1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SINHNC. T49 - 50

3 286 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 53,5 KB

Nội dung

S ở GD & ĐT Ninh Thuận Tr ường THPT Tôn Đức Thắng Soạn Dạy Ngày …. Tháng … năm Ngày ………Tháng…… Năm TIẾT 49 KHÁI NIỆM VỀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ MIỄN DỊCH I/Mục tiêu : 1/Kiến thức: - HS nắm được khái niệm của bệnh truyền nhiễm, cách lây truyền của các tác nhân gây bệnhh để từ đó nâng cao ý thức phòng tránh, giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh cộng đồn. 2/ Kĩ năng: - Rèn luyện khả năng hoạt động nhóm phát hiện kiến thức từ thông tin và vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng thực tế bằng cơ sở khoa học. II/ Đồ dùng dạy học: III/ Hoạt động dạy học: 1/ Kiểm tra bài cũ: - Hãy nêu những tác hại do vi rút gây ra cho con người và gia súc từ đó gây thiệt hại cho nền kinh tế quốc gia. - Hãy nêu một số ứng dụng của vi rút trong các lĩnh vực sản xuất mà em biết? 2/ Trọng tâm: nắm được các khái niệm, biết đề ra một số biện pháp phòng tránh hiệu quả. 3/ Bài mới: Tiến trình bài học: H Đ của giáo viên và học sinh Nội dung HS đọc sách giáo khoa, thảo luận sau đó trả lời các câu hỏi sau: - Thế nào là bệnh truyền nhiễm? - Phải chăng bất kì lúc nào hể có vi rút xâm nhập vào cơ thể là cơ thể bị nhiễm bệnh ngay phông? - Như vậy để nhiễm bệnh cần hội đủ những điều kiện nào? - Các bệnh truyền nhiễm cơ thể lây tryền bằng những con đường nào? - Vì sao cơ thể đã được bảo vệ bằng một rrào chắn vững chắc (da) mà vẫn bị nhioễm bệnh qua tiếp xúc trực tiếp? GV nhận xét và rút ra kết luận chung. - Miễn dịch là gì? - Có những loại miễn dịch nào mà em biết? - Thế nào là miễn dịch không đặc hiệu? - Miễn dịch không đực hiệu có tác dụng khi nào? - Miễn dịch đặc hiệu là gì? - Trong miễn dịch đặc hiệu người ta có thể chia rra những loại miễn dịch nào? - Thế nào là miễn dịch tế bào? - Miễn dịch đặc hiệu có vai trò như thế nào trong việc bảo vệ cơ thể? I/ Khái niệm về bệnh truyền nhiễm: 1/ Kái niệm: - Là bệnh lây truyền từ cơ thể này sang cơ thể khác. - Muốn gây bệnh phải hội đủ ba điều kiện: + Độc lực (mầm bệnh và độc tố). + Số lượng nhiễm đủ lớn. + Con đường xâm nhiễm thích hợp. 2/ Các phương thức lây truyền và phòng tránh: Mỗi loại bệnh truyền nhiễm có một phương thức lây truyền riêng. - Lây theo đường hô hấp. - Lây theo con đường tiêu hoá. - Lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp(qua da và niêm mạc bị tổn thương, vết cắn của côn trùng, qua đường tình dục) 3/ Các bệnh truyền nhiễm thường gặp do vi rút: II/ Miễn dịch: 1/ Khái niệm: - Khả năng tự vệ đặc biệt của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. 2/ Các loại miễn dịch: a. Miễn dịch không đặc hiệu: Mang tính chất bẩm sinh, bao gồm các yếu tố bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Miễn dịch không đặc hiệu có tác dụng khi miễn dịch đặc hiệu chưa kịp phát huy. b. Miễn dịch đặc hiệu: Xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập, bao gồm 2 loại:  Miễn dịch tế bào: là loại miễn dịch có sự tham gia của tế bào lipho T độc. Các tế bào mang kháng thể này chịu trách nhiệm tiêu diệt: vi rút, vi sinh vật gây bệnh, thu gom các loại mảnh vụn trong cơ thể bằng cách tiết ra loại prôtêin làm tan Giáo án sinh học khối 10 Nâng cao Giáo viên: Nguyễn Đức Tài S ở GD & ĐT Ninh Thuận Tr ường THPT Tôn Đức Thắng - Vì sao đối với các bệnh do vi rút gây ra thì miễn dịch đặc hiệu lại là có vai trò chủ lực? - Miễn dịch dịch thể là gì? - Miễn dịch dịch thể có vai trò như thế nào? - miễn dịch dịch thể có mặt ở đâu? - Intefêron là gì? - Thực chất của Intefêron là gì? - Intefêron có bản chất prôtêin như vậy nó có những tính chất đặc biệt nào? - Intefêron có thể bị những loại enzim nào phân huỷ? - Intefêron có thể giữ được hoạt tính đến nhiệt độ bao nhiêu? - Thế nào là tính tác dụng không đặc hiệu? - Tính tác dụng không đặc hiệu của Intefêron có ý nghĩa gì đối với cơ thể sinh vật? - Tính đặc hiệu loài của Intefêron được thể hiện như thế nào? các tế bào bị nhiễm độc, ngăn cản sự nhân lên của vi rút. Trong những bệnh do vi rút gây ra, miễn dịch tế bào có vai trò chủ lực vì vi rút nằm trong tế bào nên thoát khỏi sự tấn công của cơ thể.  Miễn dịch dịch thể: là thể miễn dịch có sự tham gia của kháng thể nằm trong dịch thể của cơ thể do tế bào limphô B tiết ra, được đưa vào tất cả các thể lỏng trong cơ thể: máu, bạch huyết, dịch tuỷ sống…. chúng có thể có trong các chất lỏng do cơ thể tiết ra như nước tiểu, nước mắt, dịch mũi… chúng có nhiệm vụ ngưng kết, bao bọc các loại vi rút, vi sinh vật gây bệnh, lắng kết các loại độc tố do chúng sinh ra. III/ Intefêron (IFN) 1/ Khái niệm: Là loại prôtêin đặc biệt do nhiều loại tế bào của cơ thể tiết ra chống lại vi rút, chống tế bào ung thư và tăng khả năng miễn dịch. 2/ Vai trò và các tính chất cơ bản của Intefêron: - Có bản chất là prôtêin, có phân tử lượng lớn. - Bền vững trước nhiều loại enzim (trừ Prôtêaza), chịu được pH a xít, niệt độ cao (56 o C vẫn giữ được hoạt tính) - Đăc tính sinh học quan trọng của Intefêron là có tác dụng không đặc hiệu với vi rút (kìm hảm sự nhân lên của bất kì loại vi rút nào). - Có tính đặc hiệu loài. Nó có thể bảo vệ tế bào sinh ra nó và tế bào lân cậnkhỏi sự nhân lên của vi rút nhờ cơ chế enzim trong thời gian ngắn chứ không bảo vệ tế bào khác loài. c. Củng cố: HS đọc kết luận SGK - Nêu khái niệm về bệnh truyền nhiễm? Các phương thức lây truyền? - Miễn dịch là gì? Có những loại miễn dịch nào? nêu tác dụng của từng loại miễn dịch? d. Dặn dò: Trả lời câu hỏi sách giáo khoa, Chuẩn bị bài “THỰC HÀNH: TÌM HIỂU MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM Ở ĐỊA PHƯƠNG”  Soạn Dạy Giáo án sinh học khối 10 Nâng cao Giáo viên: Nguyễn Đức Tài S ở GD & ĐT Ninh Thuận Tr ường THPT Tôn Đức Thắng Ngày …. Tháng … năm Ngày ………Tháng…… Năm TIẾT 50 THỰC HÀNH TÌM HIỂU MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM Ở ĐỊA PHƯƠNG I/Mục tiêu : 1/Kiến thức: - Tìm hiểu, phát hiện, mô tả được các triệu chứng biểu hiện, tác hại của một số bệnh truyền nhiễm phổ biến do vi rút và một số vi sinh vật khác gây ra ở địa phương và cách phòng tránh chúng. 2/ Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ nưng tìm hiểu, ghi chép và giao tiếp với người khác. so sánh đối chứng với các bệnh truyền nhiễm đã học với thực tiễn dịa phương. - Từ đó giáo dục hs có ý thức phòng tránh các bệnh truyền nhiễm. II/ Chuẩn bị: - Liên hệ cơ sở y tế địa phương - Hướng dẫn hs cách đặt câu hỏi, ghi chép, quan sát và điền nội dung vào bảng thu hoạch. - HS ôn lại các kiến thức đã học về vi rút và bệnh truyền nhiễm, sưu tầm một số tranh ảnh, tài liệu về một số bệnh truyền nhiễm ở người, vạt nuôi và cây trồng. III/ Cách tiến hành: - Đén một số cơ sở y tế tìm hiểu và láy só liệu tình hình bệnh truyền nhiễm ở địa phương trong thời gian gần đây. - Hỏi những người lớn về các bệnh truyền nhiễm từ xa xưa dến nay. Tìm hiểu các bệnh truyền nhiễm phổ biến đang được quang tâm ở địa phương như: cúm, dại, sởi.SADS, hội chứng AIDS, viêm gan B … Mỗi loại bệnh tìm hiểu về tỷ lệ người mắc bệnh (hoặc số người mắc bệnh), nguyên nhân triệu chứng, cách lây nhiễm, cách phònh tránh… IV/ Thu hoạch: * Viết báo cáo theo mẫu: Tên bệnh và tác nhân gây bệnh Triệu chứng và tác hại Phương thức lây lan Phòng tránh 2/ Báo cáo trước lớp: Mỗi nhóm cử một đại diện trình bày ngắn gọn bản báo cáo của nhóm mình, cả lớp thảo luận, bổ sung. Giáo án sinh học khối 10 Nâng cao Giáo viên: Nguyễn Đức Tài . chung. - Miễn dịch là gì? - Có những loại miễn dịch nào mà em biết? - Thế nào là miễn dịch không đặc hiệu? - Miễn dịch không đực hiệu có tác dụng khi nào? -. dịch thể có vai trò như thế nào? - miễn dịch dịch thể có mặt ở đâu? - Intefêron là gì? - Thực chất của Intefêron là gì? - Intefêron có bản chất prôtêin

Ngày đăng: 06/06/2013, 01:26

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w