4,0 điểm Khí quyển + Thạch quyển a Giải thích tại sao trong tầng đối lưu càng lên cao, nhiệt độ không khí càng giảm, trong khi nhiệt độ ở tầng bình lưu lại tăng theo độ cao?. Tại sao sản
Trang 1TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII
TRƯỜNG THPT CHUYÊN CHU VĂN AN
TỈNH LẠNG SƠN
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
ĐỀ THI MÔN ĐỊA LÍ
LỚP 10
Thời gian: 180 phút
(Đề này có 01 trang, gồm 06 câu)
Câu 1 (3,0 điểm) Trái Đất
a) Tại sao có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất?
b) Giải thích vì sao vào ngày 22/12, các địa điểm ở bán cầu Bắc có ngày ngắn hơn đêm? Câu 2 (4,0 điểm) Khí quyển + Thạch quyển
a) Giải thích tại sao trong tầng đối lưu càng lên cao, nhiệt độ không khí càng giảm, trong khi nhiệt độ ở tầng bình lưu lại tăng theo độ cao? Vì sao tầng đối lưu có ý nghĩa quan trọng đối với lớp
vỏ địa lí?
b) Kể tên các nhân tố ngoại lực Các dạng nước có tác động như thế nào tới sự hình thành địa hình trên Trái Đất?
Câu 4 (3,0 điểm) Dân cư
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tỉ suất tử thô Tại sao các nước phát triển có tỉ suất tử thô cao hơn các nước đang phát triển?
Câu 5 (4,0 điểm) Các ngành kinh tế + Môi trường và sự phát triển bền vững
a) Nêu đặc điểm phân bố ngành công nghiệp điện lực trên thế giới Tại sao sản lượng công nghiệp điện trên thế giới tăng trưởng nhanh và phân bố không đều giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển?
b) Thế nào là phát triển bền vững? Tại sao việc sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi
trường là điều kiện để phát triển?
Câu 6 (4,0 điểm) Cho bảng số liệu:
Một số sản phẩm nông - lâm - ngư nghiệp của thế giới, thời kì 1990 - 2010
Nuôi trồng thủy sản (triệu tấn) 16,8 25,6 45,7 59,9
Diện tích rừng (triệu ha) 3440 3455 3869 4033
(Nguồn: FAO)
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm nông - lâm - ngư nghiệp của thế giới, thời kì 1990 - 2010
b) Từ biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét cần thiết
HẾT
Người ra đề
Nguyễn Thu Hằng 0914548891
Triệu Hoàng Thúy - 0123682866
Trang 2HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: ĐỊA LÝ - LỚP 10 Lưu ý: Các cách giải khác hướng dẫn chấm, nếu đúng cho điểm tối đa theo thang điểm đã định.
1 a) Tại sao có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất 2,0
- Trái Đất hình cầu, trục Trái Đất luôn nghiêng trên mặt phẳng quĩ đạo một góc
không đổi 66033’ Trong quá trình chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời, đường
phân chia sáng tối thường xuyên thay đổi tạo nên hiện tượng ngày, đêm dài ngắn
khác nhau
- Tại xích đạo, đường phân chia sáng tối chia đôi thành hai phần bằng nhau, nên tại
đây có ngày, đêm dài bằng nhau
- Càng về các vĩ độ cao, đường phân chia sáng tối càng lệch so với trục Trái Đất,
phần chiếu sáng và phần khuất trong bóng tối chênh lệch nhau càng nhiều, làm cho ở
các vĩ độ khác nhau có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau
- Tại hai cực có hiện tượng ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ do khu vực này nằm hoàn
toàn trước (hoặc sau) đường phân chia sáng tối nên có thể được chiếu sáng hoặc
hoàn toàn không được chiếu sáng
0,5
0,5
0,5 0,5
b) Giải thích vì sao vào ngày 22/12, các địa điểm ở BCB có ngày ngắn hơn đêm 1,0
Vào ngày 22/12 Mặt Trời đang chuyển động biểu kiến ở BCN, BCB chếch xa Mặt
Trời, cực Bắc nằm phía sau đường phân chia sáng tối nên diện tích được chiếu sáng
nhỏ hơn diện tích nằm trong bóng tối và ngày ngắn hơn đêm
2 a) Giải thích tại sao trong tầng đối lưu càng lên cao, nhiệt độ không khí càng
giảm, trong khi nhiệt độ ở tầng bình lưu lại tăng theo độ cao? Vì sao tầng đối lưu
có ý nghĩa quan trọng đối với lớp vỏ địa lí.
2,0
* Nhiệt độ không khí trong tầng đối lưu càng lên cao càng giảm vì:
- Do xa nguồn cung cấp nhiệt chính: Trong tầng đối lưu, nhiệt độ không khí phụ
thuộc vào nhiệt của bề mặt đất do mặt trời đốt nóng (chủ yếu) và bức xạ mặt trời Do
đó, càng lên cao nhiệt độ được mặt đất cung cấp càng giảm
- Do càng lên cao không khí càng loãng, khả năng giữ nhiệt do mặt đất truyền lên
kém hơn
* Nhiệt độ tầng bình lưu tăng theo độ cao vì: do ở xa mặt đất hơn nên nguồn cung
cấp nhiệt chính cho tầng này là do mặt trời đốt nóng trực tiếp và do lớp ozon hấp thụ
bức xạ mặt trời
* Tầng đối lưu có ý nghĩa quan trọng đối với lớp vỏ Địa lý vì:
- Là tầng thấp nhất của khí quyển nơi tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với vỏ Trái
Đất, chiếm 80% khối lượng không khí và ¾ hơi nước của khí quyển, và hầu hết các
sinh vật, vật chất rắn khác
- Cung cấp các chất khí cần thiết cho sự sống tồn tại và phát triển: oxi cho hô hấp,
CO2 cho quang hợp Nơi diễn ra tất cả các hiện tượng khí tượng có ảnh hưởng đến
0,5
0,25 0,25
0,25
0,25
Trang 3sự sống trên Trái Đất: gió, mưa, bão, sương mù…
- Điều hòa nhiệt độ trên bề mặt trái đất
- Là lá chắn bảo vệ Trái Đất khỏi thiên thạch nhỏ
0,25 0,25
b Kể tên các nhân tố ngoại lực Các dạng nước có tác động như thế nào tới sự
hình thành địa hình trên trái đất.
2,0
* Các nhân tố ngoại lực: các nhân tố khí hậu (nhiệt độ, gió, mưa…), các dạng nước
(nước chảy, nước ngầm, băng hà, sóng biển…), sinh vật và con người
* Tác động của nước tới sự hình thành địa hình trên trái đất:
- Nước tham gia vào các quá trình ngoại lực như phong hoá, xâm thực, bóc mòn, vận
chuyển, bồi tụ góp phần hình thành và biến đổi địa hình Trái Đất
+ Nước tham gia vào quá trình phong hoá: hình thành dạng địa hình đặc trưng là địa
hình caxtơ…
+ Nước tham gia vào quá trình xâm thực hình thành các dạng địa hình xâm thực: các
rãnh nông; mương xói, thung lũng sông…
+ Dòng nước tham gia vào quá trình vận chuyển và bồi tụ làm di chuyển vật liệu từ
nơi này đến nơi khác và lắng đọng lại tạo thành các dạng địa hình bồi tụ như: bãi
bồi, đồng bằng phù sa sông, tam giác châu…
- Tác động của băng hà -> hình thành các dạng địa hình băng hà như: đồng bằng
băng hà, hồ băng hà, địa hình phio…
- Sóng đập tạo nên các dạng địa hình mài mòn như hàm ếch sóng bỡ, vách biển, nền
mài mòn… Sóng cũng vận chuyển vật liệu tạo nên các dạng địa hình bồi tụ như bãi
biển, thềm bồi tụ, doi đất, cồn ngầm dưới biển…
- Trong quá trình hoạt động của dòng chảy bao giờ cũng đồng thời tồn tại hai dạng
quá trình đối ngược nhau là quá trình xâm thực và quá trình bồi tụ Tuy thuộc tương
quan giữa 2 quá trình này mà địa hình dòng chảy tạo thành có thể khác nhau rõ rệt
hoặc địa hình mài mòn hoặc địa hình bồi tụ…
0,5
0,5
0,25
0,25
0,5
- Tự nhiên sinh học: sự khác biệt sinh học giữa nam với nữ, cơ cấu giới và tuổi, tình
trạng sức khỏe, khuyết tật,…(d/c)
- Môi trường sống: môi trường sống trong sạch, bền vững hoặc môi trường sống ô
nhiễm, suy thoái,… (d/c)
- Mức sống của dân cư tỉ lệ nghịch với mức chết Mức sống cải thiện và nâng cao,
thể lực con người được tăng cường,… (d/c).
- Trình độ phát triển của y học, vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh môi trường,… (d/c)
- Trình độ văn hóa: con người có trình độ văn hóa cao, được tiếp cận các thông tin y
học, áp dụng kiến thức vào cuộc sống,… (d/c).
- Các nhân tố khác: chiến tranh, tai nạn, thiên tai (d/c).
0,5 0,5 0,5 0,5
0,25 0,25
Trang 4- Nhóm nước phát triển có cơ cấu dân số già còn ở các nước đang phát triển có cơ cấu
dân số trẻ (d/c)
- Nguyên nhân chủ yếu là sự khác biệt cơ cấu dân số theo tuổi giữa hai nhóm nước
(d/c).
0,25 0,25
5 a) Nêu đặc điểm phân bố của ngành công nghiệp điện lực trên thế giới Tại sao
sản lượng công nghiệp điện trên thế giới tăng trưởng nhanh và phân bố không
đều giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển?
3,0
* Đặc điểm phân bố của công nghiệp điện lực:
Phân bố không đều giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển
- Phần lớn sản lượng điện tập trung vào các quốc gia phát triển: Hoa Kì (chiếm trên
25% sản lượng điện thế giới), Nhật Bản, Nga, Ca-na-đa, CHLB Đức, Pháp, Anh…
- Sản lượng điện của các nước đang phát triển chỉ chiếm một phần nhỏ bé, mức tiêu
thụ điện bình quân trên đầu người còn thấp
* Sự phát triển và phân bố công nghiệp điện phụ thuộc vào sự phát triển của lực lượng
sản xuất, tiến bộ khoa học kĩ thuật và đời sống văn hoá – văn minh của con người
- Sản lượng điện tăng: do kinh tế tăng trưởng nhanh, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá mạnh, sự phát triển của tiến bộ khoa học kĩ thuật thăm dò, khai thác tạo ra sản
lượng điện lớn, nhu cầu ngày càng cao trong tiêu dùng điện của dân cư
- Sự phân bố không đều về sản lượng điện giữa 2 nhóm nước là do các nhân tố ảnh
hưởng đến sản lượng điện khác nhau ở 2 nhóm nước:
+ Các nước phát triển nền kinh tế phát triển, đời sống dân cư cao nên nhu cầu lớn,
trình độ khoa học kĩ thuật cao tạo ra sản lượng điện lớn
+ Các nước đang phát triển kinh tế có nền kinh tế nhỏ bé, đời sống dân cư còn thấp
nên nhu cầu điện năng thấp hơn, trình độ khoa khọc kĩ thuật hạn chế nên sản lượng
điện được sản xuất từ nguồn năng lượng truyền thống => sản lượng thấp
0,25 0,5 0,5 0,25
0,5 0,25 0,25 0,5
b) Thế nào là phát triển bền vững? Tại sao việc sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo
vệ môi trường là điều kiện để phát triển bền vững?
1,0
* Phát triển bền vững: là sự phát triển về mọi mặt trong xã hội hiện tại mà vẫn phải
bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa Phát triển bền vững đang là mục
tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế,
xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với
quốc gia đó
* Sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường là điều kiện để phát triển bền
vững, vì:
- Tài nguyên thiên nhiên và môi trường có ý nghĩa to lớn (dẫn chứng)
- Tài nguyên thiên nhiên là có hạn, muốn sử dụng lâu dài thì phải sử dụng hợp lí
- Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và môi trường giúp con người có hoàn cảnh
sống tốt cả hiện tại và tương lai
0,25
0,25 0,25 0,25
Trang 5- Xử lí số liệu:
Tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm nông - lâm - ngư nghiệp
của thế giới, thời kì 1990 - 2010 (Đơn vị: %)
- Vẽ biểu đồ đường đảm bảo chính xác, thẩm mĩ, có chú giải và tên biểu đồ…
0,5
2,0
b) Nhận xét
Nhìn chung một số sản phẩm nông lâm ngư nghiệp của thế giới, thời kì 1990
-2010 có xu hướng tăng (d/c).
- Tuy nhiên, tốc độ tăng có sự khác nhau:
+ Sản lượng nuôi trồng thủy sản có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (d/c).
+ Sản lượng lúa mì và diện tích rừng có tốc độ tăng trưởng chậm hơn (d/c).
0,75
0,25 0,5