1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

đề thi thử thpt quốc gia năm 2016 môn ngữ văn truong thpt yen lac 2 vinh phuc

3 248 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 283,17 KB

Nội dung

PHẦN I: ĐỌC HIỂU 6,0 điểm Cho văn bản sau: “Đêm qua tôi nghe Tổ quốc gọi tên mình Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả Nơi bão tố dập

Trang 1

TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 NĂM HỌC 2015 - 2016

Môn: Ngữ văn, Khối: 12

Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian phát đề)

Đề thi gồm: 01 trang

I PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Cho văn bản sau:

“Đêm qua tôi nghe Tổ quốc gọi tên mình Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá

Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả Nơi bão tố dập dồn, chăng lưới, bủa vây

Tổ quốc của tôi, Tổ quốc của tôi!

Bốn nghìn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ Thắp lên ngọn đuốc Hòa bình, bao người đã ngã Máu của người nhuộm mặn sóng biển Đông

Ngày hôm nay kẻ lạ mặt rập rình Chúng ngang nhiên chia cắt tôi và Tổ quốc Chúng dẫm đạp lên dáng hình đất nước Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau Sóng chẳng bình yên dẫn lối những con tàu Sóng quặn đỏ máu những người đã mất Sóng cuồn cuộn từ Nam chí Bắc Chín mươi triệu môi người thao thức tiếng “Việt Nam”

Chín mươi triệu người lấy thân mình chở che Tổ quốc linh thiêng

Để giấc ngủ trẻ thơ bình yên trong bão tố

Ngọn đuốc Hòa bình trên tay rực lửa

Tôi lắng nghe

Tổ quốc gọi tên mình!”

(Tổ quốc gọi tên - Nguyễn Phan Quế Mai)

Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:

1 Xác định nội dung chính của văn bản

2 Chỉ ra phương thức biểu đạt của văn bản

3 Cho biết bài thơ được viết theo thể thơ gì?

4 Anh/ chị hiểu như thế nào về câu thơ: “Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau”?

5 Hãy viết một bài văn (khoảng 400 từ) trả lời cho câu hỏi “ Bạn suy nghĩ và hành động như thế nào khi

tổ quốc gọi tên mình”?

II PHẦN II: LÀM VĂN (4,0 điểm)

Anh/ chị hãy phân tích những cảm nhận mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về hình tượng đất nước trong đoạn trích “Đất nước” – trích “Trường ca Mặt đường khát vọng”

HẾT

Thí sinh không được sử dụng tài liệu Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Trang 2

TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 NĂM HỌC 2015 - 2016

Môn: Ngữ văn, Khối: 12

Hướng dẫn chấm gồm: 02 trang

I Hướng dẫn chung

- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm

- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có tư duy khoa học, lập luận sắc sảo, có khả năng cảm thụ văn học và tính sáng tạo cao

- Sau khi chấm xong, điểm toàn bài làm tròn đến 0,25 điểm

II Đáp án và thang điểm

I 1 Văn bản trên thể hiện tình yêu của tác giả đối với tổ quốc đồng thời góp

tiếng nói khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam

1,0

4 Câu thơ: “Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau” cho thấy biển, đảo là

bộ phận làm nên sự toàn vẹn lãnh thổ và cũng là bộ phận không thể tách rời của Việt Nam Vì vậy, “một tấc” biển bị xâm phạm sẽ làm cho cả dân tộc cảm thấy “đớn đau”

1,0

5 Khi tổ quốc gọi tên mình:

- Là học sinh cần phải cố gắng học tập, trau dồi tri thức, tích cực rèn luyện để tôi luyện bản lĩnh

- Trong thời hòa bình thì ra sức cống hiến, xây dựng tổ quốc giàu đẹp Khi tổ quốc bị đe dọa thì sẵn sàng hi sinh, sẵn sàng hóa thân vào dáng hình tổ quốc

- Mỗi người cần phải ý thức rõ và chuẩn bị thật tốt cho hành trang của mình:

một sức khỏe cường tráng, một trí tuệ minh mẫn, một bản lĩnh kiên cường

và một ý chí quyết tâm cao độ để khi “tổ quốc gọi tên mình”, mọi người sẽ hiến dâng

1,0 1,0

1,0

II Những cảm nhận mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về hình tượng đất

nước:

4,0

1 Trước Nguyễn Khoa Điềm, các tác giả như: Chế Lan Viên, Tố Hữu,

Nguyễn Đình Thi…cảm nhận hình tượng đất nước từ phương diện lịch sử

Vì thế, hình tượng đất nước thường mang vẻ đẹp lớn lao, kỳ vĩ Hình tượng

1,0

Trang 3

_HẾT

đất nước gắn với vẻ đẹp sử thi và lãng mạn Các tác phẩm tiêu biểu: Tổ quốc có bao giờ đẹp thế này chăng?; Đất nước ( Nguyễn Đình Thi), Dáng đứng Việt Nam…

2 Khác với các nhà thơ đi trước, Nguyễn Khoa Điềm đưa ra một cách cảm nhận mới mẻ về hình tượng đất nước Đất nước được cảm nhận phương diện văn hóa đời sống Đất nước gắn với chiều rộng của không gian địa lý, chiều dài của thời gian lịch sử và chiều sâu của văn hóa đời sống Vì vậy, hình tượng đất nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm không trừu tượng, xa xôi mà giản dị, gần gũi, thân thương với đời sống của mỗi con người

1,0

3 Nguyễn Khoa Điềm còn cho thấy, đất nước là sự thống nhất giữa cá nhân

và cộng đồng, từ đó xác định trách nhiệm của mỗi người đối với đất nước 1,0

4 Đặc biệt, Nguyễn Khoa Điềm còn nêu lên tư tưởng đất nước của nhân dân Đất nước do nhân dân làm ra và xây dựng nên Đất nước được làm nên từ

sự hóa thân kỳ diệu của hàng nghìn lớp người, những con người bình dị vô danh, đất nước được hình thành từ những ước mơ, khát vọng được tích tụ nghìn đời của cha ông xưa, đất nước được lớn lên theo sự cần cù trong lối sống và sự anh dũng trong truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta…

1,0

Lưu ý:

- Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải nêu đủ các ý trên,

đạt được yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, diễn đạt rõ ràng thì mới được điểm tối đa

Ngày đăng: 04/10/2016, 16:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w