Thiết kế truyện cổ tích “ Tấm Cám” theo đặc trưng loại thể Soạn giảng ( (SGK Ngữ văn, lớp 10 tập 1, Nâng cao) I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu được cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, ước mơ thiện thắng ác, tinh thần lạc quan và nhân đạo của nhân dân thể hiện trong truyện. - Hiểu được đặc trưng của một truyện cổ tích thần kỳ 2. Kỹ năng - Nâng cao khả năng nhận biết và phân tích một truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại. - Thấy được nghệ thuật sử dụng yếu tố kỳ ảo, lối kể chuyện hấp dẫn tạo nên giá trị nghệ thuật đặc sắc của truyện “ Tấm Cám” nói riêng và truyện cổ tích thần kỳ nói chung. - Vận dụng những kiến thức đọc hiểu tác phẩm vào tiếng Việt và tập làm văn. 3. Thái độ, tình cảm: - Có được tình yêu với người lao động, củng cố niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện, cái chính nghĩa trong cuộc sống. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Tài liệu tham khảo : những sách vở liên quan đến truyện cổ tích nói chung và “ Tấm Cám” nói riêng: + Sách giáo khoa, Sách giáo viên, thiết kế bài học ngữ văn lớp 10 + Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam ( Nguyễn Đổng Chi). Nguyễn Thị Hồng Lan – Lớp BK55 - ĐHSPHN - 1 - Thiết kế truyện cổ tích “ Tấm Cám” theo đặc trưng loại thể + Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích Việt Nam qua truyện " Tấm cám" , NXB văn học, Hà Nội, 1968 + truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học, khoa ngữ văn trường Đại học tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 1989. + Dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể ( Nguyễn Viết Chữ) - Phương tiện: Máy chiếu, bảng phụ và những tranh ảnh liên quan đến truyện cổ tích " Tấm cám” 2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc tác phẩm trong sách giáo khoa - Chuẩn bị bài học theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa. - Tìm hiểu những vấn đề liên quan đến tác phẩm: tài liểu, tranh ảnh, phim… III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Do đặc trưng thể loại truyện cổ tích cần chú ý đến phương pháp tái tạo, phương pháp gợi tìm. Ngoài ra cần chú ý kết hợp với những phương pháp dạy học khác như: Phương pháp nghiên cứu, phương pháp đọc sáng tạo. - Nhấn mạnh vào những câu hỏi hình dung tưởng tượng tái tạo và tái hiện - Trong quá trình phân tích tác phẩm, GV cần dẫn dắt HS theo sự phát triển của mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám, nghĩa là phải theo sát tiến trình phát triểm của cốt truyện. IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1. Ổn định trật tự lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Nguyễn Thị Hồng Lan – Lớp BK55 - ĐHSPHN - 2 - Thiết kế truyện cổ tích “ Tấm Cám” theo đặc trưng loại thể ?: qua đoạn trích “ Rama buộc tội” nhân dân Ấn độ xưa quan niệm như thế nào về người anh hùng và người phụ nữ lý tưởng? Yêu cầu: - Người anh hùng lý tưởng ngoài tài năng và sức mạnh ra phải đặt danh dự lên trên hết, không thể để kẻ khác xem thường, xúc phạm đến danh dự của mình. - Người phụ nữ lý tưởng phải thủy chung, đức hạnh ?:Rama ruồng bỏ Rita vì những lí do gì? Yêu cầu: Vì danh dự và lòng ghen tuông của người chồng 3. Dẫn dắt vào bài học mới: truyện cổ tích " Tấm cám" Nguyễn Khoa Điểm – Nhà thơ của “ Đất nước” đã viết những câu thơ rất xúc động như sau: Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời Dẫu phải khi cay đắng dập vùi Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu Cây khế chua có đại bang đến đậu Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa Hoa của đất, người trồng cây dựng của… ( Đất nước, trích trường ca “Mặt đường khát vọng”) Những câu truyện cổ tích từ lâu đã thấm nhuần và trở thành tâm hồn người Việt. Chúng ta sinh ra và trưởng thành từ những câu chuyện rất đỗi thân quen nhưng cũng rất thiêng liêng đó của dân tộc. Chắc hẳn trong các em, mỗi em đều có riêng trong trí tưởng tượng của mình một chị Tấm, một chàng Thạch Sanh với những yếu tố thần kỳ rất hấp dẫn. Nhưng những cảm quan ban đầu của các em về truyện cổ tích chưa hẳn đầy đủ bởi truyện dân gian dù được lưu truyền trong quần chúng nhưng cũng ẩn chứa những đặc trưng nghệ thuật rất đặc thù. Hôm nay, cô cùng các em sẽ đi tìm hiểu một Nguyễn Thị Hồng Lan – Lớp BK55 - ĐHSPHN - 3 - Thiết kế truyện cổ tích “ Tấm Cám” theo đặc trưng loại thể văn bản truyện cổ tích rất quen thuộc – truyện cổ tích " Tấm cám" , để các em có thể khám phá được những đặc điểm tiêu biểu nhất trong nội dung và nghệ thuật của thể loại tác phẩm này. 4. Thiết kế bài học Nguyễn Thị Hồng Lan – Lớp BK55 - ĐHSPHN - 4 - Thiết kế truyện cổ tích “ Tấm Cám” theo đặc trưng loại thể Hoạt động của Giáo Viên I. Tìm hiểu chung: .1. Tìm hiểu chung về thể loại truyện cổ tích và " Tấm cám" : GV hướng dẫn HS đọc phần tiểu dẫn trong sách giáo khoa và vận dụng những kiến thức của HS về thể loại truyện cổ tích qua bài “ Khái quát về văn học dân gian Việt Nam” đã được học ?: " Tấm cám" là một truyện cổ tích tiêu biểu, em hãy cho biết thế nào là truyện cổ tích? Hãy kể tên một số truyện cổ tích Việt Nam và thế giới mà em biết? - HS trả lời, có bổ sung. - GV gợi ý giúp HS nhớ những truyện cổ tích tiêu biểu nhất của Việt Nam và nước ngoài. ?: truyện cổ tích được chia làm mấy loại? truyện cổ tích " Tấm cám" thuộc loại nào? Nội dung cần đạt I. Tìm hiểu chung: .1. Tìm hiểu chung về thể loại truyện cổ tích và " Tấm cám" : • Khái niệm truyện cổ tích : - Truyện cổ tích là tác phẩm tự sự bằng văn xuôi mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động. - Một số truyện cổ tích Việt Nam quen thuộc : Thạch Sanh, Sọ Dừa, Em bé thông minh… - truyện cổ tích nước ngoài: Cô bé lọ lem( Pháp), Truyện cổ Grim ( Đức), Công chúa và hạt đậu, Con mèo đi hia ( Đan mạch) • Phân loại truyện cổ tích : - Truyện cổ tích được chia làm 3 loại: + Truyện cổ tích loài vật. + Truyện cổ tích sinh hoạt + Truyện cổ tích thần kỳ - " Tấm cám" thuộc loại truyện cổ tích Nguyễn Thị Hồng Lan – Lớp BK55 - ĐHSPHN - 5 - Thiết kế truyện cổ tích “ Tấm Cám” theo đặc trưng loại thể Nguyễn Thị Hồng Lan – Lớp BK55 - ĐHSPHN - 6 - . kế truyện cổ tích “ Tấm Cám theo đặc trưng loại thể + Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích Việt Nam qua truyện " Tấm cám& quot; , NXB văn. Thiết kế truyện cổ tích “ Tấm Cám theo đặc trưng loại thể văn bản truyện cổ tích rất quen thuộc – truyện cổ tích " Tấm cám& quot; , để các em có thể