Kiến thức - Bức tượng đài bi tráng về người nông dân Nam Bộ yêu nước buổi đầu chống thực dân Pháp - Thái độ cảm phục, xót thương của tác giả - Tính trữ tình, thủ pháp tương phản và việc
Trang 1Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 20 + 21: Văn bản: VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
Nguyễn Đình Chiểu
I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1 Kiến thức
- Bức tượng đài bi tráng về người nông dân Nam Bộ yêu nước buổi đầu chống thực dân Pháp
- Thái độ cảm phục, xót thương của tác giả
- Tính trữ tình, thủ pháp tương phản và việc sử dụng ngôn ngữ
2 Kĩ năng
- Đọc - hiểu bài văn tế theo đặc trưng thể loại
3 Thái độ
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước
II CHUẨN BỊ
1 Giáo viên: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
2 Học sinh: SGK, Vở ghi, Vở soạn.
III PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp qui nạp: HS khảo sát bài tập bằng hình thức trao đổi, thảo luận nhóm sau đó GV tổng kết, nhấn mạnh trọng tâm nội dung bài học
IV TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1 Ổn định trật tự
2 Kiểm tra bài cũ
Trình bày những nét chính về cuộc đời của NĐC
Nêu nội dung thơ văn NĐC, cho ví dụ, phân tích
3 Bài mới
Cuộc đời Đồ Chiểu là một tấm gương sáng ngời về nghị lực phi thường vượt lên số phận ,lòng yêu nước thương dân, tinh thần bất khuất trước kẻ thù.Để hiểu rõ hơn , chúng ta nghiên cứu về cuộc đời và tác phẩm của ông
Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs Nội dung
Dựa vào phần tiểu dẫn,
em hãy nêu hoàn cảnh
ra đời của bài văn tế.
Tác phẩm ra đời vào cuối 1861, đầu 1862
Đây là thời điểm cả nước, đặc biệt là nhân dân miền Nam đang sôi sục đứng lên chống lại thực dân Pháp Ngày 16 – 12 – 1861 xảy ra một trận đánh đồn Cần Giuộc, nhiều nghĩa sĩ nông dân đã tập kích, phá đồn, tiêu diệt được
B Tác phẩm
I Đọc hiểu khái quát
1 Hoàn cảnh sáng tác
Viết trong buổi nhân dân
tổ chức truy điệu các nông dân nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận tấn công đồn Cần Giuộc ngày 16 –
12 – 1861
Trang 2Văn tế là gì?
Chúng có những đặc
điểm gì?
Bố cục thông thường của
1 bài văn tế gồm mấy
phần? Nội dung của mỗi
phần là gì?
nhiều giặc Pháp và tay sai, trong trận này, nghĩa binh chết gần 20 người Cảm kích trước lòng dũng cảm của nghĩa sĩ, tuần phủ Gia Định giao cho cụ Đồ Chiểu viết bài văn tế đọc tại buổi lễ truy điệu các nghĩa sĩ
Bài văn tế đã khích lệ tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc và ý chí chiến đấu và bảo vệ tổ quốc…
Loại văn gắn với tang
lễ, bày tỏ lòng tiếc thương đối với người đã khuất
- Gồm 2 nội dung:
+ Kể lại cuộc đời, công đức, phẩm hạnh của người đã khuất
+ Bày tỏ nỗi đau tương của người còn sống -Âm hưởng: bi thương
- Giọng điệu: lâm li, thống thiết
- Viết theo nhiều thể:
văn xuôi, lục bát, phú…
- Đoạn lung khởi: luận chung về lẽ sống chết
- Đoạn thích thực: kể công đức, phẩm hạnh của người đã khuất
- Đoạn ai vãn: niềm thương tiếc đối với người đã chết + Đoạn kết (khốc tận):
bày tỏ niềm thương tiếc
và lời cầu nguyện của người đứng tế
2 Thể văn tế
a.Khái niệm
b Đặc điểm
c Bố cục
Trang 3Bố cục của bài văn tế
nghĩa sĩ Cần Giuộc?
Từ hỡi ôi gợi cho em suy
nghĩ gì?
Súng giặc tượng trưng
cho điều gì?
Hình ảnh “trời-đất” ở 2
vế câu gợi không gian
ntn?
Động từ “rền, tỏ” gợi
nên điều gì?
Câu đầu tiên tái hiện bối
cảnh ntn?
Câu mười năm… có gì
mâu thuẫn? Gợi cho em
suy nghĩ gì?
Hình ảnh đối lập giữa 2
vế của câu văn biền ngẫu
có ý nghĩa ntn?
Tóm lại, hai câu văn đã
tạo nên một cái “nền”
- Đoạn 1: Từ đầu…
‘vang như mõ”
- Đoạn 2: Tiếp theo…
“tàu đồng súng nổ”
- Đoạn 3: Tiếp theo …
“ai cũng mộ”
- Đoạn 4: Còn lại
-Mở đầu: “Hỡi ôi!”
Tiếng than lay động lòng người
-Nt: đối: Súng giặc đất rền – Lòng dân trời tỏ
Phác hoạ lại một thời đại đau thương nhưng anh hùng Thực dân Pháp xâm lược, hung bạo với vũ khí tối tân, ta chống lại giặc chỉ có tấm lòng, chiến đấu vì chính nghĩa
-ý thức rõ con đường đánh Tây là hoàn toàn đúng, vì nhân nghĩa, là hành động cao cả đáng biểu dương
- 10 năm >< 1 trận: cái chết bất tử, tiếng thơm còn mãi muôn đời
-> cái nền khắc họa vẻ đẹp bức chân dung người nghĩa sĩ
II Đọc hiểu chi tiết
1 Lung khởi: Khái quát bối cảnh và ý nghĩa cái chết bất tử
-Hỡi ôi: cảm giác đau
đớn, tột độ, khôn nguôi
- Súng giặc: sự hiện diện của các thế lực xâm lược tàn bạo
- Lòng dân: ý chí, nghị lực của nhân dân quyết tâm đánh giặc cứu nước
- trời – đất: gợi không gian vũ trụ rộng lớn
- động từ “rền – tỏ”: gợi
sự khuếch tán âm thanh, rực rỡ của ánh sáng -> khái quát bối cảnh và tình thế căng thẳng của thời đại: Một cuộc đụng
độ giữa giặc xâm lược tàn bạo và ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân ta
-10 năm công vỡ ruộng: không ai biết
- 1 trận nghĩa đánh Tây: tuy thất bại nhưng tiếng thơm còn mãi
- 10 năm >< 1 trận
-> ý nghĩa sống-chết;
nhục-vinh được thể hiện
rõ qua các vế câu biền ngẫu Từ đó khẳng định quan niệm sống cao cả
của nghĩa quân : Chết vinh còn hơn sống nhục.
Trang 4hoành tráng để tác giả đi
sâu khắc hoạ vẻ đẹp của
bức chân dung người
nghĩa binh Cần Giuộc.
Những người nghĩa sĩ
xuất thân từ đâu?
Nhà thơ xúc động, cảm
thông, chia sẻ với cuộc
đời nhỏ bé và thân phận
“con sâu cái kiến” của
người nông dân nghĩa sĩ.
Có thể nói, bao nhiêu tình
cảm yêu thương của nhà
thơ dành cho người nông
dân đánh giặc đều được
dồn nén và đọng lại ở hai
chữ “ cui cút” trong đoạn
thơ
Vì là nông dân thuần
tuý, nên họ chỉ quen
những gì và chưa hề biết
đến những gì?
Nhận xét về bpnt được
sd trong câu văn và nêu
tác dụng của nó?
NĐC nói lên những điều
rất bình thường của người
nông dân, nhưng nó là
bước đệm cho lời khen
của tác giả, họ không biết
gì đến giặc mà phải đánh
giặc, họ làm những điều
không thuộc về họ Họ có
lòng yêu nước sâu sắc.
Khi giặc Pháp đánh
chiếm quê hương họ, họ
-Cui cút làm ăn” làm
ăn một cách âm thầm, lặng lẽ tội nghiệp -“Toan lo nghèo khó”
Quanh năm lo làm ăn vất vả mà quanh năm vẫn cứ đói rách
-Họ biết: ruộng trâu, làng bộ, cày cấy, cuốc, bừa
Không hề biết: cung ngựa, trường nhung, tập khiêng, tập súng, tập mác, tập cờ,
2 Thích thực: Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ
a.Nguồn gốc của nghĩa quân
- Là những người suốt một đời “làm ăn” lam lũ,
“cui cút” với bao lo toan nghèo khó
-Họ chỉ quen công việc nhà nông Thế giới mà
họ biết chỉ là không gian làng xã
- Họ chưa hề biết đến việc binh đao, trận mạc -> nghệ thuật liệt kê
=> đoạn văn đã giới thiệu một cách cụ thể về nguồn gốc của nghĩa sĩ :
họ là những người nông dân nghèo khổ, lam lũ, chất phác, cần cù, gắn bó với làng quê thanh bình, chưa hề biết đến chiến trận binh đao
b.Thái độ của người nông dân khi thực dân Pháp xâm lược quê hương
Trang 5có thay đổi như thế nào
về tâm trạng, thái độ,
hành động?
-Khi đất nước có ngoại
xâm, họ làm gì?
t/d của h/a so sánh
“trông tin quan như…”?
Thái độ của nhân dân
đối với giặc như thế
nào?
Hình ảnh so sánh có ý
nghĩa ntn?
Họ đã nhận thức ntn về
ý thức chủ quyền dân
tộc?
->Tấm lòng của người
nông dân đối với đất nước
“Treo dê bán chó” gợi
thành ngữ nào? t/d
Từ đó họ có những hành
động gì?
Tóm lại, đoạn văn thể hiện
sự chuyển biến phi thường
từ người nông dân hiền
lành, chất phác trở thành
người có ý thức trách
Họ trông chờ vào thái
độ và hành động đánh giặc cứu dân của triều đình nhưng bặt vô âm tín
t/ h khát vọng, sự chờ mong của người dân vào “phụ mẫu”
->Hình ảnh so sánh:
kiểu căm ghét rất nông dân tự nhiên, cụ thể ->
mang đặc trưng của con người Nam Bộ
+ Căm thù quân giặc:
ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ, muốn tới
ăn gan, muốn ra cắn cổ
“…chém rắn đuổi hươu”: hành động cứơp nước của Pháp
“… treo dê bán chó”:
vạch trần bộ mặt của Pháp xâm lược VN mà bảo là khai hoá
-Về tình cảm:
+ Họ hồi hộp lo lắng, căng thẳng->Trông đợi vào triều đình->cảm thấy thất vọng khi bị bỏ rơi
+ Họ căm ghét kẻ thù
xâm lược: như nhà nông ghét cỏ -> long yêu ghét
rõ rang, mãnh liệt
+ Lòng căm thù : Muốn
tới ăn gan, muốn ra cắn
cổ
-> động từ mạnh: sự căm thù lên đến tột đỉnh, muốn hành động một cách dứt khoát
- Về nhận thức : + Họ nhận thức đúng đắn
về sự thống nhất về lãnh thổ đất nước là “mối xa thư đồ sộ”, không thể bị
kẻ thù chia cắt
+ Họ nhận rõ bộ mặt lừa dối, cướp nước của td Pháp
->Xác định trách nhiệm của bản thân với đất nước
-Về hành động:
+ không đợi đòi, bắt +không trốn ngược- xuôi
+xin ra sức đoạn kình +quyết ra tay bộ hổ ->Họ xung vào đội quân
Trang 6nhiệm và tự nguyện vì đại
nghĩa đứng lên đánh giặc.
Họ hiện ra trong vóc dáng
của những người nghĩa sĩ
Người nông dân trở thành
chiến sĩ với sự hăm hở, tự
tin với sức mạnh truyền
thống của dân tộc, với
lòng yêu nước mãnh liệt.
Em có nhận xét gì về quá
trình chuyển hoá của
người nông dân?
Khi bước vào cuộc
chiến, nghĩa quân được
trang bị những gì?
Nhận xét về những vật
dụng đó?
Giặc được trang bị
những gì?
Họ đã chiến đấu ntn?
Chi tiết nào nói lên điều
đó?
Họ lấy gan vàng đọ với
đạn nhỏ, đạn to, tàu thiếc,
tàu đồng ( vũ khí tối tân,
hiện đại)Họ hy sinh
nhưng vẫn là những anh
hùng bất tử
Bình Đây là cuộc chiến
không cân sức, vì vậy, dù
họ có thất bại, họ vẫn là
những anh hùng bất tử
Ý nghĩa của trận đánh ấy
không chỉ là tạo được
chiến thắng oanh liệt mà
còn ở chỗ qua trận đánh,
người nghĩa quân đã
Đây là sự chuyển hoá phi thường từ người nông dân hiền lành chất phác, trở thành người có
ý thức trách nhiệm và tự nguyện vì đại nghĩa mà đứng lên đánh giặc cứu nước
Đó là những vật dụng nghèo nàn, thô sơ trong cuộc sống lao động hàng ngày đã trở thành
vũ khí để nghĩa quân đánh giặc Họ bước vào trận đánh mà như mang theo cả hơi thở của đồng ruộng
Giặc: đạn nhỏ, đạn to, tàu sắt, tàu đồng
khí thế tấn công như vũ bão, làm tăng vẻ đẹp tráng ca, hiên ngang, bất khuất, kiên cường, đẹp trong tư thế ngẩng cao đầu, tay cầm vũ khí
Gan dạ, coi thường sự hiểm nguy, xông vào đồn giặc với tất cả sức mạnh của lòng yêu nước, căm thù giặc,
bức tranh công đồn chân thực hào hùng, sinh động, làm sống dậy khí thế xông trận ồ ạt
chiến đấu đánh giặc bằng một tinh thần tự nguyện
c.Người nghĩa sĩ trong trận Cần Giuộc
- Trang bị của nghĩa
quân khi vào trận: manh
áo vải, rơm con cúi, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, không học binh thư, không được tập rèn, bày
bố -> liệt kê ->thô sơ, thiếu thốn, mâu thuẫn với kẻ thù
-Tinh thần chiến đấu của nghĩa sĩ:
+Khí thế tiến công: đạp rào lướt tới, xô cửa xông vào, đâm ngang, chém ngựơc
->Hàng loạt động từ mạnh; nhịp điệu dồn dập, nhanh mạnh, dứt khoát +Tinh thần:coi giặc như không, nào sợ thằng Tây,liều mình như chẳng có…
+Chiến công:đốt nhà,
chém đầu quan hai, khiến quân giặc hồn kinh khiếp sợ
=> Tinh thần xả thân của những người dân chân đất mang trọng trách và
Trang 7khẳng định thêm, làm
sáng tỏ chân lí của lịch sử:
+ Chân lí về lòng yêu
nước, vai trò tự nguyện, tự
giác của người dân trong
chiến đấu từ xưa đến nay
+ Chân lí về khả năng
chiến thắng của ý chí con
người
Bình Lời văn có tính chất
hồi tưởng, đặc biệt với
cảm hứng ngợi ca anh
hùng, hình ảnh người
nông dân nghĩa quân Cần
Giuộc hiện lên như một
tượng đài nghệ thuật sừng
sững, rực rỡ hiếm thấy
Lần đầu tiên người nông
dân VN bước vào văn học
với tư thế đưòng hoàng,
đĩnh đạc mang tầm vóc và
vẻ đẹp có thực của mình
Cho hs đọc lại đoạn ai
vãn, tìm hiểu những
nguồn cảm xúc cộng
hưởng trong tiếng khóc
thương của tác giả
Nỗi tiếc thương khi
nghĩa quân hi sinh mà sự
nghiệp còn dang dở thể
hiện qua các chi tiết
nào?
Niềm tiếc thương, đau
xót của nhân dân với
những người nghĩa sĩ thể
hiện qua chi tiết nào?
như vũ bão, một khí thế hiếm thấy trong lịch sử văn học và lịch sử dân tộc
tác giả đã phát hiện và
ca ngợi phẩm chất cao quý tiềm ẩn đằng sau những manh áo vải, sau cuộc đời vất vả lam lũ của người nông dân là lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ dân tộc Từ đó, nhà thơ đã tạc lên một bức tượng đài nghệ thuật về vẻ đẹp hiên ngang, bất khuất, kiên cường của người nông dân Nam Bộ trong buổi đầu kháng Pháp
“xác phàm vội bỏ…;
nào đợi gươm hùm treo mộ…; tủi phận bạc trôi theo dòng nước lũ…”
( cỏ cây …sầu giăng;
già trẻ …luỵ nhỏ)
“…khóc trẻ”.
“chạy tìm chồng”.
chí khí của những anh hùng thời đại
3 Ai vãn - Niềm tiếc thương, đau xót cùng thái độ cảm phục của tác giả và nhân dân đối với người nghĩa sĩ
- Nỗi tiếc hận của người phải hi sinh khi sự nghiệp còn dang dở, chí nguyện chưa thành
- Bày tỏ sự tiếc thương của nhân dân trước sự hy sinh của nghĩa quân
- Cảm thông và chia sẻ với nỗi đau đớn, xót xa
của người thân nghĩa sĩ : + Nỗi đau như xé lòng
của người mẹ già
+Nỗi bơ vơ, mất nơi nương tựa của những
Trang 8Phần kết của tác phẩm
mang nội dung gì? Hình
tượng người nghĩa sĩ ở
giai đoạn này có gì đáng
chú ý?
Khái quát những giá trị
nội dung và nghệ thuật?
Nêu ý nghĩa văn bản?
Ca ngợi tinh thần chiến đấu đến cùng và tư tưởng trung quân của
nghĩa sĩ (sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc…; sống thờ vua, thác cũng thờ vua )
+ Khẳng định sự bất tử của nghĩa sĩ trong lòng
dân tộc ( danh thơm đồn Đình miếu để thờ…muôn đời…)
Chất trữ tình
- Thủ pháp tương phản
và cấu trúc của thể văn biền ngẫu
-Ngôn ngữ vừa trang trọng, vừa dân dã, mang đậm sắc thái Nam Bộ
Ý nghĩa văn bản
- Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người nghĩa
sĩ nông dân
- Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, người nông dân có mặt ở vị trí trung tâm và hiện ra với tất cả vẻ đẹp vốn có của họ
người vợ trẻ -Nỗi căm hờn đã gây nên
nghịch cảnh éo le: “vì ai khiến quan quân khó nhọc….ăn tuyết nằm sương…”
4 Phần kết - Ý nghĩa bất tử của cái chết anh hùng
- Sống – thác: một lòng
vì nước vì dân
- Tiếp tục tiếng khóc quặn lòng – cái tang chung của mọi người, của cả thời đại, là khúc
bi tráng về người anh hùng thất thế
Bất tử trong lòng nhân dân
III Tổng kết
1 Nghệ thuật
-Xây dựng thành công hình tượng nhân vật tập thể
-Cảm xúc chân thành, sâu nặng, mãnh liệt -Giọng văn bi tráng, thống thiết, căm thù, hừng hực;
-Ngôn ngữ giản dị, dân
dã đậm sắc thái Nam Bộ; -Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật
2 Nội dung
-Là bức tượng đài bất tử
về người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc đã dũng cảm chiến đấu hy sinh vì
Tổ Quốc
-Là tiếng khóc bi tráng của một thời kỳ lịch sử đau thương nhưng vĩ đại
IV Luyện tập
Trang 9Gv giao bài tập về nhà cho
Hs
Tiếng khóc của tác giả xuất phát từ những nguồn cảm xúc nào?Vì sao tiếng khóc này không
hề bi luỵ.
4 Củng cố:
- Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ được tái hiện như thế nào?
- Thành công về nghệ thuật của bài văn tế?
5 Dặn dò:
Học bài
Chuẩn bị bài “Thực hành về thành ngữ, điển cố”