ÔN TẬP TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG Câu 1: Quá trình truyền thông có ở: A. Tất cả các sinh vât B. Động vật C. Con người D. Bất cứ một tổ chức nào mang tính chất xã hội. Câu 2: Các loại hình truyền thông là: A. Nói chuyện, thảo luận, hội thảo. B. Học tập, mít ting, âm nhạc. C. Liên cá nhân, tập thể, đại chúng. D. Thông báo, thông tin, truyền tin. Câu 3: Đặc trưng của báo chí là: A. Bám sát sự kiện. B. Thời sự. C. Giàu cảm xúc. D. Giàu hình tượng. Câu 4: Ý nào không có trong cấu trúc bản tin là: A. Tin(sự kiện ). B. Bình luận. C. Giải thích. D. Biểu tượng. Câu 5: Ý nào sau đây được coi là đánh giá đúng về giả thuyết về “ Hố chênh lệch kiến thức Gap Hypothesis”. A. Chức năng của truyền thông đaị chúng . B. Vai trò của truyền thông đaị chúng. C. Bản chất của truyền thông đại chúng. D. Truyền thông đại chúng là một nhân tố quan trọng trong tiếp nhận thông tin và kiến thức, nhưng tri thức con người còn phụ thuộc nhiều nhân tố khác ngoài truyền thông đại chúng . Câu 6: Ý nào sau đây không phải là một phương tiện truyền thông đại chúng? A. Xuất bản B. Internet C. Bưu chính D. Phát thanh Câu 7: Phương tiện truyền thông đại chúng nào có khả năng lưu giữ và tái sử dụng cao nhất A. Truyền hình B. Internet C. Truyền thanh D. Báo in Câu 8: Phương tiện truyền thông đại chúng nào có tính định hướng thông tin thấp nhất A. Truyền hình B. Internet C. Truyền thanh D. Báo in Câu 9: Phương tiện cho phép mỗi cá nhân có thể trở thành một đơn vị truyền thông với chi phí rất thấp là: A. Xuất bản B. Internet C. Truyền thanh D. Báo in Câu 10: Phương tiện truyền thông đại chúng nào sau đây xuất hiện sớm nhất? A. Truyền hình B. Truyền thanh C. Điện ảnh D. Internet Câu 11: Mô hình truyền thông chu kỳ được mô tả: A. Lặp lại B. Dạng hình sao C. Có phản hồi D. Dạng vòng tròn Câu 12: Ý nào trong trả lời sau không thuộc về thái độ của công chúng đối với phương tiện truyền thông đại chúng: A. Chấp nhận B.Chống đối C. Vui vẻ D. Dung hòa