giáo án ôn thi địa lí 12Ngày soạn : 3102015 Ngày giảng: 6102015 PHẦN I: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ VÀ PHÂN TÍCH BẲNG SỐ LIỆU Chủ đề 1: Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ và nhận xét phân tích số liệu trong chương trình địa lí I. Mục tiêu. Sau bài học, học sinh có khả năng Phân tích đề bài để xác định loại biểu đồ phù hợp Nắm được kĩ năng vẽ các dạng biểu đồ Biết nhận xét thông qua bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ II. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên: giáo án, đề bài minh họa cho các dạng biểu đồ 2. Chuẩn bị của học sinh: dụng cụ học tập III. Tiến trình bài học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra 3. Vào bài mới Giáo viên giới thiệu về biểu đồ: là một phương tiện trực quan của khoa học đia lí, dùng để trực quan hóa bảng số liệu, thể hiện cụ thể các thông số về đối tượng địa lí như sự thay đổi theo thời gian, so sánh sự tương quan giữa các đối tượng địa lí... Giáo viên hỏi học sinh đã nắm được cách nhận biết vào vẽ các loại biểu đồ chưa? Sau đó bắt đầu bài học 4. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1. Nhận biết và vẽ các loại biểu đồ cột Thời gian: 90 phút Mục tiêu: Học sinh có thể nhận biết, xác định được khi nào vẽ biểu đồ cột và loại biểu đồ cột nào là thích hợp nhất. Vẽ biểu đồ cột đẹp, chính xác Nhận xét dựa vào đề bài và biểu đồ đã vẽ Phương pháp dạy học: giảng giải Hình thức tổ chức dạy học: toàn lớp Các bước tiến hành
Trang 1Ngày soạn : 3/10/2015
Ngày giảng: 6/10/2015
PHẦN I: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ VÀ
PHÂN TÍCH BẲNG SỐ LIỆU
Chủ đề 1: Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ và nhận xét phân tích
số liệu trong chương trình địa lí
I Mục tiêu Sau bài học, học sinh có khả năng
- Phân tích đề bài để xác định loại biểu đồ phù hợp
- Nắm được kĩ năng vẽ các dạng biểu đồ
- Biết nhận xét thông qua bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ
II Chuẩn bị
1 Chuẩn bị của giáo viên: giáo án, đề bài minh họa cho các dạng biểu đồ
2 Chuẩn bị của học sinh: dụng cụ học tập
III Tiến trình bài học
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra
3 Vào bài mới
Giáo viên giới thiệu về biểu đồ: là một phương tiện trực quan của khoa học đia
lí, dùng để trực quan hóa bảng số liệu, thể hiện cụ thể các thông số về đối tượng địa
lí như sự thay đổi theo thời gian, so sánh sự tương quan giữa các đối tượng địa lí
Giáo viên hỏi học sinh đã nắm được cách nhận biết vào vẽ các loại biểu đồ
chưa? Sau đó bắt đầu bài học
Nhận xét dựa vào đề bài và biểu đồ đã vẽ
- Phương pháp dạy học: giảng giải
- Hình thức tổ chức dạy học: toàn lớp
- Các bước tiến hành
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức
Bước 1: Giáo viên hỏi học sinnh đã biết
những loại biểu đồ nào?
HS trả lời
Bước 2 GV nêu các dạng biểu đồ
Bước 3 Giáo viên trình bày cho học
sinh các nội dung của biểu đồ cột đơn
- Khả năng biểu hiện
- Dấu hiệu nhận biết
- Cách vẽ ( hỏi học sinh các bước vẽ,
* Các dạng biểu đồ
- Theo chức năng: thể hiện quy mô, thể hiện
sự phát triển, thể hiện cơ cấu, thể hiệnchuyển dịch cơ cấu
- Theo hình dạng : Biểu đồ cột ( cột dơn,cột nhóm, cột chồng), biểu đồ tròn, biểu đồđường, biểu đồ miền, biểu đồ kết hợp
Trang 2nêu các bước và lấy ví dụ cụ thể để
Trong khi hướng dẫn cách vẽ, giáo viên
vẽ, hướng dẫn và quan sát học sinh thực
hiện để giúp đỡ, chỉnh sửa kịp thời
những lỗi mà học sinh mắc phải
Bước 5 Hướng dẫn học sinh nhận xét
về qui mô khối lượng của 1 hay 1 số đốitượng địa lí hoặc sử dụng để thực hiệntương quan về độ lớn giữa các đại lượng
Ví dụ : Vẽ biểu đồ so sánh dân số , diện tích của 1 số tỉnh (vùng, nước )hoặc vẽ biểu
đồ so sánh sản lượng (lúa, ngô , điện,than ) của 1 số địa phương qua 1 số năm
2 Dấu hiệu nhận biết
- Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện tìnhhình phát triển, so sánh tương quan về độlớn các đại lượng của các thành phần,thường có các từ gợi mở như: “về”, “thểhiện”: “khối lượng”, “sản lượng”, “diệntích”,…
- Bảng số liệu : có 1 đối tượng trong nhiềunăm, hoặc 1 năm nhiều đối tượng yêu cầu
vẽ biểu đồ theo tên của bảng số liệu đã cho
3 Cách vẽ:
- Bước 1: chia tỉ lệ phù hợp
- Bước 2: Vẽ trục tọa độ
- Bước 3 Chia vạch giá trị
- Bước 4: Vẽ cột theo bảng số liệu đã cho
- Bước 5: Hoàn thiện biểu đồ (tên, đơn vị,danh số, số liệu trên các cột)
4 Lưu ý
- Cột không dính sát vào trục đứng
- Khoảng cách năm đảm bảo
- Tên biểu đồ phải có đủ thông tin: nội dunggì? ở đâu? Thời gian nào?
- Chiều rộng các cột phải giống nhau
II Biểu đồ cột nhóm
Trang 31.Chức năng
- Sử dụng để chỉ sự khác biệt về qui môkhối lượng của 1 hay 1 số đối tượng địa líhoặc sử dụng để thực hiện tương quan về độlớn giữa các đại lượng
- So sánh các đối tượng với nhau
2 Dấu hiệu nhận biết
- Đề bài có các từ : vẽ biểu đồ thể hiện tìnhhình phát triển, so sánh tương quan về độlớn các đại lượng của các thành phần,thường có các từ gợi mở như: “về”, “thểhiện”: “khối lượng”, “sản lượng”, “diệntích”,…
- Bảng số liệu: chuỗi số liệu trong mộtkhoảng thời gian, có từ 2 đối tượng trở lên
3 Cách vẽCác bước tương tự biểu đồ cột đơn
4 Lưu ý
- Tương tự biểu đồ cột đơn
- Các cột phải vẽ liền sát nhau, không đượccách quá xa
- Có chú giải để phân biệt đối tượngIII Biểu đồ cột chồng
1 Chức năng
- Thể hiện
- Thể hiện cơ cấu
2 Dấu hiệu nhận biết:
- Số liệu tương đối: thể hiện cơ cấu với cácthành phần nhỏ trong 1 tổng thể
Có từ gợi mở như “cơ cấu”, đơn vị là %, từ
1 mốc đến 3 mốc thời gian (ví dụ: 1990,
1995, 2000); Các thành phần chiếm tỷ trọngquá nhỏ hoặc trong tổng thể có quá nhiều cơcấu thành phần
- Số liệu tuyệt đối: bảng số liệu có tổng thể
Trang 4chia ra các thành phần, và đề bài yêu cầuthể hiện tình hình phát triển, quy mô, khốilượng của đối tượng
3 Cách vẽ:
- Bước 1: chia tỉ lệ phù hợp
- Bước 2: Vẽ trục tọa độ
- Bước 3 Chia vạch giá trị
- Bước 4: Vẽ cột theo bảng số liệu đã cho,
vẽ theo thứ tự từ trái sang phải từ trênxuống dưới theo bảng số liệu, chồng giá trịchính xác
- Bước 5: Hoàn thiện biểu đồ (tên, đơn vị,danh số, số liệu trên các cột)
4 Lưu ý:
- tương tự bản đồ cột đơn
- Chồng giá trị thành phần thứ 2 phải bắtđầu tính ở mốc giá trị của thành phần thứnhất, tương với các thành phần khác
- Có chú giải để phân biệt đối tượng
- Đảm bảo hệ thống chú giải đẹp mắt nếu làbiểu đồ nhóm và biều đồ cột chồng, biểu đồcột đơn không nhất thiết phải có chú giải
Hoạt động 2 Nhận biết và vẽ biểu đồ đường biểu diễn
- Thời gian: 30 phút
- Mục tiêu: Học sinh có thể nhận biết, xác định được khi nào vẽ biểu đồ đường
biểu diễn
Vẽ biểu đồ đẹp, chính xác
Nhận xét dựa vào đề bài và biểu đồ đã vẽ
- Phương pháp dạy học: giảng giải
- Hình thức tổ chức dạy học: toàn lớp
- Các bước tiến hành
Trang 5Bước 1 Giáo viên hỏi học sinh đã từng thấy
biểu đồ đường biểu diễn chưa?
- Học sinh trả lời
- Giáo viên vẽ nháp cho học sinh hình dung
Bước 2 Giáo viên trình bày cho học sinh
chức năng, cách nhận biết, cách vẽ và một số
lưu ý khi vẽ biểu đồ đường
Học sinh: ghi chép và phản hồi những nội
dung chưa nắm được
Bước 3 Học sinh thức hành dưới hình thức
thi giữa 2 đội nam và nữ
- giáo viên cho đề bài
- giáo viên chia lớp thành 2 đội, nêu thể lệ
cuộc thi:
+ hai đội có 5 phút chuẩn bị, sau 5 phút, các
thành viên mỗi đội sẽ lần lượt lên vẽ, mỗi
người 1 bước như đã được hướng dẫn(học
sinh cần chia các bước cho từng thành viên
cụ thể trước, ai lập bảng xử lí số liệu, ai vẽ
hệ tọa độ, ai vẽ đường biểu diễn vẽ mấy
đường, ai hoàn thiện biểu đồ, cần lên hệ
thống chú giải trước để tránh nhầm lẫn đối
giữa các bạn vẽ và bạn hoàn thiện biểu đồ)
+ học sinh thực hiện
+ giáo viên cho các đội nhận xét bài của
nhau, công bố kết quả
Ví dụ : Cho bảng số liệu sau:
Khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo
Đường sông
Đường biển
a,Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng
hàng hóa vận chuyển của từng ngành vận tải
2 Dấu hiệu nhận biết
- Khi đề bài yêu cầu cụ thể: “Em hãy vẽ biểu đồ 3 đường biểu diễn…”
- Từ để bài: có các từ như: “thể hiện tốc độ tăng trưởng”, “ sự phát
triển” của đối tượng
- Từ bảng số liệu: Chuỗi số liệu dài (từ 3-4 năm trở lên), có nhiều đối tượng, có thể cùng hoặc khác đơn vị3.Cách vẽ
Bước 1 Xử lí số liệuBước 2 Vẽ trục tung và trục hoành, chú ý đến giá trị cao nhất để vẽ cho phù hợp
Bước 3 Chia khoảng giá trị ở từng trục, chú ý đến khoảng cách năm phải chính xác
Bước 4 Vẽ lần lượt các đối tượng, không vẽ lộn xộn để tránh nhầm lẫn,
vẽ xong nên chú thích ngay
Bước 5 Hoàn thiện biểu đồ, ghi chúgiải, tên biểu đồ, điền các giá trị lên đường biểu diễn
* Vẽ theo số liệu tương đối không cho trước thì cần tính toán ( đây là dạng phổ biến)
Cách tính+ Coi năm đầu tiên là 100% ( giá trị tuyệt đối năm 1 là N1)
+ Năm thứ 2 được tính bằng công thức
N2/N1*100%
+ Năm thứ 3: N3/N1*100%
+ Các năm tiếp theo tương tự+ Có thể tính theo cách, lấy năm sau chia cho năm liền ngay trước đó, nhưng hiện ít dùng
- Vẽ theo các bước như đã nêu trên.4.Lưu ý
Trang 6năm Đường sắt Đường bộ Đường sông Đường biển
- Khoảng cách năm phải chính xác
- Năm đầu tiên bắt đầu từ trục tung, không được vẽ lơ lửng
- Gióng thẳng hàng từ giá trị năm lênbằng bút chì để vẽ cho chính xác
- Nên xây dựng hệ thống kí hiệu trước khi vẽ biểu đồ, vẽ xong chú thích đường biểu diễn ngay tránh nhầm lẫn
- Có thể ghi tên đối tượng ở đầu các đường biểu diễn
Hoạt động 3 Nhận biết và vẽ biểu đồ kết hợp cột đường
- Thời gian: 60 phút
- Mục tiêu: Học sinh có thể nhận biết, xác định được khi nào vẽ biểu đồ cột đường kết hợp
Vẽ biểu đồ đẹp, chính xác
Nhận xét dựa vào đề bài và biểu đồ đã vẽ
- Phương pháp dạy học: giảng giải
- Hình thức tổ chức dạy học: toàn lớp
- Các bước tiến hành
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức
Bước 1 Giáo viên hỏi học sinh, đã từng
vẽ biểu đồ cột đường kết hợp chưa?
Trong trường hợp nào? Đưa ra cách
nhận biết
Bước 2 Học sinh trả lời
Bước 3 Giáo viên chuẩn kiến thức,
trình bày chức năng, cách nhận biết,
Bước 4 Giáo viên cho học sinh thực
hành vẽ Gọi 1 học sinh lên bảng
Giáo viên hướng dẫn tỉ mỉ và quan sát
học sinh vẽ
Ví dụ: Cho bảng số liệu sau
Sản xuất cà phê của Tây Nguyên
Sản lượng
( Nghìn
tấn)
761, 686,5
706,8 928,2
a, Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình sản xuất
cà phê của Tây Nguyên qua các năm từ
1 Thường sử dụng khi vẽ hai hoặc ba đại lượng địa lí nhằm thể hiện tính trực quan, mối quan hệ giữa các đối tượng
2 Nhận biết
- Bảng số liệu đã cho có 2 đối tượng hoàn toàn khác biệt, không chung đơn vịnhưng cùng thuộc một lĩnh vực như nhiệt độ và lượng mưa, diện tích và sản lượng, dân số và tỉ lệ gia tăng dân số
3 Cách vẽ
- Vẽ 2 trục tung và 1 trục hoành, độ dài
2 trục tung như nhau
- Chia khoảng giá trị ở các trục, giá trị cao nhất của 2 trục tung ở vị trí bằng nhau
- Vẽ theo giá trị đã cho, các điểm giá trị của đường biểu diễn nằm ở vị trí giữa các cột, thẳng với năm gióng lên
- Các cột và đường không dính sát vào 2trục đứng
- Ghi số liệu lên trên cột và đường
Trang 72001 đến 2006
b,Nhận xét
BTVN : Bảng số liệu 18.1 Vẽ biểu đồ
thể hiện sự thay đổi số dân thành thị và
tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước
giai đoạn 1990 – 2005
- Hoàn thiện bản đồ, ghi chú giải, tên biểu đồ, kiểm tra các danh số, đơn vị ở các trục
Hoạt động 4 Nhận biết và vẽ biểu đồ tròn
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức
Bước 1 Giáo viên giới thiệu về biểu đồ
tròn, trình bày chức năng và cách nhận
biết cho học sinh
Bước 2 Giáo viên nêu cách vẽ biểu đồ
- Giáo viên cùng học sinh tính bán kính
- Giáo viên vẽ mẫu 1 hình tròn, hình
tròn còn lại gọi 1 học sinh vẽ tiếp
VD 1 Trang 51, 58
2.Cho bảng số liệu
Giá trị sản xuất của các ngành công
nghiệp ở nước ta trong các năm 1998 và
2004 (ĐV: tỉ đồng)
Tổng số 180428,9 808958,3
CN khai thác 23436,6 103815,2
1 Chức năng: Thường dùng để biểu
diễn cơ cấu thành phần của 1 tổng thể
và qui mô của đối tượng cần trình bày Chỉ được thực hiện khi giá trị của các đại lượng được tính bằng %
Mốc thời gian 1 hoặc 2 mốc, tối đa 3 mốc
3 Cách vẽ3.1 Đối với bảng số liệu là số liệu tươngđối, có thể vẽ theo các bước sau
Bước 1 sử dụng compa vẽ hình tròn , nếu từ hai hình trở lên vẽ các hình tròn
có cùng bán kính và tâm cùng nằm trên
1 đường thẳng hoặc mép dưới hình tròn cùng nằm trên 1 đường thẳng
Bước 2 Kẻ đường thẳng 12h, bắt đầu
vẽ theo chiểu kim đồng hồ, lần lượt từngđối tượng
Lưu ý: Toàn bộ hình tròn là 360o tương ứng với tỉ lệ 100%, như vậy tỉ lệ 1% ứng
Trang 8CN chế biến 145300,
1 657114,7
Sản xuất phân phối
điện, khí đốt, và nước
11692,2 48028,4
a, Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản
xuất của các ngành công nghiệp ở nước
1 bảng số liệu 17.4, vẽ biểu đồ thể hiện
và cơ cấu lao động phân theo thành thị
và nông thôn năm 1996 và 2005
Bảng số liệu 21 trang 91 SGK, yêu cầu
vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu hô nông thôn
theo ngành sản xuất chính
2 Bảng số liệu trang 86 SGK, vẽ biểu
đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu sản
xuất nông, lâm thủy sản của nước ta
năm 2000 và 2005
với 3,6o trên hình tròn
Bước 3 Hoàn thiện biểu đồ+Ghi số liệu ở từng múi +Ghi năm tương ứng dưới mỗi hình tròn
+ Thiết kế chú giải+ Ghi tên biểu đồ, đơn vị %3.2 Đối với bảng số liệu tuyệt đối, cần tính đưa về số liệu tương đối
* Cách tính+ Lấy số liệu thành phần chia cho tổng nhân 100% Lập bảng xử lí số liệu ssau khi tính toán
+ Tính bán kính hình tròn
• Coi bán kính hình tròn năm đầu là
R, cho R = 1( đơn vị độ dài)
• Bán kính năm 2 R2= căn bậc 2 (giá trị năm thứ 2/giá trị năm 1)
• Bán kính năm 3 R3= căn bậc 2 (giá trị năm thứ 3/giá trị năm 1)
• Nhân đồng loạt bán kính các năm với 1 số thích hợp ( 1,5; 2) để hình tròn không quá bé
• Lập bảng thể hiện quy mô và bán kính
So sánh tổng số ( lần)
1
So sánh Bán kính (lần)
1
Bán kính (đơn vị độ dài)
Sau đó vẽ như đã hướng dẫn ở trên, lưu
ý các hình tròn có bán kính khác nhau
4 Lưu ý
- Vẽ các thành phần theo chiều kim đồng hồ, thứ tự vẽ các thành phần của các hình tròn phải giống nhau
- Chú giải: các hình có diện tích rộng thì
sử dụng chú giải có nét kẻ thưa, hình có diện tích nhỏ thì kẻ mau, hoặc kẻ ô
Trang 9vuông, có thể tô thành mảng cho nổi.
Hoạt động 5 Nhận biết và vẽ biểu đồ miền
- Thời gian: 45 phút
- Mục tiêu: Học sinh có thể nhận biết, xác định được khi nào vẽ biểu đồ miền Vẽ biểu đồ đẹp, chính xác
Nhận xét dựa vào đề bài và biểu đồ đã vẽ
- Phương pháp dạy học: giảng giải, sử dụng hình ảnh trực quan
- Hình thức tổ chức dạy học: toàn lớp
- Các bước tiến hành
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức
Bước 1 Giáo viên cho học sinh quan sát
biểu đồ miền để học sinh nhận biết được
đặc điểm hình dạng (Trang kinh tế
chung, trang 20 SGK)
Bước 2 Giáo viên trình bày chức năng,
cách nhận biết biểu đổ miền cho học sinh
Bước 3 Giáo viên đưa ví dụ, nêu các
bước vẽ, lưu ý cho học sinh, sau đó yêu
cầu học sinh lên bảng xử lí số liệu và vẽ,
các bạn bên dưới tự vẽ vào vở, bạn nào
xong sẽ nộp chấm
Ví dụ:
1 Bảng số liệu 17.2 SGK địa lí 12.Vẽ
biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động có việc
làm phân theo khu vực kinh tế giai đoạn
2000 – 2005
3.Cho bảng số liệu sau
Bảng: giá trị sản xuất nông nghiệp phân
theo ngành của nước ta (ĐV: tỉ đồng)
Năm Trồng
trọt
Chăn nuôi
a,Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự
thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông
nghiệp phân theo ngành của nước ta thời
kỳ 1990 – 2005
b,Nhận xét
Bảng xử lí số liệu:
1 Chức năng Biểu đồ miền còn được gọi là biểu
đồ diện Loại biểu đồ này thể hiện được
cả cơ cấu và động thái phát triển của cácđối tượng Toàn bộ biểu đồ là 1 hình chữ nhật, trong đó được chia thành các miền khác nhau
2.Dấu hiệu nhận biết
- Có từ 3 năm trở lên
- Đề bài yêu cầu: thể hiện cơ cấu, thay đổi cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu
3.Cách vẽBước 1: Xử lý số liệu (Nếu số liệu đề bài cho là số liệu tuyệt đối như tỉ đồng, triệu người… thì ta phải chuyển sang số liệu tương đối là %)
Trang 10Bước 4 Yêu cầu học sinh xác định khi
nào vẽ biểu đồ miền và khi nào vẽ biều
đồ tròn
- Học sinh trả lời
- Giáo viên chuẩn kiến thức
3
Bảng số liệu trang 143 SGk địa lí 12,
Yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển
dịch cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa
phân theo nhóm hàng của nước ta
4 Bảng số liệu 17.3 SGK địa lí 12
Yêu cầu: vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển
dịch cơ cấu lao động phân theo thành
phần kinh tế, giai đoạn 2000 – 2005
đầu tiên phải sát với cạnh đứng Nên cộng cơ cấu đối tượng sau với đối tượngtrước để vẽ miền thứ 2
Dùng bút chì kẻ mờ những đường thẳng theo các năm thì khi xác định các điểm
sẽ dễ dàngBước 4: Hoàn thiện biểu đồ (ghi số liệu, chú thích, tên biểu đồ)
- Biểu đồ miền là hình chữ nhật nằm ngang
Hoạt động 6: Hướng dẫn kỹ năng nhận xét biểu đồ, bảng số liệu
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức
Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát biểu
đồ các biểu đồ cột đã vẽ, rút ra nhận xét
- HS nêu cách nhận xét của mình
Bước 2: GV nhận xét cách nhận xét biểu
đồ của HS, đưa ra sườn nhận xét mẫu
cho từng dạng biểu đồ ( kết hợp với các
1 Nhận xét biểu đồ thể hiện quy mô, giátrị của đối tượng
Qua biểu đồ và bảng số liệu ta thấy:
- Nhận xét khái quát: Quy mô, giá trị của đối tượng (diện tích, sản lượng, số dân…) có xu hướng tăng hay giảm, cụ
Trang 11bài tập vẽ biểu đồ trước đó để minh họa) thể tăng bao nhiêu, giảm bao nhiêu
CM bằng số liệu
- Nhận xét chi tiết từng thời kì, hoặctừng đối tượng, cái nào cao nhất, cái nàothấp nhất CM bằng số liệu
- Thời kì nào tăng nhanh, thời kì giảmnhanh, thời kì thay đổi đột biến khôngtheo xu hướng chung…
Đối với biểu đồ cột chồng thể hiện cơcấu, cần nhận xét:
- Quy mô: tổng thể nếu có số liệu tuyệtđối (lớn hay nhỏ, tăng hay giảm)
- Cơ cấu: thành phần nào tỉ trọng caonhất, cái nào thứ 2, cái nào thứ 3
- Sự chuyển dịch cơ cấu: thành phần nào
có xu hướng tăng, thành phần nào có xuhướng giảm
2 Đối với biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng, phát triển của đối tượng
Qua biểu đồ và bảng số liệu ta thấy:
- Khái quát xu hướng chung: tăng lên hay giảm đi hay không ổn định, có sự khác biệt giữa các đối tượng
- Nhận xét từng đối tượng, xem đối tượng nào có quy mô lớn nhất, nhỏ nhất
- Tốc độ phát triển của từng đối tượng:
xu hướng chung, tốc độ tăng giảm đứng thứ mấy? Thời kỳ nào tăng nhanh, thời
kỳ nào giảm nhanh
- Nêu xu hướng tương lai
Tất cả nhận xét đều phải có số liệu chứng minh cụ thể
3 Đối với biểu đồ thể hiện cơ cấu:
Câu dẫn: “ qua biểu đồ đã vẽ ta thấy, cơcấu của A,B,C có sự thay đổi qua các năm” hoặc có sự chuyển dịch rõ nét, chuyển dịch qua các năm
- Cụ thể thay đổi về quy mô(nếu cho số liệu tuyệt đối) lớn hay nhỏ, xu hướng
Trang 12tăng lên hay giảm đi.
- Thay đổi về cơ cấu:
+ Cơ cấu năm gần hiện tại nhất: tỉ trọng của thành phần nào cao nhất, thành phầnnào thứ 2, thứ 3 (nhấn mạnh thành phần nào đóng vai trò chủ đạo nếu có)
có dẫn chứng số liệu+ Chuyển dịch thứ tự tỉ trọng của thành phần này sang thành phần khác, cụ thể bằng số liệu (từ trồng trọt sang chăn nuôi, từ đánh bắt sang nuôi trồng )
- Tỉ trọng từng ngành trong cả giai đoạn
- Nêu xu hướng thay đổi tiếp theo nếu
có thểTất cả nhận xét đều chứng minh bằng sốliệu
V Hoạt động nối tiếp
- Nhắc nhở học sinh hoàn thành các biểu đồ và nhận xét đối với các bài ví dụ trên lớp của giáo viên
- Bài tập về nhà:
Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng thủy sản nước ta (Đv: nghìn tấn)
b, Qua biểu đồ em có nhận xét gì? Giải thích tại sao?
c, Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu sản lượng thủy sản nước ta năm 1900 và 2002, theo bảng số liệu trên
d, Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ gia tăng sản lượng thủy sản ở nước ta ,theo bảng số liệu trên
e, Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển ngành thủy sản của nước
ta, theo bảng số liệu trên
Trang 13- Biết cách đọc atslat địa lí Việt Nam
- Có khả năng khai thác kiến thức từ atlat địa lí Việt Nam
2 Kĩ năng:
- Biết sử dụng atlat để trả lời các câu hỏi lien quan
3 Thái độ:
Có thái độ học tập nghiêm túc
4 Năng lực định hướng phát triển
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, tư duy theo lãnh thổ
II Chuẩn bị
1 Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án
- Atlas địa lí Việt Nam
2 Chuẩn bị của học sinh
- Đồ dùng học tập
- Atlas địa lí Việt Nam
III Tiến trình bài học
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc làm bài ở nhà của học sinh
3 Bài mới: GV giới thiệu atlat địa lí cho học sinh, vai trò của atlat trong bài thiTHPT quốc gia
Giáo viên hỏi học sinh:
- Các em đã từng sử dụng atlat bao giờ chưa? Dùng để làm gì?
- Các em dùng atlas như thế nào? Nêu các bước em sử dụng atlas địa lí Việt Nam
Học sinh trả lời câu hỏi
Trang 14Bước 3:
Giáo viên chuẩn kiến thức, yêu cầu học sinh học thuộc các kí hiệu trong trang đầu tiên của atlas
5 Nội dung kiến thức
Các yêu cầu khi sử dụng atlat:
+ Biết được các phương pháp thể hiện trên bản đồ sử dụng trong atlat
+ Biết được các kí hiệu trong bảng chú giải bản đồ
+ Hiểu được mục đích, yêu cầu khi đọc atlat và rut ra các thông tin cần thiết+ Vận dụng kiến thức đã học để giải thích cho sự phát triển và phân bố của cáchiện tượng địa lí
+ Đọc atlat một cách khoa học
Các bước đọc atlat
+ Đọc tên bản đồ để biết đối tượng, hiện tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ.+ Đọc bảng chú giải để biết các đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ ntn,xem tỉ lẹ bản đồ để biết mức độ phóng to thu nhỏ khoảng cách được vẽ so vớikhoảng cách thực tế
+ Dựa vào bản đồ tìm đặc điểm của các đối tượng, hiện tượng địa lí được thểhiện
+ Dựa vào bản đồ xác lập các mối quan hệ địa lí giữa các đối tượng, hiện tượngđịa lí Liên kết các trang bản đồ với nhau để tìm hiểu hoặc giải thích hiệntượng
Hoạt động 2: Bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng atlas địa lí Việt Nam
Thời gian: 60 phút
Hình thức: cá nhân
Câu hỏi và gợi ý trả lời:
Câu hỏi sử dụng atlat được chia làm 2 loại:
a, Loại câu hỏi hoàn toàn dựa vào atlat
Ví dụ:
(1)Dựa vào trang bản đồ Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên của alat địa lí Việt Nam, hãy kể tên các TTCN có cảng biển ở vùng DHNTB? Gợi ý trả lời
Với câu hỏi trên, học sinh sử dụng rang 2 atlat địa lí VN, đọc tên các TTCN cócảng biển là : Quy Nhơn, ĐÀ Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết
(2)Dựa vào trang bản đồ Công nghiệp chung của atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho
biết hai TTCN có giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế năm 2007 là trên
120 nghìn tỉ đồng Nêu và so sánh các ngành công nghiệp của hai trung tâm đó
Gợi ý trả lời
Với câu hỏi trên, học sinh cần lưu ý: tìm đến trang 21, bản đồ Công nghiệp chung
và kí hiệu trang 3 để tìm 2 trung tâm công nghiệp có giá trị sản xuất công nghiệptheo giá thực tế trên 120 nghìn tỉ đồng
- Hai TTCN đó là Hồ Chí Minh và Hà Nội
Trang 15- Các ngành CN ở hai trung tâm:
+ TP Hồ Chí Minh: luyện kim đen, luyện kim màu, cơ khí, sản xuất ô tô,điện tử, hóa chất, phân bón, đóng tàu, nhiệt điện, chế biến nong sản, dệt may, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất giấy, xenlulo
+ Hà Nội: luyện kim đen, cơ khí, sản xuất ô tô, điện tử, hóa chất, phân bón,chế biến nong sản, dệt may, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất giấy, xenlulo
- So sánh:
+ Giống nhau: là hai TTCN lớn nhất cả nước, cơ cấu ngành đa dạng
+ Khác nhau: cơ cấu ngành CN ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội đa dạng hơn Hà Nội,
có một số ngành mà HN không có như đóng tàu, nhiệt điện
(3)Dựa vào trang bản đồ Nông nghiệp chung của atlat địa lí VN, hãy cho biết
các vùng nông nghiệp và sản phẩm chuyên môn hóa (CMH) của các vùng nôngnghiệp đó?
Gợi ý trả lời
Dựa vào bản đồ Nông nghiệp chung trang 18 ta thấy, nước ta có 7 vùng nôngnghiệp với các sản phẩm CMH như sau:
chăn nuôi trâu , bò…
nuôi trâu, ò, lợn, gia cầm…
phẩm, chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm
lợn
cây thực phẩm, chăn nuôi lợn, bò, giacầm
chăn nuôi lợn , bò, gia cầmĐồng bằng sông Cửu Long Lúa, dừa, mía, cây ăn quả, cây thực
phẩm, chăn nuôi gia cầm, lơn, bò
(4)Dựa và trang bản đồ Các nhóm và các loại đất chính của Atlat địa lí Việt Nam, hãy cho biết sự phân bố các nhóm và các loại đất chính ở Đồng bằng sông
Cửu Long?
Gợi ý trả lời
Dựa vào bản đồ Các nhóm và các loại đất chính trang 11, ta thấy:
Nhóm đất chính ở ĐBSCL là đất phù sa, với ba loại chủ yếu là:
+ Đất phù sa sông ( phù sa ngọt), phân bố thành dọc sông Tiền , sông Hậu
+ Đất phèn, phân bố chủ yếu ở Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, vùng trũng ở Cà Mau+ Đất mặn, phân bố thành vành đai ven biển Đông, vịnh Thái Lan
Trang 16Ngoài ra còn có đất khác chiếm diện tích nhỏ,với các loại đất feralit (đảo PhúQuốc), đất xám trên phù sa cổ( ở An Giang, Tây Ninh giáp biên giới Cam phuchia)
(5) Dựa vào trang bản đồ Các miền tự nhiên của atlat địa lí Việt Nam, hãy
trình bày đặc điểm cơ bản của địa hình Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
Gợi ý trả lời
Dựa vào bản đồ các miền tự nhiên trang 13 và bảng kí hiệu trang 3 ta thấy,đặc điểm cơ bản của địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là: địa hình đồi núithấp chiếm ưu thế, có các dãy núi hình cánh cung ( cnahs cung Sông Ngâm, NgânSơn, Bắc Sơn, Đông Triều); có các thung lũng sông lớn với đồng bằng mở rộng vềphía đông nam
b, Loại câu hỏi gắn với atlat( dựa vào atlat và kiến thức đã học để trả lời câu hỏi)
Đây là loại câu hỏi rất phổ biến ở các đề thi tốt nghiệp THPT Thông thườngcâu hỏi có dạng Dựa vào atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học , hãy nêu, trìnhbày, nhận xét, giải thích…về tình hình phát triển hay phân bố của một vài đốitượng nào đó.Với kiểu câu hỏi này, có những kiến thức tìm thấy ngay ở Atlat,nhưng có những kiến thức không thể hiện hoặc rất khó thể hiện trên Atlat môt cáchđầy đủ, chẳng hạn như nguyên nhân phát triển, đường lối chính sách, kinh nghiệm
và truyền thống sản xuất…Như vậy, lúc này phải vận dụng cả kiến thức đã học đểtrình bày và giải thích…tìm ra quy luật phân bố, mối liên hệ không gian lãnh thổcủa các sự vật, hiện tượng địa lý…Chẳng hạn: Dựa vào Atlat địa lý VN và kiếnthức đã học hãy cho biết tên 6 đô thị có số dân lớn nhất nước ta Trong số đó, đôthị nào trực thuộc tỉnh? Giải thích tại sao đô thị là nơi tập trung dân cư đông đúc
- Để trả lời được câu hỏi này, về nước ta chỉ cần dựa vào Atlat địa lý VN trang 15
là có thể trả lời được 6 đô thị có số dân lớn nhât nước ta: Hà Nội, Hải Phòng, Đànẵng, TP.HCM, Cần Thơ, Biên Hòa Biên Hòa là đô thị trực thuộc tỉnh
- Thế nhưng để trả lời được tại sao đô thị là nơi tập trung dân cư đông đúc, ta phảidựa vào kiến thức đã học (ở bài 18, lớp 12 – Đô thị hóa, thậm chí cả kiến thức ởbài 24, lớp 10 – Phân bố dân cư Các loại hình quần cư và đô thị hóa) mới có thểbiêt được lí do đô thị là nơi tập trung dân cư đông đúc Đô thị là nơi dân cư tậptrung đông đúc vì: Đô thị là nơi tập trung các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp.Các nguyên nhân khác (chất lượng cuộc sống, tâm lí dân cư…)
Dưới đây là một số ví dụ minh họa them cho dạng câu hỏi kết hợp giữa Atlat vàkiến thức đã học để trình bày, giải thích… cho sự vật, hiện tượng địa lý
Ví dụ:
(1) Dựa vào Atlat Địa lý VN và kiến thức đã học, hãy:
Kể tên các vùng nông nghiệp có cà phê là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng.Giải thích tại sao cây cà phê lại được trồng nhiều ở các vùng đó
Gợi ý trả lời
- Ba vùng nông nghiệp có cà phê là sản phẩm chuyên môn hóa: Tây Nguyên, ĐôngNam Bộ, Bắc Trung Bộ
- Các vùng này có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây cà phê:
+ Đất đai: Các loại đất feralit, nhất là đất bazan thích hợp cho cây cà phê
Trang 17+ Địa hình: Các vùng bán bình nguyên, cao nguyên, trung du cho phép trồng càphê với quy mô lớn.
+ Khí hậu: Có điều kiện nhiệt, ẩm thích hợp cho sự phát triển sản xuất cà phê
- Các điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Chính sách của nhà nước
+ Các điều kiện kinh tế - xã hội khác: Cơ sở chế biến, đầu tư, thị trường…
(2) Dựa vào Atlat Địa lí VN và kiến thức đã học, hãy: Trình bày những đặc điểm
chính của địa hình vùng núi Tây Bắc Những đặc điểm đó ảnh hưởng đến sự phânhóa khí hậu vùng này như thế nào?
Gợi ý trả lời
Đặc điểm chính của địa hình vùng núi Tây Bắc:
+ Địa hình cao nhất nước ta
+ Hướng Tây Bắc – Đông Nam
+ Địa hình gồm 3 dải (hai phía Đông, Tây là các dãy núi cao và trung bình, ở giữathấp hơn bao gồm các dãy núi, các cao nguyên, sơn nguyên và thung lũng sông).Địa hình vùng núi Tây Bắc đã làm cho khí hậu của vùng này phân hóa theo độ cao
và hướng địa hình
(3) Sử dụng Atlat Địa lý VN và kiến thức dã học, hãy:
Kể tên các ngành của mỗi trung tâm công nghiệp sau: Biên Hòa, Vũng Tàu
Cho biết tại sao trong quá trình phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ phải chú ý đếnviệc bảo vệ môi trường?
Gợi ý trả lời
Các ngành công nghiệp của Biên Hòa và Vũng Tàu
+ Biên Hòa: điện từ, hóa chất, phân bón, dệt may, cơ khí, sản xuất vật liệu xâydựng…
+ Vũng Tàu: hóa chất, nhiệt điện, cơ khí, đóng tàu, luyện kim đen, sản xuất vậtliệu xây dựng…
Trong quá trình phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ phải chú ý đến việc bảo vệ môitrường vì:
Môi trường Đông Nam Bộ bị suy thoái ảnh hưởng tới nhiều mặt của đời sống kinh
tế, xã hội
+ Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy thoái môi trường là các hoạt động kinh tế.+ Phải chú ý đến việc bảo vệ môi trường để: Ngăn chặn sự suy giảm của môitrường tự nhiên Ngăn chặn những tác động tiêu cực tới kinh tế - xã hội, đảm bảophát triển bền vững
(4) Dựa vào bản đồ Công nghiệp năng lượng của Atlat Địa lý VN, hãy:
- Kể tên các nhà máy nhiệt điện và thủy điện có công suất trên 1.000MV
- Nhận xét sự phân bố của các nhà máy nhiệt điện đã kể trên
Gợi ý trả lời
- Các nhà máy nhiệt điện và thủy điện có công suất trên 1.000MV
+ Nhiệt điện: Phả Lại, Phú Mỹ, Cà Mau
+ Thủy điện: Hòa Bình
- Nhận xét sự phân bố của các nhà máy nhiệt điện đã kể trên
+ Tập trung ở Miền Bắc và miền Nam
Trang 18+ Gần nguồn nhiên liệu.
Nhiệt điện Phả Lại có mỏ than Quảng Ninh cung cấp, nhiệt điện Phú Mỹ, Cà Maugần nguồn dầu mỏ, khí đốt
Nhà máy thủy điện Hòa Bình trên sông Đà (có trữ năng thủy điện gần 6 triệu KW).IV: Củng cố
V Hoạt động nối tiếp
BTVN:
Câu 1:Dựa vào atlat Địa lí Việt Nam hãy:
- Kể tên các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- Nêu sự khác biệt trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế cua Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long
Trả lời:
- Dựa vào atlat Địa lí Việt Nam trang 4,5 ta thấy:
Đồng bằng sông Cửu Long có 13 đơn vị hành chính cấp tỉnh đó là: Cần Thơ,
An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Long An, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Tiền Giang Trong đó có 1 thành phố trực thuộc Trung ương là Tp Cần Thơ
- Ở Đông Nam Bộ ưu thế thuộc về khu vực II, khu vực III trong khi đó khu vực I chiếm tỉ trọng thấp (dẫn chứng) Ngược lại, ở Đồng bằng sông Cửu Long khuvực I lại chiếm tỉ trọng cao nhất (dẫn chứng)
Câu 2 Căn cứ vào atlat Địa lí Việt Nam em hãy nhận xét về sự thay đổi cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 1995- 2007
Trả lời:
Dựa vào biểu đồ miền, Atlat Địa lí Việt Nam trang Dân cư ta có nhận xét về
sự thay đổi cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế của nước ta như sau:
- Cơ cấu lao động có sự thay đổi theo hướng tích cực, giảm tỉ trọng lao động trong khu vực nông – lâm - ngư nghiệp, tăng tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ
- Sự thay đổi trong giai đoạn 1995 – 2007 cụ thể như sau:
+ Lao động trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp giảm từ 71,2% xuống còn 53,9%
+ Lao động trong khu vực công nghiệp – xây dựng tăng từ 11,4% lên 20% + Lao động trong khu vực dịch vụ tăng từ 17,4% lên 26,1%
- Tuy nhiên , sự thay đổi diễn ra còn chậm, tỉ trọng lao động trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp vẫn là chủ yếu
Câu 3 Dựa vào atlat Địa lí Việt Nam, hãy nêu sự phân bố (tên mỏ, tên tỉnh tương ứng) của các loại khoáng sản : than đá, sắt, boxit, thiếc
Trang 19Trả lời: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang Địa chất – khoáng sản ta biết được
sự phân bố của các mỏ như sau:
- Than đá: Vàng Danh, Hòn Gai, Cẩm Phả (Quảng Nình); Quỳnh Nhai (Điện Biên); Phấn Mễ (Thái Nguyên); Lạc Thủy (Hòa Bình); Nông Sơn (Quảng Nam)
- Sắt : Trại Cau (Thái Nguyên); Tùng Bá ( Hà Giang); Văn Bàn, Quý Sa ( Yên Bái); Thạch Khê (Hà Tĩnh)
VI Rút kinh nghiệm
Ngày Tháng Năm 2015
Trang 20- Củng cố nội dung kiến thức cơ bản cho học sinh
- Hướng dẫn cách trả lời các câu hỏi về địa lí tự nhiên khi sử dụng kiến thức
đã học cũng như sử dụng atlat địa lí Việt Nam
- Khai thác tri thức từ bản đồ, Atlat địa lí Việt Nam
II Hình thức học tập
Giáo viên ra hệ thống câu hỏi sát với nội dung kiến thức bài học, đẻ học sinh ôntập kiến thức và học cách trả lời các câu hỏi
III Nội dung bài học
Câu 1: Trình bày vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ nước ta và ý nghĩa của nó.
+ Vị trí địa lí:
- Nằm phía Đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á
- Tiếp giáp Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia (đất liền), Malaysia, Brunây, Philippin,Cam-pu-chia (biển)
- Tọa độ địa lí: Cực Bắc: 230 23’ B xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
Cực Nam: 8034’B xã Mũi Đất, Ngọc Hiển, Cà Mau
Cực Tây: 102009’Đ xã Sín Thầu, Mường Nhé, Điện Biên.Cực Đông: 109024’Đ xã Vạn Thanh, Vạn Ninh, Khánh Hòa.+ Phạm vi lãnh thổ:
- Vùng đất: toàn bộ đất liền và đảo có diện tích 331.212km2, hơn 4.600km đườngbiên giới trên đất liền, 3.260km đường bờ biển, hơn 4.000 đảo lớn nhỏ và 2 quầnđảo Trường Sa, Hoàng Sa
- Vùng biển: có diện tích khoảng 1 triệu km2 ở Biển Đông, bao gồm: nội thủy, lãnhhải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
- Vùng trời: khoảng không gian không giới hạn độ cao, bao trùm trên lãnh thổnước ta
+ Ý nghĩa của vị trí địa lí và lãnh thổ:
* Ý nghĩa tự nhiên:
- Vị trí địa lí quy định tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên VN
- Vị trí tiếp giáp lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái BìnhDương, Địa Trung Hải, trên đường di lưu của các loại sinh vật → tài nguyênkhoáng sản và tài nguyên sinh vật phong phú
Trang 21-Vị trí hình thể đất nước tao nên sự phân hóa đa dạng của tài nguyên giữa các vùngđồng bằng khác ven biển, miền Bắc khác miền Nam, ven biển, đảo hình thành cácvùng thiên nhiên khác nhau
- Nằm trong vùng có nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn) → cần có biện pháp phòngchống
* Ý nghĩa kinh tế - văn hóa xã hội và quốc phòng:
- Kinh tế: nằm ngã tư hàng hải, hàng không quốc tế; là cửa ngõ ra biển cho cácnước trong khu vực: Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia,…→ vị trí có ý nghĩa trong pháttriển các ngành kinh tế, thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, giao lưu, thu hútđầu tư
- Văn hóa xã hội: Mối giao lưu văn hóa xã hội, chung sống hòa bình, hữu nghị,hợp tác và cùng phát triển với các nước trong khu vực
- An ninh quốc phòng: Án ngữ phía đông bán bảo Đông Dương → vị trí đặc biệtquan trọng ở Đông Nam Á - khu vực kinh tế năng động và nhạy cảm Biển Đông làhướng chiến lược có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng, phát triển và bảo vệ đấtnước
Câu 2: Trình bày đặc điểm chung của địa hình nước ta.
- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp: đồi núi chiếm3/4 diện tích (đồi núi thấp chiếm 60%, núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%)
- Cấu trúc địa hình khá đa dạng: địa hình trẻ có tính phân bậc, hướng nghiêngchung từ Tây Bắc - Đông Nam Hướng địa hình TB-ĐN và hướng vòng cung
- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:
° Địa hình bị chia cắt, xâm thực mạnh
° Phá hủy, hạ thấp địa hình
° Bồi lấp, lắng tụ xảy ra mạnh
- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: hoạt động sản xuất của conngười đã làm thay đổi bề mặt địa hình: san bằng, hạ thấp đào sâu → tạo nên địahình nhân tạo
Câu 3: Trình bày đặc điểm các khu vực địa hình nước ta (Đồi núi và đồng bằng)
* Khu vực đồi núi:
° Vị trí: nằm giữa sông Hồng và sông Cả
° Hướng chính: TB-ĐN, hướng nghiêng TB-ĐN
° Hình thái địa hình: địa hình cao nhất nước ta (dãy Hoàng Liên Sơn và dọc sông
Mã, đỉnh núi cao nhất Panxipăng 3143m)
- Trường Sơn Bắc:
Trang 22° Vị trí: từ Nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.
° Hướng chính: TB-ĐN, song song và so le nhau
° Hình thái địa hình: chủ yếu là địa hình thấp, hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu
- Trường Sơn Nam:
° Vị trí: từ Nam dãy Bạch Mã → cực Nam Trung Bộ
° Hướng chính: theo hướng kinh tuyến lệch sang phía Tây (khối Kon Tum) Hướngvòng cung chếnh Đông Bắc (núi cực Nam Trung Bộ, quay bề lồi ra biển)
° Hình thái địa hình: cao trung bình: 800-1000m: trên các cao nguyên; trên 2000m: KonTum, Nam Trung Bộ
- Bán bình nguyên và đồi núi trung du: là nơi chuyển tiếp giữa đồi núi và đồng bằng
Đồng bằng ven biểnmiền Trung
Do sự phối hợp giữasông và biển đóng vaitrò chủ yếu liên quanđến dãy Trường Sơn
thành nhiều ô: trong đê
không được bồi đắp →
ruộng cao, ô trũng, bạc
màu
Ngoài đê: bồi đắp
thường xuyên: màu mỡ
- Địa hình bằng phẳngcao 2-4m
- Có kênh rạch chằngchịt
- Mùa lũ nước ngậpsâu
- Mùa cạn thủy triềulấn mạnh làm 2/3 diệntích bị ngập mặn
- Nhỏ, dốc, hẹp bềngang
- Bị chia cắt thànhnhiều đồng bằng nhỏ
- Đồng bằng 3 dải: ° Ngoài: cồn cát ° Giữa: thấp, trũng ° Trong: đồng bằngbồi tụ
Đất đai
Đất trong đê kém màu
hơn ngoài đê
- Phù sa ngọt màu mỡ,đất phèn mặn kém màumỡ
- Đất cát nghèo dinhdưỡng, ít phù sa
Câu 4: Trình bày những thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên đồi núi và đồng bằng đối với phát triển kinh tế:
+ Khu vực đồi núi:
Thế mạnh:
- Tập trung nhiều khoáng sản → nguyên liệu cho công nghiệp
- Rừng + Đất: cơ sở để phát triển nông-lâm nghiệp
- Núi, cao nguyên, bán cao nguyên, thung lũng → cây công nghiệp, cây ăn quả vàchăn nuôi
- Sông ngòi có tiềm năng thủy điện lớn
Trang 23- Tiềm năng du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tham quan.
Hạn chế:
- Địa hình đồi núi bị chia cắt, xâm thực mạnh → khó khăn giao thông, khai thác tàinguyên
- Nhiều thiên tai, lũ quét, xói lở, trượt đất
- Các vùng núi đá vôi: thiếu đất, thiếu nước để sản xuất NN
- Các đứt gãy sâu có nguy cơ động đất
+ Khu vực đồng bằng:
Thế mạnh:
- Đất đai màu mỡ → cơ sở để phát triển NN nhiệt đới, nông sản đa dạng
- Cung cấp thủy sản, khoáng sản, lâm sản
- Tập trung các thành phố, trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâmthương mại
- Có điều kiện để phát triển các loại hình giao thông vận tải
Hạn chế:
- Thiên tai thường xảy ra: lũ, lụt, hạn hán…
Câu 5: Trình bày các đặc điểm khái quát về Biển Đông và ảnh hưởng của Biển Đông đối với thiên nhiên VN và đối với sự phát triển KTXH nước ta.
+ Đặc điểm của Biển Đông:
- Là biển rộng lớn thứ 2 trong các biển của Thái Bình Dương (3,477 triệu km2)thuộc lãnh thổ VN: 1 triệu km2
- Là biển tương đối kín, có các dòng hải lưu chảy theo mùa Thềm lục địa mở rộng
ở Bắc Bộ (cách cửa sông Hồng 500km) và Nam Bộ, hẹp ở Trung Bộ (50km)
- Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
+ Ảnh hưởng của Biển Đông đối với thiên nhiên VN:
- Khí hậu: nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang đặc tính khí hậu hải dương,điều hòa (giảm tính khắc nghiệt do có mưa, giảm độ lục địa ở phía Tây)
- Địa hình và hệ sinh thái:
° Địa hình đa dạng: Vịnh, cửa sông, bờ biển bào mòn, tam giác châu, đảo…
° Hệ sinh thái đa dạng: rừng ngập mặn, rừng sinh thái, đất phèn, mặn
- Tài nguyên thiên nhiên vùng biển phong phú, đa dạng: khoáng sản, hải sản…
- Nhiều thiên tai: bão, sạt lở bờ biển, cát bay, cát chảy…
+ Ảnh hưởng của Biển Đông đối với phát triển kinh tế xã hội nước ta:
- Giàu tài nguyên khoáng sản: dầu khí ở Nam Côn Sơn, bể Cửu Long → phát triểncông nghiệp dầu khí
- Các mỏ sa khoáng, các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn → nguyên liệu cho côngnghiệp
- Nghề làm muối phát triển mạnh, đặc biệt là Nam Trung Bộ nơi có nhiệt độ caonhiều nắng, ít cửa sông
- Phát triển các tuyến hàng hải với các nước trong khu vực và thế giới (nhiều cảngtốt: Cái Lân, Cam Ranh, Sài Gòn…)
- Nguồn sinh vật biển phong phú, năng suất sinh học cao → nguyên liệu dồi dàophát triển công nghiệp chế biến thực phẩm, xuất khẩu
Trang 24- Nhiều vùng biển đẹp (Hạ Long, Nha Trang, Mũi Né…), bãi tắm tốt (VùngTàu…) → phát triển du lịch.
Câu 6: Tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu nước ta được biểu hiện như thế nào?
- Tổng lượng bức xạ mặt trời lớn, cân bằng bức xạ luôn dương
- Mọi nơi trong năm đều có hai lần mặt trời lên thiên đỉnh
- Tổng nhiệt độ và nhiệt độ trung bình năm cao (>200C)
- Tổng giờ nắng: 1.400 – 3.000 giờ/năm
+ Tính ẩm:
Nguyên nhân: Do nằm sát biển, chịu ảnh hưởng của các khối khí di chuyển qua biển
- Biểu hiện: Lượng mua trung bình năm cao: 1500-2000mm (sườn đón gió:
3500-4000 mm)
- Độ ẩm không khí cao trên 80%, cân bằng ẩm luôn dương
Câu 7: Trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với
sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực.
* Hoạt động của gió mùa ở nước ta:
- Nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến bán cầu bắc nên có gió tín phong hoạtđộng quanh năm
- Khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khí hậu hoạt động theo mùa:gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ
+ Gió mùa mùa đông:
- Nguyên nhân: Mùa đông lục địa bắc bán cầu khuất mặt trời → lạnh → hình thành
- Thời gian hoạt động: tháng 11 → tháng 4
- Phạm vi hoạt động: xuất phát từ áp cao Xibia hoạt động đến phía Bắc dãy Bạch Mã
- Hướng thổi: Đông Bắc
+ Gió mùa mùa hạ:
- Nguyên nhân: lục địa bắc bán cầu hình thành hạ áp (Iran) Đại dương áp cao(Haoai)
Trang 25Nam bán cầu hình thành áp cao cận chí tuyến nam bán cầu.
- Thời gian hoạt động: từ tháng 5 – tháng 10
→ gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên (do vượt qua xích đạo nóng ẩm)
→ gió Tây Nam kết hợp với dãi hội tụ nhiệt đới gây mưa lớn cho toàn quốc (Nam
Bộ và Tây Nguyên tháng 6-10; đồng bằng Bắc Bộ tháng 8 và Trung Bộ tháng 9)
° Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này chuyển hướng thành Đông Nam và Bắc Bộ tạonên gió mùa Đông Nam cho Bắc Bộ
* Hệ quả đối với phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực:
Hệ quả giao tranh giữa các khối khí đã tạo nên sự phân mùa khí hậu:
+ Miền Bắc có sự phân chia: mùa đông lạnh khô ít mưa, hạ nóng ẩm mưa nhiều.+ Miền Nam có hai mùa mưa và khô rõ rệt
+ Tây Nguyên và đồng bằng ven biển miền Trung Trung Bộ có sự đối lập về mùamưa và khô
Câu 8: Trình bày nguyên nhân và biện pháp biểu hiện tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần tự nhiên khác (địa hình, sông ngòi, đất, sinh vật).
- Xâm thực mạnh ở đối núi:
+ Địa hình bị cắt xẻ, xói mòn, rửa trôi, lở + Địa hình Caxtơ, hang động, suối cạn +Trên thềm phù sa cổ: địa hình bị chiacắt
- Do hệ quả của xâm thực
ở miền núi
- Bồi tụ ở hạ lưu sông: rìa Đông Nam ởchâu thổ sông Hồng và Tây Nam sông CửuLong
Sông
ngòi
- Do hệ quả tác động của
khí hậu nhiệt đới ẩm gió
mùa trên nền địa hình đồi
núi bị cắt xẻ, dốc lớn
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc (2360 consông dài trên 10km, cứ 20km có một cửasông)
- Do mưa theo mùa - Sông nhiều nước, giàu phù sa (tổng lượng
nước 839 tỉ m3/năm, 200 triệu tấn phùsa/năm)
- Chế độ nước theo mùa, tính mùa quy địnhtính chất thất thường trong chế độ dòng
Trang 26° Chua: do mua nhiều,
rửa trôi bazơ
Do điều kiện khí hậu nhiệt
đới ẩm gió mùa → rừng
nhiệt đới ẩm gió mùa
- Hệ sinh thái rừng nguyên sinh, đặc trưng
là rừng nhiệt đới ẩm lá rộng, thường xanh,rừng thứ sinh
- Thành phần động thực vật nhiệt đớichiếm ưu thế Cảnh quan tiêu biểu là rừngnhiệt đới ẩm gió mùa trên đất feralit
Câu 9: Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống.
- Ảnh hưởng đến sản xuất NN:
+ Thuận lợi: có điều kiện để phát triển nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi + Khó khăn: thời tiết thất thường, nhiều thiên tai, khó khăn cho phòng trừ dịchbệnh trong nông nghiệp
- Ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất khác và đời sống:
+ Thuận lợi: tạo điều kiện cho phát triển nhiều ngành kinh tế khác
+ Khó khăn: - chịu ảnh hưởng của chế độ phân mùa
- ẩm lớn → khó khăn bảo quản máy móc thiết bị
- nhiều thiên tai, thời tiết thất thường
- Môi trường dễ bị suy thoái
Câu 10: Nêu đặc điểm thiên nhiên nổi bật của phần lãnh thổ phía Bắc và phía Nam nước ta (thiên nhiên phân hóa Bắc Nam).
* Lãnh thổ phía Bắc:
- Vị trí: từ dãy Bạch Mã trở ra
- Đặc điểm:
- Thiên nhiên đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh
- Khí hậu: nhiệt độ TB 20-250C, có mùa đông lạnh kéo dài 2–3 tháng (<180C), biên
độ nhiệt cao: 8-100C
- Cảnh quan tiêu biểu: rừng nhiệt đới gió mùa Cảnh quan thiên nhiên thay đổi theomùa (mùa đông cây rụng lá, mùa hạ xanh tốt) Thành phần loại nhiệt đới chiếm ưuthế, ngoài ra còn có loài á nhiệt, ôn đới (dẻ, re, sa mu )
* Lãnh thổ phía Nam:
- Vị trí: từ dãy Bạch Mã trở vào
- Đặc điểm: - Thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa
- Khí hậu: nhiệt độ TB >250C, không có tháng nào <200C, có 2 mùamưa và khô rõ rệt, biên độ nhiệt nhỏ: 3 – 40C
Trang 27- Cảnh quan tiêu biểu: rừng cận xích đạo gió mùa Thành phần sinh vậtchủ yếu thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới (có nhiều loại cây chịu hạn, rụng lá vàomùa khô, có nhiều rừng thưa nhiệt đới khô, nhiều loài động vật nhiệt đới, xíchđạo).
Câu 11: Nêu khái quát sự phân hóa thiên nhiên theo Đông Tây Dẫn chứng về mối liên hệ chặt chẽ giữa đặc điểm thiên nhiên vùng lục địa, đồng bằng ven biểu và đồi núi liền kề.
* Vùng biển và thềm lục địa:
- Diện tích khoảng 1 triệu km2, hơn 4000 đảo lớn nhỏ
- Độ nông, sâu, rộng, hẹp phụ thuộc vào đồng bằng và đồi núi liền kề (đồng bằngBắc Bộ và Nam Bộ thềm lục địa nông, mở rộng; Trung Bộ thềm lục địa hẹp, sâu)
- Khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
- Các dòng hải lưu đổi hướng theo mùa
* Đồng bằng ven biển: Thiên hiên thay đổi tùy nơi:
- Nơi đồi núi lùi xa vào đất liền: bãi triều thấp, phẳng, thềm lục địa rộng nông.Đồng bằng mở rộng, thiên nhiên trù phú
- Nơi đồi núi ăn sát ra biển: đồng bằng nhỏ hẹp bị chia cắt Bờ biển khúc khuỷu,thềm lục địa hẹp sâu, địa hình đa dạng (đầm phá, cồn cát, vịnh…) Thiên nhiên cóphần khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ
° Núi cao Tây Bắc: cảnh quan thiên nhiên giống như ôn đới
+ Đông Trường Sơn khác Tây Nguyên:
° Thu đông Đông Trường Sơn mưa còn Tây Nguyên khô hạn (mưa do gió ĐôngBắc từ biển vào, tín phong bán cầu bắc + dải hội tụ)
° Vào hè thu Tây Nguyên là mùa mưa còn Đông Trường Sơn lại khô nóng (phơn)
do gió mùa Tây Nam và TBg
Câu 12: Nêu các đặc điểm khái quát của sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao.
* Đai nhiệt đới gió mùa:
- Vị trí: miền Bắc đến độ cao TB dưới 600-700m, miền Nam đến độ cao 1000m
900 Khí hậu: nhiệt đới, nhiệt độ cao trên 250C, độ ẩm thay đổi tùy nơi từ khô hạn đến
ẩm ướt
- Thổ nhưỡng: Đất phù sa 24% và pheralit 60% diện tích tự nhiên cả nước
- Sinh vật: hệ sinh thái nhiệt đới, hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thườngxanh và hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa
* Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi:
Trang 28- Vị trí: miền Bắc từ độ cao 600 và 700m đến 2600m, miền Nam từ 900 và 1000đến 2000m.
- Khí hậu: khí hậu mát mẻ, nhiệt độ TB dưới 250C, mưa ẩm tăng
- Thổ nhưỡng: Đất pheralit có mùn (chua, tầng mỏng) trên 1600m có mùn Alít
- Sinh vật: rừng nhiệt đới lá rộng, lá kim, rêu địa y, cây ôn đới, chim thú cận nhiệtđới
* Đai ôn đới gió mùa trên núi:
- Vị trí: từ 2600m trở lên (Hoàng Liên Sơn)
- Khí hậu: có tính chất ôn đới, nhiệt độ TB <150C, mùa đông <50C
- Thổ nhưỡng: Đất mùn thô
- Sinh vật: thực vật ôn đới (đỗ quyên, lĩnh sam, thiết sam)
Câu 13: Trình bày đặc điểm các miền địa lý tự nhiên: vị trí giới hạn, địa chất, khí hậu, địa hình, khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên, thuận lợi và khó khăn.
Tả ngạn sông Hồng
gồm đối núi Đông Bắc
và đồng bằng Bắc Bộ
Hữu ngạn sông Hồngđến dãy Bạch Mã
Từ dãy Bạch Mã trở vàoNam
Địa chất
Quan hệ với nền Hoa
Nam về cấu trúc địa
chất – kiến tạo – tân
kiến tạo nâng yếu
Có quan hệ với VânNam (Trung Quốc) vềcấu trúc địa chất – địahình
Cấu trúc địa chất phứctạp gồm các khối núi cổ,sơn nguyên bào mòn,cao nguyên bazan
- Núi trung bình vàcao chiếm ưu thế, độdốc mạnh
- Nhiều bề mặt sanbằng (sơn nguyên, caonguyên, đồng bằnggiữa núi)
- Đồng bằng thu nhỏ,hẹp dần, nhiều cồncát, đầm phá
- Hướng vòng cung,không cân đối 2 sườnĐông-Tây (Đông dốchơn)
- Các khối núi, sơnnguyên, cao nguyên
- Đồng bằng Nam Bộthấp bằng phẳng
- Đồng bằng ven biểnhẹp, bờ biển khúckhuỷu, nhiều vũng,vịnh, đảo
- Thời tiết biến động
- Nóng quanh năm, có 2mùa
- Tây Nguyên và Nam
Trang 29- Tây Nguyên giàuBôxit.
- Hệ thống sông ĐồngNai
- Thực vật nhiệt đớichiếm ưu thế (SVphương Nam)
- Đai nhiệt đới gió mùalên đến 1000m
- Có rừng ngập mặn venbiển
- Nhiều cồn cát, bãitắm đẹp
- Rừng còn nhiều
- Rừng còn nhiều, SVphong phú
- Tiềm năng thủy sảnphong phú
- Khoáng sản: dầu khí,bôxit
- Thủy điện ở TâyNguyên
- Thiên tai: lũ, rét, bão
- Thiên tai thường xảy
ra, bão, lũ, trụt đất,phơn, hạn hán
- Đất kém màu mỡ
- Xói mòn, rửa trôi ở đồinúi
- Lũ ở đồng bằng NamBộ
- Thiếu nước vào mùakhô
Câu 14: Nêu tình trạng suy giảm tài nguyên rừng và đa dạng sinh học Các biện pháp bảo vệ.
Trang 30+ Rừng phòng hộ: bảo vệ, nuôi dưỡng, trồng thêm.
+ Rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của vườn quốc gia và khu bảo tồn
+ Rừng sản xuất: phát triển diện tích, chất lượng rừng, độ phì của đất rừng
+ Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật
+ Môi trường bị ô nhiễm do hoạt động sản xuất và sinh hoạt
- Biện pháp:
+ Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên
+ Ban hành “sách đỏ” Việt Nam để bảo vệ sinh vật quý hiếm
+ Ban hành các quy định về khai thác
Câu 15: Trình bày suy thoái tài nguyên đất và các loại tài nguyên khác (nước, khoáng sản, du lịch, tài nguyên biển), biện pháp bảo vệ.
* Tài nguyên Đất:
- Hiện trạng:
Năm 2005: - 12,7 triệu ha đất có rừng
- 9,4 triệu ha đất nông nghiệp → bình quân 0,1 ha/người
- 5,35 triệu ha chưa sử dụng (chủ yếu là đất đồi núi) nên khả năng mở rộnghạn chế, đất lại đang bị suy thoái mạnh, 9,3 triệu ha đất đang bị đe dọa hoang mạchóa
- Nguyên nhân: khai thác chưa hợp lý, chưa đi đôi với cải tạo và tăng độ phì; sửdụng chưa hợp lý phân hóa học và thuốc trừ sâu
° Chống ô nhiễm đất do phân hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp
* Tài nguyên Nước:
- Hiện trạng: khai thác quá mức, chưa hợp lý, hiệu quả thấp → hạ mực nước ngầm,
ô nhiễm nước, thiếu nước ngọt, nước sạch
- Biện pháp: Làm thủy lợi, trồng rừng giữ nước, quy hoạch và sử dụng nước cóhiệu quả, tuyên truyền, xử lý các đối tượng vi phạm quy định sử dụng nước
* Tài nguyên Khoáng sản:
- Hiện trạng: khai thác bữa bãi, các mỏ phân tán, khó quản lý, ô nhiễm môi trường
- Biện pháp: khai thác hợp lý, tránh làm ô nhiễm môi trường, quản lý chặt chẽ việckhai thác, xử lí đối tượng vi phạm
* Tài nguyên Du lịch:
- Hiện trạng: tài nguyên du lịch đang bị xâm hại, ô nhiễm môi trường du lịch
Trang 31- Biện pháp: bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch, bảo vệ cảnh quan tự nhiên, môitrường sinh thái.
* Tài nguyên Biển:
- Hiện trạng: khai thác chưa hợp lý, đang có nguy cơ cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nướcbiển
- Biện pháp: khai thác hợp lý, bảo vệ chống ô nhiễm, sạt lở bờ biển
Câu 16: Hiện trạng môi trường và chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường.
* Hiện trạng:
+ Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường
- Biểu hiện: gia tăng các hiện tượng thiên tai, biến đổi thất thường về khí hậu
- Nguyên nhân: do khai thác, tác động quá mức vào các thành phần tự nhiên,
+ Ô nhiễm môi trường
- Biểu hiện: ô nhiễm không khí, nước, đất…
- Nguyên nhân: do các chất thải của đời sống, sản xuất và do hiện tượng tự nhiên(núi lửa, bão, mưa axit, cháy rừng…)
* Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên môi trường:
- Duy trì hệ sinh thái và các quá trình sinh thái
- Bảo vệ nguồn gen của các loài động thực vật
- Sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Đảm bảo chất lượng môi trường
- Phấn đấu đạt ổn định dân số, cân bằng với khả năng sử dụng tài nguyên thiênnhiên
- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, cải tạo môi trường
Câu 17: Trình bày tình trạng, hậu quả, biện pháp phòng chống một số thiên tai: bão, ngập lụt, lũ quét, hạn hán.
* Bão:
- Tình hình: Thời gian diễn ra: tháng 6-11, nhất vào tháng 8, 9, 10 (70%)
Nơi xảy ra: ven biển nước ta, mạnh nhất là Biển miền Trung
Mùa bão diễn ra chậm dần từ Bắc – Nam
- Hậu quả: Gió bão mạnh tàn phá lớn, gây mưa lớn, lũ lụt, ngập mặn ven bờ
- Biện pháp phòng chống: Dự báo quá trình hình thành và hướng di chyển, xâydựng các công trình đê biển, chống lụt úng, xói mòn, sơ tán dân, giám sát hoạtđộng tàu thuyền
* Ngập lụt:
- Tình hình: Thời gian diễn ra vào mùa mưa bão
- Nơi diễn ra: đồng bằng sông Hồng (mưa rộng, địa hình thấp, nhiều sông), đồngbằng sông Cửu Long (mưa lớn, triều cường), miền Trung (sông đổ về, biển dâng)
- Hậu quả: Gây ngập lụt trên diện rộng, xói lở, xâm thực → ảnh hưởng đời sốngsản xuất
- Biện pháp phòng chống: Xây dựng hồ chứa nước ở thượng nguồn để giảm lượngnước; xây dựng các công trình thoát lũ
* Lũ quét:
- Tình trạng: Xảy ra tháng 6-10 ở núi phía Bắc, tháng 10-12 ở phía Nam
Trang 32Nơi diễn ra: khu vực miền núi có địa hình bị chia cắt, độ dốc lớn, mấtlớp phủ thực vật.
- Hậu quả: Là thiên tai bất thường, hậu quả nghiêm trọng: sạt lở đất, sụp đổ nhàcửa, xâm thực mạnh sông suối
- Biện pháp: Rồng rừng, canh tác hợp lý, kỹ thuật nông nghiệp phù hợp, hạn chếdòng chảy, quy hoạch các điểm dân cư, tránh vùng nguy hiểm
* Hạn hán:
- Tình trạng: Thường xảy ra vào mùa khô, mức độ kéo dài tùy nơi
Nơi diễn ra: miền Bắc: 3-4 tháng (do có mưa phùn), Nam Bộ và TâyNguyên 5 tháng, vùng biển của Nam Trung Bộ: 6-7 tháng (Ninh Thuận, BìnhThuận)
- Hậu quả: Gây thiệt hại cho cây trồng, rừng Thiệt hại cho sản xuất, sinh hoạt, môitrường
- Biện pháp: Xây dựng các công trình thủy lợi hợp lý để phòng chống lâu dài;tuyên truyền ý thức người dân (không tạo nguồn cháy)
* Thiên tai: Động đất, lốc, mưa đá, sương muối → xảy ra bất thường
Hậu quả khôn lường → khó phòng tránh
Ngày 7 tháng 11 năm 2015
Trang 33Tuần 9,10
Ngày soạn:
Ngày giảng:
CHỦ ĐỀ 7: ĐỊA LÍ DÂN CƯ
CHỦ ĐỀ 8: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
I Mục tiêu bài học:
- Củng cố nội dung kiến thức cơ bản cho học sinh
- Hướng dẫn cách trả lời các câu hỏi về địa lí dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế khi sử dụng kiến thức đã học cũng như sử dụng atlat địa lí Việt Nam
- Khai thác tri thức từ bản đồ, Atlat địa lí Việt Nam
II Hình thức học tập
Giáo viên ra hệ thống câu hỏi sát với nội dung kiến thức bài học, học sinh ôntập kiến thức và học cách trả lời các câu hỏi
III.Nội dung kiến thức
Câu 18: Phân tích tác động của đặc điểm dân số đối với sự phát triển kinh
tế-xã hội-môi trường.
- Số dân: 84.156.000 người (2006), thứ 3 Đông Nam Á và 13 thế giới
Thuận lợi: là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế xã hội
Khó khăn: trở ngại trong việc giải quyết vấn đề LTTP, văn hóa y tế, giáo dục…
- Dân tộc: 54 thành phần dân tộc, nhiều nhất là dân tộc Kinh 86,2%; 3 triệu ngườiViệt ở nước ngoài → các dân tộc đoàn kết, thống nhất tạo nên sức mạnh phát triểnkinh tế xã hội
- Dân số tăng nhanh, đặc biệt vào nửa cuối thế kỷ XX → bùng nổ dân số nhưngkhác nhau giữa các thời kỳ Mức tăng dân số hiện nay có giảm nhưng vẫn ònchậm; TB tăng 1 triệu người/năm
Nguyên nhân tăng: do số người trong độ tuổi sinh đẻ cao, do tâm lý, tập quán, dochính sách dân số hiệu quả chưa coa, do trình độ phát triển kinh tế và nhận thứccủa người dân
Hậu quả: Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tài nguyên môi trường và pháttriển kinh tế
- Cơ cấu dân số trẻ: 0→14 tuổi: 27%; 15→59 tuổi: 64%; >59 tuổi: 9% Tuy nhiênhiện nay đang có xu hướng già đi, lực lượng lao động chiếm >1/2 dân số
Trang 34Câu 19: Tại sao ở nước ta hiện nay, tỷ lệ gia tăng dân số giảm, nhưng qui mô dân số vẫn tiếp tục tăng Nêu ví dụ minh họa.
- Vì qui mô dân số hiện nay là lớn hơn trước đây nhiều, vì vậy tuy tỷ lệ tăng dân sốgiảm, nhưng tổng số dân vẫn tăng nhanh
Ví dụ: Năm 1965 dân số: 34,9 triệu người – tỷ lệ tăng 2,95% → tăng 1.023.000người/năm
Năm 2006 dân số: 84,1 triệu người – tỷ lệ tăng 1,5% → tăng 1.092.000người/năm
- Do hậu quả của vấn đề tăng nhanh dân số trước đây nên số phụ nữ trong độ tuổisinh đẻ của nước ta hiện nay chiếm tỷ lệ khá đông
Câu 20: Chứng minh sự phân bố dân số nước ta chưa hợp lý (nguyên nhân, hậu quả) Nêu các chiến lược phát triển dân số hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nước ta.
* Sự phân bố dân cư chưa hợp lý:
+ Giữa đồng bằng và miền núi cao nguyên:
- Đồng bằng ven biển đông đúc (75% dân số) mật độ cao (đồng bằng sông Hồng:501-2000 người/năm; sông Cửu Long; 501-1000 người/năm)
- Miền núi và cao nguyên thưa (25% dân số) mật độ thấp: Tây Bắc, Tây Nguyên
50 -100 người/km2, Bắc Trung Bộ 100 người/km2
Giữa các đồng bằng:
- Đồng bằng sông Hồng mật độ cao nhất nước ta: 501-2000 người/km2
- Duyên hải miền Trung: 101-200 người/km2và 201-500 người/km2
- Cửu Long phần lớn 100-200 người/km2 và vùng phù sa ngọt 201-500 người/km2.+ Ngay trong nội bộ các vùng dân cư phân bố không đều:
- Đồng bằng sông Hồng: phần trung tâm và ven biển Đông, Đông Nam mật độ cao:
>2000 người/km2; rìa phía Bắc, Đông Bắc và Tây Nam 201-500 người/km2
- Đồng bằng sông Cửu Long: ven sông Tiền mật độ 501-1000 người/km2; phía TâyLong An và Kiên Giang 50-100 người/km2
+ Chưa hợp lý giữa thành thị và nông thôn: thành thị chiếm 26,9% còn nông thôn73,1% dân số
* Nguyên nhân:
- Do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên (nơi thuận lợi dân cư đông)
- Do lịch sử khai thác lãnh thổ (vùng khai thác sớm có dân cư đông như đồng bằngsông Hồng)
- Trình độ phát triển kinh tế và khả năng khai thác tài nguyên thiên nhiên
* Hậu quả: Sự phân bố dân cư chưa hợp lý gây khó khăn trong việc sử dụng hợp lýnguồn lao động và khai thác tài nguyên của mỗi vùng
Câu 21:Nêu các chiến lược phát triển dân số hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nước ta.
- Kiềm chế tốc độ tăng dân số, thực hiện kế hoạch hóa gia đình
- Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng trong phạm vi cả nước
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và thành thị
- Thực hiện chính sách xuất khẩu lao động
- Phát triển kinh tế ở miền núi, nông thôn → sử dụng hợp lý nguồn lao động
Trang 35Câu 22: Phân tích đặc điểm nguồn lao động và cơ cấu lao đông nước ta.
* Đặc điểm nguồn lao động:
- Số lượng đông: 2005: 42,53 triệu (51,2% dân số); hàng năm tăng thêm hơn 1triệu lao động
- Chất lượng lao động:
+ Thế mạnh: cần cù, sáng tạo có kinh nghiệm sản xuất, tiếp thu khoa học kỹ thuật;trình độ lao động ngày càng được nâng cao (lao động qua đào tạo từ 12,3% (1990)lên 25% (2005)
+ Hạn chế:
° Lao động thiếu tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động chưa cao
° Đội ngũ lao động có kỹ thuật cao còn mỏng
° Phân bố lao động chưa đều, tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, ĐôngNam Bộ và các thành phố lớn Miền núi và trung du còn thiếu lao động
* Cơ cấu lao động nước ta: (Tình hình sử dụng lao động nước ta):
+ Cơ cấu lao động trong các khu vực kinh tế:
- Năm 2005: lao động trong nông lâm ngư 57,3% và đang có xu hướng giảm, trongcông nghiệp-xây dựng 18,2% đang có xu hướng tăng, trong dịch vụ 24,5% đang có
xu hướng tăng → cơ cấu lao động đang có xu hướng chuyển biến chậm từ N-L-NN
→ CN, XD
+ Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế:
- Đại bộ phận lao động hoạt động trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước 88,9%(2005) và đang tăng
- Khu vực nhà nước chỉ chiếm 9,5% và đang giảm; khu vực có vốn đầu tư nướcngoài 1,6% lao động và đang tăng mạnh
+ Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn:
- Lao động chủ yếu tập trung ở nông thôn 75% (2005) Tuy nhiên tỷ lệ lao độngnông thôn đang giảm và tỷ lệ lao động ở thành thị đang tăng
- Nhìn chung năng suất lao động vẫn còn thấp, phân công lao động chậm chuyểnbiến, quỹ thời gian lao động dư thừa và tình trạng thiếu việc làm đang là vấn đề xãhội gay gắt
Câu 23: Vấn đề việc làm và phương hướng giải quyết việc làm ở nước ta.
* Vấn đề việc làm: Đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta đặc biệt là ở thành phốvì: lao động đông, đang tăng; tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm còn nhiều
* Nguyên nhân của tình trạng thừa lao động, thiếu việc làm:
- Số lao động nhiều do cơ cấu dân số trẻ
- Nền kinh tế chậm phát triển nên khả năng giải quyết việc làm còn nhiều hạn chế
- Nguồn vốn tạo việc làm từ ngân sách nhà nước còn hạn chế
- Phân bố lao động còn bất hợp lý: nơi thừa lao động, nơi thiếu lao động
- Cơ cấu đào tạo lao động bất hợp lý: thừa thầy, thiếu thợ → gây khó khăn trongcung cấp lao động ở nước ta
* Phương hướng giải quyết việc làm ở nước ta:
Trang 36- Phân bố lại dân cư và lao động.
- Thực hiện tốt chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình
- Đa dạng hóa hoạt động sản xuất và dịch vụ
- Tăng cường quan hệ hợp tác → mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu
- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, nâng cao chất lượng lao động
- Tăng cường xuất khẩu lao động
Câu 24: Phân tích các đặc điểm của đô thị hóa ở nước ta.
+ Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp:
- Đô thị hóa ở nước ta diễn ra từ rất sớm (thế kỷ III TCN) – thành Cổ Loa là đô thịđầu tiên
- Đô thị hóa diễn ra chậm, không giống nhau giữa các thời kỳ, các miền
° Thời phong kiến, đô thị hình thành nơi có vị trí thuận lợi, chức năng hành chính,thương mại, quân sự
° Thời Pháp thuộc, đô thị có qui mô nhỏ, chức năng hành chính, quân sự, một số
đô thị lớn được hình thành (Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định)
° Từ 1954 – 1975: Miền Nam: đô thị hóa phát triển phục vụ chiến tranh: Sài Gòn,
Tuy nhiên cơ sở hạ tầng, trình độ đô thị hóa vẫn còn thấp so với khu vực và thế giới
+ Tỷ lệ dân thành thị tăng nhanh:
- Năm 1990 dân thành thị chiếm 19,5% dân số, năm 2005 chiếm 26,9% dân số cảnước
- Tuy nhiên tỷ lệ dân thành thị vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực
+ Phân bố đô thị không đều giữa các vùng:
- Vùng có nhiều đô thị nhất là trung du miền núi Bắc Bộ, ít nhất là Đông Nam Bộ
- Mật độ đô thị cao nhất là đồng bằng sông Hồng (7,9 đô thị/1000km2); thấp nhất:Tây Nguyên 1 đô thị/1000km2; đô thị đông dân nhất là Đông Nam Bộ
Câu 25: Trình bày mạng lưới đô thị nước ta Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội.
* Mạng lưới đô thị nước ta:
- Theo tiêu chuẩn tổng hợp, đô thị nước ta có 6 loại: loại đô thị đặc biệt (Hà Nội,
Tp Hồ Chí Minh) và 5 loại đô thị khác, từ loại 1 đến loại 5
- Căn cứ vào cấp quản lý có 2 loại: đô thị trực thuộc Trung ương (Hà Nội, HảiPhòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Tp Hồ Chí Minh) và đô thị trực thuộc tỉnh
* Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế xã hội:
+ Ảnh hưởng tích cực:
- Tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế xã hội các địa phương, các vùng Đóng góplớn vào GDP công nghiệp-xây dựng và dịch vụ
- Đô thị là các thị trường tiêu thụ lớn, có nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế(lao đông có trình độ, cơ sở vật chất hiện đại, thu hút đầu tư)
Trang 37- Đô thị tạo việc làm và thu nhập cho lao động.
* Trong cơ cấu ngành nói chung: hướng chuyển dịch:
- Giảm tỷ trọng khu vực I (nông,lâm, thủy sản)
- Tăng tỷ trọng khu vực II (công nghiệp – xây dựng)
- Tỷ trọng khu vực III (dịch vụ) tuy chưa ổn định nhưng có hướng tích cực → xuhướng chuyển dịch này tích cực, đúng hướng, phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơcấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nước ta hiệnnay
* Trong nội bộ ngành: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện khá rõ:
+ Khu vực I: - Giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp tăng tỷ trọng thủy sản
- Trong nông nghiệp giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi
- Trong trồng trọt tỷ trọng cây lương thực giảm, tỷ trong cây công nghiệp tăng.+ Khu vực II: - Công nghiệp đang có xu hướng chuyển đổi cơ cấu ngành sản xuất
và đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp hơn với yêu cầu thị trường và hiệu quả đầutư
- Tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, giảm công nghiệp khai thác
- Cơ cấu sản phẩm: tăng sản phẩm có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh, giảmsản phẩm ít có khả năng cạnh tranh
+ Khu vực III:
- Có những bước tăng trưởng, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng
và phát triển đô thị
- Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời: viễn thông, chuyển giao công nghệ…
⇒ xu hướng chuyển dịch tiến dần đến cân đối, toàn diện, hiện đại phù hợp với xuthế hội nhập kinh tế thế giới
Câu 27: Sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ nước ta diễn ra như thế nào?
* Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ 1995 – 2005:
- Kinh tế nhà nước giảm tỷ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế
- Kinh tế ngoài nhà nước có giảm trong đó kinh tế tập thể và cá thể giảm, còn tưnhân tăng
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, nhất là từ khi gia nhập WTO
⇒ xu hướng chuyển dịch tích cực, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiềuthành phần trong thời kỳ đổi mới
* Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế:
- Đã hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và khu vựccông nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn
- Việc phát huy thế mạnh giữa các vùng đã dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
và phân hóa sản xuất giữa các vùng