LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đã từ lâu pháp luật về hợp đồng chiếm một vị trí rất quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bởi hầu hết các giao dịch trong xã hội, dù có mục đích kinh doanh hay nhằm đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt thông thường, đều liên quan đến hợp đồng. Mục đích của pháp luật về hợp đồng là bảo vệ quyền tự do ý chí của các bên, quyền tự do ý chí này chỉ bị hạn chế khi bảo vệ trật tự công hoặc để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của bên thứ ba. Hợp đồng được thiết lập hợp pháp thì có hiệu lực ràng buộc với các bên, một bên không được tự ý sửa đổi hoặc không tuân theo hợp đồng. Đây chính là yêu cầu mang tính bản chất của hiệu lực hợp đồng và là nội dung cơ bản của nguyên tắc hiệu lực bất biến (pacta sunt servanda) trong lĩnh vực hợp đồng. Điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi chưa từng được nhắc đến trong Bộ luật Dân sự năm 1995 cũng như Bộ luật Dân sự năm 2005. Trong quá trình xây dựng Bộ luật Dân sự năm 2015 và ngay cả khi vấn đề này được chính thức ghi nhận, các nhà nghiên cứu thực sự dành nhiều sự quan tâm, bàn luận cũng như đóng góp ý kiến liên quan đến nội dung này. Điều khoản liên quan đến Điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi được xem như sự thay đổi đáng kể trong chế định hợp đồng, là bước tiến mới mẻ trong tiến trình lập pháp nước ta. Do vậy, việc nghiên cứu về vấn đề này là hết sức cần thiết và cấp bách, không chỉ làm rõ nội dung cũng như hệ quả của quy định này, mà còn là nền tảng để tìm hiểu thêm về những hạn chế hay bất cập có thể xuất hiện trong thực tiễn áp dụng pháp luật sau này. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Xét từ phương diện lý luận nói chung, điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi không phải là vấn đề hoàn toàn mới, vì nội dung này được xem là nằm trong quy định về sửa đổi hợp đồng nói chung. Tuy nhiên, khi Bộ luật Dân sự năm 2015 lần đầu tiên đưa ra điều khoản cụ thể hóa các khía cạnh của điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, trong đó trường hợp áp dụng cũng như quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được xác định rõ hơn rất nhiều thông qua những quy định pháp luật mới, điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi trở thành nội dung nổi bật đòi hỏi được nhìn nhận và xem xét kỹ càng hơn trước. Những bài viết nghiên cứu trong nước liên quan đến điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi chủ yếu được đăng tải trong khoảng thời gian lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật Dân sự năm 2015. Vấn đề này thu hút được nhiều sự quan tâm của các học giả, một số nhà nghiên cứu đã trình bày ý kiến của mình trong các bài phỏng vấn, buổi tọa đàm,… chứ không chỉ thông qua những tác phẩm được giới thiệu trong tạp chí chuyên ngành, ví dụ như trọng tài viên Đỗ Văn Đại của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam đã giới thiệu bài tham luận về “Điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi” trong hội thảo “Chế định hợp đồng trong Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi” tổ chức tại Hà Nội tháng 3 năm 2015. Những công trình nghiên cứu không chỉ giới thiệu nội dung mới của pháp luật mà còn phân tích ảnh hưởng của quy định đó trong thực tiễn áp dụng, đồng thời có liên hệ pháp luật nước ngoài. Một trong những tác phẩm tiêu biểu có giá trị tham khảo lớn khác có thể được kể đến là bài viết “Điều khoản điều chỉnh hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi trong pháp luật nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam” của tác giả Lê Minh Hùng đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp điện tử. Trong khi số lượng tài liệu về điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi của Việt Nam không nhiều, thì trên thế giới đây lại là đề tài nghiên cứu có nguồn tài liệu tham khảo rất phong phú. Nội dung này thực sự là chủ đề hấp dẫn và tạo ra nhiều tranh luận giữa các học giả từ hơn 200 năm trước đến nay. Bên cạnh việc giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của quyền điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi, phân tích các trường hợp áp dụng, quyền và nghĩa vụ của các bên, hệ quả pháp lý,… các bài viết còn so sánh để làm rõ sự khác biệt của quy định này giữa các quốc gia hoặc hệ thống pháp luật trên thế giới, thu thập các vụ việc thực tế nổi bật ở mỗi nơi để làm rõ cách áp dụng pháp luật. Một trong những tác phẩm được đánh giá là chi tiết, dễ hiểu, dễ tiếp cận để tham khảo có thể được kể đến là cuốn sách “The effect of a change of circumstances on the binding force of contracts Comparative perspectives”, độ dày khoảng 300 trang, của nhà nghiên cứu người Chi lê Rodrigo Momberg Uribe phát hành năm 2011. 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn Luận văn nghiên cứu về các nội dung liên quan đến điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi, chủ yếu dựa trên điều 420 Bộ luật Dân sự năm 2015 về “Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản” và các quy định chung về chế định hợp đồng trong pháp luật Việt Nam hiện hành. Luận văn không đề cập đến trường hợp điều chỉnh nội dung hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi ở giai đoạn trước khi hợp đồng được ký kết, hay nói cách khác là trong quá trình các bên vẫn đàm phán để soạn thảo nội dung hợp đồng. 4. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn Luận văn hướng đến làm rõ các khía cạnh của điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi, trong nội dung về thực hiện hợp đồng của chế định hợp đồng, cụ thể là: đưa ra được khái niệm về điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi, các trường hợp thay đổi của hoàn cảnh khiến một bên có quyền yêu cầu điều chỉnh hợp đồng, cách thức điều chỉnh hợp đồng, hệ quả của việc điều chỉnh hợp đồng. Đồng thời, luận văn muốn giới thiệu về nội dung này trong pháp luật của một số quốc gia trên thế giới với mục đích tham khảo. Bên cạnh đó, qua quá trình phân tích và nghiên cứu, luận văn đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam liên quan đến vấn đề này. 5. Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn Luận văn lần lượt làm rõ những nội dung chính sau đây: Điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi là gì? Pháp luật Việt Nam quy định thế nào về điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi? Quy định pháp luật về điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi có vấn đề gì cần sửa đổi? 6. Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong luận văn bao gồm: phương pháp phân tích quy phạm; phương pháp diễn dịch; phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh luật học; phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. Các phương pháp này được sử dụng trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Luận văn có thể được xem như công trình nghiên cứu bước đầu về điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi trong pháp luật Việt Nam, có dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài. Luận văn là kết quả của quá trình tổng hợp và nghiên cứu công phu của người viết, do vậy luận văn có thể được sử dụng như nguồn tài liệu tham khảo liên quan đến vấn đề này, giúp cho việc nghiên cứu chuyên sâu về đề tài này trong tương lai được thuận lợi hơn. 8. Bố cục của luận văn Luận văn gồm có ba chương như sau: Chương 1: Lý luận chung về hợp đồng và điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi Chương 2: Quy định pháp luật về điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi Chương 3: Áp dụng pháp luật và hoàn thiện pháp luật về điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi
BÀI TẬP NỘP SỐ : MÔN HỌC TIN HỌC ỨNG DỤNG TRONG KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH GVHD:PHẠM THANH TÙNG Ngày nộp : 27.09.2016 I/ Mô hình kết cấu phần tử phần tử vỏ Mô hình kết cấu 3d Lực dọc theo phương đứng điểm O II/ Xác định nộ lực hệ cho tổ hợp tải trọng : TH1 TH2 THB III/ Biểu đồ moomen lực cắt THB cho khung qua trục 1,trục IV/ Xác định chuyển vị thẳng E ,G theo phương trục y TH1 Chuyển vị E theo trục Y Chuyển vị G thao truc Y V/ Xác định phản lực theo phương dứng tạo gối tựa O THB Phản lực theo phương đưng gối tưa O VI/ Vẽ biểu đồ moomen cho san tầng mặt cắt LM( L nằm IH; M nằm KG ) THB