TVTV 30 09 2011 0001 TVTV 30 09 2011 0002 TVTV 30 09 2011 0003 TVTV 30 09 2011 0004 TVTV 30 09 2011 0005 TVTV 30 09 2011 0006 TVTV 30 09 2011 0007 TVTV 30 09 2011 0008 TVTV 30 09 2011 0009 TVTV 30 09[.]
Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỔ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYEN VAN GIAU
TIN DUNG NGAN HANG GOP PHAN
THUC DAY PHAT TRIEN KINH TE NONG NGHIEP,
NONG THON DONG BANG SONG CUU LONG
Chuyên ngành : TÀI CHÍNH, LƯU THƠNG TIỀN TỆ VÀ TÍN DỤNG
Mã số : 05.02.09
LUẬN ÁN PHÓ TIẾN SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Trang 2Ger cam doan
đứt xin cam doan diy li céng heinh nghién ctu eta wing (6
Gio s€ liéu, hét qua néu hong hain tin ta tung
đợt sừ ch đồng được đc công để (ong bail kz céng
hinh nico khiic
Hie ya huin tin
a ane
—
Trang 3CHÚ THÍCH
Trong luận án và tóm tắt luận án có dùng một số cụm từ viết tắt, cụ thể như sau: 1 ĐBSCL 2.NHNN 3.NHNT 4.NHCT 5.NHĐT & PT 6 NHNo & PTNT 7 TCTD 8 NHNg 9.VN 10.DNNN 11.HTX 12.TW _ 13.NHTM 14.QTDND 15.UBND 16.XDCB Đồng bằng sông Cửu Long Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Ngoại thương
Ngân hàng Công thương
Ngân hàng đầu tư và Phát triển
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổ chức tín dụng Ngân hàng phục vụ người nghèo Việt Nam Doanh nghiệp Nhà nước Hợp tác xã Trung ương
Ngân hàng thương mại
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG ï1- VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG 5
1.1 - VỊ TRÍ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THẾ MANH DONG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 5
1.1.1 Vài nét về vị trí địa lý, điểu kiện tự nhiên, dân số và nguồn nhân
lực đồng bằng sông Cửu long
1.1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
1.1.1.2 Dân số và nguồn nhân lực
1.1.2 Tiểm năng và thế mạnh của vùng đồng bằng sông Cửu long
1.1.2.1 Tài nguyên đất
1.1.2.2 Tài nguyên nước và thủy hải sản
1.1.3 Cơ sở hạ tầng đồng bằng sông Cửu long
nn
Aewown
1.2 - HỆ THỐNG VÀ VAI TRO CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG DOL VOI QUA TRINH PHAT TRIEN KINH TE NONG NGHIEP, NONG THON DONG BANG
SONG CUU LONG 18
1.2.1 Bản chất, chức năng và các hình thức tin dung 18
1.2.2 Sự cần thiết của tín dụng ngân hàng đối với quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở đồng bằng sông Cửu long 27
1.2.3 Vài nét về hệ thống tín dụng tài trợ nông nghiệp, nông thôn ở đồng
bằng sông Cửu long 31
1.2.3.1 Hệ thống ngân hàng thương mại 32 1.2.3.2 Ngân hàng phục vụ người nghèo 32
1.2.3.3 Hệ thống tín dụng của các tổ chức đoàn thể quần chúng 33
1.2.4 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với quá trình phát triển kinh tế
nông nghiệp, nông thôn đồng bằng sông Cửu long 35
1.3 - KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ HỆ THỐNG TÍN
DỤNG TAI 'TRỢ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 43
Trang 51.3.2 Bangladesh ụ 44
1.3.3 Thái Lan 45
1.3.4 Philippine 46
CHƯƠNG 2 - TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TRONG Q TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỀN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG
THÔN NHỮNG NĂM QUA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 51
2.1 - THUC TRANG TIN DUNG NGAN HANG QUA CAC GIAI DOAN 51
2.1.1 Khái quát thực trạng trước khi thực hiện ngân hàng 2 cấp 51 2.1.1.1 Giai đoạn sau giải phóng Miền Nam đến thời kỳ thực hiện chủ
trương đổi mới 51
2.1.1.2 Giai đoạn từ khi có chủ trương đổi mới đến khi thực hiện ngân
hàng 2 cấp 52
2.1.2 Thực trạng từ khi thực hiện ngân hàng 2 cấp đến khi thực hiện Chỉ
thị 202/CT ngày 28.06.1991 của Thủ tướng Chính phủ 56 2.1.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng các ngân hàng 58
2.1.2.2 Vài nét hoạt động tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn ở đồng bằng sông Cửu long 60
2.1.3 Thực trạng từ khi có Chỉ thị 202/CT và Nghị định 14/CP của Thủ
tướng Chính phủ đến nay 68
2.1.3.1 Thực trạng hoạt động của các ngân hàng ở đồng bằng sông Cửu
long 69
2.1.3.2 Thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn ở đồng bằng sông Cửu long 71 2.1.3.3 Cho vay doanh nghiệp Nhà nước 74 2.1.3.4 Cho vay trực tiếp hộ sản xuất ở đồng bằng sông Cửu long 76
2.2- NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG TỒN TẠI CHỦ YẾU 91
2.2.1 Những mặt đạt được 91
Trang 62.2.1.5 Tác dụng đối với nhận thức, đổi mới mô hình quản lý, phương pháp quản lý hoạt động ngân hàng 99 2.2.2 Những tổn tại chủ yếu 100
2.2.2.1 Chiến lược đâu tư bằng nguồn vốn tín dụng vùng đồng bằng sông
Cửu long 100
2.2.2.2 Chính sách tín dụng 105
2.2.2.3 Nguồn vốn cho vay người nghèo còn phân tán qua nhiều kênh và
hiệu quả chưa cao 106
2.2.2.4 Một số tôn tại khác 107
2.2.2.5 Một số vấn để thuộc chính sách vĩ mô 107 CHƯƠNG 3 - NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HANG GOP PHAN THUC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 109
3.1 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG DEN NAM 2000 VA NHUNG NAM TIEP THEO 109 3.1.1 Giải quyết tốt các mối quan hệ ở vùng đồng bằng sông Cửu long 109
3.1.2 Đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 110
3.1.3 Phát triển thị trường 114
3.1.4 Phát triển khu công nghiệp và khu chế xuất 116
3.1.5 Phát triển kết cấu hạ tầng 116
3.1.6 Phát triển nguồn nhân lực 120 3.2- NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 121
3.2.1 Các giải pháp nhằm tăng trưởng nguồn vốn 121x 3.2.2 Mở rộng đối tượng đầu tư 125 3.2.3 Đẩy mạnh cho vay theo chương trình, dự án 128
3.2.4 Ấp dụng linh hoạt các hình thức tín dụng 134
3.2.5 Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng 136
3.2.6 Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ ngân hàng 139
3.2.7 Cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động ngân hàng 140 3.2.8 Tuyển dụng, sắp xếp và đào tạo cán bộ 141
3.2.9 Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các ngân hàng 141
Trang 82 a
MO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đồng bằng sông Cửu long ( ĐBSCL ) với diện tích tự nhiên hơn 39.000 Km”, chiếm 12% diện tích cả nước, dân số khoảng 16 triệu người,
chiếm 22% dân số cả nước là vùng có điểu kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, khí hậu ấm áp và được phù sa bồi đắp quanh năm, nguồn lao động đồi dào, là vùng có tiểm năng về nông nghiệp,
thủy sản, hải sản đặc biệt là vùng sản xuất trên 50% sản lượng lương thực, hiện tại có thể xuất khẩu trên 2 triệu tấn gạo mỗi năm và 70% sản lượng thủy sản so với cả nước
Những năm qua các tỉnh ĐBSCL đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt mức bình quân của cả nước (giai đoạn 1991 - 1995 bình quân 10,8%/năm) Thành công đạt được chủ yếu là nhờ vận dụng cơ chế và
chính sách năng động, sáng tạo trong thời kỳ đổi mới Những yêu cầu cho giai đoạn phát triển mới đòi hỏi ĐBSCL phải làm mọi việc nắm bắt thời cơ để tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà trước hết là công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đạt hiệu quả cao nhất của
vùng kinh tế giàu tiểm năng này
Trong các giải pháp lớn đã áp dụng thành công thúc đẩy nhanh tốc
độ phát triển kinh tế ở ĐBSCL, tín dụng ngân hàng là một trong những giải
pháp góp phần đáng kể trong sự thành công; điểu đó được chứng minh qua
Trang 9nghĩa quan trọng trong định hướng phát triển và hoàn thiện hệ thống tín
dụng ngân hàng tài trợ nông nghiệp, nông thôn ở ĐBSCL phát huy hiệu quả hơn nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước
Xuất phát từ những yêu cầu cần thiết trên đây, tác giả luận án Phó tiến sĩ Khoa học Kinh tế chọn để tài:
“Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đấy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn đồng bằng sông Cửu Long ”
2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu
- Luận án góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt
động của hệ thống tín dụng ngân hàng ở ĐBSCL từ đó có cơ sở để giúp các
ngân hàng trong vùng nâng cao hơn nữa hiệu quả đầu tư nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn với tốc độ nhanh hơn
- Luận án là sự tổng kết hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng
oa
ở vùng ĐBSCL kể từ khi miền Nam hoàn toàn giải phóng đến nay
- Luận án có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu và tham khảo cho những ai quan tâm hoạt động tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế ĐBSCL
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Luận án tập trung nghiên cứu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ĐBSCL, hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng nhằm mục tiêu phát
Trang 10- Phạm vi nghiên cứu của luận án bao gồm hoạt động tín dụng nông
nghiệp, nông thôn của hệ thống các ngân hàng thương mại quốc doanh,
ngân hàng thương mại cổ phẩn, quỹ tín dụng nhân dân ở vùng ĐBSCL trong đó nghiên cứu chủ yếu hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT VN 4 Phương pháp nghiên cứu
Luận án dựa trên các quan điểm học thuyết của Chủ nghĩa Mác - Lênin, bằng các phương pháp duy vật lịch sử , duy vật biện chứng kết hợp
với phương pháp tổng hợp, phân tích thống kê, đối chiếu, kết hợp với số
liệu thực tế để luận chứng từ đó tìm ra các giải pháp tín dụng ngân hàng
nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở ĐBSCL
Những đóng góp của luận án:
- Luận án làm sáng tỏ những luận cứ khoa học về sự cần thiết và vai
trò của tín dụng ngân hàng đối với quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp,
nông thôn vùng ĐBSCL, đánh giá phân tích các tiềm năng thế mạnh của vùng này trong quá trình phát triển
- Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng trong quá trình
thực hiện chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn những năm qua ở ĐBSCL
- Để xuất các giải pháp để mở rộng tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn ĐBSCL
5 Kết cấu của luận án
Toàn bộ luận án gồm 158 trang đánh máy, 2 sơ đồ và 13 biểu số
Trang 11- Mở đầu
- Chương I: VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
- Chương 2: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN NHỮNG NĂM QUA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG
- Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM MỞ RỘNG TÍN DỤNG
NGÂN HÀNG GÓP PHẦN THUC BAY PHAT TRIEN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN ĐỒNG BANG SÔNG CỬU LONG
- Kết luận
- Danh mục tài liệu tham khảo
Luận án sử dụng nguồn tài liệu của ngành thống kê, NHNN, các
NHTM, QTDND, của các Bộ, các cơ quan thông tin chính thức của Nhà
Trang 12CHƯƠNG 1
VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP,
NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1.1 - VỊ TRÍ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THẾ MẠNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG SỰ NGHIỆP CƠNG NGHIỆP HỐ, HIỆN ĐẠI HÓA
1.1.1 Vài nét về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân số và nguồn nhân lực đồng bằng sông Cửu Long
1.1.1.1 Vj tri dia ly và điều kiện tự nhiên
ĐBSCL của Việt Nam ở phía cực nam bán đảo Đơng Dương, giữa §,35' - I1,00'° Bac vi tuyén va 104,48’ Dong kinh tuyến Phía bắc giáp
Thành phố Hô Chí Minh, phía tây giáp Tây Ninh, phía đông - nam tiếp
giáp biển Đông, phía tây - nam giáp Cam-pu-chia và Vịnh Thái Lan
Đây là vùng đồng bằng lớn nhất nước, có vị trí kinh tế quan trọng và có thể so sánh với nhiều vùng đồng bằng trên thế giới Nhờ thiên nhiên ưu
đãi, đất đai màu mỡ được cấu thành từ phù sa, khí hậu ôn hòa, nguồn năng
lượng mặt trời dôi đào và mùa mưa kéo dài trên 7 tháng, sông rạch nước
ngọt bao phủ theo nguồn sông Mê - kông nên rất thích hợp đối với phát triển nông nghiệp
Diện tích tự nhiên ĐBSCL qua từng thời gian có những thay đổi
từng phần do phù sa bồi lắng, nới rộng bờ biển, có chỗ sụt lỡ do khoét sâu
Trang 13+ Đất nông nghiệp 22,19 ngàn km” chiếm tỷ lệ 56,1% diện tích toàn vùng + Đất lâm nghiệp 3,52 ngàn km” chiếm tỷ lệ 8,9% diện tích toàn vùng + Đất chuyên dùng 3,08 ngàn km” chiếm tỷ lệ 7,8% diện tích toàn vùng
ĐBSCL đến nay có 12 tỉnh bao gồm : Long An, Tiên Giang, Đồng
Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau ĐBSCL nối liền với vùng kinh tế Đông Nam Bộ
giầu tài nguyên và gắn với vùng kinh tế trọng điểm (Thành phố Hồ Chí
Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đông Nai, Bình Dương) trong đó quan trọng nhất là Thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế - chính trị - khoa học kỹ
thuật - văn hóa và xã hội của phía nam
Sông Mê-kông bắt nguồn từ cao nguyên Tây tạng (Tibet) chảy từ Trung Quốc qua Miến Điện, Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia và Việt Nam
những đất nước có nhiều điểm tương đồng về tự nhiên, kinh tế và xã hội
ĐBSCL có đường biên giới với Cam-pu-chia và chiều dai doc theo bờ biển Đông nên thuận tiện trong giao lưu với các nước trong khu vực
Đông Nam Á
Khí hậu vùng ĐBSCL mang tính chất gió mùa cận xích đạo Nhiệt độ cao và ổn định, nhiệt độ trung bình từ 25°C - 28°C, nhiệt độ cao từ 35-
Trang 14Lượng mưa lớn nhưng biến động khá cao giữa các tháng trong năm, tập trung 90% vào 7 tháng mùa mưa từ tháng 5 - 12 hàng năm khoảng 1.400 - 2.300mm Ngập lũ hàng năm bởi lưu lượng nước sông Mê - kông từ 1,5 - 3,5m và kéo dài từ 2,5 - 5 tháng, bình quân hàng năm bắt đầu khoảng 15/8 đến 20/12 Khối nước lũ tràn về cộng vối khối nước mưa tại chỗ, tạo ra một vùng ngập lũ rất lớn Do đó nước rút chậm gây nên hiện tượng ngập
úng dài ngày nhưng có mặt tốt là mang lại phù sa lắng đọng trên ruộng đồng tăng độ phì nhiêu, màu mỡ vùng đất này Chu kỳ lũ lớn 3 - 4 năm một lần có xu hướng bị phá vỡ gây nên thiệt hại nặng nể về tài sản và sinh mạng, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội nông thôn vùng
ĐBSCL Năm 1996 thiệt hại lũ lụt toàn vùng về sinh mạng là 217 người, về tài sản là 2.181 tỷ đồng (theo báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn)
1.1.1.2 Dân số và nguồn nhân lực
Dân số vùng ĐBSCL năm 1995 là 16,196 triệu người với 13,724
triệu người sống ở khu vực nông thôn chiếm 84,7% dân số toàn vùng Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm là 2,1% có xu hướng ngày càng giảm nhưng nhìn chung tốc độ này vẫn còn cao đã ảnh hưởng về mặt kinh tế:
- Làm giảm dẫn diện tích đất canh tác bình quân đầu người đe dọa
giảm lượng lương thực hàng hóa của vùng
- Gây nên áp lực thất nghiệp đối với lực lượng lao động trong vùng - Làm giảm khả năng tiết kiệm và mức đầu tư Do dân số tăng nhanh, hơn 10% sản lượng lương thực làm ra chỉ dùng để nuôi sống dân số
tăng thêm trong khi có thể sử dụng một phần sản lượng đó để tái đầu tư mở
Trang 15Mật độ dân số trong vùng phân bố không đều các huyện miễn núi
vùng sâu như Tịnh Biên (An Giang) 288 người/Km” trong khi thành phố
Cần Thơ mật độ 2.269 người/Km? Tuy nhiên mật độ dân số toàn vùng
ĐBSCL 407 người/KmỂ là khá cao so với cả nước Trong thời gian qua, sự chênh lệch về mật độ dân số ở vùng ĐBSCL đã được giải quyết bằng các giải pháp giãn dân từ những vùng đông dân vào vùng Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên đã hình thành nên những cụm dân cư, thị trấn, thị tứ
mới thuận tiện về mặt giao thông, phát triển sản xuất, nguồn nước sinh
hoạt, chăm lo sức khỏe phát triển thể lực, trí lực dân cư phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế nông nghiệp, nông thôn, giảm bớt sự cách biệt về tốc độ phát triển giữa các vùng, bảo đảm sự phát triển cân đối hài hòa ở vùng ĐBSCL và giữa vùng với cả nước
Nhìn chung lực lượng lao động ở vùng ĐBSCL giàu kinh nghiệm
sản xuất, cần cù, sáng tạo, nhạy bén tiếp thu khoa học kỹ thuật, thích nghỉ nhanh chóng với nền sản xuất hàng hóa nên dễ dàng chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi để đạt hiệu quả kinh tế cao Nông dân vùng ĐBSCL tự chủ,
năng động, họ nỗ lực tự lo liệu việc đầu tư, dù có cần phải vay mượn vẫn có khuynh hướng kiên trì và ham học hỏi những hộ làm ăn giỏi
Tuy nhiên trình độ dân trí của lực lượng lao động ở ĐBSCL còn thấp Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn gặp khó khăn do thiếu lực lượng lao động kỹ thuật lành nghề và đội ngũ trí
thức có những hiểu biết cần thiết về khoa học - kỹ thuật Đây là một vấn để
nan giải trong hiện tại và trong vài năm tới ở vùng này
Mặc dù tỷ lệ tăng dân số hàng năm giẩm dần nhưng do cơ cấu dân
số trẻ nên lực lượng lao động vẫn tiếp tục tăng nhanh, từ 34% dân số
Trang 16- 56% lực lượng lao động xã hội nhưng số lao động nữ là cán bộ khoa học
kỹ thuật chiếm tỷ lệ thấp 46,3% (cả nước 50,3%) và số công nhân kỹ thuật chỉ đạt 15% (cả nước trên 35%) (1995) Điều này sẽ gây ra nhiều khó khăn cho tiến trình phát triển của vùng ĐBSCL như việc ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế Lực
lượng lao động tăng nhanh, trình độ không đồng đều, lao động nữ nhiều
cũng là trở ngại không nhỏ cho mục tiêu cải thiện điều kiện lao động, thực hiện quyển bình đẳng nam nữ trong quá trình lao động và phân phối thu nhập
Không chỉ lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng số lao động xã hội mà điểm đặc trưng đáng chú ý của vùng ĐBSCL là số
người ngoài độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ khá cao bao gồm lao động thường
xuyên và không thường xuyên Đây là một tiểm năng lao động lớn có khả
năng tận dụng lao động tại chỗ góp phần khai thác triệt để sức sản xuất
Tuy nhiên do phân bổ dân cư tự nhiên và chưa có quy hoạch toàn diện ngay thời vụ tập trung (sản xuất, thu hoạch) vùng Đồng Tháp Mười, vùng Tứ Giác Long Xuyên vẫn có hiện tượng thiếu lao động thời vụ
1.1.2 Tiém năng và thế mạnh của vùng đồng bằng sông Cửu long 1.1.2.1 Tài nguyên đất
Trong tổng diện tích đất tự nhiên 3,9 triệu ha, ĐBSCL có 2,7 triệu
ha đất nông nghiệp (bằng 12% diện tích tự nhiên và bằng 36% diện tích đất
nông nghiệp cả nước), trong đó có trên 70% diện tích đất có khả năng sản xuất từ 2 vụ trở lên
Thời tiết nắng ấm quanh năm, nhiệt độ trung bình trên dưới 30°C,
do đó tổng nhiệt lượng cho cây trồng dổi dào, lượng mưa khoảng 1.400 -
Trang 172.300 mm trong 7 tháng và hầu như không có giông bão, rất thuận lợi cho trồng trọt Những ưu điểm đó cho phép khai thác thế mạnh trồng trọt của ĐBSCL Biểu 1 - CÁC CHỈ TIÊU SẢN XUẤT LÚA Ở ĐBSCL VÀ CẢ NƯỚC NĂM 1995 CHỈ TIÊU ĐBSCL CẢ NƯỚC | % so cả nước - Diện tích (1.000 ha) 3.305 6.765 48,85 - Sản lượng (1.000 tấn) 13.995 24.964 56,06 ( Nguôn: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội các tỉnh Nam bộ - Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh )
Riêng về sản xuất lương thực, ĐBSCL sản xuất 4,85 triệu tấn lúa
năm 1976, lên 6,98 triệu tấn năm 1985 và 13,9 triệu tấn 1995 Bảy năm
vừa qua, ĐBSCL đóng góp xuất khẩu từ 1,5 đến 2 triệu tấn gạo/năm
Thành công này có ý nghĩa quyết định đến mục tiêu an toàn lương thực cho cả nước, đồng thời là một thế mạnh có thể gia tăng xuất khẩu đem lại
nguôn thu ngoại tệ cho đất nước
Nhờ các công trình thủy lợi dẫn nước về rửa chua, xổ phèn mà đất
xấu được cải tạo để sản xuất, hai vùng đất hoang hóa rộng lớn từ bao đời
nay là Đồng Tháp Mười (diện tích tự nhiên gần 700.000 ha) và tứ giác
Long Xuyên (diện tích tự nhiên khoảng 400.000 ha) đã bật dậy Trên 1
triệu ha đất ở 2 vùng này trước kia chỉ có một phần lúa nổi, một vụ bấp bênh nay đã trở thành vùng lúa 2 vụ, hàng năm cung cấp thêm hàng hàng
triệu tấn lúa hàng hóa cho thị trường lúa gạo trong vùng và cho cả nước
Trang 18Theo “Bàn về hướng phát triển của ĐBSCL” của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, vẫn còn có thể mở rộng diện tích đất canh tác thêm 410.000 ha trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh Cà Mau (50.000 ha), Long An
(98.000 ha), Kiên Giang (170.000 ha) Trong 410.000 ha này có thể khai
hoang trồng lúa 130.000 ha Hiện nay diện tích đất trồng lúa I vụ ở ĐBSCL còn 700.000 ha trong đó có thể tăng vụ từ 270.000 đến 300.000 ha
Như vậy chỉ tính riêng diện tích đất trồng lúa do khai hoang và tăng vụ có thể tăng thêm 430.000 ha, bằng nửa diện tích gieo trồng của đồng bằng sông Hồng Nhờ đó có thể đưa tổng diện tích gieo trồng lúa lên 3,6 triệu ha
và có khả năng đạt mức sản lượng từ 15,5 đến 16 triệu tấn lúa một năm Ngoài lúa, diện tích trồng bắp cũng tăng khoảng 100 ngàn ha, cho sản lượng khoảng 500.000 tấn/năm Diện tích màu, các cây họ đậu cũng tăng Biểu 2 - DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG MỘT SỐ CÂY TRÔNG CHỦ YẾU NĂM 1995 CHỈ TIÊU Màu Rau Đậu phộng Mia - Dién tich (ha) 42.764 53.844 15.045 92.758 - Sản lượng (tấn ) 159.842 §15.393 27.300 | 3.458.885 ( Nguồn: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội các tỉnh Nam bộ - Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh )
1.1.2.2 Tài nguyên nước và thủy hải sản
Sông Mê - kông bắt nguồn từ cao nguyên Tây tạng (Tibet) độ cao 5.000 mét, ở phía Đông Nam Trung Quốc, chảy từ Trung Quốc qua Miến
Trang 19Điện, Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và đổ ra biển tại Việt Nam Đây là con sông lớn thứ 10 về dòng chảy (tổng lượng dòng chảy năm bình
quân khoảng 475 tỷ mỶ nước tính đến PhnômPênh) và thứ 12 về chiểu dài
(khoảng 4.200 Km) trên thế giới, có nguồn trữ năng thủy điện lớn và mang
theo gần 100 triệu tấn phù sa mỗi năm, bồi đắp cho châu thổ không ngừng phát triển
Nguồn lưu vực sông Mê - kông rất lớn lên đến 800.000 Km? Lượng
mước mưa trung bình hàng năm tới 475.000 triệu mỶ nước Nguồn hạ lưu sông Mê-kông gồm 4 nước: Lào chiếm khoảng 207.000 Km’, Thái Lan
207.000 Km’, Campuchia 157.000 KmẺ và Việt Nam 64.000 KmỶ
Từ Phnômpênh sông Mê - kông chia làm 2 nhánh: Mê - kông gọi
là Tiền Giang và sông Bassac gọi là Hậu Giang (sông Tiền, sông Hậu) Nối giữa sông Tiền và sông Hậu là sông Vàm Nao, sông Măng Thít và một số
kênh nhỏ
Phần sông trên đất Việt Nam chia làm 2 phần: phần ở vùng cao
gồm lưu vực sông Xê Xan (SESAN) và Xê Rê Pốc (SEREPOK) có diện
tích lưu vực khoảng 25.000 Km” và phân đồng bằng sông Cửu Long có diện tích 39.000 KmẺ Chiểu dài sông Cửu Long đoạn dài nhất từ biên giới
Campuchia ra biển khoảng 230 Km
Như vậy nước ta có 5,5% chiểu dài và 8,3% diện tích lưu vực sông
Mê - kông đem nước ngọt về rất thuận lợi cho sản xuất và đời sống Đồng
thời sông Mê - kông cũng là nơi thuận lợi cho các loài thực vật và cá tôm
phát triển góp phần cung cấp nguồn thực phẩm cho nhân dân trong vùng,
nhiều loài còn có giá trị xuất khẩu cao đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể
cho đất nước
Trang 20ĐBSCL có hệ thống thủy đạo, sông rạch, lạch được hình thành theo
quy luật tự nhiên và các kênh mương được xây dựng vào các thời kỳ khác
nhau nhằm dẫn nước tưới tiêu và phục vụ giao thơng cho tồn vùng Nhận
ảnh hưởng của biển Hồ, ĐBSCL giàu trữ lượng cá nước ngọt cùng với nguồn thức ăn đặc biệt phong phú, nguồn dinh dưỡng dồi dào và nhiều loại, tuyến sông có nhiều vị trí thuận lợi cho cá, tôm di trú và sinh sản Toàn
vùng có trên 600 loài cá, tôm trong đó có nhiều loài có giá trị xuất khẩu
cao như tôm, cá basa
Lượng nước mưa ở vùng ĐBSCL cũng khá lớn là nguồn nước ngọt
bổ sung quan trọng Nếu biết áp dụng biện pháp kỹ thuật tổng hợp tận dụng
nước mưa, dự trữ nước mưa - tiêu úng hợp lý, khả năng tăng 2 vụ/năm ở nhiều vùng cao, vùng sâu như Tri Tôn (An Giang), bán đảo Cà Mau là hiện
thực
Tiểm năng nguồn nước ngọt phục vụ cho phát triển nông nghiệp
ĐBSCL rất dồi dào, vì thế tận dụng tối đa lượng nước mưa, tận dụng lũ phục vụ cho việc tưới, tiêu, cải tạo đất, tránh ngập lụt, tránh bốc hơi lớn, tránh mặn, tránh phèn, tranh thủ tưới tiêu tự chảy để tiết kiệm chỉ phí năng
lượng, động lực sẽ làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi trong vùng
Một thế mạnh của ĐBSCL mới phát triển mạnh trong thập kỷ qua là ngành chăn nuôi cá bè chủ yếu tập trung ở khu vực 2 tỉnh đầu nguồn sông
Mê - kông là An Giang và Đồng Tháp, nơi có dòng chẩy khá mạnh, nguồn
thức ăn đổi dào (lúa và các động thực vật khác) rất thích hợp để phát triển
cá bè; loại cá basa đang được thị trường Bắc Mỹ, khối EU, Nhật, Hồng
Kông và cả thị trường trong nước ưa chuộng
Trang 21Mùa lũ ở ĐBSCL hàng năm tạo thành một vùng ngập lụt rộng lớn, nước lũ tràn vào ruộng đồng là môi trường thuận lợi cho cá đồng sinh sôi
phát triển Lũ ngọt tiếp tục cung cấp phù sa tạo ưu thế các loài sò nghêu,
tôm, cua nhỏ, cá ăn chất mục Cá nước ngọt cũng rất phong phú bao gồm
cá trắng và cá đen Mới đây vùng An Minh, An Biên, Vĩnh Thuận ( Kiên
Giang ) đã phát triển nuôi cá đồng trên mặt ruộng rất hiệu quả
Tài nguyên vùng biển dổi dào do đáy biển bằng phẳng toàn cát hay bùn, nước đục thích hợp với các phương tiện đánh bắt ở vùng biển ĐBSCL
để đón nguồn di chuyển của tôm cá hợp đàn Vịnh Thái Lan khuất gió bắc
là ngư trường lý tưởng, vì nơi này ngoài dòng hải lưu còn có dòng gió, dòng triều hướng động cho đàn tôm cá di chuyển tập trung thành đàn đông đúc
Vịnh Thái Lan cũng là nơi nhận nước lũ từ đất liền thoát ra các cửa sông
rạch nhỏ, giảm độ mặn, bộc phát phiêu sinh, thúc đẩy mùa tăng trưởng của
sò, nghêu, tôm, cá biển
Môi trường bờ biển ĐBSCL thích hợp cho các loài cá tôm, thực vật
sinh sản và phát triển, nhiều vùng ngập mặn (bãi triểu thấp ven biển và
rừng ngập mặn) là nơi có thể nuôi dưỡng tôm cá, tụ cá từ biển vào Chất
mùn bã và phiêu sinh vật ở bờ biển dồi dào cũng là môi trường thuận lợi
cho cá lớn đẻ trứng và cá non sinh sản
Con tôm cũng là nguồn lợi rất lớn của ĐBSCL Toàn vùng có nhiều
loại tôm nước ngọt và tôm nước biển, trong đó nhiều loại có giá trị xuất
khẩu cao Tận dụng vị trí thiên nhiên thuận lợi kết hợp với việc chuyển từ
khai thác tự nhiên sang khai thác có kỹ thuật, đẩy mạnh thâm canh và bán thâm canh sẽ tăng sản lượng, góp phần gia tăng xuất khẩu tăng thu ngoại tệ
Trang 221.1.3 Cơ sở hạ tầng đồng bằng sông Cửu long
Cơ sở hạ tầng bao gồm: Hệ thống thủy lợi, giao thông, điện nông
thôn, nhà ở, các công trình hạ tầng thuộc lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục
phục vụ gián tiếp hoặc trực tiếp tới quá trình sản xuất ở nông thôn, góp phần làm tăng giá trị sản phẩm, thu hút lao động, thúc đẩy các ngành sản xuất khác phát triển
1.1.3.1 Về phương diện giao thông
- Đường thủy: ĐBSCL có hệ thống sông kênh dây đặc, với 37 con
sông tổng chiều dài 1.706 Km chiếm 35%, hệ thống kênh rạch gồm 137
chiếc, tong chiéu dai 2.780 Km, chiếm 56% và 33 con rạch tổng chiều dài
466 Km chiếm 9% tổng chiêu dài đường thủy toàn vùng (Bộ giao thông vận
tải - 1996) Hệ thống kênh rạch này tạo thành một mạng lưới liên kết các
tiểu vùng và khu vực Từ thành phố Hồ Chí Minh có thể đi ĐBSCL bằng các hướng tuyến thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh - Long Xuyên, thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Hóa, thành phố Hồ Chí
Minh - Cà Mau, thành phố Hồ Chí Minh - Kiên Lương, trong đó 2 tuyến
vận tải chính đường thủy hiện nay là: Thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau và
thành phố Hồ Chí Minh - Kiên Lương
Hệ thống cảng nội địa dọc theo các tuyến đường thủy sông Tiển và sông Hậu: Mỹ Tho, Cao Lãnh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Long Xuyên Nhìn chung trang bị kỹ thuật ở các cảng này còn thấp kém, chưa đồng bộ
nhiều cảng mang tính chất tạm thời hoặc bến tự nhiên chưa ổn định
Hàng hóa vận chuyển bằng đường thủy chiếm khoảng 75 - 80% chủ
Trang 23khách vận chuyển chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 30% trở lại (Bộ giao thông vận
tải - 1996)
ĐBSCL có một hệ thống giao thông đường thủy phong phú, một thế mạnh không nơi nào của nước ta bì kịp Song hiện nay do khó khăn về kinh
phí nên đã không duy trì được các tiêu chuẩn cần có
- Đường bộ: Hệ thống đường bộ có tổng chiều dài khoảng 6.000
Km không kể đường giao thông nông thôn, trong đó có 12 quốc lộ dài 1.425 Km, các tỉnh lộ dài 2.499 Km (Bộ giao thông vận tải - 1996) Ngoài quốc lộ
1A tuyến đường chính từ thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh đồng bằng có
chất lượng tốt, hầu hết các tuyến đường còn lại đang xuống cấp, tiến độ sửa chữa nâng cấp chậm chạp do khó khăn về kinh phí
Vận tải đường bộ ĐBSCL đã đảm nhận khoảng 70 - 80% khối lượng
vận tải hành khách Do đường thủy có ưu thế lớn về luông tuyến và cước phí vận chuyển thấp nên đường bộ chỉ đảm nhận khoảng 30% khối lượng
hàng hóa
- Giao thông nông thôn
Đường giao thông làng xã còn ít, số lượng cầu khỉ còn quá nhiều,
khoảng 400 xã sâu đồng bằng xe ôtô loại nhỏ chưa đến được trung tâm xã
thậm chí tỉnh Cà Mau còn đến 5 huyện, tỉnh Long An còn 1 huyện chưa có đường ô tô đến trung tâm (trụ sở huyện ly ) Hầu hết mạng lưới giao thông nông thôn là những con đường đất nhỏ chủ yếu lưu thông xe máy, xe lôi thùng, hàng năm khi lũ lụt về lại làm sạt lở và hư hỏng nghiêm trọng
- Đường hàng không: 2 sân bay Phú Quốc, Rạch giá (Kiên Giang)
Trang 24đây không lâu và đang được dự kiến nâng cấp thành sân bay quốc tế Các sân bay khác như Sóc Trăng, Cà Mau cũng dự kiến sẽ phục hồi để đưa vào
khai thác trong tương lai
1.1.3.2 Điện nông thôn
Trong những năm gần đây, sau khi nhiều nhà máy thủy điện, nhiệt
điện hồn thành thi cơng đưa vào sử dụng, đặc biệt là đường dây 500 KV
Bắc Nam đã giúp hệ thống lưới điện quốc gia phát triển khá nhanh ở
ĐBSCL
Điện năng sử dụng ở ĐBSCL cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu phục vụ tưới tiêu, chế biến nông sản, thủy sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn và điện thắp sáng cho nhân dân trong vùng Số xã có
điện 971 xã chiếm tỷ lệ 82,6% tổng số xã tồn vùng (Cơng ty điện lực 2 -
1996) Do địa hình nhiều sông, kênh rạch nên việc dẫn điện đến các xã xa
xôi, cù lao gặp nhiều khó khăn và đòi hỏi phẩi có nguồn kinh phí lớn, mặt
khác thị trường nông thôn chưa phải ai cũng có khả năng sử dụng 1.1.3.3 Nha ở nông thôn
Trong tổng số nhà ở của nhân dân trong vùng, nhà kiên cố chiếm 7,5%, nhà bán kiên cố chiếm 18,6%, nhà đơn sơ chiếm 73,9% cho thấy tình trạng nhà ở hiện nay thấp kém ( mức bình quân chung của cả nước tỷ lệ
nhà kiên cố là 11,94%, nhà bán kiên cố là 45,58% và nhà đơn sơ là
42,48%) (Cục Thống kê - 1994) Một số hộ nông dân trong vùng chỉ cất
chöi, lán rất tạm bợ mang tính chất thời vụ để tạm trú trong thời gian sản xuất Việc xây dựng chỗ ở ổn định lâu dài không bị ngập trong mùa lũ có điều kiện để phát triển chưa được xem trọng
Trang 25Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ĐBSCL là vùng thường xuyên bị ngập lũ, mùa lũ 1996 vừa qua có đến 291/1.130 xã bị ngập trong đó có 205 xã bị ngập sâu trên Im
Ngày 9/2/96 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 99/TTg “Về định hướng dài hạn và kế hoạch 5 năm 1996 - 2000 đối với việc phát triển thủy lợi, giao thông và xây dựng nông thôn vùng ĐBSCL” trong đó Thủ tướng chỉ đạo các tỉnh trong vùng khẩn trương hỗ trợ nhân dân xây dựng nhà ở, bảo đảm an toàn và ổn định đời sống cho nhân dân
trong vùng, từng bước phát triển theo hướng văn minh, hiện đại Đối với
khu dân cư ở nông thôn, sớm hình thành các tuyến dân cư được bảo đảm an
toàn không bị ngập lụt bằng cách đào ao, hô lấy đất tôn nền theo cụm, đào
kênh lấy đất tôn nền dọc theo bờ kênh, đắp bờ bao khu dân cư hoặc làm nhà trên cọc, kết hợp với việc bố trí hợp lý các công trình phúc lợi công
cộng
1.2 - HỆ THONG VA VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI
VỚI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1.2.1.Bản chất, chức năng và các hình thức tín dụng
1.2.1.1 Bản chất tín dụng
Tín dụng là một phạm trù kinh tế đã tổn tại qua nhiễu hình thái kinh
tế - xã hội; hiểu theo nghĩa hẹp thì tín dụng là sự vay mượn trong đó có 2
chủ thể người đi vay và người cho vay sẽ thỏa thuận 1 thời hạn nợ và mức
lãi cụ thể; hiểu theo nghĩa rộng thì tín dụng là sự vận động của các nguồn
vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu
Trang 26Từ tín dụng được sử dụng ngày nay ( tiếng Anh : Credit; tiếng Pháp: Crédit ) xuất phát từ gốc La - tỉnh Creditum là lòng tin, là sự tín nhiệm Ở
đây muốn nói về niềm tin mà người cho vay hướng về người đi vay khi đem tiền bạc, tài sản ra cho vay, họ phải có cơ sở tin rằng người đi vay sẽ hoàn trả đúng hạn Nói cách khác để quan hệ tín dụng tổn tại đòi hỏi phải
tạo lập được niềm tin và đây là cơ sở quan trọng cho việc quan hệ tín dụng hình thành Như vậy có thể đưa ra khái niệm tổng quát về tín dụng như sau: Tín dụng là một quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc có hoàn trả vốn và lãi sau một thời gian nhất định
Từ khái niệm đã nêu cho thấy trong quan hệ tín dụng người cho vay chỉ nhượng lại quyên sử dụng vốn cho người di vay trong một thời gian nhất
định Tuy nhiên người đi vay không có quyền sở hữu số vốn ấy nên phải
hoàn trả lại người cho vay khi đến thời hạn thỏa thuận Sự hồn trả này khơng chỉ là sự bảo tôn về mặt giá trị mà vốn tín dụng còn được tăng thêm dưới hình thức lợi tức 6 đây, quá trình vận động mang tính chất hoàn trả của tín dụng là biểu hiện đặc trưng nhất, sự khác biệt giữa quan hệ tín dụng và các mối quan hệ kinh tế khác
Quan hệ tín dụng dù vận dụng ở phương thức sản xuất nào, đối tượng cho vay là hàng hóa hay tiền tệ thì tín dụng cũng mang 3 điểm cơ bản :
- Chỉ thay đổi quyền sử dụng mà không thay đổi quyền sở hữu vốn
tín dụng
Trang 27- Người sở hữu tín dụng được nhận một phần thu nhập dưới hình
thức lợi tức
Tín dụng tổn tại trong nhiều phương thức sản xuất khác nhau Ở bất cứ phương thức sản xuất nào đi chăng nữa thì tín dụng cũng biểu hiện ra bên ngoài như sự chuyển dịch vốn từ một chủ thể kinh tế này sang chủ thể
kinh tế khác Để hiểu rõ bản chất tín dụng ta phải tìm hiểu các giai đoạn của tín dụng, mà các giai đoạn này bắt đầu từ 3 giai đoạn của quá trình sản xuất, tín dụng cũng được chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Phân phối vốn
Biểu hiện hình thức cho vay Ở giai đoạn này vốn được chuyển từ người cho vay sang người đi vay, vốn đó có thể là tiền nếu là tín dụng ngân
hàng, là hàng hóa nếu là tín dụng thương mại Ở đây thực chất là hàng hóa
tiền tệ và chỉ bán quyển sử dụng chứ không bán quyền sở hữu “ đây là đặc
điểm cơ bản khác với việc mua bán hàng hóa thông thường” Marx gọi là hàng hóa đặc biệt khác với hàng hóa thơng thường 6 hàng hố thông
thường có sự chuyển dịch 2 chiều, chuyển dịch hàng hóa từ người bán sang
người mua và chuyển dịch tiền tệ từ người mua sang người bán, nhưng cả
hai sự chuyển dịch này không làm lớn hơn giá trị mà chỉ thay đổi hình thức
giá trị mà thôi
- Giai đoạn 2: Sử dụng vốn
Giai đoạn này thích ứng với quá trình sản xuất mà ở đó là đưa vốn vào quá trình sản xuất sau khi nhận được vốn tín dụng kết hợp với vốn tự
có của mình và đương nhiên người vay có toàn quyền sử dụng vốn đó vào
mục đích sản xuất
Trang 28Trong giai đoạn này và giai đoạn trước kết hợp lại thì tiền tệ biểu hiện dưới hình thức hàng hóa để cho vay và nó tạm thời tách rời 2 quyển sở hữu và sử dụng Sở hữu thuộc người cho vay, sử dụng thuộc quyển người vay
- Giai doan 3: Hoàn trả tín dụng
Đây là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của tín dụng Sau khi vốn tín dụng đã hoàn thành một chu kỳ sản xuất để trở về hình thái tiễn tệ,
vốn tín dụng được người đi vay hoàn trả người cho vay
Như vậy tính hoàn trả của tín dụng trở thành đặc trưng mang ý nghĩa bản chất của tín dụng Mặc khác sự hoàn trả của tín dụng là quá trình quay trở về của hình thái giá trị, khi hình thái vật chất được biểu hiện của
sự hoàn trả có thể hoặc là hàng hóa hoặc là tiền tệ Tuy nhiên sự vận động
đó không phải là sự vận động như là một phương tiện lưu thông mà với tư
cách là một lượng giá trị được vận động
Tóm lại: Bản chất tín dụng thể hiện ở sự chuyển dịch vốn từ một người này sang một người khác Nó là sự chuyển dịch đơn phương của một
lượng giá trị, tạm thời tách rời quyển sở hữu, quyền sử dụng và lượng giá trị đó quay trở về điểm xuất phát ban đầu sau một thời gian nhất định Vậy tín
dụng là một quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay, giữa họ có mối liên hệ với nhau thông qua vận động giá trị vốn tín dụng
1.2.1.2 Chức năng tín dụng
Trong nên kinh tế hàng hóa tín dụng thực hiện 2 chức năng cơ bản
như sau:
Trang 29- Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ trên cơ sở có hoàn trả
Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là 2 quá trình thống nhất
trong sự vận hành của hệ thống tín dụng Ở đây sự có mặt của tín dụng
được xem như chiếc cầu nối giữa các nguồn cung - cầu về vốn tiền tệ trong nền kinh tế
Thông qua chức năng này, tín dụng đã trực tiếp tham gia điều tiết các nguồn vốn tạm thời thừa đến nơi thiếu Nói cách khác, ở khâu tập trung
tín dụng là nơi tập hợp những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội, còn ở khâu phân phối tín dụng là nơi đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, các cá nhân và cho cả ngân sách
Hoàn toàn khác với ngân sách, việc phân phối vốn mang tính chất
cấp phát khơng hồn trả, phục vụ chủ yếu cho lĩnh vực phi sản xuất, còn
đối với phân phối vốn qua hệ thống tín dụng trên cơ sở hoàn trả, phục vụ
chủ yếu cho nhu cầu sản xuất - lưu thông hàng hóa và dịch vụ qua đó góp phần đáng kể vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế
Thực tế vận dụng chức năng này của tín dụng được thể hiện thông
qua hoạt động của hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng, đây là loại hình tín dụng gián tiếp của xã hội, nghĩa là quá trình tập trung và phân phối vốn phải qua các tổ chức trung gian Ngoài ra trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển chức năng này của tín dụng còn được thể hiện bằng loại hình tín dụng trực tiếp như: mua bán chịu hàng hóa giữa các doanh nghiệp, các doanh nghiệp hay Nhà nước tự huy động vốn thông qua phát hành trái
phiếu trên thị trường chứng khoán
Như vậy nếu trong điều kiện cơ chế quản lý kinh tế theo kế hoạch,
Trang 30hầu hết qua tổ chức trung gian thì trong điều kiện cơ chế thị trường cùng
với đa dạng của hình thức tín dụng thì việc tổ chức phân phối vốn tín dụng cũng được phong phú hơn tạo điều kiện điều phối vốn linh hoạt và hiệu quả hơn
Ngoài ra thực hiện chức năng này tín dụng còn góp phần tiết kiệm
tiền mặt và chỉ phí lưu thông cho xã hội, biểu hiện tăng vòng quay đồng
tiền, phát hành các loại chứng khoán, mở rộng nghiệp vụ thanh tốn khơng
dùng tiên mặt làm giảm chỉ phi in ấn, vận chuyển, bảo quản
Tóm lại chức năng tập trung và phân phối lại vốn là chức năng cơ
bản và quan trọng nhất của tín dụng, ngoài tác dụng chủ yếu nhằm thúc
đẩy tăng trưởng nên kinh tế, sự vận dụng chức năng trên thực tế còn góp phần tiết kiệm tiền mặt và chỉ phí lưu thông cho xã hội
- Kiểm soát các hoạt động kinh tế:
Chức năng được phát huy tác dụng phụ thuộc vào sự phát triển của
chức năng trên, cụ thể:
Thông qua quá trình tập trung và phân phối lại vốn, tín dụng góp
phần phản ánh mức độ phát triển nên kinh tế về các mặt như: khối lượng tiền tệ nhàn rỗi trong xã hội, nhu cầu vốn trong từng thời kỳ Từ đó giúp chúng ta nhìn tổng quát về những quan hệ cân đối lớn trong nên kinh tế,
đặc biệt là quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng
Ngoài ra trong hoạt động cho vay của ngân hàng, để góp phần đảm
bảo an toàn về nguồn vốn, ngân hàng luôn thực hiện quá trình kiểm tra tình
hình tài chính của đơn vị nhằm phát hiện kịp thời những trường hợp vi phạm chế độ quản lý kinh tế của Nhà nước Bên cạnh đó, trên cổ sở thực
Trang 31hiện nguyên tắc cho vay có hoàn trả, tín dụng ngân hàng còn phản ánh kịp thời tình hình quản lý và sử dụng vốn của các đơn vị có hiệu quả hay không
Mặc khác thông qua việc tổ chức công tác thanh tốn khơng dùng
tiên mặt còn tạo điều kiện để ngân hàng tăng cường vai trò kiểm soát bằng đồng tiền các đơn vị kinh tế, vì mọi quá trình hình thành và sử dụng vốn
của doanh nghiệp đều được phản ánh và lưu giữ qua số liệu trên tài khoản
tiên gửi, từ đó ngân hàng có cái nhìn tương đối tổng quát vào cấu trúc tài
chính của đơn vị
Như vậy, với chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh
tế, tín dụng sẽ góp phần giải quyết tình trạng mất cân đối cục bộ của nền
kinh tế với những giải pháp khắc phục kịp thời, từ đó phát huy vai trò quản
lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước Điều này cũng có nghĩa là tín dụng cần
phải được vận dụng như một trong những đòn bẩy kích thích kinh tế không
thể thiếu được trong quá trình tổ chức quản lý kinh tế - tài chính, kiểm soát và thúc đẩy các hoạt động kinh tế quốc dân
1.2.1.3 Các hình thức tín dụng
- Tín dụng nặng lãi: Đây là hình thức tín dụng phát triển sớm nhất, phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến Trong quan hệ tín dụng này người đi vay đa số là những người sản xuất nhỏ, họ đi vay để bù đắp những thiếu hụt, bất trắc xảy ra trong cuộc sống Ngoài ra còn có tầng lớp vua chúa quí tộc đi vay để phục vụ cho những nhu cầu chỉ tiêu xa xỉ hoặc thành lập quân đội, gây chiến tranh Người cho vay là những người chuyên cho vay nặng lãi, những địa chủ phú nông, tầng lớp quan lại
Trang 32Tín dụng cho vay nặng lãi với mức lãi suất quá cao nên người đi vay
chỉ sử dụng chủ yếu vào mục đích tiêu dùng phi sản xuất Vì vậy dưới lớp
áo cho vay nặng lãi, tín dụng không phải là động lực kích thích sản xuất và lưu thông hàng hóa
Ngày nay tín dụng nặng lãi mặc dù không còn giữ vị trí chủ yếu trong hệ thống tín dụng nhưng vẫn duy trì sự tổn tại của nó dựa trên những
khó khăn chật vật trong đời sống của đại bộ phận những người lao động Vì
vậy, để có thể thu hẹp hoạt động cho vay nặng lãi cần phát triển những
hình thức tín dụng lành mạnh, phục vụ lợi ích của nền kinh tế - xã hội
- Tín dụng thương mại: Đây là quan hệ tín dụng giữa các nhà sản xuất kinh doanh được thực hiện dưới hình thức mua - bán chịu hàng hóa Sự
ra đời của tín dụng thương mại bắt nguồn từ tính tất yếu khách quan của
quá trình tái sản xuất, do chu kỳ sản xuất và luân chuyển vốn giữa các nhà
doanh nghiệp thường có sự tách biệt nhất định, từ đó dẫn đến hiện tượng trong cùng một thời điểm một số nhà doanh nghiệp đang có sẵn một lượng hàng hóa cần bán, một số nhà doanh nghiệp khác lại cần mua 1 lượng hàng hóa ấy nhưng chưa tiêu thụ được hàng hóa của mình nên không đủ tiền mặt
để thanh toán ngay
Trong quan hệ tín dụng thương mại đôi bên mua - bán chịu sẽ ký kết với nhau giấy nhận nợ gọi là kỳ phiếu thương mại và nó được xem là |
công cụ hoạt động của tín dụng thương mại Kỳ phiếu thương mại luôn có 3
đặc điểm mang tính trừu tượng, bắt buộc và lưu thông Tín dụng thương mại mang 3 đặc điểm:
- Cho vay dưới dạng hàng hóa
Trang 33- Các chủ thể trong quan hệ tín dụng này đều là các nhà doanh nghiệp trực tiếp hoạt động trên lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
- Sự vận động và phát triển của tín dụng thương mại phù hợp
với quá trình phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa
Ở nước ta trong thời kỳ theo cơ chế quản lý kế hoạch tạp trung hình
thức tín dụng thương mại không có điều kiện để ton tại và phát triển, những
năm gần đây cùng với đường lối đổi mới, chủ trương đa dạng hóa các thành
phần kinh tế , Nhà nước đã bắt đầu cho phép tín dụng thương mại được hoạt động, nhưng để tạo điều kiện phát triển hình thức tín dụng này nhanh
hơn cần phải ban hành hoàn thiện một số luật lệ liên quan
- Tin dung ngân hàng: Đây là quan hệ tín dụn; giữa ngân hàng, các TCTD với các nhà sẩn xuất kinh doanh, các tầng lớp dân cư được thực hiện dưới hình thức cung ứng vốn tín dung bing tién
Tín dụng ngân hàng mang 3 đặc điểm:
+ Cho vay dưới dạng tiễn tệ: đây là nguồn vốn tín dụng mà các
ngân hàng đem ra cho vay hình thành từ những khoản tiền tạm thời nhàn
rỗi trong xã hội do ngân hàng huy động được
+ Trong quan hệ tín dụng ngân hàng người đi vay là các nhà doanh nghiệp, các cá nhân; người cho vay là các ngân hàng
Trang 34Tín dụng ngân hàng với qui mô nguồn vốn có thể đáp ứng nhu cầu
vay vốn cho mọi qui mô cũng như ở các thời hạn nợ nÌiứ ngắn hạn, trung hạn, dài hạn
- Tín dụng Nhà nước : Đây là quan hệ tín dụng giữa Nhà nước với các tổ chức và dân cư ở trong nước và với Chính phủ nước ngoài được thực
hiện dưới hình thức Nhà nước phát hành công trái và các hiệp định vay nợ
quốc tế để huy động vốn cho ngân sách Nhà nước Tín dụng Nhà nước ra
đời nhằm mục đích thỏa mãn những nhu cầu chỉ tiêu ngân sách Nhà nước
trong điều kiện nguồn thu không đủ để đáp ứng
- Tín dụng tiêu dùng: Đây là loại tứn dụng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư trong xã hội như mua sắm phương tiện sinh hoạt, xây dựng nhà ở Người đi vay sẽ nhận được khoản tín dụng dưới 2 hình thức:
+ Hình thức tín dụng bằng tiền: Người cho vay là các ngân
hàng, các tổ chức tín dụng
+ Hình thức tín dụng bằng hàng hóa: Người cho vay là các công ty, xí nghiệp tổ chức bán hàng trả góp cho nhân dân
Mục đích của tín dụng tiêu dùng nhằm từng bước cải thiện đời sống
vật chất và sinh hoạt của các thành viên trong xã hội, mặt khác cũng nhằm khuyến kích nhân dân tiêu thụ hàng hóa trong điều kiện năng suất lao động
xã hội tăng cao
1.2.2 Sự cần thiết của tín dụng ngân hàng đối với quá trình phát triển
kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở đông bằng sông Cửu long
Trang 35Các nhà kinh tế học hiện đại đã chứng minh mối liên hệ nhân quả
giữa đầu tư vốn và phát triển kinh tế nói chung, kinh tế nông nghiệp và nông thôn nói riêng J.M Keynes trong lý thuyết đầu tư và mô hình số nhân
đã chứng minh rằng: “ Đâu tu sẽ bù đắp những thiếu hụt của câu tiêu dùng, từ đó tăng số lượng việc làm, tăng thu nhập, tăng hiệu quả cận biên của tư
bản và kích thích sản xuất tái phát triển" Bổ sung vào lý thuyết “số nhân” này của J.M.Keynes, các nhà kinh tế Mỹ đã đưa ra lý thuyết “gia tốc” nghiên cứu các quyết định đầu tư và chứng minh mối liên hệ giữa gia tăng sản lượng làm cho đầu tư tăng lên như thế nào Theo lý thuyết “gia tốc” để
vốn đầu tư tiếp tục tăng lên thì sản lượng bán ra phải tăng liên tục
Thực tế phát triển kinh tế của nhiều nước Châu Á như Hàn Quốc,
Đài Loan, Singapore, Hồng Kông đã chứng minh lý thuyết trên Các nước
này đã kiên trì thực hiện một chiến lược đầu tư cao trong thời kỳ công
nghiệp hóa, có nơi đạt 40% GDP như Singapore, các nơi khác đạt trên 30% GDP
Nguồn vốn đâu tư cho tăng trưởng và phát triển kinh tế bao gồm vốn tích lũy từ nội bộ nền kinh tế (vốn ngân sách, vốn trong dân), vốn vay
và viện trợ của các nước phát triển
Vốn tích lũy từ nội bộ nền kinh tế được tạo ra phụ thuộc vào hệ
thống luật pháp, các chính sách và biện pháp khuyến khích đầu tư và tiết kiệm Trong đó nguồn vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng rất quan trọng
Một phần thu thập của dân cư được gởi vào các ngân hàng và ngân hàng sẽ cho các doanh nghiệp và cá nhân vay để phát triển sản xuất
Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam mà nông nghicp là ngành sản xuất vật chất giữ vai trò quan trọng trong nên kinh tế Vì vậy
Trang 36việc đầu tư cho nông nghiệp có ý nghĩa chiến lược trong quá trình công
nghiệp hóa nên kinh tế nói chung, nông nghiệp và nông thôn nói riêng
Mục đích của đầu tư trong nông nghiệp nhằm tái tạo và nâng cao năng lực sản xuất, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông
nghiệp và nông thôn, thúc đẩy phân công lại lao động xã hội, ứng dụng
thành tựu và tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất cây trồng vật nuôi, khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống ở nông thôn, đẩy mạnh công nghiệp chế biến, cơ giới hóa, điện khí hóa nông
nghiệp, nông thôn Thực chất đó là quá trình tái tạo nâng cao năng lực,
hiệu suất của đất đai và tài nguyên
Nhu cầu vốn để giải quyết các lĩnh vực và khâu cốt yếu cho quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thòn theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở ĐBSCL từ nay đến năm 2000 và những năm tiếp theo, mỗi năm ước tính cần khoảng 2.583 tỷ (Bộ NN & PTNT), trong đó Nhà nước chỉ có khả năng đáp ứng khoảng 25% nhu cầu trên khai thác sức tự lực của dân cũng chỉ từ 20 đến 35% Do đó cần có chính sách tạo
nguồn vốn của hệ thống ngân hàng để cho vay phát triển kinh tế nông
nghiệp, nông thôn ở vùng này
Thực tế thời gian qua ở vùng ĐBSCL, hoạt động của hệ thống ngân hàng đã góp phần to lớn vào quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp và
nông thôn, đặc biệt giúp tăng nhanh sản lượng lương thực hàng hóa, đa dạng hóa sản phẩm của vùng, góp phân đảm bảo an toàn lương thực, đóng
Trang 37Thông qua hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng, lưu thông tiền tệ được ổn định, lạm phát được duy trì ở mức hợp lý, nhờ đó kích thích các doanh nghiệp và cá nhân tăng đầu tư để phát triển sản xuất ĐBSCL đóng góp trên 50% sản lượng lương thực cho cả nước có ý nghĩa quyết định đến ổn định và tăng sức mua của từng hộ nông dân cũng như sức mua của toàn vùng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trao đổi sản phẩm trong vùng và giữa vùng với cả nước, với nước ngoài
Nhà nước luôn quan tâm và hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL Bên cạnh việc hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách để xây dựng các công trình thuộc cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, hệ thống đê bao chống lũ, sử dụng quỹ bình ổn để bù lãi suất cho các doanh nghiệp kinh đoanh lương thực, phân bón Ngoài ra, Nhà nước còn thực hiện tài trợ gián
tiếp thông qua hệ thống các ngân hàng mà chủ yếu là NHNo & PTNT VN bằng các chương trình: cho vay tôn nên và làm sàn nhà trên cọc đối với hộ
chính sách và hộ nghèo, cho vay hộ nghèo có thu nhập thấp với lãi suất vay
vốn ưu đãi và điều kiện vay vốn đơn giản
Điểm nổi bật của hoạt động tín dụng ngân hàng ở ĐBSCL là thực hiện thành công chính sách cho vay kinh tế hộ trong hơn 6 năm qua Nhưng hoạt động này vẫn chưa thật sự thỏa mãn nhu cầu vốn hợp lý và đa dạng ở
nông thôn vẫn còn mang nặng tính chất tín dụng truyền thống với đối tượng
cho vay vẫn là vật tư, lao vụ, dich vu cho san xuat vật chất trực tiếp và trên
cơ sở đó khi kết thúc chu kỳ sản xuất kinh doanh thì thực hiện tính hoàn trả
Trong khi đó các đối tượng thuộc cơ sở hạ tầng chỉ trông chờ vào sức đân
và cấp phát khơng hồn lại của Nhà nước thực tế làm cho vùng nông thôn
ĐBSCL tụt hậu càng xa hơn so với thành thị và một số vùng khác nhất là so
Trang 38Đã đến lúc đối với cơ sở hạ tầng như đường nông thôn, nhà ở, điện, nước
sạch cần có sự kết hợp khai thác triệt để các nguồn vốn trong dân, ngân sách Nhà nước, tín dụng ngân hàng sẽ là động lực thúc đẩy kinh tế xã hội
vùng này phát triển nhanh hơn
Quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta đòi hỏi sự giao lưu kinh tế với
các nước trong khu vực Đông Nam Châu Á và nhiều nước khác dưới hình
thức các hợp đồng xuất nhập khẩu, hợp tác sản xuất, hỗ trợ kỹ thuật, liên
doanh liên kết sản xuất, hỗ trợ đầu tư vốn nhằm phát huy lợi thế so sánh của mỗi nước, tăng sức cạnh tranh trên thị trường ở khu vực và thị trường
thế giới Vùng ĐBSCL với thế mạnh về sản xuất nồng nghiệp, thủy, hải sẩn, nguồn nhân lực dổi dào với truyền thống cần cù lao động hoàn toàn có khả năng tham gia các quan hệ kinh tế với bên ngoài Do đó việc khuyến
khích phát triển hoạt động tín dụng ngân hàng ở vùng này - khu vực năng
động, kinh tế thị trường đang phát triển sẽ góp phần đẩy nhanh tiến trình hội nhập nền kinh tế nước ta với khu vực và thế giới
Từ những lý lẽ và luận điểm cơ bản trên, sự tổn tại của tín dụng
ngân hàng là tất yếu khách quan xuất phát từ yêu phát triển tinh tế - xã hội
ở ĐBSCL, góp phần tạo điều kiện cho nông nghiệp, nông thôn phát triển,
khai thác mọi tiểm năng về vốn, đất đai, tư liệu sản xuất, hạn chế 'hất
nghiệp và áp lực của lao động nông thôn vào thành thị; tăng thu nhập, tăng sức mua của nông dân, kích thích tăng trưởng kinh tế
1.2.3 Vài nét về hệ thống tín dụng tài trợ nônz nghiệp, nông thôn ở
đồng bằng sông Cửu long
Trang 391.2.3.1 Hệ thống ngân hàng thương mại và quỹ tín dụng nhân dân
Ngoài các chỉ nhánh NHNN đóng trụ sở tại tỉnh để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, hiện nay ở ĐBSCL hệ thống ngân hàng bao gồm:
- Các chi nhánh ngân hàng thương mại quốc doanh: NHNo & PTNT VN, NHCT VN, NHĐT &PT VN, NHNT VN
- Các ngân hàng thương mại cổ phần thành thị và nồng thôn
- Hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân
Hoạt động hệ thống ngân hàng và QTDND là hoạt động theo 2 pháp lệnh : Pháp lệnh NHNN Việt Nam và pháp lệnh ngân hàng, HTX -
TD và công ty tài chính nhằm đạt mục tiêu chung kiểm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền và góp phần tăng trưởng kinh tế Tại ĐBSCL hoạt động các ngân hàng nhằm khai thác nguồn vốn tại chỗ mở rộng đầu tư để khai thác tài nguyên, tiềm năng góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, đẩy
nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa vùng này 1.2.3.2 Ngân hàng phục vụ người nghèo
Được thành lập theo quyết định số 525/TTg của Thủ tướng Chính
phủ ngày 31/8/95, Ngân hàng phục vụ nguời nghèo là ngân hàng đặc thù của Việt Nam có chức năng khai thác các nguên vốn của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, của Chính phủ để cho người nghèo vay vốn phát
triển sản xuất, giải quyết đời sống, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói
giảm nghèo Ngân hàng Phục vụ người nghèo được miễn thuế doanh thu,
thuế lợi tức và được bù đắp trong các trường hợp rủi ro bất khả kháng Hoạt
động của Ngân hàng phục vụ người nghèo không vì mục đích sinh lời tuy
nhiên phải bảo toàn nguồn vốn
Trang 401.2.3.3 Hệ thống tín dụng của các tổ chức đoàn thể quần chứng
Các tổ chức này bao gồm Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân Hội Phụ
nữ, Hội Thanh niên Đặc biệt là Hội Phụ nữ rất tích cực trong các hoạt
động tín dụng quy mô nhỏ nhằm đáp ứng vốn cho các hội viên Các tổ chức này vừa nhận tiền tiết kiệm vừa tiến hành cho vay từ quỹ tiết kiệm đến các
thành viên trong nội bộ của tổ chức Việc huy động tiễn tiết kiệm và cho
vay của tổ chức này dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tự quản, bình đẳng và
tự chịu trách nhiệm
Hình thức này đáp ứng được các yêu cầu cơ bẩn như: đảm bảo an
toàn vốn, phục vụ vay vốn kịp thời, thủ tục vay vốn đơn giản và thuận lợi (có thể lấy ra bất cứ lúc nào, lấy một phần hoặc tất cả theo yêu cầu của người gởi tiền tuỳ theo quy ước của tổ chức)
Đây là hình thức được nhân dân tiếp nhận và Nhà nước đang tạo điều kiện khuyến khích phát triển Những tổ chức này cũng có thể tham gia nhận làm các đại lý thực hiện một số dịch vụ cho ngân hàng và các tổ chức
tài trợ trong và ngoài nước, nhất là đối với các chương trình vì mục đích tạo
công ăn việc làm và mục tiêu xóa đói giảm nghèo
Ngoài ra các tổ chức cho vay tự phát trong nội bộ nhân dân vẫn tồn tại, ở vùng nông thôn xa xôi chưa có hoạt động tín dụng củ hệ thống ngân hàng hoặc hoạt động này chưa đủ mạnh, nhu cầu vốn cho sản xuất lại rất
lớn làm nảy sinh người sản xuất thiếu vốn từ đó hình thành các quan hệ vay
vốn trong nội bộ nhân dân Hình thức này rất phong phú đa dạng như:
- Cho vay không lấy lãi đang là hình thức tương trợ giúp đỡ nhau lúc khó khăn giữa những người thân trong gia đình, bà con, chòm xóm