Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số 1 ở Tây Nguyên và của cả nước.. Chú trọng phát triển nền công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng tiêu dùng.. Mở rộng và nâng cao các nghề truyền thống, đáp
Trang 1ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI NĂM 2017
(LỊCH SỬ, ĐỊA LÍ, GIÁO DỤC CÔNG DÂN)
Ngày: 11/09/2016 Thời gian: 90 phút
(Đề gồm có 10 trang) Chọn một đáp án đúng và khoanh tròn vào chữ cái A, B, C hoặc D
Câu 1 Thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo độ cao là do:
A Địa hình nước ta đa dạng, chịu ảnh hưởng của khí hậu, đất đai và thành phần sinh vật
B Địa hình phân bậc rõ nét, mùa đông lạnh, mùa hạ nóng
C Núi cao chiếm ưu thế chủ yếu là núi trẻ, Hoàng Liên Sơn là núi cao nhất
D Khí hậu phân hóa theo mùa, độ cao thay đổi tùy nơi
Câu 2 Đây là điểm khác biệt về khí hậu giữa Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
A Mùa mưa ở Nam Trung Bộ chậm hơn
B Mùa mưa của Nam Trung Bộ sớm hơn
C Chỉ có Nam Trung Bộ mới có khí hậu cận Xích đạo
D Nam Trung Bộ không chịu ảnh hưởng của phơn Tây Nam
Câu 3 Dải đồng bằng Duyên hải Miền trung là vùng chịu tác động mạnh của bão vì:
A Ba tháng có bão mạnh là 8, 9, 10 chiếm tới 70% tổng số cơn bão
B Dải hội tụ nhiệt đới cùng với cường độ của gió tín Phong và gió Tây Nam được tăng cường
C Vùng này nằm ven biển và trong khu vực gió mùa châu Á, chịu tác động của biển Đông, hay xảy ra bão
D Tất cả các ý trên
Câu 4 Dựa vào bảng số liệu sau đây về diện tích rừng của nước ta qua một số năm.
(Đơn vị : triệu ha)
Tổng diện tích rừng 14,3 9,6 7,2 9,2 10,9 12,1
Rừng tự nhiên 14,3 9,5 6,8 8,4 9,4 10,0
Nhận định đúng nhất là :
A Tổng diện tích rừng đã được khôi phục hoàn toàn
B Diện tích rừng trồng tăng nhanh nên diện tích và chất lượng rừng được phục hồi
Trang 2C Diện tích và chất lượng rừng có tăng nhưng vẫn chưa phục hồi hoàn toàn.
D Diện tích rừng tự nhiên tăng nhanh hơn diện tích rừng trồng
Câu 5 Gia tăng dân số được tính bằng:
A Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và cơ học
B Tỉ suất sinh trừ tỉ suất tử
C Tỉ suất sinh cộng với tỉ lệ chuyển cư
D Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cộng với tỉ lệ xuất cư
Câu 6 Để sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động trẻ ở nước ta, thì phương
hướng trước tiên là :
A Lập các cơ sở, các trung tâm giới thiệu việc làm
B Mở rộng và đa dạng hóa các ngành nghề thủ công truyền thống
C Có kế hoạch giáo dục và đào tạo hợp lí ngay từ bậc phổ thông
D Đa dạng hóa các loại hình đào tạo
Câu 7.Phương hướng giải quyết việc làm đối với khu vực thành thị là :
A Xây dựng nhiều nhà máy lớn với quy trình công nghệ tiên tiến, cần nhiều lao động
B Xây dựng nhiều nhà máy với quy mô nhỏ, cần nhiều lao động phổ thông
C Xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ quy mô nhỏ, kĩ thuật tiên tiến, cần nhiều lao động
D Xuất khẩu lao động
Câu 8 Nước ta 3/4 diện tích là đồi núi lại có nhiều rừng ngập mặn, rừng phi lao ven biển
cho nên :
A Lâm nghiệp có vai trò quan trọng hàng đầu trong cơ cấu nông nghiệp
B Lâm nghiệp có mặt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ
C Việc trồng và bảo vệ rừng sử dụng một lực lượng lao động đông đảo
D Rừng ở nước ta rất dễ bị tàn phá
Câu 9 Các cảng lớn của nước ta xếp theo thứ tự từ Nam ra Bắc là :
A Cái Lân, Hải Phòng, Cửa Lò, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Sài Gòn, Cần Thơ
B Sài Gòn, Cần Thơ, Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Vinh, Cái Lân, Hải Phòng
C Trà Nóc, Sài Gòn, Nha Trang, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Cửa Lò, Hải Phòng, Cái Lân
D Cam Ranh, Dung Quất, Liên Chiểu, Chân Mây, Vũng Áng, Nghi Sơn
Câu 10 Điểm khác nhau giữa công nghiệp dệt và công nghiệp may của chúng ta hiện nay là :
A Công nghiệp dệt là ngành truyền thống, công nghiệp may là ngành mới ra đời
B Công nghiệp dệt phát triển chậm và hiệu quả không cao bằng ngành may
C Công nghiệp dệt thường gắn với vùng nguyên liệu, công nghiệp may gắn với thị
Trang 3D Công nghiệp may phân bố rộng rãi hơn công nghiệp dệt
Câu 11 Cho bảng số liệu sau: (trả lời từ câu 11 đến câu 13)
Giá trị sản xuất nông, lâm và thủy sản của nước ta (theo giá thực thế) Đơn vị: tỉ đồng
Biểu đồ thích hợp nhất là:
A Biểu đồ miền B Biểu đồ cột đôi
C Biểu đồ tròn D Biểu đồ cột chồng
Câu 12: Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của nước ta từ năm 2000 đến 2005:
A Có sự thay đổi, tăng nhanh và liên tục
B Năm sau (2005) tăng gấp 1,57% năm trước (2000)
C Ngành thủy sản tăng nhanh nhất, tiếp theo là lâm nghiệp sau đó tới trồng trọt
D Cả B và C đúng
Câu 13 Về cơ cấu sản xuất nông, lâm và thủy sản chuyển dọc theo hướng :
A Giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng nhanh tỉ trọng lâm nghiệp và thủy sản
B Giảm nhanh tỉ trọng nông nghiệp, giảm nhẹ tỉ trọng lâm nghiệp và tăng nhanh tỉ trọng ngành thủy sản
C Nông nghiệp giảm nhanh do chính sách không chú trọng và xem nhẹ nền nông nghiệp
D Thủy sản và lâm nghiệm được trú trọng quan tâm hơn nên tăng rất nhanh
Câu 14 Ý nghĩa về xã hội trong việc phát huy thế mạnh ở Trung du và miến núi Bắc Bộ là:
A Góp phần giải quyết việc làm, phân bố lại dân cư và nguồn lao động
B Góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc
C Góp phần tăng thêm nguồn lực phát triển cho vùng và cả nước
D Góp phần sự dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, nâng cao đời sống người dân, xóa dần sự chênh lệch và mức sống giữa trung du miền núi với đồng bằng
Câu 15 Sản lượng lương thực bình quân đầu người ở Đồng bằng sông Hồng thấp hơn mức bình quân
của cả nước vì:
A Đất chuyên dùng và đất thổ cư tăng nhanh dẫn tới diện tích đất canh tác ngày càng giảm
B Bình quân đất canh tác theo đầu người thấp, khả năng thâm canh có giới hạn
C Dân đông, nguồn lao động dồi dào, đất chật nên hầu như diện tích đất canh tác không còn nữa
Trang 4D Tất cả các ý trên.
Câu 16 Bắc trung bộ và Duyên hải Nam trung bộ có điểm khác nhau như thế nào về đánh bắt và nuôi
trồng thủy hải sản?
A Bắc Trung Bộ có sản lượng nuôi trồng lớn, Duyên Hải Nam trung Bộ có sản lượng khai thác lớn
B Bắc Trung Bộ có sản lượng khai thác lớn, Duyên Hải Nam trung Bộ có sản lượng nuôi trồng lớn
C Bắc trung bộ có sản lượng nuôi trồng lớn, ngày càng giảm về tỉ trọng; Duyên hải Nam trung Bộ có sản lượng khai thác lớn, ngày càng tăng về tỉ trọng
D Cà và và C đúng
Câu 17 Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số 1 ở Tây Nguyên và của cả nước Diện tích cà phê ở
Tây Nguyên năm 2006:
A Khoảng 450 nghìn ha, chiếm ¾ diện tích của cả nước
B Khoảng 460 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích của cả nước
C Khoảng 460 nghìn ha, chiếm ¾ diện tích của cả nước
D Khoảng 450 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích của cả nước
Câu 18 Trong khai thác dầu khí, Đông Nam Bộ tập trung vào phát triển
A Công nghiệp dầu thô
B Công nghiệp lọc, hóa dầu
C Công nghiệp nhiệt điện và lọc dầu
D Công nghiệp nhiệt điện chạy bằng dầu khí
Câu 19 Đồng bằng sông Cửu Long có khả năng phát triển kinh tế nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản
lớn nhất nước vì
A Khí hậu thuận lợi, sông ngòi chằng chịt, chiếm 54% trữ lượng cá biển
B Hệ thống rừng ngập mặn chiếm diện tích lớn, mùa bão không ảnh hưởng
C Người dân cần cù, chịu khó, có kinh nghiệm
D Tất cả ý trên
Câu 20 Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam hướng tới sự phát triển trong tương lai là:
A Chú trọng phát triển nền công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng tiêu dùng
B Phát triển các ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp trọng điểm và công nghệ cao, phát triển thương mại và du lịch
C Phát triển các khu công nghiệp tập trung, kĩ thuật tiên tiến
D Mở rộng và nâng cao các nghề truyền thống, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, công nghiệp trọng điểm làm nòng cốt
Câu 21 Theo sự phân chia của các nước lớn tại Hội nghị Ianta (2 – 1945) về sự phân chia khu vực
đóng quân thì miền Tây nước Đức sẽ nước nào chiếm đóng?
A Pháp B Mỹ C Anh D Liên Xô
Trang 5Câu 22 Bản Hiến chương Liên hợp quốc có hiệu lực từ ngày:
A 24 – 10 – 1945 B 25 – 10 – 1945
C 12 – 10 – 1945 D 11 – 12 – 1945
Câu 23 Ba nước nào ở Đông Nam Á giành được độc lập vào tháng 8 – 1945?
A Inđônêsia, Lào, Campuchia B Việt Nam, Lào, Campuchi
C Việt Nam, Inđônêsia, Lào D Inđônêsia, Việt Nam, Campuchia
Câu 24 Điểm giống nhau trong các chính sách đối ngoại thời tổng thống Mỹ là gì?
A Chuẩn bị tiến hành “Chiến tranh tổng lực”
B “Chiến lược hóa toàn cầu”
C Xác lập một trật tự thế giới có lợi cho Mỹ
“Chủ nghĩa lấp chỗ trống”
Câu 25 Ngày 28 – 6 – 1991, diễm ra sự kiên gì gắn với các nước xã hội chủ nghĩa?
A Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ trong cong cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
B Hội đồng tương trợ kinh tế tuyên bố giải thể
C Tổ chức Hiệp ước Vacsava tuyên bố chấm dứt hoạt động
D Liên Xô cắt đứt quan hệ với các nước xã hội Chủ nghĩa Đông Âu
Câu 26 Điểm mới trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp là gì?
A Vừa khai thác vừa chế biến B Đầu tư phát triển công nghiệp nhẹ
C Đầu tư phát triển công nghiệp nặng D Tăng cường đầu tư thu lãi cao
Câu 27 Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân đi vào đấu tranh tự giác?
A Cuộc bãi công của công nhân thợ nhuộm ở Chợ Lớn (1922)
B Cuộc bãi công của công nhân Bắc kì (1922)
C Cuộc bãi công của công nhân thợ máy xưởng Ba Son ngăn tàu chiến Pháp sang đàn áp cách mạng Trung Quốc (8 – 1925)
D Cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định (1926)
Câu 28 Ý nghĩa những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919 – 1925:
A Tiếp thu tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin
B Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam
C Xây dựng mới liên hệ giữa công nhân và nông dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
D Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới
Câu 29 Ý nghĩa lớn nhất vế sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là:
A Là sự kết hợp của quá trình đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam
B Mở ra một bước ngoặt lịch sử vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam
Trang 6C Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối cách mạng Việt Nam.
D Là bước chuẩn bị đầu tiên cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam
Câu 30 Hãy chọn một cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống sau: “Phong trào cách mạng 1930 –
1031 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh là một sự kiện lịch sử trọng đại trong lịch sử dân tộc nước
ta Phong trào đã ”
A Đánh bại hoàn toàn bọn thực dân Pháp và bọn phong kiến
B Giáng một đòn quyết liệt vào bè lũ đế quốc và phong kiến tay sai
C Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng tháng Tám 1945
D Làm lung lay tận gốc chế độ phong kiến ở nông thôn
Câu 31 Đến tháng 3 – 1938, tên gọi của mặt trận dân chủ ở Đông Dương là gì?
A Mặt trận dân chủ Thống nhất Đông Dương
B Mặt trận thống nhất phản đế Đông Dương
C Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương
D Mặt trân Việt Minh
Câu 32 Các đại biểu đều nhất trí tán thành Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 sắc lệnh của Mặt trân Việt
Minh, lập Ủy ban dân tộc Giải phóng Việt Nam ( tức chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm chủ tịch, đó là quyết định của:
A Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (15 – 8 – 1945)
B Đại hội quốc Dân họp ở Tân Trào (16 – 8 – 1945)
C Đại hội Đảng lần thứ I ở Ma Ca, Trung Quốc (1935)
D Hội nghị quân sự Bắc Kì (4 – 1945)
Câu 33 Kết quả lớn nhất của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 là:
A Làm thất bại hoàn toàn âm mưu kéo dài chiến tranh Pháp - Mĩ
B Tiêu diệt và bắt sống 16200 tên địch, bắn hạ 62 máy bay, thu được nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại của Pháp, Mĩ
C Giải phóng 4000km đất đai và 40 vạn dân
D Đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao
Câu 34 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập cơ quan Bình dân học vụ vào ngày tháng năm
nào?
A 7 – 3 – 1945 B 8 – 9 – 1945 C 8 – 9 – 1945 D 10 – 9 – 1945
Câu 35 Điểm khác nhau giữa “chiến tranh đặc biệt” và “Việt Nam hóa” chiến tranh là gì?
A Hình thức chiến tranh thực dân mới
B Có sự phối hợp đáng kể một bộ phận lực lượng Mĩ
C Sự chỉ huy của một hệ thống cố vấn Mĩ
D Cả và và B đúng
Câu 36 Nguyên nhân cơ bản nào để ta mở tiến công chiến lược năm 1972?
A Ta giành thắng lợi trên các mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao trong 3 năm 1969, 1970, 1971
B Nước Mĩ nảy sinh nhiều mâu thuẫn thông qua cuộc bầu cử Tổng thống 1972
C Địch chủ quan do phán đoán sai thời gian, quy mô và phương hường tiến công của ta
Trang 7D Ngụy quyền Sài Gòn gặp nhiều khó khăn
Câu 37 Cuối năm 1974 đầu năm 1975, ta mở đợt hoạt động quân sự trọng tâm ở đâu?
A Đồng bằng Nam Bộ B Đồng bằng Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ
C Trung Bộ và khu V D Mặt trận Trị - Thiên
Câu 38 Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975: mốc mở đầu và kết thúc”?
A Mở đầu: 9 – 4 – 1975, kết thúc: 30 – 4 – 1975
B Mở đầu: 4 – 3 – 1975, kết thúc: 30 – 4 – 1975
C Mở đầu: 19 – 3 – 1975, kết thúc: 2 – 5 – 1975
D Mở đầu: 4 – 3 – 1975, kết thúc: 2 – 5 – 1975
Câu 39 Việc thống nhất về mặt nhà nước có ý nghĩa gì?
A Đáp ứng nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân
B Tạo điều kiện cho sự thống nhất dân tộc ở các lĩnh vực khác
C Tạo điều kiện thuận lợi để cả nước cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tiến lên xã hội chủ nghĩa
D Tất cả đều đúng
Câu 40 Quan điểm đổi mới của Đảng tại Đại hội Đảng lần VI là:
A Đổi mới về kinh tế B Đổi mới về chính trị
C Đổi mới về văn hóa D Đổi mới toàn diện và đồng bộ
Câu 41 Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện ở :
A Pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội
B Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội
C Pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động
D Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội
Câu 42 Bản chất giai cấp của Pháp luật:
A Đảm bảo lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam
B Đảm bảo lợi ích của giai cấp lãnh đạo, nhưng giai cấp công nhân và nông dân được tự do dân chủ
C Pháp luật là điều kiện để nhà nước ràng buộc mọi công dân
D A và B đúng
Câu 43 Các hình thức thực hiện pháp luật theo thứ tự là:
A Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, áp dụng pháp luật và tuân thủ pháp luật
B Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật
C Tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật
D Tuân thủ pháp luật, sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật và áp dụng pháp luật
Câu 44 Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo
quy định của pháp luật có độ tuổi là:
A Từ đủ 18 tuổi trở lên B Từ 18 tuổi trở lên
Trang 8C Từ đủ 16 tuổi trở lên D Từ đủ 14 tuổi trở lên
Câu 45 Công dân bình đẳng trước pháp luật là:
A Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo
B Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống
C Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia
D Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật
Câu 46 Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
thể hiện qua việc:
A Quy định quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp và Luật
B Tạo ra các điều kiện bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật
C Không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật
A Tất cả các ý trên
Câu 47 Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng là:
A Vợ chồng có nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt
B Tôn trọng danh dự và nhân phẩm của nhau
C Quản lí tài sản cùng nhau, hoặc quản lý riêng
D Tất cả ý trên đều đúng
Câu 48 Nhận định nào sai trong các nhận định sau:
A Mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh theo sở thích và khả năng, nếu có đủ điều kiện
B Mọi doanh nghiệp đều có thể không đăng kí kinh doanh trong những ngành, nghề mà PL không cấm
C Mọi loại hình doanh nghiệp đều bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh,
D Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Câu 49 Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc:
A Là cơ sở đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc
B Đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước
C Góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
D Tất cả ý trên
Trang 9Câu 50 Trường hợp nào sau đây thì mới được bắt, giam, giữ người:
A Bắt người khi đang bị tình nghi có hành vi vi phạm pháp luật
B Bắt, giam, giữ người khi người này có dấu hiệu nghiện ma tuý
C.Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã
D Bắt giam người khi người này có người thân phạm pháp luật
Câu 51 Hành vi nào sau đây xâm phạm đến quyền danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng của
người khác?
A Dùng lời lẽ xấu bôi nhọ, xúc phạm đến người khác
B Mẹ đánh đập, dạy dỗ con
C Công an tra tấn hỏi cung phạm nhân
D Tất cả ý trên
Câu 52 Công dân nào sau đây có quyền được bầu cử?
A Người từ đủ 18 tuổi trở lên B Người đang bị tình phạm tội
C Người phải đủ 16 tuổi trở lên D Người đang bị mất một phần năng lực dân sự
Câu 53 Ý nghĩa của quyền bầu cử và ứng cử của công dân:
A Đây là cơ sở pháp lí – chính trị quan trọng để hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước , để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình
B Thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước ta
C Góp phần xây dựng nhà nước mang chủ nghĩa cá nhân
D A và B đúng
Câu 54 Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế “Dân biết, dân bàn, dân làm,
dân kiểm tra”, theo Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở có mấy loại:
A 3 B 4 C 5 D 6
Câu 55 Quy trình tố cáo và giải quyêt tố cáo gồm có mấy bước?
A 3 B 4 C 5 D 6
Câu 56 Nội dung quyền học tâp của công dân:
A Mọi công dân đều có quyền học tập từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành, nghề nào
B Có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời
C Có thể nghỉ học nếu không đáp ứng được nhu cầu phát triển xã hội và kinh tế gia đình
D A, B đúng
Câu 57 Từ ngày 15-12-2007, theo nghị quyết 32/CP/2007 mọi người ngồi trên xe gắn máy phải đội
mũ bảo hiểm, điều này thể hiện:
A Nội dung của pháp luật
B Đặc trưng của pháp luật
Trang 10C Bản chất của pháp luật.
D Vai trò của pháp luật
Câu 58 Trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản có giá trị pháp lý cao nhất là:
A Hiến pháp B Hiến pháp, luật và pháp lệnh
C Hiến pháp và luật D Nghị định của chính phủ
Câu 59 Công dân ở độ tuổi nào thì có quyền được ứng cử vào cơ quan Nhà nước?
A Từ 18 tuổi trở lên B Từ đủ 20 tuổi
C Từ đủ 22 tuổi D Không bị mất năng lực hành vi dân sự
Câu 60 Người bị bệnh tâm thần có hành vi trái pháp luật có được xem là vi phạm pháp luật không?
A Có B Không C Tùy từng trường hợp D Tất cả đều sai
-HẾT - Thí sinh không được sử dụng tài liệu và Atlat địa lí Việt Nam