1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bồi dưỡng học sinh giỏi khối 12

19 934 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 118,5 KB

Nội dung

Đề cơng ôn thi Học sinh giỏi lớp 12 Năm học 2008 - 2009. Phần 1: Ôn tập kiến thức, bồi dỡng kĩ năng. (12 tiết) Bài 1: Thơ mới. I/ Nội dung chủ đạo của những bài Thơ mới trong ch ơng trình: 1. Vội vàng (Xuân Diệu). a. Đoạn thơ 1 - Bốn câu đầu: Điệp từ Tôi muốn thể hiện khát vọng mãnh liệt của tác giả. Điều mà XD khao khát thực hiện ở đây là tắt nắng và buộc gió để hơng sắc còn mãi. Đó là mong ớc đoạt quyền tạo hoá để giữ cái đẹp cho đời, suy đến cùng đó cũng là biểu hiện của lòng say mê cuộc sống. - Đoạn tiếp theo, XD làm sống dậy những nét tình tứ, điệu quyến rũ, vẻ kì thú, hấp dẫn ngay trong những cảnh sắc sự vật thiên nhiên quen thuộc: Của ong bớm này đây tuần tháng mật. Tháng Giêng ngon nh một cặp môi gần. - Nghệ thuật điệp từ và phép liệ kê khiến cảnh sắc thiên nhiên sinh động va fhấp dẫn tựa thiên đờng. - Bao trùm lên tất cả là cái nhìn tình tứ về sự vật. Nhờ đó, từng cảnh sắc đều tình tứ, mọi cảnh tợng đều tràn ngập xuân tình. Cái nhìn ấy đã quy chiếu thiên nhiên về vẻ đẹp của giai nhân: + Tháng Giêng ngon nh một cặp môi gần. Đó là những yếu tố cơ bản khiến cảnh sắc quanh ta vốn quen thuộc, bình dị mà cách cảm nhận của XD trở nên mới lạ, thơ mộng và hấp dẫn đến thế. - Hình ảnh thiên nhiên trở nên hấp dẫn nhờ XD có cách cảm nhận mới lạ: Cảm nhận bằng cảm xúc và cái nhìn trẻ. Cái nhìn này khiến thiên nhiên hiện lên trong cái thời t- ơi của nó. + Ông khơi dậy vẻ thanh tân, tinh khôi gợi tình trong vạn vật; đồng thời thi sĩ nhìn chúng không chỉ bằng cái nhìn thởng thức, mà bằng cái nhìn luyến ái, khát khao chiếm hữu. Nghĩa là ông chú y đến vẻ xuân tình của cảnh vật và trút vào đó cả xuân tình của lòng mình. Vì thế nét hấp dẫn trong vẻ đẹp cảnh vật của XD chính là nét hấp dẫn của Xuân và tình, trong đó vẻ xuân của vạn vật chi là hiện thân của tình. Tất cả đều huy hoàng thắm tơi. Của ong bớmkhúc tình si. Tháng Giêng môi gần. b. Đoạn 2: - Thời gian trong vũ trụ muôn đời vẫn thế chỉ có quan niệm của con ngời về thời gian thì đổi thay. Sự đổi thay này có thể do trình độ nhận thức khoa học, y thức triết học , y thức thẩm mỹ,Trong bài này XD đa ra cách quan niệm mới về thời gian. 1 - Cách trình bày của XD là chống đối, tranh cãi lại quan niệm xa đồng thời bộc bạch quan niệm của mình một cách sôi nổi, đầy cảm xúc. (Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?) = giọng biện bác tranh luận, nhịp điệu sôi nổi khẩn trơng và những câu thơ đầy mỹ cảm về cảnh sắc thiên nhiên, trong đó chứa đựng cảm nhận về thời gian. - Quan niệm Xuân Diệu chống đối là quan niệm thời gian tuần hoàn của các cụ ta xa xuất phát từ cái nhìn tĩnh có phần siêu hình, lấy sinh mệnh vũ trụ làm thớc đo thời gian. Thời ấy con ngời cá nhân cha tách rời cộng đồng, còn gắn với vũ trụ nên chết cha phải là hết mà là đi vào h vô. Thảng hoặc cũng có ngời than về cái ngắn ngủi của kiếp ngời. - XD quan niệm khác, theo ông thời gian là tuyến tính, một đi không trở lại. Quan niệm này xuất phát từ cái nhìn động, rất biện chứng về vũ trụ và thời gian. Xuân đ- ơng tới.xuân sẽ già. + XD lấy sinh mệnh cá thể làm thớc đo thời gian, tức là lấy cái quỹ thời gian hữu hạn của sinh mệnh cá thể ra để đo đếm thời gian vũ trụ. Thậm chí, lấy quãng ngắn nhất, giàu y nghĩa nhất trong sinh mệnh con ngời là tuổi trẻ ra để làm thớc đo: Mà xuân hếttôi tiếc cả đất trời + XD cảm nhận về thời gian đầy tính mất mát. Mỗi khoảmh khắc trôi qua là một sự mất mát, đó chính là một phần đời trong sinh mệnh cá thể đã ra đi mãi mãi + Mỗi khoảnh khẳc trôi qua là một cuộc chia ly: Mùi tháng năm tiễn biệt.Câu thơ thể hiện cái nhìn tế vi của XD về thời gian. Dòng thời gian đợc nhìn nh một chuỗi vô tận những mất mát, chia phôi nên thấm đẫm hơng vị của chia lìa. và dậy lên đo đây khắp sông núi là những lời than thở tiễn biệt. Đó là lời than của vạn vật. Là không gian đang tiễn biệt thời gian. Sâu xa hơn, mỗi sự vật thiên nhiên đang ngậm ngùi tiễn biệt một phần đời của chính nó. Những phần đời của sinh mệnh mình đang ra đi không thể nào cỡng lại, nó tạo nên sự trôi chảy không ngừng, tạo nên sự phôi pha, p hai tàn của từng cá thể: Con gió xinh độ phai tàn sắp sửa? + Cảm nhận trên xuất phát từ y thức sâu xa về giá trị sự sống cá thể. Mỗi khoảnh khắc trong đời sống cá thể đều vô cùng quí giá vì một khi nó đã qua đi không bao giờ trở lại. Quan niệm này khiến con ngời trân trọng từng giây phút cuộc đời mình, và biết làm cho mỗi khoảnh khắc của đời mình đày tràn y nghĩa. Đây là cơ sở sâu xa của triết lí sống vội vàng. c. Cái tôi của nhà thơ thể hiện trong bài: Từ những quan niệm mới về thời gian, tuôỉ trẻ, hạnh phúc trong toàn bài cho thấy cái tôi XD điển hình cho thời đại thơ mới: - Một y thức ráo riết về giá trị của đời sống cá thể, nghĩa là một y thức nhân bản, nhân văn rất cao. - Một quan niệm táo bạo đầy tính cách mạng trớc những quan niệm cũ kĩ vốn cản trở việc giải phóng con ngời cá thể. - Một niềm thiết tha với cuộc sống trần thế, niềm vui trần thế. - Một khát khao sống mãnh liệt và một tâm thế sống cuồng nhiệt tích cực. 2 : Tràng Giang (Huy Cận) 2 - Lời đề tựa thâu tóm nội dung bài thơ: nỗi bâng khuâng (ngỡ ngàng, tiếc nuối, nhớ thơng đan xen nhau) trớc cảnh vũ trụ bao la bát ngát. - Khổ thơ một: + Hai câu đầu: Tác giả dùng từ Tràng giang chứ không phải Trờng Giang. Cách điệp vần ang góp phần tạo d âm vang xa, trầm buồn của câu thơ mở đầu; tạo nên âm hởng chung cho giọng điệu cả bài thơ. Tràng giang gợi lên một con sông không chỉ dài mà rộng. Sức mạnh nghệ thuật ở hai câu thơ trên không phải là nghệ thuật miêu tả, mà ở nghệ thuật khơi gợi đợc cảm xúc và ấn tợng về một nỗi buồn triền miên kéo dài theo không gian (tràng giang) và thời gian (điệp điệp). + Nghệ thuật đối y, đối xứng làm giọng điệu bài thơ uyển chuyển linh hoạt, tránh đợc sự khuôn sáo cứng nhắc mà vẫn tạo không khí trang trọng, sự cân xứng nhịp nhàng. Bên cạnh đó, nghệ thuật dùng từ láy điệp điệp, song song cũng có hiệu quả nhất định gợi âm hởng cổ kính. + Nét hiện đại nằm trong câu thơ kết khổ 1: Nó xuất hiện cái tầm thờng, nhỏ nhoi vô nghĩa nh củi một cành khô. Hình ảnh một cành củi khô đơn lẻ trôi bồng bềnh trên dòng sông mênh mông sóng nớc để gợi lên nỗi buồn về kiếp ngời nhỏ bé, vô định. - Khổ thơ 2: Nỗi buồn nh thấm sâu vào cảnh vật. + Từ đìu hiu, Huy Cận học ở thơ Chinh phụ ngâm: Non kì quạnh quẽ trăng treo/ Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò. Hơn nữa cặp từ, đìu hiu, lơ thơ cùng gợi lên đợc sự buồn bã, quạnh vắng cô đơn, + Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều: có hay không có tiếng chợ chiều đã vãn, càng gợi thêm nét buồn. Ngay cả tiếng chợ chiều ở một làng xa nào đấy cũng không còn nữa, tất cả đều vắng lặng cô tịch. Trong toàn bộ bài thơ, Huy Cận dờng nh muốn phủ nhận tất cả những gì thuộc về con ngời, chỉ còn cảnh vật, trời đất mênh mông. + Đây là những câu thơ có giá trị tạo hình đặc sắc. Không gian đợc mở rộng và đẩy cao thêm. Sâu gợi đợc ở ngời đọc ấn tợng thăm thẳm, hun hút khôn cùng. Chót vót khắc hoạ đợc chiều cao dờng nh vô tận. Càng sâu, càng rộng, càng cao thì cảnh vật càng thêm vắng lặng, chỉ có sông dài với bờ bến lẻ loi, xa vắng (cô liêu). Nỗi buồn tựa hồ nh thấm vào không gian ba chiều. Con ngời ở đây nên nhỏ bé, có phần rợn ngợp tr- ớc vũ trụ rộng lớn, vĩnh hằng và không thể không cảm thấy lạc loài giữa cái mênh mông của trời đất, cái xa vắng của thời gian. (Hoài Thanh) - Khổ thơ 3: + Nỗi buồn đợc khắc sâu qua các hình ảnh những cánh bèo trôi dạt lênh đênh. Bên cạnh những hình ảnh thuyền và nớc nh cùng trôi về cõi vô biên, hình ảnh củi khô lu lạc, bồng bềnh trên sóng nớc từ khổ thứ nhất đến khổ thơ này; ấn tợng về sự chia ly tan tác đợc láy lại lần nữa càng gợi thêm một nỗi buồn mênh mông. Toàn cảnh sông dài trời rộng tuyệt nhiên không có bóng dáng con ngời. Không một con đò, không một cây cầu, nhờ chúng có thể tạo nên sự gần gũi giữa con ngời vơí con ngời; mà chỉ có thiên nhiên (bờ xanh) với thiên nhiên (bãi vàng) xa vắng hoang vu. Vì thế nỗi buồn trong bài này không chỉ là nỗi buồn mênh mông trớc trời rộng, sông dài mà còn là nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn trớc cuộc đời. - Khổ thơ thứ t: Nhà thơ mợn cách diễn đạt của thơ Đờng mà vẫn độc đáo, đậm cá tính. Thiên nhiên ở đây tuy buồn nhng thật tráng lệ. Mây cao đùn núi bạc thật là 3 hùng vĩ đối lập với cánh chim nhỏ nghiêng cánh giữa chiều tà khiến cảnh sắc thêm rộng, thêm hùng vĩ, khoáng đạt mà cũng buồn hơn. 3. Hầu trời (Tản Đà) a. Bốn câu thơ đầu gây đợc mối nghi ngờ, gợi trí tò mò của ngơi fđọcnhờ tài h cấu độc đáo và có duyên của nhà thơ. Câu chuyện kể về cõi mơ chính tác giả cũng không biết có hay không, nhng ba câu cuối lại là lời khẳng định Thật hồn lạ lùng khiến câu chuyện trở nên h h thực thực, vì thế mà hấp dẫn. b. Đoạn tiếp theo: Câu chuyện lên trời đọc thơ: - Thi sĩ cao hứng và tự đắc:Đơng cơn đắc y đọc đã thích, Văn dài hơi tốt ran cung mây,. - Ch tiên nghe thơ rất xúc động, tán thởng và hâm mộ:tâm nh nở dạ, cơ lè lỡi, - Trời khen rất nhiệt thành: văn thật tuyệt, chắc ít có, đẹp nh sao băng, - Tác giả tự xng tên tuổi và thân thế. Qua câu chuyện kể, Tản Đà rất y thức về tài năng và dám bộc lộ cái tôi cá thể của bản thân. Ông rất ngông khi tìm đến tận trời để đọc thơ, để thể hiện cái tôi của mình. (Nguồn gốc cái ngông? Biểu hiện và y nghĩa cái ngông trong văn chơng? suy đến cùng đó là niềm khát khao chân thành trong tâm hồn thi sĩ. TĐ là ngời đầu tiến trong văn đàn Việt Nam dám mạnh dạn hiện diện bản ngã đó. CN lãng mạn, với cá thể đã bật nứt ra trong văn học Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX bằng Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu. (Xuân Diệu) - Giọng điệu kể chuyện của tác giả đa dạng và hóm hỉnh, có phần ngông nghênh tự đắc. Thái dộ ấy đợc phóng đại một cách có y thức, gây ấn tợng mạnh cho ngời đọc. (Cái mới của Tản Đà) c. Đoạn 3: - Nhà thơ nói đến nhiệm vụ truyền bá thiên lơng của mình chứng tỏ ông lãng mạn nh- ng không thoát ly cuộc đời.vẫn y thức trách nhiệm với đời và khao khát đợc gánh vác việc đời. Đó cũng là một cách để tự khẳng định mình. - Nhng cuộc đời những nghệ sỹ bấy giờ vô cùng cực khổ, tủi hổ. Tản Đà vẽ nên bức tranh chân thực và cảm động về chính cuộc đời mình và cũng là của nhiều nhà văn khác. Bản thân ông phải sống trong nghèo khổ, làm đủ nghề kiếm sống, khi chết để lại một gia quyến vừa yếu và đuối (t liệu cuộc đời TĐ). Có lúc ông tháy đời dáng chán nên tìm đến cõi trời để thoả niềm khao khát. Đây là sự kết hợp hai nguồn cảm hứng lãng mạn và hiện thực trong bài. *. Nghệ thuật: - Thể thơ theo lối trờng thiên khá tự do, không bị ràng buộc bởi khuôn mẫu, kết cấu nào; nguồn cảm xúc đợc bộc lộ thoải mái, tự nhiên, phóng túng. - Ngôn ngữ thơ chọn lọc tinh tế, gợi cảm và rất gần với đời, không cách điệu ớc lệ. - Cách kể chuyện hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn ngời đọc. - Tác giả hiện diện trong bài thơ với t cách ngời kể chuyện đồng thời là nhân vật chính. Cảm xúc biểu hiện phóng túng tự do, không hề gò ép. Thơ TĐ cha mới ở thể loại ngôn từ, hình ảnh nhng những dấu hiệu hiện đại hoá đã đậm nét. Ông đã bắc nhịp cầu nối hai thời đại thi ca Việt Nam. Bài tập về nhà: Cái tôi lãng mạn của TĐ trong bài Hầu trời. 4 4 . Đây thôn vĩ dạ (Hàn Mặc tử) a. Hoàn cảnh ra đời: Khi HMT làm ở Huế có quen và cảm mến Hoàng Thị Kim Cúc nhà ở Vĩ Dạ. Sau HMT vào Quy Nhơn chữa bệnh thì nhận đợc phong bu ảnh Cúc gửi kèm lời thăm hỏi. HMT xúc cảm viết nên bài thơ này gửi tặng nàng. b. Nội dung: * Khổ thơ 1: - Câu hỏi mở đầu là lời trách nhẹ nhàng cũng là lời mời gọi tha thiết của cô gái thôn Vĩ với nhà thơ hay cũng chính là lời tự trách, là ao ớc thầm kín của ngời đi xa đợc về thôn vĩ. Hai tiếng về chơi gợi bao sắc thái chân tình, thân mật. Cau hỏi vọng lên từ ph- ơng xa ấy gợi cho nhà thơ bao kỉ niệm sâu sắc, bao hình đẹp đẽ, đáng yêuvề xứ Huế, nơi có ngời tác giả mến thơng. - Hai câu thơ tiếp theo gợi lại ấn tợng mạnh mẽ, sâu sắc của Hàn Mạc Tử về thôn Vĩ t- ơi đẹp, trù phú. Hàng cau thẳng tắp từ xa đã vẫy chào gợi nỗi niềm thân thơng của làng mạc. ánh nắng bình minh trong trẻo, tinh khiết, bừng sáng cả khoảng trời hồi t- ởng của thi nhân. Câu thơ thứ 3 lại là cái nhìn thật gần của ngời đang đi giữa khu vờn tơi đẹp thôn Vĩ. Chữ Mớt gợi vẻ tơi tốt, đầy sức sống của vờn cây. Vờn ai mớt quá mang sắc thái ngợi ca, xanh nh ngọc lại là so sánh thật đẹp. Phải là ngời yêu thiên niên, gắn bó ân tình với thôn Vĩ mới lu lại trong tâm trí những hình ảnh đệp đẽ và sống động nh thế. - Câu thơ cuối khổ thơ 1 khiến bức tranh thêm sinh động hài hoà với sự xuất hiện của con ngời. Lá trúc che ngang mặt chữ điền * Khổ thơ 2: - Hình ảnh dòng sông Hơng trôi lững lờ, êm đềm, ẩn sâu bao suy t của chính nhà thơ. (biện pháp nghệ thuật nhân hoá khiến hình ảnh đẹp nhng lạnh lẽo). Cách sắp xếp từ khi viết Gió mâykhiến không gian nh chia lìa, trống vắng. Cảnh sông nớc vì thế buồn thiu, cây cỏ hai bên bờ chỉ khẽ lay động. - Hai câu sau cho thấy tâm hồn nhà thơ cô đơn nhng chan chứa tình yêu với con ngời và thiên nhiên xứ Huế. Cảnh thực mà nh mơ. Con thuyền bến sông vừa nh có đấy vừa nh ảo ảnh đầy ánh trăng vàng bởi nó là con thuyền và dòng sông của hoài niệm. Câu cuối, hai từ tối nay đã kết nối hình ản cảu quá khứ vào cảm nghĩ của nhà thơ trong thực tại. Nhà thơ yêu trăng, yêu ngời xứ Huế nhng nỗi niềm tam sự chỉ có trăng kia hiểu đợc mà thôi. ánh trăng xoa dịu nỗi xót xa, bầu bạn để nhà thơ bớt cô đơn. * Khổ thơ 3: - Hình ảnh khách đờng xa láy lại hai lần cho thấy nỗi xót xa âm thầm của tác giả bởi mặc cảm về tình ngời. Với ngời thôn Vĩ nhà thơ chỉ là ngời khách xa xôi, thậm chí khách trong mơ. - Hai câu sau vừa tả thực sơng khói làm nhoà bóng em trong sắc áo trắng vừa có ý nghĩa tợng trng cái huyền hoặc của cuộc đời đang làm cho tình ngời trở nên khó hiểu và xa vời. - Hai khổ thơ đầu nói lên vẻ đẹp của xứ Huế, khổ thơ sau nói đến cái đẹp của ngời con gái Huế. Với cảnh Huế nhà thơ đắm say đến hoà nhập vào cảnh nhng với con gái Huế nhà thơ lại lùi ra xa để ở giữa khoảng trống của khói sơng. Câu thơ cuối hoài nghi 5 mà chan chứa niềm thiết tha với cuộc đời. Câu thơ làm tăng nỗi cô đơn, trống vắng trong tâm hồn tha thiết yêu thơng con ngời và cuộc đời. II/ Mở rộng: 1. Xuân Diệu: a. Một nhà thơ tha thiết yêu đời, khát khao giao cảm mãnh liệt: - Xuân Diệu là một trái tim lớn, một nguồn tình cảm yêu đời, yêu cuộc sống trần thế một cách mãnh liệt đến cuồng nhiệt. Đến khi sắp giã từ c/ sống ông vẫn để lại những vần thơ đầy xúc động: Hãy để cho tôi đợc giã từ/ Vẫy chào cõi thực để vào h/ trong hơi thở chót dâng trời đất/ Cũng vẫn si tình đến ngất ng. - Lí do: + Cá tính. + Hoàn cảnh gia đình: xa mẹ từ nhỏ, bị hắt hủi nên khao khát tình thơng. + Sinh ra trên miền quê lộng gió nồm,dào dạt sóng; học ở Huế thơ mộng, bừng tỉnh với c/ sống sôi động và lộng lẫy nơi Thăng Long khiến ông càng yêu đời say đắm. b. Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới: - Thơ mới là tiếng nói của thế hệ thanh niên VN buổi mất nớc khát khao khẳng định mình khi cái tôi cá nhân đợc giải phóng. Họ tìm đến thơ ca để thể hiện cá tính, tài năng, ý thức về cái tôi của bản thân mình. - Các nhà thơ mới thờng đối lập mình với cuộc đời và tìm cách thoát ly c/ sống. (Chế Lan Viên: Hãy cho tôi buồn lo, Thế Lữ: Tôi là ngời bộ hành phiêu lãng ham vẻ đẹp có muôn hình muôn thể,) - XD muốn khẳng định cái tôi trong quan hệ gắn bó với cuộc đời. Cuộc đời theo nghĩa trần thế nhất và sống mãi với đời là cả niềm hạnh phúc. - XD làm thơ viết văn là để sống mãi trên thế gian tới vĩnh viễn mai sau (Tình mai sau). - Đề tài chủ yếu trong thơ XD là mùa xuân, tuổ trẻ, tình yêu. Lòng yêu đời khiến ông thấy bốn mùa đều là mùa xuân, trời đất cỏ cây đều quấn quýt giao tình. - XD viết nhiều thể loại cũng là để thể hiện lòng yêu đời đắm say không dừng lại ở một thể loại bó hẹp nào. - Với niềm khát khao giao cảm với đời nên XD say đắm tình yêu, viết nhiều và đạt vị trí nhà thơ tình số 1 của VN. - Yêu c/ sống, yêu con ngời với tuổi trẻ và tình yêu, XD có cách tân về thi pháp. Quan niệm thẩm mỹ của ông lấy con ngời với vẻ đẹp xuân tình là thớc đo vẻ đẹp của vũ trụ. Thế giới hình tợng trong thơ XD giàu xuân sắc và tràn đầy xuân tình, xuân sắc. - Nhng XD đào sâu vào cái tôi cá nhân và càng đi sâu càng thấy lạnh, lại nữa trong xã hội cũ tấm lòng tác giả không đợc đền đáp xứng đáng nên lắm lúc nhà thơ thấy cô đơn, muốn trốn đời trốn cả bản thân mình. (Cặp hài vạn dặm). 2. Một số phong cách khác: - Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lu trong trờng tình cùng Lu Trọng L, ta điên cuồng cùng Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu.Ta ngẩn ngơ buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận. - Cha bao giờ ngời ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở nh Thế Lữ, mơ màng nh Lu Trọng L, hùng tráng nh Huy Thông, trong sáng nh Nguyễn Nhợc 6 Pháp, ảo não nh Huy Cận, quê mùa nh Nguyễn Bính, kì dị nh Chế Lan Viên,và thiết tha rạo rực nh Xuân Diệu. (Hoài Thanh) III/ Bài tập về nhà: 1. Cái tôi trữ tình của xuân Diệu trong bài Vội vàng. 2. Tại sao nói Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới (Hoài Thanh). Bài 2: Văn xuôi Việt Nam đầu thế kỉ XX đến 1945 I/ Giá trị nhân đạo trong văn học: - Nếu khối óc nhà văn không có những luồng sáng bất bình, nếu tâm hồn ngời cầm bút không cảm thấy nỗi đau đớn, thiếu thốn của kiếp ngời, những điều mong mỏi thiết tha của thời đại, nếu không lĩnh hội đợc tính cách luôn biến thiên của thế giới, của nhân sinh , nếu nh với hiện tại với tơng lai không có một yêu cầu, một hy vọng tin t- ởng gì thì cái thứ văn mơn trớn béo tốt nh đẫy thịt, trơn nh tảng trán hói của anh trởng giả cũng chỉ là thứ văn chơi mà thôi, chả có ý nghĩa gì là văn học. (Đặng Thai Mai) - Giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học thể hiện: + Tình cảm thái độ đối với con ngời (ca ngợi, trân trọng ai, bênh vực những loại ngời nào; lên án, tố cáo ai, điều gì) + Thái độ và tình cảm với cái xấu, cái ác. II/ Giá trị hiện thực: Hiện thực trong tác phẩm là bức tranh thời đại giúp ta nhìn ra bản chất xã hội thông qua các mối quan hệ xã hội. - Tác phẩm bàn đến những mâu thuẫn xã hội nào? - Tác phẩm có đề cập đến những vấn đề cơ bản trong đời sống xã hội không? - Tác giả giải quyết mâu thuẫn, các mối quan hệ ấy dựa trên quan điểm nào? III/ Giá trị hiện thực và nhân đạo trong Chí Phèo của Nam Cao. 1. Biểu hiện của chủ nghiã nhân đạo trong truyện Chí Phèo : - Nam Cao phát hiện, đồng cảm, thơng xót với những bất hạnh của ngời nông dân d- ới chế độ thực dân phong kiến. Ông hớng ngòi bút của mình vào cuộc sống nghèo khổ tăm tối của, những số phận đau khổ của ngời nông dân. (cuộc đời Chí Phèo, Thị Nở). Điều đặc biệt, ông không chỉ nói đến nỗi khổ do bị bóc lột mà còn là nỗi đau bị tha hoá, lu manh hoá, bị tớc đoạt cả nhân hình và nhân tính, bị đoạt quyền làm ngời, bị đẩy ra khỏi xã hội loài ngời. Đó là nỗi đau lớn nhất của con ngời. - Nam Cao tố cáo gay gắt những thế lực bạo tàn đã áp bức, xô đẩy ngời nông dân l- ơng thiện vào con đờng lu manh hoá, tớc đoạt quyền làm ngời ở họ. + Đại diện cho cờng hào nông thôn trực tiếp đẩy Chí vào con đờng bế tắc là Bá Kiến. + Nhà tù biến Chí thành kẻ lu manh, mất nhân cách. + Chí trở về làng vẫn ôm mối hận Bá kiến nhng sự lọc lõi, khôn ngoan róc đời của hắn đã biến Chí thành tay sai chuyên nghề rạch mặt ăn vạ gây hoạ cho dân làng khiến mọi ngời xa lánh Chí. + Trong truyện không chỉ có Chí Phèo mà còn có Năm Thọ, Binh Chức chung một thảm phận ấy. Truyện tố cáo cả chế độ xã hội đơng thời là thủ phạm gây hiện tợng một bộ phận nông dân bị lu manh hóa. 7 - Sự sâu sắc trong t tởng nhân đạo của Nam Cao còn là nhà văn đi sâu vào nội tâm nhân vật, phát hiện và khẳng định nhân phẩm của họ, diễn tả sâu sắc khát vọng hoàn l- ơng của họ. + Khi Chí trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, Nam Cao vẫn thấy đợc ở Chí nỗi khao khát đợc giao tiếp với đồng loại dù chỉ là tiếng chửi nhau. + Tác giả dành nhiều trang trong tác phẩm và có những trang là tuyệt bút để miêu tả sự thức tỉnh lơng tri , khao khát về lại cuộc đời của nhân vật. + Sự gặp gỡ với Thị Nở, những biến đổi âm thầm, lặng lẽ còn rụt rè mà không kém phần mãnh liệt của nhân tính ở Chí từ khi đợc tận hởng hơi ấm tình ngời nơi Thị Nở. + Khao khát mạnh mẽ trở về cuộc đời bình dị quyết không sống kiếp quỷ dữ nơi Chí từ khi có tình yêu của Thị Nở khiến hắn lựa chọn cái chết sau khi tiêu diệt kẻ thù của đời mình cho thấy một chân lí: Khi nhân tính sống lại trong con ngời thì họ không chấp nhận kiếp thú vật dù phải đổi bằng mạng sống. Thế mới biết khát vọng làm ngời lớn biết bao và bi kịch bị cự tuyệt quyền làm ngời đáng thơng nhờng nào! - Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm ngời của Chí cùng cái chết vật vã của hắn bên ngỡng cửa cuộc đời đã rung lên hồi chuông: hãy cứu lấy con ngời, hãy cứu lấy nhân tính. Bi kịch này là nỗi đớn đau tột cùng của con ngời, là sự phê phán gay gắt với hiện thực xã hội, qua đó thể hiện niềm cảm thông sâu sắc của tác giả với nỗi đau con ngời. 2. Giá trị hiện thực a/ Mâu thuẫn xã hội trong Chí Phèo: - Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ phong kiến thể hiện đặc biệt sâu sắc qua quan hệ của Chí Phèo và Bá Kiến. Và đây là thứ mâu thuẫn đối kháng không thể điều hoà. - Đó là mâu thuẫn cơ bản trong đời sống ở nông thôn bấy giờ. Và đây là thứ mâu thuẫn đối kháng không thể điều hoà. b Các vấn đề cơ bản của cuộc sống đ ợc đặt ra và cách giải quyết trong tác phẩm Chí Phèo: - Truyện Chí Phèo đặt ra vấn đề với một cố nông thật sự: bản chất Chí là canh điền hiền lành nh đất, có y thức rõ rệt về nhân phẩm của mình: Hồi ấy hắn hai mơi Hắn thấy nhục hơn là thích. - Sau khi ở tù ra Chí đã thay đổi nhân hình lẫn nhân tính: + Ngoại hình trông đặc nh thằng sắng đá: Cái mặt đen, hai mắt gờm gờm, cái đầu cạo trọc lốc, cái răng thì trắng hớn. + Tính cách du đãng: Uống rợu say rồi chửi bới, đập vỏ chai, rạch mặt kêu làng. - Đặc biệt từ khi là tay chân cho Bá Kiến, Chí Phèo thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Rõ ràng tính chất lu manh, côn đồ của Chí Phèo là do hoàn cảnh khách quan tạo nên: Chế độ xã hội đã tha hoá bản chất tốt đẹp trong sáng vốn có ở Chí Phèo. - Cách giải quyết của tác giả: Chí Phèo chết sau khi đâm chết Bá Kiến. Cái chết thê thảm đó của Chí Phèo là sự phê phán gay gắt với xã hội thực dân phong kiến đã chà đạp lên quyền sống con ngời. - Hiện tợng nh Chí Phèo là hiện tợng có tính phổ biến, quy luật của xã hội nông thôn thuộc địa. - Nam Cao còn đặt vấn đề con ngời bị từ chối quyền làm ngời. Thực chất đây cũng là vấn đề con ngời bị áp bức bóc lột chà đạp về quyền sống. 8 - Nhà văn phát hiện hiện tợng Chí Phèo trong xã hôi ấy vẫn có nguy cơ xảy ra mãi nếu không có cách mạng. . Bộ mặt của giai cấp phong kiến thống trị đợc miêu tả chân xác qua cái nhìn sắc cạnh và bén nhọn của Nam Cao. + Giai cấp phong kiến mâu thuẫn lục đục trong nội bộ của chúng chỉ vì sự tham lam. - Bá kiến là một gã già đời đục khoét, lọc lõi từng trải trong nghề bóc lột, tìm ra những thủ đọa lừa lọc tinh vi. + Hắn nham hiểm trong quan hệ đặc biệt thể hiện ở cách khích Chí Phèo đi đòi nợ Đội Tảo. + Bá Kiến vừa dâm đãng vừa ghen tuông thảm hại, nên căm thù tuổi trẻ. + Gia đình hắn với Bà ba dâm đãng, với mụ tử trẻ phây phây mà lại đa tình, với Lí C- ờng hữu dũng vô mu, coi ngời nh rơm rác, tất cả tạo nên một điển hình về một gia đình địa chủ, ác bá cờng hào ở nông thôn đầy tính chất thối nát. IV/ Bài tập về nhà: 1. Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ XX đến 8/1945? 2. SGK ngữ văn 12 viết: Dù viết về đề tài ngời trí thức tiểu t sản hay ngời nông dân thì những sáng tác của Nam Cao cũng thể hiện niềm day dứt của tác giả trớc thực trạng con ngời bị xói mòn về nhân phẩm trong một xã hội vô nhân tính. Anh (chị) đồng ý với ý kiến đó không? Bài 3: Văn học cách mạng: I/ Nguyễn ái Quốc Hồ Chí Minh: 1. Tính cổ điển và tính hiện đại trong thơ Hồ Chí Minh: a. Tính cổ điển: Thơ x a - Thơ xa đầy thiên nhiên. Con ngời bao giờ cũng sống giữa thiên nhiên dù nói đến tình yêu hay tình bạn,Con ngời trong ý thức cha tách mình ra khỏi thiên nhiên, thờng đợc mô tả nh một yếu tố của thiên nhiên và mang những phẩm chất của thiên nhiên, đồng thời thể hiện thiên nhiên cũng có tâm hồn, tâm t tình cảm vậy. - Thơ xa quan sát thiên nhiên từ cao, xa, bao quát cả một khoảng đất bao la nên thiên nhiên tĩnh tại; chú trọng ghi lấy bằng vài nét chấm phá, đơn sơ cái gọi là linh hồn của tạo vật. *Thơ HCM: - Hình ảnh thi liệu thơ HCM quen thuộc trong thơ Đờng, thơ Tống. - Bút pháp chấm phá. - Hình tợng nhân vật trữ tình ung dung nhàn tản, có quan hệ hoà hợp với thiên nhiên và sống ẩn dật giữa thiên nhiên. b. Tính hiện đại trong thơ HCM: - Cảnh thiên nhiên (mây, gió trăng , hoa, nhất là mặt trời) luôn hoạt động khoẻ khoắn. - Con ngời có thể cải tạo hoàn cảnh, làm chủ thế giới. Non xa xagây dựng một sơn hà (Pác bó hùng vĩ). - Bút pháp phóng sự, lối văn thông tin t liệu đem đến cho vần thơ tính thời sự, tả thực 9 hiếm có. - Tinh thần dân chủ sâu sắc: đề tài, thi tứ, hệ thống ớc lệ, bản chất nhân vậtm trữ tình (Chan hoà với c/sống trong mọi lo toan). Thống nhất giữa cổ điển và hiện đại là: giản dị, ngắn gọn. 2. Chất thép, chất tình trong thơ HCM: - Chất thép là vũ khí, là chất chiến đấu, là tinh thần chiến sỹ. Hình tợng nổi bật trong những bài ấy không phải là chiến sỹ mà là nghệ sỹ ung dung ngâm vịnh bên nhành mai, ánh trăng rừng, Phải đặt cảm hứng trong hoàn cảnh khó khăn mới thấy phong thái ung dung thi sĩ là sự thể hiện một bản lĩnh cách mạng kiên cờng, một tinh thần thép của một chiến sĩ bách luyện. Khi Bác nói trong thơ có thép ta cũng cần tìm hiểu thế nào là thép trong thơ.Có lẽ phải hiểu một cách rất linh hoạt mới đúng. Không phải cứ nói chuyện thép, lên giọng thép mới có tinh thần thép. (Hoài Thanh) 3. Nội dung của Nhật kí trong tù. a.Tác phẩm là một cuốn nhật kí bằng thơ ghi lại những điều mắt thấy tai nghe hằng ngày trong nhà tù và trên đờng giải lao từ nơi này sang nơi khác. Tập thơ có yếu tố tự sự và tinh thần hớng ngoại. - Ghi chép bộ mặt đen tối của nhà tù quốc dân đảng hết sức chi tiết tỉ mỉ, nh cuốn phim tài liệu có sức phê phán mãnh liệt. (Lai Tân, Đánh bạc, Cháu bé trong nhà lao Tân dơng,) b. Tác phẩm là một thứ nhật kí trữ tình độc đáo: Xây dựng bức chân dung tinh thần tự hoạ của HCM. - ấy là một tấm gơng nghị lực phi thờng, một bản lĩnh thép vĩ đại, không gì lung lạc đợc (Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao). (Đi Nam Ninh, Ngắm trăng, ) - ấy là một tâm hồn khao khát tự do, thực chất là khao khát chiến đấu: + Đau khổ chi bằng mất tự do. + Xót mình giam hãm trong tù ngục/ Cha đợc xông ra giữa trận tìên. Ngời luôn tính đếm thời gian hớng về tổ quốc. - ấy là một tâm hồn nghệ sỹ tài hoa, một trí tuệ linh hoạt, nhọn sắc, một mặt rất dễ nhạy cảm với vẻ đẹp của thiên nhiên và dễ động lòng trớc những cảnh ngọ thơng tâm của con ngời, một mặt từ những chi tiết thông thờng của đời sống có thể nhìn ra biết bao mâu thuẫn hài hớc của chế độ thối nát để tạo ra những tiếng cời đầy trí tuệ trong thơ. (Cái cùm, chia nớc, Cơm tù, Lời hỏi, dây trói, cảnh binh khiêng lợn cùng đi, Tiền đèn, Lai Tân, ) - Bao trùm lên hết thảy là tấm lòng yêu thơng nhân lôại cần lao, đối với cuộc sống trần thế còn nhiều đau khổ này. Đó là tấm lòng nhân đạo đạt đến mức quên mình: một mặt ngời ít quan tâm đến đau khổ cá nhân mà nhạy cảm với mọi vui buồn sớng khổ của mọi ngời xung quanh. 4. T liệu: - Hoàng Trung Thông: Con đọc trăm bài trăm ý đẹp. 10 [...]... thời của nhà thơ về nền học vấn cũ + Với Phan nền học vấn cũ là nền nho học đã lỗi thời khi khuyên nhủ, ru ngủ con ngời trong t tởng Khổng Tử không còn phù hựp với thời đại mới nữa (Liên hệ đến t tởng của Cao Bá Quát trong Đoản ca hành.) 11 + Thái độ phủ nhận rất quyết liệt song hành với tình cảm đớn đau trớc thực cảnh đất nớc: Non sông đã chết, sống thêm nhục/ Hiền thánh còn đâu học cũng hoài.(si) +... XD lấy sinh mệnh cá thể làm thớc đo thời gian, tức là lấy cái quỹ thơì gian hữu hạn của sinh mệnh cá thể ra để đo đếm thời gian vũ trụ Thậm chí, lấy quãng ngắn nhất, giàu y nghĩa nhất trong sinh mệnh con ngời là tuổi trẻ ra để làm thớc đo: Mà xuân hếttôi tiếc cả đất trời 18 + XD cảm nhận về thời gian đầy tính mất mát Mỗi khoảmh khắc trôi qua là một sự mất mát, đó chính là một phần đời trong sinh mệnh... tả, diễn đạt Kĩ năng làm văn nghị luận yếu - Bài 0 2: Các trờng hợp còn lại Trả bài (1 tiết): GV nhận xét kĩ năng hành văn của học sinh và kiến thức cần bổ sung Phần 4: HS tự ôn tập kiểu bài nghị luận xã hội (Đọc từ đề 1 đến đề 8 trang 300-319 sách Những bài làm văn 12, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, H 2008) 19 ... Phần 3: Thi thử (4 tiết) Bài thi thử (thời gian 120 phút) Đề bài: Quan niệm thời gian của Xuân Diệu trong bài Vội vàng Đáp án: HS có thể trình bày theo nhiều cách nhng phai đảm bảo nội dung sau - Thời gian trong vũ trụ muôn đời vẫn thế chỉ có quan niệm của con ngời về thời gian thì đổi thay Sự đổi thay này có thể do trình độ nhận thức khoa học, ý thức triết học , ý thức thẩm mỹ,Trong bài này XD đa ra cách... không nhỏ đến tầng lớp trí thức tiểu t sản Nó làm thức dậy cái bản ngã ẩn tàng trong mỗi con ngời, thôi thúc bản ngã tiến lên khẳng định mình Trong bối cảnh xã hội lúc đó thì văn học lãng mạn là mảnh đất màu mỡ cho nó nảy sinh - Cái tôi trớc hết là ý thức của con ngời về cá nhân, là sự khẳng định mình với những nét riêng có không thẻ lẫn với ai Những đặc điểm riêng ấy làm nên bản ngã và cái tôi là... mến đến say mê 14 - Chung quy cái tôi trong văn học lãng mạn là say mê đợc khảng định mình, đợc vơn lên rứt bỏ bao ràng buộc của xã hội phong kiến, là sự khao khát đợc sống đầy đủ mãnh liệt Tiêu biểu cho cái tôi ấy là XD với bài Vội vàng. - Sự giải phóng cái tôi, đòi khẳng định cái tôi tạo nên đông đúc một đội ngũ những tài năng thực sự cho dòng văn học này - Cái tôi cá nhân tự ý thức, tự khẳng định... đã chết, sống thêm nhục/ Hiền thánh còn đâu học cũng hoài.(si) + Không phải Phan phủ nhận hoàn toàn nền học vấn cửa Khổng sân Trình mà thái độ trên có nguyên nhân thời đại của nó: Mang trong lòng nỗi nhục mất nớc, y chí giải phóng dân tộc, lại chịu ảnh hởng của Tân th, Phan thấy đợc sự vô ích của học theo kiểu cũ trớc những đòi hỏi mới của đất nớc thời đại Ông dè bỉu kiểu ứng xử nhắm mắt làm ngơ trớc... 4: Cách viết đoạn văn mở bài cho bài văn nghị luận văn học I/ Các kiểu mở bài: 1 Yêu cầu của phần mở bài: - Giới thiệu khái quát vấn đề sẽ nghị luận - Tạo thu hút, chú y của ngời đọc, ngời nghe - Phải lôi cuốn, hấp dẫn 2 Các kiểu mở bài: a Mở bài theo kiểu trực tiếp: Nêu trực tiếp vấn đề sẽ nghị luận theo lối mở cửa thấy núi - Ưu điểm: Ngắn gọn 12 - Nhợc điểm: sức lôi cuốn cha cao VD: Đề bài: Phân tích... Vậy tiếng khóc của tác giả bài ca về những ngời thất thế nhng vẫn hiện ngang này nh thế nào? (Mở bài cho đề bài: Tiếng khóc của NĐC trong Văn Tế nghĩa sỹ cần Giuộc) .Phần 2: Luyện đề (12 tiết) 13 Đề 1: Cái tôi trong văn học lãng mạn, ở phơng diện lành mạnh chính là cá nhân tự ý thức, là cái bản ngã đòi đợc khẳng định Anh (chị) suy nghĩ nh thế nào về nhận xét trên? Đáp án - T tởng dân chủ t sản châu Âu... nên đông đúc một đội ngũ những tài năng thực sự cho dòng văn học này - Cái tôi cá nhân tự ý thức, tự khẳng định mình là một yếu tố năng động tích cực khiến Vẻ vẹn chỉ trong khoảng hơn mời năm trời, văn học lãng mạn đã ghi nhận đợc những thành tựu đáng quý, nh trải qua hàng thế kỉ Đề 2: Giá trị hiện thực trong những sáng tác văn xuôi hiện thực đầu thế kỉ XX đến Cách mạng thángTám 1945 - Phản ánh cuộc . Đề cơng ôn thi Học sinh giỏi lớp 12 Năm học 2008 - 2009. Phần 1: Ôn tập kiến thức, bồi dỡng kĩ năng. (12 tiết) Bài 1: Thơ mới. I/ Nội. hiện cái nhìn tiến bộ, thức thời của nhà thơ về nền học vấn cũ. + Với Phan nền học vấn cũ là nền nho học đã lỗi thời khi khuyên nhủ, ru ngủ con ng- ời trong

Ngày đăng: 07/06/2013, 01:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w