Thuốc BVTV được sử dụng ngày càng gia tăng, trong đó có rất nhiều hóa chất bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc xuất xứ, trôi nổi trên thị trường.. Việc lạm dụng thuốc BVTV trong phòng trừ
Trang 1ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khóa học : 2011 - 2015
Thái Nguyên, năm 2015
Trang 2ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khóa học : 2011 - 2015
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Lương Văn Hinh
Thái Nguyên, năm 2015
Trang 3tài: “Đánh giá công tác quản lý và tình hình sử dụng thuốc BVTV trên địa
bàn xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai”
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Ban Chủ nhiệm khoa và tập thể thầy, cô giáo trong Khoa Môi trường
đã tận tình giúp đỡ và dìu dắt em trong suốt quá trình học tập
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cán bộ UBND xã Gia Phú, nhân dân trong xã đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại cơ sở
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo tận tình của
thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Lương Văn Hinh đã giúp đỡ em trong suốt
quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Cuối cùng em xin được gửi tới gia đình, bạn bè đã quan tâm, động viên
em trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như trong thời gian thực hiện đề tài những lời cảm ơn chân thành nhất
Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã rất cố gắng nhưng do kinh nghiệm và kiến thức của em còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến từ phía các thầy, cô giáo
và các bạn để khóa luận của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày 12 tháng 01 năm 2015
Sinh Viên
Đào Thị Nhón
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Bảng phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại 11
Bảng 2.2 Phân loại nhóm độc của thuốc trừ dịch hại 12
Bảng 2.3 bảng phân loại độ độc thuốc BVTV ở Việt Nam và các hiện tượng về độ độc cần ghi trên nhãn theo WHO 13
Bảng 4.1 Tài nguyên đất theo mục đích sử dụng của người dân 26
Bảng 4.2 Tình hình sử dụng thuốc BVTV của người dân 39
Bảng 4.3 Tình hình quản lý kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV 40
Bảng 4.4 Số lượng các loại thuốc BVTV được sử dụng nhiều 41
Bảng 4.5 Tình hình gieo trồng và sử dụng thuốc BVTV 42
Bảng 4.6 Tình hình gieo trồng và sử dụng thuốc BVTV 43
Bảng 4.7 Người dân và những vấn đề liên quan tới thuốc BVTV 46
Bảng 4.8 Hiểu biết về điều kiện đảm bảo sức khỏe khi phun thuốc BVTV 47
Bảng 4.9 Thực trạng sử dụng bảo hộ lao động khi phun thuốc BVTV 48
Bảng 4.10 Thực hành pha thuốc BVTV của người dân trước khi sử dụng 49
Bảng 4.11 Chủng loại thuốc BVTV mà người dân sử dụng 50
Bảng 4.12 Cách xử lý bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng 51
Bảng 4.13 Mức độ tham gia các buổi tập huấn
sử dụng thuốc BVTV, BVMT 52
Bảng 4.14 Thực trạng các triệu chứng cơ năng của người dân 54
Bảng 4.15 Tỷ lệ một số bệnh thường gặp tại xã Gia Phú 55
Bảng 4.16 Hiện trạng môi trường khu vực nghiên cứu 56
Trang 5DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Con đường phát tán của thuốc BVTV trong môi trường 14 Hình 2.2: Đoàn kiểm tra đến các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV 19
Trang 6BTNMT Bộ tài nguyên môi trường
CTNH Chất thải nguy hại
Trang 7MỤC LỤC
PHẦN 1MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.4 Yêu cầu của đề tài 3
1.5 Ý nghĩa của đề tài 3
1.5.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3
1.5.2 Ý nghĩa trong thực tiễn 4
PHẦN 2TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1 Cơ sở khoa học 5
2.1.1 Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan 5
2.1.2 Cơ sở pháp lý 6
2.2 Cơ sở thực tiễn 7
2.2.1 Công tác quản lý và sử dụng thuốc BVTV trên thế giới 7
2.2.2 Công tác quản lý và sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam 8
2.3 Tổng quan về thuốc BVTV 11
2.3.1 Giới thiệu chung về thuốc BVTV 11
2.3.2 Phân loại độ độc của thuốc BVTV 11
2.4 Tác động của thuốc BVTV đến môi trường và hệ sinh thái 14
2.4.1 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường đất và VSV đất 14
2.4.2 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường nước 15
Trang 82.4.3 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường không khí 15
2.4.4 Tác động của thuốc BVTV đến cây trồng 16
2.4.5 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đối với người và động vật máu nóng 16
2.4.6 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đối với động vật sống trên cạn và dưới nước 18 2.4.7 Ảnh hưởng của thuốc BVTV tới thiên địch 18
2.4.8 Các mô hình quản lý và sử dụng thuốc BVTV hạn chế ô nhiễm môi trường 19
PHẦN 3ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 21
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 21
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 21
3.3 Nội dung nghiên cứu 21
3.4 Phương pháp nghiên cứu 22
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 22
3.4.2 Phương pháp kế thừa 22
3.4.3 Phương pháp điều tra xã hội học 22
3.4.4 Phương pháp khảo sát thực địa 23
3.4.5 Phương pháp phân tích tổng hợp và xử lý số liệu 23
PHẦN 4KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24
4.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai 24
4.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 24
4.1.1.1 Vị trí địa lý 24
Trang 94.1.1.2 Địa hình, địa mạo 24
4.1.1.3 Khí hậu 24
4.1.1.4 Thủy văn, nguồn nước 25
4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên thiên nhiên 26
4.1.1.6 Đặc điểm cảnh quan môi trường 29
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 29
4.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 29
4.1.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 29
4.1.2.3 Thực trạng phát triển dân số, lao động, việc làm 31
4.1.2.4 Thực trạng phát triển đô thị, các khu dân cư nông thôn 31
4.1.2.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật 32
4.1.2.6 Những thuận lợi và khó khăn của xã Gia Phú 35
4.2 Đánh giá công tác quản lý và tình hình sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai 37
4.2.1 Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quản lý và sử dụng thuốc BVTV của xã Gia Phú 37
4.2.2 Tình hình quản lý và sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai 38
4.2.2.1 Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn xã Gia Phú năm 2014 39
4.2.2.2.Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn xã gia phú giai đoạn từ tháng 08 đến tháng 11/2014 43
4.3 Thực trạng hiểu biết và cách sử dụng của người dân về thuốc BVTV 45
4.4 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến sức khỏe con người và môi trường 53
4.5 Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý và sử dụng thuốc BVTV 57
Trang 104.5.1 Giải pháp về mặt chính sách, quản lý 58
4.5.2 Giải pháp xử lý 61
PHẦN 5KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
5.1 Kết luận 63
5.2 Kiến nghị 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
Trang 11cá, làm thay đổi tính chất hóa lý của đất, làm đất bị “chai hóa” Thuốc BVTV được sử dụng ngày càng gia tăng, trong đó có rất nhiều hóa chất bảo
vệ thực vật không rõ nguồn gốc xuất xứ, trôi nổi trên thị trường Việc lạm dụng thuốc BVTV trong phòng trừ dịch hại, sử dụng tùy tiện không tuân thủ các quy trình kỹ thuật, không đảm bảo thời gian cách ly của từng loại thuốc
đã dẫn đến hậu quả nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm, mất an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng ruộng bị ô nhiễm Với khả năng diệt trừ dịch hại
Trang 12nhanh, dễ sử dụng và có thể ngăn chặn các đợt dịch trong thời gian ngắn, có hiệu quả mọi lúc mọi nơi, dễ mua bán trao đổi, đôi khi thuốc BVTV còn là giải pháp duy nhất Nếu sử dụng đúng mục đích, đúng kỹ thuật và có sự chỉ đạo đồng bộ, thuốc BVTV sẽ đem lại hiệu quả tốt trong quản lý dịch hại cây trồng, bảo vệ nông sản Với các ưu điểm trên, thuốc BVTV được coi là thuốc cứu sinh của người nông dân mỗi khi có dịch bệnh sảy ra và được người dân sử dụng tự phát với số lượng lớn.Việc lạm dụng thói quen thiếu khoa học trong bảo quản và sử dụng thuốc BVTV của người dân đã gây nên tác động lớn đến môi trường Chất lượng môi trường nước, đất bị suy giảm, tác động xấu tới các loại động vật hoang dã Gây độc hại cho bầu khí quyển, ảnh hưởng tới sức khỏe con người
Vì vậy, việc tìm hiểu công tác quản lý và mức độ sử dụng thuốc BVTV của người dân về ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường sống nhằm bổ sung kiến thức đã học và nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ môi trường sống cho cộng đồng là rất cần thiết với sinh viên ngành môi trường
Xuất phát từ những vấn đề thực tế nêu trên, được sự đồng ý, nhất chí của Ban Giám hiệu nhà trường, BCN khoa Môi Trường dưới sự hướng dẫn
của thầy giáo PGS.TS Lương Văn Hinh - Giảng viên khoa Môi trường, trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, em tiến hành thực hiện đề tài:
“Đánh giá công tác quản lý và tình hình sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn
xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai”
1.2 Mục đích nghiên cứu
Đánh giá công tác quản lý và tình hình sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn xã Gia Phú, huyên Bảo Thắng, Tỉnh Lào Cai
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Gia Phú
Trang 13- Đánh giá hiểu biết và tình hình sử dụng thuốc BVTV của người dân tại khu vực nghiên cứu Đánh giá ảnh hưởng của việc ô nhiễm thuốc BVTV đến sức khỏe người dân địa phương Đánh giá ô nhiễm môi trường do thuốc BVTV tồn lưu tại khu vực nghiên cứu
- Đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm do thuốc BVTV, nâng cao ý thức người dân địa phương cũng như hiệu quả công tác quản lý thuốc BVTV tại địa phương
1.4 Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá khái quát được công tác quản lý và tình hình sử dụng thuốc BVTV tại địa phương
- Phỏng vấn đại diện các tầng lớp, các lứa tuổi làm việc ở các ngành nghề khác nhau
- Số liệu thu thập phải chính xác, trung thực, khách quan
- Tiến hành điều tra theo phiếu điều tra đã lập sẵn, bộ câu hỏi trong phiếu phải dễ hiểu, đầy đủ các thông tin cần thiết cho việc đánh giá
- Đề xuất những giải pháp, kiến nghị phải có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương
1.5 Ý nghĩa của đề tài
1.5.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
+ Khái quát được mức độ nguy hiểm của thuốc BVTV đối với sức khỏe con người và HST ở xã Gia Phú để đề xuất được các giải pháp quản lý phù hợp góp phần vào việc quản lý môi trường ở xã Gia Phú nói riêng và huyện Bảo Thắng nói chung
+ Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, tạo điều kiện tốt hơn để phục vụ cho công tác BVMT sau này
+ Sự thành công của đề tài là cơ sở để nâng cao phương pháp làm việc có khoa học có cơ sở, giúp sinh viên tổng hợp bố trí thời gian hợp lý trong công việc
Trang 141.5.2 Ý nghĩa trong thực tiễn
+ Đánh giá được thực trạng ô nhiễm thuốc BVTV ở xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
+ Đưa ra được các tác động của thuốc BVTV đối với sức khỏe con người và HST
+ Tạo cơ sở đề xuất được các biện pháp quản lý và sử dụng thuốc BVTV một cách phù hợp
+ Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường cho nhân dân địa phương
Trang 15PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở khoa học
2.1.1 Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan
- Khái niệm về môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật
- Khái niệm về thuốc BVTV
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hay nông dược là những chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây trồng
và nông sản, chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến tài nguyên thực vật Những sinh vật gây hại chính gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và các tác nhân khác (Trần Văn Hải, 2008) [7]
- Khái niệm về chất độc
Chất độc là những chất khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật một lượng nhỏ cũng có thể gây biến đổi sâu sắc về cấu trúc hay chức năng trong cơ thể sinh vật, phá huỷ nghiêm trọng những chức năng của cơ thể, làm cho sinh vật
bị ngộ độc hoặc bị chết (Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007) [19]
- Khái niệm về độc tính
Độc tính là khả năng gây độc của một chất đối với cơ thể sinh vật ở một lượng nhất định của chất độc đó Theo từ điển bách khoa Việt Nam: Độc tính là tính gây độc của một chất đối với cơ thể sinh vật Độc tính được chia
ra các dạng:
+ Độc cấp tính: chất độc xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm độc tức thì,
kí hiệu LD50 (Letal Dosis 50), biểu thị lượng chất độc (mg) đối với 1 kg trọng lượng cơ thể có thể gây chết 50% cá thể vật thí nghiệm (thường là chuột hoặc
Trang 16thỏ) Nếu chất độc lẫn với không khí (hơi độc, hay ở trong nước) thì được kí hiệu LC50 (Letal Concentration 50) biểu thị lượng chất độc (mg) trong 1m3 không khí hoặc 1 lít nước có thể gây chết 50% cá thể thí nghiệm LD50 và
LC50 càng thấp chứng tỏ độ độc cấp tính càng cao
+ Độc mãn tính (độc trường diễn): chỉ khả năng tích luỹ chất độc trong
cơ thể, khả năng gây đột biến, gây ung thư hoặc quái thai, dị dạng
- Khái niệm ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người
- Quyết định số 89/2006/QĐ-BNN ngày 02/10/2006 về việc Ban hành
về quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật
- Quyết định 63/2007/QĐ-BNN của Bộ NN&PTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật ban hành theo Quyết định 89/2006/QĐ-BNN ngày 02/10/2006 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT
- Nghị định 58 ban hành năm 2002 về “Hướng dẫn thi hành pháp lệnh
về Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật”, trong đó có “Điều lệ Bảo vệ thực vật”
- Nghị định số 26/2003/NĐ-CP “Quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực Bảo vệ và kiểm dịch thực vật”
Trang 17- Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT ngày 28/06/2010 của Bộ NN&PTNT về việc quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật và Công văn số 1538/BVTV-QLT ngày 8/9/2010 hướng dẫn thi hành Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 Quy định về quản
lý chất thải nguy hại
- Thông tư 36/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam
- Thông tư số 10/2012/TT-BNNPTNT ngày 22/02/2012 Về việc ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Công tác quản lý và sử dụng thuốc BVTV trên thế giới
Trước thế kỷ XX, theo một số triết gia cổ đại cho biết thì việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) đã có từ xa xưa qua việc dùng lá cây dải xuống chỗ nằm để tránh côn trùng đốt Tài liệu của Hassall mô tả việc sử dụng các chất vô cơ để tiêu diệt các loại côn trùng đã có từ thời Hy Lạp cổ đại, con người cũng đã biết sử dụng các loài cây độc và lưu huỳnh trong tro núi lửa để trừ sâu bệnh Giữa thế kỷ XVI người Trung Quốc đã biết dùng các chất thạch tín sau đó là Nicotin chiết xuất từ cây thuốc lá để bảo vệ cây trồng Cuối thế kỷ XIX các HCBVTV đã được sử dụng rộng rãi nhưng biện pháp hoá học lúc này vẫn chưa có vai trò đáng kể trong sản xuất nông nghiệp
Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1960, HCBVTV hữu cơ ra đời làm thay đổi vai trò của biện pháp hoá học trong sản xuất nông nghiệp Biện pháp hoá học bị khai thác ở mức tối đa, từ cuối những năm 1950 những hậu quả xấu của HCBVTV gây ra cho con người và môi trường được phát hiện
Trang 18Từ năm 1960 - 1980, việc lạm dụng HCBVTV đã để lại những hậu quả rất xấu cho môi trường và sức khoẻ cộng đồng Chính vì điều này các nhà khoa học đã đầu tư nghiên cứu các loại HCBVTV mới an toàn hơn đối với môi trường và sức khoẻ con người Nhiều HCBVTV mới ra đời có nguồn gốc sinh học hay tác động sinh học Lượng HCBVTV được dùng trên thế giới không những không giảm mà còn liên tục tăng lên
Từ những năm 1980 đến nay, nhiều loại hoá chất mới, trong đó có nhiều HCBVTV sinh học có hiệu quả cao với dịch hại nhưng an toàn với môi trường ra đời Sự phát triển mới này đã tạo ra cơ hội giảm bớt nguy cơ nhiễm độc HCBVTV Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới (WHO), năm 1972 toàn thế giới sử dụng lượng HCBVTV trị giá 7,7 tỷ USD, năm 1985 khoảng
16 tỷ USD, đến năm 1990 sử dụng trên 3 triệu tấn hoạt chất HCBVTV, trị giá khoảng 25 tỷ USD Trong đó thuốc trừ cỏ 46%, thuốc trừ sâu 31%, thuốc trừ bệnh 18%, và 5% là các thuốc khác Khoảng 80% HCBVTV sản xuất ra được
sử dụng ở các nước phát triển Tuy vậy, tốc độ sử dụng HCBVTV ở các nước đang phát triển tăng 7-8%/năm, nhanh hơn các nước phát triển (2-4%/năm) Trong đó chủ yếu là các thuốc trừ sâu (chiếm 70%) Đến nay thế giới sản xuất khoảng 4,4 triệu tấn/năm với 2.537 loại HCBVTV Những quốc gia có sản lượng, kim ngạch xuất nhập khẩu và sử dụng HCBVTV đứng hàng đầu thế giới là Trung Quốc và Hoa Kỳ
HCBVTV thế giới là những hóa chất có độc tính cao đã từng bước được loại ra khỏi thị trường và thay vào đó là các loại HCBVTV ít độc hại hơn đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng
2.2.2 Công tác quản lý và sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam
Giai đoạn trước năm 1957, biện pháp hoá học hầu như không có vị trí trong sản xuất nông nghiệp Tháng 1 năm 1956 thành lập tổ hoá chất bảo vệ thực vật của Viện Khảo cứu trồng trọt đã đánh dấu sự ra đời của ngành
Trang 19HCBVTV ở Việt Nam Năm 1961 Cục Bảo vệ thực vật được thành lập, là một cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ NN & PTNN Hóa chất BVTV được dùng lần đầu trong sản xuất nông nghiệp ở miền Bắc tại Hưng Yên (vụ đông xuân 1956-1957), miền Nam HCBVTV được sử dụng từ năm 1962 (Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007) [19]
Giai đoạn từ 1957-1975, thời kỳ bao cấp việc nhập khẩu quản lý và phân phối HCBVTV hoàn toàn do nhà nước thực hiện Lượng HCBVTV dùng không nhiều với hơn 20 chủng loại chủ yếu là thuốc trừ sâu và thuốc trừ bệnh (Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007) [19]
Thời kỳ 1976-1980 mỗi năm cả nước sử dụng 1.600 tấn HCBVTV Thời kỳ 1986-1990 trung bình mỗi năm sử dụng 1.400 tấn HCBVTV, trong
đó 55 % là lân hữu cơ, 13% là clo hữu cơ, 12% là hợp chất carbamat còn lại
là hợp chất thuỷ ngân, asen Đa phần là các hoá chất tồn lưu lâu trong môi trường hay có độ độc cao Bùi Thanh Tâm và cs, 2002) [22]
Giai đoạn từ 1990 đến nay, kể từ khi có chính sách đổi mới năm 1986, thị trường HCBVTV đã thay đổi cơ bản Nền kinh tế thị trường nguồn hàng phong phú, nhiều chủng loại được cung ứng kịp thời, nông dân có điều kiện lựa chọn HCBVTV, giá cả khá ổn định có lợi cho nông dân Năm 1991, hoá chất trừ sâu chiếm 83,3%, hoá chất trừ nấm 9,5%, hoá chất diệt cỏ 4,1%, những loại khác 3,1% Đến năm 2008 tỉ lệ là hoá chất trừ sâu chiếm 37,9%, hoá chất trừ nấm 21,12%, hoá chất diệt cỏ 13,77%, hoá chất diệt côn trùng 23,46% và những loại khác 3,75% Lượng HCBVTV tiêu thụ qua các năm tăng dần, kim ngạch nhập khẩu hóa chất BVTV tăng mạnh Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch nhập khẩu HCBVTV và nguyên liệu năm
2007 là 382.830.015 USD tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 2006, năm 2008 là 473.760.692 USD tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2007 Nguồn HCBVTV được nhập khẩu về trong năm 2008 chủ yếu từ: Trung Quốc (200.262.568
Trang 20USD), Singapore (91.116.287 USD), Ấn Độ (42.219.807 USD), kế tiếp là Nhật Bản (19.412.585 USD) Hiện nay, số lượng và chủng loại HCBVTV sử dụng ở nước ta tương đối cao so với khu vực Năm 2009 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép 886 hoạt chất và 2537 thương phẩm được phép
sử dụng tại Việt Nam
Theo số liệu Cục BVTV trong giai đoạn 1981-1986, trong vòng 10 năm (2000-2011) số lượng HCBVTV được sử dụng tăng 2,5 lần; số loại thuốc đăng
ký sử dụng tăng 4,5 lần và giá trị thuốc nhập khẩu tăng 3,5 lần Số lượng hoạt chất đăng ký sử dụng ở Việt Nam gần 1.000 loại, còn các nước trong khu vực
là 400 đến 600 loại Nguyễn Quang Hiếu, 2012) [10]
Ở Việt Nam hệ thống văn bản pháp quy về quản lý HCBVTV tương đối đầy đủ Pháp lệnh về Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội công bố vào tháng 08/2001 Kèm theo là hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện các Pháp lệnh này như: Các nghị định 58/2002/NĐ-CP
về điều lệ bảo vệ thực vật, nghị định 26/2003/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật của Chính phủ Các thông
tư của Bộ NN & PTNN, Bộ Y tế… Về quản lý và sử dụng HCBVTV, về quản
lý nhà nước mặc dù đã có rất nhiều văn bản quy định việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu HCBVTV tuy nhiên thực tế công tác quản lý còn rất nhiều bất cập Qua công tác thanh tra, kiểm tra các cơ quan chức năng còn phát hiện việc buôn bán, sử dụng HCBVTV cấm, HCBVTV ngoài danh mục, HCBVTV giả, HCBVTV kém chất lượng, hóa chất BVTV quá hạn sử dụng Tình trạng thông tin, quảng cáo, ghi nhãn HCBVTV sai quy định vẫn tồn tại
Để tăng cường công tác quản lý HCBVTV từ đăng ký, nhập khẩu, sản xuất kinh doanh và sử dụng, ngày 3-6-2009, Bộ NN&PTNT vừa ra Chỉ thị số 1504/CT-BNN-BVTV, về việc tăng cường quản lý đăng ký, nhập khẩu, sản xuất kinh doanh và sử dụng HCBVTV Đặc biệt là thuốc BVTV theo đó, Bộ
Trang 21NN&PTNT yêu cầu các địa phương, các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV triển khai thực hiện
2.3 Tổng quan về thuốc BVTV
2.3.1 Giới thiệu chung về thuốc BVTV
Chủng loại thuốc BVTV đang sử dụng ở Việt Nam rất đa dạng Hiện nay, nhiều nhất vẫn là hợp chất hữu cơ, Chlor hữu cơ, nhóm độc từ Ia, IIb, đến II và III sau đó là nhóm cabamat và pirethroid
Theo báo cáo của Bộ thương mại thì hàng năm mức tiêu thụ thuốc BVTV trong nước khoảng 1,5 triệu tấn, không kể một số lượng không nhỏ được nhập cảng lậu qua đường biên giới mà chính quyền không thể kiểm soát được Theo Thông tư 21/2013/TT-BNN&PTNT ngày 17/04/2013 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, thì danh mục thuốc BVTV được phép
sử dụng có 1.643 hoạt chất, danh mục thuốc BVTV hạn chế sử dụng có 12 hoạt chất, danh mục thuốc BVTV cấm sử dụng có 29 hoạt chất khác nhau [2]
2.3.2 Phân loại độ độc của thuốc BVTV
Các nhà sản xuất thuốc BVTV luôn ghi rõ độc tính của từng loại, đơn
vị đo lường được biểu thị dưới dạng LD50 (Lethal Dose 50) và tính bằng mg/kg cơ thể Các loại thuốc BVTV được chia mức độ độc như sau:
Bảng 2.1 Bảng phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại
(theo quy định của WHO)
Trang 22Trong đó:
- LD50 Liều chất độc cần thiết giết chết 50% chuột thực nghiệm, giá trị
LD50 càng nhỏ chứng tỏ chất độc đó càng mạnh
- Liều 5mg/kg thể trọng tương đương một số giọt uống hay nhỏ mắt
- Liều 5-50mg/kg thể trọng tương đương một thìa cà phê
- Liều 50-500mg/kg thể trọng tương đương hai thìa súp
Bảng 2.2 Phân loại nhóm độc của thuốc trừ dịch hại
Nhóm độc Nguy hiểm
(I)
Báo động (II)
Cảnh báo (III)
Cảnh báo (IV)
Đục màng sừng mắt và gây ngứa niêm mạc 7 ngày
Gây ngứa niêm mạc
Không gây ngứa niêm mạc
Phản ứng nhẹ 72 giờ
(Nguồn:Nguyễn Trần Oánh và cs, giáo trình sử dụng thuốc BVTV) [ 19 ]
Trang 23Bảng 2.3 bảng phân loại độ độc thuốc BVTV ở Việt Nam và các hiện tƣợng về độ độc cần ghi trên nhãn theo WHO
(đen)
Vạch màu
LD 50 đối với chuột (mg/kg)
Thể rắn Thể lỏng Thể rắn Thể lỏng Nhóm độc
Trang 242.4 Tác động của thuốc BVTV đến môi trường và hệ sinh thái
Trong quá trình sản xuất, vận chuyển, bảo quản và sử dụng thuốc BVTV đã tác động đến môi trường bằng nhiều cách khác nhau, theo sơ đồ:
Hình 2.1: Con đường phát tán của thuốc BVTV trong môi trường
2.4.1 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường đất và VSV đất
Sự tồn tại và vận chuyển thuốc BVTV trong đất phụ thuộc vào nhiều
yếu tố cấu trúc hóa học của hoạt chất, các dạng thành phẩm, loại đất, điều kiện thời tiết, thủy lợi, loại cây trồng và các vi sinh vật trong đất
Khi phun cho cây trồng có tới 50% số thuốc bị rơi xuống đất Đó là chưa kể đến biện pháp bón thuốc trực tiếp vào đất Người ta ước tính có tới 90% lượng thuốc sử dụng không tham gia diệt sâu bệnh mà gây ô nhiễm, độc cho đất, nước, không khí và cho nông sản Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2006) [9]
Trang 25Khi thuốc BVTV chủ yếu là nhóm lân hữu cơ) xâm nhập vào môi trường đất làm cho tính chất cơ lý của đất giảm sút đất cứng), cây không hút được dinh dưỡng, do đó dẫn đến hiện tượng cây còi cọc, đất bị thoái hóa
Cũng giống như tác hại của phân bón hóa học dư thừa trong đất Do khả năng diệt khuẩn cao nên thuốc BVTV đồng thời cũng diệt nhiều VSV có lợi trong đất, làm hoạt tính sinh học trong đất giảm Hệ VSV sống trong đất (nấm, vi khuẩn, các loài côn trùng, ve bét, giun đất ) có khả năng phân giải xác, tàn dư động thực vật làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, tạo điều kiện cho cây phát triển tốt và duy trì độ màu mỡ của đất
2.4.2 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường nước
Thuốc BVTV xâm nhập vào môi trường nước theo rất nhiều cách:
- Khi sử dụng cho đất chúng sẽ thấm vào nước thông qua môi trường đất
- Dùng trực tiếp thuốc để diệt côn trùng trong nước
- Nước chảy qua các vùng đất có sử dụng thuốc BVTV
- Do nước thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất thuốc BVTV Theo ước tính hàng năm chúng ta có khoảng 213 tấn thuốc BVTV theo bụi và nước mưa đổ xuống Đại - Tây - Dương Nguyễn Thị Dư Loan, 2004) [15]
Thuốc BVTV vào nước gây ô nhiễm môi trường nước gồm cả nước mặt và nước ngầm, suy thoái chất lượng nguồn nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sống của các sinh vật thủy sinh
2.4.3 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường không khí
Thuốc BVTV xâm nhập vào môi trường không khí gây mùi khó chịu khiến cho không khí bị ô nhiễm Nhất là nhờ các tác nhân bên ngoài như gió
sẽ thúc đẩy quá trình khuếch tán của hóa chất làm ô nhiễm không khí cả một vùng rộng lớn Ô nhiễm không khí do thuốc BVTV sẽ tác động xấu đến sức khỏe con người và các động vật khác thông qua con đường hô hấp
Trang 26Thuốc BVTV xâm nhập vào môi trường không khí theo nhiều nguồn khác nhau:
- Khi phun vãi thuốc sẽ xâm nhập vào không khí theo từng đợt dưới dạng bụi, hơi Tốc độ xâm nhập vào không khí tùy loại hóa chất, tùy theo cách sử dụng và tùy theo điều kiện thời tiết
- Do ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết như gió, bão, mưa….bào mòn và tung các bụi đất có chứa thuốc BVTV vào không khí
- Do tai nạn hoặc do sự thiếu thận trọng gây rò rỉ hóa chất trong quá trình sản xuất, vận chuyển thuốc BVTV Nguyễn Thị Dư Loan, 2004) [15]
2.4.4 Tác động của thuốc BVTV đến cây trồng
Thuốc BVTV được xâm nhập, dịch chuyển và tồn tại ở các bộ phận của cây, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây như sau:
- Thuốc làm cho năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất tăng
- Rút ngắn thời gian sinh trưởng ra hoa sớm, quả chín sớm
- Tăng sức chống chịu với điều kiện bất thuận lợi như: chống rét, chống hạn, chống đổ, chống chịu bệnh
Bên cạnh đó dùng thuốc BVTV cũng có ảnh hưởng xấu đến cây trồng khi sử dụng thuốc không đúng:
- Làm giảm tỷ lệ nảy mầm, rễ không phát triển, cây còi cọc, màu lá biến đổi, cây chết non
- Lá bị cháy, bị thủng, lá non và ngọn cây bị biến dạng, hoa quả bị rụng nhiều, quả nhỏ, chín muộn
- Giảm khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi
2.4.5 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đối với người và động vật máu nóng
Các nghiên cứu khoa học đã tìm thấy những bằng chứng về mối liên quan giữa thuốc BVTV với bệnh ung thư não, ung thư vú, ung thư gan, dạ dày, bàng quang, thận Các hậu quả sinh sản: đẻ non, vô sinh, thai dị dạng,
Trang 27quái thai, ảnh hưởng chất lượng tinh dịch, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn hành vi, tổn thương chức năng miễn dịch và dị ứng, tăng cảm giác da (Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007) [19] Theo tổ chức y tế Liên Mỹ ước tính khoảng 3% người lao động nông nghiệp tiếp xúc với thuốc BVTV bị ngộ độc cấp tính, với khoảng 1,3 tỷ người lao động nông nghiệp trên toàn thế giới có nghĩa là khoảng 39 triệu người có thể bị ngộ độc cấp tính hàng năm
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1990, mỗi năm
có khoảng 25-39 triệu lao động trong ngành nông nghiệp bị nhiễm độc, trong
đó 3 triệu ca nhiễm độc nghiêm trọng làm 220.000 ca tử vong liên quan đến thuốc BVTV Ở các nước đang phát triển chiếm 99% số trường hợp, cho dù những nước này chỉ tiêu thụ 20% lượng thuốc BVTV
Các biểu hiện nhiễm độc sau ngày làm việc khá phổ biến: đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, lợm giọng, buồn nôn, chán ăn… Nhiều tác giả đã nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của thuốc BVTV đến sức khoẻ con người
Thuốc BVTV là những hợp chất có chứa độc tố, được sử dụng để bảo
vệ cây trồng trước những đối tượng sâu bệnh hại Thuốc BVTV rất nguy hiểm đối với cả con người nó không những ảnh hưởng trực tiếp mà còn ảnh hưởng gián tiếp tới cuộc sống hàng ngày, khi sử dụng thuốc BVTV nó sẽ ngấm một phần xuống môi trường đất cũng như môi trường nước ngầm
Trên thực tế đã có rất nhiều vụ việc đáng tiếc sảy ra liên quan đến thuốc BVTV:
+ Chỉ riêng trong năm 2009 có tới có tới 485 trường hợp đã ăn, uống nhầm phải thuốc bảo vệ thực vật, làm 15 người tử vong
+ Hơn 350 người đã bị ngộ độc ở Nhật Bản sau khi ăn đồ đông lạnh có chứa một lượng lớn thuốc trừ sâu
+ Tháng 12/2012, Cục bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) kiểm tra 50 mẫu rau ăn sống thì phát hiện 29 mẫu rau chiếm 58%) có dư lượng thuốc
Trang 28BVTV Các loại rau ăn lá như rau muống, rau cải ngọt, rau ngót cùng đỗ quả,… là những loại có dư lượng thuốc BVTV cao nhất
+ Ngày 31/3/2014, trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã xảy ra vụ ngộ độc tại bếp ăn tập thể của Ông Cao Quyết Thắng, khu vực cửa khẩu phụ Bản Vược thuộc thôn 1, xã Bản Vược làm 22 người phải nhập viện
2.4.6 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đối với động vật sống trên cạn và dưới nước
Qua thức ăn, nguồn nước, thuốc BVTV có thể được tích lũy trực tiếp trong cơ thể động vật
Thuốc BVTV có thể gây ngộ độc mãn tính hay cấp tính cho động vật Khi ngộ độc nhẹ, động vật có thể ăn ít, sút cân, tăng trọng kém, đẻ ít, tỷ lệ trứng nở của gia cầm thấp
Thuốc BVTV có thể gây ra các chứng bệnh như: Đồng làm cho cừu mắc bệnh vàng da; DDT làm cho thỏ đẻ con có tỷ lệ đực thấp, giảm khả năng sinh sản và phát triển…
Thuốc BVTV, đặc biệt là các thuốc trừ sâu dễ gây hại cho ong mật, các sinh vật có ích, chim và động vật hoang dã
Bên cạnh các tác hại trực tiếp, thuốc còn giết hay làm giảm nguồn thức
ăn cho cá và các loài động vật, các loài ký sinh thiên địch Nguyễn Trần Oánh
và cs, 2007) [19]
2.4.7 Ảnh hưởng của thuốc BVTV tới thiên địch
Thiên địch là danh từ để chỉ các loài kẻ thù tự nhiên của dịch hại, bao gồm các động vật, loài ký sinh, động vật bắt mồi ăn thịt (côn trùng, nhện, chim…) các VSV gây bệnh cho sâu, các VSV đối kháng với các VSV gây bệnh
Cụ thể, ở Việt Nam, theo nghiên cứu của viện BVTV cho thấy: Khi phun thuốc Azodrin, Monitor, Methylparation sau 3-5 ngày mật độ bọ rùa và nhện giảm xuống 50-90% và rất chậm phục hồi
Trang 292.4.8 Các mô hình quản lý và sử dụng thuốc BVTV hạn chế ô nhiễm môi trường
Tổ chức mở lớp huấn luyện chuyên môn và cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc BVTV, mở lớp tập huấn gia hạn chứng chỉ hành nghề cho các đối tƣợng kinh doanh thuốc BVTV Phối hợp với Công an Phòng cháy chữa cháy mở lớp tập huấn và cấp giấy chứng nhận cho các học viên
Phối hợp với thanh tra Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và các đoàn thanh tra liên ngành các huyện tổ chức kiểm tra việc kinh doanh buôn bán thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh
Hình 2.2: Đoàn kiểm tra đến các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV
Chi cục BVTV thực hiện quản lý chặt chẽ thông tin quảng cáo hóa chất qua các cuộc hội thảo quảng cáo thuốc BVTV giúp các đơn vị kinh doanh thuốc BVTV chấp hành đúng qui định của pháp luật, đồng thời giúp các hộ nông dân lựa chọn các loại thuốc BVTV sử dụng hiệu quả
Tịch thu thuốc BVTV quá hạn sử dụng đã làm biên bản giao cho công
ty cổ phần thuốc BVTV
Trang 30Phối hợp với thanh tra Cục Bảo vệ thực vật lấy mẫu thuốc về phân tích giám định chất lượng Kết quả mẫu thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định Chi cục BVTV sẽ tiến hành kiểm tra và lập biên bản xử lý theo quy định
Phối hợp cùng Chi cục quản lý chất lượng kiểm tra các công ty cung ứng vật tư nông nghiệp theo thông tư 14
Qua hội nghị đánh giá kết quả hoạt động mạng lưới năm 2011 cho thấy, đây thực sự là cầu lối giữa trạm BVTV và cán bộ địa phương của các tỉnh trong công tác Bảo vệ thực vật Thông qua hoạt động mạng lưới đã giúp cho lãnh đạo cơ sở có được thông tin kịp thời, chính xác về tình hình dịch hại để phối hợp chỉ đạo và hướng dẫn phòng trừ đạt hiệu quả
Trang 31PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đánh giá công tác quản lý và sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
- Các hộ gia đình, cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn xã
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
- Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn xã Gia Phú
- Các vấn đề môi trường, sức khỏe và hiểu biết của người dân liên quan đến việc tồn dư thuốc BVTV sau sử dụng trên địa bàn xã
- Các giải pháp và kiến nghị cho công tác quản lý, sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
- Thời gian thực hiện: Từ 08/2014 đến 12/2014
3.3 Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế-xã hội của xã Gia Phú
- Đánh giá công tác quản lý và tình hình sử dụng thuốc BVTV tại khu vực nghiên cứu
- Thực trạng hiểu biết và cách sử dụng của người dân về thuốc BVTV tại khu vực nghiên cứu
- Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến sức khỏe con người và môi trường
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý và sử dụng thuốc BVTV tại khu vực nghiên cứu
Trang 323.4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài,em đã sử dụng các phương pháp sau:
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập những số liệu, tài liệu có sẵn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, tình hình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và hiện trạng môi trường của địa phương
- Các tài liệu nghiên cứu liên quan tới việc sử dụng thuốc BVTV và ảnh hưởng của hóa chất BVTV tới sức khỏe con người
- Thu thập tài liệu liên quan đến đề tài từ các nguồn: mạng, internet, sách, báo…
3.4.2 Phương pháp kế thừa
Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã được công nhận liên quan đến đề tài thực hiện
3.4.3 Phương pháp điều tra xã hội học
Thu thập thông tin qua phiếu điều tra, phỏng vấn:
- Lập phiếu điều tra, phỏng vấn gồm 2 phần:
+ Phần 1: Thông tin chung
+ Phần 2: Các vấn đề liên quan đến thuốc BVTV
+ Phỏng vấn người dân trong khu vực nghiên cứu: 70 phiếu
+ Phỏng vấn chủ cửa hàng bán thuốc BVTV: 7 phiếu
Trang 33+ Phỏng vấn cán bộ Trạm BVTV huyện Bảo Thắng: 3 phiếu
3.4.4 Phương pháp khảo sát thực địa
Tiến hành khảo sát trực tiếp bằng cách quan sát, ghi chép cách người dân địa phương sử dụng thuốc BVTV, xử lý bao bì sau sử dụng và số lượng bao bì thuốc BVTV còn lại trên cánh đồng, đường làng, ngõ xóm khu vực nghiên cứu
3.4.5 Phương pháp phân tích tổng hợp và xử lý số liệu
- Số liệu được tính trung bình cho tất cả các hộ phỏng vấn Thông tin phỏng vấn từ người cung cấp thông tin chính (cán bộ cơ quan quản lý) được tập hợp chung
- Sử dụng các phần mềm Microsoft như: Word và Excel để tổng hợp và phân tích các số liệu thu thập được
Trang 34PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
4.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Xã Gia Phú nằm ở phía Tây của huyện Bảo Thắng; Với diện tích
7867,00 ha chiếm 11,53 % tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, vị trí địa lý
của xã như sau:
- Phía Bắc giáp phường Xuân Tăng (thành phố Lào Cai)
- Phía Đông giáp xã Sơn Hải
- Phía Tây giáp xã Suối Thầu, Bản Phùng (SaPa)
- Phía Nam giáp xã Xuân Giao, Thị trấn Tằng Loỏng
- Xã Gia Phú nằm trên trục quốc lộ 4E, cách trung tâm thành phố Lào Cai khoảng 25 km và cách trung tâm huyện gần 20 km Như vậy, vị trí của xã Gia Phú rất thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội
4.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Xã Gia Phú nằm trong vùng núi thấp xen kẽ là những thung lũng nhỏ hẹp bên hữu ngạn sông Hồng; có nhiều dòng suối chảy ra sông Hồng Điển hình là ngòi Bo với chiều dài 12 km chảy trên địa bàn xã, là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sinh hoạt và sản xuất nông, lâm nghiệp
4.1.1.3 Khí hậu
Xã Gia Phú nằm ở phía Đông dãy Hoàng Liên Sơn thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng trực tiếp khí hậu gió mùa, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau
Trang 35- Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1300 - 1500
mm, nhưng phân bố không đều trong năm
- Mùa mưa: Thời tiết nóng ẩm, lượng mưa lớn chiếm 80% lượng mưa
cả năm, trong đó tháng 6,7 và 8 có lượng mưa lớn (đến trên 300 mm/tháng), gây lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, ngập úng ở vùng thấp, vùng trũng
- Mùa khô: Bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, có nhiệt độ trung bình từ 22 - 230C
- Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1400 - 1600 giờ, trong đó tháng nắng và nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ trung bình 30 - 320C
- Độ ẩm không khí trung bình năm: 86%
4.1.1.4 Thủy văn, nguồn nước
Sông Hồng chảy qua địa bàn với chiều dài hơn 10 km, về mùa mưa nước sông mang theo lượng phù sa khá lớn (mùa lũ lượng phù sa từ 6000 -
8000 gr/m3 nước) bồi đắp cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp nằm dọc hai bên sông của xã Ngoài sông Hồng, hệ thống ngòi, suối bắt nguồn từ núi cao chảy ra địa bàn xã cũng khá nhiều, như ngòi Bo với chiều dài 12 km chảy trên địa bàn xã, do xã nằm ở phía hạ nguồn, lòng suối rộng và ít dốc nên đã góp phần tưới, tiêu, bồi đắp phù sa cho đất đai sản xuất nông nghiệp và phục vụ sinh hoạt của người dân
Trang 364.1.1.5 Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất Bảng 4.1 Tài nguyên đất theo mục đích sử dụng của người dân
cứ vào nguồn gốc phát sinh, trên phạm vi xã có hai loại đất chính là đất phù
sa sông suối và đất đỏ vàng trên đá biến chất
- Đất phù sa sông suối:
+ Đất phù sa sông Hồng: Đây là loại đất có thành phần cơ giới trung
bình, thịt trung bình, có kết cấu viên nhỏ, sức giữ nước tối đa đạt 32 - 35%, tỷ
lệ các viên bền trong đất cao (trên 75%), nên cấu trúc đất ít bị phá vỡ, bảo vệ chế độ nhiệt, ẩm rất tốt cho trồng các loại cây rau màu Đây là loại đất phù sa trung tính, giàu chất dinh dưỡng, màu mỡ thích hợp trồng lúa, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày
+ Đất phù sa sông suối khác: Đây là loại đất ít màu mỡ hơn, kết cấu
không bền chặt như đất phù sa sông Hồng nhưng vẫn thích hợp cho trồng màu
và các loại cây trồng cạn
- Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất: Loại đất này có thành phần cơ giới nặng, phân tầng phát sinh rõ rệt, khá tơi xốp nhưng hơi chua, kết cấu viên nhỏ thích hợp trồng cây công nghiệp như chè và cây ăn quả nhiệt đới: dứa, nhãn, và các cây nguyên liệu như mỡ, keo, bồ đề
Trang 37Ngoài ra trong xã còn có đất mùn vàng xám và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa
+ Đất mùn vàng đỏ: loại đất này nằm trên địa hình dốc chia cắt mạnh,
thành phần cơ giới thịt trung bình và nhẹ, mùn khá, chua, giàu đạm kali nhưng nghèo lân nên thích hợp với trồng cây lâm nghiệp
+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: Mùn khá, thành phần và giới đất
thịt trung bình, tơi xốp, thích hợp trồng lúa và cây màu
Nhìn chung đất đai của xã thích hợp trồng nhiều loại cây nông, lâm nghiệp khác nhau Những loại đất này đều là đối tượng sản xuất chính và đều được khai thác trong sản xuất nông- lâm nghiệp Tuy nhiên cần tăng cường công tác quản lý và bảo vệ ở những nơi đất còn rừng thuộc vùng núi cao, ở những nơi không còn rừng cần khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên cũng như xúc tiến trồng rừng ở những nơi điều kiện cho phép Riêng ở những vùng đất thuộc vùng núi thấp cần khai thác triệt để những ưu thế từng loại đất và phân
bổ vào các mục đích sử dụng đất thích hợp
Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Phụ thuộc vào nguồn nước mưa được lưu giữ trong núi
và các sông, suối là nguồn cung cấp chủ yếu trong sản xuất và sinh hoạt Với lượng nước mặt được đánh giá là ít bị ô nhiễm, dòng chảy mặt hàng năm lớn nhưng phân bố không đều, phụ thuộc nhiều vào địa hình, lượng mưa và lớp phủ
bề mặt đệm Trong tương lai xã có tiềm năng về nguồn nước mặt rất lớn bởi hồ thủy điện Tả Thàng được quy hoạch trên các nhánh suối lớn đổ ra sông Hồng
Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản là 107,2 ha chủ yếu tập trung ở các thôn vùng thấp
Nguồn nước ngầm: Xã Gia Phú có trữ lượng nước ngầm tương đối lớn, với chất lượng nước khá tốt, ít bị nhiễm vi khuẩn, đáp ứng đủ cho các đối tượng sử dụng
Trang 38 Tài nguyên rừng
Với diện tích rừng hiện có của xã là 3589,70 ha chiếm 45,63% tổng diện tích tự nhiên Trong đó diện tích rừng sản xuất chiếm 37,86%, diện tích rừng phòng hộ chiếm 62,14%
Đối với rừng sản xuất trên địa bàn xã chủ yếu là rừng phục hồi sau nương rẫy và sau khai thác kiệt, trữ lượng rừng thấp Các loài cây chủ yếu là cây ưa sáng mọc nhanh như: Hu đay, Ba soi, Ba bét, Màng tang, Đối với rừng trồng loại cây được trồng chủ yếu là: Keo, Mỡ, Bồ đề… Thực hiện các chính sách về giao đất, giao rừng, trồng rừng theo dự án nên trong 10 năm qua diện tích đất trồng rừng cũng như chất lượng rừng tăng nhanh
Tài nguyên khoáng sản
Xã Gia Phú có nguồn khoáng sản phong phú như: mỏ quặng sắt,quặng Apatit ở thôn Chang Lung và nguồn tài nguyên cát, sỏi dọc suối Bo, sông Hồng
Tài nguyên nhân văn
Là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời, với văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc Trải qua nhiều biến động thăng trầm của lịch sử, xã Gia Phú còn bảo tồn được nhiều loại hình văn hoá dân gian và nếp sống cộng đồng có tính dân chủ, bình đẳng; Cùng với tính năng động sáng tạo, ý trí tự lập tự cường, khắc phục khó khăn, kế thừa, phát huy những kinh nghiệm và thành quả đạt được trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, đây thực sự là thế mạnh đưa xã phát triển
Tính đến năm 2014 toàn xã có 15.750 nhân khẩu với 3800 hộ, với 12 dân tộc đoàn kết chung sống trên địa bàn 39 thôn:
- Dân tộc Kinh: 2610 hộ chiếm 68,7%
- Dân tộc Tày: 729 hộ chiếm 19,17%
- Dân tộc Dao: 300 hộ chiếm 7,91%
- Dân tộc Xa Phó: 115 hộ chiếm 3,0%
Trang 39- Dân tộc Dáy: 34 hộ chiếm 0,88%
- Dân tộc khác: 12 hộ chiếm 0,34%
4.1.1.6 Đặc điểm cảnh quan môi trường
Quốc lộ 4e chạy qua địa phận xã Gia Phú có chiều dài 8,0 km Hàng ngày có rất nhiều xe tải hạng nặng chở quặng chảy qua gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do lượng quặng rơi vãi dọc trên đường vận chuyển Bên cạnh đó việc thi công đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống và sản xuất của nhân dân
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nền kinh tế xã đã có những bước phát triển về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, hệ thống hạ tầng cơ sở được phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên Tăng trưởng tổng giá trị sản phẩm của xã không ngừng tăng Thu nhập từ các ngành kinh tế tương đối cao, mặc dù chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ còn nhiều hạn chế, công nghiệp, dịch vụ chủ yếu phát triển ở khu vực trung tâm xã
Nền kinh tế xã có những chuyển biến tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ
4.1.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Khu vực kinh tế nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp có bước tăng trưởng, phát triển toàn diện, có nhiều
mô hình sản xuất có hiệu quả; công cuộc xóa đói giảm nghèo có những chuyển biến mạnh mẽ
Trang 40- Lúa Mùa: Tổng diện tích 298 ha, năng suất bình quân 40 tạ/ha, sản lượng đạt 1.192 tấn
- Ngô Xuân: Diện tích gieo trồng 87 ha, trong đó 13 ha thuộc chân
ruộng 1 vụ, năng suất bình quân 27 tạ/ha, đạt 358,1 tấn
Cây công nghiệp hàng năm phát triển các loại cây đậu tương, cây chè (25,93 ha) và các loại cây thực phẩm rau đậu cho sản phẩm cao
* Chăn nuôi
Do tác động của cơ chế thị trường và yêu cầu phát triển kinh tế hộ gia đình, cơ cấu giống trong chăn nuôi được cải tiến nhằm phát triển mạnh cả về
số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân trong
xã Nhìn chung chăn nuôi của xã còn mang tính đơn lẻ, thủ công truyền thống tận dụng phụ phẩm từ nông nghiệp Chăn nuôi mới phát triển ở các hộ gia đình là chủ yếu, chưa mang tính hàng hóa
* Lâm nghiệp
Hiện nay để thực hiện tốt chương trình chăm sóc và bảo vệ rừng của dự
án 661 là 555 ha, bảo vệ rừng tự nhiên là 2.227 ha Nhân dân trong xã đã và đang tập trung triển khai kế hoạch trồng mới 50 ha rừng sản xuất, trong đó 10
ha tại 2 thôn Tân Tiến và thôn Tiến Thắng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, không phá đồi làm nương rẫy Tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần vào
công tác xóa đói giảm nghèo
Khu vực kinh tế công nghiệp,thương mại, dịch vụ
Các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của xã đã có bước phát triển nhưng chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng như nhà máy gạch Tuynel, nhà máy gạch Thành Công Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp khác như đan lát, sửa chữa dụng cụ sản xuất, từng bước đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế -
xã hội của địa phương
Cùng với sự phát triển về kinh tế công nghiệp, hệ thống lưới điện cũng đã được đầu tư đáp ứng nhu cầu cơ bản sử dụng điện trong toàn xã, Hiện nay đã có