1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương ôn tập vật lý 6 hk1

7 388 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 117,5 KB

Nội dung

Câu 3: - Khối lượng của một vật cho biết lượng chất chứa trong vật.. Câu 5: Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng.. Câu 7: - Lò xo l

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ –HK I

Môn Vật Lý 6

Câu 1

- Khi dùng thước đo, cần biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước

- Giới hạn đo của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước

- Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta là mét (m)

Câu 2:

- Dụng cụ dùng để đo thể tích chất lỏng là: bình chia độ, ca đong

- Dụng cụ dùng để đo thể tích vật rắn không thấm nước là: bình chia độ, bình tràn

- Đơn vị đo thể tích là mét khối (m3)

Trang 2

Câu 3:

- Khối lượng của một vật cho biết lượng chất chứa trong vật

- Đơn vị của khối lượng là kilôgam (kg)

- Người ta dùng cân để đo khối lượng

Câu 4:

- Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau có cùng phương nhưng ngược chiều

- Đơn vị của lực là Niutơn (N)

- Dùng lực kế để đo lực

Câu 5:

Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng Hai kết quả trên có thể cùng xảy ra

Trang 3

Câu 6:

- Trọng lực là lực hút của trái đất, có phương thẳng đứng và có chiều hướng

về phía trái đất

- Trọng lượng là cường độ của trọng lực

- Đơn vị của trọng lượng là niutơn (N)

Câu 7:

- Lò xo là một vật đàn hồi vì sau khi nén hoặc kéo dãn lò xo một cách vừa phải, nếu buông ra thì chiều dài của lò xo lại trở lại bằng chiều dài tự nhiên Khi lò xo bị nén hoặc bị kéo dãn thì nó sẽ tác dụng lực đàn hồi lên các vật tiếp xúc với 2 đầu của nó

- Độ biến dạng của lò xo là hiệu giữa chiều dài khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo

- Đặc điểm của lực đàn hồi: độ biến dạng của lò xo càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn

Trang 4

Câu 8:

- Hệ thức liên quan giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật: P = 10.m

Trong đó: P là trọng lượng của vật (N)

m là khối lượng của vật (kg)

Câu 9:

- Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của 1m3 chất đó

Cách phát biểu khác: khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của 1 đơn vị thể tích (1m3 ) chất đó

- Công thức:

Trong đó: D là khối lượng riêng (kg/m3)

m là khối lượng của vật (kg)

V là thể tích của vật (m3)

Trang 5

- Trọng lượng riêng của một chất là trọng lượng của 1m3 chất đó

Cách phát biểu khác: Trọng lượng riêng của một chất được xác định bằng trọng lượng của 1 đơn vị thể tích (1m3 ) chất đó

- Công thức:

Trong đó: d là trọng lượng riêng (N/m3)

P là trọng lượng của vật (N)

V là thể tích của vật (m3)

- Công thức liên hệ giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng: d = 10.D

Trong đó: d là trọng lượng riêng (N/m3)

D là khối lượng riêng (kg/m3)

Trang 6

Câu 10:

- Các loại máy cơ đơn giản thường dùng trong đời sống là: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc

- Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực có cường độ ít nhất bằng trọng lượng của vật

Câu 11:

Tác dụng của mặt phẳng nghiêng:

- Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật

- Mặt phẳng càng nghiêng ít, thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng đó càng nhỏ

Trang 7

Câu 12:

Một vật được gọi là đòn bẩy phải có 3 yếu tố sau:

- Điểm tựa là O

- Điểm tác dụng của lực F1 là O1

- Điểm tác dụng của lực F2 là O2

Khi OO2 > OO1 thì F2 < F1

Ngày đăng: 04/10/2016, 01:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w