinh thần được sinh ra trong những phút ấy, người ta hay ví là "xuất thần". Cũng có người nhận thức rất rõ ràng quy luật ấy, nhưng đạt ở đỉnh cao tư duy nên họ có thể quên đi dưới dạng Thiền, mà vẫn không hề ảnh hưởng đến cảm xúc khi sáng tác. Thơ được sinh ra trong những thời khắc mà nhận thức khách quan của con người cao trào nhất, thì sản phẩm của nhận thức ấy là những vần thơ đầy triết lý. Và ngược lại, nó sẽ cho ra đời những vần thơ rất tự nhiên, lãng mạn và mượt mà. Con đường đến với thơ là con đường vô cùng dễ đi nhưng ít người về đích. Ai cũng có thể làm thơ, viết ra những suy nghĩ diễn tả tâm trạng dưới dạng văn vần, có thể xem đó là thơ. Tuy nhiên như thế, nó chưa phải là cột cờ trong bó đũa và đương nhiên không thể xếp chung với những thi phẩm giá trị cả về nội dung và nghệ thuật. Không sao cả. Người đời vẫn viết, viết cho mình, cho bạn tâm giao . khi nào hay hơn, được nhiều người đánh giá thì gửi đài, gửi báo. Sơ khởi của nghiệp thơ bắt đầu từ đó. Ngay từ khi loài người phát minh ra chữ viết, thì thơ dưới hình thức những câu ca dao truyền miệng đã có tự lâu rồi. Song hành với sự phát triển của chữ viết và cách thức viết (Calligraphy) thơ không ngừng được chau truốt. Từ công nghệ sơ khởi như dùng ngón tay viết lên cát, đất sét; viết trên mảnh tre (Trung Hoa); bút lửa viết trên phiến lá bối, da dê (Balamon); rồi khi có giấy viết bằng bút lông, bút cây, bút chì, bút sắt, bút bi; công nghệ tin học ra đời thì tạo hình bằng "bit". Thơ theo đó mà hiện diện dưới những tấm áo vỏ ngôn ngữ trang trọng hơn, đẹp đẽ và hấp dẫn nhiều hơn. Chẳng hạn như gần đây, ông Chính Văn đã thể hiện Truyện Kiều bằng hình thức Calligraphy (Thư pháp) trên giấy dó cỡ lớn, triển lãm tại festival Huế . Dù ở bất cứ hình thức nào, trong tủ kính trang trọng hay bên kệ sách ven đường bụi bặm, thì cái hồn trong thơ vẫn không hề mai một. Dù giá cả có được tính bằng USD/quyển hay VND/kg, thì thơ vẫn không mất đi giá trị nội dung. Có lẽ tất cả điều này làm cho thơ luôn tồn tại song hành với tâm hồn con người. Nói con đường đến với thơ là con đường rộng mở, bởi thơ hiển diện ở mọi nơi mọi chỗ. Nó phản ánh khách quan đời sống lao động của con người và ghi lại những biến động xã hội dưới dạng hình tượng. Chức năng này là cơ sở để lí luận rằng xã hội nào văn học ấy. Chủ nghĩa Mác - Lênin cũng thừa nhận điều đó qua việc nhấn mạnh vai trò của thơ ca trong đời sống xã hội loài người. Xét riêng ở khía cạnh tiếp cận, thơ có lẽ là phương tiện con người sử dụng nhiều nhất so với bảy loại hình nghệ thuật còn lại. Và vì thế, đến một chừng mực nào đó nó bùng nổ về số lượng. (Về chất lượng xin bàn ở một bài viết khác). Như cách đây vài năm, ông Bùi Vợi, một nhà thơ và cũng là nhà phê bình cho rằng, thập niên cuối của thế kỷ XX, ở Việt Nam đang bị loạn thơ. Chúng ta phải thừa nhận một điều là, chưa bao giờ thơ nhiều như bây giờ; chưa bao giờ người làm thơ và thơ xuất bản nhiều như bây giờ, chưa kể thơ được hiện đại hoá bằng công nghệ "bit" trên các trang web nghệ thuật . Điều đó cho thấy người ta đến với thơ ngày càng nhiều, tức nhu cầu thưởng thức và khả năng tiếp ứng ngày càng đạt ở trình độ cao hơn rõ rệt. Tuy nhiên có người đến với thơ ở mục đích này hay mục đích khác, thì bản chất thơ vẫn không hề thay đổi. Ở một bài viết khác, có lần tôi đã mượn lời một nhà phê bình văn học Trung Quốc rằng, thơ không phải là Bồ Tát cứu thế, cũng không phải là gian hùng loạn thế. Tuy nhiên, thơ đã góp phần làm cho đời sống con người trở nên phong phú, ít chai sạn. Và đặc biệt là nó không hề từ chối một ai đến với nó, nếu không quay lưng lại với nó hoặc không quay lưng lại với cuộc đời, thì thơ luôn tồn tại một giá trị nhất định. Con đường đến với thơ tuy chẳng có chông gai nhưng nhiều chênh vênh bất định. Bởi người nào đó dành cả cuộc đời cho thơ, mà chưa được Nàng Thơ âu yếm, thì số mệnh đã bắt buộc phải ra đi khi câu vần đang còn dang dở. Tuy nhiên, như ý nhạc của chàng trai họ Trịnh đã cho rằng, trần gian chỉ là quán trọ. Vì vậy mà, rất nhiều người tình nguyện theo đuổi Nàng Thơ, cả trong lịch sử lẫn hôm nay. Họ được gì thì chúng ta không biết, duy một điều ta thấy rõ nét là, tên tuổi của họ cùng Nàng Thơ của họ sống lâu hơn tuổi thọ của họ rất nhiều. Vâng, hình như cái duy nhất không bị phủ mờ bởi thời gian khắc nghiệt là điều vừa nói đó chăng? Câu trả lời có cần thiết hay không thì mỗi người cầm bút chúng ta đều cảm được. Có lẽ chỉ giản đơn có vậy, mà kẻ bạn đường của đêm đen như tôi, luôn phải cau mày để họa lên con đường thơ đi và con đường để tiếp cận cùng thơ. (Trích Tiểu luận phê bình thơ) #2%$34( 0564 Thơ Trần Kim Hoa trong 789: bàng hoàng lắm. Chị âm thầm viết, sâu sắc và kín đáo lạ lùng. Nhưng quyết liệt cũng lạ lùng. Và những câu thơ dịu dàng, đoan trang bỗng trở thành ám ảnh: Trầu xanh như linh hồn trinh nữ Chẳng chịu nguôi quên duyên kiếp trời ban Yêu đến cạn lòng vẫn bao ngờ nghệch Được thắm đỏ một lần dẫu chết cũng đành cam (Trầu cau) Có được một lời nguyền như thế, nhận được một lời nguyền như thế thì sống ở trên đời cũng không vô ích vậy. Thơ ấy là thơ của hiến dâng và ban tặng. Thơ ấy làm cho con người tự hào và tự tin ! Thơ ấy là thơ của một tâm hồn dịu dàng, tinh tế. Ngọn gió thiếu nữ còn thổi dọc đời người, dầu mong manh như một tiếng thở dài: Ngọn gió thiếu nữ Vẫn thổi về khe khẽ Những đêm trời biếc Nụ tầm xuân lớn thở dài …Lối vu vơ rơi lối thu phai… Thơ Trần Kim Hoa như lạt mềm buộc chặt, hồn nhiên và thanh khiết lạ lùng. Có những khi chị tự thú chân thành và dễ thương làm sao: "Có một thời, em trẻ trung, em là bông hoa mang tên hờn dỗi. Bông hoa nở bốn cánh, một cánh còn như dấu hỏi giữ gìn hương… Để bây giờ, bây giờ không quên, dầu chẳng còn đôi bím tóc cho em tết lại, trăm nghìn thương nhớ gửi về đâu?" (Bông hoa năm cánh) Cũng có lúc, tự ý thức về mình, chị viết những câu thơ đầy tự hào, tự trọng: Em cười bên bếp như men rượu, rồi ngay sau đó là một nỗi buồn thẳm sâu: Đêm ấy đi về cổ tích Áo khăn em đến bên người Chân không bước vào đêm ấy Bén đất chiêm bao đến giờ Những nuối tiếc và hoang mang ấy có lẽ sẽ đi theo suốt một đời, bởi vì Em giấu đâu nồng nàn, một thời yêu như bão?, và cũng bởi vì Người dứt áo ra đi từ buổi ấy, màu áo xưa phiêu dạt nơi nào, hoa tím đợi gốc vườn thơ ấu, bốn mùa dâng sương khói cồn cào! (Thơ viết trên bờ cát). Rồi cũng trong tâm cảm ấy, chị kêu lên thảng thốt: Ôi tường lan, tường lan Một đời bao thề thốt Một đời bao phân ly Màu hoa kia có biết? (Hoa Tương Lan) Là phụ nữ, dẫu là người phụ nữ làm thơ, Kim Hoa vẫn hiểu rằng "có tiềng vọng quá khứ, nhắc nhớ em bổn phận", và tự ý thức rằng: "Em chỉ là giọt nắng, phiêu diêu trên vai anh, em chỉ là ngọn gió mong manh trên tay anh" rồi hồi hộp đợi chờ một phán quyết kinh hoàng: Em chỉ là Điều anh sắp nói Yêu hay không yêu (Em chỉ là…) Trong cái ngõ nhỏ tâm tình của Lối tầm xuân này, người thơ cứ đi mải miết trong phấp phỏng âu lo, trong một ngoái nhìn hoài niệm, rằng "giá cứ mãi em là em ngày ấy", rằng "giá cứ mãi anh là anh ngày ấy", để rồi thức ngộ: Xuân thiếu phụ những hoàng hôn cháy đỏ Mỗi sợi tóc em một sợi khói lam chiều (Lối tầm xuân) để rồi tự cảm như vầng trăng trung trinh: Hết một thời lòng yêu như thác trắng Nẻo đường xưa về lại chỉ mình em Người như gió, như mây, như ánh sáng Ta như vầng trăng lặng lẽ đứng bên ghềnh (Nẻo đường xưa) Vầng trăng ấy cứ mãi mãi như vầng trăng mười bảy tuổi, mãi mãi như trái tim mười bảy tuổi. Và khi ấy, thơ vang lên trong thổn thức bồi hồi: "Có một trái tim, khắc ghi mùa xuân đầu tiên, lá hoa ngập ngừng trên lối hẹn. Bao gió mưa qua, bao tháng năm trôi, mùa xuân vẫn mười bảy tuổi, tình yêu vẫn mười bảy tuổi. Có một trái tim đinh ninh chín nhớ mười thương, suối sâu nào cũng lội, núi cao nào cũng qua. Lời yêu bắc cầu giải yếm ánh mắt níu những chân trời…" (Có một trái tim). Tuy nhiên đó chỉ là mơ mộng mà thôi, cuộc đời đâu phải thế. Có khi thơ Kim Hoa già dặn và từng trải lạ lùng, ấy là khi nhà thơ đối mặt với đời thường nghiệt ngã và chợt nhận ra phía trái của vầng trăng: Ta với người gần như không mà muôn vàn xa cách Ánh mắt đốt cháy ruột gan Nụ cười như gió thoảng Lời mơ mơ đi giữa nhân gian … Tóc thôi xanh cuối nẻo đường rừng (Ta với người) và cả phía sau của ngôi nhà hạnh phúc: Sự lầm lạc hiện diện trong ngôi nhà tình yêu Nỗi bẽ bàng trong giấc mơ Chỉ thuộc về riêng em … Có những giọt mưa sám hối Chảy xuống tự trời cao (Những cơn mưa không tạnh) Thơ Trần Kim Hoa không nói nhiều về những điều cao xa mà tập trung suy tưởng về những nỗi đời, nỗi ngưòi, về thân phận người phụ nữ và hạnh phúc lứa đôi. Nhiều khi chị tự dằn vặt mình bởi những cớ không đâu mà nghe xa xót lạ lùng: Và em sẽ quên rằng, em đã Từng ở đây cười nói vu vơ Từng say đắm, vụng về, ngốc nghếch Từng lạnh băng, tan nát, thẫn thờ… Đọc những dòng thơ ấy, ta bỗng dưng nhớ đến thơ của nữ thi sĩ Nga Ônga Bécgôn. Thì ra. Những thi sĩ đàn bà trên thế gian này đều có chung một điểm, ấy là sự rộng lượng và cả tin đáng nể phục và kinh hãi: Năm tháng đắng cay hơn, năm tháng ngọt ngào hơn Em mới hiểu bây giờ anh có lý Dù chuyện xong rồi Anh đã xa cách thế Em hát khác xưa rồi, khóc cũng khác xưa theo… (Gửi Bôrix Goócnilốp) Có phải vì vậy mà Kim Hoa thề nguyền "Được thắm đỏ một lần dẫu chết cũng cam". ;$<=>/$?@ Đọc tập thơ Muộn của Đoàn Ngọc Thu A B?#%$ C;$DE 81 (Tặng Đoàn Ngọc Thu và Tháng Ba) Tôi miên man trong dòng thơ “Muộn”, ở đó tôi thấy Trịnh đang du ca với cung la thứ hoài niệm, đau đáu, da diết: “Đời xin có nhau dài cho mãi sau nắng xưa gọi sầu, áo xưa dù nhàu cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau”. “Muộn” là tập thơ thứ ba của Đoàn Ngọc Thu được chia thành ba khúc: Khúc đời; Khúc người; Khúc định mệnh. Mỗi khúc này như tiếng nhạc lòng cất lên từ một trái tim trẻ trung, biết yêu, biết sống, biết đau khổ và để rồi trái tim ấy nhận ra mình, nhận ra nỗi đau dưới nhân gian. Ơ kìa, nhân gian lụy chữ tình, ấy là điều thường. Với 51 bài thơ trong tập này, người đọc sẽ rơi vào dòng buồn miên man của ký ức, dòng buồn lãng du, rong rêu lơ đãng của người phụ nữ khi yêu. Một tình yêu ngỡ như vô vọng, ngỡ như thảng thốt. Tình yêu cứ cho đi, rồi nhận về nỗi đau khổ, ồ thì nhân gian là thế, có ai yêu là trọn vẹn được chữ tình. Ấy thế nên người ta với nói: “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở”. Nỗi đau tình yêu trong “Muộn” như lạc đường tìm về với khổ chủ. Nỗi đau tung tẩy vui mừng, chảy thành những nốt thơ, nốt nhạc lòng, nốt máu nơi tim. Tôi, kẻ ngơ ngẩn lạc vào những dòng thơ của Đoàn Ngọc Thu cảm thấy như mình là tên tội đồ, phạm điều cấm kị, xin sẻ chia nỗi lòng. Xuân Diệu nói: “Yêu là chết ở trong lòng một ít” có lẽ chưa đủ, với người yêu nồng nàn như Thu, khi yêu là gửi gắm tất cả tâm hồn mình cho người ấy, lỡ có mất, sẽ là mất tất. Nên chị tự hỏi mình trong “Lượm từ cổ tích”: Tình đã cho có đòi được bao giờ? (Lượm từ cổ tích) Có người quan niệm: “Tình yêu là đổ bóng lên nhau”, có người cho rằng: “Tình yêu là gởi gắm, là kẻ cho người nhận”, phải chăng có quá nhiều quan niệm, nên tình yêu vẫn là bài toán không có đáp số như nhau. Để khi một tình yêu tan vỡ, một trái tim yêu bị dối lừa, tình yêu tôi theo gió mây ngàn, rồi kẻ điên người đảo, kẻ đau người đắng, tựa như: Con nhện con chết bởi lòng tin Ngỡ tổ tò vò đủ ấm Gã Thạch Sùng thiệt mạng vì kiêu hãnh Dè đâu thiếu mẻ kho .Chuyện tình mình em lượm từ cổ tích Kể cho tim những phút cô đơn Chuyện xưa thường kết hậu Sao phím em dang dở nốt buồn? (Lượm từ cổ tích) Đừng ai nghĩ mất đi niềm tin, mất đi một tình yêu, con người ta sẽ khó lòng yêu lại được. Người thi sĩ này cũng vậy, tôi đang nghe chị kể về mối tình, mối tình ấy cũng đẹp như cổ tích. Tôi chợt nhớ đến chuyện cổ tích “Công chúa ngủ trong rừng” ngày xưa mẹ hay kể, thủa ấy tôi đã mơ mình là nàng Công Chúa, chờ một chàng Hoàng Tử đến sau cả trăm năm, chàng yêu và cứu thoát tôi ra khỏi lời nguyền của mụ Phù Thuỷ. Chắc hẳn “Chuyện tình mình em lượm từ cổ tích” của Đoàn Ngọc Thu cũng dễ thương như câu chuyện xưa. Tại sao không? Con người ta có quyền xây lâu đài cổ tích giữa đời thường chứ, mà tình yêu là tình cảm dễ dựng lên những điều đẹp đẽ nhất, để rồi sau một tình yêu, là nỗi nhớ, nỗi đau, để rồi xót xa: . Em ngồi kể câu chuyện cổ Ngày xửa, ngày xưa . Đợi một ngày hạnh phúc về gõ cửa Anh hay cổ tích có đánh lừa? (Lượm từ cổ tích) Một người đàn bà yêu, yêu mãnh liệt tới mức: . Nhưng con tim em yêu anh chưa hề biết mệt Để em biết không có ngày tận thế Thêm một ngàn năm nữa Yêu anh (Tận thế) Yêu cạn năm, cạn ngày tận thế như vậy, tại sao chị lại “Đợi một ngày hạnh phúc về gõ cửa”? Chị lặng im, kìm nén tình cảm của mình? Không phải vậy, đã có những lúc người phụ nữ ấy đã yêu anh ngay cả trong giấc mơ giữa những tầng ký ức đan chen, mệt nhoài, khi choàng dậy trong không gian chật chội, cháy lên đam mê khát thèm: . Giấc mơ giữa những tầng ký ức đan chen Em choàng tỉnh trong không gian chật chội ngoi ngóp thở Da thịt cháy nỗi đam mê hoang dại Thảng thốt kiếm tìm Dường như anh vừa nơi đây Khung cửa khép hờ . Có ngọn gió từ sông Hàn ập vào mang giấc mơ ký ức của anh đi . (Giấc mơ giữa những tầng ký ức) Thảng thốt ngỡ gặp người yêu dấu từ trong mơ, rồi người đàn bà nồng nàn ấy thêm một lần thảng thốt khi biết gió sông Hàn mang giấc mơ ấy đi. Tôi chợt nhớ đến lời hát của Trịnh: “Sống trong cuộc sống cần có một tấm lòng/ Để làm gì em biết không/ Để gió cuốn đi .” Phải chăng, tình yêu, sự bội phản, hay sự chia xa cũng là điều mà Đoàn Ngọc Thu muốn gửi vào gió. Chị không trách, chị tin, tin vào chân lý sống trong đời, tin vào tình yêu không có ngày tận thế. Tình yêu mãi còn, mãi khuất ở trong nhau. Ở “Khúc người”, Đoàn Ngọc Thu như một “gã” ngông nghênh, dám thách thức, dám nổi loạn, dám ngạo mình: Ta mang ân tình đổ vào chiều Trớ trêu thay lại nhằm hôm gió ngược Chiều hất ta vào cát và bụi nước Món nợ ân tình quay tít giữa hư không. (Nợ) Dường như trong bài thơ “Nợ” là phút say, phải chăng tại đau khổ quá nhiều, phải chăng tại nước mắt thấm nhiều đêm lạnh, nuôi sự triền miên trong nhớ nhung ảo vọng đốt cháy tâm can, người phụ nữ ấy cho phép mình say, say điên đảo, rồi cất giọng hỏi mình: Người thiếu ta một món nợ ân tình Ta làm sao đòi? Người cách nào trả? Những kỉ niệm không thể đem cầm cố Giữa thời kinh doanh, rặt thế chấp bán mua Có ai bán ân tình bằng tiền Ta mua rải khắp nhà một công yêu cho bõ Đem mong nhớ lên bàn đặt cược Cầm chắc thua. Mà thắng được gì? (Nợ) Tôi đang mường tượng đến người phụ nữ với ráng chiều hất bóng, chị ngồi lơ đãng bên ly vang đỏ, nhâm nhi và mỉm cười, nụ cười nhói buốt. Với kẻ không tình yêu, tuyết đã tan nhưng tim vẫn lạnh giá. Với người mất tình yêu, nụ cười trên môi nhưng nước mắt trôi trong lòng. Đoàn Ngọc Thucó vậy không? Tôi ngỡ chị đang mỉm cười, tự ngạo tình mình, ngạo ông tơ bà nguyệt, ngạo duyên tiền kiếp, để “Cầm chắc thua. Mà thắng được gì?”. Người ta tin có kiếp luân hồi, tôi tin Tình yêu cũng vậy, kiếp trước khất nợ kiếp sau. Ngạo mình, ngạo những yêu thương để rồi quên được tình yêu đó không, hay chị vẫn nhớ? Lại một tháng ba Mưa lây rây trên hàng cơm nguội Chút gió bấc hao gầy Quẩn chân kẻ bộ hành đơn độc Tháng ba rét ngọt Hoa gạo gom nắng Hất những đốm lửa ngạo nghễ lên vòm trời Văng tung toé triền đê cỏ ướt Lẩn trong dòng nước cạn Con chép già đợi ngày hoá rồng Tháng ba lãng đãng Ru mi mắt trẻ thơ bụi nước “Lòng sung chát, lòng bòng chua” Bà cụ già đốt lá khô Cười móm mém Thoảng khói lam chiều . Tháng ba ký ức Rơi theo lá vàng Hạ bừng toả nắng vào không gian Em quên tên một con phố quen Vun gốc đợi mai nhị độ (Độc thoại tháng ba) Đó là tháng ba của ký ức hiện tại xen lẫn nhau, kỉ niệm tràn về con đường với “hàng cơm nguội, chút gió bấc hao gầy, hoa gạo gom nắng, tháng ba rét ngọt .” ập đến như mùa quả “lòng sung chát, lòng bòng chua”. Tháng Ba ngọt ngào, Tháng Ba với bao nhớ nhung khắc khoải . để lúc này đây, khi con phố ngận tràn âm hưởng tháng ba, có người lãng du với nỗi nhớ, lãng du với nỗi buồn tưởng như ru ngủ, tưởng như đã quên lại ập về. Người ấy hát “Tình khúc tháng ba”: Em hát lên tình khúc tháng ba Mưa dăng trên những cánh hồng vàng ẩm ướt Hoa gạo đã thắp lửa Tháng ba nghiêng nắng Lá xà cừ rơi trên con đường vắng Em dệt tháng Ba lời yêu anh Bằng những bình minh Những hoàng hôn Và triệu triệu tinh tú Gió tháng Ba sẽ ru anh ngủ Nắng Tháng Ba sẽ gọi anh thức Biết ơn mẹ đã sinh anh Dẫu không riêng cho em Biết ơn Tháng Ba mưa xuân chen nắng hạ Tháng Ba dịu dàng Tháng Ba thanh khiết quá Tháng Ba của riêng em là anh. (Tình khúc Tháng Ba). Có lẽ, chỉ riêng hai bài thơ Tháng Ba thôi cũng đủ làm rung động nỗi niềm tri kỉ. Tháng Ba đẹp dịu dàng, thanh khiết trong màu nắng trong của mùa đông vẫn nồng giấc ấm. Nơi trái tim yêu thương Tháng Ba chợt về trong làn gió nhẹ nghịch đùa lăn tăn lá xà cừ trên phố, trong màu nhớ nơi đuôi mắt kẻ yêu với màu đỏ hoa gạo quê nhà. Tháng Ba với những tình khúc mưa rơi dài trên tóc, với phím dương cầm thánh thót qua ô cửa chiều của thiếu nữ thanh nhàn. Tháng Ba gợi lòng những chút mong manh, những chút hanh hao se thắt, đôi khi nghe niềm đau gõ mạnh, truy nhập hoan ca. Tháng Ba trong Đoàn Ngọc Thu là những nốt chuông ngân nga của ngày lễ thánh, nhẹ nhàng tinh khiết trong trẻo, ăm ắp diệu huyền. Hãy cứ ru lòng, bằng những khúc ca từ của con tim đang hát, chẳng ai cấm nổi khúc hát Hoạ Mi đang yêu. Nên Tháng Ba cứ tràn về nhức nhối, để có một “Giấc mơ biển”, một giấc mơ nhấn chìm, giấc mơ “ .Chỉ có biển và em” nơi ấy anh “ .Bước ra từ mặt trời hay từ biển”, nhưng đó chỉ là giấc mơ, nên “ .Em tột cùng cô đơn . Em tuyệt vời cô đơn” . Tại sao “em” cứ phải đêm dài mộng mị, tại sao “em” cứ phải yêu “anh”, vì “em” tin đó là “Định Mệnh”, khúc “Định Mệnh tự hát cho mình”: Số phận đùa em bởi trò chơi cút bắt Quay một vòng lại về bến hư không (Khúc thu) Có lẽ, lối giải thoát cho tâm hồn mình được thanh thản sau một tình yêu không thành, người ta thường cho đó là định mệnh, là con tạo khéo xoay vần. Thôi thì hãy an ủi trái tim yêu thơ dại, vì khi yêu kẻ thông minh cũng hoá dại khờ. Tôi chợt nhận ra trong Đoàn Ngọc Thucó triết lý sống của Trịnh, réo rắt lời ca: “Dù đến dù đi, tôi cũng xin, tạ ơn người, tạ ơn đời, tạ ơn ai đã cho tôi, những tháng ngày vui kiếp sống lẻ loi .”. Và Thu cũng vậy, chị vẫn thầm tạ ơn anh, đã mang đến cho chị hạt mầm tình yêu dẫu rằng: “Hạt giống luộc, em gieo vào đất/ Mong một ngày mầm quả sẽ sinh sôi”. Và “Em sẽ không khóc khi hoàng hôn buông tối/ Biết mỉm cười khi nhận một niềm đau/ Hành tinh cả 6 tỷ người sao mình gặp nhau/ Hay kiếp luân hồi, trước vay giờ trả nợ/ Tình em trao nếu một ngày anh thấy cũ/ Hãy thả tay ra và để gió cuốn đi” (Lời chót). Xin trả lại Đoàn Ngọc Thu 51 phím trầm buồn dang dở, những nốt hoan ca của yêu thương, những nốt nhạt nhoà của bóng đêm nước mắt và chút men ngà. Cho dù chị có là người lỡ chuyến tàu, chị cũng đã bước ra sân ga với niềm tin, với tình yêu mà Thượng Đế ban tặng cho con người. Cứ yêu, cứ dốc cạn, cứ đốt cháy để rồi một ngày nhận ra: “Lòng chợt bình yên mà sao buồn thế/ Giật mình nhìn ra ồ nắng lên rồi”. Theo E Văn . nhiều như bây giờ, chưa kể thơ được hiện đại hoá bằng công nghệ "bit" trên các trang web nghệ thu t . Điều đó cho thấy người ta đến với thơ ngày. ;$<=>/$?@ Đọc tập thơ Muộn của Đoàn Ngọc Thu A B?#%$ C;$DE 81 (Tặng Đoàn Ngọc Thu và Tháng Ba) Tôi miên man trong