ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT LƯU VỰC SÔNG CẢ Giáo viên hướng dẫn: TS.. Tổng lượng mưa năm, dòng chảy năm trung bình của các lưu vực sông chính trong hệ thống
Trang 1ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT LƯU VỰC SÔNG CẢ
Giáo viên hướng dẫn: TS Trần Duy Kiều
Trang 2
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian làm đồ án, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ,đóng góp
ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô, gia đình và bạn bè
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy hướng dẫn T.S Trần Duy Kiều, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình làm đồ
ánán
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội nói chung, các thầy cô trong Khoa Khí tượng Thủy văn nói riêng đã dạy dỗ cho em kiến thức về các môn đại cương cũng như các môn chuyên ngành, giúp em có được cơ sở lý thuyết vững vàng
và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập
Do hạn chế về thời gian cũng như trình độ của bản thân, mặc dù đã cố gắng nhưng đồ án tốt nghiệp không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của thầy cô và các bạn.Xin chân thành cảm
ơn
Sinh viên thực hiện
Lê Phan Thủy Tiên
Trang 3MỤC LỤC MỤC LỤC_
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu của đề tài 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Nội dung nghiên cứu 2
CHƯƠNG I: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN LƯU VỰC SÔNG CẢ 3
1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ 3
1.2 ĐỊA HÌNH, ĐỊA CHẤT, THỔ NHƯỠNG 3
1.3 KHÍ HẬU 4
1.3.1 Số giờ nắng 5
1.3.2 Nhiệt độ không khí 5
1.3.3 Lượng mây tổng quan 5
1.3.4 Tốc độ gió 8
1.3.5.Độ ẩm tuyệt đối của không khí 8
1.3.6 Độ ẩm tương đối 8
1.3.7 Bốc hơi 12
1.4 MẠNG LƯỚI SÔNG NGÒI 12
1.5 TÌNH HÌNH SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN 14
Trang 42.1.3 Xây dựng bản đồ đường đẳng trị lượng mưa năm 25
2.1.4 Sự biến đổi của lượng mưa năm trung bình nhiều năm theo không gian 26
2.1.5.Chế độ mưa trong năm 26
2.2 DÒNG CHẢY NĂM 31
2.2.1.Sự biến đổi của lượng dòng chảy trong thời kỳ nhiều năm 31
2.2.2.Các đặc trưng dòng chảy 36
2.2.3.Sự phân bố của dòng chảy trung bình nhiều năm Mo (l/s,km²) 38
2.2.4 Quan hệ giữa lưu lượng dòng chảy với lượng mưa bình quân lưu vực 41
2.2.5 Tổng lượng mưa năm, dòng chảy năm trung bình của các lưu vực sông chính trong hệ thống sông Cả 42
CHƯƠNG III: CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG 44
3.1 DÒNG CHẢY CÁT BÙN 44
3.1.1 Tình hình số liệu 44
3.1.2 Chế độ dòng chảy bùn cát 44
3.1.3 Phân bố trong vùng 44
3.2 NHIỆT ĐỘ NƯỚC SÔNG 45
3.2.1 Phân bố trong lãnh thổ 45
3.2.2 Biến đổi trong năm 45
3.3 HÓA HỌC NƯỚC SÔNG 49
3.3.1 Thành phần hóa học nước sông 49
3.3.2 Độ mặn nước sông 51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
PHỤ LỤC 55
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 1-1 : Tổng số giờ nắng trung bình tháng, năm tại một số vị trí trên lưu
vực sông Cả(giờ) 6
Bảng 1-2 : Nhiệt độ không khí trung bình tháng,năm tại một số vị trí trên lưu vực sông Cả (ºC) 7
Bảng 1-3: Tốc độ gió trung bình tháng, năm tại một số vị trí trên lưu vực sông Cả 9
Bảng 1-4 : Độ ẩm tương đối trung bình tháng, năm tại một số vị trí trên lưu vực sông Cả 10
Bảng 1-5: Lượng bốc hơi quan trắc trung bình tháng, nămtại một số vị trí trên lưu vực sông Cả 11
Bảng 1-6: Một số đặc trưng hình thái lưu vực sông Cả 13
Bảng 1-7a: Danh sách các trạm khí tượng 17
Bảng 1-7b: Danh sách các trạm thủy văn trên lưu vực sông Cả 18
Bảng 2-1: Các pha mưa tại một số trạm có tài liệu quan trắc dài 19
Bảng 2-2: Bảng kết quả phân mùa mưa các trạm trên lưu vực sông Cả 29
Bảng 2-3: Sự phân bố các pha dòng chảy của các trạm trên lưu vực 31
Bảng 2-4: Kết quả tính toán đặc trưng dòng chảy năm 38
Bảng 2-5: Mô đun dòng chảy năm tại một số trạm trên lưu vực sông Cả 39
Bảng 2-6: Lượng mưa trung bình và độ sâu dòng chảy tương ứng tại các trạm thủy văn 41
Bảng 3-1: Độ đục trung bình thời kỳ quan trắc (2009 - 2013) tại một số vị trí trên lưu vực sông Cả 46
Bảng 3-2: Lưu lượng bùn cát trung bình thời kỳ quan trắc (2009 - 2013) tại một số vị trí trên lưu vực sông Cả (kg/s) 47
Bảng 3-3:Nhiệt độ trung bình tháng, năm của các trạm thủy văn 48
Bảng 3-4: Thành phần hóa học nước sông 50
Bảng 3-5: Độ mặn nước sông 51
Trang 7DANH MỤC HÌNH
Hình 1-1: Bản đồ mạng lưới trạm KTTV trên lưu vực sông Cả 3 Hình 2-1: Đường tích lũy sai chuẩn lượng mưa năm tại trạmMường Xén, Con Cuông, Tây Hiếu, Quỳ Châu thời kỳ (1962-2013) 21 Hình 2-2: Đường tích lũy sai chuẩn lượng mưa năm tại trạmĐô Lương, Vinh, Dừa thời kỳ (1962-2013) 22 Hình 2-3: Đường tích lũy sai chuẩn lượng mưa năm tại trạmHương Khê, Hòa Duyệt, Sơn Diệm thời kỳ (1962-2013) 23 Hình 2-4: Bản đồ đẳng trị lượng mưa năm 28 Hình 2-5: Đường tích lũy sai chuẩn lượng dòng chảy năm tại trạmMường Xén, Nghĩa Khánh, Quỳ Châu thời kỳ (1962-2013) 33 Hình 2-6: Đường tích lũy sai chuẩn lượng dòng chảy năm tại trạmDừa, Yên Thượng thời kỳ (1962-2013) 34 Hình 2-7: Đường tích lũy sai chuẩn lượng dòng chảy năm tại trạmHòa Duyệt, Sơn Diện thời kỳ (1962-2013) 35 Hình 2-8: Quan hệ lưu lượng nước tại trạm Dừa với lưu lượng nước tại trạm Yên Thượng trên lưu vực sông Cả 37 Hình 2-9: Quan hệ lưu lượng nước tại trạm Hòa Duyệt sông Ngàn Phố và Sơn Diệm sông Ngàn Sâu 37 Hình 2-10: Bản đồ mô đun đẳng trị dòng chảy năm lưu vực sông Cả 40 Hình 2-11: Quan hệ giữa dòng chảy năm và lượng mưa năm trung bình thời
kỳ 1961-2013 trong lưu vực sông Cả 41
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
“Ở đâu có nước, ở đó có sự sống” Tài nguyên nước rất phong phú
nhưng không phải là vô tận Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nạn ô nhiễm nước ngày càng nghiêm trọng và điều tất yếu là nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt cũng như các lĩnh vực ngày càng giảm sút Vì vậy khai thác và
sử dụng tài nguyên nước cần phải hợp lý, khoa học và phải gắn liền với việc bảo vệ nó để đảm bảo phát triển lâu bền Rất cần có sự dự báo nhu cầu dùng nước và sự biến động nguồn nước trong tương lai cho từng khu vực, tính toán đánh giá tài nguyên nước để phục vụ cho việc cân bằng nước, phục vụ cho việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế
Mỗi tác động gây ra trên lưu vực đều có tác động đến các yếu tố khác
Vì vậy quản lý nguồn nước phải gắn liền với việc quản lý và bảo vệ lưu vực Lưu vực sông Cả là một trong những lưu vực được đánh giá là một trong những lưu vực có tiềm năng nước mặt lớn trong cả nước Trong những năm qua việc khai thác tài nguyên nước trên lưu vực cũng phát triển mạnh, nhưng khả năng nguồn nước còn nhỏ chưa đáp ứng hết được tiềm năng cũng như nhu cầu sử dụng nước trong khu vực, mặt khác trong thời gian qua việc khai thác nguồn nước trên lưu vực sông Cả chưa gắn liền với việc bảo về nguồn nước nên đã dẫn đến tình trạng lũ lụt, hạn hán, xói mòn lưu vực, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước và hàng loạt các vấn đề khác đã xảy ra làm ảnh hưởng đến đời sông dân sinh trên lưu vực Việc đánh giá một cách chi tiết nguồn tài nguyên nước trên lưu vực, sẽ đem lại cho các nhà hoạch định khai thác nước trong tương lai, thông tin chi tiết về chế độ phân bố của nguồn nước trên lưu vực từ đó có bài toán cân bằng nước cụ thể đối với từng vùng
và làm tăng khả năng khai thác nguồn nước mặt và giảm nhẹ thiên tai do nguồn nước gây ra cũng như có kế hoạch khai thác và bảo vệ bền vững tài nguyên nước Điều đó khẳng định đề tài “Nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước mặt lưu vực sông Cả” là cần thiết và có ý nghĩa về mặt khoa học cũng như thực tiễn
Trang 92 Mục tiêu của đề tài
Đánh giá được tài nguyên nước mặt lưu vực sông Cả nhằm làm cơ sở cho việc tính toán, khai thác bền vững tài nguyên nước góp phần phục vụ phát
triển kinh tế xã hội khu vực Bắc Trung Bộ
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Dòng chảy năm trên lưu vực sông Cả
Phạm vi thực hiện đề tài bao gồm toàn bộ hệ thống lưu vực sông Cả
4 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu và nội dung công việc trên,các phương pháp nghiên cứu chính sau đây đã được sử dụng trong đề tài:
- Phương pháp thu thập, xử lý và đánh giá số liệu
- Phương pháp phân tích thống kê
- Phương pháp kế thừa góp ý của chuyên gia
5 Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của đồ án gồm 3 chương:
- Chương 1: Điều kiện tự nhiên lưu vực sông Cả
- Chương 2: Dòng chảy năm
- Chương 3: Chất lượng nước sông