Mục tiêu, nhiệm vụ: Sau bài học, HS có khả năng: - Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại.. - Rèn luyện kĩ năng ứng với
Trang 1Bài 18: PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI
I Mục tiêu, nhiệm vụ:
Sau bài học, HS có khả năng:
- Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại
- Rèn luyện kĩ năng ứng với nguy cơ bị xâm hại
- Liệt kê danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ giúp đỡ khi bản thân bị xâm hại
II Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 38, 39 SGK
- Một số tình huống để đóng vai
III Các hoạt động dạy học:
1 Kiểm tra:
2 Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1')
Trang 2Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
Mục tiêu: HS nêu được một số tình
huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và
những điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm
hại
Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm - HS lắng nghe
- Cho HS làm việc - Nhóm trưởng điều khiển
nhóm thảo luận
- Cho HS trình bày kết quả thảo luận - Đại diện các nhóm trình
bày
- GV nhận xét và chốt lại
Hoạt động 3: Đóng vai “Ứng phó với
nguy cơ bị xâm hại”
Mục tiêu: Giúp HS:
- Rèn luyện kĩ năng ứng phó với nguy
Trang 3cơ bị xâm hại
- Nêu được các quy tắc an toàn cá
nhân
Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm
- Cho HS làm việc cả lớp - Từng nhóm trình bày cách
ứng xử trong những trường hợp nêu trên
Kết luận: (SGK)
Hoạt động 4: Vẽ bàn tay tin cậy
Mục tiêu: HS liệt kê được danh sách
những người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự,
nhờ giúp đỡ khi bản thân bị xâm hại
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân - HS vẽ bàn tay của mình
trên tờ giấy A4
Trang 4- Trên mỗi ngón tay ghi tên một người mà mình tin cậy
- Cho HS làm việc theo cặp - HS trao đổi hình vẽ “bàn
tay tin cậy” của mình với bạn bên cạnh
- Cho HS làm việc cả lớp - HS nói về “bàn tay tin
cậy” của mình với mọi người
Kết luận: (GV kết luận như mục Bạn
cần biết trang 39 SGK)
3 Củng cố, dặn dò: (2')
- GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài tiếp
Rút kinh nghiệm :