Trong tố tụng dân sự, vai trò của Viện kiểm sát đã và đang từng bước được khẳng định là cơ quan tiến hành tố tụng và thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Trong đó, có thể nói vai trò của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự là một nội dung hết sức quan trọng về lý luận và thực tiễn, có liên quan và ảnh hưởng đến nhiều nội dung khác của Bộ luật tố tụng dân sự. Vì vậy, việc xác định đúng đắn vai trò của Viện kiểm sát có ý nghĩa quan trọng không chỉ góp phần vào việc xây dựng hệ thống lý luận về hoạt động tư pháp nói chung và tổ chức, hoạt động của Viện kiểm sát nói riêng mà còn góp phần quan trọng vào việc xây dựng các văn bản pháp luật về Viện kiểm sát, về tố tụng dân sự cũng như hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ của ngành Kiểm sát nhân dân.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA LUẬT
- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài: Vai trò của Viện Kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA LUẬT
- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài: Vai trò của Viện Kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự
Trang 3
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Luật trườngĐại học Kinh tế Đà Nẵng đã tạo điều kiện cho em được học tập, có được nhậnthức và hiếu biết sâu hơn về kiến thức pháp luật Em cũng xin cảm ơn cô giáo
Lê Thị Thu Hằng đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình hoànthành khóa luận tốt nghiệp này
Do thời gian nghiên cứu cũng như tầm nhận thức về kiến thức lý luận vàkinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế, trong khi phạm vi nghiên cứu của đề tài rộngnên mặc dù đã cố gắng và nỗ lực hết sức mình nhưng trong quá trình xây dựngnày khóa luận không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót Vì thế, em rất mongđón nhận sự đóng góp của quý thầy cô và ý kiến của các bạn để đề tài được hoànthiện hơn
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Nguyễn Tôn Quân
Trang 4Tôi xin cam đoan đây là khóa luận tốt nghiệp do tôi thực hiện tại ViệnKiểm sát nhân dân huyện
Các số liệu và kết luận nghiên cứu trình bày trong chuyên đề được sử dụng
và rút ra từ báo cáo tổng kết hàng năm của đơn vị thực tập
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình
Học viên
Nguyễn Tôn Quân
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
1.1 Khái quát chung về sự tham gia tố tụng của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự 4
1.1.1 Khái niệm về sự tham gia tố tụng của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự 4 1.1.1.1 Khái niệm về Viện Kiểm sát trong tố tụng dân sự 4
1.1.1.2 Khái niệm về sự tham gia tố tụng của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự 4
1.1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát trong việc tham gia tố tụng dân sự 4
1.2 Một số vấn đề lý luận về vai trò của Viện Kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự 5
1.2.1 Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự .5 1.2.1.1 Viện kiểm sát là cơ quan có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự 6
1.2.1.2 Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan tiến hành tố tụng 6
1.2.2 Hình thức tham gia tố tụng dân sự của Viện kiểm sát nhân dân 7
1.3 Quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự 8
1.3.1 Kiểm sát việc tuân theo pháp luật ở cấp sơ thẩm 8
1.3.1.1 Kiểm sát hoạt động trả lại đơn khởi kiện, thụ lý, chuẩn bị xét xử sơ thẩm 10
1.3.1.2 Kiểm sát các quyết định trong quá trình giải quyết của Tòa án 11 1.3.1.3 Kiểm sát việc xét xử, giải quyết vụ việc dân sự 12
1.3.2 Kiểm sát việc tuân theo pháp luật ở cấp phúc thẩm 17
1.3.2.1 Thực hiện quyền kháng nghị phúc thẩm 19
1.3.2.2 Tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm 21
1.3.3 Kiểm sát việc tuân theo pháp luật ở trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm 26 1.3.4 Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự 27 CHƯƠNG 2: 29
THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 29
2.1 Tóm tắt điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội huyện
29 2.2 Khái quát về Viện Kiểm sát nhân dân huyện 29
Trang 62.3.1 Viện Kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm 30
2.3.2 Viện Kiểm sát tham gia phiên tòa phúc thẩm 33
2.3.3 Về công tác kiểm sát việc thông báo thụ lý của Tòa án 34
2.3.4 Về việc thực hiện quyền kháng nghị, yêu cầu, kiến nghị 35
2.3.5 Công tác kiểm sát việc thi hành án dân sự 37
2.3.6 Các vụ án dân sự xét xử sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị .38
2.4 Đánh giá chung về hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân huyện trong tố tụng dân sự 39
2.5 Về hạn chế trong quá trình thực hiện: 39
2.6 Nguyên nhân 40
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ – KIẾN NGHỊ 42
3.1 Đánh giá: 42
3.2 Kiến nghị 43
3.2.1 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự 43
3.2.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên 47
KẾT LUẬN 50
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
Viện kiểm sát là hệ thống cơ quan trong bộ máy nhà nước, được hìnhthành gắn liền với nhiệm vụ cách mạng của Nhà nước trong mỗi giai đoạnnhằm bảo vệ lợi ích dân tộc, chế độ xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp củanhân dân, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa Trong lịch sử lập hiến ViệtNam, chế định Viện kiểm sát lần đầu tiên được ghi nhận trong Hiến phápnăm 1959 và ngày càng hoàn thiện trong Hiến pháp năm 1980 và Hiến phápnăm 1992
Từ đó đến nay, chức năng, nhiệm vụ của Viện Kiểm sát nhân dân đượcxác định: Viện Kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động
tư pháp góp phần đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và
thống nhất Theo Nghị quyết số 49/NQ- TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng đã khẳng định tại tiểu mục 2.2 mục 2 phần II rằng: “Trước mắt, Viện kiểm sát giữ chức năng như hiện nay là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp”.
Như vậy, bên cạnh chức năng thực hành quyền công tố trong lĩnh vựchình sự thì kiểm sát các hoạt động tư pháp vẫn được ghi nhận là một tronghai chức năng mà Hiến pháp và pháp luật đã trao cho Viện kiểm sát
Trong tố tụng dân sự, vai trò của Viện kiểm sát đã và đang từng bướcđược khẳng định là cơ quan tiến hành tố tụng và thực hiện chức năng kiểmsát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự Trong
đó, có thể nói vai trò của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự là một nội dunghết sức quan trọng về lý luận và thực tiễn, có liên quan và ảnh hưởng đếnnhiều nội dung khác của Bộ luật tố tụng dân sự Vì vậy, việc xác định đúngđắn vai trò của Viện kiểm sát có ý nghĩa quan trọng không chỉ góp phần vào
Trang 8việc xây dựng hệ thống lý luận về hoạt động tư pháp nói chung và tổ chức,hoạt động của Viện kiểm sát nói riêng mà còn góp phần quan trọng vào việcxây dựng các văn bản pháp luật về Viện kiểm sát, về tố tụng dân sự cũngnhư hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ của ngành Kiểm sát nhân dân.
Thực tiễn thực hiện công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tốtụng dân sự nhiều năm qua cho thấy, trong tố tụng dân sự cần có cơ chế giámsát để đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh Tuy nhiên qua
sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 49/NQ - TW cho thấy: “Chất lượng xét xử các vụ án dân sự còn thấp, số lượng đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm tăng đáng kể” mà một trong những nguyên nhân cơ bản của hạn chế này là do “chưa có cơ chế giám sát, kiểm sát có hiệu quả việc giải quyết các
vụ án dân sự”1
Việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã góp phần quan trọngtrong việc bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích nhà nước, bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức Tuy nhiên qua thựctiễn áp dụng Bộ luật Tố tụng dân sự trong nhiều năm qua cho thấy có nhữngquy định chưa đồng bộ, không phù hợp với thực tiễn, có những quy địnhmâu thuẫn với các văn bản pháp luật khác Do đó, ngày 29 tháng 3 năm 2011Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Bộ luật tố tụng dân sự, Luật này chính thức có hiệu lực từ ngày01/01/2012 Với việc ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộluật Tố tụng dân sự lần này công tác kiểm sát vụ việc dân sự của Viện kiểmsát đã thay đổi lớn so với Bộ luật Tố tụng dân sự Theo đó, Viện kiểm sátphải tham gia khoảng 80% các phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án dân sự, thamgia 100% các phiên họp, phiên tòa phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm
1 TANDTC(2009), Báo cáo số 713/BC-UBTVQH12 về giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự.
Trang 9Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác kiểm sát việctuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thì việc làm rõ được vai trò củaViện kiểm sát trong tố tụng dân sự là điều hết sức cần thiết Do vậy, học
viên quyết định chọn vấn đề “Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong tố
tụng dân sự” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
Trang 10CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Khái quát chung về sự tham gia tố tụng của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự.
1.1.1 Khái niệm về sự tham gia tố tụng của Viện kiểm sát trong
tố tụng dân sự.
1.1.1.1 Khái niệm về Viện Kiểm sát trong tố tụng dân sự
Hiện nay không có quy định cụ thể về khái niệm Viện Kiểm sátnhưng theo quy định tại Điều 1 Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân 2002thì Viện Kiểm sát là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạtđộng tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật
1.1.1.2 Khái niệm về sự tham gia tố tụng của Viện kiểm sát trong
tố tụng dân sự
Sự tham gia tố tụng của Viện Kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự
là hoạt động giám sát việc tuân theo pháp luật của Viện Kiểm sát nhân dânđối với cơ quan tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng trong quá trìnhgiải quyết vụ việc dân sự như: kiểm sát thông báo thụ lý vụ việc của Tòa án;kiểm sát hoạt động xét xử của Tòa án và kháng nghị; kiểm sát việc dân sựcủa Viện Kiểm sát nhân dân trong lĩnh vực dân sự được tiến hành theo trình
tự, thủ tục mà pháp luật tố tụng dân sự quy định
1.1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát trong việc tham gia tố tụng dân sự
Nhiệm vụ, quyền hạn chung của các Viện Kiểm sát được quy địnhtrong Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân, bên cạnh đó, nhiệm vụ quyềnhạn cụ thể của Viện Kiểm sát trong tố tụng dân sự do pháp luật tố tụng dân
Trang 11sự quy định Là cơ quan kiểm sát các hoạt động tư pháp, trong tố tụng dân
sự, Viện Kiểm sát có các nhiệm vụ quyền hạn cụ thể:
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết vụ việc dân sựcủa Tòa án như kiểm sát việc thụ lí, lập hồ sơ, hòa giải, xét xử, ra bản án,quyết định giải quyết vụ việc dân sự;
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật việc tham gia tố tụng của nhữngngười tham gia tố tụng và những người liênn quann trong quá trình giảiquyết vụ việc dân sự; Yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị các bản án, quyết địnhcủa Tòa án theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo việc giải quyết vụviệc dân sự kịp thời, đúng pháp luật;
Tham gia các phiên tòa xét xử vụ án dân sự, phiên họp giải quyếtviệc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của phápluật;
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của đương sự, cơ quan thi hành án,chấp hành viên, cá nhân và tổ chức liên quan đến việc thi hành bản án, quyếtđịnh của Tòa án, kháng nghị các quyết định về thi hành án của cơ quan thihành án;
Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại của Tòa án, cơ quan thi hành án vànhững người có thẩm quyền trong việc giải quyết các khiếu nại phát sinhtrong quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự, giải quyếtcác khiếu nại thuộc thẩm quyền…
1.2 Một số vấn đề lý luận về vai trò của Viện Kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự
1.2.1 Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự
Trang 121.2.1.1 Viện kiểm sát là cơ quan có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự
Về chức năng của Viện kiểm sát, theo quy định tại Điều 137 Hiến phápnăm 1992 cũng như Điều 1 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992:
“Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố theo quy định của Hiến pháp và pháp luật”
Trong đó, kiểm sát việc tuân theo pháp luật là một trong hai chức năng củaViện Kiểm sát mà nội dung của nó là hoạt động kiểm tra, giám sát đối vớiviệc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của các cơ quan nhà nước từ cấp Bộ trởxuống, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và công dân Đến khi Hiến phápnăm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 ra đời chức năng của Viện kiểm sátđược thu hẹp lại, Viện kiểm sát thôi không thực hiện chức năng kiểm sátviệc tuân theo pháp luật trong các lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội màtập trung thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạtđộng tư pháp
Có thể nhận thấy rằng, kiểm sát các hoạt động tư pháp được thực hiệnthông qua các công tác kiểm sát cụ thể, trong tố tụng dân sự chính là kiểmsát việc tuân theo pháp luật của quá trình giải quyết vụ việc dân sự Chính vìvậy chức năng của Viện kiểm sát trong lĩnh vực này được khẳng định theo
quy định tại Khoản 1 Điều 21 Bộ luật Tố tụng dân sự: “Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật”
1.2.1.2 Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan tiến hành tố tụng
Quá trình giải quyết các vụ việc dân sự là một quá trình phức tạp, baogồm nhiều giai đoạn, trong quá trình đó phát sinh nhiều quan hệ khác nhau
Trang 13giữa Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, đương sự, người đại diệncủa đương sự, người có quyền và lợi ích liên quan Trong mỗi một giaiđoạn, mỗi chủ thể tham gia đều gắn với những mục đích, nhiệm vụ, quyềnhạn khác nhau.
Theo Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự khi quy định về các cơquan tiến hành tố tụng, trong đó khẳng định Viện kiểm sát tham gia vào quátrình giải quyết vụ việc dân sự với tư cách pháp lý là cơ quan tiến hành tốtụng Mà cơ quan tiến hành tố tụng dân sự là cơ quan nhà nước thực hiệnnhiệm vụ, quyền hạn trong việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân
sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể trong xã hội Tuycũng là cơ quan tiến hành tố tụng nhưng nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểmsát có tính đặc thù và khác biệt so với Tòa án và cơ quan thi hành án ở chỗtập trung vào công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giảiquyết các vụ việc dân sự của Tòa án và việc thi hành án dân sự của cơ quanthi hành án
1.2.2 Hình thức tham gia tố tụng dân sự của Viện kiểm sát nhân dân
Hình thức tham gia tố tụng của Viện kiểm sát chính là biểu hiện choviệc thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong công tácgiải quyết các vụ việc dân sự, bao gồm thực hiện các việc như: kiến nghị,kháng nghị, cử kiểm sát viên tham gia trực tiếp tại phiên tòa, phiên họp.Theo quy định pháp luật tố tụng dân sự của Việt Nam cũng như thực tiễnthực hiện, hình thức tham gia của Viện kiểm sát được thể hiện bằng nhiềuphương thức cụ thể, gián tiếp trên cơ cở kết quả hoạt động tố tụng do Tòa ánchuyển cho Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật như: thông báo thụ lý
vụ việc dân sự, các quyết định, bản án … hoặc bằng phương thức kiểm sát
Trang 14trực tiếp thông qua việc tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc dân
sự
Như vậy, Viện kiểm sát ở Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn tham giatrong tố tụng dân sự với phạm vi rất rộng, điều này được thể hiện thông quahình thức tham gia như đã đề cập ở trên
1.3 Quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự
1.3.1 Kiểm sát việc tuân theo pháp luật ở cấp sơ thẩm
Cấp sơ thẩm là cấp xét xử đầu tiên của hệ thống xét xử nói chung cũngnhư xét xử sơ thẩm dân sự nói riêng Giai đoạn này được tiến hành bởinhững hoạt động đa dạng, phức tạp như khởi kiện, thụ lý, chuẩn bị xét xử,ban hành các quyết định trong quá trình Tòa án giải quyết, đến việc mởphiên tòa, phiên họp
Vai trò của Viện kiểm sát trong giai đoạn này chính là việc thực hiệncác nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trìnhgiải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm, được thể hiện thông quacông tác kiểm sát các hoạt động cụ thể như: trả lại đơn khởi kiện, thụ lý vụviệc dân sự, hòa giải, các quyết định được ban hành trong quá trình giảiquyết vụ việc dân sự…đến việc tham gia tố tụng tại phiên tòa, phiên họp sơthẩm nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án được đúngđắn, tuân thủ pháp luật
Theo quy định tại khoản 2 điều 21 Bộ luật Tố tụng dân sự, tại phiêntòa sơ thẩm, Viện kiểm sát phải cử kiểm sát viên tham gia phiên tòa đối vớinhững vụ án do tòa thu nhập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại, các việcdân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Trang 15Kiểm sát viên được viện trưởng viện kiểm sát cùng cấp phân công cónhiệm vụ tham gia phiên tòa Trong trường hợp Kiểm sát viên bị thay đổi tạiphiên tòa hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa xét xử, nhưng có Kiểmsát viên dự khuyết thì người này được tham gia phiên tòa xét xử tiếp vụ ánnếu họ có mặt tại phiên tòa từ đầu Trong trường hợp không có Kiểm sátviên dự khuyết để thay thế thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa vàthông báo cho Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp.
Kiểm sát viên có quyền hỏi đương sự sau khi nghe xong lời trình bàycủa đương sự
Theo yêu cầu của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng hoặc khi xétthấy cần thiết, Hội đồng xét xử cho nghe băng ghi âm, đĩa ghi âm, xem băngghi hình, đĩa ghi hình tại phiên tòa, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều227
Khi hỏi người giám định, Kiểm sát viên có quyền nhận xét về kết luậngiám định, được hỏi những vấn đề còn chưa rõ, hoặc có mâu thuẫn trong kếtluận giám định hoặc có mâu thuẫn với những tình tiết khác của vụ án
Trong phần tranh luận, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện Kiểmsát về việc giải quyết vụ án chỉ khi những người tham gia tố tụng phát biểutranh luận và đối đáp xong
Khi nghị án, Hội đồng xét xử chỉ được căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đãđược kiểm tra, xem xét tại phiên tòa, kết quả việc hỏi tại phiên tòa và phảixem xét đầy đủ ý kiến của những người tham gia tố tụng, kiểm sát viên đểquyết định giải quyết vụ án
Sau khi tuyên án xong, trong thời hạn 10 ngày, Tòa án phải giao hoặcgửi bản án cho Viện kiểm sát cùng cấp
Trang 161.3.1.1 Kiểm sát hoạt động trả lại đơn khởi kiện, thụ lý, chuẩn bị xét xử sơ thẩm
- Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện của Tòa án
Khi quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, để yêu cầu Tòa án ápdụng các biện pháp theo quy định của pháp luật bảo vệ cho những quyền lợi
đó các chủ thể có quyền làm đơn khởi kiện gửi đến Tòa án Đây là hành viđầu tiên của chủ thể khởi kiện và là điều kiện cần thiết làm phát sinh vụ ándân sự Do đó khi nhận đơn khởi kiện, về phía Tòa án sẽ tiến hành xem xétnội dung đơn khởi kiện nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luậtthì Tòa án sẽ thụ lý vụ án sau khi người khởi kiện thực hiện xong nghĩa vụnộp tạm ứng án phí theo quy định tại Điều 130 Bộ luật Tố tụng dân sự Tuynhiên, trong quá trình xem xét đó Tòa án cũng có thể trả lại đơn khởi kiệnnếu xét thấy có căn cứ theo quy định tại Điều 168 Bộ luật Tố tụng dân sự,đối với trường hợp này Tòa án sẽ gửi văn bản kèm theo lý do trả lại đơn khởikiện cho người khởi kiện
- Kiểm sát hoạt động thụ lý vụ việc dân sự của Tòa án
Thụ lý vụ án là hành vi tố tụng của Tòa án sau khi đã kiểm tra, xemxét đơn khởi kiện cùng với các tài liệu chứng cứ kèm theo mà Tòa án xétthấy đã thỏa mãn các điều kiện thụ lý thì Tòa án sẽ vào sổ thụ lý vụ án theoquy định của pháp luật Hay nói cách khác thụ lý chính là bước đầu tiên khởiđộng cho quá trình tố tụng và có ý nghĩa pháp lý quan trọng quy định tráchnhiệm của Tòa án để giải quyết vụ án trong thời gian luật định Do đó, bêncạnh việc thông báo bằng văn bản về việc Tòa án đã thụ lý cho bị đơn, cánhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan thì Tòa án phảithông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để Viện kiểm sát thực hiện chức năngkiểm sát đối với việc giải quyết vụ án
Trang 17- Kiểm sát thủ tục chuẩn bị xét xử của Tòa án
Chuẩn bị xét xử sơ thẩm dân sự là toàn bộ công việc mà Tòa án phảithực hiện kể từ khi thụ lý cho đến khi vụ án được đưa ra xét xử công khai tạiTòa án Các hoạt động được thực hiện trong quá trình này bao gồm: hòa giải
vụ án dân sự và thực hiện các công việc cần thiết khác để chuẩn bị cho việc
mở phiên tòa Và dĩ nhiên các hoạt động chuẩn bị xét xử phải nằm trong thờihạn luật định được cụ thể hóa tại Điều 179 Bộ luật Tố tụng dân sự
1.3.1.2 Kiểm sát các quyết định trong quá trình giải quyết của Tòa án
Trong quá trình giải quyết các tranh chấp dân sự, tùy theo từng trườnghợp cụ thể nếu có các căn cứ phát sinh do pháp luật quy định Tòa án có thể
ra các quyết định như: quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩncấp tạm thời, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án, quyết định đình chỉgiải quyết vụ án… Các quyết định này được ban hành trong thời gian chuẩn
bị xét xử sơ thẩm, tại phiên tòa sơ thẩm hoặc ở thủ tục phúc thẩm và ảnhhưởng rất lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự nên pháp luật quyđịnh cần đặt dưới sự kiểm sát chặt chẽ của Viện kiểm sát, có như vậy mớibảo đảm tính khách quan và hợp pháp
- Kiểm sát quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì Viện kiểm sát không cóquyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như trước đây nữa, bởi
lẽ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là nhằm bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của đương sự nên quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạmthời thuộc về quyền của đương sự Do đó theo quy định tại Điều 99 Bộ luật
Trang 18Tố tụng dân sự, Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thờitrong trường hợp có cá nhân, cơ quan tổ chức yêu cầu hoặc Tòa án tự mình
ra quyết định áp dụng trong trường hợp quy định tại Điều 119 Bộ luật Tốtụng dân sự
- Kiểm sát đối với quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ
Trong quá trình chuẩn bị xét xử, nếu có căn cứ do pháp luật quy địnhthì Tòa án sẽ ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án Về bảnchất hai loại quyết định này khác nhau cả về căn cứ phát sinh lẫn hậu quảpháp lý Tạm đình chỉ giải quyết vụ án là việc Tòa án ra quyết định tạmdừng giải quyết vụ án, còn đình chỉ giải quyết vụ án là việc Tòa án ra quyếtđịnh dừng lại việc giải quyết vụ án Theo đó, tạm đình chỉ là tạm thời dừnglại việc giải quyết chứ không phải là kết thúc vụ án, nên Tòa án sẽ tiến hànhgiải quyết tiếp vụ án khi căn cứ tạm đình chỉ không còn Đối với quyết địnhđình chỉ là chấm dứt hoàn toàn quá trình tố tụng, hình thức giải quyết vụ ánđến đây là kết thúc
Tóm lại, trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự Tòa án ban hànhnhiều quyết định như: quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giảiquyết vụ án, công nhận thỏa thuận với đương sự, quyết định đưa vụ án ra xét
xử sơ thẩm Những quyết định trên ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi củađương sự, nên pháp luật trao cho Viện kiểm sát thẩm quyền kiểm sát chặtchẽ tính đúng đắn và hợp pháp của chúng Viện kiểm sát không hề can thiệpvào hoạt động của Tòa án, Tòa án luôn độc lập trong việc đưa ra các quyếtđịnh của mình Tuy nhiên để các quyết định đó đảm bảo tính công bằng,nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật thì phải đặt dưới sự kiểm sát của Việnkiểm sát là phù hợp với yêu cầu của thực tiễn
1.3.1.3 Kiểm sát việc xét xử, giải quyết vụ việc dân sự
Trang 19Bộ luật Tố tụng dân sự ra đời đã có những quy định mới về nhiệm vụ,quyền hạn, phạm vi hoạt động của Viện kiểm sát, từ kiểm sát trực tiếp trongtất cả các giai đoạn tố tụng theo quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyếtcác vụ án dân sự sang phương thức kiểm sát vừa trực tiếp, vừa gián tiếp cácbản án, quyết định của Tòa án ở giai đoạn sơ thẩm, phúc thẩm là chủ yếu.
Trong đó, việc tham phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự làmột trong những hoạt động kiểm sát trực tiếp của Viện kiểm sát với tư cách
là cơ quan tiến hành tố tụng và là cơ quan thực hiện chức năng kiểm sát việctuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự Thông thường công tác kiểm sát chỉtập trung vào các hoạt động tố tụng do Tòa án tiến hành và trên cơ sở hồ sơtài liệu được Tòa án cung cấp, do đó chỉ tạo được mối quan hệ giữa Việnkiểm sát và Tòa án, còn các chủ thể tham gia tố tụng khác thường khôngthấy được sự tham gia của Viện kiểm sát vào các hoạt động này Chỉ tạiphiên tòa, phiên họp công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quátrình giải quyết vụ việc dân sự mới được thể hiện một cách trực tiếp nhằmđảm bảo hoạt động tố tụng tại phiên tòa, phiên họp diễn ra khách quan vàđúng pháp luật
- Việc tham gia phiên tòa, phiên họp của Viện Kiểm sát nhân dân
+ Tham gia phiên tòa sơ thẩm dân sự
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Viện kiểm sát là cơ quan tiếnhành tố tụng, thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụngdân sự mặc dù phạm vi tham gia phiên toà và thẩm quyền cụ thể của Viện Kiểmsát trong tố tụng dân sự đã có nhiều sửa đổi, bổ sung khác trước, như: Viện Kiểmsát không tham gia 100% các phiên toà như quy định của Điều 21 Luật tổ chứcViện kiểm sát nhân dân năm 2002 mà chỉ giới hạn tham gia đối với một số vụ án.Tuy nhiên, Điều 21 Bộ luật Tố tụng dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011)
Trang 20theo hướng mở rộng phạm vi trách nhiệm tham gia phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụviệc dân sự của Viện kiểm sát Cụ thể, Viện kiểm sát có trách nhiệm phải tham giaphiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án dân sự trong 04 trường hợp sau:
Một là, Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án
do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ Trong trường hợp này bất cứ vụ ándân sự nào do Tòa án thu thập chứng cứ thì Viện kiểm sát có trách nhiệmphải tham gia phiên tòa, không phụ thuộc vào việc đương sự có khiếu nại vềviệc thu thập chứng cứ của Tòa án hay không, đây là điểm mở rộng so vớiĐiều 21 Bộ luật Tố tụng dân sự
Hai là, Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm trường hợp có đối
tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng
Ba là, Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm trường hợp có đối
tượng tranh chấp là quyền sử dụng đất, nhà ở
Bốn là, Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm trường hợp có một
bên đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất,tâm thần
Bên cạnh đó, để bảo đảm cho Viện kiểm sát thực hiện tốt nhiệm vụ,quyền hạn của mình khi tham gia các phiên tòa, Bộ luật Tố tụng dân sự đãquy định rõ trách nhiệm của Tòa án phải chuyển hồ sơ vụ việc dân sự choViện kiểm sát nghiên cứu trước khi tham gia phiên tòa, tại Khoản 2 Điều 195
Bộ luật Tố tụng dân sự “Trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 21 của Bộ luật này thì Tòa án phải gửi hồ sơ vụ
án cho Viện kiểm sát cùng cấp”.
Một điểm mới quan trọng trong quy định của Luật sửa đổi, bổ sung là có sựphân biệt nội dung phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm Tại phiên tòa
Trang 21sơ thẩm, theo Điều 234 Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung quy định
“Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội đồng xét xử; việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng dân sự, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án”.
Như vậy, tại phiên tòa sơ thẩm, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa không phátbiểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án như hiện nay mà chỉphát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét
xử, đồng thời phát biểu ý kiến về việc chấp hành pháp luật (bao gồm cả pháp luật
về nội dung và pháp luật về tố tụng) của những người tham gia tố tụng
Trong các quy định về thủ tục hỏi tại phiên tòa, Bộ luật Tố tụng dân sự cũng có
quy định: “Kiểm sát viên, những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên toà có quyền nhận xét về kết luận giám định, được hỏi những vấn đề còn chưa rõ, hoặc có mâu thuẫn trong kết luận giám định hoặc có mâu thuẫn với những tình tiết khác của vụ án” (khoản 2 Điều 230)
Mặt khác, khoản 2 Điều 207 quy định: “Trong trường hợp Kiểm sát viên bị thay đổi tại phiên toà hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên toà xét xử, nhưng có Kiểm sát viên dự khuyết thì người này được tham gia phiên toà xét xử tiếp vụ án nếu họ có mặt tại phiên toà từ đầu.
Trong trường hợp không có Kiểm sát viên dự khuyết để thay thế thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà và thông báo cho Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp”
Trang 22Theo quy định này thì trong phiên tòa xét xử sơ thẩm, đối với những vụ ányêu cầu kiểm sát viên phải có mặt mà kiểm sát viên lại vắng mặt mà không có kiểmsát viên dự khuyết thì phải hoãn phiên tòa.
+ Tham gia phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự
Trong quá trình góp ý xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 có nhiều quan điểm cho rằng cần hạn chế bớtphạm vi tham gia của Viện kiểm sát trong quá trình giải quyết việc dân sự,Viện kiểm sát chỉ tham gia trong một số trường hợp cần thiết như: việc domột Thẩm phán giải quyết, việc chỉ có một đương sự tham gia yêu cầu Tuynhiên, Luật này vẫn giữ nguyên quy định Viện kiểm sát tham gia tất cả cácphiên họp giải quyết việc dân sự
Điều 313 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định trách nhiệm của Tòa án
“Sau khi ra quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự, Tòa án phải gửi ngay quyết định này và hồ sơ việc dân sự cho Viện kiểm sát cùng cấp để nghiên cứu” Việc gửi hồ sơ vụ viêc dân sự cho Viện kiểm sát nhằm tạo điều
kiện cho cơ quan này có thể nắm bắt được nội dung yêu cầu, nội dung việcdân sự để thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn và trình bày quan điểm củaViện kiểm sát về việc giải quyết việc dân sự tại phiên họp
- Nội dung kiểm sát tại phiên tòa, phiên họp
Tại phiên tòa, phiên họp toàn bộ chứng cứ, tài liệu đã được thu thập ởcác giai đoạn trước, cùng những yêu cầu của đương sự sẽ được xem xét,đánh giá trực tiếp, công khai, khách quan và toàn diện với sự tham gia củanhững người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng Hơn nữa hoạt độngxét xử của Tòa án là trung tâm của quá trình tố tụng, vì vậy nội dung kiểmsát là để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát một cách trực tiếp
Trang 23tại phiên tòa, phiên họp nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật của các chủ thể
tố tụng Do đó, nếu đại diện Viện kiểm sát vắng mặt sẽ là lý do để hoãnphiên tòa, phiên họp
Trong phiên họp giải quyết việc dân sự với việc xác định trách nhiệmcủa Viện kiểm sát phải tham dự tất cả các phiên họp và phát biểu ý kiến vềviệc giải quyết vụ án vẫn giữ nguyên như quy định của Bộ luật Tố tụng dânsự
Như vậy, ở giai đoạn sơ thẩm tập trung các hoạt động tố tụng phức tạp,cùng với đó là sự tham gia của nhiều chủ thể tố tụng Do đó, ở giai đoạn nàyViện kiểm sát thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình để giám sát việc tuântheo pháp luật đối với hoạt động giải quyết vụ việc dân sự trên các phươngdiện nhằm kịp thời phát hiện các sai phạm, khiếm khuyết của Tòa án và đảmbảo việc chấp hành pháp luật được nghiêm chỉnh
1.3.2 Kiểm sát việc tuân theo pháp luật ở cấp phúc thẩm
Phúc thẩm dân sự là việc tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án màbản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bịkháng cáo, kháng nghị
Sau khi chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ, Tòa án cấp sơ thẩm phảithông báo ngay bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự cóliên quan đến kháng cáo biết về kháng cáo
Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyềnkháng nghị bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án củaToà án cấp sơ thẩm để yêu cầu Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theothủ tục phúc thẩm kháng nghị bảo đảm cho viện kiểm sát thực hiện cóhiệu quả công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật của tòa án trong việc giải
Trang 24quyết vụ án dân sự Viện trưởng viện kiểm sát kháng nghị bằng quyết địnhkháng nghị, được lập thành văn bản Viện kiểm sát phải gửi kèm theo quyếtđịnh kháng nghị các tài liệu, chứng cứ bổ sung nếu có để chứng minh chokháng nghị của viện kiểm sát là có căn cứ và hợp pháp
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, đối với những trường hợpviện kiểm sát tham gia phiên tòa thì sau khi thụ lý vụ án để xét xử phúcthẩm, tòa án cấp phúc thẩm phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp
để nghiên cứu Thời hạn nghiên cứu hộ sơ của viện kiểm sát cùng cấp là 15ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án Hết thời hạn đó, viện kiểm sát phảitrả hồ sơ vụ án cho tòa án
Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên tòa phúcthẩm trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc đã tham gia phiên tòa
sơ thẩm hoặc đương sự có khiếu nại về việc thu thập chứng cứ của tòa ánphúc thẩm.Nếu kiểm sát viên phải tham gia phiên tòa vắng mặt thì hoãnphiên tòa
Trong phần thủ tục hỏi tại phiên tòa, trong trường hợp chỉ có việnkiểm sát kháng nghị thì kiểm sát viên trình bày về nội dung kháng nghị vàcác căn cứ của việc kháng nghị Tại phiên tòa phúc thẩm, kiểm sát viên cóquyền xuất trình bổ sung chứng cứ
Trong phần tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm, chỉ khi những ngườitham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, chủ tọa phiên tòa đềnghị Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện Kiểm sát về việc giải quyết vụán
Giống với phiên tòa sơ thẩm, Khi nghị án, Hội đồng xét xử chỉ đượccăn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra, xem xét tại phiên tòa, kết
Trang 25quả việc hỏi tại phiên tòa và phải xem xét đầy đủ ý kiến của những ngườitham gia tố tụng, kiểm sát viên để quyết định giải quyết vụ án.
Sau khi tuyên án xong, trong thời hạn 10 ngày, Tòa án phải giao hoặcgửi bản án cho Viện kiểm sát cùng cấp
Trường hợp qua nghiên cứu hồ sơ, tài liệu được Toà án cung cấp vàxác minh thấy việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Toà án, người có thẩmquyền là thiếu căn cứ, không đúng quy định của pháp luật, thì Viện kiểm sátkiến nghị với Toà án cùng cấp và Toà án cấp dưới khắc phục vi phạm phápluật Trường hợp Viện kiểm sát có yêu cầu hoặc có kiến nghị khắc phục viphạm pháp luật đối với Toà án mà Toà án được yêu cầu, kiến nghị khôngthực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ yêu cầu, kiến nghị của Viện kiểm sát,thì Viện kiểm sát kiến nghị với Toà án cấp trên
1.3.2.1 Thực hiện quyền kháng nghị phúc thẩm
- Thẩm quyền kháng nghị
Các Pháp lệnh trước đây chỉ quy định chung chung Viện kiểm sát cùngcấp hoặc trên một cấp có quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa áncấp sơ thẩm nên dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau và áp dụng quy định nàykhông được thống nhất Nhằm khắc phục tình trạng trên Điều 250 Bộ luật Tốtụng dân sự đã quy định một cách cụ thể chức danh kháng nghị là Việntrưởng Viện kiểm sát cùng cấp và Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trựctiếp có quyền kháng nghị bản án, quyết định tạm đình chỉ, quyết định đìnhchỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp trên trựctiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm
- Thời hạn kháng nghị phúc thẩm
Trang 26Tuy rằng pháp luật quy định bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩmtuyên sẽ chưa có hiệu lực pháp luật ngay vì còn để dành thời gian cho đương
sự kháng cáo hoặc Viện kiểm sát kháng nghị Nhưng trên cơ sở đó pháp luậtcũng quy định rõ ràng thời hạn kháng cáo, kháng nghị để các chủ thể tuânthủ mà thực hiện, tránh sự kéo dài thời gian không cần thiết ảnh hưởng đếnhiệu lực của bản án, quyết định Do xuất phát từ tính chất khác nhau giữabản án và quyết định; bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự với quyếtđịnh giải quyết việc dân sự mà Bộ luật Tố tụng dân sự quy định thời hạnkháng nghị có phần khác nhau
Việc phân chia thời hạn kháng nghị đối với từng đối tượng cụ thể, nhằmgiúp thuận tiện cho quá trình nghiên cứu hồ sơ cũng như thực hiện quyềnkháng nghị có căn cứ
- Hình thức kháng nghị
Để có cơ sở phục vụ cho việc kháng nghị, Viện kiểm sát phải cử Kiểmsát viên nghiên cứu, đánh giá nội dung bản án, quyết định mà Tòa án chuyểnsang để xem xét và phát hiện các vi phạm trình Viện trưởng Viện kiểm sátban hành kháng nghị Như vậy hình thức kháng nghị phải được thể hiện bằngvăn bản thông qua quyết định kháng nghị và có các nội dung quy định tạiĐiều 251 Bộ luật Tố tụng dân sự Đồng thời quyết định kháng nghị phảiđược gửi ngay cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bịkháng nghị để Tòa án tiến hành các thủ tục do Bộ luật Tố tụng dân sự quyđịnh và gửi hồ sơ cho Tòa án cấp phúc thẩm theo quy định tại Điều 255 Bộluật Tố tụng dân sự Kèm theo quyết định kháng nghị là tài liệu, chứng cứ bổsung nếu có để chứng minh cho kháng nghị của Viện kiểm sát là có căn cứ
và hợp pháp
- Về việc thay đổi, bổ sung và rút kháng nghị
Trang 27Để đảm bảo cho Viện kiểm sát thực hiện có hiệu quả công tác kiểm sátviệc tuân theo pháp luật trong hoạt động giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án
và trên cơ sở tôn trọng quan điểm của Viện kiểm sát trong trường hợp họmuốn thay đổi, bổ sung hoặc rút kháng nghị nên pháp luật đã quy định trình
tự thay đổi, bổ sung kháng nghị nhằm đảm bảo cho việc thực hiện khángnghị của Viện kiểm sát được chính xác, đầy đủ và cần thiết Cụ thể hóanhững yêu cầu này, Điều 256 Bộ luật Tố tụng dân sự đã quy định cụ thể
- Về hậu quả của kháng nghị phúc thẩm
Theo quy định tại Điều 254 Bộ luật Tố tụng dân sự thì bản án, quyếtđịnh sơ thẩm bị kháng nghị phần nào thì phần đó chưa được đưa ra thi hànhtrừ trường hợp pháp luật quy định phải được thi hành ngay như: bản án,quyết định về cấp dưỡng, trả công lao động, nhận người lao động trở lại làmviệc, trả lương, trợ cấp mất việc làm, bảo hiểm xã hội hoặc bồi thường thiệthại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất tinh thần của công dân; quyết định ápdụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Như vậy, ở cấp phúc thẩm việc thực hiệnquyền kháng nghị là biểu hiện công tác kiểm sát của Viện kiểm sát ở giaiđoạn này thông qua việc nghiên cứu kiểm tra bản án, quyết định của Tòa áncấp sơ thẩm để phát hiện các vi phạm, tránh những sai lầm khiếm khuyết củaTòa án trong hoạt động giải quyết vụ việc dân sự
1.3.2.2 Tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm
Cùng với việc thực hiện quyền kháng nghị đối với các bản án, quyếtđịnh của Tòa án cấp sơ thẩm thì tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm vụviệc dân sự cũng là nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát ở thủ tục phúcthẩm Ở giai đoạn sơ thẩm Viện kiểm sát tham gia tố tụng trực tiếp tại phiêntòa nhưng có kèm theo điều kiện luật định, còn ở giai đoạn phúc thẩm sựtham gia phiên tòa, phiên họp có phần mở rộng hơn rất nhiều nhằm mục đích
Trang 28cho Viện kiểm sát thực hiện tốt công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật ởcấp xét xử thứ hai này.
Mục đích của việc tham gia phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự của ViệnKiểm sát là kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án Bởi vậy mà sự tham giaphiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự của Viện Kiểm sát là hết sức cần thiết
Khoản 2 Điều 264 quy định: “Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên toà phúc thẩm” Trong trường hợp pháp luật yêu cầu Viện Kiểm
sát phải có mặt trong phiên tòa sơ thẩm và trong trường hợp Viện Kiểm sát khángnghị thì Kiểm sát viên cùng cấp buộc phải tham gia vào phiên tòa phúc thẩm Mục
2 phần II Thông tư liên tịch số 03/2005/TTLT-VKSNDTC-TANDTC quy định cáctrường hợp Viện Kiểm sát bắt buộc phải có mặt trong phiên tòa phúc thẩm Đó là:
Khi Viện kiểm sát cùng cấp với Toà án cấp sơ thẩm đã tham gia phiên toà sơthẩm: Đối với những trường hợp pháp luật yêu cầu Viện Kiểm sát phải tham giavào phiên tòa sơ thẩm nếu có kháng cáo, kháng nghị để xét xử lại ở cấp phúc thẩmthì buộc Viện Kiểm sát phải tham gia
Khi Viện kiểm sát cùng cấp với Toà án cấp sơ thẩm không tham gia phiêntoà sơ thẩm nhưng có kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có khángnghị bản án sơ thẩm Theo quy định tại Điều 250 Bộ luật Tố tụng dân sự, người cóquyền kháng nghị là Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp và cấp trêntrực tiếp Việc kháng nghị bảo đảm bảo cho Viện Kiểm sát thực hiện có hiệu quảcông tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật của tòa án trong việc giải quyết vụ ándân sự Trên thực tế, việc tòa án ra những bản án, quyết định sơ thẩm sai là kháphổ biến Khi có sai sót xẩy ra, Viện Kiểm sát sẽ kháng nghị theo thủ tục phúcthẩm Điều này giúp cho các vụ án dân sự được xét xử đúng đắn hơn Khi đã thựchiện quyền kháng nghị thì Viện Kiểm sát buộc phải có mặt trong phiên tòa phúcthẩm
Trang 29Trong trường hợp đương sự có khiếu nại về việc thu thập chứng cứ của Toà
án cấp phúc thẩm, thì việc chuyển đơn khiếu nại của đương sự được thực hiện theohướng dẫn tại các điểm b và c tiểu mục 1.3 mục 1 Phần II của Thông tư liên tịch số03/2005/TTLT-VKSNDTC-TANDTC Trường hợp xét thấy cần thiết phải thamgia phiên toà phúc thẩm thì Viện kiểm sát thông báo bằng văn bản cho Toà án cấpphúc thẩm biết Toà án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử và
hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt tạiphiên toà phúc thẩm, thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành phiên toà theo thủ tụcchung
Trường hợp được hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 2.1 mục 2 Phần II củaThông tư liên tịch số 03/2005/TTLT-VKSNDTC-TANDTC, nếu trước khi khaimạc phiên toà phúc thẩm, Viện kiểm sát đã rút kháng nghị, thì Viện kiểm sátkhông tham gia phiên toà phúc thẩm Nếu sau khi khai mạc phiên toà phúc thẩm,Viện kiểm sát mới rút kháng nghị, thì Kiểm sát viên vẫn tiếp tục tham gia phiêntoà và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án theo quy định tạiĐiều 234 Bộ luật Tố tụng dân sự
Tại phiên tòa phúc thẩm, Luật sửa đổi, bổ sung đã bổ sung thêm một điềuluật mới (Điều 273a) quy định về “Phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc
thẩm”, theo đó nêu rõ “Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận
và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án dân sự ở giai đoạn phúc thẩm” Trong
giai đoạn này, ngoài việc phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật của Thẩmphán, Hội đồng xét xử phúc thẩm và những người tham gia tố tụng , kiểm sát viên
có quyền phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án của Tòa
án Phát biểu của Kiểm sát viên ở phiên tòa phúc thẩm phải thể hiện rõ thái độ,trách nhiệm của Viện kiểm sát trước sự đúng - sai của bản án, quyết định của bản