1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đánh giá chất lượng bùn thải từ các nhà máy xử lý nước thải tập trung ở kim liên hà nội

63 591 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 775,2 KB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu thực tập tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp của em với đề tài “ Nghiên cứu đánh giá chất lượng bùn thải từ các nhà máy xử lý nước thải tập trung Kim

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

-o0o -

HÀ MẠNH TÙNG

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BÙN THẢI TỪ NHÀ MÁY

XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG Ở KIM LIÊN, HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Thái Nguyên, năm 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

-o0o -

HÀ MẠNH TÙNG

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BÙN THẢI TỪ NHÀ MÁY

XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG Ở KIM LIÊN, HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giảng viên hướng dẫn : ThS Đặng Hồng Phương

Thái Nguyên, năm 2015

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian nghiên cứu thực tập tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp của em với đề tài “ Nghiên cứu đánh giá chất lượng bùn thải từ các nhà máy

xử lý nước thải tập trung Kim Liên _ Hà Nội ” đã được hoàn thành

Có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân,

em đã nhận được sự hướng dẫn rất tận tình và cụ thể của Ths Đặng Thị Hồng Phương Sự giúp đỡ và động viên này đã khích lệ em rất lớn trong quá trình hoàn thành khóa luận này

Do kiến thức của em còn nhiều hạn chế và trong điều kiện nghiên cứu còn nhiều thiếu thốn nên bản khóa luân không tránh khỏi những thiếu sót Em kính mong được các thầy, cô đóng góp ý kiến để bản luận văn có chất lượng cao nhất

Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm, phòng Đào tạo ĐH, cùng các thầy cô giáo đã giảng dạy và hướng dẫn trong suốt quá trình học tập tại trường Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ths Đặng Thị Hồng Phương đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này

Em xin chân thành cảm ơn

Thái nguyên, ngày 04 tháng 05 năm 2015

Sinh Viên

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Nồng độ và giá trị giới hạn ngây ô nhiễm của các chất hữu cơ trong

bùn thải 11

Bảng 2.2: Giới hạn hàm lượng kim loại nặn trong bùn, đất và giới hạn tối đa tong bùn theo EU(mg/kg) 12

Bảng 2.3: Giới hạn của một số kim loại trong bùn 13

Bảng 2.4: Giá trị giới hạn nồng độ của các vi sinh vật gây bệnh 14

Bảng 2.5: hàm lượng tuyệt đối cơ sở của các thông số trong bùn thảia 18

Hình 4.1 : Sơ đồ công nghệ loại bỏ chất dinh dưỡng của trạm xử lý nước thải Kim Liên 37

Hình 4.2: Sơ đồ công nghệ loại bỏ chất dinh dưỡng của trạm 38

XLNT Kim Liên 38

Bảng 4.2 : Bảng kết quả đo pH trong bùn thải 45

Bảng 4.3 Hàm lượng dinh dưỡng trong bùn thải 45

Bảng 4.4 : Hàm lượng kim loại tổng số trong bùn thải (mg/kg) 46

Bảng 4.5: Giá trị giới hạn của một số kim loại trong trầm tích nước ngọt 47

Bảng 4.7 : Số lượng vi sinh vật có trong bùn thải (vi khuẩn/g) 50

Bảng 4.8: Phần trăm khối lượng chất hữu cơ trong bùn thải 51

Trang 5

DANH MỤC VIẾT TẮT

ĐHQG : Đại Học Quốc Gia

Trang 6

MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞI ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề: 1

1.2 Mục tiêu của đề tài 2

1.3 Yêu cầu 2

1.4 Ý nghĩa của đề tài 3

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Cơ sở khoa học 4

2.1.1 Khái niệm bùn thải và phân loại 4

2.1.2.Nguồn gốc, đặc điểm và các tính chất của bùn thải hệ thống thoát nước thải sinh hoạt đô thị 6

2.1.3.Tác động của bùn thải tới môi trường và con người 8

2.1.4.Quy chuẩn về bùn thải 11

2.2.Hiện trạng phát sinh và quản lý bùn thải đô thị trên thế giới và Việt Nam 18

2.2.1.Hiện trạng phát sinh và quản lý bùn thải đô thị trên thế giới 18

2.2.2.Hiện trạng phát sinh và quản lý bùn thải đô thị ở Việt Nam 20

2.3 Hiện trạng quản lý và xử lý bùn thải của đô thị Hà Nội 24

2.4 Phương pháp xử lý bùn thải 25

2.4.1 Xử lý bằng thiêu đốt 25

2.4.2 Phương pháp chôn lấp 26

2.4.3 Xử lý bằng phương pháp ủ sinh học 26

2.4.4 Xử lý bằng phương pháp tái chế 27

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 30

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 30

3.3.Nội dung nghiên cứu 30

3.3.1 Giới thiệu chung về nhà máy xử lý nước thải tập trung Kim Liên 30

Trang 7

3.3.2 Đánh giá các tính chất hóa lý ,từ nhà máy xử lý nước thải của nhà máy

xử lý nước thải tập chung Kim Liên 30

3.3.3 Đánh giá một số đặc điểm dinh dưỡng trong bùn thải của nhà máy xử lý nước thải tập trung Kim Liên 30

3.3.4 Đánh giá hàm lượng vi sinh vật trong bùn thải của nhà máy xử lý nước thải tập trung Kim Liên 30

3.3.5 Đề xuất giải pháp xử lý bùn thải của nhà máy xử lý nước thải 30

3.4.Phương pháp nghiên cứu 30

3.4.1.Phương pháp điều tra thực địa 30

3.4.2.Phương pháp thu thập thông tin số liệu, tài liệu 31

3.4.3.Phương pháp phân tích 31

3.4.4.Phương pháp xử lý số liệu 33

3.4.5.Phương pháp so sánh 33

3.4.6 Phương pháp kế thừa 33

PHẦN 4: KẾT QỦA PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN 34

4.1 Giới thiệu chung về nhà máy xử lý nước thải Kim Liên 34

4.2.Kết quả nghiên cứu 45

4.2.1 pH trong bùn thải 45

4.2.2.Hàm lượng chất dinh dưỡng N,P,K 45

4.2.3.Hàm lượng kim loại nặng trong bùn thải 46

4.2.4 Vi sinh vật trong bùn thải 50

4.2.5 Hàm lượng chất hữu cơ trong bùn thải 51

4.3 Đề xuất giải pháp xử lý bùn thải của nhà máy xử lý nước thải tập trung Kim Liên 51

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53

5.1.Kết luận 53

5.2 Kiến nghị: 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

Trang 8

PHẦN 1 MỞI ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề:

Các chất ô nhiễm và sản phẩm biến đổi của chúng được rút ra từ những pha lỏng trong quá trình xử lý nước, dù bản chất như thế nào chẳng nữa thì cuối cùng phần lớn vẫn tập hợp tất dưới dạng lơ lửng,cô đặc ít nhiều được mang tên gọi “bùn”.Đặc tính chung của tất cả các loại bùn được tạo bởi một chất chải còn lơ lửng.Sự lắng động và trầm tích lâu năm các vật chất ô nhiễm

có trong nước thải đô thị hệ thống kênh rạch- cống rãnh,sự vứt rác bừa bãi xuống dòng kênh,sự lôi cuốn đất, cát…trên dường phố theo nước mưa xuống các kênh rạch kèm theo ảnh hưởng của triều cường đã dẫn đến sự bồi lắng các kênh rạch kèm theo ảnh hưởng của chiều cường đã dẫn đến sự bồi lắng các kênh rạch và các vật chất trầm tích dưới đáy kênh

Nếu như trong những năm trước đây,giải quyết ô nhiễm do chất thải rắn,chất thải nguy hại và đặc biệt là bùn thải đang thách thức lớn đối với xã hội,đặc biệt là nhà nước và các cơ quan có chức năng cần đề ra những biện pháp quản lý chặt chẽ hơn về việc thu gom xử lý,cũng như có phương án xây dựng hợp lý các bãi đỗ tập trung cho bùn thải

Với tốc độ đô thị hóa,công nghiệp hóa ngày càng cao,quỹ đất ngày càng thu hẹp, chúng ta cần phương án hữu hiệu để xử lý thu hồi và tái xử dụng bùn thải.Như thành phần chất hữu cơ cao trong bùn là nguồn cải tạo đất rất tốt và hàm lượng chất vô cơ trong bùn hoàn toàn có thể xử dụng cho mục đích san lấp mặt bằng hoặc làm vật liệu xây dựng.Từ đó,giảm chi phí xử lý,tận dụng hiệu quả các thành phần có giá trị trong bùn,giảm lượng bùn thải chôn lấp và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.Ngoài bùn từ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt ,bùn thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải có chứ nhiều thành phần ô nhiễm và được xả thải vào môi trường ngày càng nhiều cả về

Trang 9

lượng và thành phần.Trong các thành phần gây ô nhiễm,kim loại nặng là thành phần cần được quan tâm đặc biệt do khả năng tồn tại bền vững trong môi trường và khả năng tích tụ sinh học cao

Dựa vào đặc tính của từng loại bùn có thể xử lý và tận dụng các phương pháp khác nhau: phần chất hưu cơ cao trong bùn là nguồn cải tạo đất rất tốt,trong khi hàm lượng chất vô cơ trong bùn hoàn toàn có thể sử dụng cho mục đích san lấp mặt bằng hoặc làm chất vật liệu xây dựng Nhờ đó,giảm chi phí xử lý, tân dụng hiệu quả các thành phần có giá trị trong bùn,giảm lượng bùn thải chôn lấp và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên

Chính vì những lý do trên, đề tài tài “ Nghiên cứu đánh giá chất lượng

bùn thải từ các nhà máy xử lý nước thải tập trung ở Kim Liên, Hà Nội ” đã

được thực hiện Hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ góp phần nhỏ vào việc đánh giá, xử lý và tận dụng bùn thải từ các hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và hệ

1.2 Mục tiêu của đề tài

- Đánh giá được hiện trạng chất lượng bùn thải của nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tập trung Kim Liên

- Đưa ra các biện pháp hạn chế khắc phục và sử dụng nguồn bùn thải đó

Trang 10

1.4 Ý nghĩa của đề tài

- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:

Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu vào thực tiễn

 Nâng cao trình độ chuyên môn đồng thời tích lũy kinh nghiệm thực

tế cho bản thân sau này

 Tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội thực hiện và tiếp xúc với các vấn đề đang được xã hội quan tâm

- Ý nghĩa thực tiễn:

 Đưa ra được các kết quả, đánh giá chính xác được về chất lượng của bùn thải của nhà máy sử lý nước thải Kim Liên nói riêng cũng như các nhà máy khác ở địa bàn thành phố Hà Nội nói chung

Trang 11

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở khoa học

2.1.1 Khái niệm bùn thải và phân loại

a Khái niệm:

Bùn thải là hợp chất rắn và nước có thành phần đồng nhất trong toàn bộ thể tích có kích thước hạt thường nhỏ hơn 2mm và có hàm lượng nước (độ ẩm) lớn hơn 70% Có nhiều dạngbùn phát sinh với hoạt động của các đô thị hiện nay là bùn thải từ các nhà máy sử lý nước thải sinh hoạt, bùn song hồ, cống rãnh thoát nước thải từ các hoạt động công nghiệp

Hiện nay, khái niệm về bùn thải vẫn chưa được xác định trong các văn bản pháp luật của Việt Nam

EPA định nghĩa bùn thải như sản phẩm thải cuối cùng được tạo ra

từ quá trình sử lý nước thải dân dụng và nước thải công nghiệp từ nhà máy sử

lý nước thải ở dạng hỗn hợp bán rắn Thuật ngữ này đôi khi cũng được sử dụng như một thuật ngữ chung cho chất rắn được tách khỏi chất huyền phù trong nước, hỗn hợp chất này thường chứa một lượng đáng kể nước giữa các khoảng chống của các hạt rắn

Các quá trình xử lý nước thải dẫn đến việc tách các chất ô nhiễm và chuyển chúng sang các pha có thể tích nhỏ hơn(bùn) Như vậy sau quá trình

sử lý và làm sạch nước thải, nước sạch có thể được tái sử dụng còn bùn tạo thành sẽ được thải đi Việc sử lý và thải bùn rất khó do lượng bùn lớn, thành phần khác nhau, độ ẩm cao và bùn rất khó lọc Giá thành xử lý và thải bùn chiếm khoảng 25% - 50% tổng giá thành quản lý chất thải

Bùn hệ thống thoát nước thải sinh hoạt đô thị là dư lượng chất lỏng, đặc hay dạng sệt được tao ra do quá trình vận chuyển và chuyển hóa nước thải trong các cống rãnh thoát nước, là hỗn hợp các chất hữu cơ và vô cơ bao gồm

Trang 12

tất cả các laoij bùn thu nhận từ đường ống thoát nước đô thị được xem như sản phẩm phụ cần sử lý trong quá trình này

Bùn bao gồm chủ yếu là nước, khoáng chất và chất hữu cơ

Bùn thải có thể chứa các chất dễ bay hơi, sinh vật gây bệnh, vi khuẩn, kim loại nặng, các ion vô cơ cùng các hóa chất độc hại từ chất thải công nghiệp, hóa chất gia dụng và thuốc trừ sâu Lượng bùn thải tăng theo mức độ tăng của dân số và tăng trưởng sản xuất Số lượng bùn thải thương rất lớn và gây ô nhiễm cho môi trường nếu không được sử lý tốt

b Phân loại:

- Người ta phân loại bùn dựa vào nguồn gốc và thành phần của chúng Thành phần này cũng đồng thời cũng phụ thuộc vào bản chất ô nhiễm ban đầu của nước và phương pháp làm sạch: sử lý vật lý, hóa lý, sinh học

- Bùn hữu cơ ưa nước: đó là loại phổ biến nhất, khó khan của việc làm khô bùn là do có sự có mặt của phần lớn các chất keo ưa nước Người xếp trong loại này tất cả các bùn thải sử lý sinh học nước thải, hàm lượng chất thải bay hơi có thể đạt tới 90% toàn bộ chất khô ( nước thải của công nghiệp thực phẩm hóa hữu cơ)

- Bùn vô cơ ưa nước: các bùn này chứa hydroxyt tạo thành của phương pháp hóa lý bằng cách làm kết tủa ion kim loại có trong nước xử

lý ( Al, Fe, Zn, Cr) hoặc do sử dụng kết bông vô cơ ( muối ferreux hoặc muối ferit, muối nhôm)

- Bùn chứa dầu: nó đặc trưng bằng việc trong các chất thải có mặt của một lượng dầu nhỏ hoặc mỡ khoáng chất ( hoặc động vật) Các chất này ở dạng nhũ hoặc hấp thụ các phần tử ưa nước một phần bùn sinh học cũng có thể có mặt trong trường hợp sử lý cuối cùng của bùn hoặt tính( vi dụ: xử lý nước thải của nhà máy lọc dầu)

Trang 13

- Bùn vô cơ kị nước: các bùn này được đặc trưng bằng một tỷ lệ trội hơn các đặc biết có hàm lượng giữa nước nhỏ( cát, bùn phù xa, xỉ, vẩy rèn, muối đã kết tinh)

- Bùn vô cơ ưa nước kị nước: Các bùn này chủ yếu bao gồm chất kị nước chứa vừa đủ chất ưa nước để cho ảnh hưởng bất lợi của chất này đến việc làm khô bùn chiếm ưu thế hơn Các chất ưa nước thường là các hydroxyt kim loại ( chất kết tụ)

- Bùn có sợi: nói chung loại bùn này rất dễ làm khô trừ khi việc thu hồi bùn làm cho các sợi chuyển sang dạng ưa nước do sự có mặt của các hydroxyt hay bùn sinh học

2.1.2.Nguồn gốc, đặc điểm và các tính chất của bùn thải hệ thống thoát nước thải sinh hoạt đô thị

a Nguồn gốc

nước thải sinh hoạt là kết quả của việc thu thập nước thải từ các khu dân cư, có thể bao gồm cả cơ sở thương mại, công nghiệp ( đặc biệt đối với các quốc gia có sự phát triển của hệ thống hạ tầng thấp) Các chất thải lỏng xuất phát từ nhà vệ sinh, nhà bếp, bồn rử mặt cống rãnh khu công nghiệp… được vận chuyển thông qua hệ thống thoát nước thành phố tới nhà máy xử lý nước thải Nước mưa dư thừa ( có nghĩa là không hấp thụ bởi mặt đất) được thu thập trong cỗng rãnh thoát nước và them vào nước thải đã được thu thập

Nước thải sinh hoạt đô thị thong qua các mạng lưới cống thoát nước được chuyển tới các nhà máy sử lý nước thải sinh hoạt và các hệ thống song thoạt nước thành phố Bùn sinh ra từ quá trình này là kết quả của các vật chất được mang lắng đọng trong các hệ thống cống thoát và hoạt động của các vi sinh vật sống trong các hệ thống này, biến chúng thành bùn Bùn này thường

bị ô nhiễm với nhiều hợp chất hữu cơ vô và vô cơ độc hại, tùy thuộc vào các nguồn thải đầu vào, do nồng độ của các vật liệu trong chất rắn còn lại là kết

Trang 14

quả của quá trình sử lý nước thải bùn thải phải được sử lý một cách an toàn

và hiệu quả để tránh ô nhiễm sinh học và hóa học cho môi trường

Hơn 60.000 độc chất và chất độc hóa học đã được tìm thấy trong bùn thải và nước thải Stephen Lester ( CHEJ) đã tổng hợp thong tin từ các nahf nghiên cứu đại học Cornell và Hiệp hội các kỹ sư xây dựng đã xác định rằng bùn thải có chứa các độc tố sau đây

heptachlor, Lindance, miex, kepone, 2,4,5-T, 2,4-D

môi công nghiệp

Năm 2009 EPA công bố báo cáo quốc gia về nghiên cứu bùn nước thải và các báo cáo về mức đọ kim loại, hóa chất và các tài liệu khác có trong một mẫu thống kê cặn nước thải một số điểm nổi bật gồm

bùn, Ba: 500mg/kg bùn, trong khi Mg có mặt với tỷ lệ 1g/kg bùn

mức đọ trung bình trong phạm vi lên tới 1.000.000 mg/kg bùn

mặt với số luuwognj phát hoieenj trong 100% cặn của nước thải ở Mỹ

Các loại bùn thải có tính chất rất khác nahu, điều đó phụ thuộc vào nguần gốc của bùn thải nhìn chung, bùn thải bao gồm các hợp chất hữa cơ, chất dinh dưỡng, một số các loại các chất dinh dưỡng không cần thiết, dấu vết

Trang 15

kim loại, chất ô nhiễm vi sinh hữa cơ và vi sinh vật Nước thải bùn cũng có thể chứa các chất độc hại khác như chất tẩy rửa, các muối khác nhau thuốc trừ sâu, chất hữu cơ độc hại, … Kết quả nghiên cứu về đặc điểm của bùn thải tại bang Indiana Mỹ cho thấy bùn thải có chứa khoảng 50% chất hữa cơ và 1-4% cacbon vô cơ N hữu cơ và P vô cơ là thành phần chủ yếu của N và P trong bùn Cacbon hữu cơ và vô cơ tương đối ổn định trong thời gian lấy mẫu tuy nhiên sự dao động lướn nhất dó chính là thành phần các kim loại nặng như

Cd, Zn, Cu, Pb trong bùn thải (sommers et al, 1976).[12]

2.1.3.Tác động của bùn thải tới môi trường và con người

Bùn được xác định bởi EPA như một chất gây ô nhiễm trong năm

2011, EPA đưa một nghiên cứa tại hội đồng nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ (NRC) để sá định các nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe con người do bùn thải Trong tài liệu này, NRC đã chỉ ra rằng rất nhiều sự nguy hiểm của bùn chưa được làm rõ hoặc chưa được quan tâm một các thỏa đáng, đặc biệt khi bùn thải đô thị được sử dụng như một loại phân bón hữu dụng hay nước thải từ từ nguồn nước thải đô thị bị ô nhiễm được sử dụng như một nguần nước tưới

Bùn thải chứa vi khuẩn gây bệnh, vi rút các động vật nguyên sinh cùng với giun sán ký sinh trùng khác có thể làm tăng nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của con người, động vật và thực vật Bổ xung bùn tươi gây ra mức

độ vi khuẩn Ecoli tăng lên giấ trị lớn hơn đáng kể theo WTO(1981), Báo cáo

về nguy cơ đối với sức khỏe đã xác định các vi sinh vật gây bệnh chủ yếu là salmonella và taenia là mối quan tâm lớn nhất

Bùn thải từ các nhà máy sử lý nước thải tuy được sử lý qua các quy trình phức tạp về mức độ ô nhiễm giảm nhưng lại không loại bỏ được hết tác nhân gậy bệnh và các chất nguy hại ở mức độ thấp của các thành phần nhưu PAHs, PCB, dioxin, kim loại nặng Các nghiên cứu kết luận rằng thực vật

Trang 16

hấp thu một lượng lớn kim loại nặng và các chất ô nhiễm độ hại được lưu chữ trong sản phẩm sau đó được tiêu thụ bởi con người

Bùn thải tác động đến sức khỏe con người có thể đưcọ chia thành ảnh hưởng nhìn thấy sau khi tiếp xúc ( như : mùi hôi, nhiễm trùng do hít/ nuốt vi khuẩn) hoặc phát sinh do tiếp xúc dài hạn ( tiếp xúc với kim loại phát tán từ quá trình sử lý bùn ), ảnh hưởng từ từ, không thấy ngay được hậu quả Những người có nguy cơ nhiều nhất là những người thường xuyên tiếp xúc với bùn thải như nhân viên sử lý nước thải công nhân lạo vét bùn, công nhân tại các cơ sở ủ phân, nông dân canh tác trên đất từ bùn thải các hộ gia đình có sự tiếp xúc

Ở Việt Nam, hiện nay chưa có đánh giá đầy đủ cụ thể về những tác hại của bùn thải với môi trường Tuy nhiên, trên thực tế lượng bùn thải lớn được nạo hút từ hệ thống cống rãnh thoát nước thải ra môi trường gây hậu quả nghiêm trọng Bùn thải từ hệ thống thoát nước và từ các nhà, máy xử lý nước thải được xử lý sơ bộ hoặc không được xử lý, vận chuyển tới các bãi chon lấp hoặc được đổ tịa các địa điểm không xác định, gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, gây ô nhiễm môi trường không khí và nhất là thẩm thấu làm ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt dẫn đến chất lượng nguần, nước mặt dẫn đến chất lượng nguồn nước bị suy giảm

Thành phần và tính chất của bùn thải có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu khả năng tận dụng bùn cho các mục đích khác nhau ( cải tạo đất nông nghiệp, san lấp mặt bằng sản xuất vật liệu xây dựng….) nó cũng cho phép xác định các nguyên nhân tích tụ các chất ô nhiễm trong bùn của mỗ kênh rạch cũng như thành phần ô nhiễm độc hại trong bùn Do đó, các tác động các tác dộng tiền tang của bùn tới môi trường có thể kể đến bao gồm:

 Gây ô nhiễm nước ngầm: trong thành phần bùn nạo vét có chứ một lượng nước khá lớn, vào mùa khooluowngj nước này không đủ để thấm tới tầng nước ngầm và dễ dàng bốc hơi Tuy nhiên, vào mùa mưa có thể hòa trộn

Trang 17

các chất độc hại có trong bùn và thấm xuống mạch nước ngầm, làm ô nhiễm nước nghầm

 Gây ô nhiêm nước mặt: giữa môi trường bùn lắng và môi trường nước có một cân bằng nhất định, khi tính chất môi trường thay đổi, các chất ô nhiễm tích chữ trong bùn có thể hòa trọn chở lại trong nước gây ô nhiễm nước

 Gây ô nhiễm không khí: quá trình phgaan hủy kị khí cảu bùn sẽ tạo

tới con người

 Tác động đến hệ sinh thái: Làm mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng tới thủy sinh sống trong nước

 Tác động đến động vật: bùn đáy cũng là môi trường sống của hang nghìn loài sinh vật, vi sinh vật… và thong qua chuỗi thức ăn mà bùn có thể tác dộng đến các động vật bậc cao hơn trong đó có con người, đặc biệt là bùn

có chứa nhiều kim loại nặng

Hàm lượng kim loại nặng trong bùn là mối quan tâm đầu tiên khi nạo vét kênh rạch, có có lien quan chặt chẽ đến mục đích tái sử dụng bùn hoặc các tác động nếu đổ bùn không đúng quy định như ảnh hưởng tới hệ sinh thái tại khu vực bãi đổ bùn Thành phần các chất kim loại nặng rất rất dễ hấp thụ trên

bề mặt các chất lơ lửng hữu cơ và vô cơ Khi các chất này lắng xuống tạo thành bùn lắng thì các kim loại nặng cũng bị tích tụ trong bùn Một số các kim loại nặng là các nguyên tố vi lượng không thể thiếu đối với các vi sinh vật trong quá trình chao đổi chất, tuy nhiên một số kim loại kahcs lại rất độc

Có 6 nguyên tố cơ bản là Fe, Zn, Mn, Cu, Mo, Co được gọi là các chất vi lượng cần thiết cho cây Các kim loại khác như Ca, Si, Ni, Se, Al cần thiết cho quá trình đồng hóa cho cây nhưng lại không cần thiết cho các vi sinh vật khác Cu với Pb bà Hg là những những kim loại hoàn toàn không cần thiết cho thực vật, vi sinh vật và gây độc với con người

Trang 18

2.1.4.Quy chuẩn về bùn thải

Việc đánh giá tác động và ảnh hưởng của bùn thải cần có một tiêu chuẩn để tham chiếu, tuy nhiên hiện nay chúng ta chưa có một tiêu chuẩn đánh giá bùn thải riêng của Việt Nam, do vậy việc so sánh tiêu chuẩn của bùn thải được dựa theo tiêu chuẩn của các nước phát triển

 Đề xuất của EU

 Đối với các hợp chất hữu cơ

Bảng 2.1: Nồng độ và giá trị giới hạn ngây ô nhiễm của các chất hữu cơ

Trang 19

 Đối với kim loại nặng

Bảng 2.2: Giới hạn hàm lƣợng kim loại nặn trong bùn, đất và giới hạn tối

đa tong bùn theo EU(mg/kg)

Yếu tố Giá trị trung

Dữ liệu được báo cáo cho 13 quốc gia: Áo, Đan Mạch, Phần Lan, Đức,

Hy Lạp, Ireland, Luxembourg, Na Uy, Ba Lan, Thụy Điển, Hà Lan và Anh

[2]

Không bao gồm Ba Lan và Hy Lạp Zn trung bình trong bùn của ba LAn và Hy Lạp tương ứng là 3641 và 2752 mg/kg Giá trị trung bình của Châu Âu bao gồm cả Ba Lan và Huy Lạp là 2.8 mg Zn/kg

Giá trị giwosi hạn của kim loại nặng trong bùn theo quy định của một

số quốc gia được trình bày trong bảng dưới đây

Trang 20

 Quy định của một số nước trên thế giới

Bảng 2.3: Giới hạn của một số kim loại trong bùn

Trang 21

h Đối với tư nhân

vi sinh vật trong tiêu chuẩn về chat lượng bùn thải

Các vi sinh vật gây bệnh phỏ biến nhất được quy định trong điều luật là

vi khuẩn Salmonella và Enteroviruts Các giá trị giới ahnj này của mỗi quốc gialaf khác nhau và được trình bày ở bảng dưới đây Ngoài ra, theo quy định tại Ba Lan, bùn không được sử dụng nếu chứa vi khuẩn Salmonella và một số

(Nguồn 8)

Trang 22

MPN: Most Probable Nunber

MPCN: Most Probable Cytophatic Number

Tại Đan Mạch, bùn sau khi sử lý phải không có xuất hiện của vi khuẩn Salmonella và phân lien cầu khuẩn phải dưới 100/g (SO/2000/49)

 Tại Việt Nam

a Quy định phân loại xử lý bùn thải

- Bùn thải từ hệ thống nước thải có yếu tố nguy hại được quản lý theo quy định về chất thải nguy hại ( trong mục 2 và 3, chương IX, luật bảo vệ môi trường năm 2014)

Điều 90 Lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép xử lý chất thải nguy hại

1 Chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải lập hồ sơ về chất thải nguy hại và đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh

2 Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện và có giấy phép mới được xử lý chất thải nguy hại

3 Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định danh mục chất thải nguy hại

và cấp phép xử lý chất thải nguy hại

Điều 91 Phân loại, thu gom, lưu giữ trước khi xử lý chất thải nguy hại

1 Chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải tổ chức phân loại, thu gom, lưu giữ và xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; trường hợp chủ nguồn thải chất thải nguy hại không có khả năng xử lý chất thải nguy hại đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường phải chuyển giao cho cơ sở có giấy phép xử lý chất thải nguy hại

2 Chất thải nguy hại phải được lưu giữ trong phương tiện, thiết bị chuyên dụng bảo đảm không tác động xấu đến con người và môi trường

Điều 92 Vận chuyển chất thải nguy hại

1 Chất thải nguy hại phải được vận chuyển bằng phương tiện, thiết bị chuyên dụng phù hợp và được ghi trong giấy phép xử lý chất thải nguy hại

Trang 23

2 Chất thải nguy hại được vận chuyển sang nước khác phải tuân thủ các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

Điều 93 Điều kiện của cơ sở xử lý chất thải nguy hại

1 Địa điểm thuộc quy hoạch do cấp có thẩm quyền phê duyệt

2 Có khoảng cách bảo đảm để không ảnh hưởng xấu đối với môi trường và con người

3 Có công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc lưu giữ và

xử lý chất thải nguy hại đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường

4 Có công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

5 Có nhân sự quản lý được cấp chứng chỉ và nhân sự kỹ thuật có trình

độ chuyên môn phù hợp

6 Có quy trình vận hành an toàn công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng

7 Có phương án bảo vệ môi trường

8 Có kế hoạch phục hồi môi trường sau khi chấm dứt hoạt động

9 Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt

Điều 94 Nội dung quản lý chất thải nguy hại trong quy hoạch bảo

vệ môi trường

1 Đánh giá, dự báo nguồn phát thải nguy hại và lượng phát thải

2 Khả năng thu gom, phân loại tại nguồn

3 Khả năng tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng

4 Vị trí, quy mô điểm thu gom, tái chế và xử lý

5 Công nghệ xử lý chất thải nguy hại

6 Nguồn lực thực hiện

7 Tiến độ thực hiện

8 Phân công trách nhiệm

Trang 24

b Quy chuẩn kỹ thuật

Việt Nam đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại QCVN 07:2009/BTNMT, trong đó có những quy định được áp dụng với bùn thải hiện nay quy chuẩn riêng QCVN 50:2013 của Bộ Tài Nguyên Môi Trường, dựa trên QCVN 07:2009/BTNMT, quy định ngưỡng nguy hại của các thông số(trừ các thông số phóng xạ) trong bùn thải phát sinh từ quá trình xử lý nước thải, nước cấp, làm cơ sở để phân loại và quản lý bùn thải

Theo QCVN 50:2013/BTNMT, bùn thải từ quá trình xử lý nước thải được xác định là chất thải nguy hại nếu thuộc một trong những trường hợp sau.[1]

a) pH 12,5 hoặc pH 2,0

b) Trong mẫu bùn thải phân tích có ít nhất 01 thông số quy định tại bảng 5 có giái trị đồng thời vượt cả hàm lượng tuyệt đối (Htc) và ngưỡng nguy hại(Ctc)

Trong đó:

H(ppm)- giá trị Hàm lượng tuyệt đối cơ sở đưcọ quy định trong Bảng 5: T- tỷ số giữa khối lượng thành phần rắn khô trong mẫu bùn thải trên tổng số khối lượng mẫu bùn thải

Ctc- được tính theo nồng độ ngâm chiết

Trang 25

Bảng 2.5: hàm lƣợng tuyệt đối cơ sở của các thông số trong bùn thải a

STT Thông

số Số CAS

Công thức hóa học

Hàm lƣợng tuyệt đối cơ

sở H(ppm)

Ngƣỡng nguy hại tính theo nồng độ ngâm chiết Ctc(mg/l)

2.2.Hiện trạng phát sinh và quản lý bùn thải đô thị trên thế giới và Việt Nam

2.2.1.Hiện trạng phát sinh và quản lý bùn thải đô thị trên thế giới

Trong những năm gần đây, các quá trình xử lý nước thải với những công nghệ tiến bộ đã được áp dụng ở nhiều nước để hạn chế sự ô nhiễm môi trường từ nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp.Những chỉ dừng lại ở

Trang 26

việc xử lý nước thải thì chưa triệt để vì sau quá trình xử lý nước thải sản phẩm chủ yếu là bùn thải, đây là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường Quá trình xử lý nước thải tạo ra một lượng lớn bùn, ước tính chiếm từ 5% đến 25% tổng thể tích nước xử lý Trong quá trình xử lý bằng công nghệ bùn hoạt tính, khoảng 30 - 40% các chất hữu cơ có trong nước thải

sẽ chuyển sang dạng bùn hay lượng bùn sinh ra khi xử lý 1kg COD trong nước thải là khoảng 0,3kg đến 0,5kg bùn Do đó, bùn thải sau quá trình xử lý nước thải cần được xử lý và sử dụng hiệu quả

Đối các nước Châu Âu, lượng bùn thải khô trên một đầu người được thống kê từ quá trình xử lý nước sơ cấp và thứ cấp là khoảng 90g/ngày/người

Ở Anh, có khoảng 30 triệu tấn bùn thải mỗi năm, tương đương với 1,2 triệu tấn bùn khô mỗi năm Chi phí cho loại bỏ và xử lý bùn khoảng 250 triệu bảng Anh ứng với 5 bảng Anh/đầu người

Các thông tin về các phương pháp và các cách tiếp cận sử dụng bùn thải sau khi được loại bỏ vẫn chưa được cung cấp một cách rõ ràng Ở một vài nước Châu Âu, phương pháp loại bỏ bùn chủ yếu là chôn lấp tỷ lệ chiếm khoảng 50-75%.Trong khi đó, bùn thải sử dụng cho nông nghiệp như nguồn phân bón chỉ chiếm khoảng 25-35% hoặc một phần nhỏ được tái sinh Tại Anh, hàng năm có khoảng 18 triệu tấn bùn thải được bón cho nông nghiệp như nguồn phân hữu cơ, cũng như có khoảng 60% lượng bùn thải của Hoa Kỳ được sử dụng cho mùa màng

Tại Nhật Bản, bùn thải từ các trạm xử lý nước thải sinh hoạt sẽ được sử dụng để lên men kị khí thu hồi khí metan dùng cho phát điện, cặn bùn được dùng để sản xuất gạch Block dùng cho lát đường… Ở Tokyo có 13 cơ sở xử

lý nước thải sinh hoạt, được đặt ở nhiều vị trí trong thành phố để xử lý nước thải sinh hoạt Nhưng chỉ có 3 cơ sở xử lý lắp đặt hệ thống xử lý bùn thải, còn

Trang 27

ở các cơ sở còn lại chỉ lắp đặt hệ thống xử lý nước thải, bùn thải sẽ được chuyển theo đường ống để đưa về các trạm có hệ thống xử lý triệt để bùn thải

Trong vòng một vài giờ, bạn có thể xả tải của bạn - có chứa kim loại nặng, tác nhân gây bệnh và vi khuẩn - xuống sông mà không có bất kỳ cơ quan chức năng là khôn ngoan hơn, và biến một lợi nhuận gọn gàng của 80.000 nhân dân tệ (US $ 12,600) Nó không chỉ Quảng Châu

Tại Bắc Kinh, một nhóm các công dân quan tâm về cuộc bao vây bùn

đã tạo ra một bản đồ của "đống bùn" Nếu tọa độ của 30 hoặc hơn các bãi chôn lấp xung quanh vùng ngoại ô của Bắc Kinh được vẽ và được liên kết đến, một "Vạn Lý Trường Thành" của bùn đỏ độc hại có thể được nhìn thấy bao quanh thành phố

Trong tháng 8 năm 2012 Trung Quốc đối thoại ngắn gọn làm nổi bật mức độ của vấn đề bùn ngày càng tăng của Trung Quốc Được biết, với gần

"22 triệu tấn - trong đó 80% là chưa xử lý bùn độc hại" được tạo ra mỗi năm, thành phố và các tỉnh từ khắp Trung Quốc bao gồm cả Bắc Kinh, Trùng Khánh, Quảng Đông, Thượng Hải, Chiết Giang Urumqi và gặp các vấn đề quản lý bùn

2.2.2.Hiện trạng phát sinh và quản lý bùn thải đô thị ở Việt Nam

Ngày nay cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến thực phẩm thì vấn đề chất thải từ các ngành này đang là một mối quan tâm lớn.Tại Việt Nam,đối với ngành chế biến nông sản, lương thực thực phẩm đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về công nghệ xử lý nước thải, nhiều trạm xử lý nước thải đã được xây dựng và đi vào hoạt động

để xử lý nước cấp, nước thải cho các nhà máy sản xuất bia, mỳ chính, chế biến tinh bột, chế biến nông sản, chế biến thủy sản Tuy nhiên, chúng ta mới chỉ tập trung quan tâm đến vấn đề xử lý nước mà vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về xử lý bùn thải cho các trạm xử lý trên

Trang 28

Bùn thải sau khi xử lý phần lớn được thu gom và chuyển đến các bãi chôn lấp hoặc dùng làm phân bón cho nông nghiệp Bên cạnh đó trong quá trình xử lý nước bằng bùn hoạt tính có khoảng 30 - 40% các chất hữu cơ được chuyển thành dạng bùn, nếu không có biện pháp xử lý thích hợp sẽ gây ra tái

ô nhiễm môi trường

Hằng Ngày trên địa bàn TPHCM khối lượng bùn thải ước tính từ 3.000

các loại nhưng công tác quản lý hành chính đối với loại chất thải này gần như

bị buông lỏng Bùn thải từ các nhà máy xử lý nước cấp hoặc đang xả trực tiếp vào nguồn nước thải hoặc đang lưu giữ trong các hồ chứa để xử lý và sau khi lưu giữ trong hồ chứa để tách nước lại được chở đến các địa điểm "không xác định” Đường đi của bùn thải từ các công trình xây dựng cũng tương tự: đến những địa điểm "không xác định” Có thể nói số lượng bùn thải chở đến các bãi chôn lấp, xử lý chiếm tỷ lệ ít mà phần lớn được đưa đến các địa điểm

"không xác định” là ở ven đường, các khu đất trống…

Bùn thải các loại trên thường đổ xả để có chi phí thấp nhất Uớc tính chi phí xử lý các loại bùn trên khoảng 300.000đồng/tấn và trên dưới 1.000 tỉ đồng/năm, thậm chí còn cao hơn Dự báo đến năm 2015 số lượng bùn thải sẽ tăng lên khoảng 3 triệu tấn/tháng, năm 2020 sẽ không dưới 4 triệu tấn/tháng Trong đó, bùn thải nguy hại hiện nay có khoảng 250 - 300 tấn/ngày, chưa kể đến bùn thải từ các tỉnh lân cận đưa về thành phố để xử lý từ 150 - 200 tấn/ngày.Tp Hồ Chí Minh đã từng thực hiện dự án xây dựng nhà máy xử lý bùn Bình Hưng Hòa và Bình Hưng nhằm mục đích xử lý bùn thải từ nhà máy

xử lý nước thải sinh hoạt/đô thị để tái chế thành phân hữu cơ Tuy nhiên, công nghệ áp dụng tại nhà máy này vẫn chưa thực sự tối ưu, bùn sau khi xử lý vẫn còn rất nặng mùi và ảnh hưởng đến môi trường Hiện tại, Nhà máy Bình

Trang 29

Hưng đang “lưu giữ” 4.000 tấn bùn thải và mỗi ngày lại phát sinh thêm 40 tấn/ ngày đêm gây ô nhiễm trực tiếp đến các khu dân cư xung quanh

Trong khi đó, theo quy hoạch, trong tương lai gần, TP.HCM sẽ có thêm

7 - 9 nhà máy xử lý nước thải tập trung cho các lưu vực khác nhau với công suất mỗi nhà máy xử lý dao động từ 100.000m³/ngày đêm đến 500.000m³/ngày đêm Đồng thời, TPHCM còn có hàng ngàn trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho các khu dân cư mới, chung cư các loại, khách sạn, nhà hàng, siêu thị, các cơ sở y tế (bệnh viện, trạm y tế, phòng khám…) với công suất từ vài m³/ngày đêm đến vài trăm (ngàn) m3/ngày đêm….trở thành một áp lực rất lớn đối với TP.HCM

 Nước ta còn diễn ra hang loạt các cuộc hội thảo, trao đổi kinh

nghiêm về cách xử lý, quản lý bùn thải đô thị, bùn thải công nghiệp như :

 Cuộc hội thảo chuyên đề về “Giới thiệu các công nghệ xử lý bùn thải” ngày 18/09/2012 diễn ra ở Sở KH&CN TP HCM Cuộc hội thảo này diễn ra nhằm mục đích là phổ biến các kết quả đã nghiên cứu, đồng thời tạo điều kiện để các chuyên gia về môi trường, các nhà quản lý, các doanh nghiệp,… trao đổi, thảo luận về các công nghệ xử lý cũng như như giải pháp quản lý bùn thải nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững TP Hồ Chí

Minh nói riêng và cả nước nói chung

Ngày 04/3/2014, Cục Hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng Việt Nam đã kết hợp với Bộ Môi trường Nhật Bản tổ chức Hội thảo chuyên đề “Quản lý bùn thải từ hệ thống thoát nước”

Tham dự Hội thảo, về phía Việt Nam có đại diện các Cục, Vụ chức năng của Bộ Xây dựng, các Sở Xây dựng, các trường đại học, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp trong lĩnh vực cấp thoát nước; về phía Nhật Bản có đại diện Bộ Môi trường Nhật Bản, Hiệp hội vệ sinh Nhật Bản, Hội sáng chế

Trang 30

xử lý môi trường Nhật Bản cùng đại diện các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam

Tại Hà Nội, bên cạnh việc xả thẳng bùn thải ra các bãi đất trống, tình trạng xả chất thải xuống các dòng sông cũng diễn ra nghiêm trọng không kém Do lượng nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp xả trực tiếp không đủ làm lưu thông dòng chảy, nên chất thải hữu cơ đổ xuống sông đều lắng tại chỗ, gây ô nhiễm, khiến cho cả bốn con sông Tô Lịch, Kim Ngưu,

Lừ, Sét trở nên ô nhiễm nghiêm trọng Bên cạnh đó, khi tiến hành nạo vét sông, khối lượng bùn thải khổng lồ này lại được đổ trực tiếp tại các bãi đổ ở ngoại thành mà chưa qua quá trình loại bỏ chất độc hại, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm không khí, nguồn nước… Hiện nay, bùn thải sau khi thu gom được vận chuyển đến đổ bỏ tại các khu đất trống cách xa khu dân cư hoặc tại các ao nuôi thủy sản cần được san lấp, thậm chí đổ vào bất cứ khu vực nào có thể Chính việc đổ bùn thải tràn lan và hoàn toàn không được xử lý như hiện nay sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường, đặc biệt là tích tụ các kim loại gây tình trạng mất vệ sinh, mùi hôi thối Nghiêm trọng hơn, bùn thải đang gây ra những ảnh hưởng nặng nề do được đổ bỏ, chôn lấp không có lớp lót chống thấm nên các chất ô nhiễm thấm xuống các mạch nước ngầm và nước mặt Vấn đề thiếu bãi đổ bùn thải tại Hà Nội cũng rất nan giải, hiện tại chỉ có bãi rác thải Nam Sơn - Sóc Sơn mới có khả năng xử lý bùn thải công nghiệp

Ở Việt Nam, vấn đề quản lý và sử dụng bùn thải sinh học từ các trạm

xử lý nước thải vẫn chưa có các quy định cụ thể Phần lớn bùn thải từ các trạm xử lý nước thải được xử lý bằng phương pháp đơn giản là sân phơi bùn.Sau khi bùn được làm khô, giảm về trọng lượng và thể tích thì sẽ được đóng bao và đem đi chôn lấp tại những nơi quy định

Ở TP Hà Nội nạn đổ trộn bùn thải vẫn diễn ra rất nhiều hẳn chúng ta còn nhớ ngày 17/8/2011, Đội 2, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về

Trang 31

môi trường - CA TP Hà Nội, phối hợp với Thanh tra GTVT huyện Từ Liêm

đã bắt giữ 2 xe tải, chở hàng chục tấn đất, bùn thải xây dựng từ công trường tòa nhà Keangnam đến đổ trộm tại cánh đồng xã Đại Mỗ (Từ Liêm) Khu vực này nằm ngay sau SVĐ Quốc gia Mỹ Đình, cách đường gom Đại lộ Thăng Long 200m, đây là khu vực ít dân cư qua lại nên các chủ xe chở phế thải dễ dàng đổ trộm

Cho đến nay vấn đề bùn thải vẫn là vấn đề nhức nhối của người dân Hà Nội, một lượng lớn bùn thải từ bể phốt, không biết xử lý sao, mà các công ty tư nhân về dịch vụ hút bể phốt vẫn mọc lên không biết lượng bùn này sẽ đi đâu

 Vì vậy điều chúng ta cần bây giờ là nhà máy xử lý bùn thải, biến bùn thải thành một loại tài nguyên

- GS-TSKH Lê Huy Bá - Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ và quản lý môi trường - cho rằng, nếu không xử lý bùn thải mà đổ trực tiếp ra môi trường chỉ là chuyển ô nhiễm từ điểm này sang điểm khác Bởi thực trạng

ô nhiễm đã biến các tuyến kênh, mương tại Hà Nội sẽ trở thành dòng sông chết, hầu như không còn sinh vật nào có thể sinh sống Do đó, nếu đổ bùn thải

ra môi trường xung quanh thì cũng không cây cối nào sống được và còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người

2.3 Hiện trạng quản lý và xử lý bùn thải của đô thị Hà Nội

Hiện nay đã có sự phân cấp quản lý bùn thải và quá trình nạo vét có phối hợp giữa các cấp

-Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội kết hợp với các bộ nghành liên quan ( bộ Khoa học công nghệ và môi trường, bộ Xây dựng, Bộ Tài chính )

để quản lý quy hoạch, việc nạo vét, xử lý, đổ thải bùn

- Phòng quản lý chất thải rắn thuộc Sở tài nguyên và môi trường có trách nhiệm quản lý lượng bùn thải phát sinh và sử lý dựa theo các văn bản được pháp luật ban hành đông thời cũng giám sát quá trình nạo vét bùn thải từ

Ngày đăng: 29/09/2016, 21:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn(2010) Về việc ban hành Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón 36/2010/TT-BNNPTNT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về việc ban hành Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón 36/2010"/TT-
11. Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học quốc gia tp. Hồ Chí Minh (2010), Báo cáo tổng hợp ‘’ nghiên cứu các biện pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động nạo vét, vận chuyển và đổ bùn lắng kênh rạch tp.Hồ Chí Minh’’II. Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học quốc gia tp. Hồ Chí Minh (2010), "Báo cáo tổng hợp ‘’ nghiên cứu các biện pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động nạo vét, vận chuyển và đổ bùn lắng kênh rạch tp.Hồ Chí Minh’’
Tác giả: Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học quốc gia tp. Hồ Chí Minh
Năm: 2010
14. Difaz- Burgos. M.A; Ceccan,B ; Polo, A. (1993), “ monitoring biochermical activity during sewage sludge composting”, Biology and fertility of soil16,2,pp 145 -50.IV. Các tài liệu tham khảo từ Internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: monitoring biochermical activity during sewage sludge composting
Tác giả: Difaz- Burgos. M.A; Ceccan,B ; Polo, A
Năm: 1993
2. BộKhoa học và Công nghệ Chương trình bảo vệ Môi trường và phòng tránh thiên tai năm 2007. Kỹ thuật xử lý môi trường Nông thôn Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội Khác
3. Bộ Tài nguyên Môi Trường (2008) Quy chuẩn quốc gia về giới hạn nồng độ cho phép của kim loại nặng trong đất, QCVN 03:2008/BTNMT Khác
5. Bộ Tài nguyên Môi Trường (2013) Quy chuẩn quốc gia về ngưỡng nguy hại với bùn thải từ quá trình sử lý nước QCVN 50:2013/BTNMT Khác
6. Nguyên Xuân Cự, Lê Văn Khoa, Bùi Ngọc Dung, Lê Đức, Trần Khắc Hiệp, Các Văn Thanh (2000) Phương pháp phân tích đất – nước- phân bón-cây trồng, NXB Giáo Dục Khác
7. Luật bảo vệ môi trường năm 2014 số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) khóa XIII, kỳ họp thứ 7, thông qua ngày 23/6/2014) Khác
9. Tổ chức Xúc tiến Thương Mại Nhật Bản ( Juero) và hiệp hội Môi Trường Đô thị và Khu Công Nghiệp Việt Nam (VUREIA) (2008), Khóa đào tạo công tác quản lý chất thải công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội Khác
10. Ts. Trần Quy, PGS.TS Trầm Yêm, PGS.TS Nguyễn Thị Hà, PGS.TS Trịnh Thị Thanh, TS. Nguyễn Mạnh Khải, CN Nguyễn Xuân Huân, HVCH. Nguyễn Cự Nam (2012). Xử lý và tận dụng bùn cặn thải từ hệ thống mạ điện, đề tìa cấp ĐHQG Khác
12. CEC – council of the European communities (1986).: Counncil Directive of 12 june 1986 on the protection of the environment, and particular of the soil, when sewage sludge is used in agriculture (86/278/EEC). Officcial J.of the European communities , 4 July 1986, No.L 181/6-No.L 181/266 Khác
13. US EPA, Us environmental Protection Agency(1993). Pát 503- Standards for Use or Diposal of sewage, Federal Register 58, 9387-9404 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w