Methamphetamine ở dạng kết tinh màu trắng như nước đá bào nên có tên lóng là đá ice, được tổng hợp lần đầu tiên từ ephedrine tại Nhật Bản vào năm 1920 bởi nhà hóa học Akira Ogata, bằng
Trang 1AMPHETAMINE - METAMPHETAMINE - MDMA
NHỮNG HIỂU BIẾT VÀ NGỘ NHẬN
BS Huỳnh Thanh Hiển Bệnh viện Tâm thần TPHCM Tổng hợp và lược dịch từ internet
1 LỊCH SỬ
1.1 Amphetamine được tổng hợp lần đầu tiên vào năm 1887 tại Berlin, Đức bởi nhà
hóa học người Rumani Lazar Edeleanu[1] Ông đã đặt tên hợp chất này là phenyl-isopropylamine Là 1 dẫn xuất của ephedrine, được phân lập từ cây Ma-Huang (ma hoàng) Vào năm 1893 Nagai Nagayoshi người Nhật cũng công bố công trình tồng hợp amphetamine (Apt) của mình[2] Công dụng dược lý của Apt vẫn không được biết cho đến năm 1927 sau khi Gordon Alles - một nhà dược lý học đã tái tổng hợp Apt và thử nghiệm
nó trên bản thân mình để tìm kiếm một sự thay thế cho ephedrine
Từ năm 1933 cty Smith-Kline (hiện nay thuộc tập đoàn Glaxo- Smith-Kline) bắt đầu bán Apt dưới dạng một ống hít có tên thương mại Benzedrine công dụng như là một loại thuốc thông mũi[3]
Một trong những nỗ lực đầu tiên sử dụng Apt như một nghiên cứu khoa học được thực hiện bởi MH Nathanson, một bác sĩ tại Los Angeles-Hoa Kỳ vào năm 1935 Ông đã nghiên cứu những tác động của Apt trên 55 nhân viên bệnh viện với liều 20 mg Benzedrine Hai tác dụng của thuốc thường gặp nhất là "một cảm giác hạnh phúc và niềm vui" và "giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi để làm việc"[4]
Trong thế chiến thứ II, Apt đã được sử dụng rộng rãi để chống lại mệt mỏi và tăng
sự tỉnh táo cho các binh sĩ Sau nhiều thập kỷ bị lạm dụng, cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ-Food and Drug Administration (FDA) đã cấm bán ống hít Benzedrine, Apt bị hạn chế sử dụng và được xếp vào loại thuốc kê toa vào năm 1965, nhưng sử dụng ngoài mụch đích y tế vẫn còn phổ biến Apt đã trở thành một thuốc thuộc bảng II của FDA tại Hoa Kỳ theo Đạo luật các chất bị kiểm soát vào năm 1971 (Metamphetamine và MDMA được xếp vào bảng I) Có tất cả 5 bảng, chất bị xếp vào bảng I được xem là có tiềm năng gây lệ thuộc cao và không có công dụng trị liệu, cấm mua bán, vận chuyển và tàng trữ dưới mọi hình thức
1.2 Methamphetamine ở dạng kết tinh màu trắng như nước đá bào nên có tên lóng là đá
(ice), được tổng hợp lần đầu tiên từ ephedrine tại Nhật Bản vào năm 1920 bởi nhà hóa học Akira Ogata, bằng việc cắt bỏ 1 nhóm chức rượu (-OH) và 1 nhóm methyl (-CH3) trong công thức hóa học của ephedrine (1 đồng phân quang học của pseudoephedrine) khi cho ephedrine phản ứng với iốt và phosphore đỏ
Dược phẩm Pervitin là một viên thuốc có chứa 3mg methamphetamine (Met) được bán ở Đức từ năm 1938 và được sử dụng rộng rãi trong Wehrmacht (quân đội Đức Quốc Xã) Vào giữa năm 1941 tại Đức, nó trở thành một chất bị kiểm soát, nhưng vẫn được phân phối bởi các bác sĩ trong quân đội ở cả bên Đồng minh và Quốc xã trong thế chiến thứ II Trong suốt cuộc chiến, hơn 200 triệu viên thuốc Pervitin đã được cấp phát
để Wehrmacht tham chiến[5],[6]
Quân đội Anh cũng đã sử dụng 72 triệu viên Apt trong thế chiến thứ II[7] Con số này tại Nhật không được công bố, nhưng người ta hoàn toàn có thể dự đoán thông qua
Trang 2một thống kê năm 1948 có gần 2 triệu đàn ông Nhật có độ tuổi 20-35 (chiếm gần 50% tổng số đàn ông Nhật trong độ tuổi này) bị lệ thuộc Apt[8] Điều này cũng dể hiểu, vì Đức
và Nhật là 2 quốc gia đầu tiên tồng hợp được Apt và Met Có 1 điều trái khoáy là Apt được phát minh tại Đức và Met được phát minh tại Nhật nhưng việc sử dụng và phổ biến
2 chất này trong quân đội 2 nước trong thế chiến thứ II là ngược lại
Trước năm 1965, Apt được bán không cần toa tại các nhà thuốc ở miền Nam Việt Nam với tên thương mại là Maxiton, được quảng cáo là một thuốc giúp tăng cường trí nhớ và trí thông minh đã được các học sinh sinh viên sử dụng rất nhiều để vượt qua các
kỳ thi có mức độ chọn lọc rất cao thời bấy giờ Ngoài ra, Maxiton còn được các nài ngựa tại trường đua Phú Thọ sử dụng như là 1 loại doping cho ngựa để thắng trong các vòng đua Trong thập niên 1940-1960, tại Nhật Bản Apt còn được những người quản lý xí nghiệp cho người lao động sử dụng để tăng năng suất[9] Adolf Hitler có thể đã là người nghiện nổi tiếng nhất vì được tiêm tĩnh mạch Met bởi bác sĩ riêng của mình là Theodor Morell[10]
1.3 MDMA được tổng hợp vào năm 1912 bởi nhà hóa học Anton Köllisch làm việc cho
viện bào chế Merck (Đức) Vào thời điểm đó, Merck đã quan tâm đến việc phát triển chất này để điều trị chứng chảy máu mũi bất thường (chảy máu cam) do hiệu ứng co mạch Nhưng do thất bại trong thực nghiệm nên Merck không còn quan tâm đến nó vào thời điểm đó[11] MDMA đã bị lãng quên trong hơn 65 năm, đến giữa thập niên 70 của thế
kỷ trước, MDMA được sử dụng tại Hoa Kỳ như là 1 thứ để giải trí (recreational)
Vào năm 1976, Alexander Shulgin, giáo sư tại Đại học Berkeley California, nghe
từ các sinh viên của mình về tác động bất thường của MDMA, và thuốc cũng đã giúp một sinh viên khắc phục được tật nói lắp Vì tò mò, ông đã thử MDMA trên chính mình Hai năm sau, cùng với David E Nichols, ông đã công bố báo cáo đầu tiên về tác động của MDMA ở người Trong báo cáo đã mô tả "tình trạng thay đổi của ý thức với gia tăng cảm xúc và gợi dục dưới tác động của âm thanh (nhạc)" Công bố này đã làm bùng nổ làn sóng sử dụng MDMA trong thưởng thức âm nhạc vào thời điểm đó[12]
Trong đầu những năm 1980 tại Hoa Kỳ, sử dụng MDMA tăng đột biến với tên gọi
là "Adam" trong các hộp đêm tại các khu vực Dallas Từ đó, lan tỏa khắp các thành phố lớn trên khắp Hoa Kỳ Trong tháng 7 năm 1984 Cơ quan bài trừ ma túy Hoa kỳ-Drug Enforcement Administration (DEA) lập kế hoạch trình lên các nhà làm luật Hoa Kỳ đưa MDMA vào vòng kiểm soát và nó đã được đưa vào bảng I tại Hoa Kỳ vào ngày 31 tháng
5 1985[13] Trong cuối những năm 1980, MDMA được biết đến vào thời điểm đó là
"thuốc lắc", bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở Anh và châu Âu, trở thành một yếu tố không thể thiếu của “văn hóa hội hè” với âm nhạc cường độ lớn (heavy metal) Việc sử dụng bất hợp pháp MDMA trở nên ngày càng phổ biến ở những người trẻ tuổi trong các trường đại học và sau này trong các trường trung học MDMA đã trở thành một trong bốn loại ma túy được sử dụng rộng rãi nhất tại Hoa Kỳ, cùng với cocaine , heroin và cần sa
Sau khi bị hình sự hóa , việc sử dụng MDMA trong y tế đã dừng lại Tại Hoa Kỳ, sau khi bị đưa vào bảng I, đã có nhiều nổ lực nhằm đưa MDMA vào danh mục thuốc điều trị bệnh Một số chuyên gia tâm thần-tâm lý học đã cố thuyết phục và gợi ý DEA đưa MDMA vào bảng III với lập luận là thuốc có nhiều lợi ích trong trị liệu Vào năm 1988, sau khi xem xét các dữ kiện và nghe các bên điều trần gồm DEA (có sự tham gia của FDA và FBI), và các bên đối lập trong một phiên phúc thẩm của tòa án hành chánh, Francis Young-một thẩm phán tòa án liên bang Hoa Kỳ đã ra phán quyết giử nguyên phán quyết trước đây theo đề xuất của DEA[14] Mọi sự tranh cãi về sử dụng hợp pháp MDMA chấm dứt từ đây
Trang 32 VIÊN THUỐC LẮC SAU NĂM 1988 VÀ HIỆN NAY
Năm 1988, Công ước quốc tế về quản lý các chất gây nghiện và các tiền chất ra đời, đã khiến việc sản xuất các viên thuốc lắc khó khăn hơn Các con đường dẫn đến viên thuốc lắc đã bị chận lại thông qua việc kiểm soát chặt chẽ việc mua bán các tiền chất của nhóm amphetamine (Amphetamine Type Stimulants-ATS) như: ephedrine, pseudoephedrine và phenylpropanolamine… Thế giới ngầm đã nhìn ra một kẽ hở: đó là những viên thuốc cảm phối hợp 3 chất gồm paracetamol 500mg hoặc ibuprofen 400mg cộng với chlorpheniramine 25mg và ephedrine hoặc pseudroephedrine hoặc phenylpropanolamine 25-30mg Nguồn nguyên liệu chính là đây Họ đã bắt tay vào việc thu gom các viên thuốc cảm để sản xuất các viên thuốc lắc
Như đã nói ở trên, ngoại trừ viên amphetamine và dextro-amphetamine là 2 chất được sử dụng hợp pháp trong y học (bảng II-FDA) với độ tinh khiết đáng tin cậy thì thành phần các hợp chất chứa trong 1 viên thuốc lắc đường phố rất đa dạng tùy thuộc vào
“lò” sản xuất và nguyên liệu đầu vào và cũng thay đối hằng năm tùy theo thị hiếu Ngoài các chất phụ gia thường được cho vào viên thuốc lắc để tăng độ “phê”, thường gặp nhất
là cafeine, còn có Mephedrone, tên đường phố là Cat-mèo Được chiết xuất từ lá 1 loài thực vật có tên khoa học là Catha Edulis thường gọi là Khat và có trong viên thuốc lắc có xuất xứ từ Trung Quốc, là 1 trong những quốc gia trồng và chiết xuất thành Mephedrone nhiều nhất (tại các vùng đất theo đạo Hồi) Chất này bị đưa vào danh mục cấm trên thế giới từ 2008, tuy nhiên tại 1 số quốc gia vùng Sừng Châu phi và bán đảo Ả Rập, lá Khat vẫn được mua bán, việc chiết xuất thành Mephedrone mới bị xem là bất hợp pháp (tương
tự như lá cây Coca và Cocaine tại Nam Mỹ)[19]
Mephedrone bị xem là 1 amphetamine like do có công thức hóa học khá giống và
có tác động dược lý tương tự ATS, nhưng không được dùng trong y học và hiện ở trong bảng I của FDA Các “viện bào chế đen” pha thêm Mephedrone với mụch đích tăng thêm
“nồng độ” ATS của viên thuốc lắc Viên thuốc lắc còn chứa nhiều tạp chất và các phụ phẩm ngoài ý muốn nên có các tác dụng lâm sàng rất đa dạng và rất khó dự doán trước Các sản phẩm ATS đường phố thường chứa 1 trong 2 loại thuốc paracetamol và ibuprofen nên thường có tác dụng hạ nhiệt đối kháng với tác dụng tăng thân nhiệt của ATS[15] Đôi khi, 1 viên thuốc lắc hay còn gọi là Estasy (thường được mặc định là chứa MDMA) lại không hề có MDMA mà chứa một chất giống MDMA như: MDEA, MMDA, MDA, DOM) và các phụ phẩm cùng các tạp chất trong quá trình sản xuất phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào và tay nghề của các “dược sĩ” tại các “viện bào chế đen”
Một phụ phẩm cực kỳ nguy hiểm là Para-methoxyamphetamine (PMA), một chất gây ảo giác rất mạnh và rất độc trên hệ thần kinh, làm thân nhiệt tăng rất cao và làm tăng nhịp tim với 1 liều rất thấp Một kết hợp giữa PMA và MDMA hoặc 1 chất giống MDMA hay bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống trầm cảm có thể gây ra hội chứng serotonine và gây tử vong[16],[17] Việc sử dụng thuốc chống trầm cảm, đặc biệt là nhóm 3 vòng, cần biết chắc chắn trong cơ thể người nghiện không còn các chế phẩm của ATS là điều cần thiết và tối quan trọng[18]
Vài nét về PMA: tuy thuộc họ amphetamine nhưng PMA có tính chất rất khác, nó hoạt động như 1 SSRA (selective serotonin releasing agents) và có tác động rất yếu trên dopamine và norepinephrine, trong khi amphetamine là ngược lại [21],[22],[23] PMA cũng cho thấy có hoạt động như một chất ức chế mạnh và có thể đảo ngược của men MAO-A nhưng không có tác dụng đáng kể trên MAO-B[24],[25] Kết hợp 2 tính chất SSRA và
Trang 4MAOI của PMA trên 1 bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống trầm cảm sẽ có 1 kết cuộc
bi thãm Một câu chuyện được kể lại: Rạng sáng, chuông điện thoại reo vang tại nhà 1 dược sĩ lâm sàng, ông được triệu tập gấp đến BV vì 1 tình huống khẩn cấp Bệnh viện nhận cấp cứu 6 trường hợp cùng dự sinh nhật của 1 người bạn tròn 21 tuổi (tuổi trưởng thành ở Mỹ) Nghi ngờ có sử dụng viên thuốc lắc, nhưng triệu chứng lâm sàng làm kíp trực bối rối và không lý giải được vì không giống trong sách giáo khoa Tất cả đều nồng nặc mùi rượu, 4 trong số đó đang ở trạng thái kích động vật vã, 2 người đang hôn mê Tất
cả đều nôn ói Đặc biệt có 1 bệnh nhân nữ nôn ói và vật vã rất nhiều, toàn thân run rẩy,
vã mồ hôi, thân nhiệt hạ (đáng lẽ phải tăng), huyết áp thấp (đáng lẽ phải cao), mạch rất nhanh Bệnh nhân này chết sau đó vài giờ Xét nghiệm những viên thuốc lắc còn lại đã được 1 người bạn đem đến như 1 món quà sinh nhật cho kết quả bất ngờ: không có hiện diện của MDMA, thay vào đó là MMDA, PMA và mephedrone, cafeine, acetaminophen, phosphore và đặc biệt có cả thủy ngân Tham khảo thêm, được biết bệnh nhân này đang
sử dụng 1 thuốc chống trầm cảm nhóm SSRI được kê toa bởi 1 BS khoa tâm thần
Một vấn đề khác liên quan với sử dụng viên thuốc lắc đường phố là độc tính từ các hóa chất khác hơn là chính MDMA trong viên thuốc lắc mà các hóa chất này thường rất đa dạng và rất khó nhận biết trong vô số loại viên thuốc lắc trên thị trường đen có xuất
xứ từ nhiều “lò” khác nhau Ngay viên thuốc lắc từ 1 “lò” cũng có thể có thành phần khác nhau nếu từ các “mẻ” khác nhau do sự tồn dư các hóa chất trong quá trình sản xuất, vượt quá khả năng của các “viện bào chế” không thể tách ra được Các hóa chất dùng để chế biến bao gồm Benzen và các nhân thơm như Phenol, Toluen, các acid mạnh như HCl, HNO3, Chlorur amonium (NH4Cl), Acetone, Methanol (rượu methylic), Iốt, Phosphore đỏ… (phosphore đỏ không độc là 1 đồng vị và có trong que diêm, nhưng hóa chất công nghiệp được sử dụng ở đây thường lẫn 1 lượng nhỏ phosphore trắng là 1 chất rất độc với liều gây chết là 50mg) và có thể tồn tại trong quá trình sản xuất viên thuốc lắc Đây là những chất có thể gây mù, ung thư và hủy hại tế bào não, gan, thận [15]
Đá (Metamphetamine) đắt tiền hơn lắc (MDMA) do đòi hỏi độ tinh khiết >70% mới kết tinh được thành tinh thể trong suốt Điều này là khó thực hiện tại các “viện bào chế” trong rừng sâu hay dưới tầng hầm để ô tô gia đình Dù công thức hóa học khá đơn giản và gần giống các tiền chất như phenylpropanolamine hay pseudoephedrine và chỉ cần 2 phản ứng hóa học trong khi MDMA phải cần đến 4-5 phản ứng hóa học nhưng Met
có giá cao hơn rất nhiều viên thuốc lắc và được bán tính theo cân lượng “phân, chỉ” và có giá bằng ½ giá vàng Có thể nói: “đốt Met chính là đốt vàng” Do đòi hỏi độ tinh khiết cao nên việc sản xuất “đá” từ những viên thuốc cảm là hoàn toàn không thể Viên thuốc Cezil -D chính là viên thuốc “vàng” để làm ra “đá” do trong công thức chỉ có 5mg cetirizine nhưng chứa đến 30mg pseudoephedrine Có một thời gian, viên thuốc này đã được săn lùng để mua lại với giá rất cao Hiện nay viên thuốc này đã không còn được sản xuất nữa Ngày nay, WHO (Tổ Chức Y Tế Thế Giới) đã có khuyến cáo không nên dùng các tiền chất này để bào chế thuốc cảm Bộ Y Tế đã ngừng cấp phép nhập khẩu các tiền chất này từ cuối 2010 sau những vụ việc ATS được lén lút đưa qua Úc bị cảnh sát Hoàng Gia Úc và Interpol phát hiện là thuốc có nguồn gốc từ những viên thuốc cảm được sản xuất tại Việt Nam
Từ những lý do trên, khi nói về triệu chứng lâm sàng của 1 người sử dụng viên thuốc lắc như lạc vào 1 “mê hồn trận” các triệu chứng đa dạng và đôi khi đối nghịch với nhau vì bản thân “dược sĩ bào chế” cũng không nắm rõ thành phần của viên thuốc do mình sản xuất Trong 1 viên thuốc lắc đường phố có thể bao gồm MDMA, MDEA, DOM, MMDA… hoặc nguy hiểm hơn là PMA cùng với Paracetamol hoặc Ibuprofen và
Trang 5Chlorpheniramine, cộng với chất phụ gia cafeine, Mephedrone và các tạp chất với tỷ lệ là bao nhiêu thì chỉ có “trời mới biết” hoặc phải nhờ các phòng thí nghiệm hiện đại của DEA hay FBI tại Hoa kỳ thì mới có thể biết chính xác được
Viên thuốc lắc ngày nay tại Việt Nam (có xuất xứ từ Trung Quốc hay vùng Tam giác vàng) là rất khác với viên thuốc lắc tại Hoa Kỳ vào thập niên 70-90 thế kỷ trước, mà viên thuốc lắc “tinh khiết” này vẫn bị FDA và DEA loại bỏ không thương tiếc và mọi nỗ lực hợp pháp hóa nó đều bất thành Thật khó cho một dược sĩ lâm sàng khi phải dự đoán
và lý giải các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân uống viên thuốc lắc đường phố ngày nay (một chức danh thường có trong các bệnh viện tại Hoa Kỳ, người làm công việc này phải có bằng tiến sĩ dược khoa-Pharm-D và học thêm 2 năm về dược lý học lâm sàng và thường được các BS lâm sàng tham vấn về tương tác thuốc và các tình trạng ngộ độc chất) Viên thuốc lắc ngày nay như 1 cái “lẩu thập cẩm” chứa đủ thứ độc chất Có thể nói: người sử dụng viên thuốc lắc ngày nay đang tự đầu độc và hủy hoại cơ thể của mình một cách khủng khiếp nhất, họ tự biến cơ thể mình thành 1 bãi chiến trường cho đủ loại dược chất và hóa chất tranh chấp với nhau:
- Paracetamol hay ibuprofen đối kháng với tác dụng tăng thân nhiệt của ATS
- Chlorpheniramine đối kháng với tác dụng tăng thức tỉnh của ATS
- Phosphore trắng có triệu chứng giống ngộ độc thuốc diệt chuột (photphure kẽm)
- Cafeine cộng hưởng với sự tăng phóng thích, giảm phá hủy và ức chế thu hồi catecholamine của ATS làm tăng huyết áp và nhịp tim quá đáng
- Mephedrone hiệp đồng tác dụng với ATS do thuộc nhóm cathinone (amphetamine like)
- PMA là 1 phụ phẩm ngoài ý muốn, có tác dụng như 1 SSRA, hiệp đồng tác dụng với SSRI và giống 1 MAOI
Do đó, đứng trước 1 bệnh nhân ngộ độc cấp viên thuốc lắc đường phố, thái độ xử trí khôn ngoan là “wait and see” Triệu chứng nào xuất hiện nổi bật thì xử trí triệu chứng
đó Nhưng luôn phải cảnh giác hội chứng serotonine tuy rất hiếm gặp tại các bệnh viện tâm thần và chỉ xảy ra khi sử dụng đồng thời các nhóm thuốc chống trầm cảm với liều khá cao hoặc 1 kết hợp MAOI với 1 thuốc giảm đau morphine like (cái chết của Libby Zion), nhưng cũng có thể gặp ở những bệnh nhân sử dụng viên thuốc lắc đường phố do
có lẫn phụ phẩm là PMA Các sách giáo khoa về xử trí ngộ độc ATS trong trường hợp này thường ít hữu ích, vì khi chúng ta chưa biết chính xác bệnh nhân ngộ độc chất gì thì việc xử trí sai lầm có thể đưa đến hậu quả tai hại Bệnh nhân bị ngộ độc thuốc lắc nên được điều trị tại 1 bệnh viện chuyên khoa có khoa độc chất học như khoa chống độc bệnh viện Bạch Mai hay khoa huyết học-rắn độc bệnh viện Chợ Rẩy hơn là tại những bệnh viện tâm thần có trang bị không đầy đủ Sau giai đoạn ngộ độc mới là phần việc của các nhà tâm thần học
3 THAY LỜI KẾT
Những kiến thức lượm lặt trên đây nhằm giải thích tác hại của viên thuốc lắc đường phố ngày nay Nó cũng lý giải Apt không quá độc hại như chúng ta vẫn nghĩ, bằng chứng là FDA vẫn cho phép sử dụng với mụch đích y học (bảng II) Nếu việc sử dụng Apt có tỷ lệ gây rối loạn tâm thần nhiều như ATS thì nước Nhật và nước Đức không thể nào trở thành cường quốc thứ 2 và thứ 3 trên thế giới chỉ sau 35 năm từ đống tro tàn của thế chiến thứ II cùng với 2 quả bom nguyên tử bởi phải chăm sóc cho hơn 1triệu người
Trang 6từng sử dụng Apt trước đó tại mỗi nước đồng thời mất đi 1lực lượng lao động khổng lồ đang trong giai đoạn sung mãn nhất
Những ngộ nhận thường gặp là:
- Apt với ATS (Amphetamine Type Stimulants) hay còn gọi là nhóm amphetamine Apt có tác động yếu trên hệ serotonine nên không gây ảo giác so với ATS
- Viên thuốc lắc đường phố ngày nay với viên thuốc lắc thập niên 1970-1990 trước khi có Công ước 1988 ở độ “bẩn” và độ tinh khiết của nó
- Trên thị trường đen không có Apt mà chỉ có ATS do Apt không có “độ phê” như ATS nên không được “dân chơi” ưa chuộng Viên thuốc được bán tại các vũ trường hàng đêm là ATS chứ không phải là Apt
- Một bệnh nhân bị ngộ độc do uống viên thuốc lắc có thể có triệu chứng lâm sàng rất khác với triệu chứng ngộ độc Apt được mô tả trong sách giáo khoa
- Nôn nóng sử dụng thuốc chống trầm cảm trên bệnh nhân có tiền sử lạm dụng thuốc lắc, khoảng cách an toàn là >14 ngày
- Do Apt và ATS chỉ làm thay đổi các hóa chất dẫn truyền thần kinh trong não
mà không gây tác động trên các receptor như nhóm thuốc phiện hay morphine like nên có tiềm năng gây lệ thuộc thấp hơn nhiều so với nhóm thuốc phiện[20] Điều này cũng dẫn đến thói quen sử dụng khác nhau giữa 2 nhóm người sử dụng: nhóm sử dụng thuốc phiện phải sử dụng mỗi ngày và theo cữ, trong khi nhóm sử dụng ATS mang tính cơ hội và không thể nào sử dụng quá 3 ngày liên tiếp, nhóm sử dụng ATS mang tính “cộng đồng” hơn nhóm thuốc phiện thường chỉ thích sử dụng đơn lẻ
Việc chưa cho phép lưu hành Ritalin (methylphenidate) một amphetamine like duy nhất có công dụng điều trị đã được FDA cho phép kê toa (bảng II, tương tự như morphine, pethidine và fentanyl) trong điều trị ADHD (Attention deficit hyperactivity disorder: rối loạn tăng động giảm chú ý) là một thiệt thòi cho các trẻ em mắc bệnh này vì đây hiện là viên thuốc hữu hiệu nhất để điều trị căn bệnh khó chữa này
Các chữ viết tắt:
Apt : Amphetamine
ATS : Amphetamine Type Stimulants: nhóm amphetamine
DEA : Drug Enforcement Administration - Cơ quan bài trừ ma túy Hoa Kỳ
DOM : 5-Dimethyloxy-4 methylamphetamine
FBI : Federal Bureau of Investigation - Cục điều tra liên bang Hoa Kỳ
FDA : Food and Drug Administration - Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa
Kỳ
MAOI : Monoamine oxidase inhibitors
MDA : 3,4-Methylenedioxyamphetamine
MDEA : Methylenedioxyethylamphetamine
MDMA : 3,4-methylenedioxy-N-methylamphetamine
Mephedrone : 4-methylmethcathinone
Met : Metamphetamine
MMDA : 3-Methoxy-4 ,5-methylenedioxyamphetamine
PMA : Para-methoxyamphetamine
SSRA : selective serotonin releasing agents
SSRI : Selective serotonin re-uptake inhibitors
Trang 7TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Edeleano L (1887) "Ueber einige Derivate der Phenylmethacrylsäure und der
Phenylisobuttersäure" Berichte der deutschen chemischen Gesellschaft 20 (1):
616–622 doi:10.1002/cber.188702001142
2 "The pH Levels of Different Methamphetamine Drug Samples on the
StreetMarket in Cape Town", p.1, 2011, A Bardow, Oral & Dental Research
Institute, Faculty of Dentistry, University of the Western Cape
3 Rasmussen N (July 2006) "Making the first anti-depressant: amphetamine in
American medicine, 1929–1950" J Hist Med Allied Sci 61 (3): 288–323
doi:10.1093/jhmas/jrj039 PMID 16492800
4 Iverson, Leslie Speed, Ecstasy, Ritalin: the science of amphetamines Oxford, New York Oxford University Press, 2006
5 Rasmussen, Nicolas (2008) "Ch 4" On Speed: The Many Lives of Amphetamine
New York, New York: New York University Press ISBN 0-8147-7601-9
6 "Nazis Secret Weapon: They were all high" http://www.news.com.au.+2 April
2011 Retrieved 9 July 2012
7 De Mondenard, Dr Jean-Pierre: Dopage, l'imposture des performances, Chiron,
France, 2000
8 Sato M, Numachi Y, Hamamura T Relapse of paranoid psychotic state in methamphetamine model of schizophrenia Schizophrenia Bulletin
1992;18(1):115–22
9 John Philip Jenkins "methamphetamine (drug) - Britannica Online Encyclopedia" Britannica.com Retrieved 2012-01-29
10 Doyle, D (2005) "Hitler's Medical Care" (PDF) Journal of the Royal College of
Physicians of Edinburgh 35 (1): 75–82 PMID 15825245 Retrieved 2006-12-28
11 Bernschneider-Reif S, Oxler F, Freudenmann RW (2006) "The Origin of MDMA
("Ecstasy") Separating the Facts From the Myths" Pharmazie 61 (11): 966–972
doi:10.5555/phmz.61.11.966 PMID 17152992
12 Shulgin AT; Nichols DE (1978) "Characterization of Three New
Psychotomimetics" In Willette, Robert E.; Stillman, Richard Joseph The
Psychopharmacology of Hallucinogens New York: Pergamon Press pp 74–83
ISBN 0-08-021938-1
13 Erowid MDMA Vault: Info No 3 on Scheduling Erowid.org Retrieved on 11 June 2011
14 "Documents from the DEA Scheduling Hearing of MDMA,"
15 Test Result Statistics: Summary Data EcstasyData.org Retrieved on 2012-08-29
16 Refstad, S (2003) "Paramethoxyamphetamine (PMA) poisoning; a 'party drug'
with lethal effects" Acta anaesthesiologica Scandinavica 47 (10): 1298–1299
PMID 14616331
Trang 817 Lamberth, P G.; Ding, G K.; Nurmi, L A (2008) "Fatal
paramethoxy-amphetamine (PMA) poisoning in the Australian Capital Territory" The Medical
journal of Australia 188 (7): 426 PMID 18393753
18 Green, A L.; El Hait, M A (1980) "P-Methoxyamphetamine, a potent reversible
inhibitor of type-A monoamine oxidase in vitro and in vivo" The Journal of
pharmacy and pharmacology 32 (4): 262–266 PMID 6103055.
19 Controlled_Substances_Act-FDA
20 Cannabis is ranked one of the least harmful drugs by a study published in the UK
medical journal, The Lancet
21 Menon MK, Tseng LF, Loh HH (May 1976) "Pharmacological evidence for the
central serotonergic effects of monomethoxyamphetamines" The Journal of
Pharmacology and Experimental Therapeutics 197 (2): 272–9 PMID 946817
22 Hitzemann RJ, Loh HH, Domino EF (October 1971) "Effect of
para-methoxyamphetamine on catecholamine metabolism in the mouse brain" Life
Sciences Pt 1: Physiology and Pharmacology 10 (19): 1087–95 PMID 5132700
23 Tseng LF, Menon MK, Loh HH (May 1976) "Comparative actions of monomethoxyamphetamines on the release and uptake of biogenic amines in
brain tissue" The Journal of Pharmacology and Experimental Therapeutics 197
(2): 263–71 PMID 1271280
24 Green AL, El Hait MA (April 1980) "p-Methoxyamphetamine, a potent
reversible inhibitor of type-A monoamine oxidase in vitro and in vivo" The
Journal of Pharmacy and Pharmacology 32 (4): 262–6 PMID 6103055
25 Ask AL, Fagervall I, Ross SB (September 1983) "Selective inhibition of
monoamine oxidase in monoaminergic neurons in the rat brain"
Naunyn-Schmiedeberg's Archives of Pharmacology 324 (2): 79–87 doi:10.1007/BF00497011 PMID 6646243