1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo tốt nghiệp kế toán NVL CCDC

69 573 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh. Để hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tiến hành được đều đặn, liên tục, phải thường xuyên bảo đảm các loại nguyên vật liệu đủ về số lượng, kịp về thời gian, đúng về phẩm chất, quy cách, chất lượng. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hóa đất nước, góp phần vào

sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, bản thân mỗi doanh nghiệp cũngphải hoạt động sao cho có hiệu quả, không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinhdoanh Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là làm thế nào để không chỉ nỗ lựctăng thêm sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn phải tăng cườngcông tác quản lý, giám đốc chặt chẽ việc sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn ở tất

cả các khâu, các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh

Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình sảnxuất kinh doanh Để hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tiếnhành được đều đặn, liên tục, phải thường xuyên bảo đảm các loại nguyên vậtliệu đủ về số lượng, kịp về thời gian, đúng về phẩm chất, quy cách, chất lượng.Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm toàn bộ chi phí về nguyên vật liệuchính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu… mà doanh nghiệp đã bỏ ra liên quan đếnviệc chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ dịch vụ Đây là khoản mục chiphí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản xuất sản phẩm Sản xuất ngày càngđược cơ giới hoá, tự động hóa, năng suất lao động được tăng lên không ngừng,dẫn tới sự thay đổi cơ cấu chi phí trong giá thành sản phẩm: tỷ trọng hao phí laođộng sống giảm thấp và ngược lại, tỷ trọng lao động vật hóa tăng lên Vì vậy,vai trò hạch toán nguyên vật liệu ngày càng trở nên quan trọng

Công ty TNHH xuất nhập khẩu Châu Tuấn , là một doanh nghiệp sản xuấthoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên nguyên vật liệu có một ý nghĩa rất quantrọng đối với sản xuất kinh doanh của Công ty Với khối lượng nguyên vật liệulớn, đa dạng về chủng loại, được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau, chi phínguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí của Công ty và quyết địnhgiá thành sản phẩm, một sự thay đổi nhỏ của chi phí nguyên vật liệu cũng dẫn tới

sự thay đổi trong giá thành sản phẩm Vì vậy, hạch toán nguyên vật liệu một cáchđầy đủ, chính xác, kịp thời sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho việc quản lý

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán nguyên vật liệutrong việc quản lý chi phí của doanh nghiệp, trong thời gian thực tập tại Công ty

Cổ phần Cơ khí và Xây dựng Tiến Thành em đã tìm hiểu, nghiên cứu đề tài:

“Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH xuất nhập khẩu Châu Tuấn ” trong báo cáo thực tập của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán Nguyên vật liệu

Trang 2

- Đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công tyTNHH xuất nhập khẩu Châu Tuấn

- Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toánnguyên vật liệu tại Công ty TNHH xuất nhập khẩu Châu Tuấn

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Công tác kế toán NVL

- Không gian nghiên cứu: Công ty TNHH xuất nhập khẩu Châu Tuấn

- Thời gian nghiên cứu: Số liệu được lấy trong tháng 3 năm 2015

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập số liệu từ các phòng ban của công ty để lấy số liệu cụthể, sau đó tổng hợp các số liệu lại với nhau rồi tiến hành phân tích các số liệu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu tham khảo do các anh chị trong Công tycung cấp cũng như nghiên cứu các tài liệu tham khảo được học để lấy thêmthông tin

- Phương pháp quan sát thực tiễn các hoạt động, nghiệp vụ phát sinh liên quanđến NVL tại công ty

- Sử dụng kiến thức của mình có được, tham khảo các ý kiến của các anh chịtrong công ty, giáo viên hướng dẫn để hoàn thiện chuyên đề

5 Kết cấu đề tài Ngoài lời mở đầu và kết luận Chuyên đề gồm 3 chương:

Chương 1: Lý Luận chung về công tác kế toán NVL trong doanh nghiệp Sảnxuất

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán NVL tại Công ty TNHH xuất nhập khẩuChâu Tuấn

Chương 3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán NVL tại Công ty TNHH xuấtnhập khẩu Châu Tuấn

Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài, do còn hạn chế về mặt lýluận cũng như kinh nghiệm thực tế nên bài viết không tránh khỏi những thiếusót Em rất mong nhận được sự góp ý bổ sung của các thầy cô giáo và cán bộCông ty để báo cáo thực tập của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT

LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP.

1.1. Những vấn đề cơ bản về Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của Nguyên vật liệu.

Nguyên vật liệu là tài sản lao động thuộc hàng tồn kho và tham gia vàogiai đoạn đầu của quá trình sản xuất kinh doanh để hình thành nên sản phẩmmới Khác với tư liệu lao động, Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳsản xuất nhất định và khi tham gia vào quá trình sản xuất, dưới tác động của lao

SVTH: Trần Thị Lệ Hằng 2 Lớp: CĐ Kế Toán K5

Trang 3

động, chúng bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo

ra hình thái vật chất của sản phẩm

Từđây có thể thấy rằng Nguyên vật liệu có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trongsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Là xuất phát điểm quan trọng cho côngtác tổ chức hạch toán Nguyên vật liệu từ khâu tính giá, hạch toán tổng hợp vàhạch toán chi tiết, cóý nghĩa quan trọng đối với việc quản lý chi phí, hạ thấp giáthành và tăng mức doanh lợi

1.1.2. Phân loại nguyên vật liệu.

Nguyên vật liệu sử dụng trong các doanh nghiệp có nhiều loại, nhiều thứ

có vai trò công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất - kinh doanh Trongđiều kiện đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải phân loại Nguyên vật liệu thì mới tổchức tốt việc quản lý và hạch toán Nguyên vật liệu

Trong thực tế có thể phân loại Nguyên vật liệu theo các tiêu thức sau:

1.1.2.1Căn cứ vào vai trò và tác dụng của Nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh.

Có thể nói đây là tiêu thức thông dụng nhất được các doanh nghiệp dùngphân loại Nguyên vật liệu Theo tiêu thức này Nguyên vật liệu ở các doanhnghiệp được phân ra các loại sau đây.:

Nguyên liệu và vật liệu chính: là nguyên liệu, vật liệu mà sau quá trình giacông chế biến sẽ cấu thành hình thái vật chất của sản phẩm Danh từ nguyênliệu ở đây dùng để chỉ đối tượng lao động chưa qua chế biến công nghiệp

Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi sử dụng chỉ có tác dụng phụ trongsản xuất và chế tạo sản phẩm nhằm làm tăng chất lượng của nguyên vật liệuchính hoặc tăng chất lượng của sản phẩm sản xuất ra như : ,hồ keo,thuốcnhuộm,thuốc tẩy , thuốc chống rò rỉ , hương liệu , xà phòng …

Nhiên liệu: Là những thứ được sử dụng cho công nghệ sản xuất sản phẩm ,cho các phương tiện , vật chất , máy móc , thiết bị trong quá trình sản xuất kinhdoanh

Phụ tùng thay thế: Là những loại vật tư, phụ tùng, chi tiết được sử dụng đểthay thế, sửa chữa những máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải …

Thiết bị và vật liệu xây dựng cơ bản: Bao gồm những vật liệu, thiết bị,công cụ, khí cụ, vật kết cấu dùng cho hoạt động xây lắp,xây dựng cơ bản

Vật liệu khác: là toàn bộ vật liệu còn lại trong quá trình sản xuất chế tạo rasản phẩm hoặc phế liệu thu hồi từ thanh lý tài sản cố định

1.1.2.2. Căn cứ vào nguồn hình thành Nguyên vật liệu.

Nguyên vật liệu nhập từ bên ngoài: Do mua ngoài, nhận vốn góp liêndoanh, nhận biếu tặng…

Nguyên vật liệu tự chế: Do doanh nghiệp tự sản xuất

Trang 4

Nguyên vật liệu khác: kiểm kê thừa, vật liệu không dùng hết.

1.1.2.3. Căn cứ vào mục đích sử dụng Nguyên vật liệu.

Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh gồm:

Nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm

Nguyên vật liệu dùng cho quản lý ở các phân xưởng, dùng cho bộ phậnbán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp

Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu khác:

Nhượng bán

Đem góp vốn liên doanh;

Đem quyên tặng

Ngoài các cách phân loại vật liệu như trên, để phục vụ cho việc quản lý vật

tư một cách tỉ mỉ, chặt chẽ, đặc biệt trong điều kiện ứng dụng tin học vào côngtác kế toán cần phải lập danh điểm vật tư

1.2. Yêu cầu quản lý NVL trong các doanh nghiệp

NVL là một yếu tố không thể thiếu được của quá trình sản xuất - kinhdoanh ở các doanh nghiệp Giá NVL thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổngchi phí sản xuất - kinh doanh, vì vậy cần quản lý tốt khâu thu mua, dự trữ và sửdụng vật liệu cụ thể như:

Khâu thu mua: Để đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất kinh doanh, ởkhâu này đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ về số lượng,chất lượng, quy cách, chủngloại, giá mua, chi phí thu mua và cả tiến độ về thời gian phù hợp với kế hoạchsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khâu dự trữ, bảo quản: Tổ chức tốt kho tàng, bến bãi, thực hiện đúng chế

độ bảo quản và xác định được mức dự trữ tối thiểu, tối đa cho từng loại nguyênvật liệu để giảm bớt hư hỏng, hao hụt mất mát đảm bảo an toàn, giữ được chấtlượng nguyên vật liệu

Khâu sử dụng: Phải tuân thủ việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở địnhmức tiêu hao, dự toán chi phí nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm tăng lợinhuận cho doanh nghiệp

Đó là những điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệmchi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

Quản lý NVL phải được thực hiện ở từng kho (từng địa điểm cất giữ, bảoquản và theo từng thủ kho), tăng cường công tác bảo quản góp phần hạn chếnhững mất mát, hư hỏng vật tư

Quản lý NVL phải tiến hành theo các định mức: định mức tồn kho, địnhmức sử dụng, định mức tiêu hao

SVTH: Trần Thị Lệ Hằng 4 Lớp: CĐ Kế Toán K5

Trang 5

Ngoài ra quản lý tốt NVL cũng là việc hạn chế ứ đọng NVL nhằm rút ngắnchu kỳ sản xuất, tăng tốc độ quay vòng vốn.

1.3. Nhiệm vụ của kế toán NVL trong doanh nghiệp.

Để đáp ứng yêu cầu quản lý, kế toán trong doanh nghiệp cần thực hiện tốtcác nhiệm vụ sau:

Thực hiện việc phân loại, đánh giá vật liệu phù hợp với các nguyên tắcchuẩn mực kế toán đã quy định và yêu cầu quản trị của doanh nghiệp

Tổ chức chứng từ, tài khoản kế toán, sổ kế toán phù hợp với phương pháp

kế toán hàng tồn kho áp dụng trong doanh nghiệp để ghi chép, phân loại tổnghợp số liệu đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của vậtliệu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm cung cấp thông tin đểtập hợp chi phí sản xuất kinh doanh, xác định trị giá vốn hàng bán

Kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về mua vật liệu, kếhoạch sử dụng vật liệu cho sản xuất và kế hoạch bán hàng

1.4. Tính giá Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp

1.4.2. Các nguyên tắc tính giá Nguyên vật liệu.

Tính giá NVL là một công tác quan trọng trong việc tổ chức hạch toánNVL Tính giá NVL là dùng tiền để biểu hiện giá trị của NVL

Đánh giá nguyên vật liệu là việc xác định giá trị của vật liệu ở những thờiđiểm nhất định và theo những nguyên tắc nhất định

Nguyên tắc giá gốc: Theo chuẩn mực 02 - Hàng tồn kho vật liệu phải đượcđánh giá theo giá gốc Giá gốc hay được gọi là trị giá vốn thực tế của vật liệu làtoàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có được những vật liệu đó ở địađiểm và trạng thái hiện tại

Nguyên tắc thận trọng: Nguyên tắc này đề cập đến việc lựa chọn cácphương pháp sao cho ít ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu

Nguyên tắc nhất quán: Các phương pháp kế toán áp dụng trong đánh giávật liệu phải đảm bảo tính nhất quán Tức là kế toán đã chọn phương pháp nàothì phải áp dụng phương pháp đó nhất quán trong suốt niên độ kế toán Doanhnghiệp có thể thay đổi phương pháp đã chọn, nhưng phải đảm bảo phương phápthay thế cho phép trình bày thông tin kế toán một cách trung thực và hơp lý hơn,đồng thời phải giải thích được ảnh hưởng của sự thay đổi đó

Sự hình thành trị giá vốn thực tế của vật liệu được phân biệt ở các thờiđiểm khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh

Thời điểm mua xác định trị giá vốn thực tế hàng mua;

Thời điểm nhập kho xác định trị giá vốn thực tế hàng nhập;

Thời điểm xuất kho xác định trị giá vốn thực tế hàng xuất;

Trang 6

Thời điểm tiêu thụ xác định trị giá vốn thực tế hàng tiêu thụ;

1.4.3. Tính giá Nguyên vật liệu nhập kho.

Trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu nhâp kho được xác định theo từngnguồn nhập

+

Thuếnhậpkhẩu(nếu có)

+ Chi phímuathực tế

-Các khoản chiếtkhấu thương mại,giảm giá hàngmua được hưởng

Trường hợp nguyên vật liệu mua vào được sử dụng cho đối tượng chịuthuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, giá mua ghi trên hoá đơn là giáchưa có thuế giá trị gia tăng

Trường hợp nguyên vật liệu mua vào được sử dụng cho đối tượng khôngchịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ hoặc sử dụng cho mục đíchphúc lợi, các dự án… thì giá mua ghi trên hoá đơn bao gồm cả thuế giá trị giatăng (là tổng thanh toán)

* Nhập do tự sản xuất: Trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu nhập kho là giáthành sản xuất của nguyên vật liệu tự gia công chế biến

* Nhập do thuê ngoài gia công chế biến:

+

Số tiền phảitrả cho ngườinhận gia côngchế biến

+

Chi phí vậnchuyển bốc dỡkhi giao nhận

+

Các chi phí phátsinh khi tiếp nhậnnguyên vật liệu

Trang 7

*Đối với phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất - kinh doanh của doanhnghiệp thì giá thực tế được tính theo giá thực tế hoặc theo giá thị trường.

1.4.4. Tính giá Nguyên vật liệu xuất kho.

Nguyên vật liệu được nhập kho từ nhiều nguồn khác nhau, ở nhiều thờiđiểm khác nhau nên có nhiều giá khác nhau Do đó , khi xuất kho nguyên vậtliệu tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động, yêu cầu, trình độ quản lý và điều kiệntính toán ở từng doanh nghiệp mà lựa chọn một trong các phương pháp tính giásau:

1.4.4.1. Phương pháp tính theo giá đích danh

Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có điều kiện bảoquản riêng từng lô NVL nhập kho Vì vậy, khi xuất kho lô nào thì tính theo giáthực tế nhập kho đích danh cùa lô đó

Ưu điểm: Công tác tính giá nguyên vật liệu được thực hiện kịp thời vàthông qua việc tính nguyên vật liệu xuất kho, kế toán có thể theo dõi được thờihạn bảo quản của từng lô nguyên vật liệu

Phương pháp này tuân thủ theo nguyên tắc phù hợp của hạch toán kế toán,chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế Giá trị của vật liệu xuất dùng chosản xuất phù hợp với thành phẩm mà nó tạo ra Hơn nữa, giá trị hàng tồn khođược phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó tạo ra

Nhược điểm: Khó theo dõi chính xác giá nhập vào từng lô hàng nếu công

ty có nhiều mặt hàng, nhiều chủng loại

Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp cóchủng loại nguyên vật liệu ít và nhận diện được lô hàng

1.4.4.2. Phương pháp bình quân gia quyền:

Theo phương pháp này trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất khođược tính căn cứ vào số lượng xuất kho và đơn giá bình quân gia quyền theocông thức:

Trị giá vốn thực tế nguyên

vật liệu xuất kho =

Số lượng nguyênvật liệu xuất kho X

Đơn giá bìnhquân gia quyềnNếu theo phương pháp bình quân gia quyền cố định thì:

Đơn giá bình quân

của nguyên vật liệu

xuất kho

= Trị giá vốn thực tế củanguyên vật liệu tồn kho

đầu kỳ

+ Trị giá vốn thực tếcủa nguyên vật liệunhập kho trong kỳ

Trang 8

Số lượng nguyên vật liệutồn kho đầu kỳ +

Số lượng nguyên vậtliệu nhập kho trong

kỳ

Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính, công việc kế toán nhàn hơn

Hạn chế: Việc ghi chép kế toán không kịp thời, công việc thường dồn vàocuối tháng, gây ảnh hưởng đến tiến độ của các khâu kế toán và công tác quyếttoán nói chung

Điều kiện áp dụng: Thích hợp với doanh nghiệp nhập, xuất nguyên vật liệunhiều

Nếu theo phương pháp bình quân liên hoàn: sau mỗi lần nhập ta xác địnhlại đơn giá bình quân của nguyên vật liệu xuất kho

Đơn giá bình quân gia

quyền liên hoàn của nguyên

vật liệu i xuất kho

=

Trị giá vốn thực tế nguyênvật liệu tại thời điểm xuất kho

Số lượng nguyên vật liệutại thời điểm xuất kho

Ưu điểm: Che đậy được sự biến động về giá trên thị trường

Hạn chế: phương pháp này mang tính bình quân nên kết quả sẽ khôngchính xác bằng phương pháp khác Bình quân liên hoàn che đậy giá cả trên thịtrường, nhưng khối lượng kế toán nhiều và phức tạp trong điều kiện kế toán thủcông

Điều kiện áp dụng: thích hợp cho những doanh nghiệp áp dụng kế toánmáy

1.4.4.3. Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO)

Phương pháp này dựa trên giả định nguyên vật liệu nào nhập trước sẽ đượcxuất trước và lấy giá xuất bằng đơn giá nhập.Trị giá của hàng tồn kho cuối kỳđược tính theo đơn giá của những lần nhập sau cùng

Ưu điểm: về cơ bản phương pháp này cho kết quả tính toán phù hợp vớigiá cả trên thị trường

Nhược điểm: Chi phí mang tính chất quá khứ, doanh thu mang tính chấthiện tại, do vậy chưa thật sự phù hợp, sẽ gây khó khăn cho công tác tin học hoá

kế toán

Điều kiện áp dụng: Phù hợp khi doanh nghiệp theo dõi được đơn giá thực

tế của từng lần nhập và khối lượng nghiệp vụ nhập xuất không quá nhiều

Phương pháp nhập sau - xuất trước (LIFO).Phương pháp này dựa trên giảđịnh nguyên vật liệu nào nhập sau được xuất trước, lấy đơn giá xuất bằng đơn

SVTH: Trần Thị Lệ Hằng 8 Lớp: CĐ Kế Toán K5

Trang 9

giá nhập Trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ được tính theođơn giá của những lần nhập đầu tiên.

Ưu điểm: Nguyên tắc phù hợp của kế toán được đảm bảo, do trị giá vốnthực tế của nguyên vật liệu xuất kho được tính theo đơn giá của những lần nhậpgần với lần xuất đó nhất

Hạn chế: phương pháp khá phức tạp vì khi sử dụng có nhiều điều kiện ràngbuộc, hơn nữa giá trị nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ được xác định theo đơn giácủa những lần nhập đầu tiên nên không sát với thực tế, đặc biệt trong điều kiện

có lạm phát

Điều kiện áp dụng: phù hợp với các doanh nghiệp có các nghiệp vụ nhậpxuất không thường xuyên, chủng loại nguyên vật liệu nhiều, có điều kiện theodõi đơn giá thực tế từng lần nhập

1.5. Kế toán Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.

1.5.1. Chứng từ kế toán Nguyên vật liệu sử dụng.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các nghiệp vụkinh tế phát sinh liên quan đến việc nhập, xuất vật liệu đều phải lập chứng từđầy đủ, kịp thời, đúng chế độ quy định

Chứng từ kế toán sử dụng là căn cứ kiểm tra, giám sát tình hình biến động

về số lượng và giá trị của từng thứ vật liệu, giúp quản lý hiệu quả vật tư tài sảncủa doanh nghiệp

Theo quyết định số: 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ Tài chính.quy định các chứng từ kế toán về vật liệu bao gồm: phiếu nhập kho , phiếuxuất kho , phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ , biên bản kiểm kê vật tư , sảnphẩm , hàng hóa , hóa đơn GTGT, hóa đơn cước vận chuyển , hóa đơn kiêmphiếu xuất kho

1.5.2. Tài khoản kế toán Nguyên vật liệu sử dụng.

Để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của nguyên vật liệu, kế toán

sử dụng Tài khoản 152- Nguyên liệu vật liệu

Tài khoản này dùng để ghi chép số hiện có và tình hình tăng giảm nguyênvật liệu theo giá thực tế Kết cấu của TK 152

Trang 10

Giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho để sản xuất, để bán, thuê ngoài giacông chế biến, hoặc góp vốn đầu tư.

Trị giá nguyên vật liệu được giảm giá hoặc trả lại người bán

Trị giá nguyên vật liệu thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê

Dư Nợ: Giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ

TK 152 có thể được mở theo dõi chi tiết các TK cấp 2 theo từng loạinguyên vật liệu phù hợp với nội dung kinh tế và yêu cầu quản trị doanh nghiệp.Bao gồm:

1.5.3 Kế toán chi tiết Nguyên vật liệu.

Trong thực tế công tác kế toán hiện nay ở nước ta, các doanh nghiệpthường áp dụng 1 trong 3 phương pháp hạch toán chi tiết NVL là : Phương phápthẻ song song, phương pháp đối chiếu luân chuyển và phương pháp số dư

Phương pháp thẻ song song.

Ở phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ ( thẻ ) kế toán chi tiết NVL để theodõi tình hình nhập – xuất – tồn kho hàng ngày Sổ chi tiết được theo dõi cả vềmặt hiện vật và giá trị khi nhận được các chứng từ nhập – xuất – kho do thủ khochuyển đến , nhân viên kế toán NVL phải kiểm tra đối chiếu chứng từ nhập ,xuất kho với các chứng từ liên quan như ( hóa đơn GTGT, phiếu mua hàng …)Cuối tháng, kế toán lập bảng kê nhập - xuất

Tồn nguyên vật liệu, sau đó đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán chi tiếtnguyên vật liệu với thẻ kho; giữa bảng kê nhập - xuất - tồn với số liệu trên sổ kế

SVTH: Trần Thị Lệ Hằng 10 Lớp: CĐ Kế Toán K5

Trang 11

toán tổng hợp; giữa số liệu trên sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu với số liệukiểm kê thực tế

Trình tự ghi sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp ghi thẻsong song được khái quát theo sơ đồ sau:

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng

Đối chiếu cuối tháng

Sơ đồ 1.1: Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp ghi thẻ song song

Ưu điểm : Ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra, đối chiếu.

Nhược điểm: Việc ghi chép giữa thủ kho và phòng kế toán còn trùng lặp về

chỉ tiêu số lượng, khối lượng ghi chép còn nhiều

Điều kiện áp dụng: Thích hợp với những doanh nghiệp có ít chủng loạinguyên vật liệu; việc nhập, xuất diễn ra không thường xuyên Đặc biệt, trongđiều kiện doanh nghiệp;

Doanh nghiệp đã áp dụng kế toán máy thì phương pháp này vẫn áp dụngcho doanh nghiệp có nhiều chủng loại nguyên vật liệu diễn ra thường xuyên

1.5.3.1 Phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển.

Trang 12

Hằng ngày, khi nhận được chứng từ nhập - xuất kho, kế toán tiến hànhkiểm tra và hoàn chỉnh chứng từ Sau đó tiến hành phân loại chứng từ theo từngthứ vật tư, chứng từ nhập riêng, chứng từ xuất riêng Hoặc kế toán có thể lập

“bảng kê nhập”, “bảng kê xuất”

Cuối tháng, tổng hợp số liệu từ các chứng từ (hoặc từ bảng kê) để ghi vào

“Sổ đối chiếu luân chuyển” cột luân chuyển và tính ra số tồn cuối tháng Đồngthời kế toán thực hiện đối chiếu số liệu trên sổ này với các số liệu trên thẻ kho

và trên sổ kế toán tài chính liên quan (nếu cần)

Trình tự ghi sổ có thể được khái quát theo sơ đồ sau

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng

Đối chiếu cuối tháng

Sơ đồ1.2: Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp đối chiếu luân chuyển

Trang 13

Ưu điểm: Khối lượng ghi chép của kế toán được giảm bớt do chỉ ghi một

Theo phương pháp này, để báo cáo nhanh hàng tồn kho cần dựa vào số liệutrên thẻ kho

Điều kiện áp dụng: Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp cóchủng loại vật tư ít, khối lượng các nghiệp vụ nhập xuất không nhiều, không bốtrí riêng nhân viên kế toán chi tiết nguyên vật liệu, do vậy không có điều kiệnghi chép theo dõi tình hình nhập, xuất hàng ngày

1.5.3.2. Phương pháp số dư.

Nội dung:

Ở kho: Thủ kho vẫn sử dụng thẻ kho để ghi chép giống như hai phươngpháp trên Đồng thời, cuối tháng, thủ kho còn ghi vào “Sổ số dư” số lượng tồnkho cuối tháng của từng thứ nguyên vật liệu Sổ số dư do kế toán lập cho từngkho, được mở cho cả năm Trên Sổ số dư, nguyên vật liệu được xếp theo thứ,nhóm, loại; sau mỗi nhóm có dòng cộng nhóm, cộng loại

Ở phòng kế toán: Kế toán định kỳ xuống kho kiểm tra việc ghi chép trênThẻ kho của thủ kho và trực tiếp nhận các chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu.Sau đó ký vào từng Thẻ kho và ký vào Phiếu giao nhận chứng từ Ở phòng kếtoán, nhân viên kế toán kiểm tra lại chứng từ, hoàn chỉnh chứng từ và tổng hợpgiá trị (giá hạch toán) theo từng nhóm, loại nguyên vật liệu để ghi vào cột “Sốtiền” trên Phiếu giao nhận chứng từ, số liệu này được ghi vào Bảng kê luỹ kếnhập và Bảng kê luỹ kế xuất

Cuối tháng, căn cứ vào Bảng kê luỹ kế nhập, Bảng kê luỹ kế xuất để cộngtổng số tiền theo từng nhóm nguyên vật liệu để ghi vào Bảng kê nhập - xuất -tồn Đồng thời, sau khi nhận được Sổ số dư do thủ kho chuyển lên, kế toán căn

cứ vào cột số dư về số lượng và đơn giá hạch toán của từng nhóm nguyên vậtliệu để tính ra số tiền ghi vào cột số dư bằng tiền Kế toán đối chiếu số liệu trêncột số dư bằng tiền của Sổ số dư với cột trên Bảng kê nhập - xuất - tồn; đốichiếu số liệu trên Bảng kê nhập - xuất - tồn với số liệu trên Sổ kế toán tổng hợp

Trang 14

Thẻ kho

Phiếu giao nhận chứng từ nhập Bảng lũy kế nhập - xuất - tồn Phiếu giao nhận chứng từ xuất

Sổ kế toán tổng hợp NVL

Trình tự ghi sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp ghi sổ số

dư được khái quát bằng sơ đồ sau đây:

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng Đối chiếu cuối tháng

Sơ đồ1 3.: Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp ghi sổ số dư

Ưu điểm:

Việc kiểm tra , đối chiếu được tiến hành theo định kỳ , tránh được sự ghichép , trùng lặp giữa kho và phòng kế toán , giảm bớt khối lượng ghi chép , nângcao hiệu suất kế toán

Nhược điểm:

Kế toán chưa theo dõi chi tiết đến từng thứ nguyên vật liệu nên để cóthông tin về tình hình nhập, xuất, tồn của nguyên vật liệu nào thì căn cứ vào sốliệu trên thẻ kho

Việc kiểm tra phát hiện sai sót nhầm lẫn giữa kho và phòng kế toán gặpnhiều khó khăn

Điều kiện áp dụng: Doanh nghiệp có nhiều chủng loại nguyên vật liệu,việc nhập xuất diễn ra thường xuyên

Doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống danh điểm nguyên vật liệu, trình

độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ kế toán vững vàng

1.6. Hệ thống sổ kế toán Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp

SVTH: Trần Thị Lệ Hằng 14 Lớp: CĐ Kế Toán K5

Trang 15

- Điều kiện áp dụng: Cho những doanh nghiệp quy mô nhỏ, yêu cầu quản

lý không cao, số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh ít, số lượng TK sử dụng ít vàthường ghi sổ kế toán bằng tay

Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng

Đối chiếu, kiểm tra

Sơđồ 1.4.: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức theo hình thức kế toán nhật

kế toán chitiết TK 152

Sổ quỹ

Bảng tổng hợpchi tiết TK 152NHẬT KÝ - SỔ CÁI

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Trang 16

Sổ nhật ký chung: dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theotrình tự thời gian trên cơ sở chứng từ kế toán đã được định khoản

Sổ nhật ký đặc biệt: Để ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tựthời gian trên cơ sở chứng từ kế toán được định khoản và chỉ sử dụng cho cácnghiệp vụ kinh tế phát sinh thường xuyên

Sổ cái: TK 152 là sổ kế toán ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theonội dung kinh tế liên quan đến nội dung nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu

+ Sổ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết NVL (sổ mở theo hai hướng: theo từng sảnphẩm và theo từng kho hàng)

- Điều kiện áp dụng: hình thức này được sử dụng rộng rãi cho mọi loạihình doanh nghiệp với mọi lĩnh vực kinh doanh mà thường được ghi sổ trên máy

vi tính

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra

Sơđồ 1.5.: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung

Sổ, thẻ kế toánchi tiết TK 152

SỔ NHẬT KÝCHUNG

Sổ Nhật ký đặc biệt

(NK mua hàng, chi tiền)

Bảng tổng hợpchi tiết TK 152

Trang 17

Chứng từ ghi sổ : Là sổ sách kế toán kiểu tờ rời, dùng để hệ thống hóa cácchứng từ ban đầu theo các nghiệp vụ kinh tế Thực chất là định khoản nghiệp vụkinh tế trên chứng từ gốc để tạo điều kiện cho việc ghi sổ cái

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ : là sổ ghi theo thời gian, phản ánh toàn bộchứng từ ghi sổ đã lập trong tháng

Sổ cái : TK 152 là sổ kế toán tổng hợp dùng để phân loại các nghiệp vụkinh tế phát sinh của các nghiệp vụ kinh tế liên quan tới Nguyên vật liệu Cơ sở

số liệu để ghi sổ cái là chứng từ ghi sổ

+ Sổ kế toán chi tiết: giống 2 hình thức trên

- Điều kiện áp dụng: Hình thức này thích hợp với mọi loại hình doanhnghiệp, thuận tiện cho công việc áp dụng máy tính

Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng

Đối chiếu, kiểm tra

Sơ đồ 1.6.: Trình tự ghi sổ kế toán theo hinh thức chứng từ ghi sổ

Sổ, thẻ kế toán chi tiết TK 152

Sổ quỹ

Sổ đăng ký

Bảng tổng hợp chi tiết

Sổ Cái TK 152

Bảng cân đối số phát

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Trang 18

Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ: PNK, PXK, HĐGTGT, Phiếu thu, phiếu chi

Báo cáo kế toán

Bảng kê : mở cho bên nợ các TK đối ứng với bên có các TK có liên quan.Bảng kê được sử dụng trong trường hợp khi chỉ tiêu hạch toán chi tiết của một

số TK không thể kết hợp phản ánh trực tiếp trên nhật ký chứng từ được

Các bảng kê được sử dụng trong kế toán NVL là : bảng kê số 3,4,5,6,8,9

Sổ cái: TK 152 trình bày ngắn gọn, được lập theo năm, lập cho bên nợ của

TK này đối ứng với các TK trên nhật ký chứng từ

- Điều kiện áp dụng: Hình thức này thích hợp với doanh nghiệp lớn,số

lượng nghiệp vụ nhiều

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu, kiểm tra

Sơđồ 1.7: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ

1.6.5 Hình thức kế toán trên máy vi tính.

Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kếtoán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính.Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế

SVTH: Trần Thị Lệ Hằng 18 Lớp: CĐ Kế Toán K5

Trang 19

toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây Phần mềm kế toánkhông hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kếtoán và báo cáo tài chính theo quy định

Các loại sổ của Hình thức kế toán trên máy vi tính:

Phần mềm kế toán được thiết kế theo Hình thức kế toán nào sẽ có các loại

sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghibằng tay

Ghi chú:

Nhập số liệu hàng ngày

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm

Đối chiếu, kiểm tra

Sơđồ 1.8: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY

TNHH XUẤT NHẬP KHẨU CHÂU TUẤN 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH xuất nhập khẩu Châu Tuấn

* Lịch sử hình thành

Tên Công ty: Công ty TNHH xuất nhập khẩu Châu Tuấn

Trụ sở chính: Khối 4 Thị Trấn Xuân An - nghi Xuân - Hà Tĩnh

- Báo cáo tài chính

- Báo cáo kế toán quản trị

MÁY VI TÍNH

Trang 20

Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn.

Giám đốc: Nguyễn Thị Kim Chi

Điện thoại: 0393.565.855

Mã số thuế: 3000276834

Email: chautuan@yahoo.com.vn

Vốn điều lệ: 2.000.000.0000 đồng

Công ty TNHH xuất nhập khẩu Châu Tuấn được thành lập vào ngày

28/9/2009 theo Quyết định của Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh Hà Tĩnh Giấy chứng

nhận đăng ký kinh doanh số 2702000845

Những ngày đầu thành lập Công ty gặp rất nhiều khó khăn về vốn và việc

làm do máy móc thiết bị lạc hậu, ngành cơ khí giai đoạn này bị sa sút, hợp đồng

sản xuất kinh doanh của Công ty chủ yếu là các ngành truyền thống như: Xuất

khẩu bao bì, Tư vấn thiết kế thi công các công trình, Sửa chữa các loại ôtô, xe

máy công trình, xây dựng các công trình vừa và nhỏ… Với sự nỗ lực không

ngừng của cán bộ công nhân viên, Công ty đã từng bước đầu tư máy móc thiết

bị và sắp xếp lại ngành nghề lao động cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh

doanh trong nền kinh tế thị trường Sản lượng của Công ty ngày càng tăng, các

sản phẩm của Công ty hiện nay hầu hết có mặt rộng khắp mọi nơi trên thị trường

trong cả nước Cùng với việc đa dạng hoá các sản phẩm, nhiều công trình của

Công ty được ban quản lý và Bộ Giao thông vận tải đánh giá là công trình chất

lượng cao

* Các chỉ tiêu kinh tế năm 2014, 2015

Công ty TNHH xuất nhập khẩu Châu Tuấn có gần 100 cán bộ kỹ sư và

công nhân kỹ thuật lành nghề Với nhận thức không ngừng nâng cao chất lượng

sản phẩm, Công ty tiếp tục hoàn thiện công nghệ sản xuất và tổ chức quản lý, đa

dạng hoá sản phẩm trên cơ sở duy trì và phát triển ngành nghề cơ khí truyền

thống để đảm bảo Công ty là một nhà thầu mạnh, có uy tín

Dưới đây là một số chỉ tiêu thể hiện những kết quả đã đạt được của Công

Trang 21

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)

Qua Bảng số liệu trên có thể thấy Công ty đang có được sự tăng trưởng

tốt Tổng doanh thu thuần năm 2015 tăng so với năm 2014 gần 25 tỷ đồng, đạt

71,7% Tương ứng là sự tăng lên về lợi nhuận Lợi nhuận năm 2015 tăng so với

năm 2014 là hơn 302 triệu đồng, đạt 76,29% Sở dĩ có sự tăng trưởng này là do

trong năm 2015 Công ty đã cố gắng hoàn thành và bàn giao được các công trình

thi công và thanh lý các đơn đặt hàng Bên cạnh đó, thu nhập của người lao

động cũng được cải thiện nhiều, góp phần khích lệ cán bộ, công nhân viên trong

Công ty Điều này chứng tỏ Công ty đang hoạt động rất hiệu quả

2.1.1 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty TNHH Châu Tuấn

* Chức năng

Công ty TNHH xuất nhập khẩu Châu Tuấn có tư cách pháp nhân, có con

dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng Công ty hoạt động dưới sự lãnh đạo

của hội đồng quản trị có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh trong phạm vi pháp

luật quy định Công ty hoạt động theo phương thức hạch toán kinh doanh, bảo

đảm đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích toàn xã hội và lợi ích tập thể của người

lao động

* Nhiệm vụ

Thực hiện nhiệm vụ và nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp

luật

- Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định trong Bộ luật

lao động để đảm bảo đời sống cho người lao động

- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán, Báo cáo định kỳ theo quy

định của Nhà nước, chịu trách nhiệm về tính xác thực của Báo cáo

2.1.2.Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ

Đặc điểm tổ chức sản xuất

Công ty TNHH xuất nhập khẩu Châu Tuấn có hoạt động sản xuất kinh

doanh chủ yếu là sản xuất cơ khí và xây dựng công trình giao thông Sản phẩm

từ hoạt động xây dựng mang tính đơn chiếc và đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, địa

Trang 22

Dự thầu Tiếp nhận

Nghiệm thu và bàn giao Quyết toán và thẩm định kết quả

Thanh lý

Hợp đồng

Giám Đốc

Phó Giám Đốc (Kỹ thuật)

Phòng kế Hoạch Phòng kỹ thuật Phòng kế Toán Phòng tổ chức hành chính

Bộ Phận Thiết kế Bộ Phận Thi công công trình

bàn sản xuất kinhdoanh rộng khắp cả nước, chu kỳ sản xuất sản phẩm dài, sảnphẩm làm cầu vẫn được đầu tư chủ yếu bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nướcnên thị trường bị thanh toán chậm Quá tình sản xuất kinh doanh sản phẩm cơkhí đòi hỏi đơn vị phải có trình độ kỹ thuật cao, thiết bị thi công hiện đại và phảituân thủ theo một quy trình công nghệ sản xuất nhất định

Quy trình công nghệ

Sản phẩm sản xuất cơ khí ở Công ty bao gồm nhiều loại, mỗi loại có mộtquy trình công nghệ sản xuất riêng hoặc nhiều sản phẩm được chế tạo trên mộtquy trình công nghệ Dưới đây là tóm tắt quy trình Công nghệ của Công tyTNHH xuất nhập khẩu Châu Tuấn

(Nguồn: Tại phòng kỹ thuật)

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quy trình công nghệ của Công ty TNHH xuất nhập khẩu

Châu Tuấn 2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH xuất nhập khẩu Châu Tuấn

Tổ chức bộ máy quản lý trong bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cầnthiết và đặc biệt quan trọng; Nó đảm bảo sự giám sát, quản lý chặt chẽ tình hìnhsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Để phát huy và nâng cao vai trò của bộmáy quản lý, Công ty đã tổ chức lại cơ cấu lao động, tổ chức lại các phòng ban,

xí nghiệp, phân xưởng cho phù hợp với yêu cầu quản lý của Công ty

Công ty Công ty TNHH xuất nhập khẩu Châu Tuấn ” được xây dựngtheo mô hình trực tuyến chức năng với bộ máy quản lý gọn nhẹ, quản lý theochế độ một thủ trưởng

Với mô hình tổ chức như trên, hoạt động của công ty thống nhất từ trênxuống dưới, giám đốc công ty điều hành quá trình sản xuất kinh doanh thôngqua các văn bản, nội quy, quyết định… Các phòng ban, các đội thi công phải thihành các nội quy của văn bản đó Đứng đầu các phòng ban, các đội thi công đều

có các trưởng phòng, đội trưởng

SVTH: Trần Thị Lệ Hằng 22 Lớp: CĐ Kế Toán K5

Trang 23

(Nguồn phòng kinh doanh)

Sơ đồ 2.2: Tổ chức Bộ máy quản lý tại công ty TNHH Châu Tuấn

* Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:

- Giám đốc: Là người giữ vai tṛò lãnh đạo chung toàn Công ty, thay mặt Công ty

chịu trách nhiệm trước Nhà nước và toàn bộ hoạt động của đơn vị mình, đồngthời đại diện cho quyền lợi cho toàn cán bộ, công nhân viên trong Công ty vàtrực tiếp chỉ đạo xuống các phòng ban của Công ty

- Phó giám đốc: giúp giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động của công ty

theo sự phân công của giám đốc , tham mưu cho giám đốc và trực tiếp quản lýcác đội công trình ,các phòng ban thuộc trách nhiệm của mình

- Pḥòng kế hoạch: Có nhiệm vụ lập kế hoạch chi tiết về mặt số lượng, giá trị,

chất lượng, thị trường để đưa ra kế hoạch sản xuất kịp thời và trình lên bangiám đốc

- Pḥòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ kiểm tra tình hình sản xuất tại các công trình …

để nắm bắt được tiến độ thi công

- Pḥòng kế toán: Có trách nhiệm quản lý tài chính của Công ty theo đúng chế

độ quy định của nhà nước ban hành Theo dõi và tổng hợp việc thu chi tiền mặt,gửi ngân hàng và các khoản công nợ với khách hàng cũng như của cán bộ côngnhân viên hàng ngày để Giám đốc kiểm soát được nguồn tài chính của Công tytại các thời điểm và có kế hoạch về khả năng tài chính phục vụ cho công việc thi

Trang 24

Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp Kế toán Thanh toán Kế toán vật tư, thuế

Thủ quỹ

Thống kê, kế toán đội xây dựng

công công trình Qua mỗi công trình phải có bản tổng hợp phân tích đánh giá kếtquả hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể và trình lên giám đốc

+ Có thống kê, kế toán vật tư theo dõi việc mua nguyên vật liệu … và xuấtnguyên vật liệu, phụ tùng, thiết bị vật tư của từng công trình để báo cáo thườngxuyên cho Phó Giám đốc kỹ thuật nắm bắt để đảm bảo cho tiến độ thi công

- Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện công tác tổ chức nhân sự, phân phối

lao động, các chế độ chính sách và công tác hành chính nội vụ

- Bộ phận thiết kế: Chịu trách nhiệm thi công công trình, nghiên cứu ứng dụng

tin học vào khâu thiết kế

- Bộ phận thi công xây dựng công trình: Giám sát, thi công các công trình xây

dựng tại công trường

2.1.4 Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty TNHH Châu Tuấn

2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán

Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán là tập hợp đồng bộ các cán bộ nhân viên kế toán để đảmbảo thực hiện khối lượng công tác kế toán phần hành với đầy đủ chức năngthông tin và kiểm tra hoạt động của đơn vị cơ sở

Theo đó, bộ máy kế toán tại Công ty TNHH xuất nhập khẩu Châu Tuấnđược tổ chức theo hình thức tập trung Theo mô hình này chỉ tổ chức mộtphòng kế toán trung tâm ở đơn vị chính Còn ở các đơn vị trực thuộc đềukhông có tổ chức kế toán riêng mà chỉ thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận chứng từ

và chuyển chứng từ cho phòng kế toán trung tâm

Các bộ phận kế toán trong bộ máy kế toán của Công ty

SVTH: Trần Thị Lệ Hằng 24 Lớp: CĐ Kế Toán K5

Trang 25

(Nguồn: Phòng tài chính - kế toán)

Sơ đồ 2.3: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty

Chức năng nhiệm vụ:

* Kế toán trưởng: là người được bổ nhiệm đứng đầu bộ phận kế toán, chịu

trách nhiệm trước lãnh đạo Công ty về việc triển khai, thực hiện và tuân thủ cácnội quy, quy định của Công ty đối với nhân viên dưới quyền và chịu tráchnhiệm trước Nhà nước về tính trung thực và hợp lý của các thông tin trên Báocáo tài chính Kế toán trưởng có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho các nhânviên hợp lý, phù hợp với khả năng chuyên môn của từng người nhằm đảm bảohoàn thành nhiệm vụ kế toán của Công ty và đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhànước và quản lý nội bộ; hướng dẫn, chỉ đạo và giám sát từng phần hành kế toán

*Kế toán tổng hợp: Theo dõi và tổng hợp việc thu chi tiền mặt, gửi ngân hàng

và các khoản công nợ với khách hàng cũng như của cán bộ công nhân viên.Công ty thực hiện các phần hành kế toán c còn lại mà các kế toán chi tiết khácchưa đảm nhận, kiểm tra số liệu kế toán trước khi khoá sổ, lập các bút toán khoá

số cuối ḱỳ, lập các báo cáo kế toán

* Kế toán thanh toán: Thực hiện theo việc thu chi tiền mặt, gửi ngân hàng theo

dõi công nợ của công ty, và có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ với bênngoài và theo việc thanh toán với các bộ phận trong công ty

* Kế toán vật tư, thuế: Thực hiện quy trình kế toán vật tư, kế toán thuế theo chế

độ kế toán hiện hành và phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanhcủa công ty Thực hiện khai báo thuế hàng tháng Thực hiện nhiệm vụ quan hệvới cơ quan thuế, chịu trách nhiệm thực hiện lập báo cáo tài chính với ban lãnhđạo công ty và đối với cơ quan thuế

* Thủ quỹ: Tổ chức quản lý việc thu chi tiền mặt một cách khao học, liên tục và

chính xác, đúng nguyên tắc Thường xuyên báo cáo tình hình tiền mặt tại quỹcho ban lãnh đạo công ty, duy trì một lượng tiền mặt tại quỹ ở mức độ hợp lýđảm bảo duy trì cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Bên cạnh đó mỗi đội xây dựng có 1 đội trưởng quản lý phụ trách điềuhành chung, 1 thống kê, kế toán phụ trách toàn bộ phần hạch toán cho chi phísản xuất, theo dõi phần tiền đă ứng của công ty với đội, thu thập đầy đủ chínhxác các chứng từ gốc phát sinh từng công trình trong đội Cuối tháng tập hợp chiphí sản xuất gửi về công ty Và có 1 đến 2 kỹ thuật phụ trách giám sát toàn bộkhối lượng các hạng mục công tŕnh, xử lý kỹ thuật, phân công công nhân làmviệc, nghiệm thu khối lượng hàng ngày

2.1.4.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán

 Một số đặc điểm chung

Trang 26

PHẦN MỀM KẾ TOÁN MÁY

Chứng từ kế toán

Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại

Chứng từ ghi sổ, thẻ kế toán chi tiết, sổ cái TK

Báo cáo tài chính Báo cáo kế toán quản trị

- Công ty TNHH xuất nhập khẩu Châu Tuấn hiện đang áp dụng chế độ

kế toán ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT –BTC ngày 22 tháng 12 năm

2014 của Bộ Tài Chính Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và

kết thúc ngày 31/12 hàng năm

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính là

đồng Việt Nam (ký hiệu là “VND”)

- Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường

xuyên

- Phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho áp dụng là phương pháp giá thực tế

đích danh

- Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Được lập vào cuối

năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK nhỏ hơn giá gốc và được

ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ

- Doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu hao TSCĐ theo phương pháp

đường thẳng, thời gian khấu hao theo quy định tại Thông tư số 200/2014/TT –

BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài Chính

- Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty: Chứng từ ghi sổ

Ghi chú:

: Ghi hàng ngày

Ghi chú : Tự động vào sổ

: Quan hệ đối chiếu

Sơ đồ 2.4 :Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy

* Giới thiệu phần mềm kế toán Công ty đang sử dụng:

Công ty TNHH xuất nhập khẩu Châu Tuấn hiện đang áp dụng phần mềmQuản trị Tài chính Kế toán CADS Accounting của Công ty Cổ phần Ứng dụng

và Phát triển phần mềm tin học CADS vào việc thực hiện công tác kế toán tại

Công ty Phần mềm CADS Accounting được thiết kế trên công nghệ mới nhất

của Microsoft phù hợp với chế độ chính sách của Bộ Tài chính ban hành

SVTH: Trần Thị Lệ Hằng 26 Lớp: CĐ Kế Toán K5

Trang 27

Dưới đây là giao diện chính của màn hình phần mềm CADS Accounting

Sổ đăng ký

CTGS

Sổ cái 152, 153

Bảng tổng hợp chi tiết

Bảng cân đối TK

Báo cáo tài chính

Trang 28

Ghi chú:

(Nguồn Phòng Tài chính – kế toán)

Sơ đồ 2.5: Khái quát quá trình ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ:

2.1.5 Những thuận lợi, khó khăn và hướng phát triển trong công tác kế toán tại Công ty TNHH xuất nhập khẩu Châu Tuấn

* Thuận lợi

- Công ty TNHH xuất nhập khẩu Châu Tuấn luôn chú trọng đầu tư trangthiết bị, máy móc hiện đại để phục vụ cho công tác quản lý nói chung và côngtác kế toán nói riêng Vì vậy, điều kiện thực hiện công tác kế toán tại Công ty rấttốt

- Công tác kế toán của Công ty đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra và đã đivào nề nếp, đảm bảo tuân thủ đúng Chế độ kế toán của Bộ Tài chính ban hành

và phù hợp với điều kiện thực tế tại đơn vị

- Hình thức tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán ở Công ty về cơbản là phù hợp với đặc điểm SXKD và quy mô sản xuất của Công ty Bộ máy kếtoán được tổ chức một cách khoa học, quy định vai trò, trách nhiệm cụ thể củatừng thành viên Việc phân công công việc phù hợp với trình độ của mỗi nhânviên kế toán nên công việc được đảm bảo hoàn thành tốt nhất

- Công ty có đội ngũ cán bộ kế toán trẻ, năng động và nhiệt tình với côngviệc; có kinh nghiệm dày dạn về chuyên môn Luôn có ý thức trau dồi kiến thứcchuyên môn và có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong công việc

- Việc Công ty vận dụng phần mềm kế toán máy vào công tác kế toán đãgóp phần làm cho công việc hạch toán trở nên đơn giản hơn, giảm bớt được khốilượng ghi chép, tính toán, hạn chế được khối lượng sổ sách cồng kềnh mà vẫnđảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin phục vụ cho công tác quản lý

- Việc vận dụng phương thức khoán trong xây lắp phù hợp với điều kiệnnền kinh tế thị trường hiện nay

SVTH: Trần Thị Lệ Hằng 28 Lớp: CĐ Kế Toán K5

: Ghi hàng ngày : Đối chiếu hàng ngày : Ghi cuối tháng

Trang 29

* Khó khăn

- Do đặc điểm của hoạt động xây dựng là phải sản xuất thi công ngay tạiđịa điểm đặt sản phẩm, đã làm cho địa bàn hoạt động sản xuất của Công ty trởnên lớn và phức tạp hơn Điều đó phần nào gây khó khăn cho công tác thực hiện

kế toán tại công ty

- Hiện nay, tuy công việc kế toán được phân công phù hợp với trình độchuyên môn của từng kế toán viên, nhưng do mỗi kế toán viên phải kiêm nhiệmnhiều phần hành cùng một lúc đã làm cho khối lượng công việc của mỗi ngườinhiều hơn và vất vả hơn

- Việc áp dụng phương pháp tính khấu hao TSCĐ ở Công ty chưa thực sựhợp lý Do hoạt động sản xuất cơ khí của Công ty theo đơn đặt hàng nên khốilượng sản xuất không thường xuyên và ổn định giữa các tháng với nhau Việc ápdụng phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng làm cho chi phí khấu haotính trong một loại sản phẩm có sự khác nhau

* Phương hướng phát triển

- Về công tác tổ chức: Phòng Tài chính - Kế toán là một trong những

bộ phận quan trọng, quyết định sự phát triển của Công ty Do đó, việc đề raphương hướng phát triển cho công tác kế toán tại Công ty đặc biệt được chútrọng Trong thời gian tới, công ty tiếp tục đầu tư, cải tiến trang thiết bị hiện đại

để công tác kế toán được thực hiện trong môi trường thuận lợi nhất Bên cạnh

đó, Công ty có kế hoạch tuyển dụng thêm nhân viên kế toán để giảm bớt việckiêm nhiệm công việc cho các cán bộ kế toán hiện nay

- Về công tác chuyên môn: Công ty thường xuyên cử nhân viên kế toántham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, các lớp học về các quy định, chính sáchmới ban hành để đảm bảo công tác kế toán tại Công ty được thực hiện đúng chếđộ

- Thông qua tổ chức Công đoàn trong Công ty để nắm bắt được tâm tư,nguyện vọng của nhân viên, chăm lo hơn nữa đời sống CB CNV trong Công ty

để họ chuyên tâm trong công việc của mình

2 2 Thực trạng kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH xuất nhập khẩu Châu Tuấn

2.2.1 Đặc điểm và yêu cầu quản lý nguyên vật liệu tại Công ty TNHH xuất nhập khẩu Châu Tuấn

* Đặc điểm chung ảnh hưởng tới công tác kế toán và quản lý NVL

Đặc điểm tổ chức quản lý SXKD của Công ty là tổ chức theo hình thứctrực tuyến - chức năng, tổ chức thành các phòng ban, bộ phận riêng biệt cóchức năng quản lý chuyên môn Phương thức tổ chức này đã tạo điều kiện cho

Trang 30

công tác quản lý NVL được thực hiện một cách hiệu quả, chính xác Các khâunhư lên kế hoạch thu mua, quá trình thu mua NVL, quá trình xuất NVL theonhu cầu sản xuất và trách nhiệm quản lý, dự trữ NVL được giao cho các bộphận, cá nhân riêng, có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng.

Đặc điểm sản xuất của Công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng từ các côngtrình, dự án…, với hợp đồng được ký kết chặt chẽ, liên tục về đấu thầu và thicông các công trình giao thông, thuỷ lợi Vì vậy, NVL cũng được sử dụng liêntục, chủng loại NVL phức tạp, hoạt động nhập - xuất NVL cho sản xuất khánhiều nên khâu quản lý kho được tập trung và phối hợp chặt chẽ với kế toán vật

tư để tránh gây thất thoát NVL

Thành phẩm Công ty sản xuất gồm nhiều chủng loại, trong đó sản phẩmchính là: Xuất khẩu bao bì, Tư vấn thiết kế thi công các công trình, kết cấuthép, ván khuôn dầm 33m, giá long môn, xe đúc hẫng cầu, lan can phòng bộ…Với NVL đầu vào thường xuyên biến động nên Công ty cũng phải có kế hoạchthu mua và dự trữ hợp lý, đặc biệt là trong thời điểm tỷ lệ lạm phát ở mức caonhư hiện nay

Trình tự lập và luân chuyển chứng từ được xây dựng trên cơ sở kết hợpchặt chẽ trách nhiệm và nhiệm vụ của các bộ phận tham gia vào quá trình chuchuyển chứng từ để hạch toán NVL: Bộ phận sản xuất, phòng vật tư thiết bị, kếtoán vật tư, thủ kho, kế toán trưởng và giám đốc

Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty

Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố cơ bản, là cơ sở vật chất để tạonên thực thể sản phẩm, đặc biệt là NVL đó lại gắn với ngành sản xuất sản phẩm

cơ khí và xây dựng Sản phẩm của Công ty chủ yếu là: kết cấu thép, ván khuôndầm 33m, giá long môn, xe đúc hẫng cầu, lan can phòng bộ, cầu đường sắt…nên NVL mà Công ty sử dụng chủ yếu là các kim loại đen như: sắt, thép,…,ngoài ra còn có các kim loại màu như: đồng, nhôm, kẽm…

Nguyên vật liệu của Công ty cũng mang đầy đủ những đặc điểm của NVLtrong các doanh nghiệp sản xuất nói chung NVL thuộc loại Tài sản ngắn hạn,

nó chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất, giá trị của vật liệu chuyển một lần vàogiá trị của sản phẩm, hình thái bên ngoài của vật liệu thay đổi sau quá trình sảnxuất Bên cạnh những đặc điểm chung đó, NVL tại Công ty còn mang nhữngđặc thù riêng Các kim loại màu của Công ty dễ bị ôxy hoá, hoá chất rất dễ bịmất phẩm màu, que hàn dễ bị ẩm ướt… nên nếu việc vận chuyển và bảo quảnkhông tốt thì chất lượng NVL sẽ không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật gây ảnhhưởng đến chất lượng sản phẩm Nguồn cung cấp NVL của Công ty chủ yếu là

từ các đơn vị trong nước

SVTH: Trần Thị Lệ Hằng 30 Lớp: CĐ Kế Toán K5

Trang 31

Chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn trong sản phẩm mà Công ty sản xuất,khoảng 70% trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Khi có biếnđộng về chi phí NVL sẽ ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm, ảnh hưởng tới doanhthu và lợi nhuận của Công ty Hạ thấp chi phí NVL đưa vào sản xuất, sử dụngtiết kiệm vật liệu là biện pháp tích cực nhắm hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảmbảo được chất lượng sản phẩm Song muốn làm được điều này thì Công ty phải

có những biện pháp khoa học và thuận tiện để quản lý NVL ở tất cả các khâu từkhâu thu mua đến bảo quản, sử dụng và dự trữ…

Công tác quản lý vật liệu tại Công ty

Để nâng cao hiệu quả SXKD trong quá trình hoạt động, Công ty phải thựchiện quản lý tốt NVL Công tác quản lý NVL tại Công ty được thể hiện qua cáccông việc sau:

Một là, phòng Vật tư thiết bị và phòng Tài chính kế toán có nhiệm vụ

quản lý về số lượng, chủng loại vật tư với nguyên tắc là lưu kho, lưu trữ đủ chosản xuất Dựa trên định mức vật tư do phòng Kỹ thuật thi công và phòng Kỹthuật cơ khí cung cấp, phòng Vật tư thiết bị tiến hành tổ chức thu mua, vậnchuyển, bảo quản vật tư nhằm đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu cho sản xuất,tránh tồn kho NVL một cách không cần thiết Phòng Tài chính kế toán có nhiệm

vụ thực hiện quản lý vật tư về mặt giá trị

Hai là, tổ chức hệ thống kho tàng: Vật tư ở Công ty được tổ chức bảo

quản ở các kho phù hợp với tính chất của vật liệu và với nhu cầu cung ứng NVL

và sản xuất sản phẩm:

+ Kho 1: Bảo quản các loại nguyên vật liệu chính

+ Kho 2: Bảo quản các loại nguyên vật liệu có tính chất dễ cháy nổ

+ Kho 3: Vật liệu phụ, phụ tùng thay thế

Ở mỗi kho, thủ kho được trang bị đầy đủ phương tiện cân, đo, đong, đếm.Tại các phân xưởng, các đội thi công của Công ty cũng có các kho riêng và dothống kê phân xưởng, đội thi công nhận về đưa vào sản xuất, sau đó vật tư đượcgiao cho các tổ, đội sản xuất

Ba là, Công ty còn xây dựng định mức tiêu hao vật Đây cũng là biện

pháp quan trọng để quản lý chặt chẽ NVL Phòng Kỹ thuật cơ khí và phòng Kỹthuật thi công có nhiệm vụ nghiên cứu và xây dựng định mức tiêu hao NVL chotừng chi tiết, sản phẩm dựa trên định mức kinh tế kỹ thuật đã quy định chung.Như vậy, khi các phân xưởng, đội thi công có nhu cầu về vật tư thì thống kêphân xưởng, đội thi công căn cứ vào nhu cầu vật tư do tổ trưởng phân xưởng,đội thi công đề nghị và phòng Vật tư thiết bị cung ứng

Trang 32

Bốn là, Công ty giao trách nhiệm cho các thủ kho Các thủ kho ngoài việc

quản lý, bảo quản tốt vật tư còn phải cập nhật số liệu vào sổ sách về mặt sốlượng, tình hình biến động của từng thứ vật liệu, kiểm kê kho hàng đồng thời cótrách nhiệm phát hiện và báo cáo lên phòng kế toán các trường hợp vật liệu tồnđọng trong kho làm ứ đọng vốn, giảm khả năng thu hồi vốn sản xuất hay việc hưhỏng, mất mát NVL

Phân loại nguyên vật liệu tại Công ty

Do lĩnh vực hoạt động của Công ty vừa là sản xuất cơ khí, vừa thi côngcác công trình giao thông nên NVL mà Công ty sử dụng rất đa dạng và phức tạp

Vì vậy, để có thể quản lý chặt chẽ và tổ chức hạch toán chính xác, đảm bảo côngviệc được thực hiện dễ dàng, khoa học, không tốn nhiều thời gian, Công ty đãtiến hành phân loại NVL căn cứ vào nội dung kinh tế, vai trò và tác dụng củachúng trong quá trình sản xuất, thi công Theo đó, nguyên liệu, vật liệu củaCông ty được phân thành:

- Nguyên vật liệu chính: là loại vật liệu chính cấu thành nên thực thể sảnphẩm, công trình; toàn bộ giá trị của NVL chính được chuyển vào giá trị sảnphẩm, công trình mới Bao gồm: Sắt thép, kim loại màu, vật liệu xây dựng, vànhững NVL chính khác

- Nguyên vật liệu phụ: Là những NVL không cấu thành nên thực thể sảnphẩm nhưng nó góp phần làm tăng chất lượng của sản phẩm Trong quá trìnhsản xuất nó chỉ bị tiêu hao một phần giá trị Bao gồm: Vật liệu hàn, rong đen cácloại, ê cu, bu lông, đinh, vít, sơn, hoá chất, đá mài…

- Nhiên liệu: là loại vật liệu khi sử dụng có tác dụng cung cấp nhiệt lượngcho các loại máy móc, xe cộ Nhiên liệu ở công ty bao gồm: xăng, dầu, mỡ…

- Phụ tùng thay thế: bao gồm các chi tiết, phụ tùng máy móc thiết bị muasắm dự trữ phục vụ cho việc sửa chữa các phương tiện máy móc thiết bị củaCông ty: xăm lốp các loại, vòng bi, viên bi, đồ điện…

- Phế liệu thu hồi: các loại sắt thép vụn, đầu mẩu que hàn…

- Vật liệu phụ khác: vật liệu đồ nghề như: mũi khoan, mũi doa, tarô, kìm,dao…

* Đánh giá nguyên vật liệu tại Công ty

Đánh giá NVL là một công tác quan trọng trong việc tổ chức hạch toánNVL, giúp đánh giá tình hình nhập kho, xuất kho, tồn kho NVL và để phản ánhvào sổ sách kế toán một cách chính xác, thống nhất, hợp lý

* Tính giá nguyên vật liệu nhập kho

- NVL của Công ty chủ yếu là do mua ngoài và được đánh giá theo giáthực tế Do Công ty tính thuế theo phương pháp khấu trừ nên giá ghi trên hoá

SVTH: Trần Thị Lệ Hằng 32 Lớp: CĐ Kế Toán K5

Trang 33

đơn dùng để tính giá vật liệu nhập kho là giá mua chưa bao gồm thuế GTGT.Giá trị NVL nhập kho được xác định như sau:

Các khoảngiảm trừ(nếu có)

Ví dụ 1: Ngày 07 tháng 03 năm 2015, Công ty nhập kho 3560,7 kg thép

tấm 3ly và 1271,7 kg thép tấm 6ly theo Hoá đơn GTGT số 39397 ngày 06 tháng

03 năm 2015 của Công ty Kinh doanh vật tư tổng hợp, với đơn giá ghi trên hoáđơn là 9238 đồng/kg thép tấm 3ly, 9143 đồng/kg thép tấm 6ly Đơn giá nàychưa có thuế GTGT và đã bao gồm chi phí vận chuyển do bên bán chịu

Vậy, giá thực tế NVL nhập kho là:

Giá thép tấm 3ly = 3560,7 9238 = 32.893.746 đồngGiá thép tấm 6ly = 1271,7 9143 = 11.627.153 đồngTổng giá trị NVL nhập kho: = 44.520.899 đồng

- Đối với phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất nhập lại kho: Công ty tiếnhành đánh giá lại Giá của phế liệu thu hồi là giá mà hội đồng đánh giá lại quyếtđịnh, dựa trên việc tham khảo giá thị trường

* Tính giá NVL xuất kho

Mặc dù số lượng, chủng loại NVL nhiều nhưng khả năng quản lý chi tiếtcủa Công ty rất chặt chẽ Công ty sử dụng phương pháp đơn giá thực tế đíchdanh để tính giá trị vật liệu xuất kho Theo phương pháp này, Công ty quản lývật tư theo từng lô hàng, NVL nhập kho của lô hàng nào thì khi xuất dùng chosản xuất kinh doanh sẽ được tính theo giá thực tế nhập kho của lô hàng đó

Ví dụ 2: Ngày 28 tháng 03 năm 2015, theo phiếu xuất kho số 23, Công ty

xuất kho 3737,8 kg thép tấm 3 ly (với đơn giá thực tế nhập kho của lô NVL đó

là 9238 đồng/kg) giao cho anh Hiền thuộc phân xưởng cơ khí 3 để làm vánkhuôn chi nhánh Hà Nội

Vậy đơn giá thực tế xuất kho = đơn giá thực tế nhập kho = 9.238 đồng/kg.Giá trị lô thép tấm 3ly xuất kho = 3.737,8  9.238 = 34.529.796 đồng

2.2.2 Các đối tượng quản lý liên quan đến hạch toán nguyên vật liệu

Đối tượng quản lý thông tin trong phần hành kế toán vật tư tại Công tybao gồm: các chứng từ và tài khoản sử dụng, các loại NVL sử dụng, hệ thốngkho trong Công ty… Tương ứng là hệ thống các danh mục như: danh mục tàikhoản, danh mục vật tư, danh mục kho…

 Đối với danh mục tài khoản: Phần mềm CADS Accounting đã đượcthiết kế sẵn hệ thống tài khoản theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày

Trang 34

20/03/2006 do Bộ Tài chính ban hành Do đó, khi đưa phần mềm vào sử dụng,Công ty chỉ cần khai báo thêm các tài khoản chi tiết để phù hợp với công tác kếtoán tại Công ty.

 Đối với danh mục vật tư:

Ngày đăng: 05/10/2016, 08:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp ghi thẻ song song - báo cáo tốt nghiệp  kế toán NVL  CCDC
Sơ đồ 1.1 Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp ghi thẻ song song (Trang 11)
Bảng kê nhập vật - báo cáo tốt nghiệp  kế toán NVL  CCDC
Bảng k ê nhập vật (Trang 12)
1.6.2. Hình thức nhật ký chung. - báo cáo tốt nghiệp  kế toán NVL  CCDC
1.6.2. Hình thức nhật ký chung (Trang 15)
Bảng tổng hợp chi tiết TK 152SỔ CÁI TK 152.. - báo cáo tốt nghiệp  kế toán NVL  CCDC
Bảng t ổng hợp chi tiết TK 152SỔ CÁI TK 152 (Trang 16)
1.6.4. Hình thức nhật ký chứng từ . - báo cáo tốt nghiệp  kế toán NVL  CCDC
1.6.4. Hình thức nhật ký chứng từ (Trang 17)
Bảng kê - báo cáo tốt nghiệp  kế toán NVL  CCDC
Bảng k ê (Trang 18)
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quy trình công nghệ của Công ty TNHH xuất nhập khẩu Châu Tuấn - báo cáo tốt nghiệp  kế toán NVL  CCDC
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ quy trình công nghệ của Công ty TNHH xuất nhập khẩu Châu Tuấn (Trang 22)
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại - báo cáo tốt nghiệp  kế toán NVL  CCDC
Bảng t ổng hợp chứng từ kế toán cùng loại (Trang 26)
Bảng tổng hợp chi tiết - báo cáo tốt nghiệp  kế toán NVL  CCDC
Bảng t ổng hợp chi tiết (Trang 27)
Bảng tổng hợp Nhập-Xuất-Tồn - báo cáo tốt nghiệp  kế toán NVL  CCDC
Bảng t ổng hợp Nhập-Xuất-Tồn (Trang 37)
Sơ đồ 2.7  :Quy trình luân chuyển phiếu xuất kho - báo cáo tốt nghiệp  kế toán NVL  CCDC
Sơ đồ 2.7 :Quy trình luân chuyển phiếu xuất kho (Trang 37)
Bảng 2.5  :Màn hình xem và in báo cáo - báo cáo tốt nghiệp  kế toán NVL  CCDC
Bảng 2.5 :Màn hình xem và in báo cáo (Trang 39)
Bảng 2.6:  Sổ chi tiết vật tư - báo cáo tốt nghiệp  kế toán NVL  CCDC
Bảng 2.6 Sổ chi tiết vật tư (Trang 41)
Hình thức thanh toán: Chuyển khoản           MST: 2901137444 - báo cáo tốt nghiệp  kế toán NVL  CCDC
Hình th ức thanh toán: Chuyển khoản MST: 2901137444 (Trang 45)
Sơ đồ 1.1: Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp ghi thẻ song song - báo cáo tốt nghiệp  kế toán NVL  CCDC
Sơ đồ 1.1 Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp ghi thẻ song song (Trang 66)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w