1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Trình bày vai trò của sổ kế toán chi tiết, bảng cân đối tài khoản kế toán và các báo cáo tài chính

18 1,5K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 550,66 KB

Nội dung

Các thông tin tài chính của doanh nghiệp cung cấp cho nhiều người và được nhiều đối tượng quan tâm, khai thác sử dụng phục vụ cho các quyết định kinh tế, quyết định kinh doanh.Nguồn thôn

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

BÔ MÔN: KÊ TOÁN NGÂN HÀNG

BÀI THẢO LUẬN

ĐỀ TÀI 4 : Trình bày vai trò của Sổ kế toán chi tiết, Bảng cân đối tài khoản kế toán và các báo cáo tài chính

HÀ NÔI, THÁNG 10, NĂM 2014

Trang 2

Mục lục:

Lời nói đầu ……… 5

I Vai trò của sổ kế toán chi tiết ……… ……… …6

1 Khái niệm……….6

2 Đặc điểm ……… 6

3 Vai trò……… 6

3.1 Đối với nhân viên kế toán nói chung và kế toán ngân hàng nói riêng……… 6

3.2 Vai trò đối với quản lí ngân hàng …….……….7

3.3 Đối với cơ quan kiểm toán ……….… 7

4 Thực trạng ……… 8

II Bảng cân đối tài khoản kế toán 1 Khái niệm……….……….8

2 Đặc điểm……… 8

3 Vai trò……… 8

3.1 Vai trò đối với nhân viên kế toán……… 9

3.2 Quản lí TCTD ……… 9

3.3 Đối với NHNN……… 9

III Báo cáo tài chính 1 Khái niệm……….……….10

2 Vai trò……… …….10

2.1 Vai trò đối với doanh nghiệp lập BCTC ………10

2.2 Vai trò đối với người đầu tư………11

2.3 Vai trò đối với ngân hàng………11

2.4.Vai trò đối với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm………,, ,.12

2.5 Vai trò với các cá nhân, tổ chức ngoài doanh nghiệp……….……… ….12

2.6 Vai trò với cơ quan chức năng của Nhà nước …….……… 12

2.7 Vai trò với cơ quan kiểm toán……….……… 13

IV Thực trạng việc sử dụng báo cáo tài chính tại Vietcombank……….….… 13

1 Bảng cân đối kế toán ……… …… 14

Trang 3

2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh……… ………….14

3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ……….15

4 Thuyết minh báo cáo tài chính……… …15

V Giải pháp hoàn thiện việc sử dụng báo cáo tài chính……….…… 17

Trang 4

Lời nói đầu

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực như sự phát triển của thị trường chứng khoán, sự năng động của các doanh nghiệp, các hoạt động đầu tư diễn ra vô cùng sôi động và đa dạng thì thông tin tài chính đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong nền kinh tế

xã hội Các thông tin tài chính của doanh nghiệp cung cấp cho nhiều người và được nhiều đối tượng quan tâm, khai thác sử dụng phục vụ cho các quyết định kinh tế, quyết định kinh doanh.Nguồn thông tin tài chính chủ yếu được thu thập từ việc phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, để có được thông tin hữu ích để phục vụ nhu cầu quản lí, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh cũng như đề ra các phương án kinh doanh tốt nhất thì mỗi doanh nghiệp đều phải sử dụng các loại sổ sách kế toán cũng như các báo cáo tài chính theo quy định của nhà nước về luật kế toán Mỗi loại sổ sách đều có đặc điểm và vai trò cũng như tầm quan trọng khác nhau đối với hoạt động kế toán Sau đây nhóm chúng em sẽ đi sâu vào làm rõ vai trò của sổ kế toán chi tiết , bảng cân đối tài khoản và báo cáo tài chính đối với các doanh nghiệp nói chung và vai trò của nó đối với ngân hàng nói riêng đồng thời cũng đánh giá khái quát về thực trạng việc sử dụng các loại báo cáo tài chính trong hoạt động ngân hàng

Em xin chân thành cám ơn cô Phạm Hồng Linh đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này

Trang 5

I.Sổ kế toán chi tiết

1 Khái niệm

Số kế toán chi tiết là sổ dùng để ghi chi tiết của một loại vốn, một nguồn vốn hay một nghiệp vụ kinh tế tài chính nào đó của đơn vị kế toán

2 Đặc điểm của sổ kế toán chi tiết

 Nó dùng để theo dõi chi tiết về tình hình tăng giảm của tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí của từng tài khoản Sổ chi tiết còn theo dõi theo từng đối tượng công nợ phải thu và đối tượng công nợ phải trả cũng như theo dõi chi tiết từng mặt hàng tồn kho (Nguyên vật liệu, Thành phẩm, CCDC, Hàng hóa) …

 Số lượng, kết cấu các sổ kế toán chi tiết không quy định bắt buộc Các doanh nghiệp căn cứ vào quy định mang tính hướng dẫn của Nhà nước về sổ

kế toán chi tiết để thiết kế các mẫu sổ sử dụng phù hợp trong đơn vị mình

 Số chi tiết cần nêu rõ nội dung của nghiệp vụ, số hiệu và tên của chứng

từ, số tiền của chứng từ gốc

 Nếu ở tài khoản tổng hợp, việc ghi chép được thực hiện với một thước

đo duy nhất là thước đo giá trị thì ở tài khoản chi tiết việc ghi chép được thực hiện không chỉ bằng thước đo giá trị, mà có thể còn dùng đến các loại thước

đo khác như thước đo hiện vật để bổ sung

 Về nội dung phản ánh, sổ kế toán chi tiết có nội dung phản ánh của sổ

kế toán tổng hợp Do mối quan hệ đó, kết cấu của tài khoản chi tiết cũng giống kết cấu của tài khoản tổng hợp Vị trí của số dư đầu kỳ, cuối kỳ của số phát sinh tăng ( giảm ) của hai loại tài khoản này giống nhau

3 Vai trò của sổ kế toán chi tiết

3.1 Đối với nhân viên kế toán nói chung và nhân viên kế toán ngân hàng nói riêng

 Giúp nhân viên kế toán dễ dàng hơn trong quá trình làm việc nếu phát hiện có sai sót ở số cái thì người kế toán có thể sử dụng sổ chi tiết để đối

Trang 6

chiếu lại để điều chỉnh cho đúng, có tác dụng rất lớn trong việc giảm thiểu thời gian để tìm nguồn gốc những sai sót

3.2.Đối với nhà quản lí ngân hàng

 Sổ Kế toán chi tiết giúp phản ánh và kiểm tra một cách chi tiết, tỉ mỉ từng loại tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí chưa được phản ánh trên sổ nhật kí và

sổ cái theo yêu cầu quản lý cụ thể của đơn vị kế toán Đặc biệt ở cấp độ quản

lý nghiệp vụ đòi hỏi những chỉ tiêu có mức độ chi tiết hơn, như chi tiết về từng khách hàng vay vốn, các loại chứng khoán kinh doanh, đầu tư là gì

…Không có những tài liệu có nội dung tỉ mỉ như thế sẽ không đủ căn cứ để lập kế hoạch về nhiều mặt công tác ở ngân hàng và không đủ tài liệu để đánh giá tình hình được sâu sắc Đồng thời nó giúp cho nhà lãnh đạo ngân hàng có thể đưa ra các giải pháp phù hợp để điều chỉnh các đối tượng khi cần thiết

Ví dụ : Khi xem xét TSCĐ thì quản lí ngân hàng có thể biết được loại tài sản nào có thời hạn sử dụng thế nào, đã khấu hao được bao nhiêu để có thể mua sắm, bổ sung các máy móc, thiết bị mới cần thiết

3.3 Đối với cơ quan kiểm toán :

 Sổ kế toán chi tiết cũng có vai trò rất lớn đối vớiKiểm toán nội bộ hoặc

cơ quan thuế xuống thanh tra giám sát các hoạt động của ngân hàng Để kiểm tra tính chính xác của các số liệu trên các bảng cân đối kế toán hoặc để biết thêm thông tin về một loại đối tượng khách hàng cụ thể thì phải sử dụng đến sổ kế toán chi tiết

Ví dụ : Trên bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2013 của BIDV có số dư

nợ tài khoản cho vay khách hàng là 391.889.tỷ đồng Để kiểm tra chi tiết thành phần của tài khoản này thì sẽ sử dụng sổ kế toán chi tiết để phản ánh số tiền cho vay từng khách hàng cụ thể

Nợ TK 2111 ( khách hàng Nguyễn Văn Anh ) : 2 tỷ

Có TK 1011 : 2 tỷ

Nợ TK 2111 ( khách hàng Lê Văn Chương ) : 3 tỷ

Có TK 1011 : 3 tỷ

Trang 7

Khi nhìn vào sổ kế toán chi tiết ta có thể biết được số dư nợ của khách hàng

là bao nhiêu, có trả đủ gốc và lãi đúng hạn không để có các biện pháp xử lí kịp thời

4.Thực trạng sử dụng số kế toán chi tiết

 Có thể thấy ngày nay để phục vụ cho nhu cầu quản lí của mình thì hầu hết ngân hàng hay các doanh nghiệp đều sử dụng sổ kế toán chi tiết để phản ánh các nghiệp vụ phát sinh đặc biệt là đối với những doanh nghiệp có nhiều loại tài khoản nhỏ cần theo dõi

 Đối với doanh nghiệp thì đã sử dụng sổ chi tiết để phản ánh các loại tài khoản như phải trả hoặc phải thu để theo dõi chi tiết trên từng đồi tượng khách hàng và không được bù trừ số dư nợ và có của tài khoản 131 và 331

 Các ngân hàng đều có sổ kế toán chi tiết của mình để phản ánh số tiền huy động và cho vay đối với từng đối tượng khách hàng cụ thể cũng như phân loại các loại chứng khoán đầu tư và chứng khoán kinh doanh để dễ dàng quản lí và kiểm soát cũng như có biện pháp xử lí nhanh chóng các nghiệp vụ phát sinh

II Vai trò của bảng cân đối tài khoản kế toán

1 Khái niệm

Bảng cân khoản kế toán (BCĐTKKT) là báo cáo kế toán tổng hợp, phản ánh toàn

bộ giá trị tài sản hiện có và các nguồn hình thành những tài sản đó của đơn vị sau một thời kỳ nhất định theo chỉ tiêu các tài khoản tổng hợp Nó thể hiện chi tiết số

dư đầu kì, số phát sinh và số dư cuối kì của mỗi tài khoản kế toán doanh nghiệp

sử dụng hạch toán trong kỳ

2 Đặc điểm

 Cơ sở để lập BCĐTKKT là số liệu về doanh số, số dư đầu kỳ và cuối kỳ của sổ kế toán tài khoản tổng hợp sau khi đã đối chiếu khớp đúng với bảng kết hợp tài khoản tháng (năm)

 Đối với các tài khoản nội bảng thì:

o Tổng dư Nợ đầu kỳ = Tổng dư Có đầu kỳ

Trang 8

o Tổng số phát sinh Nợ trong kỳ = Tổng số phát sinh Có trong kỳ

o Tổng dư Nợ cuối kỳ = Tổng dư Có cuối kỳ

3 Vai trò

3.1 Đối với nhân viên kế toán

 BCĐTKKT được xem như 1 trong những phương pháp kiểm tra trước khi lập các báo cáo tài chính Kiểm tra số liệu là yêu cầu tất yếu khách quan của kế toán Trong quá trình ghi chép hàng ngày kế toán phải kiểm tra, đối chiếu giữa số liệu chi tiết với số tổng cộng, giữa chứng từ với số sách nhằm bảo đảm cho việc ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách chính xác Tuy nhiên sự sai sót trong quá trình tính toán, xử lý số liệu và ghi chép sổ sách là điều vẫn có thể xảy ra vì khối lượng ghi chép, tính toán của kế toán rất lớn Do đó vào lúc cuối kỳ trước khi lập báo cáo tài chính, kế toán cần phải kiểm tra lại toàn bộ số liệu đã ghi chép, tính toán trong kỳ nhằm bảo đảm sự đáng tin cậy của các chỉ tiêu kinh tế sẽ được trình bày trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lúc cuối kỳ

 Cung cấp tài liệu để lập bảng cân đối kế toán

3.2 Đối với nhà quản lý TCTD

 Giúp nhà quản lý đánh giá tổng quát về tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình và kết quả kinh doanh của ngân hàng trong một kỳ kế toán cũng như

tại thời điểm lập báo cáo

 Phát hiện kịp thời những thiếu sót, những nhân tố làm giảm kết quả hoạt động kinh doanh để có biện pháp chủ động phòng ngừa và hạn chế rủi ro, hạn chế tác động của những nhân tố tiêu cực, tìm ra và khai thông những nhân tố tích cực

3.3 Đối với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Trang 9

Khai thác số liệu để phục vụ cho việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn

do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định; Quản lý và lưu trữ các báo cáo

theo quy định hiện hành

4 Thực trạng

 Định kỳ hàng tháng, các TCTD phải lập và gửi Bảng cân đối tài khoản

kế toán (bằng cả văn bản và file) về Ngân hàng Nhà nước chậm nhất vào

ngày 10 tháng kế tiếp, về Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương nơi đơn vị TCTD đóng trụ sở chậm nhất vào ngày 07 tháng

kế tiếp

 Đối với hệ thống tài khoản kế toán các TCTD thống đốc NHNN quy

định và quản lý thống nhất đến chỉ tiêu TKTH cấp 3, do đó bảng CĐTK của

TCTD phải lập và nộp cho các cơ quan quản lí nhà nước sẽ phản ánh số liệu

kế toán của TKTH cấp 3, được tổng hợp lên TKKT cấp 2 và tổng hợp lên

TKKT cấp 1 Tuy nhiên trong nội bộ của TCTD bảng CĐTK được lập đến

TKTH cấp 4 hoặc 5 để nắm được tình hình biến động của tài sản , nguồn vốn

và các quỹ chi tiết hơn

III Các báo cáo tài chính

1 Khái niệm

Báo cáo tài chính là một hệ thống các số liệu cho biết tình hình tài sản và nguồn

vốn, luồng tiền và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp BCTC gồm có: bảng

cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết

minh báo cáo tài chính

2 Vai trò của Báo cáo tài chính

2.1 Vai trò đối với doanh nghiệp lập báo cáo tài chính

 BCTC cung cấp thông tin cho chủ doanh nghiệp, Hội đồng quản trị, Ban giám

đốc… các số liệu cần thiết để phân tích hoạt động tài chính, tiềm lực của doanh

nghiệp, tình hình công nợ, thu chi tài chính, khả năng tài chính, khả năng thanh

Trang 10

toán…để đưa ra các quyết định đúng đắn về những công việc cần phải tiến hành, phương pháp tiến hành đồng thời giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

 Cung cấp những thông tin, số liệu để kiểm tra giám sát tình hình hạch toán kinh doanh, tình hình chấp hành các chính sách chế độ kinh tế - tài chính của doanh nghiệp đồng thời giúp cho công tác dự báo về lập các kế hoạch tài chính ngằn hạn

và dài hạn của doanh nghiệp

2.2 Đối với nhà đầu tư

Để đưa ra được quyết định đầu tư đúng đắn thì nhà đầu tư phải sử dụng các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Một báo cáo tài chính thường niên đầy đủ bao gồm bốn phần chính đó là báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, bảng cân đối

kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bản thuyết minh báo cáo tài chính Các phần này đều có chức năng cung cấp cho các nhà đầu tư các thông tin khác nhau nhằm giúp nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp

doanh nghiệp báo cáo trong thời điểm hiện tại Khi xem xét bản cân đối kế toán các nhà đầu tư sẽ thấy được cơ cấu tài sản của doanh nghiệp và những nguồn lực chủ yếu mà doanh nghiệp dựa vào nhằm hình thành nên các tài sản đó Qua đó các nhà đầu tư có thể ước lượng được khả năng tăng trưởng của công ty trong tương lai để

có quyết định đầu tư đúng đắn

thành quả hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện tại thông qua các chỉ tiêu như doanh thu, chi phí, lợi nhuận hoặc thua lỗ.Từ đó các nhà đầu tư sẽ theo dõi tình hình tăng trưởng của doanh thu và sự gia tăng chi phí tương ứng để đánh giá được khả năng sinh lời và quản lý chi phí của doanh nghiệp theo thời gian

tiền doanh nghiệp đã nhận được và đã trả trong năm tài chính vừa qua

2.3 Vai trò đối với Ngân hàng :

Báo cáo tài chính là cơ sở quan trọng để đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh

Trang 11

doanh của bất kì doanh nghiệp nào Do đó nó giúp ngân hàng có thể đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn trong tương lai và để đưa ra quyết định có cấp tín dụng cho doanh nghiệp đó hay không

2.4 Đối với các tổ chức xếp hạng :

Dựa vào báo cáo tài chính để đưa ra các nhận định, đánh giá về sự phát triển của doanh nghiệp, là cơ sở để xếp hạng mức độ phát triển, hay mức độ an toàn khi đầu

tư vào công ty đó

2.5 Đối với cá nhân, tổ chức ngoài doanh nghiệp :

BCTC cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư, các chủ nợ, ngân hàng, đại lý và các đối tác kinh doanh về thực trạng tài chính, thực trạng sản xuất, kinh doanh, triển vọng thu nhập, khả năng thanh toán, nhu cầu về vốn của doanh nghiệp… dể quyết định hướng đầu tư, quy mô đầu tư, quyết định liên doanh hay thu hồi vốn, quyết định tài trợ vốn cho doanh nghiệp đó hay không

Ví dụ như trong năm tài chính mà kết quả hoạt động của doanh nghiệp âm, doanh thu giảm mạnh, hàng tồn kho tăng , hàng bán bị trả lại nhiều thì có thể là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không tốt, không bán được hàng Nếu đầu tư vào doanh nghiệp này có thể gặp rủi ro cao về khả năng thanh khoản, không trả được nợ Đánh giá được triển vọng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp để đưa ra được các quyết định đúng đắn xem có nên đầu tư hay cho vay doanh nghiệp đó hay không

2.6 Đối với cơ quan chức năng của nhà nước:

Phân tích, đánh giá, kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ

đó mà đưa ra các chính sách phù hợp với mục tiêu phát triển của đất nước như hỗ trợ hay thu hẹp các điều kiện sản xuất kinh doanh Dựa vào báo cáo tài chính để thực hiện thu thuế đối với các doanh nghiệp làm ăn có lãi

Ví dụ như trong điều kiện nền kinh tế khó khăn như hiện nay nhiều doanh nghiệp có tăng trưởng âm thì để hộ trợ cho các doanh nghiệp Nhà nước đã giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 25% xuống còn 22% để khuyến khích đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh

Ngày đăng: 17/09/2016, 12:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w