2 Tại sao nói sự phát triển của các ngành dịch vụ có mối quan hệ chặt chẽ với quá trình công nghiệp hóa.. - Do nguồn năng lượng bên trong TĐ tạo ra sự phân chia bề mặt TĐ thành lục địa,
Trang 1SỞ GD & ĐT ĐIỆN BIÊN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN
ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG NĂM 2016
MÔN : ĐỊA LÍ LỚP 10
( Thời gian làm bài 180 phút)
ĐỀ BÀI
Câu I (3 điểm)
1)Từ 21/3 – 22/6, mùa và độ dài ngày – đêm ở Bắc Bán cầu có đặc điểm gì? Tại sao những nơi gần chí tuyến thường có biên độ nhiệt năm lớn và nơi gần xích đạo có biên độ nhiệt năm nhỏ?
1) Phân biệt giờ địa phương và giờ khu vực
Câu II (4 điểm)
1) So sánh gió mậu dịch và gió mùa Tại sao khí hậu địa trung hải có mưa vào thu đông, khô nóng vào mùa hạ ?
2) Tại sao ở vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo thường là vùng bất ổn của
vỏ Trái Đất?
Câu III (5 điểm)
1) So sánh quy luật địa ô và quy luật đai cao.
2) Đô thị hóa có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường.Tại sao các điểm dân cư đô thị có mật độ dân số rất cao?
Câu IV (3 điểm)
1) Tại sao sản xuất nông nghiệp có tính bấp bênh, không ổn định?
2) Tại sao nói sự phát triển của các ngành dịch vụ có mối quan hệ chặt chẽ với quá trình công nghiệp hóa
Câu V (5 điểm)
1) Cho biết sự khác nhau căn bản giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo Tại sao nói số phận và tương lai phát triển của xã hội loài người gắn bó chặt chẽ với môi trường địa lí?
Trang 22) Cho bảng số liệu :
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo thành phần kinh tế của Việt Nam
(Đơn vị: nghìn tỉ đồng)
Năm Tổng số Phân theo thành phần kinh tế
KV Nhà nước KV ngoài Nhà
nước
KV có vốn đầu
tư nước ngoài
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế nước ta, giai đoạn 2000 – 2012.
b) Nhận xét sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 2000- 2012.
Trang 3ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
I
1)Từ 21/3 – 22/6, mùa và độ dài ngày – đêm ở Bắc Bán cầu có đặc điểm
gì? Tại sao những nơi gần chí tuyến thường có biên độ nhiệt năm
lớn và nơi gần xích đạo có biên độ nhiệt năm nhỏ?
*Từ 21/3 – 22/6, mùa và độ dài ngày – đêm ở Bắc Bán cầu có đặc điểm:
- Khái quát: Từ 21/3 – 22/6, MT chuyển động biểu kiến từ XĐ lên CT Bắc,
nửa cầu Bắc hướng về phía MT nên:
+ Mùa: BBC bắt đầu nhận được lượng nhiệt nhất định, thời tiết ấm áp nên
đây là mùa xuân
+ Ngày – đêm: do nửa cầu Bắc hướng về phía MT, nửa được chiếu sáng có
diện tích lớn hơn trong bóng tối, ngày dài hơn đêm, riêng ngày 21/3 thì mọi
nơi có ngày dài bằng đêm
* Những nơi gần chí tuyến thường có biên độ nhiệt năm lớn và nơi gần
xích đạo có biên độ nhiệt năm nhỏ vì:
- Những nơi gần chí tuyến có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau nên sự
chêch lệch nhiệt độ giữa 2 mùa trong năm lớn
-Những nơi gần xích đạo có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh xa nhau nên
chêch lệch nhiệt độ giữa 2 mùa trong năm nhỏ
2)Phân biệt giờ địa phương và giờ khu vực
- Giờ địa phương được thống nhất ở tất cả các địa điểm nằm trên cùng 1
kinh tuyến Nó xác định căn cứ vào vị trí của Mặt Trời trên bầu trời nên còn
gọi là giờ Mặt Trời
-Giờ khu vực: Trái đất được chia làm 24 múi giờ, mỗi múi rộng 150 kinh
tuyến Giờ múi được lấy theo giờ kinh tuyến đi qua giữa múi đó Giờ múi số
0 được lấy làm giờ quốc tế ( hay giờ GMT) Việt Nam thuộc múi giờ số 7
2,0
1,0
Câu
II
1) So sánh gió mậu dịch và gió mùa Tại sao khí hậu địa trung hải
có mưa vào thu đông, khô nóng vào mùa hạ ?
* Phân biệt gió mậu dịch và gió mùa
2,0
Trang 4- Gió mậu dịch
+ Thổi từ các cao áp ở hai chí tuyến về xích đạo
+ Hướng: ĐB (BCB) và hướng ĐN (BCN)
+ Thời gian hoạt động: Thổi quanh năm khá đều đặn
+ Tính chất: khô
- Gió mùa
+ Nguồn gốc hình thành phức tạp: chủ yếu do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa…
+ Thổi theo mùa, hướng ở hai mùa trái ngược nhau
+ Phân bố: thường có ở đới nóng, một số nơi thuộc vĩ độ TB
* Khí hậu ĐTH có mưa vào thu đông, khô nóng vào mùa hạ
- Về mùa hạ vùng Địa Trung Hải các cao áp cận chí tuyến dịch chuyển đến thống trị, không khí khô ráo, chỉ có gió thổi đi, ít mưa hoặc không mưa
- Về mùa đông các áp cao dịch chuyển xuống phía Nam, áp thấp ôn đới dịch chuyển đến, có gió Tây ôn đới di chuyển qua biển gây mưa
2) Tại sao ở vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo thường là vùng bất ổn của vỏ Trái Đất
- Thạch quyển được cấu tạo bởi một số mảng kiến tạo nằm kề nhau Các
mảng kiến tạo này nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc tầng trên cùng của bao Manti và di chuyển một cách chậm chạp
-Do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và nhiệt độ cao
trong tầng manti trên, nằm ngay dưới lớp vỏ Trái đất, nên các mảng kiến tạo luôn dịch chuyển Hoạt động kiến tạo của trái đất chủ yếu tập trung tại ranh giới tiếp xúc của các mảng kiến tạo
-Khi 2 mảng kiến tạo xô vào nhau, hoặc chờm lên nhau ( tiếp xúc dồ ép) thì
có thể hình thành núi cao và các vực biển sâu ( dẫn chứng) đồng thời ở chỗ
2 mảng chờm lên nhau cũng xảy ra các hoạt động động đất, núi lửa
- Khi 2 mảng tách xa nhau, ở các vết nứt tách dãn, macma sẽ trào lên, tạo ra các dãy núi ngầm, kèm theo là các hiện tượng động đất, núi lửa ( dẫn
chứng)
2,0
Trang 5III
1)So sánh quy luật địa ô và quy luật đai cao.
* Giống nhau:
- Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới
của các thành phần địa lí và cảnh quan
- Do nguồn năng lượng bên trong TĐ tạo ra sự phân chia bề mặt TĐ thành
lục địa, đại dương và địa hình núi (độ cao và hướng núi)
* Khác nhau :
Khái
niệm
là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo kinh độ
là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên theo
độ cao địa hình
Nguy
ên
nhân
Do sự phân bố đất liền, đại dương làm cho khí hậu ở lục địa phân hóa
từ đông sang tây; các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến
Do sự giảm nhanh nhiệt độ theo độ cao cùng với sự thay đổi về độ ẩm và lượng mưa ở miền núi
Biểu
hiện
Sự thây đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh độ
Sự phân bố các vành đai đất
và thực vật theo độ cao
2) Đô thị hóa có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội và môi
trường.Tại sao các điểm dân cư đô thị có mật độ dân số rất cao?
* Ảnh hưởng tích cực
- Đô thị hóa góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và cơ cấu lao động
- Đô thị hóa làm thay đổi sự phân bố dân cư và lao động, thay đổi các quá
trình sinh, tử và hôn nhân ở các đô thị
* Ảnh hưởng tiêu cực
Đô thị hóa nếu không xuất phát từ công nghiệp hóa, không phù hợp,
cân đối với quá trình công nghiệp hóa, thì việc chuyển cư ồ ạt từ nông thôn
ra thành phố sẽ dẫn đến:
- Nông thôn mất đi một phần lớn nhân lực
- Thành phố thì thiếu việc làm, điều kiện sinh hoạt ngày càng thiếu thốn,
môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhiều hiện tượng tiêu cực trong đời
sống kinh tế - xã hội
* Các điểm dân cư thành thị có mật độ dân số cao vì
2,0
3,0
Trang 6-Chức năng kinh tế chủ yếu của các đô thị là các hoạt động công nghiệp,
giao thông , thương mại, dịch vụ, văn hóa, hành chính…phần lớn dân cư là
những người tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp
- Các hoạt động phi nông nghiệp có thể diễn ra với số lượng lớn người trên
một lãnh thổ nhất định Do vậy mật độ dân cư thành thị rất cao
Câu
IV
1)Tại sao sản xuất nông nghiệp có tính bấp bênh, không ổn định?
- Do đối tượng lao động của nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi Mỗi
loại cây trồng, vật nuôi chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trong
những điều kiện nhất định của tự nhiên Tự nhiên luôn có những tai
biến( lũ lụt, hạn hán, bão ) và thời tiết khắc nghiệt là nguyên nhân chủ
yếu gây nên tính bấp bênh, không ổn định của sản xuất nông nghiệp.
2) Tại sao nói sự phát triển của các ngành dịch vụ có mối quan hệ
chặt chẽ với quá trình công nghiệp hóa
- Tác động của công nghiệp hóa đến dịch vụ
+ Tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật cho các ngành dịch vụ
+Chuyển một phần lao động từ sản xuất vật chất sang dịch vụ
+ Thúc đẩy sự phát triển, phân bố của dịch vụ
+ Đẩy mạnh đô thị hóa từ đó thúc đẩy dịch vụ phát triển
-Tác động của dịch vụ đối với công nghiệp hóa
+ Cung ứng nguyên liệu, vật tư, máy móc… thúc đẩy sản xuất công nghiệp
phát triển
+ Thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ trong công nghiệp hóa
+ Sự phát triển của một số dịch vụ tác động đến phân bố công nghiệp
+ Dịch vụ ở các đô thị phát triển làm cơ sở cho phát triển công nghiệp hóa
1,0
2,0
Câu
V
1)Cho biết sự khác nhau căn bản giữa môi trường tự nhiên và môi
trường nhân tạo Tại sao nói số phận và tương lai phát triển của
xã hội loài người gắn bó chặt chẽ với môi trường địa lí?
-Sự khác nhau căn bản giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân
tạo
+ Môi trường tự nhiên xuất hiện trên bề mặt Trái Đất không phụ thuộc
1,0
Trang 7vào con người Con người tác động vào tự nhiên, làm cho nó bị thay đổi, nhưng các thành phần tự nhiên vẫn phát triển theo quy luật riêng của nó.
+ Môi trường nhân tạo là kết quả lao động của con người, nó tồn tại hoàn toàn phụ thuộc vào con người Nếu không có bàn tay chăm sóc của con người, thì các thành phần của môi trường nhân tạo sẽ bị hủy hoại.
- Số phận và tương lai phát triển của xã hội loài người gắn bó chặt chẽ với môi trường địa lí: Môi trường địa lí là điều kiện thường xuyên và cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, là cơ sở vật chất của sự tồn tại xã hội Do vậy, số phận và tương lai phát triển của
xã hội loài người gắn bó chặt chẽ với môi trường địa lí.
2)
a)Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế nước ta, giai đoạn 2000 – 2012.
Xử lí số liệu:
Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo thành phần kinh tế
(Đơn vị:%)
số Phân theo thành phần kinh tế
KV Nhà nước
KV ngoài Nhà nước
KV có vốn đầu
tư nước ngoài
- Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ miền ( dạng khác không cho điểm)
- Biểu đồ có đơn vị, chú giải và tên biểu đồ
- Biểu đồ vẽ đẹp, chính xác
b) Nhận xét sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở
4,0
Trang 8nước ta, giai đoạn 2000- 2012.
- Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế nước ta đa dạng và đang có sự
thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng khu vực nhà nước,tang tỉ trọng khu vực
ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
- KV Nhà nước có tỉ trọng giảm (DC)
- KV ngoài Nhà nướccó tỉ trọng tăng (DC)
- KV có vốn đầu tư nước ngoài có tỉ trọng tăng mạnh (DC)
- Xu hướng chuyển dịch trên là tích cực, phù hợp với đường lối phát triển
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường