Có cây chịu nắng như cây hoa Mai, Cây hoa Trang, cây hoa Sứ, … những cây này tôi đều bố trí ở sân có nắng như trước cổng trường, sảnh mặt tiền lầu 1, cũng có cây sống trong chỗ râm mát n
Trang 1I/ ĐẶT VẤN ĐỀ :
Đã từ lâu, việc phát động Môi trường xanh – sạch – đẹp – an toàn là chủ trương của Thành phố, Quận nói chung đã đi vào nề nếp hàng năm Đây cũng là mục tiêu của trường chuyên biệt BÌNH MINH trong nhiều năm qua, nhằm tạo điều kiện tốt để tăng cường xây dựng môi trường sư phạm khang trang sạch đẹp,
đồng thời củng cố việc xây dựng “Trường ra trường – lớp ra lớp”
Và nay còn hơn thế nữa, Chúng tôi muốn xây dựng nhà trường là một môi trường văn hóa ngày càng tiện nghi hơn, mang đến cho mọi người ở đây một không khí trong lành, tăng thêm sức khỏe; tạo điều kiện cho việc giảng dạy của giáo viên , học tập của học sinh ngày càng hoàn thiện hơn và đạt hiệu quả hơn
Từ năm học 2003 – 2004, được Ban giám hiệu nhà trường phân công cho tôi là tổ trưởng tổ Bảo vệ, kiêm chăm sóc, bảo vệ cây xanh, cây kiểng, và đảm bảo an toàn cơ sở vật chất và môi trường
Lúc đầu, khi được giao nhiệm vụ, tôi rất lo lắng vì việc chăm sóc cây xanh, cây kiểng, tôi chưa làm bao giờ và chưa có kinh nghiệm Nhưng có một điểm rất thuận lợi là bản thân tôi rất thích cây cảnh Phải làm như thế nào để nhà trường mình có được môi trường xanh – sạch – đẹp – an toàn như các cơ quan, trường bạn? Câu hỏi này cứ xoay quanh đầu và đốc thúc tôi trong quá trình làm nhiệm
vụ
II/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TRƯỜNG:
- Trường Chuyên biệt BÌNH MINH chúng tôi nằm trên đường Nguyễn Thái Học, thuộc phường Tân Thành, Quận Tân Phú Trường được khánh thành vào tháng 7/2001
- Trường khang trang, sân bãi vừa đủ với số học sinh trường, có số cây kiểng
và cây xanh tương đối, không có cây to bóng mát, giàn leo, các hành lang trên lầu chưa có cây xanh nên sân trường và các dãy hành lang lớp học còn nắng nhiều Giờ hoạt động ngoài trời của trẻ ở các lớp Mầm non chưa thực hiện tốt được
- Cán bộ quản lý và một vài giáo viên cũng rất quan tâm đến môi trường xanh
- Học sinh trường hầu hết là các cháu chậm phát triển trí tuệ nên việc giáo dục về giữ gìn chăm sóc bảo vệ cây xanh cũng thật khó khăn
III/ NỘI DUNG – BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :
Bước 1 : Nghiên cứu, tìm hiểu đặc tính của các loại cây trường đã có Kê xếp bày trí cho phù hợp, tạo cảnh quan đẹp, dễ chăm sóc và tiện việc giáo dục trẻ
1/ Nghiên cứu tìm hiểu đặc tính của từng loại cây trường đã có:
Trang 2Bản thân theo dõi quá trình phát triển của từng loại cây trường hiện có Thông qua kinh nghiệm thực tế, bạn bè, sách báo – tài liệu, Tôi đã hiểu được phần nào đặc tính của các loại cây Có cây chịu nước, phải tưới nhiều như các cây Cau, cây Vạn Thiên Thanh, Thiết Mộc Lan, cây hoa Nhài, … Có cây không chịu nước, chịu sống khô hạn, tưới ít như cây hoa Sứ, cây Kim phát tài, Hoa Trang,
… Có cây chịu nắng như cây hoa Mai, Cây hoa Trang, cây hoa Sứ, … những cây này tôi đều bố trí ở sân có nắng như trước cổng trường, sảnh mặt tiền lầu 1, cũng
có cây sống trong chỗ râm mát như cây Thủy trúc, Bạch Môn, Vạn Thiên Thanh
… để nơi râm, mát, ít nắng như sân trong, các hành lang, cầu thang Riêng đối với câu cau Sâm Banh, chúng rất chịu nắng, gió và phải tưới nước thật nhiều, nắng càng nhiều thì bụng cây cau Sâm Banh càng lớn, càng đẹp
2/ Kê xếp bày trí cho phù hợp, tạo cảnh quan đẹp, dễ chăm sóc và tiện
việc giáo dục trẻ
Sau khi biết được đặc tính của từng loại cây, các cây dễ chăm sóc có chiều cao và to vừa phải như cây Vạn Thiên Thanh, Thủy trúc, Ngũ gia bì, Lá màu, Đinh Lăng, Trầu bà Thái… Chúng tôi xếp trên các hành lang cầu thang Để an toàn đối với trẻ, chúng tôi dùng kẽm cột chặt vào các lan can, dưới các chậu cảnh đều có đĩa kê để giữ vệ sinh, khi tưới cây nước không rỉ chảy dơ hành lang, cầu thang Một điều mà chúng tôi cũng phải lưu ý, những chậu cây này chỉ tưới nước vừa đủ, không để nước dư đọng ở đĩa, dễ sinh lăng quăng, muỗi, không an toàn cho sức khỏe trẻ Các cây chịu nắng, cây ăn quả, chúng tôi xắp xếp trên sảnh lớn mặt tiền lầu 1, trước phòng Vi tính Nơi đây là một góc Thiên nhiên Các cây chịu râm mát, chúng tôi sắp xếp dọc hai bên sân trong và chọn những cây có dáng đẹp, phù hợp, chúng tôi xếp trước cửa trường và hồ bơi, nơi mà từ ngoài cửa trường nhìn trực diện vào trường Khi nhìn vào trường, phụ huynh và khách thấy ngay vẻ đẹp của trường, có môi trường xanh, tươi mát, thoáng, sạch, an toàn… Và cảm thấy hài lòng, vui vẻ, có dấu ấn về trường
Thỉnh thoảng chúng tôi vẫn phải kiểm tra lại các chậu cây có hiện tượng: Cây không phát triển, hoặc yếu dần, hoặc có thể mang đến nguy hiểm, không đảm bảo vệ sinh, Chúng tôi đều có kế hoạch chuyển đổi vị trí hoặc có chế độ chăm sóc đặc biệt
Bước 2 : Tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và nhân giống cây cảnh
+ Hàng ngày, chúng tôi thường tưới cây 2 lần: vào buổi sáng sớm từ 5giờ30 đến 6giờ30, giúp cây tiếp xúc ánh nắng, quang hợp tốt; và buổi chiều từ
17 giờ đến 18 giờ, giúp cây hấp thụ chất đạm, phát triển rễ, nuôi cây tốt Công việc này chúng tôi thống nhất giữa hai bảo vệ thực hiện và có được sự hỗ trợ của giáo viên đối với các chậu cảnh ở hành lang, cầu thang trước cửa hoặc gần lớp
+ Hàng tuần, chúng tôi vệ sinh, hái lá vàng, cắt tỉa bỏ những cành yếu để cây mọc ra những nhánh mới khỏe và tốt hơn; lặt bỏ cỏ dại mọc quanh gốc
Trang 3+ Hai tuần, chúng tôi lại bón phân đạm, bánh dầu một lần Khi phát hiện cây bị sâu rầy thì phải phun thuốc ngay Đối với cây Thiên Tuế, thường rất dễ bị dạng sâu ăn lá, chúng tôi phải phun thuốc ngừa khi cây mới đâm chồi thì các lá non mới còn và có thể phát triển được Thường khi phun thuốc trừ sâu rầy vào chiều thứ bảy để không ảnh hưởng tới sức khỏe học sinh
+ Tùy theo từng loại cây: một quý, 6 tháng hoặc1 năm Khi nhìn thấy cây phát triển chậm, nhiều lá vàng và rụng nhiều, cây xơ xác Lúc đó, chúng tôi phải thay toàn bộ đất, bón phân bò khô, trộn với tro chấu, bánh dầu Ví dụ như
- Các cây cau trồng trong chậu, một năm rễ mọc đầy chậu, không còn thấy đất, chúng tôi phải bỏ ra ngoài, cắt tỉa bỏ bớt rễ phụ, sau đó thay đất mới và bón phân
- Đối với cây hoa Mai, sau tết, tháng giêng, chúng tôi cắt tỉa bỏ tất cả những cuống hoa đã tàn và một số cành để giữ dáng cây Mai cho năm sau Sau đó vét bớt một lớp đất cũ xung quanh từ 5 đến 7 cm và sâu từ 20 – 30 cm, thêm đất mới và bón phân Khoảng tháng bảy, tháng tám ta, chúng tôi bón thêm phân lần nữa để nuôi cây khỏe mạnh chuẩn bị cho hoa tết Trước tết nửa tháng, chúng tôi ngắt lá và theo dõi sự phát triển của cây và có chế độ chăm sóc cho phù hợp
- Đối với các loại củ cho hoa, chúng tôi chăm sóc cây thật tốt để cho củ
to Khi muốn củ có Hoa, trước đó 2 tháng, nhổ cây lên cắt trụi lá, rễ để nơi râm mát không tiếp xúc đất 1 tháng, kế đó trồng lại vào chậu chăm sóc bình thường khoảng 20 ngày sau cây sẽ trổ nụ, cho hoa
+Nhân giống các loại cây:
- Đối với các cây dễ nhân giống như cây Thủy Trúc, Thiết Mộc Lan, Kim Phát Tài, Vạn Thiên Thanh, Hoa Sứ, chỉ cần cắt nhánh già, cắm vào đất,
để chỗ râm trong thời gian từ 10 – 15 ngày sẽ cho cây mới Các loại trên hiện nay trường có mỗi loại từ 6 đến 10 chậu
Trang 4- Riêng cây hoa Nhài, để nhân giống nhanh và có cây con nhiều, chúng tôi phải moi một số nhánh rễ cây Nhài lên khỏi mặt đất, cắt đứt đoạn và từ hai đầu cắt, rễ sẽ đâm ra cây con, chúng tôi đã dùng phương pháp này nhân giống, trồng được 2 bồn hoa Nhài trước cổng trường gồm 12 cây, trong sân
có 2 chậu Nhài to, đẹp, nở hoa quanh năm, và gửi tặng một số thây cô trong trường trồng ở nhà
- Mỗi cây cảnh trong trường, chúng tôi đều chú ý đến dáng dấp, nên ngay từ lúc cây còn nhỏ, chúng tôi đã uốn theo các đường cong như ý để tạo dáng đẹp cho cây Như các cây Sung, cây hoa Mai,
Bước 3: Bổ sung thêm các loại cây cần thiết, mở rộng thêm các khu vực trồng cây xanh xung quanh trường
+ Để đạt được yêu cầu về môi trường xanh trường còn thiếu cây cho bóng mát, và giàn leo
Trong thời gian vừa qua, chúng tôi cũng đã trồng dây leo hoa Bìm Bịp cho
lá và bông đẹp nhưng bông rụng nhiều, sân khó sạch, thân cây to cứng làm hư hàng rào, kế đó chúng tôi thay trồng dây dưa tây, cây lớn rất nhanh, dây leo rậm rạp Các cây bên dưới chậm phát triển vì thiếu ánh nắng Thân dây dưa tây cũng
to và làm hư hàng rào Hiện nay chúng tôi đang thay bằng loại chanh dây, phát triển của dây có chậm hơn, xong dây nhỏ không phá hàng rào và làm rác sân trường
Cây cho bóng mát, năm 2003, chúng tôi có trồng cây Trứng cá, phát triển rất nhanh cho tán lá rộng, che mát sân trường, nhưng rễ trứng cá phát triển ngang,
vì sát nhà dân, nên rễ chỉ phát triển về một phía, dễ đổ và rất nguy hiểm Cây rụng lá và trái dập nát, sân trường khó sạch Nhà trường đã phải cưa bỏ để trồng hai cây Viết Cây Viết tán không rộng lắm, lá lâu rụng nhưng rễ cây Viết là loại
rễ trụ, cắm sâu vào lòng đất, an toàn hơn
+ Được biết các cháu học sinh chậm phát triển trí tuệ của trường, tư duy trực quan, dạy các cháu cần phải có vật thật Dựa vào chương trình giảng dạy giáo dục, ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo cho chúng tôi trồng thêm các loại cây phục vụ cho bộ môn Tự nhiên xã hội, Môi trường xung quanh Chúng tôi đã trồng thêm một số các loại cây ăn quả trong chậu như cây Cam, Bưởi, Chanh, Quất, Lồng Mứt, Cóc, Sơ ri, Khế, Lựu, Đu đủ, Mận, …
Muốn cây có quả, phải cắt tỉa, loại bỏ
những cành không cần thiết, như những cành
yếu, những cành mang mầm bệnh, khi cắt tỉa
xong, bón phân, vô đất Từ những cành cắt tỉa
đó, hoặc thân cây sẽ đâm chồi nảy lộc, ra hoa
Chúng tôi phải theo dõi từ khi ra hoa, vì khi
ra hoa thường có Ong, Bướm, dễ có sâu rầy
Chúng tôi phải khử sâu rầy ngay để hoa kết
trái Tưới nước vừa phải khi trái non, nhiều
nước hoặc ít nước quá trái sẽ rụng Khi trái đã
Trang 5cứng vỏ rồi, muốn trái to, đẹp thì phải hái bỏ bớt các quả không đẹp, chỉ để vừa
đủ quả, bón thúc thêm phân và tưới nước nhiều hơn
+ Khi mảng cây trong trường đã xanh đẹp và nhiều, chúng tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu trường, xin tiền vật tư và tự xây hai bồn hoa dọc theo mặt tiền hai bên cổng trường Đầu tiên chúng tôi trồng cây lá xanh và cây hoa trang đỏ; cây lá xanh thì chúng tôi thành công, riêng cây hoa trang, mặc dầu chăm sóc rất
kỹ, nhưng cây lại không cho hoa, và nếu có, chỉ có được một hai chùm nhỏ xíu, không đẹp và màu sắc không tươi, ngày ngày chết dần đi vì không có nắng nhiều Sau đó chúng tôi đã trồng hoa móng tay, hoa dừa Lúc đầu, các cây hoa này cho bông cũng đẹp nhưng chỉ được một thời gian cây cỗi, hoa bớt đi và không còn đẹp nữa Cuối cùng, chúng tôi đã thay bằng cây hoa nhài, lá xanh, hoa trắng, có hương thơm thoang thoảng, chăm sóc tốt, lá xanh tươi, hoa nở từng chùm rất đẹp Cho tới nay chúng tôi mới dám khẳng dịnh là mình đã thành công với dàn xanh trước cổng trường Đối với bồn cây xanh trước cổng thỉnh thoảng chúng tôi phải tỉa bằng và không đề cao quá 1 mét
Bước 3: Cùng đồng nghiệp thống nhất giáo dục học sinh c ùng bảo vệ, giữ gìn và chăm sóc môi trường xanh
Biết trong trường có một số giáo viên cũng thích cây cảnh cũng như có hiểu biết về cây, chúng tôi thường bàn bạc về việc chăm sóc cây và thực nghiệm, qua đó tôi cũng có nhiều bài học rất quý giá về việc chăm sóc cây
Để cho Cảnh quan trường thêm tươi mát, thêm màu xanh, ở các hành lang, cầu thang, chúng tôi có đặt để các chậu cây xanh Việc chăm sóc của chúng tôi cũng gặp khó khăn Bên cạnh những giáo viên quan tâm đến cây cũng còn một vài giáo viên do công việc làm vất vả, ít để ý đến môi trường xung quanh nhất là cây xanh Các gốc cây trước cửa lớp thường có đầy rác như các vỏ giấy kẹo bánh, hộp sữa…, hoặc các thầy cô đã vô tình làm hoặc để học sinh tưới nước lau nhà,
kệ, bàn ghế vào gốc cây, trong nước dơ có hóa chất làm những chậu cây trước phòng hoặc lớp lá úa nhiều, cây yếu dần Khi phát hiện được, tìm hiểu biết rõ nguyên nhân, chúng tôi đã giải thích và được giáo viên đồng tình hỗ trợ giáo dục học sinh biết chăm sóc cây trước lớp và tưới đúng nhu cầu của các loại cây
Ngoài cây cảnh ra, chúng tôi còn đề nghị Ban giám hiệu xây thêm Hòn Non Bộ phía bên trái cổng ra vào Trong đó nuôi cá tai tượng Việt Nam, cá la Hán… Tạo cảnh thiên nhiên hài hòa, đẹp mắt
Phối hợp với Chi đoàn thường xuyên nhắc nhở các em vào sau giờ Thể dục, cũng như cùng với giáo viên giáo dục các em đã trở thành thói quen tốt như không bứt lá, hoa, hái trái khi quan sát , đứng gần cây
và bỏ rác đúng nơi quy định Hàng tuần đến giờ chăm sóc cây cối, tập cho các em biết tưới cây đúng, nhặt lá vàng, vệ sinh các gốc cây… Ngoài ra chi đoàn còn hỗ
Trang 6trợ chúng tôi làm và treo bảng tên các loại cây, giúp các cháu biết tên các loại cây
và đọc được chữ
Tham mưu với Ban giám hiệu trường để tuyên truyền đến giáo viên lợi ích
về môi trường xanh và vận động CB, GV, CNV trường cùng tích cực tham gia xây dựng môi trường Xanh, sạch đẹp, an toàn Đầu tư các phương tiện phục vụ cho việc chăm sóc cây, cũng như xin kinh phí mua phân bón, bánh dầu, đất theo
kế hoạch năm, quý, tháng
III/ KẾT QUẢ :
- Giờ đây trường Chuyên biệt BÌNH MINH chúng tôi đã có môt môi trường xanh tươi-sạch-đẹp-an toàn Cảnh quan trước cổng và trong sân trường rất tươi mát Các khu vực phục vụ học sinh luôn được đảm bảo vệ sinh, với dãy hành lang được sắp xếp bố trí gọn gàng, ngăn nắp đạt yêu cầu thẩm mỹ với các chậu cây cảnh xanh mát Những góc thiên nhiên xinh xắn làm tăng thêm sự hưng phấn của cơ thể trẻ Trẻ thích đến trường - Tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần lúc đầu chỉ đạt cao nhất là 81% đến nay là 94,6%, làm phụ huynh rất hài lòng khi gửi trẻ đến trường
- Trường có tất cả 132 chậu cây xanh (lớn và nhỏ) Kể cả cây trồng trong bồn bao gồm 43 loại Tất cả các cây rất tươi tốt, cho hoa thơm và trái ngọt quanh năm Tập thể, phụ huynh và khách tới trường tham quan thích nhất
là cặp Cau Sâm Banh để trước cổng
- Cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh trường đã cùng quan tâm chăm sóc, giữ gìn và bảo vệ cây xanh
- Nhờ việc biết nhân giống cây, nên trường đã giảm được chi phí về phần mua cây
- Trường được công nhận đạt môi trường xanh cấp quận 5 năm liền (2002-2006) và đạt Môi trường xanh cấp Thành phố 3 năm liền (2004 – (2002-2006)
HÌNH ẢNH MINH HỌA
Trang 7Đây là 2 cây cau Sâm banh và cây hoa Mai , trồng được 5 năm
Chậu môn trắng
Bên hơng cổng trường
IV/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
- Người thực hiện phải nhiệt tình, chịu khĩ và tạo cho mình cĩ sự thích thú, đam mê cơng việc
- Coi cây như người bạn, người thân, hiểu cây, luơn quan tâm và hết lịng chăm sĩc nuơi dưỡng cây
- Biết sắp xếp cơng việc chăm sĩc cây xanh phù hợp với thời gian cơng tác, vừa đảm bảo được cơng tác bảo vệ trường, sửa chữa cơ sở vật chất, các đồ
dùng hư nhẹ