Giáo dục trí tuệ là quá trình tác động có mục đich, có kế hoạch nhằm hình thành cho trẻ những tri thức và kỹ năng sơ đẳng, phát triển những phẩm chất và năng lực trí tuệ ban đầu cần thiế
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Mặc dù chuyên đề GIÁO DỤC TRÍ TUỆ CHO TRẺ MẦM NON
chúng em chỉ được học trong một thời gian ít ỏi, nhưng đó là trong quãng thời gian mà cô PGS.TS Đỗ Thị Minh Liên đã dành hết tâm huyết để truyền đạt những tri thức vô cùng bổ ích của môn học tới toàn thể chúng em
Trong thời gian học tập, chúng em đã nỗ lực cố gắng hết sức
để hoàn thành bài thu hoạch của môn GIÁO DỤC TRÍ TUỆ CHO TRẺ MẦM NON Nhưng với thời gian ít ỏi và kinh nghiệm thực tế của bản thân còn giới hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong cô góp ý để bài thu hoạch này được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin chúc cô PGS.TS Đỗ Thị Minh Liên dồi dào sức khỏe, công tác tốt để giúp chúng em hoàn thành khóa học một cách xuất sắc nhất và tiếp tục dang rộng vòng tay để đón khóa tiếp theo.
Trang 2Câu hỏi:
1. Phân tích mối quan hệ giữa giáo dục trí tuệ và giáo dục thể chất, GD thẩm mỹ, GD đại đức cho trẻ mầm non.
2. Phân tích mối liên quan giữa hệ số trí tuệ IQ và hệ số xúa cảm EQ.
Bài làm:
1. Phân tích mối quan hệ giữa giáo dục trí tuệ và giáo dục thể chất, GD thẩm mỹ, GD đại đức cho trẻ mầm non.
Giáo dục trí tuệ là quá trình tác động có mục đich, có kế hoạch nhằm hình thành cho trẻ những tri thức và kỹ năng sơ đẳng, phát triển những phẩm chất và năng lực trí tuệ ban đầu cần thiết
Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ, hình thành biểu tượng, phát triển giác quan, hiểu biết sơ đẳng về thế giới xung quanh
và là cơ sở phát triển toàn diện nhân cách của trẻ
Sự phát triển của trẻ em là sản phẩm của sự tương tác giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài, là sự phát triển nương tựa lẫn nhau của các quá trình sinh học và tâm lí Đó cũng chính là kết quả của các quát trình tác động của giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ , giáo dục đạo đức
a) Quan hệ giữa giáo dục trí tuệ và giáo dục thể chất
Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là quá trình tác động đến nhiều mặt vào cơ thể trẻ, tổ chức cho trẻ vận động và sinh hoạt hợp lý nhằm bảo vệ và làm cho cơ thể trẻ được khỏe mạnh, phát triển hài hòa, cân đối tạo cơ sở cho sự phát triển toàn diện của trẻ
Trang 3Đó là quá trình sư phạm hướng vào việc hoàn thiện cơ thể con người
về mặt hình thái và chức năng, hình thành các kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản trong đời sống, phát triển các phẩm chất và khả năng thể lực con người, hình thành lối sống lành mạnh trong cuộc sống, lao động và học tập Giáo dục thể chất là một mặt quan trọng trong giáo dục nhân cách của con người phát triển toàn diện, làm cho con người phát triển và hoàn thiện
về mặt thể chất để có thể tham gia vào các mặt của đời sống xã hội Giáo dục thể chất gắn liền với giáo dục trí tuệ cho trẻ: Bởi vì, cơ thể phát triển khỏe mạnh, hệ thần kinh thăng bằng, các giác quan tinh tường… sẽ giúp trẻ tích cực tiếp xúc và làm quen với môi trường xung quanh, nhờ đó mà hoạt động nhận cảm phong phú và chính xác hơn, tư duy trở nên nhạy bén từ đó
hỗ trợ giáo dục trí tuệ tốt hơn cho trẻ
Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, khéo léo sẽ say sưa, hứng thú hơn trong quá trình tri giác cái đẹp của thế giói xung quanh, biết tạo ra cái đẹp và sống theo cái đẹp Trẻ khỏe mạnh, sẽ thích lao động thích làm những việc
tự phục vụ mình và giúp đỡ bạn bè, người lớn xung quanh
Ngược lại giáo dục trí tuệ sẽ giúp cho trẻ có cơ sở lý luận để hiểu biết sơ đẳng về môi trường xung quanh và do đó sẽ giúp cho trẻ tích cực khám phá xung quanh, tham gia các hoạt động thể chất trở nên thông minh hơn
Tóm lại, giáo dục thể chất cho trẻ nhà trẻ là rất quan trọng, các bậc cha mẹ, những người nuôi dạy trẻ cần phải đặt giáo dục thể chất lên nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình nuôi dạy trẻ
b) Quan hệ giữa giáo dục trí tuệ và giáo dục đạo đức:
Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích có kế hoạch nhằm trang bị cho trẻ những hiểu biết sơ đẳng về những yêu cầu của chuẩn mực hành vi đạo đức trong các mối quan hệ ứng xử, rèn luyện cho trẻ có tình cảm, hành vi và thói quen đúng đắn trong các mối quan hệ ứng xử hằng ngày
Trang 4Con người sinh ra chưa có đạo đức và nhân cách mà đó là kết quả của quá trình giáo dục và tự giáo dục Hồ Chủ tịch đã nói:
“Hiền dữ phải đâu mà tích sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
Giáo dục đạo đức diễn ra ngay từ khi đứa trẻ còn thơ ấu Ông cha
ta thường nói “Dạy con từ thưở còn thơ” là vậy
Giáo dục đạo đức là thành phần không thể thiếu trong giáo dục nhân cách con người, là một bộ phận nền tảng của nền giáo dục Việt Nam Giáo dục cho trẻ những biểu tượng sơ đẳng về chuẩn mực hành vi đạo đức, mang bản sắc dân tộc
Giáo dục trí tuệ gắn liền với giáo dục đạo đức cho trẻ nó là cơ sở cho việc hình thành những biểu tượng về thế giới xung quanh, giáo dục đạo đức, tình cảm cho trẻ em
Giáo dục đạo đức để hình thành nhân cách cho trẻ là nhiệm vụ rất quan trọng trong các cơ sở giáo dục mầm non và các bậc cha mẹ trẻ Nó có mối quan hệ chặt chẽ giữa 2 hoạt động này Những đứa trẻ có tính cách như làm việc theo nhóm, lòng vị tha, trung thực, tư cách công dân, tinh thần trách nhiệm và sự tôn trọng Cha mẹ yêu cầu sự giúp đỡ của trẻ sẽ giúp trẻ thấy mình có ích và quan trọng Nhờ hình thành những nhân cách tốt sẽ giúp cho trẻ có tình thần học tập, rèn luyện trong học tập sau này trở nên là người đọc lập, trách nhiệm không chỉ đối với bản thân, cha mẹ và xã hội
Ngược lại, giáo dục trí tuệ sẽ giúp cho trẻ trở nên hiểu biết sơ đẳng
về xung quanh, về xã hội những bài học đạo đức và sẽ giúp cho giáo dục đạo đức đạt kết quả tốt
c) Quan hệ giữa giáo dục trí tuệ và Giáo dục thẩm mỹ
Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ em mầm non là một quá trình sư phạm, nhằm hình thành và phát triển ở trẻ em năng lực ban đầu về cảm thụ và nhận biết đúng đắn cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống sinh hoạt xã
Trang 5hội và trong nghệ thuật, giáo dục trẻ lòng yêu cái đẹp, sống theo cái đẹp
và biết tạo cái đẹp trong cuộc sống
Tình yêu cái đẹp được nẩy sinh và phát triển trong quá trình giáo dục, ở trẻ cần được thỏa mãn nhiều nhu cầu tinh thần, trong đó có nhu cầu cái đẹp và chính những nhu cầu ấy mới là động lực phát triển tâm lý, phát triển đời sống tinh thần của trẻ
Giáo dục thẩm mỹ là một trong những mặt quan trọng trong giáo dục để con người phát triển toàn diện, do vậy trong công tác giáo dục mầm non không thể thiếu giáo dục thẩm mỹ Lứa tuổi mẫu giáo có lẽ là thời kỳ tốt nhất để giáo dục thẩm mỹ cho trẻ bởi những đặc điểm tâm lý lứa tuổi này đã tạo những điều kiện rất thuận lợi để trẻ có thể lĩnh hội được những gì tốt đẹp nhất từ thế giới xung quanh, muôn màu, muôn vẻ
và từ đó sẽ giúp cho trí tuệ của các em
Nhờ giáo dục thẩm mỹ sẽ giúp phát triển tư duy trẻ mầm non nhằm phát hiện ra nhu cầu cảm thụ thẩm mỹ giúp trẻ hình thành tư duy hình tượng cụ thể, từ đó phát triển trí tưởng tượng của trẻ, đó cũng là một trong những yếu tố cơ bản của nghệ thuật Thông qua tác phẩm nghệ thuật trẻ nhận thức đúng đắn về cái đẹp, cái xâu, cái bi, cái hài trong cuộc sống Có thể nói cái đẹp là dòng suối nuôi dưỡng lòng tốt và trí thông minh
Thêm nữa, trong giáo dục thẩm mỹ cũng khám phá ra những ý nghĩa giúp mở mang tầm hiểu biết cho trẻ về thế giới về con người Chẳng hạn như dạy trẻ một bài hát nước ngoài thì sẽ giúp trẻ hiểu biết thêm về đất nước đó
Như vậy, chúng ta thấy giáo dục trí tuệ có liên quan mật thiết với các mặt giáo dục khác:
+ Giáo dục trí tuệ gắn liền với giáo dục đạo đức cho trẻ nó là cơ sở cho việc hình thành những biểu tượng về thế giới xung quanh, giáo dục đạo đức, tình cảm cho trẻ em.**
Trang 6+ Giáo dục trí tuệ góp phần quan trọng vào việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ
2. Phân tích mối liên quan giữa hệ số trí tuệ IQ và hệ số xúa cảm EQ.
1 IQ, EQ là gì?
IQ là một chỉ số được sử dụng để diễn tả sự thông minh biểu hiện ra
bên ngoài một cách tương đối của một cá nhân IQ là chỉ số đo năng lực nhận thức, như khả năng học và hiểu hoặc xử lý tình huống; khả năng áp dụng kiến thức vào môi trường thực tế hoặc suy nghĩ phản biện (như được
đo trong các bài kiểm tra); sự nhạy bén của đầu óc; kỹ năng logic và phân tích
Trí thông minh (Intelligence) được đo bằng hệ số IQ – Intelligence Quotient IQ đo lường khả năng trí lực, năng lực học hỏi, khả năng hiểu và xử lý tình huống, năng lực suy nghĩ logic, phản biện, sự nhạy bén trong suy nghĩ… Trí thông minh có thể được đo tổng quát trong mọi lĩnh vực, và được đo theo từng lĩnh vực cụ thể
Chỉ số IQ được coi là trung bình khi từ 90 - 100, từ 80 - 90 là kém thông minh, từ 70 - 80 là rất kém, học chậm, dưới 70 là chậm phát triển trí tuệ, từ
100 - 110 là khá thông minh, 110 - 120 là rất thông minh, 120 - 130 là xuất sắc, 130 - 140 là rất xuất sắc và trên 140 là cực kỳ thông minh
Bắt đầu từ năm 1990, nhà tâm lý học Peter Salovey ở ĐH Yale và John Mayer ở ĐH New Hampshire đã đưa ra thuật ngữ Trí thông minh cảm xúc (Emotional Intelligence, hoặc Emotional Quotient – EQ) EQ đo lường năng lực, khả năng hay kỹ năng của một người trong cảm nhận, đánh giá,
và quản lý cảm xúc của bản thân, của người khác hay của một nhóm người Như vậy, EQ là thước đo độ thông minh về cảm xúc, hoặc khả năng
kết hợp việc sử dụng cả cảm xúc lẫn các kỹ năng xuất phát từ kinh nghiệm
Trang 7trong cuộc sống Thông minh cảm xúc gồm có nhưng không chỉ giới hạn ở
sự thấu cảm, trực giác, sức sáng tạo, sự năng động, kiên cường, khả năng chiến đấu, cân bằng áp lực, khả năng lãnh đạo, tính chính trực, sự xác thực, khả năng suy nghĩ và liên kết con người
Năm 2005, trong cuốn sách có lời đề tựa Emotional Intelligence (Trí tuệ cảm xúc), nhà tâm lý học Daniel Goleman đã đề cập đến chỉ số cảm xúc trong lĩnh vực trí tuệ, còn gọi là sự thông minh của tâm hồn hoặc thông
minh trong cảm xúc Ông đã đề xuất 7 tiêu chí để đánh giá chỉ số EQ, đó
là:
- Có ý thức về khả năng của mình
- Có động cơ phấn đấu
- Kiên trì
- Khả năng kiềm chế
- Khả năng điều chỉnh cảm xúc
- Sự thấu cảm
- Tinh thần lạc quan
2 So sánh IQ và EQ:
IQ học được ở sách vở và trường lớp Con người rèn luyện được EQ thông
qua cuộc sống
IQ chứng minh bằng số liệu và thực tế EQ: Thuyết phục người khác bằng lí do
và cảm xúc IQ: Chỉ dùng kỹ năng nhận thức EQ: Sử dụng cảm xúc và kinh nghiệm
để thực hiện chức năng một cách hiệu quả
* Những khác biệt cõ bản giữa IQ và EQ
Trang 8Ví dụ:
* Tuấn có IQ rất cao Anh ấy có khả năng lập luận, rất có khả năng phân tích và logic và đặt một mục tiêu "thép" vào công việc Anh ấy học những thứ mới rất nhanh Tuy nhiên, anh ta lại không để ý đến việc mình đang nghĩ gì và người khác đang nghĩ gì Nếu mọi thứ không được như anh
ta mong muốn, anh ta sẽ trở nên nóng nảy và chỉ trích người khác Anh ta không thể gần gũi với những người không thông minh bằng mình và kém đồng cảm Tất cả những điều này làm cản trở anh ta làm việc hiệu quả trong nhóm mặc dù chỉ số IQ rất cao
* Hùng có EQ rất cao Anh ấy hoà thuận với mọi người, và kiểm soát cảm xúc của mình cũng rất tốt Điều này giúp anh ta làm việc hiệu quả, mặc dù trong công ty một số người có IQ cao hơn Tuấn Tuấn có khả năng hiểu những thành phần của cảm xúc trong giao tiếp, và sử dụng cả khả năng kinh nghiệm lẫn sự hiểu biết về cảm xúc của mình Anh ta có thể ảnh hưởng và động viên mọi người bởi vì anh ta hiểu điều gì làm mọi người quan tâm, và là một nhà ngoại giao xuất sắc Anh ấy rất linh hoạt, sáng tạo khi phải đối mặt với thử thách, và không bao giờ nản lòng khi phải đối mặt với những thất bại trước mắt Anh ấy rất được yêu mến và kính trọng
Trang 93 IQ và EQ cái nào quan trọng?
Một nghiên cứu thú vị thực hiện năm 2008 bởi Giáo sư Verbeke và các đồng nghiệp của ông đã kiểm tra mối quan hệ giữa khả năng về tinh thần (IQ), kỹ năng con người (EQ) và hoạt động bán hàng Để không ai ngạc nhiên, họ phát hiện bán hàng reps cao hơn trong kỹ năng con người đạt được doanh số cao hơn Phát hiện bất ngờ là các dữ liệu cho thấy rằng
IQ cũng đã có một mối quan hệ tích cực với khối lượng bán hàng nhưng nếu so sánh với người có EQ cao hơn thì hiệu quả bán hàng của người EQ cao sẽ bán được nhiều hơn Tại sao lại có điều đó? Giáo sư Casciaro giải thích rằng nhân viên bán hàng thông minh nhưng thiếu kỹ năng xã hội dẫn đến không chú ý đủ đến nhu cầu của họ Ngược lại nhân viên tuy IQ thấp nhưng EQ cao lại chú ý đến nhu cầu của khác hàng và bán được nhiều hàng hơn
Như vậy tùy từng ngành nghề mà EQ hay IQ đóng vai trò quan trọng Do đó đây là cơ sở quan trọng trong hình thành nhân cách trẻ mầm non Hiểu những tác động qua lại giữa EQ và IQ để có phương pháp giáo dục tốt hơn
4 Quan hệ giữa EQ và IQ
Theo nhiều cuộc nghiên cứu thì EQ và IQ có những mối liên hệ với nhau Các nghiên cứu khoa học đã khẳng định rằng, IQ - chỉ số thông minh chỉ đóng vai trò thúc đẩy thành công, phải nỗ lực, cố gắng, kiên trì và dám chấp nhận thử thách
Trong các nghiên cứu gần ðây ngýời ta còn phát hiện có sự quan hệ giữa chỉ số trí tuệ IQ (Intelligent Quotient) và chỉ số cảm xúc EQ (Emotion Quotient)
+ Chỉ số IQ và chỉ số EQ có tính ðộc lập týõng ðối với nhau và cùng nằm trong hệ thống nhân cách
+ Chỉ số EQ không ðối ngýợc với IQ mà chúng bổ sung cho nhau Chỉ
Trang 10số EQ cao tạo ðiều kiện cho chỉ số IQ phát triển
+ Chỉ số IQ có tính ổn ðịnh cao hõn chỉ số EQ
IQ tác động đến EQ
Nếu người có IQ cao thì khả năng, tư duy, lý trí sẽ hiểu rõ bản thân hân, khám phá bản thân hơn và tư đó có khả năng cảm nhận sẽ tốt hơn
Giống như người bán hàng ở trên khi IQ cao thì họ có thể tỏ ra rất hiểu khách hàng và có thể bỏ sót những thông tin quan trọng khác dẫn đến chỉ số cảm nhận, đánh giá Người có IQ cao có thể đánh giá bằng lý trí, suy luận logic và ít chú ý đến suy luận cảm tính
EQ tác động lại IQ
Năng lực tự nhận thức chính là EQ cơ bản nhất quyết định độ EQ cao thấp của một người và rất quan trọng trong giao tiếp cũng như trong cuộc sống.Người có EQ cao, luôn có những phán đoán chính xác đối với cảm xúc của chính mình và của người khác, trên cơ sở đó mà điều chỉnh hợp lý thái độ, hành vi và ngôn ngữ của mình Nhờ khả năng thấu cảm, người có EQ cao thường dễ hòa nhập, dễ thích nghi, luôn tìm được sự hòa hợp trong tập thể, biết cư xử và dễ dàng nhận được sự hợp tác hơn
EQ cũng có thể tác động trở lại làm giảm IQ hoặc tăng IQ Nếu người nào có EQ cao thì hòa nhập, thích nghi tốt, thấu cảm sẽ hạn chế sử dụng suy luận logic để đánh giá
Thêm nữa, EQ cao còn đặc biệt quan trọng đối với người lãnh đạo, bởi tinh túy của người lãnh đạo nằm ở chỗ khiến người khác làm việc tốt hơn
Đối với trẻ em, EQ cao sẽ giúp trẻ phát triển tốt kỹ năng giao tiếp, diễn đạt, hòa đồng với bạn bè, thích nghi nhanh với cuộc sống Điều này sẽ tạo nền tảng tốt về mặt nhân cách giúp trẻ phát triển tốt các kỹ năng sống cần thiết để thành công vững chắc trong tương lai.Càng ngày, người ta càng cho rằng EQ quan trọng hơn IQ