1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Nghị luận xã hội về tác hại của rượu

2 3,9K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 84,58 KB

Nội dung

Nghị luận xã hội về tác hại của rượu tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các...

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI – TÁC HẠI CỦA MA TUÝ Mỗi ngày chúng ta sống là mỗi ngày ta đón nhận biết bao điều tốt đẹp của cuộc đời ban tặng. Song, bên cạnh đó, chúng ta cũng đang từng phút, từng giây đối diện với những “ôn dịch” hãi hùng. Một trong số đó là ma tuý, mối nguy hiểm không của riêng ai. Trong bài “Ôn dịch thuốc lá”, ông Nguyễn Khắc Viện đã đưa ra những số liệu, đã phân tích một cách sâu sắc về tác hại ghê gớm của thác lá. Người đọc không khỏi rùng mình, ghê sợ. Nhưng so với tệ nạn ma tuý thì “ôn dịch, thuốc lá” không khủng khiếp bằng. Hằng ngày, trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta đã được nghe, được đọc, được trông thấy bao hậu quả nghiêm trọng do thứ “hàng trắng” ấy gây ra. Và không nói đâu xa, nhiều con nghiện sống vật vờ quanh ta càng cho thấy tệ nạn ma tuý, hêrôin là vô cùng khủng khiếp. Ma tuý có một ma lực dẫn dụ con nghiện vào con đường chết, khác nào “ma đưa lối, quỷ dẫn đường”. Có thanh thiếu niên choai choai, lúc đầu chỉ hút chơi, “nếm cho biết mùi đời” rồi đâm ra nghiện lúc nào không biết. Có người tỏ vẻ “ta đây sành điệu” mà trở thành kẻ nô lệ trung thành của thứ “bột trắng” bất nhân. Lại có công tử nhà giàu, ăn chơi đua đòi, ra vẻ hào hoa,lúc nào trong túi cũng có một hai viên thuốc lắc, dăm ba “con sâu”, đêm nào cũng có mặt ở sàn nhảy. Tiêu tiền như nước, ví rủng rỉnh vài “vé” tiền đô, xe máy xài loại đời mới “cự xịn”, đèo mĩ nữ, phóng như điên trên đường phố, bất chấp luật lệ giao thông. Kẻ nghiện ma tuý, không sớm thì muộn, chẳng chóng thì chầy cũng đều thân tàn ma dại. Sự tàn phá ghê gớm của nó chẳng những cướp đi sức khoẻ, thể lực mà còn biến họ thành những con thú đội lốt người. Nói dối, lừa đảo, trộm cướp, giết người, đó là “văn và vở” của bao con nghiện. Gia đình nào có con nghiện thì phải gánh chịu tan nát đau thương. Phóng sự của nhà báo Đỗ Doãn Hoàng tên “An ninh thế giới” ra ngày 29-01-2004 đã viết thật xúc động về nỗi đau đớn của một ông bố 70 tuổi trước sự mất đi nhân tính của đứa con trai duy nhất, một đứa con nghiện ma tuý. Và còn biết bao thông tin đau lòng như thế nữa. Có học sinh lớp 7, lớp 8 mà đã dám cầm dao đi cướp để có tiền chích hút. Có sinh viên bị đuổi học, bị tù tội vì cướp xe máy để cung phụng “nàng tiên nâu”. Ma tuý thật đáng sợ. Nước ta hiện nay có hàng vạn con nghiện ma tuý. Nhiều đường dây buôn bán “cái chết trắng” nguy hiểm này đã bị phanh phui, chặt đứt. Có những vụ buôn bán ma tuý cực lớn, hơn 20 kẻ mặc áo sọc phải đứng trước vành móng ngựa, lãnh năm, sáu án tử hình, chung thân. Ở Hải Phòng khu vực “đường tàu” và “xóm liều” thuộc quận Lê Chân là hai tụ điểm mua bán “chất trắng” đã từng có phóng sự trên VTV3 năm 2001, làm sửng sốt nhiều người. Có một cán bộ về hưu ở Ngõ Cấm đã giết đứa con nghiện ngập rồi đi tù. Trước toà án, ông đau khổ nói: “Cha giết con là một tội ác. Đi tù thì chỉ một mình tôi chết, nhưng mẹ và 2 em nó còn được sống. Nếu còn nó thì cả nhà sẽ chết hết”. Có “quý tử” con ông giám đốc nọ, chết vì bị sốc lúc tiêm chích, đám ma hắn lại được tổ chức rất to. Có một chuyện động trời: một vị thượng tá công an buôn hêrôin bị phạt tù chung thân, từng gây xôn cao dư luận. Và còn biết bao những chấn động như thế nữa, từ thứ “bột trắng” hãi hùng ấy. Nhà nước ta đã mở những trại cai nghiện để tạo điều kiện cho các con nghiện tìm lối trở về. Song, thực tế cũng cho thấy rằng, có nhiều kẻ mới ra tù hôm trước vì “cải tạo tốt” mà hôm sau đã gây án rồi. Thế mới thấy sự tiêm nhiễm độc VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí Nghị luận xã hội tác hại rượu Rượu phương tiện để người ta giao lưu với nhau, xích lại gần Xét khía cạnh tâm lý, rượu chất giúp người ta cân loại cảm xúc cô đơn, đau buồn, vui sướng… Nhưng người số biết thứ “thuốc tiên hạnh phúc” có ảnh hưởng đến tinh thần thể xác bạn Hy vọng vài tác hại rượu sau giúp ích cho bạn nhiều Việc lạm dụng kéo dài bia rượu gây tổn hại lâu dài đến sức khỏe bạn Những tác động khó hồi phục nguy hiểm cho sức khỏe người Một số chứng bệnh bia rượu gây ra: Bệnh thận, rối loạn trao đổi chất, bệnh dinh dưỡng, ngộ độc, thoái hóa não, teo não, ung thư miệng, họng, thực quản, viêm dày mãn tính, bệnh tim, ung thư vùng ruột trên, bệnh gan, loạn nhịp tim, giảm glucozo, liệt dương, loãng xương, tác hại đến bào thai, viêm loét dày… Tim quan dễ bị tác động bia rượu Những người nghiện rượu có huyết áp cao người bình thường dễ có nguy đối mặt với bệnh tim mạch Một tác động thường thấy khác là, bia rượu làm giảm lượng máu cung cấp đến tay chân Bên cạnh đó, dùng bia rượu kéo dài dẫn đến đột quỵ tổn thương não Nghiện rượu kinh niên hai nguyên nhân dẫn đầu gây tổn thương não Nó làm cho não người co rút lại Điều làm cho tế bào não chết dần đi, tác động đến trí nhớ, thính giác, khứu giác, thị giác, hoóc môn Phụ nữ mang thai nên cảnh giác với tác động bia rượu thai nhi Thai phụ uống bia rượu tác động xấu đến bào thai Bào thai không nhận oxi chất dinh dưỡng Ngoài ra, thai nhi bị dị dạng tác hại bia rượu, chẳng hạn dị dạng mặt, quan khác, chậm phát triển trí tuệ Các độc chất bia rượu tác động vào vi khuẩn đường ruột, làm giảm sút khả hấp thụ chất béo, calcbon hydrat, protein, axit folic vitamin B12 Ngoài ra, bia rượu làm tăng nguy dị ứng với thức ăn làm giảm khả đề kháng Uống nhiều rượu uống thường xuyên có hại cho sức khỏe, trước mắt mắc chứng bệnh gan nặng gan thoái hóa mỡ, viêm gan rượu, xơ gan, ung thư gan Khi đó, mô gan không mịn bình thường mà gồm toàn mô xơ VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí chức thải chất độc khỏi thể Uống rượu nhiều làm tăng nguy bệnh huyết áp cao, nhồi máu tim khả đột quỵ cao Rượu làm rối loạn tiêu hóa tăng bệnh thuộc hệ tiêu hóa viêm dày, viêm tụy, loét dày, ung thư miệng, lưỡi, hầu, thực quản, ruột Người uống rượu thường không ăn uống điều độ rối loạn tiêu hóa nặng Uống bia rượu nhiều nguyên nhân gây tệ nạn xã hội Rượu nguyên nhân làm giảm suất lao động, gây tệ nạn xã hội, bạo lực, gia đình tan vỡ, hư hỏng Rượu gây tai nạn giao thông nhiều tệ nạn xă hội khác xuất phát từ rượu Biết bao vụ án thương tâm xảy “con ma men” Phải coi rượu loại thuốc độc hại gây nghiện, cần giáo dục thiếu niên nguy hại rượu Trước tiên bạn tự trách cho người thân, bạn bè để bảo vệ giữ gìn sức khỏe Cả thế giới đang lo âu về nạn AIDS, chưa tìm ra giải pháp thì lại xuất hiện nạn thuốc lá. Có thể nó rằng bên cạnh các tệ nạn khác, thuốc lá đã gây ra tác hại rất lớn đối với đời sống con người. Hút thuốc lá ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Hút thuốc lá có thể gây ra bệnh về phổi, gan, tim, khoa học và thực tế đã chứng minh rằng nếu một người hút thuốc lá thường xuyên trong vòng nhiều năm thì tuổi thọ sẽ giảm đi rất nhiều so với những người không hút thuốc lá. Vì sao vậy. Trong thuốc lá có côcain dễ gây nghiện, khu hút có thể nó kích thích sự hưng phấn cho người hút nhưng nó lại gây ra tác hại rất lớn. Nó làm thành màng đen bao lấy phổi, hút càng nhiều thì diện tích màng đen càng lớn gây bệnh cho người hút. Không chỉ cá nhân người hút mà hút thuốc thì người gần anh cũng hít phải khói độc. Vợ con, những người xung quanh… cũng bị nhiễm độc, cũng đau tim mạch, viêm phế quản, ung thư… đặc biệt người hít phải khói thuốc còn có khả năng bị bệnh cao gấp mười lần người hút thuốc. Hút thuốc cạnh một người đàn bà có thai quả là một tội ác. Nạn hút thuốc ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế mỗi người và nền kinh tế xã hội. Một người mới bắt đầu làm quen với thuốc lá có thể hút rất ít không tốn là bao nhưng thuốc lá rất dễ gây nghiện nên số lượng và số lần hút sẽ tăng lên một cách nhanh chóng. Vì vậy, số tiền đáng lẽ một người chồng cha mẫu mực phải lo cho gia đình, một cậu thanh niên dành quyên góp đồng bào lũ lụt… thì lại nướng vào hút thuốc lá. Thật tai hại! Đặc biệt trên phong bì ngoài bao thuốc nào cũng có ghi “hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ” nên việc nhập khẩu thuốc lá với thuế quan rất đắt ảnh hưởng đến nền kinh tế cả nước. Do vậy có thể nói thuốc lá làm nền kinh tế cá nhân, cả nước và cả thế giới thiệt hại. Nhiều thanh niên (trong đó có cả nữ) ngày nay muốn tỏ vẻ ta đây là người lớn, lên mặt đàn anh đàn chị bèn tìm đến thuốc lá. Họ coi lúc nào cũng phì phèo điếu thuốc lá trên tay mới là dân sành điệu. Suy nghĩ vậy thực là nguy hiểm! Quả thuốc lá đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhân cách con người. Bố và anh hút, chú bác hút… không những đầu độc con em mà còn nêu gương xấu. Một điều đáng chê trách của nền điện ảnh Việt Nam và cả thế giới là những chiến sĩ cảnh sát mẫu mực nhất, những cán bộ được yêu kính nhất… trước một vấn đề đau đầu cần suy nghĩ để tìm hướng giải quyết thì lại trầm ngâm cùng điếu thuốc. Điều đó càng khuyến khích việc hút thuốc lá. Tệ nạn thuốc lá không chỉ giới hạn trong phạm vi của nó. Từ điều thuốc đến cốc bia, đến ma tuý thực là khoảng cách không xa mấy. Mọi tệ nạn dường như đều có thể mở đầu bằng điếu thuốc. Thuốc lá – Môi trường ngỡ không liên quan đến nhau nhưng thực ra có liên quan mật thiết đến nhau. Hút thuốc lá, khói thuốc lá làm ô nhiễm môi trường. Bên cạnh khói nhà máy, khói xe cộ… khói thuốc lá hủy hoại môi trường sống, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Vì những tác hại ảnh hưởng đến sức khoẻ kinh tế, nhân cách, đời sống con người như vậy nên mỗi cá nhân cộng đồng, toàn thế giới cần phải tích cực chống việc hút thuốc lá. Không chỉ là lời nói, khẩu hiệu suông mà ai cũng phải tự ý thức thực hiện bằng hành động. Người người nhắc nhở nhau, nhà nhà nhắc nhở nhau… nếu tất cả cùng đồng tâm hiệp lực không hút – không mua – không bán thuốc lá thì tốt biết mấy. Các từ khóa trọng tâm " cần nhớ " của bài viết trên hoặc " cách đặt đề bài " khác của bài viết trên: • nghị luận về hút thuốc lá • van nghi luan Trong cuộc sống, bên cạnh nhiều tập quán, thói quen tốt còn có những tập quán, thói quen xấu có hại cho con người và xã hội. Những thói quen xấu có sức quyến rũ ghê gớm như chơi cờ bạc, hút thuốc lá, nghiện ma túy hoặc sách, băng, đĩa có nội dung độc hại, nếu ta không kiên định tự chủ, dần dần sẽ bị nó ràng buộc, chi phối và biến thành nô lệ. Ta gọi chung các thói xấu trên là tệ nạn xã hội. Đối với bất kì một quốc gia nào thì tệ nạn xã hội cũng là một hiểm họa trước mắt và lâu dài, cần phải ra tay trừ bỏ. Vì những tác hại khôn lường của nó, chúng ta hãy kiên quyết nói : “Không !”. Tại sao chúng ta lại phải nói “Không !” với các tệ nạn xã hội? Cờ bạc, thuốc lá, ma túy… là thói hư tật xấu gây ra những tác hại ghê gớm với bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt : tư tưởng, đạo đức, sức khỏe, kinh tế, nòi giống… Đây là mối nguy cơ trước mắt và lâu dài của đất nước, dân tộc. Ban đầu, chúng đến một cách ngẫn nhiên, tình cờ. Tuổi trẻ thường ham vui, ham lạ, đó là chỗ yếu để tệ nạn tấn công. Đám con trai mười lăm, mười bảy, vài lần nhìn các anh thanh niên phì phèo điếu thuốc lá trên môi với vẻ rất lãng tử, sành điệu, thấy hay hay, thế là bắt chước. Bạn bè xấu rủ rê hút chích, khích bác vài câu chạm tự ái “nam nhi”. Ừ thì thử cho biết với đời, nhằm nhò gì, chuyện vặt ! Một lần, hai lần…, rồi đến một lúc nào đó, không có không chịu được. Thiếu nó, ta cảm thấy bồn chồn, chống chếnh, buồn và lại tìm đến nó như tìm đến một sự giải thoát, một nguồn vui. Ví dụ, đã tập tọng hút thuốc lá, hít heroin thì từ “thích” đến “nghiện” chẳng bao xa. Mỗi khi cơn nghiện ập đến, nó hành hạ thân xác đến mức khó có thể chịu đựng nổi. Muốn có thuốc để thỏa mãn cơn nghiện thì phải có tiền. Không có tiền thì phải xoay sở mọi cách. Thế là trước thì lấy đồ nhà đem cầm, đem bán, sau thì đi lừa đảo, ăn trộm, ăn cắp, cướp giật, thậm chí giết người… Hỏi làm sao có thế tránh khỏi con đường tội lỗi ?!. Như vậy là thói xấu đã biến ta thành nô lệ của nó. Nó là ông chủ vô hình nhưng khắc nghiệt, tàn bạo, chi phối toàn bộ tư tưởng, tình cảm và hành động của ta. Tác hại của các tệ nạn là vô cùng ghê gớm. Một khi đã nhiễm phải tệ nạn lâu ngày thì rất khó từ bỏ. Chúng ta thử bàn đến tác hại của từng loại một. Thứ nhất là cờ bạc. Người xưa đã đúc kết : “Cờ bạc là bác thằng bần. Cửa nhà bán hết, tra chân vào cùm”. Đúng thế, cờ bạc cũng là một loại ma túy mà người nào trót sa chân vào thì khó lòng thoát khỏi. Người đánh bạc có thể ngồi lì ở chiếu bạc từ sáng đến tối, ngày này sang ngày khác, quên ăn, quên ngủ, quên cả làm việc, học tập. Khi thua, cay cú quyết gỡ, càng gỡ lại càng thua. Lúc đầu thì gán đồng hồ, xe đạp, xe máy; sau thì bán nhà, bán đất… và bán cả danh dự, sự nghiệp của mình. Đầu óc lúc nào cũng bị ám ảnh bởi ảo tưởng xe hơi, nhà lầu. Nếu thắng thì chiêu đãi bạn bè, ăn chơi phóng túng, vung tiền không tiếc tay để được nghe những lời tâng bốc dối trá, để chứng tỏ “vai vế” trong giới giang hồ. Nhiều kẻ biết rõ là cờ gian bạc lận nhưng vẫn mê muội lao đầu vào, tự nguyện làm “nai” cho lũ “thợ săn” xẻ thịt. Dân gian có câu : “Đánh đề ra đê mà ở” là thế. Để khuyên mọi người tránh xa cờ bạc, tục ngữ – ca dao cũng đưa ra bài học thấm thía : “Của làm ra cất trên giác. Của cờ bạc để ngoài sân. Của phù vân để ngoài ngõ”. Bởi thực tế không ai giàu có bền lâu nhờ cờ bạc. Thứ hai là tệ nghiện thuốc lá. Các nhà nghiên cứu y học đã đưa ra nhận xét có tính chất cảnh báo : “Khói thuốc là ‘sát thủ’ thể khí đối Nghị luận xã hội về tác dụng của việc đọc sách Sách là kho tàng tri thức vô tận của nhân loại – một tài sản tinh thần vô giá vì nó cung cấp cho chúng ta những hiểu biết về phong tục tập quán, văn hoá lịch sử của tất cả các dân tộc trên thế giới làm cho tâm hồn ta phong phú thêm trí óc ta mở mang, văn minh hơn và ta thấy đời sẽ ý nghĩa và đáng yêu biết bao! Trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa và tri thức. Ngày nay, ngoài sách, con người còn tiếp thu thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như Truyền hình, phim ảnh, Internet… Văn hóa đọc vì thế có những bước thay đổi về chất…Các phương tiện nghe nhìn tỏ ra có nhiều ưu thế hơn, hấp dẫn hơn so với sách, và thực tế chúng đang có xu hướng cạnh tranh lấn át văn hóa đọc. Nếu trước đây, đọc sách là một thú vui, một thói quen của rất nhiều người thì ngày nay thói quen ấy đang có nguy cơ bị mất dần đi. Tất nhiên đôi với các nhà nghiên cứu khoa học, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, sinh viên, học sinh… đọc sách vẫn là một công việc bắt buộc, thường xuyên mà nếu thiếu nó người ta rất khó để có được một chuyên môn tốt, một khôi lượng kiến thức đủ rộng để phục vụ công việc, nhưng đông đảo quần chúng đang có xu hướng giải trí bằng phim ảnh, băng đĩa nhiều hơn. Mặc dù vậy, đọc sách vẫn luôn được khăng định là một nhu cầu thiết yếu với những thế mạnh riêng của chính nó, một cách thưởng thức văn hoa sang trọng và có chiều sâu; là phương cách tốt nhất để làm giàu có vốn liếng ngôn từ của con người. Những thuộc tính đi liền với việc đọc là suy nghĩ, suy ngẫm, tra cứu, tìm tòi… là cơ sở hữu ích cho việc nâng cao tri thức, hiểu biết, tạo dựng những vỉa tầng sâu sắc trong toàn bộ hệ thống kiến thức, nhận thức của mỗi con người. Không thể hình dung nếu một ai đó trong suôt cuộc đời mình không coi trọng việc đọc mà có thể có được một trữ lượng thông tin, kiến thức lớn. Khối lượng kiến thức thu thập được từ việc đọc chính là một thước đo đánh giá tầm vóc tri thức của mỗi người. Nhiều ông bố bà mẹ mong muốn tạo cho con mình một thói quen tốt là ham mê đọc sách từ thuở ấu thơ. Không chỉ dừng lại ở việc thu nhận thông tin, người ta đến với sách để thưởng thức vẻ đẹp của kiến thức thông qua lăng kính sáng tạo của tác giả. Trong một bài viết mới đây, giáo sư Trần Bạch Đằng nêu một ý kiến rất xác đáng, rằng: “Không thể lấy lăng kính “hàn lâm” để nhìn việc đọc sách của công chúng, mà phải lấy lăng kính của công chúng soi lại việc viết sách của chúng ta…”. Rõ ràng, khi nêu ra khái niệm văn hóa đọc có nghĩa là chúng ta đang ngày một đề cao tính nghệ thuật, tính thưởng thức văn hóa đích thực trong việc đọc sách, vượt lên trên khái niệm đọc đơn thuần. Tóm lại, "Không có sách thì không có tri thức", ngoài việc học ở ngoài đời, thực tế, từ mọi người xung quanh sách là người bạn không thể thiếu của con người. Đó là nguồn tri thức vô giá mà mỗi chúng ta có thể tự tìm tòi trong suốt cuộc đời của mình. Sách là nguồn kiến thức vô tận của nhân loại, khi đọc sách bạn sẽ có cảm giác như mình như đang được dẫn vào Thế Giới trong sách, bạn sẽ thấy hiểu rõ hơn biết thêm nhiều điều hay. M.Goroki từng nói rằng "Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú và đến tới gần con người, tởi gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống.Vì vậy, ta rất cần đọc sách nhưng nhất thiết phải chọn cho mình những loại sách có gái trị thật sự làm giàu tri thức và hoàn thiện nhân cách. Trong cuộc sống, bên cạnh nhiều tập quán, thói quen tốt còn có những tập quán, thói quen xấu có hại cho con người và xã hội. Những thói quen xấu có sức quyến rũ ghê gớm như chơi cờ bạc, hút thuốc lá, nghiện ma túy hoặc sách, băng, đĩa có nội dung độc hại, nếu ta không kiên định tự chủ, dần dần sẽ bị nó ràng buộc, chi phối và biến thành nô lệ. Ta gọi chung các thói xấu trên là tệ nạn xã hội. Đối với bất kì một quốc gia nào thì tệ nạn xã hội cũng là một hiểm họa trước mắt và lâu dài, cần phải ra tay trừ bỏ. Vì những tác hại khôn lường của nó, chúng ta hãy kiên quyết nói : “Không !”. Tại sao chúng ta lại phải nói “Không !” với các tệ nạn xã hội? Cờ bạc, thuốc lá, ma túy… là thói hư tật xấu gây ra những tác hại ghê gớm với bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt : tư tưởng, đạo đức, sức khỏe, kinh tế, nòi giống… Đây là mối nguy cơ trước mắt và lâu dài của đất nước, dân tộc. Ban đầu, chúng đến một cách ngẫn nhiên, tình cờ. Tuổi trẻ thường ham vui, ham lạ, đó là chỗ yếu để tệ nạn tấn công. Đám con trai mười lăm, mười bảy, vài lần nhìn các anh thanh niên phì phèo điếu thuốc lá trên môi với vẻ rất lãng tử, sành điệu, thấy hay hay, thế là bắt chước. Bạn bè xấu rủ rê hút chích, khích bác vài câu chạm tự ái “nam nhi”. Ừ thì thử cho biết với đời, nhằm nhò gì, chuyện vặt ! Một lần, hai lần…, rồi đến một lúc nào đó, không có không chịu được. Thiếu nó, ta cảm thấy bồn chồn, chống chếnh, buồn và lại tìm đến nó như tìm đến một sự giải thoát, một nguồn vui. Ví dụ, đã tập tọng hút thuốc lá, hít heroin thì từ “thích” đến “nghiện” chẳng bao xa. Mỗi khi cơn nghiện ập đến, nó hành hạ thân xác đến mức khó có thể chịu đựng nổi. Muốn có thuốc để thỏa mãn cơn nghiện thì phải có tiền. Không có tiền thì phải xoay sở mọi cách. Thế là trước thì lấy đồ nhà đem cầm, đem bán, sau thì đi lừa đảo, ăn trộm, ăn cắp, cướp giật, thậm chí giết người… Hỏi làm sao có thế tránh khỏi con đường tội lỗi ?!. Như vậy là thói xấu đã biến ta thành nô lệ của nó. Nó là ông chủ vô hình nhưng khắc nghiệt, tàn bạo, chi phối toàn bộ tư tưởng, tình cảm và hành động của ta. Tác hại của các tệ nạn là vô cùng ghê gớm. Một khi đã nhiễm phải tệ nạn lâu ngày thì rất khó từ bỏ. Chúng ta thử bàn đến tác hại của từng loại một. Thứ nhất là cờ bạc. Người xưa đã đúc kết : “Cờ bạc là bác thằng bần. Cửa nhà bán hết, tra chân vào cùm”. Đúng thế, cờ bạc cũng là một loại ma túy mà người nào trót sa chân vào thì khó lòng thoát khỏi. Người đánh bạc có thể ngồi lì ở chiếu bạc từ sáng đến tối, ngày này sang ngày khác, quên ăn, quên ngủ, quên cả làm việc, học tập. Khi thua, cay cú quyết gỡ, càng gỡ lại càng thua. Lúc đầu thì gán đồng hồ, xe đạp, xe máy; sau thì bán nhà, bán đất… và bán cả danh dự, sự nghiệp của mình. Đầu óc lúc nào cũng bị ám ảnh bởi ảo tưởng xe hơi, nhà lầu. Nếu thắng thì chiêu đãi bạn bè, ăn chơi phóng túng, vung tiền không tiếc tay để được nghe những lời tâng bốc dối trá, để chứng tỏ “vai vế” trong giới giang hồ. Nhiều kẻ biết rõ là cờ gian bạc lận nhưng vẫn mê muội lao đầu vào, tự nguyện làm “nai” cho lũ “thợ săn” xẻ thịt. Dân gian có câu : “Đánh đề ra đê mà ở” là thế. Để khuyên mọi người tránh xa cờ bạc, tục ngữ – ca dao cũng đưa ra bài học thấm thía : “Của làm ra cất trên giác. Của cờ bạc để ngoài sân. Của phù vân để ngoài ngõ”. Bởi thực tế không ai giàu có bền lâu nhờ cờ bạc. Thứ hai là tệ nghiện thuốc lá. Các nhà nghiên cứu y học đã đưa ra nhận xét có tính chất cảnh báo : “Khói thuốc là ‘sát thủ’ thể khí đối với sức khỏe của con người”. Người ta đến với thuốc lá thường do nhiều nguyên nhân : do hiếu kì, tò mò, thích bắt chước hình ảnh của một thần tượng nào đó trong đời hoặc trên phim ảnh, hoặc muốn khẳng định đã lớn trước mặt bạn bè. Đó thường là những cú “hích” xui nhiều chàng trai mới lớn đốt điếu thuốc đầu tiên trong đời. Hơn bốn ngàn thứ hóa chất độc hại trong khói thuốc sẽ tàn phá

Ngày đăng: 25/08/2016, 11:34

w