S ở GD & ĐT Ninh Thuận Tr ường THPT Tôn Đức Thắng Soạn Dạy Ngày …. Tháng … năm Ngày ………Tháng…… Năm TIẾT 35 DINH DƯỠNG CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT I/Mục tiêu : 1/Kiến thức: -Trình bày được cách dinh dưỡng của vi sinh vật dựa theo nguồn các bon và năng lượng. - Phân biệt được các kiểu hô hấp và lên men ở vi sinh vật, nêu được ba loại Mt nuôi cấy 2/ Kĩ năng: Rèn một số kĩ năng phân tích, so sánh, khái quát hóa kiến thức và vd vào thực tế. II/ Đồ dùng dạy học: Giáo Viên: Phiếu học tập Phân biệt hô hấo hiếu khí và hô hấp kị khí Hô hấp hiếu khí Hô hấp kị khí Khái niệm Chất nhận diện tử cuối cùng Sản phẩm Học sinh: Đọc sách giáo khoa soạn câu hỏi, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi do giáo gv đặt ra:. III/ Hoạt động dạy học: 1/ Kiểm tra bài cũ: Phân biệt nguyên pgân và giảm phân 2/ Trọng tâm: Phân biệt được các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật, phân biệt được các kiểu hô hấp và lên men ở vi sinh vật. 3/ Bài mới: Vi sao dưa muối lại chua, ăn ngon, và để được lâu hơn? Để hiểu hơn vấn đề này chúng ta nghiên cứu bài “ DINH DƯỠNG, CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT…” Tiến trình bài học: H Đ của giáo viên và học sinh Nội dung HS nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi. GV hỏi: Em hày nêu các hiểu biết của mình về vi sinh vật. Vi sinh vật có những đặc điểm gì? Vi sinh vật sống ở những môi trường nào? HS thảo luận nhóm, nêu được: + Môi trường tự nhiên + Môi trường nuôi cấy. Đại diện trình bày các nhóm khác bổ sung nhận xét. GV yêu câu khái quát kiến thức. Có những loại môi trường nào? Thế nào là môi trường tự nhiên Thế nào là môi trường tổng hợp? Thế nào là môi trường bán tổng hợp? Hãy phjân biệt các môi trường nuôi cấy. Kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật khác gì ở động vật và thực vật? Người ta đã phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật dựa trên thông số nào? Ơ vi sinh vật có những kiểu dinh dưỡng nào? HS nghiên cứu sách giáo khoa và thảo luận nhóm cho biết: Vì sao các phản ứng xảy ra trong cơ thể vi sinh vật được gọi là chuyển hóa vật chất? I/ Khái niệm vi sinh vật: Là những cơ thể sống có kích thước rất nhỏ bé, đường kính tế bào khoảng 0,2 – 2 µ m (đối với vi sinh vật nhân sơ) 10 - 100 µ m ( đối với vi sinh vật nhân thực). Phần lớn là những sinh vật đơn bào, không thể nhìn thấy được bằng mắt thường. VSV có rất nhiều nhóm khác nhau nhưng chúng có chung đặc điểm là hấp thu chất dinh dưỡng nhanh, sinh trưởng, sinh sản nhanh, phân bố rộng. II/ Môi trường nuôi cấy và các kiểu dinh dưỡng: 1/ Các loại môi trường nuôi cấy cơ bản: Để nuôi cấy vi sinh vật trong phòng TN, người ta phải chuẩn bị môi trường. Có ba loại môi trường cơ bản: + Môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên chứa các chất tự nhiên không xác định được số lượng, thành phần các chất có trong môi trường. + Môi trường tổng hợp: Môi trường mà trong đó, các chất đều được biết số lượng, thành phần hóa học. + Môi trường bán tổng hợp: Môi trường một số chất biết được số lượng, thành phần và một số chất tự nhiên không biết được số lượng, thành phần. 2/ Các kiểu dinh dưỡng: Khác với thực vật và động vật, dinh dưỡng ở vi sinh vật có tính đa dạng hơn. Vì vật để phân biệt các kiểu dinh dưỡng người ta phải dựa vào hai thông số: nguồn năng lượng và nguồn các bon. Theo đó, vi sinh vật đều thuộc vào một trong bốn kiểu dinh dưỡng sau(bảng SGK). III/ Hô hấp và lên men: Tất cả các phản ứng diễn ra trong Giáo án sinh học khối 10 Nâng cao Giáo viên: Nguyễn Đức Tài S ở GD & ĐT Ninh Thuận Tr ường THPT Tôn Đức Thắng Các phản ứng chuyển hóa vật chất trong cơ thể vi sinh vật bao gồm những phản ứng nào? Các phản kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật khác nhau ở những điểm nào? Vi sinh vật hóa dưỡng thu năng lượng từ thức ăn chuyển hóa các chất qua các quá trình nào? Hô hấp là gì? Ơ vi khuẩn có những kiểu hô hấp nào? Vì sao gọi đây là hô hấp hiếu khí? Tronng hô hấp hiếu khí, chất nhận điện tử cuối cùng nlà gì? Hô hấp hiếu khí ở vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực có gì khác nhau? Thế nào là hô hấp kị khí? Trong hô hấp kị khí, quá trình này diễn ra ở đâu? Trong hô hấp kị khí, chất nhận điện tử cuối cùng là chất nào? Hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí có gì giống và khác nhau? HS nghiên cứu SGK , thảo luận nhóm và cho biết: Thế nào là sự lên men? Trong sự lên men có sự tham gia của các chất nhận electron từ bên ngoài không? Chất nhận electron trong phản ứng lên men khác gì với chất nhận electron trong các kiểu hô hấp trên? Ơ vi khuẩn hóa tự dưỡng đã sử dụng chất cho electron ban đầu là chất gì? cơ thể vi sinh vật đều được xúc tác bởi các enzim gọi chung là chuyển hóa vật chất. QT này bao gồm: + Sinh tổng hợp các đại phân tử từ các chất dinh dưỡng đơn giản hơn lấy từ môi trường ngoài. + Các phản ứng cần cho việc tạo thành các chất giàu năng lượngdùng cho các phản ứng sinh tổng hợp. Các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật khác nhau không chỉ nguồn các bon mà còn khác nhau cả về chất nhận electron. Vi sinh vật hóa dưỡng thu năng lượng từ thức ăn chuyển hóa các chất qua các quá trình sau: 1/ Hô Hấp: + Hô hấp hiếu khí: Tương tự như sinh vật nhân thực (chất nhận điện tử cuối cùng là ô xy). Tuy nhiên, chú ý: ở nấm và tảo( vi sinh vật nhân thực) hô hấp hiếu khí diễn ra ở màng trong của ty thể, còn ở vi khuẩn (vi sinh vật nhân sơ) hh hiếu khí diễn ra ở màng sinh chất. + Hô hấp kị khí: Tương tự như hô hấp hiếu khí, diễn ra ở màng sinh chất của nhiều vi khuẩn hiếu khí không bắt buộc hoặc kị khí bắt buộc nhưng ở đây, chất nhận electron cuối cùng là những chất vô cơ như: NO 3 - , SO 4 2- , CO 2 . trong điều kiện kị khí. 2/ Lên men: Là sự phân giải các cacbohđrat xúc tác bởi các enzim trong điều kiện kị khí, không có sự tham gia của chất nhận electron từ bên ngoài. Chất cho electron và chất nhận electron đều là các chất hữu cơ. VD:vi khuẩn lên men êtylíc từ glucô C 6 H 12 O 6 Lmen 2C 2 H 5 OH + 2Co 2 + Q VD:vi khuẩn lên men lactit từ glucô C 6 H 12 O 6 Lmen 2 CH 3 CHOHCOOH + Q Đặc biệt các vi khuẩn hóa tự dưỡng (còn gọi là hóa dưỡng vô cơ) sử dụng chất cho electron ban đầu là vô cơ và chất nhận electron cuối cùng là O 2 hoặc SO 4 2- , NO 3 - . c. Củng cố: Phân biệt ba loại môi trường nuôi cấy. Nêu định nghĩa và cho ví dụ về 4 kiểu dinh dưỡng. Phân biệt giữa: lên men, hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí. Học sinh đọc kết luận trong sách giáo khoa. d. Dặn dò: Trả lời câu hỏi sách giáo khoa, Chuẩn bị bài “QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP CÁC CHẤT Ở VI SINH VẬT VÀ ỨNG DỤNG” Soạn Dạy Giáo án sinh học khối 10 Nâng cao Giáo viên: Nguyễn Đức Tài S ở GD & ĐT Ninh Thuận Tr ường THPT Tôn Đức Thắng Ngày …. Tháng … năm Ngày ………Tháng…… Năm TIẾT 36 QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP CÁC CHẤT Ở VI SINH VẬT VÀ ỨNG DỤNG I/Mục tiêu : 1/Kiến thức: -Nắm được quá trình tổng hợp các đại phân tử ở vi sinh vật và thấy được rằng quá trình náy diễn ra cũng giống các sinh vật khác - Nêu được ứng dụng đặc điểm có lợi và hạn chế đặc điểm có hại của quá trình tổng hợp, phân giải để phục vụ cho đời sống và bảo vệ môi trường. 2/ Kĩ năng: Rèn một số kĩ năng ứng dụng những hiểu biết của mình vào thực tế để nuôi trồng một số vi sinh vật có ích nhằm thu nhận sinh khối hoặc sản phẩm chuyển hóa của chúng. II/ Đồ dùng dạy học: Giáo Viên: Tranh phóng to hình 34 sách giáo khoa Học sinh: Đọc sách giáo khoa soạn câu hỏi, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi do giáo viên giao đặt ra:. III/ Hoạt động dạy học: 1/ Kiểm tra bài cũ: Phân biệt ba loại môi trường nuôi cấy. Nêu định nghĩa và cho ví dụ về 4 kiểu dinh dưỡng. Phân biệt giữa: lên men, hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí. Học sinh đọc kết luận trong sách giáo khoa. 2/ Trọng tâm: Đặc điểm và ứng dụng của các quá trìh chuyển hóa vật chất ở vi sinh vật 3/ Bài mới: Tiến trình bài học: H Đ của giáo viên và học sinh Nội dung HS đọc sách giáo khoa, nghiên cứu, thảo luạn nhóm và trả lời các câu hỏi sau: - Sự tổng hợp các thành phần chủ yếu của tế bào ở cơ thể vi sinh vật so với các sinh vật khác có gì giống và khác nhau? - Quá trình tổng hợp Prôtêin ở vị sinh vật diễn ra như thế nào? Có thể dùng sơ đồ thể hiện mối liên quan giưẫ AND, ARN và prôtêin như thế nào? ARN được sao chép từ đâu? - Thế nào là hiện tượng phiên mã ngược? - Vì sao ở vi sinh vật lại có hiện tượng phiên mã ngược? Pôlisaccarit được tổng hợp từ đâu? Quá trình đó được thực hiện như thế nào? HS nghiên cứu sách giáo khoa và thỏa luận nhóm trả lời. VSV đã tổng hợp lipit bằng cách nào? Khi tổng hợp lipit , vi sinh vật cần có những nguyên liệu nào? Các a xit béo được tổng hợp từ đau/? I/ Đặc điểm của các quá trình tổng hợp ở VSV: Cũng như những sinh vật bậc cao, VSV cũng có khả năng tổng hợp được tất cả các thành phần chủ ếu của tế bào như: 1. Tổng hợp a xitnuclêit và prôtêin: Việc tổng hợp AND, ARN và Prôtêin cũng giống như những tế bào sinh vật khác và là biểu hiện của dòng thông tin di truyền từ nhân đến tế bào chất.: AND ARN Prôtêin AND ARN Prôtêin Đáng chú ý ở một số vi sinh vật có khả năng phiên mã ngược tức ARN tổng hợp nên AND. 2. Tổng hợp Pôlisaccarit: Ở vi khuẩn, tảo, việc tổng hợp tinh bột và glicôgencần hợp chất mở đầu là ADP – Glucôzơ (Ađênôzin điphôtphat – glucô). (glucôzơ) n + [ ] ADP Glucozo− (glucôzơ) n +1 + ADP. Một số vi sinh vật còn tổng hợp được kitin và xenlulôzơ. 3. Tổng hợp lipit: VSV lipit bằng cách liên kết glyxêrol và axitbéo glyxêrol là dẫn xuất từ đihydrôaxêtôn – P (Trong đường phân). Các a xit béo được tổng hợp từ sự kết hợp liên tục với nhau của các phân tử A xêtyl – C o A. II/ Ứng dụng của sự tổng hợp ở vi sinh vật: 1. Sản xuất sinh khối: Sách giáo khoa. 2.Sản xuất a xitamin: Sách giáo khoa. 3. Sản xuất các chất xúc tác sinh học: Sách giáo khoa. Giáo án sinh học khối 10 Nâng cao Giáo viên: Nguyễn Đức Tài S ở GD & ĐT Ninh Thuận Tr ường THPT Tôn Đức Thắng HS nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận nhóm cho biết: Trong thực tế, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người trong cuộc sống, con người đã ứng dụng những khả năng của sinh vật như thế nào? HS thảo luận nhóm, nghiên cứu sách giáo khoa, trả lời câu hỏi. GV nhận xét và rút ra kết luận chung. GV hỏi: Hãy phân biệt giữa phân giải trong và ngoài tế bào ở vi sinh vật? HS thảo luận nhóm, nghiên cứu sách giáo khoa, trả lời câu hỏi. GV nhận xét và rút ra kết luận chung. Để phân giải axitnuclêit, prôtêin VSV phải làm gì? Vi sinh vật có vai trò gì trong việc hình thành và phát triển đất trồng? Vì sao trong công nghệ sản xuất bột giặt, người ta thêm một số loại enzim vào? Vậy enzim người ta thêm vào trong bột giặt để tăng rhêm khả năng giặc tẩy chất bẩn đó là enzim gì? Trong công nghiệp thuộc da. Người ta đã sử dụng vi sinh vật để tẩy lông như thế nào? Bênh cạnh những tác động có lợi của quá trình tổng hợp và phân giải của vi sinh vật. quá trình này còn có những tác hại gì đối với đời sống sản xuất của con người? Rau, quả, thực phẩn hư hỏng chủ yếu là do đâu? Một số bệnh ở người và vật nuôi cây trồng do vi sinh vật gây ra đó là những bệnh nào? 4. Sản xuất gôm sinh học: Sách giáo khoa. III/ Đặc điểm quá trình phân giải các chất ở VSV: Tiết vào môi trường một loại enzim thủy phân đặc hiệu để thủy phân các chất trên thành những chất đơn giản hơn rồi hấp thu qua màng sinh chất. Trong trường hợp này, quá trình phân giải ngoại bào có ý nghĩa đồng hóa quang trọng đối với tế bào. 1. Phân giải axitnuclêit, prôtêin: Tiết ra enzim nuclêaza phân giải AND và ARN thành nuclêôtit., và Prôtêaza: prôtêin axitnuclêit. 2. Phân giải Pôlisaccarit: Tiết ra enzim amilazaphân giải tinh bột thành glucôzơ, xenlulaza phân giải xenlulô thành glucôzơ, kitinaza phân giải kitin thành N-a xêtyl- glucôzamin. 3. Phân giải lipit: để thu được nguồn các ban và năng lượng từ lipit, VSV tiết vào môi trường enzim lipaza phân giải lipit thành glyxêrol và axitbéo. IV/ Ứng dụng của các quá trình phân giải ở VSV: 1. Sản xuất thực phẩm cho người và thức ăn cho gia súc: Sách giáo khoa. 2. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng: Sách giáo khoa. 3. Phân giải các chất độc: Sách giáo khoa 4. Bột gặt sinh học: Sách giáo khoa. 5. Cải thiện công nghiệp thuộc da: Sách giáo khoa. III/ Tác hại của quá trình phân giải ở vi sinh vật: Bên cạnh những tác động có lợi của vi sinh vật chúng còn gây ra những tổn thất rất lớn cho con người và gia súc như: + Gây hư hỏng thực phẩm + Làm giảm chất lượng các loại lương thực, đồ dùng, hàng hóa… + Gây ra một số bệnh hiểm nghèo cho người và gia súc, qua đó ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của nước nhà và trên thế giới… c. Củng cố: Vi sinh vật có khả năng tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào như thế nào? Nêu các ứng dụng của sự tổng hợp cấp chất ở vi sinh vật trong cuộc sống và công nghệ sản xuất của con người. d. Dặn dò: Trả lời câu hỏi sách giáo khoa, Chuẩn bị bài “Thực hành lên man Êtylit” Giáo án sinh học khối 10 Nâng cao Giáo viên: Nguyễn Đức Tài . SINH VẬT I/Mục tiêu : 1/Kiến thức: -Trình bày được cách dinh dưỡng của vi sinh vật dựa theo nguồn các bon và năng lượng. - Phân biệt được các kiểu hô hấp. nhưng ở đây, chất nhận electron cuối cùng là những chất vô cơ như: NO 3 - , SO 4 2- , CO 2 . trong điều kiện kị khí. 2/ Lên men: Là sự phân giải các cacbohđrat