Vinpearl report final

22 1.1K 3
Vinpearl report   final

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nếu như bạn đang tìm kiếm tài liệu về M&A thì đây là tài liệu có ích cho bạn,

1 TÓM TẮT BÁO CÁO Mục đích báo cáo: Báo cáo nhằm mục đích xác định giá trị hợp lý cổ phần của Công ty Cổ phần Vinpearl, từ đó nhằm xác định tỷ lệ chuyển đổi giữa cổ phần của Công ty Cổ phần Vinpearl (VPL) với các công ty: Công ty Cổ phần Vinpearl Hội An; Công ty cổ phần Vinpearl Đà Nẵng và Công ty cổ phần Vincharm. Ðối tượng định giá: Công ty Cổ phần Vinpearl. Nội dung báo cáo: Nội dung của báo cáo được chia làm hai phần chính: Phần 1 phân tích tổng quan về ngành khách sạn và bất động sản nghỉ dưỡng cũng như đánh giá tiềm năng của ngành này trong tương lai; Phần 2 phân tích và định giá cổ phần Công ty cổ phần Vinpearl. Kết quả định giá: Giá trị hợp lý đối với mỗi cổ phần của Công ty Cổ phần Vinpearl được xác định nằm trong khoảng từ 40.677 đồng/cổ phần – 41.814 đồng/cổ phần. Mức giá khuyến nghị được dùng để xác định tỷ lệ chuyển đổi là mức giá nằm ở giữa khoảng giá trên. 2 MỤC LỤC I. NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM 1. Du lịch Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Về tự nhiên, Việt Nam có 3.260 km đường bờ biển và rất nhiều dải bờ biển có cảnh quan đẹp trải dài cùng với vô số các hòn đảo phù hợp cho khai thác du lịch. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có rất nhiều đồi núi hang động và nhiều loại địa hình phong phú khác. Về văn hóa, Việt Nam có 1.322 di tích lịch sử, 1.263 di tích kiến trúc nghệ thuật, 55 di tích khảo cổ và 102 di tích thắng cảnh. Đặc biệt, có 6 di sản được Unesco xếp hạng di sản thế giới bao gồm: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàn (Quảng Bình), Cố đô Huế, Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng An). Do đó, ngành du lịch Việt Nam có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Một số yếu tố sau thể hiện tiềm năng ngành du lịch: Thu nhập bình quân đầu người và tầng lớp thu có nhập cao đang tăng nhanh sẽ thúc đẩy nhu cầu du lịch và nghỉ dưỡng. Việt Nam là nước đang phát triển có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hàng đầu trên thế giới. Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm đạt cao trên 10% và BMI dự báo trong 5 năm tới, GDP đầu người tại Việt Nam sẽ tăng trưởng với tốc độ 13,1% mỗi năm. Đây sẽ là động lực thúc đẩy nhu cầu về du lịch và nghỉ dưỡng tiếp tục tăng cao khi đời sống được cải thiện trong những năm tới. Nguồn: BMI, BVSC 3 Tốc độc tăng trưởng số lượt khách du lịch cao. Trong những năm qua ngành du lịch đã đạt những kết quả rất ấn tượng. Giai đoạn 2001 – 2009, doanh thu toàn ngành đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 16,6%. Ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009, ngành du lịch Việt Nam vẫn đạt tăng trưởng 8% doanh thu so với năm 2008 và đạt trên 70 nghìn tỷ đồng. Kết quả trên được giải thích bởi tốc độ tăng trưởng bình quân số lượt khách du lịch hàng năm trong nước và quốc tế lần lượt đạt 8,5% và 7,8% trong cùng giai đoạn. Năm 2009, Việt Nam có trên 25 triệu khách du lịch nội địa và hơn 2,2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam với mục đích du lịch. So với năm 2008, mặc dù ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm số lượt khách du lịch quốc tế năm 2009 giảm 15,4% nhưng số lượt khách nội địa vẫn tiếp tục tăng 12,6%, dẫn đến tổng số khách du lịch trong năm 2009 tăng 9,7%. Trong 5 năm tới, số khách du lịch tại Việt Nam ước tính sẽ đạt trên 36 triệu lượt và số khách nước ngoài đạt 5,3 triệu lượt. Nguồn: GSO, Tổng cục du lịch, BVSC Như vậy, với các yếu tố thuận lợi nêu trên, Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn thu hút khách du lịch quốc tế. Bên cạnh đó, cùng với việc nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng mạnh, nhu cầu du lịch và nghỉ dưỡng của khách nội địa cũng tăng lên đáng kể. Từ đó, sẽ kéo theo nhu cầu sử dụng khách sạn và tiêu thụ các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng tăng lên trong những năm tới. 2. Ngành khách sạn và khu nghỉ dưỡng Tổng quan ngành khách sạn và khu nghỉ dưỡng. So với các nước trên thế giới và trong khu vực, ngành khách sạn Việt Nam còn khá non trẻ, do đó thị trường có tính biến động rất cao khi bị các yếu tố bên ngoài tác động. Ngành khách sạn tại Việt Nam, đặc biệt là các khách sạn hạng 3, 4 và 5 sao đã bị ảnh hưởng khá nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Năm 2009, các yếu tố thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của các khách sạn cao cấp đều sụt giảm đáng kể so với vài năm trước đó. Tuy nhiên, với đà phục hồi kinh tế sau khủng hoảng, ngành khách sạn hứa hẹn một tiềm năng tăng trưởng tốt khi nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng tăng cao trở lại và các hoạt động giao thương kinh tế trở nên sôi động hơn. *RevPAR: Doanh thu trên mỗi phòng sẵn có Nguồn: Grant Thorton, BVSC ước tính Nguồn cung khách sạn cao cấp gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Nguồn cung khách sạn 3 - 5 sao tại các thành phố lớn và các tỉnh có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng gia tăng nhanh chóng trong những năm qua và đang tiếp tục tăng cao trong những năm tới. Hiện nay, tại Hà Nội đang có 32 dự án khách sạn 3 - 5 sao đang được xây dựng, 18 trong số 32 dư án sẽ cung cấp cho thị trường khoảng 6100 phòng, 14 dự án còn lại chưa có thông tin về số lượng phòng. Tại TP. Hồ Chí Minh, từ nay đến 2014 cũng dự kiến sẽ có thêm gần 4500 phòng khách sạn hạng 3 - 5 sao. Tại các tỉnh thành có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như Đà Nẵng, Khánh Hòa và Hội An, cũng có rất nhiều dự án khách sạn đang được xây dựng và sẽ được đưa vào hoạt động trong vài năm tới. Nguồn: CBRE, Savills, Sở du lịch các tỉnh, BVSC tổng hợp Xu hướng khách nội địa lựa chọn đi du lịch trong nước và nghỉ tại các khách sạn cao cấp gia tăng mạnh mẽ trong 3 năm gần đây. Ngược lại với khách hàng mua các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng, nguồn khách lưu trú tại các khách sạn trên 3 sao tại Việt Nam trong những năm qua chủ yếu là khách quốc tế lưu trú với mục đích du lịch và làm việc. Năm 2009, lượng khách quốc tế thuê phòng giảm đáng kể so với năm 2008 nhưng đã được bù đắp lại bởi số khách nội địa tăng lên. Khách thuê phòng nội địa năm 2009 tăng 35% so với năm 2008 làm cho tỷ lệ khách nội địa trên tổng số khách thuê phòng tăng từ 19,7% lên 26,3%. Nguồn: Grant Thorton, BVSC ước tính 4 Giá cho thuê phòng bình quân ngày biến động mạnh, đặc biệt ở các khách sạn 5 sao. Giá cho thuê phòng các khách sạn trên 3 sao tại Việt Nam cao thứ 2 trong khu vực và chỉ đứng sau Singapore. Do đặc thù có đến trên 70% khách hàng là người nước ngoài nên tình hình kinh tế toàn cầu có sức ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới biến động giá của các khách sạn cao cấp tại Việt Nam. Năm 2009 chứng kiến sự sụt giảm về giá của các hạng khách sạn 3 sao, 4 sao và 5 sao lần lượt là 2,9%, 12,1% và 33,5%. Tuy nhiên, xu hướng khách Việt Nam có thu nhập cao chuyển đổi thị hiếu sang sử dụng các sản phẩm phòng cao cấp hơn đang bù đắp lại phần nào số giảm của khách khách quốc tế. Nguồn: CBRE, BVSC Nguồn Grant Thornton, BVSC Công suất sử dụng phòng bình quân bắt đầu hồi phục từ đầu năm 2010. Tính từ năm 2007, công suất sử dụng phòng khách sạn cao cấp tại Việt Nam có mức giảm sâu nhất (25%) so với các nước trong khu vực. Từ đầu năm 2010, công suất sử dụng phòng tại Việt Nam bắt đầu thể hiện sự phục hồi mạnh mẽ. Tuy nhiên, với nguồn cung khách sạn ở mức cao, trong các năm tới công suất sử dụng phòng khách sạn bình quân được đánh giá sẽ chỉ ở mức khoảng trên 60%. Nguồn: CBRE, BVSC Nguồn Grant Thornton, BVSC 3. Ngành bất động sản nghỉ dưỡng Đặc điểm ngành bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam. Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng là mô hình khá mới mẻ và mới chỉ xuất hiện tại Việt Nam khoảng 5 năm trở lại đây. Các dự án bất động sản nghỉ dưỡng thường được xây dựng như một phần của một khu resort, khách sạn hay sân golf tại các khu vực địa danh du lịch nổi tiếng. Các dự án được tập trung nhiều tại các địa phương có bờ biển đẹp hay có cảnh núi non như Mũi Né (Bình Thuận), Đà Nẵng, Hội An (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa), Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và Vũng Tàu. Các sản phẩm chủ yếu bao gồm biệt thự, căn hộ và đất chia lô được quản lý bởi các nhà điều hành các khu resort, khách sạn và sân golf. Bất động sản nghỉ dưỡng phục vụ cho hai mục đích chính là nghỉ dưỡng và đầu tư sinh lời. Theo khảo sát của Savills, 52,4% khách hàng mua bất động sản nghỉ dưỡng với mục đích nghỉ dưỡng, sở hữu một bất động sản thể hiện đẳng cấp của người chủ khi đây là tài sản có giá trị cao. Khách hàng cùng gia đình hay bạn bè có thể tận hưởng những kỳ nghỉ chất lượng cao với địa điểm đẹp, cơ sở vật chất cao cấp, thực hiện các hoạt động thể thao và vui chơi do các nhà điều hành có thương nhiệu nổi tiếng cung cấp. 40,5% khách hàng mua với mục đích đầu tư mong đợi sự tăng giá; và 47,6% khách hàng mua muốn cho thuê lại thu tiền. Bất động sản nghỉ dưỡng cũng là một phương thức để nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục để giảm rủi ro. Với mục đích cho thuê, tỷ lệ phân chia lợi nhuận giữa chủ sở hữu và đơn vị quản lý đang có xu hướng dịch chuyển từ 50-50 sang 70-30 tạo nên sự hấp dẫn hơn cho khách hàng. Số dự án tăng cao đột biến 2 năm trở lại đây. Cách đây 5 năm, trên cả nước chỉ có một vài dự án biệt thự nghỉ dưỡng như Mũi Né Domaine, The Nam Hải hay Olalani, Indochina Riverside Tower (Đà Nẵng) và một số resort ở Nha Trang, Hội An, Vũng Tàu, phần lớn các dự án này đều thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng từ năm 2009 trở lại đây, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã quan tâm rất nhiều đến phân khúc mới này. Rất nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng được xây dựng bởi các nhà đầu tư trong nước như Vinaconex-ICT, Cotecland, Archiland, Hà Đô, TD và Hoa Anh Đào. Theo nghiên cứu của Savills Vietnam, đến thời điểm tháng 9 năm 2010 đã có 45 dự án bất động sản nghỉ dưỡng (trong đó có 8 dự án là sân golf) đang hoạt động với tổng diện tích lên đến 2.067 ha cung cấp cho thị trường tổng cộng 4.214 lô đất, 1.856 căn biệt thự và 1.490 căn hộ. Nguồn: Savills, BVSC Giá bán biệt thự và căn hộ nghỉ dưỡng được chia ra nhiều phân khúc. Tại Miền Trung Việt Nam, ở phân khúc sang trọng (giá biệt thự trên 1,5 triệu USD và giá căn hộ trên 0,5 triệu USD), chủ dự án thường là các nhà đầu tư nước ngoài như Indochina Land, Vina Capital và các nhà cung cấp dịch vụ thường là các tổ chức quản lý và điều hành khách sạn cao cấp có thương hiệu quốc tế như Hyatt 5 và GHM. Tuy nhiên có một số trường hợp đặc biệt như biệt thự tại khu Vinpearl do chủ đầu tư và nhà điều hành Việt Nam có giá bán biệt thự từ 1,5 đến 2 triệu USD/biệt thự. Các khu nghỉ dưỡng sang trọng thường có vị trí đẹp tại các khu du lịch nổi tiếng như Hội An, Nha Trang và Đà Nẵng. Ở phân khúc cao cấp, giá biệt thự từ 0,7 – 1,5 triệu USD và giá căn hộ từ 0,2 – 0,5 triệu USD. Đây thường là các dự án có chủ đầu tư nước ngoài hoặc Việt Nam và được quản lý bởi các nhà diều hành nước ngoài. Dưới phân khúc cao cấp là phân khúc trung cấp và thấp cấp, đây thường là các dự án được đầu tư bởi người Việt và quản lý bởi các nhà điều hành nội địa. Phân khúc trung cấp có giá biệt thự giao động từ 0,2 đến 0,7 triệu USD và căn hộ giá từ 0,3 đến 0,6 triệu USD. Rẻ hơn phân khúc trung cấp là các loại bất động sản nghỉ dưỡng thấp cấp. Nguồn: CBRE, BVSC Nguồn cung lớn sẽ vẫn tiếp tục tăng cao trong thời gian tới. Cuối quý 3 năm 2010, tỷ lệ đã bán của tổng 45 các dự án mới đạt 57,8%. Như vậy sẽ còn 42,2% các dự án tiếp tục là nguồn cung cho thị trường. Trong số đó, nguồn cung của các loại sản phẩm là 1.101 trên tổng số 4.214 lô đất nền tương đương với 26,1%, 1.015 trên tổng số 1.856 căn biệt thự tương đương với 54,7% và 1.074 trên tổng số 1.490 căn hộ tương đương với 72,1%. Theo CBRE, trong thời gian sắp tới, có 14 dự án chuẩn bị được chào bán cung cấp cho thị trường gần 1.700 biệt thự và trên 1.800 căn hộ. Các dự án này chủ yếu sẽ hoàn thành trong các năm 2011 và 2012, và một phần nhỏ hoàn thành muộn hơn đến 2015. Trong tương lai, tổng cộng có khoảng 60 dự án bất động sản nghỉ dưỡng đang được triển khai bao gồm các khách sạn, khu resort và sân golf sẽ cung cấp cho thị trường gần 7.300 biệt thự và căn hộ. Các dự án này chủ yếu được tập trung tại các tỉnh có khu du lịch bãi biển đẹp như Khánh Hòa, Bình Định, Phú Quốc, Hải Phòng, Vũng Tàu và Đà Nẵng. Ngoài ra, có khả năng sẽ có các khu biệt thự hay căn hộ nghỉ dưỡng được phát triển ở các tỉnh thành như Phú Yên, Bình Thuận, Quảng Ninh, Tp. HCM và Hà Nội, tuy nhiên chưa có số liệu chính thức cụ thể về chi tiết các dự án. Khách hàng mua bất động sản nghỉ dưỡng chủ yếu là người Việt Nam có thu nhập cao. Đối tượng khách hàng mua bất động sản nghỉ dưỡng được chia ra làm 3 nhóm chính bao gồm người Việt có thu nhập cao, Việt Kiều và người nước ngoài. Khác với các nước Tên dự án Tỉnh thành Tổng mức ĐT (triệu USD) Diện tích (ha) Số biệt thự Số căn hộ Hoàn thành Mục đích sử dụng Vinpearl Hoi An Cửa Đại, Hội An - 7.03 26 147 phòng khách sạn (21.790 m2) Q3/2011 Laguna Hue Lăng Cô, Huế 875 280 80 180 phòng khách sạn Q4/2011 Vila resort 5 sao, hotel and spa Le Meridien Da Nang Resort & Spa Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng 111,6 12 48 348 phòng khách sạn, 149 căn hộ Q4/2013 Vinpearl Villas & Golf Course Hòn Tre, Nha Trang - 75 250 485 phòng (5 star resort & Spa) - Sân golf, vila, resort & spa The Imperial Residences Vũng Tàu - - - 132 2012 5 star residential Crowne Plaza Trân Phú, Nha Trang - - - 169 căn (65 - 160 m2/căn) 2012 Diamond Bay Villas & Golf Courses Cam Ranh, Nha Trang 275.5 175 145 694 Jun-09 Diamond Bay Residences Trân Phú, Nha Trang - 0.93 - 107 condo, 4 penthouses 2011 Flamboyant Island Đồ Sơn, Hải Phòng - 60 167 2010 Vila, khách sạn 5 sao Furama Pool Vila Aryjana Sơn Trà, Nha Trang 54 28 134 200 phòng khách sạn 2010 Silver Shores Hoang Dat Sơn Trà, Nha Trang 86 20 52 854 Q4/2010 Casino, vila (52 units) DaLat Green Đà Lạt, Lâm Đồng - 0.82 16 - - Sacom Resort Đà Lạt, Lâm Đồng 54 270 400 550 rooms ( ksan 5 sao) - Casalle Hill Villa Lagi, Bình Thuận - 200 350 - - Khách sạn 5 sao, sân golf 6 trong khu vực, cho đến nay nhóm khách hàng là người Việt Nam có thu nhập cao chiếm tỷ trọng rất cao. Theo CBRE, tại thời điểm tháng 9 năm 2010 khoảng 85% khách hàng mua sản phẩm BĐS du lịch nghỉ dưỡng là người Việt Nam và chủ yếu là dân cư tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Nguồn: CBRE, BVSC Nhu cầu sở hữu bất động sản nghỉ dưỡng của người nước ngoài và Việt kiều sẽ tăng cao. Tháng 6 năm 2008, Quốc Hội đã thông qua Nghị quyết số 19/2008/QH12 về việc cho phép các tổ chức và cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam và Nghị định số 51/2009/ND CP tháng 6 năm 2009 được Chính Phủ ban hành để hướng dẫn thực hiện quyết định trên. Hiện nay, chủ sở hữu bất động sản nghỉ dưỡng chủ yếu vẫn đa phần là người Việt và chỉ có 15% chủ sở hữu là Việt Kiểu và người nước ngoài. Ngành bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam sẽ có xu hướng phát triển theo mô hình của các nước có ngành du lịch phát triển hơn như Thái Lan. Do vậy, xu hướng tỷ lệ chủ sở hữu là người Việt Nam sẽ được giảm dần và thay thế vào đó là chủ sở hữu người nước ngoài và Việt Kiều. Trong giai đoạn 2000 - 2009, lượng Kiều hối chuyển về Việt Nam tăng trưởng khá nhanh với mức bình quân hàng năm 15,2% và đạt 6,28 tỷ USD năm 2009. Đây cũng sẽ là một phần động lực thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng khi các rào cản về pháp lý cho Việt Kiều sở hữu bất động sản đã được nới rộng hơn. Nguồn: WB, BVSC Để thu hút được khách hàng người nước ngoài, cần có sự phân cấp giữa các khu nghỉ dưỡng tiêu chuẩn và khu nghỉ dưỡng cao cấp. Các dự án tiêu chuẩn và các dự án cao cấp ở nước ngoài như thị trường Phuket, Koh Samui và Pattaya ở Thái Lan hay Bali ở Indonesia, có sự phân biệt rất lớn. Hiện nay tại Việt Nam, ranh giới này chưa thực sự rõ ràng. Có nhiều yếu tố để khách hàng quốc tế quyết định khi mua một dự án bất động sản nghỉ dưỡng, trong đó những yếu tố quan trọng nhất bao gồm: vị trí địa lý (Gần biển, núi), yếu tố tự nhiên (Thời tiết, sinh thái), chất lượng dịch vụ (Nhà cung cấp nước ngoài hay trong nước), cơ sở vật chất (Bến du thuyền, sân golf, spa, bể bơi, các môn thể thao .), cơ sở hạ tầng (Sân bay quốc tế, giao thông, gần trung tâm, đô thị .) và sự tích cực của chính quyền địa phương. Các khu vực có tiềm năng hàng đầu hiện nay tập trung nhiều khu nghỉ dưỡng cao cấp là Nha Trang, Mũi Né, Đà Nẵng, Hội An và Lăng Cô. 4. Kết luận Chúng tôi đánh giá ngành du lịch Việt Nam nói chung, ngành kinh doanh khách sạn và bất động sản nghỉ dưỡng nói riêng còn rất nhiều tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn. Lượng du khách đến Việt Nam hiện nay mới đạt khoảng trên 4 triệu lượt mỗi năm, đây là con số rất khiêm tốn so với 14 triệu lượt mỗi năm đến Thái Lan và 22 triệu lượt mỗi năm đến Malaysia. Bên cạnh đó, cùng với tăng trưởng kinh tế Việt Nam, nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng của khách nội địa cũng sẽ tăng lên trong những năm tới. Tuy nhiên, lượng cung từ các khách sạn và khu nghỉ dưỡng trong những năm qua và vài năm tới là rất lớn. Trong một vài năm tới có thể xày ra tình trạng thừa cung dẫn đến áp lực cạnh tranh cao trong ngành. 7 II. CÔNG TY CỔ PHẦN VINPEARL 1. Lĩnh vực hoạt động chính là du lịch nghỉ dưỡng. Công ty cổ phần Vinpearl (VPL) có hoạt động kinh doanh chính trong lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng với dự án đang khai thác là kinh doanh Tổ hợp khách sạn 5 sao, khu nghỉ dưỡng, sân golf, làng du lịch và công viên giải trí tại đảo Hòn Tre, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà. VPL hiện đang mở rộng hoạt động kinh doanh khu nghỉ dưỡng của mình, đồng thời tham gia vào các dự án bất động sản nghỉ dưỡng và các dự án phát triển khu dân cư. VPL hiện đang mở rộng hoạt động đầu tư mở rộng khu nghỉ dưỡng hiện tại tại đảo Hòn Tre (Nha Trang – Khánh Hoà) và tham gia góp vốn đầu tư vào khu nghỉ dưỡng Vinpearl Đà Nẵng và Vinpearl Hội An; đồng thời công ty cũng góp vốn vào các dự án phát triển khu dân cư Royal city và Green city. Danh sách công ty con Công ty Tỷ lệ sở hữu của VPL Lĩnh vực hoạt động Giá trị vốn góp của VPL (30/9/2010) CTCP Phát triển thành phố xanh 50% Phát triển dự án Khu đô thị Green City; 500 CTCP Du lịch Việt Nam Nha Trang 80% Dịch vụ lữ hành, đại lý du lịch, … 2 CT TNHH Du lịch sinh thái Nam Qua 80% Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nhà hàng… 3,75 Nguồn: VPL Danh sách công ty liên kết Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán VPL Công ty Tỷ lệ sở hữu của VPL Lĩnh vực hoạt động Vốn của VPL (30/9/2010) (tỷ đồng) CTCP Du lịch Việt Nam Vitours 29,13% Dịch vụ du lịch và khách sạn 26,1 CTCP Du lịch Việt Nam tại TP. HCM 25,28% Cho thuê VP, khách sạn và dịch vụ du lịch 46,3 CTCP Đầu tư và Phát triển địa ốc Hoàng Gia 21,25% Phát triển dự án khu đô thị Royal city 680 CTCP Phát triển và dịch vụ Vincharm 20% Dịch vụ Gym & Spa 96 CTCP Vinpearl Hội An 30% Khách sạn và biệt thự nghỉ dưỡng Vinpearl Hội An 90 CTCP Vinpearl Đà Nẵng 40% Khách sạn và biệt thự nghỉ dưỡng Vinpearl Đà Nẵng 115,2 Nguồn: VPL Sở hữu những dự án có vị trí đắc địa cho việc phát triển các khu du lịch. VPL có khả năng giành được được quyền sử dụng hàng loạt các khu đất có lợi thế vị trí đặc biệt ở các điểm đến du lịch và thương mại quan trọng tại Việt Nam gồm Nha Trang, Đà Nẵng, Hội An, Đà Lạt. Đặc biệt là Tổ hợp khu du lịch nghỉ dưỡng Vinpearl Land nằm trên đảo Hòn Tre (Nha Trang – Khánh Hoà) hiện là khu nghỉ dưỡng và spa phức hợp lớn nhất Việt Nam với ưu thế vị trí nhìn ra một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới. Danh mục các dự án của Vinpearl Nguồn: VPL Công ty hàng đầu trong lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng và giải trí. Dự án chính đang khai thác của VPL là Tổ hợp khu du lịch nghỉ dưỡng và giải trí Vinpearl Land tại đảo Hòn Tre (TP. Nha Trang – tỉnh Khánh Hoà) bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2003. Đây hiện là khu nghỉ dưỡng có quy mô lớn nhất Việt Nam với khách sạn Vinpearl resort & Spa với 2 khách sạn 5 sao (485 phòng) và các hệ thống vui chơi giải trí bao gồm: bãi biển, trò chơi, công viên nước, thuỷ cung, rạp chiếu phim, nhà hàng, khu tập thể hình và spa… Khu nghỉ dưỡng được nối với thành phố Nha Trang bởi Hệ thống cáp treo vượt biển. VPL hiện là một trong hai công ty du lịch nhận giải thưởng Sao Vàng Đất Việt trong số 100 doanh nghiệp thành công nhất Việt Nam trong suốt 3 năm liên tục; và rất nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế khác. Với vị trí đắc địa và cơ sở hạ tầng nghỉ dưỡng hoàn chỉnh, tổ hợp khu du lịch nghỉ dưỡng và giải trí hiện thu hút được ngày càng nhiều khách du lịch đến Nha Trang và là nơi tổ chức nhiều sự kiện quốc tế quan trọng như: Hoa Hậu Thế giới Người Việt, Hoa hậu Hoàn vũ 2008, Hoa hậu Trái đất 2010. Số lượt khách và hiệu suất thuê phòng của Vinpearl Nha Trang Resort & Spa Nguồn: VPL Mở rộng hoạt động du lịch nghỉ dưỡng và kinh doanh bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp. Nhằm mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng, đồng thời kết hợp với việc kinh doanh bất động sản (để bán và cho thuê) tại các khu nghỉ dưỡng, VPL hiện đang mở rộng các dự án tại đảo Hòn Tre và phát triển dự án nghỉ dưỡng kết hợp với bất động sản tại Đà Nẵng và Hội An. Tên Dự án Vị trí Tỷ lệ sở hữu của VPL Diện tích khu đất Tổng mức vốn đầu tư Loại hình Dự án Tình trạng xây dựng 1 Vinpearl Nha Trang Luxury Resort Nha Trang, K.Hòa 100% 8 ha 129 tỷ Biệt thự, Khách sạn Dự kiến hoàn thành năm 2011 2 Sân gôn và Biệt thự Vinpearl Nha Trang Nha Trang, K.Hòa 100% 275,20 ha 2.181 tỷ đồng Sân Gôn/ Biệt thự để bán Đang xây dựng, dự kiến đầu năm 2011 đưa vào hoạt động sân golf 3 Khách sạn và Biệt thự Vinpearl Đà Nẵng Luxury TP Đà Nẵng 40% 154.224 m2 1.600 tỷ đồng Khu nghỉ dưỡng cao cấp / Biệt thự để bán Đang hoàn thiện, dự kiến hoàn thành năm 2011 4 Vinpearl Hội An TP Hội An, Q.Nam 30% 70.277 m2 578,2 tỷ đồng Khu nghỉ dưỡng / Biệt thự để bán Đang hoàn thiện, dự kiến hoàn thành năm 2011 5 Royal City Q. Thanh Xuân, HN 21,25% 120,942 m2 9.999 tỷ đồng Hỗn hợp Đang xây dựng, hoàn thành móng 2 tòa nhà đầu tiên 6 Green City Quận 9, TP HCM 50% 280 ha 3.134 tỷ đồng Hỗn hợp Dự kiến khởi công năm 2012 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010E - Số lượt khách quốc tế 21.371 27.336 20.635 25.988 - Số lượt khách trong nước 30.909 40.822 51.512 64.875 Tổng số lượt khách lưu trú 52.280 68.158 72.147 90.862 Tốc độ tăng trưởng hàng năm 30% 6% 26% Số ngày khách lưu trú (ngày) 2.65 3.13 2.72 2.83 Hiệu suất thuê phòng (%) 68% 64% 43% 62% Các dự án mở rộng tại đảo Hòn Tre (TP. Nha Trang – tỉnh Khánh Hoà) Dự án Vinpearl Nha Trang Luxury resort. Dự án được xây dựng tại Bãi Sỏi trên đảo Hòn Tre với khu resort gồm 120 phòng nghỉ, trong đó 88 phòng tiêu chuẩn và 32 phòng cao cấp. Ngoài ra, VPL cũng sẽ xây dựng các công trình phụ trợ như: bể bơi, bãi biển, sân vườn, câu lạc bộ chăm sóc sức khoẻ,v.v… Tổng mức đầu tư trước thuế của dự án khoảng 129 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ sở hữu của VPL là 100%. Dự án hiện đã được xây xong phần thô và đang trong giai đoạn hoàn thiện và dự kiến sẽ được đưa vào khai thác tháng 3/2011. Dự án sân golf và biệt thự cao cấp. Đây là dự án xây dựng khu sân Golf 18 lỗ và 242 biệt thự tại quần thể khu du lịch Vinpearl Nha Trang. Dự án này trải rộng trên 275.2 ha (trong đó 83.68 ha mặt biển) ở khu vực phía Đông của đảo Hòn Tre, được bao bọc bởi núi Đàm Mông với tầm nhìn hướng ra Vịnh Nha Trang cùng chiều dài bãi biển gần 800m. Với nhiều điều kiện thuận lợi về địa hình, diện tích, cảnh quan đẹp trong một tổng thể hài hòa giữa núi và biển, VPL đang dành về mình nhiều thuận lợi trong hoạt động kinh doanh sân Golf và biệt thự. Dự án này do VPL sở hữu 100%, với tổng mức đầu tư dự kiến là 2.181 tỷ đồng, trong đó phần đầu tư cho sân golf và các khu phụ trợ cho sân golf chiếm khoảng 518 tỷ đồng. Sân Golf 18 lỗ nằm ở khu vực trung tâm của khu đất với tổng diện tích 64.37 ha, trong đó 9 lỗ dự kiến hoàn thành trong Quý I/2011 và 9 lỗ còn lại sẽ đi vào hoạt động vào Quý II/2011. Khi hoàn thiện, sân Golf Vinpearl sẽ là sân Golf hướng biển thứ hai tại Việt Nam. Khu Club House bao gồm nhà điều hành sân Golf, nhà hàng, trung tâm thương mại… được xây dựng ở gần trung tâm của sân Golf. Toàn bộ phần diện tích 41 ha bao quanh sân Golf 18 lỗ đã được giao lâu dài để làm đất xây dựng 242 biệt thự. Hiện nay, VPL đang cân đối giữa hai phương án xây dựng biệt thự hạng sang rồi bán và bán đất nền để chủ đầu tư tự đầu tư xây dựng biệt thự. Các dự án khu nghỉ dưỡng tại Hội An và Đà Nẵng Dự án Vinpearl Đà Nẵng. Vinpearl Đà Nẵng là khu nghỉ dưỡng cao cấp gồm một khách sạn quốc tế 5 sao bao gồm 204 phòng, 1 khu spa, 1 nhà hàng biển, 39 biệt thự sang trọng (diện tích trung bình khoảng 1.000 m2/căn) để bán và cho thuê. Dự án được xây dựng trên khu đất có diện tích 15,5 ha trong đó đất cho biệt thự khoảng 4 ha và 11,5 ha còn lại cho khách sạn và các dịch vụ dùng chung. Dự án có tổng mức đầu tư là 1.388 tỷ đồng (trước VAT). Tỷ lệ sở hữu của VPL trong dự án này là 40%. Dự án hiện đã xây dựng xong phần thô và dự kiến phần biệt thự sẽ được chào bán từ năm 2011 và phần khách sạn sẽ được khai thác từ năm 2012. Dự án Vinpearl Hội An. Vinpearl Hội An là khu nghỉ dưỡng cao cấp gồm một khách sạn quốc tế 5 sao bao gồm 147 phòng, và 26 biệt thự sang trọng (diện tích trung bình khoảng 1.100 m2/căn) để bán và cho thuê. Dự án được xây dựng trên khu đất có diện tích 7 ha trong đó đất cho biệt thự khoảng 2,8 ha và 4,1 ha còn lại cho khách sạn và các dịch vụ dùng chung. Dự án có tổng mức đầu tư là 636 tỷ đồng (trước VAT). . Spa 96 CTCP Vinpearl Hội An 30% Khách sạn và biệt thự nghỉ dưỡng Vinpearl Hội An 90 CTCP Vinpearl Đà Nẵng 40% Khách sạn và biệt thự nghỉ dưỡng Vinpearl Đà. đất là 2.119 tỷ đồng. 4.2.4 Dự án Vinpearl Đà Nẵng và Vinpearl Hội An và Vincharm. Giá cổ phần của Vinpearl Đà Nẵng, Vinpearl Hội An và Vincharm được tính

Ngày đăng: 04/06/2013, 22:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan