ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------ NGUYỄN THỊ THÚY SỰ PHÁT TRIỂN QUAN NIỆM VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN TRONG TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY CẬN ĐẠI LUẬN VĂ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- -
NGUYỄN THỊ THÚY
SỰ PHÁT TRIỂN QUAN NIỆM
VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN TRONG TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY CẬN ĐẠI
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI – 2014
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- -
NGUYỄN THỊ THÚY
SỰ PHÁT TRIỂN QUAN NIỆM
VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN TRONG TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY CẬN ĐẠI
Chuyên ngành: TRIẾT HỌC
Mã ngành: 60.22.03.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người huớng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Thị Thúy Vân
HÀ NỘI – 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Thị Thúy Vân Các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn có xuất xứ
rõ ràng
Học viên
Nguyễn Thị Thúy
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực của riêng bản thân, em
đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và giúp đỡ của tất cả mọi người
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Thúy Vân
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn Cô không chỉ truyền đạt cho em những kiến thức và phương pháp quan trọng trong quá trình nghiên cứu khoa học mà còn hết lòng giúp đỡ, động viên, tin tưởng và cho em những bài học giá trị về cuộc sống
Em xin gửi lời cảm ơn tới tập thể các thầy cô giáo Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đã nhiệt tình dạy dỗ, trang bị cho em những kiến thức quan trọng trong 6 năm học Những kiến thức này chính là nền tảng trong quá trìnhnghiên cứu và hoànthành luận văn
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy em những chuyên đề quan trọng và bổ ích trong quá trình học cao học vừa qua
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình và tất cả bạn bè đã ủng hộ, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập
Học viên
Nguyễn Thị Thúy
Trang 5
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1
2 Tình hình nghiên cứu 2
4 Cở sở lý luận và phương pháp luận của luận văn Error! Bookmark not defined
5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận vănError! Bookmark not defined
6 Đóng góp của luận văn Error! Bookmark not defined
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Error! Bookmark not defined
8 Kết cấu của luận văn Error! Bookmark not defined
NỘI DUNG Error! Bookmark not defined
Chương 1: NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ CHO SỰ HÌNH THÀNH VÀ
PHÁT TRIỂN QUAN NIỆM VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN TRONG
TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY CẬN ĐẠI Error! Bookmark not defined
1.1 Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội ở phương Tây và các nước Anh, Pháp thời cận đại
cho sự hình thành và phát triển quan niệm về nhà nước pháp quyền.Error! Bookmark not defined
1.1.1.Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội phương Tây thời cận đạiError! Bookmark not defined
1.1.2.Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội ở Anh Error! Bookmark not defined.
1.1.3.Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội ở Pháp Error! Bookmark not defined.
1.2 Tiền đề tư tưởng cho sự hình thành và phát triển quan niệm về nhà nước
pháp quyền phương Tây cận đại Error! Bookmark not defined
1.2.1.Tư tưởng về nhà nước pháp quyền thời kỳ cổ đại.Error! Bookmark not defined
1.2.2.Tư tưởng về nhà nước pháp quyền thời kỳ trung cổ.Error! Bookmark not defined.
1.2.3.Tư tưởng về nhà nước pháp quyền thời kỳ phục hưng.Error! Bookmark not defined
1.3 Khái niệm nhà nước pháp quyền và những nội dung cơ bản trong quan niệm
về nhà nước pháp quyền của các nhà triết học phương Tây cận đạiError! Bookmark not defined
1.3.1 Khái niệm nhà nước pháp quyền Error! Bookmark not defined
1.3.2 Những nội dung cơ bản trong quan niệm về nhà nước pháp quyềnError! Bookmark not defined.
Chương 2: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN QUAN NIỆM VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP
QUYỀN TRONG TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY CẬN ĐẠI VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA NÓ ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM Error! Bookmark not defined
Trang 62.1 Sự phát triển quan niệm về quyền con người trong triết học phương Tây cận
đại Error! Bookmark not defined
2.1.1 Quan niệm của Thomas Hobbes Error! Bookmark not defined
2.1.2 Quan niệm của John Locke Error! Bookmark not defined
2.1.3 Quan niệm của Ch.S.Motesquieu Error! Bookmark not defined
2.1.4 Quan niệm của J.J.Rousseau Error! Bookmark not defined
2.2 Sự phát triển quan niệm về tổ chức quyền lực nhà nước.Error! Bookmark not defined
2.2.1 Quan niệm của Thomas Hobbes Error! Bookmark not defined
2.2.2 Quan niệm của John Locke Error! Bookmark not defined
2.2.3 Quan niệm của Ch.S.Montesquieu Error! Bookmark not defined
2.2.4 Quan niệm của J.J.Rousseau Error! Bookmark not defined.
2.3 Sự phát triển quan niệm về vai trò của luật pháp trong nhà nước.Error! Bookmark not defined
2.3.1 Quan niệm của Thomas Hobbes Error! Bookmark not defined.
2.3.2 Quan niệm của John Locke Error! Bookmark not defined.
2.3.3 Quan niệm của Ch.S.Motesquieu Error! Bookmark not defined.
2.3.4 Quan niệm của J.J.Rousseau Error! Bookmark not defined.
2.4 Ý nghĩa việc nghiên cứu sự phát triển quan niệm về nhà nước pháp quyền
phương Tây cận đại và ảnh hưởng của quan niệm về nhà nước pháp quyền
phương Tây thời cận đại với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam Error! Bookmark not defined
2.4.1 Ý nghĩa việc nghiên cứu sự phát triển quan niệm về nhà nước pháp quyền
phương Tây cận đại Error! Bookmark not defined
2.4.2 Ảnh hưởng của quan niệm về nhà nước pháp quyền phương Tây thời cận
đại với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt NamError! Bookmark not defined
KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 6
Trang 71
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Tư tưởng về nhà nước pháp quyền xuất hiện từ rất sớm, ngay từ thời
kỳ cổ đại ở cả phương Đông và phương Tây Ở phương Đông tư tưởng về nhà nước pháp quyền phát triển không thành một hệ thống, chủ yếu là những tư tưởng đề cao pháp luật trong quản lý xã hội và chú ý tới yếu tố nhân dân khi xây dựng, ban hành và thực hiện pháp luật Tư tưởng về nhà nước pháp quyền được hình thành rõ nét và có tính hệ thống ở phương Tây từ thời cổ đại, được giữ gìn và bảo tồn qua thời kỳ trung cổ và đặc biệt phát triển ở thời kỳ phục hưng cận đại Do vậy, việc nghiên cứu quan niệm về nhà nước pháp quyền thời kỳ cận đại ở phương Tây sẽ cho chúng ta những hiểu biết tương đối đầy
đủ về nội dung quan niệm nhà nước pháp quyền
Sự hình thành và phát triển tư tưởng về nhà nước pháp quyền bị quy định bởi những điều kiện kinh tế xã hội và tính đặc thù qua các giai đoạn lịch
sử, các trường phái tư tưởng F Engels từng nhận định: “Tư duy lý luận của mỗi một thời đại, cũng có nghĩa là cả thời đại chúng ta, là một sản phẩm lịch
sử mang những hình thức rất khác nhau trong những thời đại khác nhau và do
đó có một nội dung rất khác nhau” [3, tr487] Trong logic vận động của tư tưởng, ở mỗi một giai đoạn khác nhau sự phát triển của tư tưởng lại tích hợp thêm những nội dung mới, những nhận thức mới từ sự phát triển của kinh tế,
xã hội, chính trị và nhận thức Nghiên cứu về sự phát triển tư tưởng về nhà nước pháp quyền ở phương Tây thời cận đại giúp chúng ta nắm được những vấn đề có tính quy luật và bản chất của một mô hình nhà nước mà nhiều quốc gia đang theo đuổi, trong đó có Việt Nam Chỉ có hiểu rõ bản chất, những đặc điểm và tính quy luật trong sự tồn tại và phát triển của nhà nước pháp quyền
từ phương diện lý luận mới có thể biến nó thành một mô hình thực tiễn hợp
lý, tồn tại theo quy luật và có hiệu quả trong xã hội
Trang 82
Việt Nam đang trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân Mô hình này thể hiện sự tiếp thu và vận dụng sáng tạo về mặt lý luận của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình tìm kiếm cách thức tổ chức nhà nước một cách phù hợp nhất cho mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội Tuy nhiên, với một mô hình vừa được xây dựng về mặt lý luận lại vừa “thực thi” trong thực tiễn nên còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế mà một trong số đó là những vấn đề lý luận căn bản về nhà nước pháp quyền còn nhiều khoảng trống và điểm vênh giữa các ý thức hệ khác nhau Vì thế, việc tìm hiểu tư tưởng về nhà nước pháp quyền, sự phát triển tư tưởng này trong lịch sử tư tưởng triết học để khai thác những giá trị tích cực của nó trong xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay là yêu cầu cần thiết và cấp bách
Với những lý do trên chúng tôi chọn “Sự phát triển quan niệm về
nhà nước pháp quyền trong triết học phương Tây cận đại” làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn của mình
2 Tình hình nghiên cứu
Trước yêu cầu đổi mới để hội nhập phát triển, những giá trị văn hóa, tư tưởng phương Tây đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của giới khoa học trong nước Đặc biệt là, khi Đảng ta định hướng xây dựng mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân thì những tư tưởng triết học chính trị - pháp quyền phương Tây được quan tâm nghiên cứu rộng rãi hơn Cho đến nay, ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau,
có thể khái quát tình hình nghiên cứu ở hai phương diện sau đây:
- Những nghiên cứu về tư tưởng nhà nước pháp quyền trong lịch sử triết học nói chung và triết học phương tây cận đại nói riêng
Trước hết phải kể đến cuốn “Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước
với việc tổ chức bộ máy nhà nước ở một số nước”, của tác giả Nguyễn Thị
Hồi, do nhà xuất bản Tư pháp xuất bản, năm 2005 Cuốn sách trình bày về tư
Trang 93
tưởng phân chia quyền lực nhà nước trong lịch sử, trong đó nêu lên quyền lực nhà nước và cách thức thực hiện quyền lực nhà nước, sự xuất hiện và phát triển của tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước; sự thể hiện và áp dụng tư tưởng phân quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước ở một số nước tư bản; có
sự liên hệ với thực tiễn tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam qua các bản Hiến pháp Với cuốn sách này tác giả đã cho ta những hiểu biết cơ bản về quyền lực và cách thức tổ chức quyền lực trong lịch sử tư tưởng chính trị và hiện thực tổ chức quyền lực ở một số nước trên thế giới trong đó có ảnh hưởng đến Việt Nam Đồng thời, tác giả đã khẳng định trong tư tưởng về chính trị, tư tưởng về nhà nước luôn giữ vị trí quan trọng bậc nhất và tư tưởng
về quyền lực nhà nước, về việc tổ chức và thực hiện quyền lực ấy giữ vị trí cơ bản và trọng yếu
Gần đây nhất, có công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Tươi
(2013), “Tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong triết học Tây Âu thế kỷ XVII
– XVIII”, Luận văn thạc sĩ triết học, Đại học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn,
Hà Nội Trong luận văn này, tác giả luận văn đã khái quát điều kiện kinh tế xã hội Tây Âu thế kỷ XVII – XVIII và những tiền đề tư tưởng cho sự ra đời tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong triết học Tây Âu thế kỷ XVII – XVIII Trong chương 2 tác giả tập trung trình bày một số nội dung cơ bản của tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong triết học Tây Âu thế kỷ XVII – XVIII, quan điểm về quyền tự nhiên, chủ quyền nhân dân và khế ước xã hội; quan điểm về sự phân quyền; quan điểm về nhà nước và pháp luật được trình bày
và phân tích Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra một số đánh giá về giá trị và hạn chế của tư tưởng về nhà nước pháp quyền giai đoạn này
Ngoài những công trình nghiên cứu ở dạng sách và luận văn còn có những bài viết được đăng trên các tạp chí chuyên ngành có giá trị, nổi bật
trong số những nghiên cứu về tư tưởng nhà nước pháp quyền trong lịch sử
triết học là bài viết: “Tư tưởng nhà nước pháp quyền ở châu Âu thời kỳ cổ
Trang 104
đại” của tác giả Trần Hậu Thành, đăng trên tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 1,
năm 2000 Tác giả bài viết đã trình bày một cách hệ thống các quan điểm của các nhà triết học phương Tây cổ đại về nhà nước pháp quyền theo trình tự thời gian Đồng thời, tác giả đã có sự phân tích, nhận xét, đánh giá một cách xác đáng về những ưu điểm và thiếu sót trong tư tưởng của các triết gia thời
kỳ cổ đại Sau cùng tác giả đã rút ra vai trò và ý nghĩa của tư tưởng nhà nước pháp quyền thời kỳ cổ đại ở phương Tây Với những nội dung mà tác giả trình bày, bài viết sẽ làm tài liệu tham khảo có giá trị cho những nghiên cứu
về lịch sử tư tưởng nhà nước pháp quyền
Tác giả Lê Minh Tâm có bài viết “Về tư tưởng nhà nước pháp quyền
và khái niệm nhà nước pháp quyền”, tạp chí Luật học, số 2/2002, tr32 - 39
Bài viết này phân tích và đưa ra một số ý kiến về tư tưởng nhà nước pháp quyền và khái niệm nhà nước pháp quyền Tác giả phân tích một cách kỹ lưỡng nội dung tư tưởng về nhà nước pháp quyền của các triết gia trong thời
kỳ cổ đại và cận đại ở phương Tây, đồng thời đánh giá về giá trị tư tưởng nhà nước pháp quyền trong các giai đoạn lịch sử trên Trong bài viết tác giả cho rằng, khái niệm nhà nước pháp quyền là khái niệm có tính lịch sử Nhà nước pháp quyền không phải là kiểu nhà nước, mà là một mô hình nhà nước mà ở
đó bên cạnh những đặc điểm chung nó còn có những đặc điểm riêng Để xây dựng được nhà nước pháp quyền thì đòi hỏi phải xuất phát từ những đặc điểm chung và riêng của nhà nước pháp quyền và căn cứ vào điều kiện cụ thể về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội để có những phương hướng và giải pháp cụ thể, có những bước đi phù hợp Bài viết này đã làm rõ nội hàm khái niệm và nội dung tư tưởng nhà nước pháp quyền, góp phần bổ sung cho lý luận về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Góp phần vào việc nghiên cứu tư tưởng về nhà nước pháp quyền thời
kỳ cận đại ở phương Tây, tác giả Trịnh Thị Xuyến có bài viết “Tư tưởng của
Rousseau về tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước”, đăng trên tạp chí
Trang 115
Thông tin khoa học xã hội, số 2, năm 2007 Tác giả bài viết đã trình bày được
tư tưởng của Rousseau về nguyên tắc cơ bản trong tổ chức quyền lực nhà nước, đó là quyền lực thuộc về nhân dân Mô hình tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân là mô hình nhà nước mà ở đó: quyền lực nhà nước là thống nhất không thể phân chia, có sự phân công giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp Trong đó tác giả đã có sự phân tích và nhận xét về những tư tưởng của Rousseau Với những nội dung trên, bài viết này đã góp phần làm tài liệu hữu dụng phục vụ cho những nghiên cứu về tư tưởng nhà nước pháp quyền
Trên tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, số 11 năm 2008, có bài viết
tiêu biểu của tác giả Hoàng Thị Hạnh: “Tư tưởng về nhà nước pháp quyền
trong lịch sử triết học trước Marx” Trong bài viết, tác giả đã trình bày nội
dung tư tưởng nhà nước pháp quyền trước Marx ở cả phương Đông và phương Tây, chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt giữa tư tưởng về nhà nước pháp quyền phương Đông và phương Tây Bài viết cho chúng ta, một cái nhìn khái quát về tư tưởng nhà nước pháp quyền trong lịch sử, góp phần làm tài liệu cho những nghiên cứu về tư tưởng nhà nước pháp quyền
- Những nghiên cứu về khái niệm nhà nước pháp quyền và sự vận dụng các tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
Trong những năm gần đây, khi mà mô hình nhà nước pháp quyền trở thành phổ biến trên thế giới và bước đầu đạt được những giá trị tích cực trong hiện thực, việc nghiên cứu về lý luận nhà nước pháp quyền gắn liền với công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã được các học giả Việt Nam quan tâm nghiên cứu nhiều hơn