1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Nghị luận xã hội về kỹ năng sống

3 10,2K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 86,04 KB

Nội dung

Nghị luận xã hội về kỹ năng sống tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩnh...

ĐỀ 1: “Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy Ta có thêm ngày nữa để yêu thương” I. DÀN Ý: 1. Mở bài: - Giới thiệu được về triết lý sống của bản thân (Ở đây là mối quan hệ giữa tình yêu thương và cuộc đời). - Có thể nói khái quát về triết lý đang đề cập. 2. Thân bài: a) Giải thích: - Triết lý sống là gì? - Điều cần thiết phải có triết lý sống cho bản thân. b) Bàn luận : - Tại sao chọn triết lý ấy? - Tầm quan trọng của cuộc sống và ý nghĩa của nó đối với mỗi người. - Cách sống sao cho không phải lãng phí cuộc đời - món quà mà tạo hóa đã ban tặng. - Giá trị nhận được của cuộc sống với bản thân ta. - Tình yêu thương - thái độ ứng xử cần thiết trong cuộc đời. - Ý nghĩa của sự thương yêu. - Mối quan hệ của nó với cuộc sống mỗi người. - Yêu thương là điều đáng quý, nhưng cần phải biết giới hạn của nó. c) Bài học nhận thức: Hãy biết gìn giữ, quý trọng cuộc đời và nâng niu nó bằng sự yêu thương. 3. Kết bài : - Khái quát ý nghĩa triết lý sống của bản thân. - Rút ra bài học liên hệ hành động. II. BÀI LÀM : Bạn đã từng bất chợt nhận ra mình cần phải có một triết lý sống phù hợp cho riêng bản thân? Tựa hồ như một chàng vệ sĩ vô hình, triết lý sống sẽ nâng bước cho ta trên mọi nẻo đường đến với cái đích thành công. Con đường không trải đầy hoa hồng - nhưng nó sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều nếu triết lý ta chọn là đúng đắn. Tôi chọn hai câu thơ của nhà nghệ sĩ Ấn Độ Kahli Gibran đã từng được nhà văn Nguyễn Nhật Ánh dịch ra tiếng Việt: “Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy Ta có thêm ngày nữa để yêu thương” (Nhà tiên tri) Tôi đã tìm kiếm rất lâu để chọn cho mình một triết lý sống vì tôi biết ý nghĩa quan trọng và sự cần thiết của nó. Triết lý sống là những quan điểm, quan niệm của con người về những sự việc diễn ra trong cuộc sống. Nó đồng thời thể hiện một cái nhìn, một cách cảm nhận và đánh giá riêng của bản thân mỗi người. Đi-đơ-rốt đã từng quan niệm: “Anh hãy chọn lấy một mục đích, nó có thể là mục đích duy nhất của đời anh”. Triết lý sống sẽ là kim chỉ nam, là cái sẽ định hướng cho ta thêm tin tưởng giữa cuộc đời này. Lựa chọn cho mình một ý niệm sống đúng đắn là điều kiện cần để có thể vững bước trên con đường đã chọn. 1 Khoảnh khắc mà tôi biết được câu thơ, tôi đã nhận thấy nó chính là một triết lý sống không thể khác của đời mình. Tình yêu thương, ý nghĩa cuộc sống - những điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại thật khó để nắm bắt. Hiểu được điều đó, con người mới biết quý trọng cuộc đời mình hơn. Thêm yêu thương là thêm sự sống trên hành tinh này. Cũng như những giọt sương long lanh sớm mai còn vương trên lá - tinh khôi và thanh khiết - đó chính là thứ tình cảm gốc rễ sẽ bám sâu và dần nảy nở thêm, làm lay động lòng người. Cuộc sống của bản thân mỗi con người là điều quý giá, thiêng liêng nhất mà tạo hóa đã ban tặng. Mỗi một ngày bạn còn được cảm nhận vẻ đẹp của bình minh đang đến, hãy thầm cảm ơn cuộc đời vì vẫn cho ta tồn tại trên cõi đời này. Sẽ như thế nào nếu một ngày kia bạn không còn được sống? Không thể có được cảm giác, xúc cảm mỗi ngày? Chính vì vậy, dù khi cảm thấy tuyệt vọng nhất, thấy không còn ý nghĩa để tồn tại thì cũng đừng bỏ cuộc, hãy luôn nghĩ tới một cuộc đời đầy quý giá mà ta đang có. Nó đang trải rộng ra và chờ đợi mỗi người khám phá. Tôi tin chắc rằng, ai trong chúng ta cũng đã có lúc tự hỏi: Mình là ai? Tại sao mình lại tồn tại? Sao cuộc sống cứ lại trôi đi như thế này? Cuộc đời để cho ta được sống chính là để làm những điều có ý nghĩa, không chỉ cho bản thân mà cho cả xã hội. Đừng để cuộc sống mỗi ngày trôi qua một cách vô nghĩa. Hãy biết chấp nhận nó và biến nó trở nên tốt đẹp hơn. Ngạn ngữ Latin có câu rất hay: “Đừng sống theo điều ta mong muốn, hãy sống theo điều ta có thể”. Cố gắng sống với tất cả bản thân mình, sống trọn cuộc đời theo cách ý nghĩa nhất. Đó chính là giá trị đích thực, ý nghĩa lớn lao của cuộc đời mà ta đang có. Bailey đã từng chiêm nghiệm rất đúng: “Điều quan trọng không phải chúng ta sống được bao lâu mà chúng ta phải sống như thế nào”. Cái mà người ta sẽ nhớ ở bạn Nghị luận xã hội kỹ sống I Dàn ý nghị luận xã hội kỹ sống Mở Giới thiệu, dẫn dắt đến vấn đề cần nghị luận Thân a Giải thích khái niệm – “Kĩ sống” lực người giúp giải nhu cầu thách thức sống có hiệu quả; khả cá nhân để trì trạng thái khỏe mạnh mặt tinh thần, biểu qua hành vi phù hợp tích cực tương tác với người khác, với văn hóa môi trường xung quanh b Bàn luận – Vai trò việc rèn luyện kĩ sống: + Cuộc sống đại đòi hỏi cá nhân phải không ngừng cập nhật giá trị hoàn thiện giá trị Để tồn phát triển, với ai, không cần học tập bồi dưỡng, nâng cao kiến thức mà phải rèn luyện kĩ sống để không ngừng nâng cao chất lượng đời sống để đời sống thực sống không tồn + Kĩ sống giúp người ứng xử linh hoạt hiệu trước tình nảy sinh sống + Kĩ sống giúp người bình tĩnh, tự tin vào thân, dám khẳng định lực, sở trường + Những người có kĩ sống tốt thường dễ thành đạt sống – Nếu kĩ sống tốt thì: + Con người thiếu tự tin, thiếu chủ động sống nảy sinh vấn đề phức tạp + Con người khó thành công sống, không dám thể hiện, khẳng định môi trường hoạt động [Bài viết phải có dẫn chứng minh họa phù hợp] c Bài học – Nhận thức: Kỹ sống có vai trò quan trọng tất người, giới trẻ – Hành động: Bên cạnh tích lũy kiến thức hàn lâm từ nhà trường, sách vở,… người cần thường xuyên trau dồi, rèn luyện, bồi dưỡng kĩ sống – kĩ mềm để dễ dàng thích nghi với sống đại Kết Khẳng định lại vấn đề II Bài văn mẫu nghị luận xã hội kỹ sống Kỹ sống thước đo, động lực để người tự hoàn thiện thân ngày Kỹ sống thay đổi thay đổi theo chiều hướng tích cực Khi xã hội ngày phát triển, việc trau dồi rèn luyện kỹ sống bảnnhất giúp cho người thấy tự tin hòa nhập với cộng đồng Trong rèn luyện thích nghi kỹ quan trọng, làm đòn bẩy ngày phát triển Kỹ sống thích nghi kĩ giúp cho người sống tự tin, sống lành mạnh môi trường Đặc biệt hệ trẻ thích nghi trở nên cần thiết cấp bách phải rèn luyện thường xuyên Sự thích nghi thể việc thích nghi với môi trường sống, với người mới, công việc mới, suy nghĩ mới…Bởi không sống suy môi trường, tiếp xúc với người thân quen Ai có lúc phải trường thành, phải tự lập, phải làm việc; lúc phải thay đổi môi trường sống, phải tiếp xúc với nhiều người Kỹ thích nghi thời gian điều cần thiết cần phải phát huy Bởi không thích nghi hòa nhập bắt kịp với xu xã hội Đối với hệ trẻ, việc thích nghi giúp cho họ mở rộng thêm nhiều mối quan hệ, cọ xát tiếp xúc với nhiều người mà nâng cao tự tin Tự tin điều mà xã hội cần người trẻ Vì tự tin biểu thích nghi trước môi trường sống Tôi quen biết cô bé chuẩn bị bước sang lớp 10 Gia đình em chuyển vào miền nam sinh sống, em phải làm quen với môi trường mới, sống mới, trường học bạn bè Tính em vốn nhút nhát, ngại giao tiếp, ngại va chạm Nhưng động viên, khích lệ người em thích nghi với môi trường mới, ngày em hòa đồng trở thành người động tham gia nhiều hoạt động Sự thích nghi khiến cô bé nhút nhát trở nên tự tin hài lòng với thân Môi trường đại học nơi mà tất bạn sinh viên đặt chân vào phải học kỹ thích nghi Bởi môi trường hoàn toàn khác so với trước Nếu không thích nghi sinh viên dẫm chân chỗ, ý chí, lập trường, sống không hòa đồng Chúng ta giúp đỡ để làm tốt kỹ thích nghi để hoàn thiện thân ngày Tuy nhiên cần hiểu kỹ sống thích nghi theo nghĩa tích cực, cần chọn môi trường, người phù hợp, tốt cho thân hòa đồng Không nên thích nghi với thứ không lành mạnh, xấu xa trực tiếp khiến cho thân bạn rơi vào sai lầm Bởi kỹ thích nghi phải biết cách nên không nên thích nghi với môi trường Nắm rõ kỹ không sợ lạc lõng vào đường sai lầm Sự thích nghi đà tạo nên thành công người Vì thích nghi nhanh chóng tiếp thu kiến thức nhiều kỹ khác từ nhiều người, nhiều môi trường Sự cần thiết kỹ thích nghi thời đại lại cần thiết hết Nó làm nên tự tin, ham học hỏi, ham tìm hiểu, thích nghi với hoàn khó khăn Thích nghi giúp chung ta vượt qua thân Kỹ sống thích nghi không dành riêng cho ai, hệ trẻ, tương lai đất nước cần xem trọng rèn luyện thường xuyên Như tự tin, hòa đồng dám làm, dám nghĩ đến điều tưởng chừng khó Nghị luận xã hội về bản lĩnh sống Con người khác con vật ở chỗ nó dự phần quyết định vào việc tạo dựng nên nhân cách của nó. Chính vì vậy, một nhà triết học có nói: "Mỗi con vật khi sinh là tất cả những gì mà nó có. Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lòng chẳng là gì cả. Nó phải làm như thế nào thì nó sẽ được trở thành như thế ấy và nó phải tự làm bằng chính tự do của nó. Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra" Câu nói trên chẳng những nêu bật sự khác nhau giữa con người vật mà còn nhấn mạnh tới vai trò con người trong việc hình thành nhân của mình. Thật vậy, mỗi con vật khi sinh ra đều đã là tất cả những gì mà nó có. Điều nghĩa là con vật được sinh ra như thế nào thì nó sẽ lớn lên như thế ấy. Một con chó sói được sinh ra thì sẽ trở thành con chó sói, một con chim sẻ thành chim. Dĩ nhiên phải có thời gian để con chó sói trưởng thành, tự kiếm ăn và tự vệ, để con chim được lớn, mở mắt biết bay đi kiếm mồi. Nhưng qua thời đó, con sói và con chim trưởng thành vẫn chỉ là con vật được quy định bởi bộ gen của nó. Con vật được sinh ra trong trạng thái đã tự đầy đủ. Con người thì khác hẳn, khi sinh ra tự nó không đầy đủ, không là gì cả. Một bé sơ sinh đang oa oa chào đời, tự em không thể sống được nếu thiếu sự chăm sóc, bú mớm đùm bọc của người mẹ. Em sẽ không trở thành người được không biết nói, biết đọc, biết viết, biết giao tiếp với cộng đồng. Em sẽ không có chỗ đứng trong xã hội nếu em không có một nghề nghiệp nào đó. Rồi có thể có được một nghề nào không, em trở thành người tốt hay xấu, chưa ai có thể quả quyết được. Vậy là con người, do khi lọt lòng tự nó không đầy cho nên mỗi người sinh ra đều mang theo một nhiệm vụ, hãy trở thành một con người! Ai chịu trách nhiệm làm cho một con người trở thành CON NGƯỜI? Xã hội cá nhân? Tại sao nhà triết học nói con người làm như thế nào thì nó sẽ trở thành như thế ấy, như vậy có coi nhẹ điều kiện xã hội hay không? Có quá coi trọng vai trò chủ thể cá nhân hay không? Xét về điều kiện, thì gia đình và xã hội là điều kiện để con người trở thành người. Cha mẹ cho bú mớm, nuôi nấng ,dạy dỗ. Xã hội cung cấp trường học, sách vở, kiến thức, ngành nhề. Các điều kiện này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Thử tưởng tượng một con người sinh ra trong một gia đình nghèo ăn không đủ no lại phải làm việc để sống thì sẽ như thế nào? Lại tưởng tượng một người sinh ra trong một gia đình giàu có, đầy đủ tiện nghi sinh học tập thì thế nào? Nếu một con người ở nơi hẻo lánh, xa trung tâm văn hóa thiếu trường sở, ít giao lưu thì thế nào? Một người khác ở thành phố lớn, trường tốt, có nhiều thầy giỏi thì sẽ ra sao? Rõ ràng điều kiện tốt là rất thuận lợi và điều kiện xấu là hết sức khó khăn. Nhưng điều kiện không thể quyết định tất cả. Nhiều người xuất thân nghèo hèn lại có ý chí vươn lên. Ở đây, hoạt động tích cực, chủ động sáng tạo của con người vẫn là yếu tốquyết định sử dụng điều kiện như thế nào. Khi nói tôi sáng tạo ra tôi, tôi tự làm ra chính tôi, không có nghĩa là tôi muốn trở thành cái gì cũng được. Một người mà không có giọng hát trời phú thì không thể trở thành danh ca, một người không có thể chất tốt không thể trở thành vận động viên triển vọng Nhưng khi đã có một số đã có một số điều kiện nào đó thì việc phát huy điều kiện tốt, khắc phục điều kiện xấu phụ thuộc chủ yếu vào vai trò cá nhân có điều kiện ấy. Con người làm như thế nào thì nó sẽ được trở thành như thế ấy. Đúng vậy, con người được tự do lựa chọn để tự thực hiện mình theo một lý tưởng nhất định. Nhà sư Tuệ Tĩnh đi tu, nhưng ông tự học để trở thành một thầy thuốc vĩ đại của dân tộc. Ông Tư Mã Thiên đời Hán bị nhục hình, nhưng vẫn chu du khắp nước, thu thập tài liệu để hoàn thành bộ Sử kí nổi tiếng Lỗ Tấn đã tốt nghiệp trường khai mỏ, nhưng niềm băn khoăn cho số phận dân tộc dẫn ông đến nghề văn. Pasteur thi đỗ trường sư phạm, nhưng niềm say mê hóa học làm ông dồn sức vào Nghị luận xã hội về lý tưởng sống Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm, tuổi trẻ của thanh niên cũng như mùa xuân. Là lứa tuổi đẹp nhất trong mỗi cuộc đời. Thanh niên là lứa tuổi với nhiều ước mơ, dự định và hoài bão lớn nhất. Để có thể làm tốt những hoài bão đó thì những thanh niên đó cần phải có một mục đích sống, một lí tưởng sống. Vậy lí tưởng sống của thanh niên ngày nay là gì? Bạn có biết tại sao chúng ta lại được sống trong một đất nước độc lập ngày nay không? Vì sao một đất nước nhỏ như chúng ta lại có thể đánh thắng được giặc ngoại xâm hùng mạnh không? Đó chính là nhờ lí tưởng của ông cha ta ngày xưa. Trong sự nghiệp chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, đã có hàng triệu thanh niên lên đường ra trận, dũng cảm chiến đấu, hy sinh cuộc đời thanh xuân đẹp nhất của mình, góp sức quan trọng cùng toàn dân tộc đánh thắng hai ké thù hùng mạnh của thời đại là thực dân Pháp và đê quốc Mỹ, đem lại độc lập, tự do cho Tổ quốc. Họ đã có những lý tưởng sống đẹp, họ chiến đấu hi sinh vì Đất nước thân yêu. Vậy sống trên 1 đất nước hòa bình độc lập rồi chúng ta cần phải làm gì để tiếp bước ông cha ta với sứ mệnh xây dựng Việt Nam thành một quốc gia hùng mạnh đang đặt lên vai thanh niên, chính phải lĩnh sứ mệnh vô cùng cao cả và thiêng liêng này bởi họ là chủ nhân, là tương lai, là "mùa xuân" của dân tộc . Thanh niên sống là phải có lý tưởng. Để thực hiện được lí tưởng đó mỗi thanh niên cần phải trang bị một hành trang thật vững chắc để vào đời bằng việc học tập và phải sống có đạo đức. Nhưng nhìn thang vào thực tế hiện nay, khi đất nước ta đang có nguy cơ tụt hậu kinh tế, tệ nạn xã hội ngày một gia tăng thì thanh niên chưa chứng tỏ đầy đủ được vai trò, trọng trách của mình trước sứ mệnh của đất nước. Mà lại có nhiều thanh niên ngày nay chỉ biết sống cho chính bản thân mình, những người có lối sống buông thả, sống cho qua ngày. Họ chùn bước trước khó khăn, lắc đầu trước thử thách và sống vô trách nhiệm với xã hội. Bởi lẽ một điều, họ vẫn còn mặc cảm với quê hương. Thái độ đáng trách này biểu hiện ở những người sống tha hương, chỉ biết sống vì đồng tiền, lúc nào cũng đem lợi ích của mình lên bàn cân để so đo, tính toán. Bảo vệ quyền lợi của mình, đó là đúng, nhưng dường như đừng quá vì bản thân mà xem nhẹ cộng đồng. Đó là lối sống ích kỷ. “Sông” - Đó chỉ là một từ đơn giản thôi nhưng nó hàm chứa biết bao nhiêu điều. Sống vì điều gì và sống như thế nào. Điều đó tuỳ thuộc vào những lựa chọn của mỗi người trong chúng ta. Để thanh niên ngày nay trở thành trụ cột của nước nhà không chỉ ở hiện tại mà ngay cả trong tương lai thì vấn đề sống còn là thanh niên phải xác định được cho mình một lý tưởng; sau khi đã xác định được phải phấn đấu để thực hiện lý tưởng đó. Chỉ có như thế thanh niên Việt Nam mới có thể hoàn thành được sứ mệnh mà đất nước giao phó và có thể ngẩng cao đầu với thanh niên thế giới. Mỗi thanh niên sẽ có quan niệm riêng của mình vẽ lý tưởng, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, trình độ, lý tưởng đó phù hợp với xu thế chung của đại đa số thanh niên và mang lại lợi ích cho dân tộc đó mới thật sự là lý tưởng. Con người ta khát vọng hướng tới cái cao cả tức là hướng tới chân lý, những người phấn đâu hướng tới cái cao cả thường được gọi là người có lý tường. Nhưng chân lý không chỉ là ngọn đèn pha mà còn là cái đích của lý tưởng. Trong cuộc đối mới của đất nước, nhất là thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, thanh niên chính là nguồn nhân lực chất lượng cao nhanh chóng nắm bắt khoa công nghệ hiện đại ở mọi lĩnh vực để phát triển đất nước. Thanh niên Việt Nam đã thể hiện rất nhiều ưu điểm như thông minh, cần cù, chịu khó, ham học hỏi, tiếp thụ cái mới nhanh Nhiều bạn trẻ đã thể hiện lối sông cao Nghị luận xã hội về lý tưởng sống bài viết 1 Cuộc sống ngày càng vận động và phát triển theo chiều hướng mới. Để tồn tại và có một cuộc sống bền vững thì mỗi người chúng ta cần phải có một phương hướng sống nhất định, một lí tưởng mà ta sẽ hướng tới để thực hiện trong suốt cuộc đời. Nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi đã nói: “Lí tưởng là ngọn đèn soi đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống". Vậy cuộc sống sẽ ra sao nếu người không có lí tưởng xác định? Cuộc đời sẽ ra sao nếu mỗi người chỉ sống vì những mục đích không rõ ràng và chỉ cho bản thân mình? Thoạt đọc qua, ta sẽ cảm thấy câu nói trên hơi khó hiểu. "Lí tướng" là gì?. Đó chính là cái đích của cuộc sống mà mỗi con người khát khao đạt được. Còn “ ngọn đèn'', đó là một vật dùng để thắp sáng vào ban đêm, nhờ có nó mà ta thấy được rõ đường đi và những vật xung quanh "Phương hướng kiên định" chính là mục tiêu, là đường lối xác định sẽ thực hiện một cách quyết tâm và không thay đổi. "Cuộc sống" là cuộc đời thực tiễn của mỗi người, nhưng đó sẽ là cuộc đời có ý nghĩa, cuộc đời tươi đẹp khi mà con người sống chứ không phải là tồn tại. Cuộc sống đó là thành quả rực rỡ của một cuộc sống có lí tưởng. Qua đó, ta thấy câu nói của Lép Tôn-xtôi mang một nghĩa rất rõ ràng: sống trên đời, mỗi con người cần phải có riêng cho mình một lí tưởng sống, đó chính là ngọn đèn chỉ phương rõ ràng nhất. "Lí tưởng" rất quan trọng với chúng ta. Vì nếu sống mà không có lí tưởng thì chúng ta sẽ khó mà xác định những việc nên làm, còn nếu có xác định được thì cũng không có quyết tâm để thực hiện cho tới nơi tới chốn. Như trong học tập, nếu không chắc chắn mục tiêu để làm gì thì khi gặp khó khăn, ta dễ buông xuôi và không chịu cố gắng. Bên cạnh đó, khả năng thực hiện sai hướng hay cảm thấy khó khăn hơn khi không xác định được lí tưởng là rất lớn. Chẳng hạn ta muốn trở thành bác sĩ nhưng không xác định được là sẽ trở thành bác sĩ gì, thì khi dấn thân vào con đường học vấn ta sẽ cảm thấy lạc lõng với chính mục tiêu mình đề ra. Và cuộc sống sẽ tẻ nhạt biết bao khi con người ta sống thiếu "lí tưởng". Thiếu lí tưởng sẽ dễ nản chí, ta dễ cảm thấy buồn chán với chính cuộc đời của minh. Vậy một người có lí tưởng là người như thế nào? Đó chính là người luôn xác định được mục tiêu sống và tận tụy với những việc mà mình cần hoàn thành, thể hiện thái độ quyết tâm vươn tới sự hoàn thiện bản thân, mong muốn cống hiến cho sự nghiệp chung. Hơn thế nữa đó là một người sẵn sàng hi sinh cho lí tưởng của mình, chấp nhận sự thất bại và khó khăn để đạt đến cái đích cuối cùng của cuộc đời. Đôi khi lí tưởng của một người chỉ là kiếm được việc làm ổn định có một gia đình đầm ấm nhưng để thực hiện được thì người đó cũng phải trải qua nhiều khó khăn. Và dù cho đó chỉ là một lí tưởng tưởng chừng như đơn giản nhưng vẫn xứng đáng nhận được sự tôn trọng từ những người xung quanh. Vì người đó đã có được lí tưởng riêng để thực hiện chứ không như nhiều người sống hơn nửa cuộc đời vẫn chưa biết đâu là lí tưởng của đời mình và vẫn còn đang quẩn quanh Ngày 5-6-1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi với một lí tưởng suốt đời "tìm ra con đường giải phóng đất nước, quyết tâm vì Tổ quốc độc lập, vì dân tộc Việt Nam tự do và bền vững. Đó cũng chính là lí tưởng của tất cả thanh niên trong thời chiến. Nhưng ngày nay khi đất nước ta đã hoàn toàn độc lập và đang trên đà phát triển nhanh thì lí tưởng của thanh niên đã khác đi rất nhiều. Tất nhiên mỗi thanh niên tìm cho mình một lí tưởng riêng, tùy thuộc vào hoàn cảnh sống, địa vị và cách sống của mỗi nguời nhưng nếu lí tưởng đó chỉ phục vụ cho lợi ích của bản thân thì đó không hoàn toàn là lí tưởng mà đó chính là lối suy nghĩ ích kỉ và cá nhân. Vì thế thanh Kỹ năng là sự thành thạo công việc thể hiện qua năng lực thực hiện hay giải quyết thành công một nhiệm vụ hay một vấn đề. Bài làm Trước khi nói tới kỹ năng sống, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm chung về kỹ năng. Kỹ năng là sự thành thạo công việc thể hiện qua năng lực thực hiện hay giải quyết thành công một nhiệm vụ hay một vấn đề. Cách hiểu này nghiêng về mặt kĩ thuật hành động. Theo nghĩa thông thường, kỹ năng là khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào thực tiễn. Kĩ năng được hiểu là những phẩm chất trí tuệ đảm bảo cho chủ thể biết cách tư duy đúng để tìm ra được phương thức hành động đúng. Cách hiểu này nghiêng vẽ năng lực của con người. Chúng tôi dung hòa hai cách hiểu trên và đưa ra khái niệm, kỹ năng là khả năng ứng dụng tri thức/hiếu biết vào thực tiễn, là hành động được thực hiện nhuần nhuyễn/thuần thục/thành thạo và thu kết quả tốt, cụ thể kỹ năng là biết cách làm. Có 3 kỹ năng chính: biết cách tư duy; biết cách diễn đạt; biết cách thao tác. Con người phải có những kĩ năng nhất định để sống. Ngoài những kỹ năng chung, mỗi người tham gia vào các lĩnh vực hoạt động khác nhau nên những kỹ năng riêng giúp cho họ tồn tại và phát triển. Đó chính là kỹ năng chuyên môn mang tính nghề nghiệp. Con người rất dễ nhận ra kỹ năng chuyên môn, nghề nghiệp và có ý thức học tập, rèn luyện một cách nghiêm túc. Kỹ năng sống là những kỹ năng được nhìn nhận dưới góc độ tâm lí và tâm lí - xã hội không đề cập đến kỹ năng chuyên môn. Con người khó nhận ra kỹ năng sống nên giáo dục kỹ năng sống thực sự chưa được chú tâm nhiều. Có thể nói rằng có không ít người còn hiểu mơ hồ về kỹ năng sống. Kỹ năng nói chung được hiểu như trên, còn kỹ năng sống được hiểu như thế nào? Hiện nay có rất nhiều quan niệm về kỹ năng sống như sau: Kĩ năng sống là một tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông qua giảng dạy hoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lý những vấn đề câu hỏi thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của con người. Theo tổ chức y tế Thế giới (WHO 2003): "Kĩ năng sống là các kĩ năng mang tính tâm lý xã hội, là các khả năng để thích ứng và hành vi tích cực cho phép các cá thể giải quyết có hiệu quả nhu cầu và thách thức trong cuộc sống hằng ngày Theo tổ chức văn hóa, Khoa học và Giáo dục của liên hiệp quốc (UNESCO): "Kĩ năng sống là kĩ năng tự quản bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả". Theo quỹ cứu trợ Nhi đồng Liên hiệp quốc: "Kĩ năng sống là những hành vi cụ thể thể hiện khả năng chuyển đổi kiến thức và thái độ thành hành động thích hợp trong cuộc sống. Kỹ năng sống phải dựa trên nhận thức, thái độ và chuyển biến thành hành vi như một yêu cầu liên hoàn và có hướng đích". Theo tác giả Xkomni thì kĩ năng sống là khả năng con người thực hiện những hành vi thích ứng thách thức và những đòi hỏi của cuộc sống. Kĩ năng sống thể hiện năng lực sống của con người trong cuộc sống cá nhân, trong mối quan hệ xã hội. Theo Fred Luskin và kenneth R.Pelletier: "Kĩ năng sống là các công cụ cần thiết để làm chủ sự căng thẳng do sự thay đổi, ốm đau, mất mát, làm việc quá độ, li dị , đi lại kéo dài và những trải nghiệm bình thường khác của cuộc sống, kĩ năng sống là những kế hoạch, chương trình thực tế nhanh chóng và hiệu quả mà bạn có thể sử dụng bất kỳ lúc nào để trở nên lạc quan ứng xử và hưởng thụ trong công việc và khi vui chơi". Theo Ngô Thị Tuyên: "Kĩ năng sống là những kỹ năng giúp con người sống bình thường trong xã hội hiện đại". Các quan niệm trên cho thấy quan niệm về kĩ năng sống của UNESCO có nội hàm rộng hơn các quan niệm khác. Những năng lực để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày sẽ bao gồm: Những kĩ năng cơ bản như: kĩ năng đọc, viết, làm tính...; Những kĩ năng mang tính tâm lý xã hội và năng giao tiếp để giải quyết có hiệu quả những tình huống trong cuộc sống (kĩ năng tự nhận thức, đặt mục tiêu, xác định giá trị, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề; kĩ năng giao tiếp; kĩ năng cảm thông; Kĩ năng làm việc theo nhóm; kĩ năng điều chỉnh cảm xúc;

Ngày đăng: 17/09/2016, 11:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w