1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SINHNC.T29 - T30

4 431 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 65,5 KB

Nội dung

S ở GD & ĐT Ninh Thuận Tr ường THPT Tôn Đức Thắng Soạn Dạy Ngày …. Tháng … năm Ngày ………Tháng…… Năm TIẾT 29 NGUYÊN PHÂN I/Mục tiêu : 1/Kiến thức: -Trình bày được những diễn biến cơ bản trong các kì của nguyên phân, thấy được sự khác biệt trong phân chia tế bào chất ở tế bào thực vật và tế bào động vật - Nêu được ý nghĩa thực tiển và ý nghĩa sinh học của nguyên phân. 2/ Kĩ năng: Tiếp tục rèn luyện lĩ năng phân tích hình ảnh để từ đó thu nhận thông tin. Tạo khả năng vận dụng kiến thức nguyên phân vòa thực tiển cuộc sốngvà sản xuất đặc biệt trong lĩnh vực trồng trọt. II/ Đồ dùng dạy học: Giáo Viên: Phiếu học tập:Những diễn biến cơ bản ở các kì trong nguyên phân Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Nhiễm sắc thể Màng nhân, nhân con Thoi vô sắc Học sinh: Đọc sách giáo khoa soạn câu hỏi, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi do giáo viên giao đặt ra:. III/ Hoạt động dạy học: 1/ Kiểm tra bài cũ: Nêu khái niệm về chu kì tế bào và những diễn biến cơ bản trong các pha của kì trung gian? Trình bày diễn biến phân bào ở tế bào nhân sơ, nêu sự khác nhau cơ bản giữa phân bào ở sinh vật nhân thực và nhân sơ. 2/ Trọng tâm: Những diễn biến cơ bản ở các kì trong nguyên phân 3/ Bài mới: Tiến trình bài học: H Đ của giáo viên và học sinh Nội dung GV yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập GV yêu cầu học sinh trình bày trên tranh vẽ. HS hoạt động nhóm. Cá nhân nghiên cứu sách giáo khoa trang 95, 96, 97, 98. và hình 29.1; 29.2 Đại diện trình bày nội dung đáp ánGV đánh giá giúp học sinh hoàn thiện kiến thức. GV nêu câu hỏi thảo luận. Những diễn biến xảy ra trong kì đầu của nguyên phân là gì? NST sau khi nhân đôi không tách nhau à còn đính nhau ở tâm động sẽ có lợi ích gì? Hình dạng của nhiễm sắc thể ở kì giữa được thể hiện như thế nào? vì sao các nhiễm sắc thể phải co xoắn cực đại rồi mới chia các mnhiễm sắc tử về hai cực? Ơ kì cuối có những diễn biến quan trọng I/ Quá trình nguyên phân: Trong quá trình nguyên phân diễn ra sự phân chia nhân và phân chia tế bào chất. 1. Sự phân chia nhân:diễn ra qua 4 kì: đầu, giữa, sau, cuối. Khi bắt đầu nguyên phân a. Kì đầu: Trung tử phân li về hai cực tế bào, hình thành thoi phân bào. tế bào thực vật bậc cao không thấy trung tử nhưng vẫn có vùng đặc trách dể hình thành thoi phân bào. nhiễm sắc thể nhân đôi thành nhiễm sắc thể kép gồm hai nhiễm sắc thể chị em giống nhau đính nhau ở tâm động, nhiễm sắc thể kép bắt đầu đóng xoắn vả rút ngắn, màng nhân và nhân con biến mất. b. kì giữa:Các nhiễm sắc thể kép đóng xoắn cực đại thể hiện rỏ hình dạng đặc trưng và tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc thành một hàng. c. Kì sau:Các nhiễm sắc thể kép tách nhau ở tâm động thành nhiễm sắc thể đơn dàn thành hai nhóm bằng nhau chuẩn bị đi dần về hai cực của tế bào. d. Kì cuối:các nhiễm sắc thể đơn đã đi về hai cực của tế bào bắt đầu tháo xoắn trở lại dạng sợi mãnh như ở kì trung Giáo án sinh học khối 10 Nâng cao Giáo viên: Nguyễn Đức Tài S ở GD & ĐT Ninh Thuận Tr ường THPT Tôn Đức Thắng nào xảy ra? Sự phân chia tế bào chất ở té bào động vật và tế bào thực vật có sự khác nhau ở điểm nào? vì sao có sự khác nhau đó? Do đâu mà nguyên phân có thể tạo ra được 2 tế bào con giống hệt nhau và giống hệt tế bào mẹ? Tế bào động vật có khả năng thắt màng lại là nhờ vào đâu? Đối với những sinh vật đơn bào nhân thực, thì sự nguyên phân có ý nghĩa gì? Bộ nhiễm sắc thể ở loài sinh sản sinh dưỡng được duy trì ổn định qua các thế hệ lá nhờ đâu? Ngoài chức năng đmả bảo sự ổn định đắc trưng của bộ nhiễm sắc thể, nguyên phân còn có ý nghĩa gì trong y học và nông nghiệp? Trong yhọc (nuôi cấy mô), trong nông nghiệp (Giâm chiết ghép), những thaotác này là người ta dựa trên cơ sở khoa học nào? gian. Thoi vô sắc biến mất, màng nhân và nhân con xuất hiện, hai nhân được hình thành trong tế bào chất chung. 2. Sự phân chia tế bào chất: Bắt đầu ở cuối kì sau và đầu kì cuối, diễn ra suốt kì cuối. Nhân và tế bào chất chi đều cho 2 tế bào con bằng cách: + tế bào động vật, nhờ sợi actin co rút làm cho màng sinh chất thắt lại vùng trung tâm, khi màng nối lại với nhau sẽ tách tế bào chất thành hai nửa, mỗi nửa chứa 1 nhân ( Mặt phẳng cắt thẳng góc với trục thoi phân bào). Tế bào thực vật hình thành vách ngăn ở vùng trung tâm xích đạo phát triển dần ra ngoại vi cho đến khi đến vách bao của tế bào, chia tế bào chất thành 2 nửa đều chứa nhân. Cácbào quan khacá phân chia đều cho tế bào con ở kì sau. II/Ý nghĩa của nguyên phân: - Là hình thức sinh sản của sinh vật đơn bào nhân thực. - Đảm bảo truyền đạt bộ nhiễm sắc thể ổn định đặc trưng cho từng loài sinh vật qu các thế hệ sinh sản sinh dưỡng - Tạo tế bào mới giúp cơ thể lớn lên, thay thế các tế bào già chất hoặc chết do tai nạn. * Ứng dụng: - Trong y học: nuôi cấy mô, Thụ tinh nhân tạo. - Trong nông nghiệp: Giâm, , chiết, ghép cành… c. Củng cố: Nguyên phân diễn ra qua những giai đoạn nào? Thực chất sự phân chia nhân diễn ra qua những thời kì nào và diễn biến xảy ra trong các kì đó ra sao? Tế bào chất trong tế bào được phân chia như thế nào? sự nguyên pphân ở tế bào thực vật và tế bào động vật giống và khác nhau ở điểm nào? vì sao có sự khác nhau đó? Học sinh đọc kết luận trong sách giáo khoa. d. Dặn dò: Trả lời câu hỏi sách giáo khoa, Chuẩn bị bài “GIẢM PHÂN”  Giáo án sinh học khối 10 Nâng cao Giáo viên: Nguyễn Đức Tài S ở GD & ĐT Ninh Thuận Tr ường THPT Tôn Đức Thắng Soạn Dạy Ngày …. Tháng … năm Ngày ………Tháng…… Năm TIẾT 30 GIẢM PHÂN I/Mục tiêu : 1/Kiến thức: -Trình bày được những diễn biến cơ bản trong các kì của giảm phân, nắm được các diễn biến chính trong các kì của giảm phân - Nêu được ý nghĩa thực tiển và ý nghĩa sinh học của giảm phân. 2/ Kĩ năng: Tiếp tục rèn luyện lĩ năng phân tích hình ảnh để từ đó thu nhận thông tin. Tạo khả năng vận dụng kiến thức giảm phân vào thực tiển để giải thích một số hiện tượng thực tế. II/ Đồ dùng dạy học: Giáo Viên: Phiếu học tập:Những diễn biến cơ bản ở các kì trong giảm phân Các kì Những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể Gảm phân I (lần phân bào 1) Giảm phân II (lần phân bào 2) Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Học sinh: Đọc sách giáo khoa soạn câu hỏi, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi do giáo viên giao đặt ra:. III/ Hoạt động dạy học: 1/ Kiểm tra bài cũ: Trình bày những diễn biến chính trong các kì của nguyên phân. nêu ý nghĩa của nguyên phân và ứng dụng của nó trong thực tiển 2/ Trọng tâm: Những diễn biến cơ bản ở các kì trong giảm phân 3/ Bài mới: Tiến trình bài học: H Đ của giáo viên và học sinh Nội dung GV Treo tranh sơ đồ giảm phân, giới thiệu chung và nhấn mạnh có 2 lần phân bào(giảm phân I và giảm phân II) GV yêu cầu học sinh thảo luận và hoàn thành phiếu học tập HS hoạt động nhóm, cá nhân nghiên cứu tranh hình 30.1 và 30.2 trang 100 – 101 và kết hợp với kiến thức lứop 9 để làm phiếu học tập. HS cử đại diện trình bày kết quả thảo luận nhóm của mình. Giáo viên nhận xét, đánh giá thông báo đáp án đúng cho học sinh chữa bài. Sự tự nhân đôi của NST trong kì đầu của giảm phân có ý nghĩa gì? Sau lần phân bào I đã tạo ra những tế bào con có đặc điểm gì? Lần giảm phân II diễn ra khi nào? Vì sao lần phân bào II lại diễn ra nhanh chóng hơn lần phân bào I? Lần giảm phân II trải qua bao nhiêu kì? I/ Những diễn biến cơ bản của giảm phân: Là hình thức phân bào diễn ra ở tế bào sinh dục chín, gồm hai lần phân bào liên tiếp nhưng nhiễm sắcc thể chỉ nhân đôi có một lần ở kì trung gian trước phân bào I (phân bào I), lần phân bào II diễn ra sau một kì trung gian rất ngắn. 1. Giảm phấn I: a. kì đầu: NST đóng xoắn, co ngắn, đính vào màng nhấnắp xếp định hướng. Các nhiễm sắc thể tiếp hợp theo chiều dọc, có thể diễn ra sự trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc tử không là chị em. Sự trao đổi đoạn tương ứng trong cặp tương đồng đã dẫn đến hiện tượng hóan vị gen. sau đó nhNST tách ra khỏi màng nhân. b. kì giữa: các NST kép tập trung và xếp song song trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. c. kì sau: các nhiễm sắc thể kép tương đồng phân li về hai cực của tế bào. d. kì cuối: hai nhân mới được hình thành chứa bộ đơn bội kép, sự phân chia tế bào chất diễn ra tạo thành 2 tế bào con đều chứa bộ n NST kép, nhưng khác nhau về nguồn gốc, thậm chí cả cấu trúc nếu sự trao đổi chéo xảy ra. 2. Giảm phân 2: Giáo án sinh học khối 10 Nâng cao Giáo viên: Nguyễn Đức Tài S ở GD & ĐT Ninh Thuận Tr ường THPT Tôn Đức Thắng Đó là những kì nào? Ơ kì đầu giảm phân II nhiễm sắc thể kép có đặc điểm gì? Trạng thái nhiễm sắc thể ở kì giữa như thế nào? Ơ kì giữa các nhiễm sắc thể kép tập trung ở đâu? Kì sau giảm phân II các nhiễm sắc tử chị em tồn tại ở trạng thái nào? Kì cuối có sự kiện gì quang trọng? Những diễn biến của màng nhân, thoi phân bào, nhân con có đặc điểm gì? Vậy giảm phân và nguyên phân có những đặc điểm gì giống và khác nhau? Tại sao trong giảm phân lại tạo ra được các giao tử khác nhau về tổ hợp của các nhiễm sắc thể? và số lượng NST trong tế bào con giảm đi một nữa? Bộ nhiễm sắc thể của loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể. Quá trình giảm phân có ý nghĩa gì trong tiến hóa và chọnn giống? Tiếp sau kì trung gian là lần giảm phân II diễn ra nhanh chóng hơn giảm phân I và cũng qua 4 kì. a. Kì đâu: thấy rỏ nhiễm sắc thể kép đơn bội. b. Kì giữa: các nhiễm sắc thể kép tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. mỗi NST kép gắn với 1 sợi tách biệt của thoi phân bào. các NStử chị em bắt đầu tách ra. c. kì sau: Hai nhiễm sắc tử chị em đã tách hoàn toàn ở tâm động, các nhiễm sắc tử chị em mỗi chiếc đi về 1 cực của tế bào. d. Kì cuối: nhân mới được hình thành chứa bộ n NST đơn và sự phân chia tế bào chất được hoàn thành tạo ra các tế bào con. Sự tan biến của màng nhân, sự hình thành và mất đi của thoi phân bào cũng giống như quá trình nguyên phân. II/ Ý nghĩa của giảm phân: - Thông qua giảm phân tạo giao tử mang bộ nhiễm sắc thể n và qua thụ tinh giữa GT đực và GT cái mà bộ NST (2n) của loài được phục hồi. - Như vậy, quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã đảm bảo duy trì bộ NST đặc trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể, nhờ đó thông tin di truyền được truyền đạt ổn định qua các đời, đảm bảo cho thế hệ sau mang đặc điểm của thế hệ trước. Do trao đổi chéo, tạo ra sự đa dạng GT qua thụ tinh tạo ra sự biến dị tổ hợp là nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống c. Củng cố: So sánh nguyên phân và giảm phân? tại sao trong giảm phân lại tạo ra được các giao tử khác nhau về các tổ hợp nhiễm sắc thể? Học sinh đọc kết luận trong sách giáo khoa. d. Dặn dò: Trả lời câu hỏi sách giáo khoa, Chuẩn bị bài “THỰC HÀNH”  Giáo án sinh học khối 10 Nâng cao Giáo viên: Nguyễn Đức Tài . dưỡng - Tạo tế bào mới giúp cơ thể lớn lên, thay thế các tế bào già chất hoặc chết do tai nạn. * Ứng dụng: - Trong y học: nuôi cấy mô, Thụ tinh nhân tạo. -. tế bào con ở kì sau. II/Ý nghĩa của nguyên phân: - Là hình thức sinh sản của sinh vật đơn bào nhân thực. - Đảm bảo truyền đạt bộ nhiễm sắc thể ổn định đặc

Ngày đăng: 06/06/2013, 01:26

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w