63 câu hỏi tự luận môn nghiệp vụ kinh doanh ngoại thương. Đặc biệt chính xác cho sinh viên khối ngành quản trị kinh doanh. Tài liệu được tổng hợp từ đề thi các năm của các trường đại học.Đảm bảo chính xác nhất
Trang 1Chương 1
1) Vai trò của Forwarder trong ngoại thương thể hiện ở những mặt nào (vận tải, chứng từ, thủ tục, kết nối và điều phối các đơn vị tham gia XNK)? Yêu cầu đặt ra đối với quản lý ngoại thương của DN đối với việc giao dịch với các Forwarder?
Freight Forwarder, hay còn gọi tắt là Forwarder là thuật ngữ chỉ người (hoặc công ty) làm nghề giao nhận vận tải (forwarding) Là nghề giao nhận vận tải hay giao nhận kho vận, đại loại là thu xếp dịch vụ vận tải cho chủ hàng xuất nhập khẩu
Vai trò:
Vận tải: Forwarder sẽ tìm tuyến đường vận chuyển tốt nhất, phương thức và hãng vận tải phù hợp nhất cho nhu cầu của bạn Các forwarder cũng thu xếp nhiều lô hàng nhỏ để đóng ghép (consolidate) và vận chuyển tới địa điểm đích, nhờ vậy mà tiết giảm chi phí cho từng chủ hàng riêng lẻ
Chứng từ: Forwarder sẽ hướng dẫn lập các chứng từ cần thiết và lúc nào cần lập để tiết kiệm thờigian cho doanh nghiệp Forwarder có thể thay chủ hàng hoàn tất hồ sơ thông quan và nộp thuế xuất nhập khẩu
Thủ tục: Forwarder sẽ giúp doanh nghiệp tiến hành các thủ tục XNK, nhanh nhất và chính xác nhất Từ đó sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế được các rủi ro giữ hàng hay cấm XNK, tiết kiệm được thời gian
Kết nối và điều phối các đơn vị tham gia xuất nhập khẩu:
- Khách hàng nhỏ không dễ tiếp cận và mặc cả trực tiếp với hãng vận tải, và họ cần bên trung gian là forwarder để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa
- Ở Việt Nam, một số công ty giao nhận là "sân sau" của những người có vị trí tại các hãng vận tải, cảng, chủ hàng ; là nơi giải quyết "nhu cầu" của các bên Đây là một thực trạng nhức nhối nhưng vẫn đang tồn tại khá phổ biến
Yêu cầu đặt ra đối với quản lí ngoại thương:
- Lựa chọn forwarder có uy tín, trách nhiệm
- Tiến hành hoặc ủy thác cho cảng việc giao nhận hàng hóa với tàu; trong trường hợp hàng hóa phải lưu kho, lưu bãi thì tiến hành giao nhận hàng trực tiếp vối cảng
- Kỳ kết hợp đồng bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho với cảng
- Theo dõi quá trình giao nhận để giải quyết các vấn đề phát sinh
- Lập chứng từ cần thiết trong quá trình giao nhận để làm căn cứ khiếu nại nếu có tổn thất
Trang 2- Thực hiện đầy đủ nghiã vụ của mình theo hợp đồng
- Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồng không thoả thuận
về thời gian thực hiện nghĩa vụ với forwarder
2) Trình tự cơ bản của giao dịch ngoại thương gồm những bước gì? Những điểm mấu chốt nào cần lưu ý trong quản lý cho trình tự này?
Các bước cơ bản của giao dịch ngoại thương:
B1: Hỏi giá: Tên hàng, giá cả, chất lượng, số lượng, thời gian giao hàng , điều kiện thanh toánB2: Chào hàng
- Đáp lại câu hỏi giá, kèm thông tin bổ trợ
- Chào hàng cố định or chào hàng tự do
B3: Đặt hàng: Bên mua đặt mua kèm các thỏa thuận và yêu cầu về hàng hóa đối với bên bánB4: Hoàn giá: Bên mua đưa ra các “bid” để mặc cả về giá, hoặc các điều kiện giao dịch Có thể
có nhiều “bid” trong đàm phán
B5: Chấp nhận: Là sự đồng ý các nội dung và thỏa thuận của giao dịch, thể hiện ý chí đồng tình của các bên để kí kết hợp đồng
- Trình tự giao dịch nói trên có thể thực hiện qua đàm phán gián tiếp thông qua CNTT or đàm phán trực tiếp
3) Nh ng ph ư ng pháp đ đánh giá đ i tác các bên khi đang trong giao d ch ngo i ể đánh giá đối tác các bên khi đang trong giao dịch ngoại ối tác các bên khi đang trong giao dịch ngoại ịch ngoại ại
th ư ng? Nh ng r i ro ti m n và ph ủi ro tiềm ẩn và phương hướng khắc phục? ềm ẩn và phương hướng khắc phục? ẩn và phương hướng khắc phục? ư ng h ướng khắc phục? ng kh c ph c? ắc phục? ục?
Phương pháp để đánh giá đối tác các bên khi đang trong giao dịch ngoại thương:
Trang 3+ Tìm hiểu thực lực của đối tác: Lịch sử công ty, ảnh hưởng và uy tín của công ty trong xã hội Tình hình tài chính, mức độ trang bị kỹ thuật Số lượng, chất lượng, chủng loại sản phẩm Định hướng phát triển trong tương lai.
+ Tìm hiểu nhu cầu và ý định của đối tác: Vì sao họ muốn hợp tác với ta ? Mục đích hợp tác của
họ là gì ? Nguyện vọng hợp tác có chân thành hay không ? Mức độ bức thiết của sự hợp tác đối với họ ? Họ có nhiều đối tác hay không ? + Tìm hiểu lực lượng đàm phán của họ: Đoàn đàm phán gồm những ai ? Địa vị, sở thích, tính nết của từng người ? Ai mới là người có quyền quyết định trong số đó và tìm hiểu thật kỹ những người này
+ Bên cạnh đó, người đàm phán cần nắm vững: Thông tin về bản thân công ty mình Thông tin
về cạnh tranh trong và ngoài nước: quy mô, chiến lược kinh doanh, tiềm lực, thế mạnh, thế yếu,
… Dự đoán xu hướng biến động giá cả trên cơ sở phân tích tình hình cung cầu, lạm phát, khủng hoảng, …
Trang 4Tìm hiểu rõ nguồn vốn, tài sản, dòng tiền ra, dòng tiền vào, doanh thu và lợi nhuận trong các kì gần nhất, các dự án kinh doanh mà DNN đang thực hiện… Dự đoán xem DNX có đủ tài chính đểthanh toán khi hàng tới cảng hay không.
4) Trình t c b n c a giao d ch gia công hàng xu t kh u? Ý nghĩa c a vi c báo cáo ủi ro tiềm ẩn và phương hướng khắc phục? ịch ngoại ất khẩu? Ý nghĩa của việc báo cáo ẩn và phương hướng khắc phục? ủi ro tiềm ẩn và phương hướng khắc phục? ệc báo cáo
k toán trong Gia công hàng xu t kh u v i c quan qu n lý Nhà n ất khẩu? Ý nghĩa của việc báo cáo ẩn và phương hướng khắc phục? ớng khắc phục? ướng khắc phục? c?
Gia công quốc tế là hoạt động thương mại của 2 bên có trụ sở thương mại ở 2 nước khác nhau, theo đó bên nhận gia công sử dụng NVL, được di chuyển qua biên giới của bên giao gia công, đểthực hiện công đoạn SX theo yêu cầu của bên giao gia công để hưởng phí gia công
Trình tự giao dịch gia công hàng xuất khẩu:
I/Thực hiện bằng phương thức thủ công
1 Bên giao khai tờ khai hải quan và giao hàng cho Bên nhận:
Bên giao kê khai đầy đủ các tiêu chí dành cho người giao hàng khai, ký tên, đóng dấu trên
Tờ khai hải quan: nộp 04 bản chính;
Văn bản chỉ định nhận hàng của bên đặt gia công: nộp 01 bản sao, xuất trình 01 bản chính;
Hóa đơn xuất khẩu hoặc hóa đơn GTGT: nộp 01 bản sao và xuất trình 01 bản chính; Mẫu hàng hóa gia công chuyển tiếp
4 Xuất trình hàng hoá hoặc sổ sách chứng từ liên quan đến việc nhận hàng để kiểm tra khi có yêu cầu
5.Sau khi nhận lại 03 tờ khai hải quan đã có xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan từ Hải quan bên nhận, Bên nhận lưu 01 tờ khai; chuyển ngay 02 tờ khai còn lại cho Bên giao
6 Ngay sau khi nhận được 02 tờ khai hải quan (đã khai đầy đủ, có chữ ký, đóng dấu của Bên nhận và Hải quan bên nhận) do Bên nhận chuyển đến, Bên giao đăng ký tờ khai hải quan với Hảiquan bên giao, hồ sơ đăng ký gồm:
Tờ khai hải quan nhận từ Bên nhận: nộp 02 bản chính;
Văn bản chỉ định giao hàng: nộp 01 bản sao, xuất trình 01 bản chính;
Hóa đơn xuất khẩu hoặc hóa đơn GTGT: nộp 01 bản sao, xuất trình 01 bản chính
Nhiệm vụ của Hải quan bên giao:
Tiếp nhận hồ sơ hải quan;
Trang 5Đăng ký tờ khai; xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan; ký tên, đóng dấu vào cả 02 tờ khai; Trả cho Bên giao 01 tờ khai và bản chính các chứng từ; lưu 01 tờ khai và bản sao các chứng từ.
II/ Thực hiện bằng phương thức điện tử
1 Trường hợp Bên giao làm thủ tục hải quan điện tử, Bên nhận làm thủ tục hải quan truyền thống
a Kê khai đầy đủ các tiêu chí dành cho doanh nghiệp Bên giao trên 04 tờ khai mẫu, ký tên, đóng dấu;
b Giao sản phẩm kèm 04 tờ khai hải quan mẫu và bản chính hoá đơn GTGT;
c Sau khi nhận được 02 tờ khai đã có xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan của Hải quanbên nhận và Bên giao thực hiện thủ tục hải quan Hồ sơ phải nộp/xuất trình khi có yêu cầu của cơquan hải quan gồm:
- Tờ khai hải quan điện tử in mẫu HQ/2009-TKĐTXK: nộp 02 bản chính;
- Tờ khai hải quan nhận từ bên nhận: nộp 01 bản chính;
- Văn bản chỉ định giao hàng: nộp 01 bản sao, xuất trình 01 bản chính;
- Phiếu xuất kho: nộp 01 bản sao, xuất trình 01 bản chính
2 Trường hợp Bên giao làm thủ tục hải quan truyền thống, Bên nhận làm thủ tục hải quan điện tử
Bên giao
a Kê khai đầy đủ các tiêu chí dành cho người giao hàng khai, ký tên, đóng dấu trên 02 tờ khai
b Giao sản phẩm kèm 02 tờ khai hải quan và bản chính hoá đơn GTGT
c Sau khi nhận được 02 tờ khai hải quan (đã khai đầy đủ, có chữ ký, đóng dấu của Bên nhận và Hải quan bên nhận) do Bên nhận chuyển đến, Bên giao đăng ký tờ khai hải quan với Hảiquan bên giao
Bên nhận
Sau khi nhận đủ sản phẩm và 02 tờ khai đã kê khai, ký tên, đóng dấu của Bên giao, Bên nhận tiến hành các công việc sau:
d Khai đầy đủ các tiêu chí dành cho người nhận hàng, ký tên, đóng dấu trên cả 02 tờ khai
và làm thủ tục hải quan Hồ sơ hải quan phải nộp/xuất trình bao gồm:
- Tờ khai hải quan điện tử in mẫu HQ/2009-TKĐTNK: nộp 02 bản chính;
- Tờ khai hải quan mẫu HQ/2011-GCCT: nộp 02 bản chính;
- Hoá đơn GTGT: nộp 01 bản sao và xuất trình 01 bản chính;
- Xuất trình sổ sách, chứng từ liên quan đến việc nhận hàng khi có yêu cầu của cơ quan hải quan
e Nhận và bảo quản hàng hoá do doanh nghiệp (bên giao) giao, cho đến khi Hải quan làm thủ tục nhập khẩu quyết định hình thức, mức độ kiểm tra hải quan;
f Xuất trình mẫu sản phẩm gia công chuyển tiếp hoặc hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra khi có yêu cầu;
Trang 6h Sau khi làm xong thủ tục nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp, doanh nghiệp bên nhận lưu 01 tờ khai mẫu HQ/2009-TKĐTNK; chuyển 02 tờ khai mẫu HQ/2011-GCCT cho doanh nghiệp bên giao.
3 Trường hợp Bên giao, Bên nhận cùng làm thủ tục hải quan điện tử
Bên giao:
a Giao sản phẩm và bản chính hoá đơn GTGT
b Khai báo tờ khai điện tử thông tin giao sản phẩm gia công chuyển tiếp trên hệ thống khai hải quan điện tử sau khi nhận được 02 tờ khai đã có xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan của Hải quan bên nhận và thực hiện thủ tục hải quan Hồ sơ phải nộp/xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan hải quan gồm:
- Tờ khai hải quan điện tử in mẫu HQ/2009-TKĐTXK: nộp 02 bản chính;
- Tờ khai hải quan nhận từ Bên nhận: nộp 01 bản sao, xuất trình 01 bản chính;
- Văn bản chỉ định giao hàng: nộp 01 bản sao, xuất trình 01 bản chính;
- Phiếu xuất kho: nộp 01 bản sao, xuất trình 01 bản chính
Bên nhận:
c Sau khi làm xong thủ tục nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp, chuyển tờ khai đã có xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan của Hải quan bên nhận cùng với 01 bản sao cho doanh nghiệp bên giao
Ý nghĩa của việc báo cáo kế toán:
- Là tài liệu quan trọng trong việc kiểm tra giám sát, hướng dẫn, tư vấn cho doanh nghiệp thựchiện các chính sách, chế độ kinh tế
- Là tiền đề để các cơ quan nhà nước yêu cầu DN thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước
- Là cơ sở để xác định dòng tiền ngoại tệ ra và vào
5) Trình t c b n c a giao d ch T m nh p tái xu t? Đi u gì c n l u ý trong vi c ủi ro tiềm ẩn và phương hướng khắc phục? ịch ngoại ại ập tái xuất? Điều gì cần lưu ý trong việc ất khẩu? Ý nghĩa của việc báo cáo ềm ẩn và phương hướng khắc phục? ần lưu ý trong việc ư ệc báo cáo
l p b ch ng t cũng nh ch p hành qu n lý c a H i quan cho lo i hình giao d ch ập tái xuất? Điều gì cần lưu ý trong việc ư ất khẩu? Ý nghĩa của việc báo cáo ủi ro tiềm ẩn và phương hướng khắc phục? ại ịch ngoại này?
Giao dịch tái xuất khẩu là việc bán lại hàng hóa đã nhập khẩu trước đây dưới hình thức xuất khẩu sang nước thứ 3 nhằm mục đích kiếm lời từ vốn ban đầu bỏ ra
Trình tự cơ bản của giao dịch tạm nhập tái xuất
+ Bước 1: Người khai hải quan đăng ký, khai báo tờ khai hải quan nhập khẩu (tạm nhập) và xuất
trình hồ sơ hải quan, thực tế hàng hoá (khi có yêu cầu) cho cơ quan hải quan
+ Bước 2: Cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hoá (nếu có) và
thực hiện thông quan hàng hoá
+ Bước 3: Người khai hải quan đăng ký, khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu (tái xuất) và xuất
trình hồ sơ hải quan, thực tế hàng hoá (khi có yêu cầu) cho cơ quan hải quan
Trang 7+ Bước 4: Cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hoá (nếu có) và
thực hiện thông quan hàng hoá
Những lưu ý:
- Chúng ta phải xác định rõ nhu cầu xuất đi Vì hàng này yêu cầu phải tái nhập, nếu không sẽ rất lằng nhằng nếu xuất đi rồi mới phát hiện là hàng không cần tái nhập về
- Thời gian tạm xuất phải chẵn
- 100% sẽ được kiểm hóa, và trên tờ khai phải nêu rõ serial number hoặc model máy, hoặc mộtcon số nào đó có trên hàng hóa Vì lí do đưa ra là hải quan muốn chắc chắn hàng tái xuất chính là hàng tạm nhập
- Đại lí nào làm thủ tục nhập vào nước họ thì lúc tái xuất ra chúng ta phải báo chính đại lí đó làm
- Đảm bảo thời gian tạm nhập luôn còn hiệu lực, nếu thấy sắp hết hiệu lực mà hàng hóa chưa sửa chữa xong, hay thời gian thuê mướn được gia hạn thêm… thì bạn phải làm thủ tục gia hạn tờ khai tạm nhập
- Giá trị hàng hóa sẽ không tính thuế Sẽ tính thuế trong giá trị sửa chữa, giá trị cho thuê, bảo hành có phát sinh chi phí cũng sẽ tính thuế vào chi phí đó Và thuế suất sẽ tính theo thuế suất hàng hóa đó
- Invoice phải có giá trị hàng hóa và giá trị sửa chữa để làm căn cứ tính thuế Phải ghi rõ tái xuất cho tờ khai tạm nhập nào ở ô ghi chép khác
- Có thể khác ở số kiện, số kgs
Chương 2
6) Trình bày n i dung tr ng y u c a đi u kho n CIF? Chi phí phân b vào các bên ọng yếu của điều khoản CIF? Chi phí phân bổ vào các bên ủi ro tiềm ẩn và phương hướng khắc phục? ềm ẩn và phương hướng khắc phục? ổ vào các bên
nh th nào? Cho ví d c th ư ục? ục? ể đánh giá đối tác các bên khi đang trong giao dịch ngoại
Nội dung của điều khoản CIF:
CIF là người bán giao hàng khi hàng hoá đã qua lan can tàu tại cảng gửi hàng
CIF ( Cost, Insurance, Freight)là giá của bên bán hàng đã bao gồm giá thành của sản phẩm, cướcphí vận chuyển và phí bảo hiểm
Về cơ bản, nó phân chia trách nhiệm và rủi ro giữa người mua và bán hàng trong thương mại quốc tế Với điều kiện này, người bán hàng chịu chi phí thuê tàu, bảo hiểm đến cảng dỡ hàng
Trang 8Phân bổ chi phí vào các bên:
1 Chuyển giao rủi ro và phí tổn
Bên bán có nghĩa vụ giao hàng tại cảng bốc xếp chứ không phải tại cảng đích Như vậy, rủi ro sẽ được chuyển giao từ bên bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa qua lan can tàu tại cảnggửi hàng Kể từ thời điểm hàng hóa qua lan can tàu tại cảng gửi hàng, những chi phí ngoài chi phí vận chuyển, chi phí mua bảo hiểm thông thường từ cảng gửi hàng đến cảng đích sẽ do bên mua gánh chịu Bên bán sẽ chịu chi phí liên quan đến hàng hóa trước thời điểm hàng hóa vượt qua lan can tàu tại cảng gửi hàng, thuế xuất khẩu, lệ phí xin phép xuất khẩu và các chi phí nhà nước khác liên quan đến thủ tục xuất khẩu Thuế nhập khẩu, thủ tục nhập khẩu và chi phí liên quan sẽ do bên mua gánh chịu
2 Vấn đề bảo hiểm
Xét về cơ cấu giá thành thì trong giá thành của hàng hóa đã có phí bảo hiểm, xét về trách nhiệm thì đây thuộc trách nhiệm của bên bán Tuy nhiên, loại bảo hiểm nào, phạm vi ra sao sẽ cần đượccác bên xác định cụ thể trong hợp đồng.Trong trường hợp các bên không thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng thì sẽ áp dụng mức bảo hiểm tối thiểu theo qui định của các điều khoản bảo hiểm hàng hóa của Hiệp hội những người bảo hiểm Luân Đôn hoặc bất kỳ nhóm điều khoản nào tương tự Mức bảo hiểm tối thiểu phải bao gồm tiền hàng qui định trong hợp đồng cộng với 10% (nghĩa là 110%) và phải được mua bằng đồng tiền dùng trong hợp đồng mua bán
3 Vấn đề thuê tàu
Bên bán chịu trách nhiệm thuê tàu để chuyên chở hàng hóa từ cảng bốc xếp đến cảng đích Tronghợp đồng các bên cần làm rõ về loại, quốc tịch, tuổi, đặc tính, chất lượng của tàu, thời gian vận chuyển, lịch và lý trình vận chuyển… Như vậy, bên bán sẽ thực hiện nghĩa vụ thuê tàu vận chuyển theo đúng quy định của hợp đồng Tuy nhiên trong trường hợp không có thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng, thì bên bán sẽ thuê tàu theo điều kiện thông thường để chuyên chở hàng hóa tới cảng đến qui định theo tuyến đường thông thường bằng một con tàu loại thường dùng để chuyên chở hàng hóa của hợp đồng Chi phí thuê tàu do bên bán gánh chịu
4 Vấn đề chi phí dỡ hàng
Bên bán chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến cảng đích, chi trả những chi phí thông thường Khi hàng đã đến cảng đích thì ai chịu chi phí dỡ hàng thì cần phải thỏa thuận cụ thể Thông thường nếu thuê tàu tuyến thì chi phí dỡ hàng nằm trong cước phí vận chuyển nhưng nếu thuê tàu vận chuyển thì chi phí dỡ hàng do ai chịu cần được các bên làm rõ Các bên thường bổ sung thêm một số thỏa thuận về việc phân bổ chi phí này như sau:
- CIF Liner Terms (điều kiện tàu tuyến): Bên bán hoặc bên vận chuyển chịu chi phí dỡ hàng
- CIF Landed (dỡ hàng lên bờ): Bên bán chịu chi phí liên quan tới dỡ hàng lên bến bao gồm chi phí xà lan và chi phí bến
- CIF Ex Ship’s Hold (giao nhận ở đáy khoang): Bên mua chịu chi phí dỡ hàng từ đáy khoang tàu lên tới bến
Ví dụ:
Theo 1 hợp đồng thương mại và 1 số chứng từ khác ta có các chỉ tiêu của DN A về việc bán hàngcho DN B
Trang 91 Tổng giá thành sản phẩm: 700$ - Bên B sẽ trả
2 Chí phí vận chuyển và các chi phí liên quan để đưa hàng tới lan can tàu: 150$ - Bên A sẽ trả
3 Chi phí bảo hiểm đường biển: 70$- Bên A chịu trách nhiệm mua bảo hiểm
4 Chi phí thuê tàu 100$ - Bên A chịu trách nhiệm thuê tàu
5 Chi phí dỡ hàng tại cảng đến 60$ - Do bên B chịu theo hợp đồng
7) Trình bày n i dung tr ng y u c a đi u kho n FOB? Chi phí phân b vào các bên ọng yếu của điều khoản CIF? Chi phí phân bổ vào các bên ủi ro tiềm ẩn và phương hướng khắc phục? ềm ẩn và phương hướng khắc phục? ổ vào các bên
nh th nào? Cho ví d c th ư ục? ục? ể đánh giá đối tác các bên khi đang trong giao dịch ngoại
Nội dung của điều khoản FOB:
FOB( Free on board – Giao hàng lên tàu) là người bán giao hàng khi hàng hóa đã qua lan can tàutại cảng bốc hàng chỉ định
- Bên bán phải chịu mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hóa cho tới thời điểm hàng hóa qua lan can tàu tại cảng bốc hàng chỉ định
- Bên mua chịu mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hóa kể từ thời điểm hàng hóa qualan can tàu tại cảng bốc hàng chỉ định
Phân bổ chi phí vào các bên:
Theo điều kiện FOB thì rõ ràng bên bán không phải chịu chi phí mua bảo hiểm, chi phí thuê tàu, các chi phí phát sinh kể từ thời điểm hàng qua lan can tàu Như vậy, bên mua sẽ phải chịu chi phí
về thuê tàu, các chi phí phát sinh kể từ thời điểm hàng qua lan can tàu Tuy nhiên, các chi phí liên quan đến hàng hóa cho đến khi hàng qua lan can tàu sẽ do bên bán chịu
Thực tế trong một số hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các bên có thể thỏa thuận mở rộng điều kiện FOB (thực chất là xác định chi phí bốc xếp hàng do ai chịu)?
FOB Liner Terms: Bên bán không chịu chi phí bốc xếp
FOB Under Tackle: Bên bán đưa hàng tới chỗ cẩu hàng lên tàu chỉ định, bên mua chịu chi phí cẩu hàng vào khoang và những chi phí khác
FOB Stowed: Bên bán phụ trách xếp hàng vào khoang và chịu chi phí bốc xếp bao gồm cả chi phí thu dọn khoang (sắp xếp và chỉnh lý sau khi đưa hàng vào khoang)
FOB Trimmed: Bên bán chịu chi phí bốc xếp bao gồm cả chi phí chỉnh đốn khoang (chỉnh đốn ngay ngắn hàng hóa lộn xộn khi bốc hàng vào khoang)
Ví dụ: Theo hợp đồng thương mại và 1 số chứng từ khác ta có các chỉ tiêu của DN A về việc nhập khẩu 1 lô hàng của DN B:
1 Tổng giá thành sản phẩm 700$ - Bên A chịu
2 Chi phí bảo hiểm đường biển: 70$ - Bên B chịu
3 Chi phí thuê tàu: 60$ - Bên B chịu trách nhiệm thuê tàu
4 Chi phí dỡ hàng, chi phí liên quan 120$ - Bên A chịu theo hợp đồng – FOB Liner Terms
Trang 108) Trình bày n i dung tr ng y u v trách nhi m c a đi u kho n CIP? Chi phí phân ọng yếu của điều khoản CIF? Chi phí phân bổ vào các bên ềm ẩn và phương hướng khắc phục? ệc báo cáo ủi ro tiềm ẩn và phương hướng khắc phục? ềm ẩn và phương hướng khắc phục?
b vào các bên nh th nào (cho ví d ) ? Cho ví d c th ổ vào các bên ư ục? ục? ục? ể đánh giá đối tác các bên khi đang trong giao dịch ngoại
Nội dung của điều khoản CIP:
Điều kiện CIP (Carriage and insurance paid to… named place of destination) - Cước phí và bảo hiểm đã trả tới địa điểm đích chỉ định
Có nghĩa là người bán sẽ chịu trách nhiệm về chi phí liên quan đến đưa hàng ra cảng đi; chi phí bảo hiểm, thuê tàu; chi phí dỡ hàng; chi phí vận chuyển và bảo hiểm tới địa điểm đích chỉ thịPhân bổ chi phí:
Theo điều kiện này, người bán giao hàng cho người chuyên chở do chính người bán chỉ định bằng chính chi phí vận tải cần thiết để đưa hàng hóa tới nơi đến qui định Ngoài ra, người bán còn phải mua bảo hiểm để người mua hoặc bất kỳ người nào khác có lợi ích từ hàng hóa được bảo hiểm, có quyền kiện đòi bồi thường trực tiếp từ người bảo hiểm Nếu không có thỏa thuận khác thì người bán chỉ phải mua bảo hiểm với phạm vi tối thiểu
Người mua sẽ chịu mọi rủi ro và các phí tổn phát sinh them kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao cho người chuyên chở Nếu có những người chuyên chở kế tiếp được sử dụng để vận chuyển hàng hóa tới nơi đến thỏa thuận, thì rủi ro chuyển giao khi hàng hóa được giao cho người chuyên chở đầu tiên
Điều kiện này được sử dụng cho mọi phương thức vận tải, kể cả vận tải đa phương thức
Ví dụ: Theo hợp đồng thương mại và 1 số chứng từ khác ta có các chỉ tiêu của DN A về việc nhập khẩu 1 lô hàng của DN B:
1 Tổng giá thành sản phẩm 700$ - Bên A chịu
2 Chi phí bảo hiểm đường biển: 70$ - Bên B chịu
3 Chi phí thuê tàu: 60$ - Bên B chịu trách nhiệm thuê tàu
4 Chi phí dỡ hàng, chi phí liên quan 120$ - Bên B chịu theo hợp đồng – FOB Liner Terms
5 Chi phí vận chuyển, bảo hiểm tới đích chỉ thị: 50$ - Bên B chịu trách nhiệm
6 Chi phí sau đích chỉ thi ( chuyển hàng cho 1 đơn vị vận chuyển khác): 30$ - Bên A chịu trách nhiệm
9) Trình bày n i dung tr ng y u v trách nhi m c a đi u kho n CPT? Chi phí phân ọng yếu của điều khoản CIF? Chi phí phân bổ vào các bên ềm ẩn và phương hướng khắc phục? ệc báo cáo ủi ro tiềm ẩn và phương hướng khắc phục? ềm ẩn và phương hướng khắc phục?
b vào các bên nh th nào (cho ví d )? Cho ví d c th ổ vào các bên ư ục? ục? ục? ể đánh giá đối tác các bên khi đang trong giao dịch ngoại
Điều kiện CPT (Carriage paid to… named place of destination) – Cước phí đã trả tới địa điểm đích chỉ định
Có nghĩa là người bán sẽ chịu trách nhiệm về chi phí liên quan đến đưa hàng ra cảng đi; chi phí bảo hiểm và thuê tàu; cp dỡ hàng; cp tới địa điểm đích chỉ thị
Phân bổ chi phí:
Theo điều kiện này, người bán giao hàng cho người chuyên chở do chính người bán chỉ định bằng chính chi phí vận tải cần thiết để đưa hàng hóa tới nơi đến quy định Nếu có những người chuyên chở tiếp sau người chuyên chở đầu tiên để chuyên chở hàng hóa tới nơi đến qui định, thì việc giao hàng hoàn thành khi hàng hóa được giao cho người chuyên chở đầu tiên Như vậy, thời
Trang 11điểm chuyển rủi ro và phí tổn phát sinh thêm là thời điểm hàng hóa được giao cho người vận chuyển hoặc người vận chuyển đầu tiên nếu có những người vận chuyển tiếp sau.
Điều kiện này được sử dụng cho mọi phương thức vận tải, kể cả vận tải đa phương thức
Ví dụ: Theo hợp đồng thương mại và 1 số chứng từ khác ta có các chỉ tiêu của DN A về việc nhập khẩu 1 lô hàng của DN B:
1 Tổng giá thành sản phẩm 700$ - Bên A chịu
2 Chi phí bảo hiểm đường biển: 70$ - Bên B chịu
3 Chi phí thuê tàu: 60$ - Bên B chịu trách nhiệm thuê tàu
4 Chi phí dỡ hàng, chi phí liên quan 120$ - Bên B chịu theo hợp đồng – FOB Liner Terms
5 Chi phí vận chuyển tới đích chỉ thị: 50$ - Bên B chịu trách nhiệm
6 Chi phí bảo bảo hiểm tới đích chỉ thị: 45$ - Bên A chịu trách nhiệm
7 Chi phí sau đích chỉ thi ( chuyển hàng cho 1 đơn vị vận chuyển khác): 30$ - Bên A chịu trách nhiệm
10) Theo trình t logic, trách nhi m “Thông báo – Notice duties” quy đ nh trong t p ệc báo cáo ịch ngoại ập tái xuất? Điều gì cần lưu ý trong việc quán và h p đ ng th ư ng m i thì các bên (DNX, DNN, hãng v n t i, ngân hàng tham ại ập tái xuất? Điều gì cần lưu ý trong việc
Vì Incoterms đưa ra một loạt quy định sử dụng trong các ngành buôn bán và tại các khu vực thị trường khác nhau, nên khó có thể luôn đưa ra những nghĩa vụ của các bên một cách chính xác
Do vậy ở một chừng mực nào đó cần dẫn chiếu tới tập quán của cảng hoặc của ngành buôn bán hữu quan hoặc những tập quán mà các bên mà bản than các bên có thể đã hình thành trong các giao dịch trước đó Tất nhiên cả người bán và người mua cần thiết phải thông tin cho nhau đầy
dủ những tập quán đó khi hai bên đàm phán hợp đồng, và bắt cứ khi nào phát sinh những vấn đề chưa rõ ràng, các bên nên quy định rõ rang trách nhiệm pháp lý của mình bằng những điều khoảnthích hợp trong hợp đồng mua bán Những quy định đặc biệt như vậy trong từng hợp đồng cụ thể
sẽ thay thế hay làm khác đi những gì đã được đưa ra trong quy tắc giải thích các điều kiện cả Incoterms Người bán luôn có nghĩa vụ phải đóng gói bao bì theo cách thức thông thường phù hợp với tập quán chuyên chở hàng hóa Trong mỗi một ngành hàng và ở mỗi khu vực thị trường
có thể có những tập quán riêng về bao bì cho hàng hóa để chuyên chở, người mua cần tìm hiểu
về những tập quán này để xem bao bì như vậy có phù hợp với ý muốn của mình hay không, nếu không cần có quy định cụ thể trong hợp đồng Đối với một số mặt hàng siêu trường, siêu trọng, cần phải có những thiết bị chuyên dụng bốc dỡ Khi một bên có nghĩa vụ bốc hoặc dỡ hàng, bên
đó cần tìm hiểu điều kiện bốc dỡ hàng tại cảng có thể thực hiện đc hay không Nếu không việc quy đinh tại một địa điểm khác thay thế là hết sức cần thiết
11) Tr ường hợp nào thì nên áp dụng loại điều kiện Incoterms 2010 nào? ng h p nào thì nên áp d ng lo i đi u ki n Incoterms 2010 nào? ục? ại ềm ẩn và phương hướng khắc phục? ệc báo cáo
Incoterms 2010 được chia thành 2 nhóm sau:
Các điều khoản dùng chung cho bất kỳ loại hình vận vận chuyển nào:
Trang 12(Ex Works)
Giao tại xưởng
Người mua sẽ chịu toàn bộ phí tổn và rủi ro trong việc đưa hàng
từ đầu người bán đến điểm cuối cùng Người bán có trách nhiệmđặt hàng dưới quyền định đoạt của người mua tại nơi giao hàng (xưởng, nhà máy, nhà kho) Điều khoản này thể hiện trách nhiệm tối thiểu của người bán
2.FCA
(Free Carrier)
Giao cho nhà chuyên chở
Người bán có nghĩa vụ giao hàng, làm thủ tục xuất khẩu cho đếntận khi giao cho nhà chuyên chở được chỉ định bới người mua tại điểm hoặc địa điểm đã được chỉ định Nếu người mua không chỉ rõ địa điểm giao hàng chính xác, người bán sẽ chọn trong những điểm hoặc địa điểm nơi mà nhà chuyên chở sẽ nhận hàng.Khi người bán được yêu cầu hỗ trợ tìm và ký hợp đồng với nhà chuyên chở, trách nhiệm rủi ro và phí tổn ngươi mua sẽ phải gánh chịu
4.CIP
(Carriage & insurance Paid to)
Trả cước và bảo hiểm tới
Người bán có nghĩa vụ giống như điều kiện CPT nhưng có thêm trách nhiệm mua bảo hiểm cho những rủi ro về hư hại, tổn thất hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển Người bán có nghĩa
vụ làm thủ tục xuất khẩu, tuy nhiên chỉ có trách nhiệm mua bảo hiểm ở mức thấp nhất
6.DAP
(Delivered At Place)
Giao tại địa điểm
Người bán giao hàng khi hàng hóa đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải đã đến đích và sẵn sàng cho việc dỡ hàng xuống địa điểm đích Các bên được khuyến cáo nên xác định càng rõ càng tốt điểm giao hàng tại khu vực địa điểm đích, bởi vi đó chính là thời điểm chuyển giao rủi ro về hàng hóa từ người bán sang người mua Nếu người bán có nghĩa
vụ làm thủ tục nhập khẩu, nộp thuế… điều khoản DDP sẽ được
áp dụng
7.DDP
(Delivered Duty Paid)
Người bán có nghĩa vụ giao hàng đến địa điểm thỏa thuận tại nước nhập khẩu, bao gồm việc chịu hết các phí tổn và rủi ro cho
Trang 13Giao đã trả thuế đến khi hàng đến đích, gồm cả các chi phí thuế và khai hải
quan
Các điều khoản chỉ sử dụng cho vận tải biển hoặc thủy nội địa:
8.FAS
(Free Alongside Ship)
Giao tại mạn tàu
Người bán được cho là hoàn tất nghĩa vụ giao hàng khi hàng được đặt cạnh mạn tàu tại cảng giao hàng, từ thời điểm này người mua sẽ chịu mọi phí tổn về rủi ro về hàng hóa Người muađồng thời có nghĩa vụ làm thủ tục xuất khẩu
9.FOB
(Free On Board)
Giao lên tàu
Người mua chịu mọi phí tổn và rủi ro ngay sau khi hàng được giao qua lan can tàu tại cảng xuất khẩu Người mua đồng thời cónghĩa vụ làm thủ tục xuất khẩu
(Cost, Insurance & Freight)
Trả cước, bảo hiểm tới bến
Người bán có nghĩa vụ giống như điều khoản CFR tuy nhiên người bán có thêm nghĩa vụ mua bảo hiểm rủi ro về hư hại và tổn thất hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển Người bán cónghĩa vụ làm các thủ tục xuất khẩu
12) Ký hi u CIF, FOB ph i kèm v i c ng nào trong l ch trình giao nh n hàng hóa? Suy ệc báo cáo ớng khắc phục? ịch ngoại ập tái xuất? Điều gì cần lưu ý trong việc
r ng ra đ i v i t ng nhóm đi u ki n Incoterms 2010? T i sao l i nh v y? ối tác các bên khi đang trong giao dịch ngoại ớng khắc phục? ềm ẩn và phương hướng khắc phục? ệc báo cáo ại ại ư ập tái xuất? Điều gì cần lưu ý trong việc
CIF kèm với cảng đến
FOB kèm với cảng đi
Trong Incoterm 2010: E-điểm đi; F – nơi đi; C – nơi đến; D- điểm đến
- Đối với các điều khoản nhóm E&F ( bao gồm: EXW,FCA,FAS,FOB) áp dụng cho giá trị hợpđồng, phải viết giá hợp đồng là E,F + cảng đi
- Đối với các điều khoản nhóm C&D (bao gồm: CPT,CIP, CFR, CIF,DAT,DAP,DDP) áp dụngcho giá trị hợp đồng, phải viết giá hợp đồng là C,D + cảng đến
Giải thích vì sao:
- Các điều khoản E&F: Việc chuyển giao chi phí rủi ro giữa bên bán và bên mua diễn ra tại cảng đi Nghĩa là tại cảng đi bên mua sẽ chịu các khoản chi phí vận chuyển, bảo hiểm và các chi phí liên quan đến khi hàng về tới kho của mình
VD: Thời điểm chuyển giao rủi ro giữa bên bán và bên mua tại cảng đi là
EXW: tại kho của người bán
Trang 14FAS: dọc mạn tàu
FOB: qua lan can tàu
- Các điều khoản C&D: Việc chuyển giao chi phí rủi ro giữa bên bán và bên mua diễn ra tại cảng đi Nghĩa là tại cảng đi bên bán sẽ chịu các khoản chi phí vận chuyển, bảo hiểm và các chi phí liên quan đến khi hàng về tới cảng nước nhập
Ví dụ: Thời điểm chuyển giao rủi ro giữa bên bán với bân mua tại cảng đến là:
CPT: giao cho bên chuyên chở
CIP: giao cho bên chuyên chở
CFR: giao qua lan can tàu
CIF: giao qua lan can tàu
DAT: hàng được dỡ từ phương tiện vận tải xuống bến
DAP: trên phương tiện vận tải đã đến đích và sẵn sàng cho việc dỡ hàng xuống địa điểm đích
DDP: tại địa điểm thỏa thuận
13) Vai trò “h tr ” trong vi c hoàn thi n b ch ng t mà ng ệc báo cáo ệc báo cáo ường hợp nào thì nên áp dụng loại điều kiện Incoterms 2010 nào? i XK giúp cho ng ường hợp nào thì nên áp dụng loại điều kiện Incoterms 2010 nào? i
NK đ ư c th hi n trong đi u ki n Incoterms 2010 nào và nh th nào trên th c t ? ể đánh giá đối tác các bên khi đang trong giao dịch ngoại ệc báo cáo ềm ẩn và phương hướng khắc phục? ệc báo cáo ư Vai trò “ hỗ trợ” của bên XK: có nghĩa vụ làm thủ tục XK
Nghĩa vụ của bên bán
• Nghĩa vụ chung của ngừơi bán , trong đó cho phép trao đổi thông tin điện tử
• Giấy phép, kiểm tra an ninh và các thủ tục khác
• Hợp đồng vận tải và bảo hiểm
• Giao hàng
• Chuyển rủi ro
• Phân chia chi phí
• Thông báo cho người mua
• Chứng từ giao hàng
Trang 15• Kiểm tra – đóng gói, bao bì – ký mã hiệu
• Hỗ trợ thông tin và chi phí liên quan
Sau khi hàng hóa được thông quan tại cảng xuất, DNX sẽ gửi bộ chứng từ sang nước NK, để DNN hoàn thiện bộ chứng từ phục vụ cho việc nhận hàng hóa tại cảng nước nhập
Chương 3
14) Các n i dung trong H p đ ng th ư ng m i c n ph i đ c bi t l u ý? Yêu c u đ t ại ần lưu ý trong việc ặc biệt lưu ý? Yêu cầu đặt ệc báo cáo ư ần lưu ý trong việc ặc biệt lưu ý? Yêu cầu đặt
ra đ i v i qu n lý ngo i th ối tác các bên khi đang trong giao dịch ngoại ớng khắc phục? ại ư ng c a DN? ủi ro tiềm ẩn và phương hướng khắc phục?
Hợp đồng thương mại là hình thức pháp lý của hành vi thương mại, là sự thỏa thuận giữa hai
hay nhiều bên (ít nhất một trong các bên phải là thương nhân hoặc các chủ thể có tư cách thương nhân) nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động thương mại
Lưu ý:
1.Soạn thảo Dự thảo hợp đồng trước khi đàm phán:
2 Thông tin xác định tư cách chủ thể của các bên: để xác định được quyền hợp pháp đó và tư cách chủ thể của các bên thì cần phải có tối thiểu các thông tin cần thiết tùy theo đối tượng là tỏ chức hay cá nhân mà có các yêu cầu thích hợp
3 Tên hợp đồng: phải được sử dụng theo tên loại hợp đồng kết hợp với tên hàng hóa, dịch vụ
4 Căn cứ ký kết hợp đồng: chỉ sử dụng khi biết văn bản làm căn cứ kí kết hợp đồng có điều chỉnh quan hệ trong hợp đồng và còn hiệu lực
5 Hiệu lực hợp đồng: lưu ý điều này bởi vì hợp đồng phải có hiệu lực mới phát sinh trách nhiệm pháp lý, ràng buộc các bên phải thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng
6 Điều khoản định nghĩa: để việc thực hiện hợp đồng được dễ dàng, hạn chế phát sinh tranh chấp các bên phải làm rõ (định nghĩa) ngay từ khi ký kết hợp đồng chứ không phải đợi đến khi thực hiện rồi mới cùng nhau bàn bạc, thống nhất cách hiểu
7 Điều khoản công việc: Trong hợp đồng dịch vụ, cần xác định rõ ràng, định rõ cách thức thực hiện, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của người trực tiếp thực hiện công việc, kết quả sau khi thực hiện dịch vụ
Trang 168 Tên hàng: Để thuận lợi cho việc thực hiện hợp đồng và hạn chế tranh chấp phát sinh, tên hàng cần được xác định một cách rõ rang, có tên chung và tên riêng( có những mặt hàng bị cấm mua bán trong thương mại or hạn chế mua bán nên DN cần lưu ý điểm này)
9 Chất lượng hàng hoá kết hợp cùng với tên hàng sẽ giúp các bên xác định được hàng hoá một cách rõ ràng, chi tiết
10 Số lượng( trọng lượng): cần làm rõ là: đơn vị tính, tổng số lượng hoặc phương pháp xác định
số lượng
11 Giá cả: cần đề cập các nội dung sau: đơn giá, tổng giá trị và đồng tiền thanh toán
12 Phương thức thanh toán: Việc thanh toán trực tiếp trong các hợp đồng mua bán hàng hoá giữa các thương nhân Việt Nam với nhau hoặc với cá nhân, tổ chức khác trên lãnh thổ Việt Nam chỉ được sử dụng đồng tiền Việt Nam chứ không được sử dụng các đồng tiền của quốc gia khác
13 Phạt vi phạm: khi thoả thuận về mức phạt phải căn cứ vào quy định của Luật thương mại để lựa chọn mức phạt trong phạm vi từ 8% trở xuống, nếu các bên thoả thuận mức phạt lớn hơn được coi là vi phạm điều cấm của pháp luật và bị vô hiệu
14 Điều khoản bất khả kháng: cần phải định nghĩa về bất khả kháng và quy định nghĩa vụ của bên gặp sự kiện bất khả kháng
15 Điều khoản giải quyết tranh chấp: Khi các bên lựa chọn hình thức tại Trọng tài thì thoả thuậnphải nêu đích danh một tổ chức Nếu chỉ thoả thuận chung chung là: “trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có tranh chấp sẽ được giải quyết tại Trọng tài” thỏa thuận này vô hiệu
Riêng đối với hợp đồng mua bán hàng hoá giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài thì các bên còn phải quan tâm đến việc lựa chọn luật áp dụng khi giải quyết tranh chấp là: luật của bên mua, luật của bên bán hay luật quốc tế
Yêu cầu đặt ra đối với DN:
- Từ những lưu ý trên doanh nghiệp cần tìm hiểu kĩ để tránh gặp phải sai lầm
- Các điều khoản trong hợp đồng cần được nêu 1 cách rõ ràng, chính xác đúng theo quy định của pháp luật
- DN cần làm rõ ràng luật trước khi kí kết hợp đồng Có thể nhờ bên thứ 3 tư vấn or hướng dẫn
- Làm rõ các mặt hàng cấm hay hạn chế để tránh vi phạm pháp luật
- Các mức quy định phải nằm trong mức khống chế của pháp luật
- Áp dụng các văn bản luật còn hiệu lực
Trang 1715) Đi u kho n “Delivery term” trên Commercial Contract có ý nghĩa đ c bi t nào ềm ẩn và phương hướng khắc phục? ặc biệt lưu ý? Yêu cầu đặt ệc báo cáo
đ i v i qu n lý ngo i th ối tác các bên khi đang trong giao dịch ngoại ớng khắc phục? ại ư ng c a DNX (liên quan đ n vi c l p b ch ng t , thuê ủi ro tiềm ẩn và phương hướng khắc phục? ệc báo cáo ập tái xuất? Điều gì cần lưu ý trong việc
v n t i tùy theo đi u ki n Incoterms 2010, vi c giao hàng cho đ n v v n t i, thông ập tái xuất? Điều gì cần lưu ý trong việc ềm ẩn và phương hướng khắc phục? ệc báo cáo ệc báo cáo ịch ngoại ập tái xuất? Điều gì cần lưu ý trong việc báo và hoàn thành nghĩa v giao hàng cho DNN)? Cho ví d c th ục? ục? ục? ể đánh giá đối tác các bên khi đang trong giao dịch ngoại
Điều khoản “ Delivery term” có ý nghĩa đối với DNX:
- Thời gian giao hàng:
Nếu thời gian giao hàng được quy định cụ thể sẽ giúp DNX tính toán được thời gian giao hàng hợp lí -> Tiết kiệm chi phí
Nếu xác định phương án nếu hàng hóa bị gửi đi trễ, bốc hàng lên tàu trễ, tàu đến trễ, hàng hóa đến cảng trễ, hay những nguyên nhân khách quan khác không phải lỗi do bên bán cũng không phải lỗi do bên mua, thì sẽ giúp DNX tránh khỏi phải bồi thường hay tranh chấp
- Xác định địa điểm giao hàng: giúp DNX phân rõ được trách nhiệm đối với hàng hóa khi đã nằm ngoài tầm kiểm soát-> tránh được những đền bù nếu hàng hóa bị tổn thất ngoài tầm kiểm soát và cũng giảm được chi phí vận chuyển
- Phương thức chuyển hàng:
Tùy theo từng loại hàng, thời gian giao hàng mà DNX sẽ lựa chọn phương pháp vận tải thích hợp để quy định trong hợp đồng -> tính toán được chi phí phát sinh 1 cách chính xác nhất
Bộ hồ sơ vận tải là nội dung tiếp theo cần được xem xét ký lưỡng Cho dù các bên lựa chọn phương thức vận tải nào, việc hoàn chỉnh bộ hồ sơ với những giấy tờ cần thiết sẽ giúp các bên giao nhận được đúng hàng hóa của mình Và bên xuất sẽ đảm bảo được thanh toán hết tiền hàng
- Rủi ro và bảo hiểm: Trong đàm phán, các bên sẽ thỏa thuận việc rủi ro được chuyển giao tại thời điểm giao hàng Bên cạnh đó, các bên cũng hiểu rằng rủi ro và bảo hiểm sẽ được chuyểngiao cùng lúc theo nguyên tắc, ai chịu rủi ro, người đó mua bảo hiểm Điều khoản này, sẽ giúp DNX thoát khỏi những bồi thường k đúng và các tranh chấp giữa các bên
- Điều kiện thương mại: Các bên hoàn toàn có thể đàm phán chọn ra điều kiện thương mại phùhợp nhất cho giao dịch của mình Các bên nên thảo luận đưa đến thống nhất chọn một điều kiện trong số 11 điều khoản về giao nhận hàng hóa của Incoterm.Đặc biệt là về giá cả nào sẽđược áp dụng Sẽ giúp DNX tính toán giá thành và các chi phí liên quan tùy vào loại điều khoản nào được áp dụng
Ví dụ: DN A xuất bán cho DN B 1 lô hàng quần áo, với tổng trị giá hóa đơn là 500$ Theo
hợp đồng ngày hàng đến cảng là 12/05/2016 Tuy nhiên do bên bán giao hàng ra cảng chậm nên ngày tớí cảng chậm 2 ngày Và trong hợp đồng có quy định rõ về việc giao hàng chậm Vậy lúc này, do nguyên nhân từ phía bên DN A nên DN này sẽ phải bồi thường cho DN B
2 DN đã thỏa thuận địa điểm giao hàng sẽ là tại mạn tàu Sauk hi hàng tới điểm nhận hàng không phát hiện thiếu hay hỏng hóc nào Tuy nhiên, khi hàng về tới kho DN B lại phát hiện
Trang 18thiếu 300 sp Lúc này DN B đòi DN A bồi thường NHư vậy, theo hợp đồng thì DN A không phải bồi thường vì hàng bị thiếu sau điểm giao hàng
16) Đi u kho n “Payment term” trên Commercial Contract có yêu c u đ t ra đ c ềm ẩn và phương hướng khắc phục? ần lưu ý trong việc ặc biệt lưu ý? Yêu cầu đặt ặc biệt lưu ý? Yêu cầu đặt
bi t nào đ i v i qu n lý ngo i th ệc báo cáo ối tác các bên khi đang trong giao dịch ngoại ớng khắc phục? ại ư ng, đ ng d ướng khắc phục? i góc đ c a DNX, DNN? Cho ví d ủi ro tiềm ẩn và phương hướng khắc phục? ục?
c th ục? ể đánh giá đối tác các bên khi đang trong giao dịch ngoại
Incoterms quy định nghĩa vụ người bán phải giao hàng đúng như hợp đồng và được thanh toán, nghĩa vụ của người mua là phải nhận hàng và thanh toán cho người bán Do vậy khi đàm phán kýkết hợp đồng ngoại thương về điều khoản thanh toán các bên cần phải thống nhất những nội dung chính dưới đây:
- Đồng tiền thanh toán: có thể trùng với đồng tiền tính giá, có thể khác với đồng tiền tính giá
Nếu có sự khác biệt thì phải quy đổi trên cơ sở tỉ giá được công bố ở ngân hàng ngoại thương và phải được ghi rõ trong hợp đồng
- Phương thức thanh toán:
*Thanh toán tiền mặt / chuyển tiền:
* Thanh toán nhờ thu:
Phương thức nhờ thu là một phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu hoàn thành nghĩa
vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng uỷ thác cho ngân hàng của mình thu hộ
số tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu của người xuất khẩu lập ra
* Thanh toán tín dụng chứng từ:
Là một sự thoả thuận trong đó ngân hàng(ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng
* Phương thức ghi sổ:
Người xuất khẩu mở một tài khoản để ghi nợ người nhập khẩu sau khi người xuất khẩu đã hoàn thành giao hàng hay dịch vụ, đến từng định kỳ người nhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu.Mỗi phương thức thanh toán đều có những điểm lợi và bất lợi cho người bán hoặc người mua
Do vậy tuỳ thuộc mối quan hệ, giá trị và thời hạn thực hiện hợp đồng mà các bên thống nhất lựa chọn phương thức thanh toán nào cho phù hợp, thuận tiện và đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia hợp đồng
Muốn lựa chọn một phương thức thanh toán hợp lý trong quá trình mua bán trao đổi hàng hoá với nước ngoài, ngoài việc nắm vững các quy trình nghiệp vụ mỗi thương nhân còn phải biết vậndụng chúng một cách linh hoạt, ứng xử nhanh trong nhiều trường hợp vì nghiệp vụ thanh toán quốc tế là một nghiệp vụ rất phức tạp, nếu gặp phải các đối tác không trung thực, có nhiều thủ đoạn thì rất dễ rơi vào bẫy của họ và sẽ khó có thể tránh khỏi tình trạng tiền mất tật mang
Trang 19Khi lựa chọn các phương thức thanh toán các thương nhân cần xem xét những căn cứ sau đây:
a Độ an toàn trong thanh toán:
b.Chi phí dịch vụ:.
c Trị giá của lô hàng:
d Quan hệ các bên:
d)Thời hạn thanh toán (Time of payment)
tham gia l p ch ng t và là lo i ch ng t nào? Đ ng góc đ DNX, khi c n qu n lý ập tái xuất? Điều gì cần lưu ý trong việc ại ở góc độ DNX, khi cần quản lý ần lưu ý trong việc
vi c l p B ch ng t , c n l u ý nh ng đi u gì? Cho ví d c th ệc báo cáo ập tái xuất? Điều gì cần lưu ý trong việc ần lưu ý trong việc ư ềm ẩn và phương hướng khắc phục? ục? ục? ể đánh giá đối tác các bên khi đang trong giao dịch ngoại
- Hợp đồng thương mại ( commercial contract)
- Hóa đơn thương mại ( commercial invoice)
- Phiếu đóng gói hàng hóa ( Packing list)
- Bảo hiểm đơn ( insurance policy)
- Giấy chứng nhận của bên thứ 3
Chứng nhận số lượng( certificate of quantity)
Chứng nhận chất lượng ( certificate of quality )
- Bộ giấy tờ về kiểm dịch vệ sinh
Động vật ( veterinary certificate )
Thực vật ( phytossanitary certificate )
- Giấy chứng nhận về đặc thù hàng hóa
- Chứng nhận hun trùng ( Fumigation certificate)
- Giấy cấp phép xuất khẩu
- Các giấy tờ giải trình
- Chứng nhận thông quan của hải quan
- Chứng nhận xuất xứ (certificate of origin )
- Các chứng từ khác
Các bên tham gia lập chứng từ:
Trang 20BÊN XUẤT KHẨU:
Các chứng từ bên XK chủ động hoàn thiện sớm:
1) Hóa đơn thương mại,
2) Các giấy tờ về giải trình năng lực của DNXK
3) Giấy phép đặc thù (tùy vào đặc thù ngành hàng hay phương thức mà DN kinh doanh, tùy theo yêu cầu của đối tác hay cơ quan có thẩm quyền quản lý và chứng nhận …… , Quotaxuất khẩu, kiểm dịch)
4) Giải trình về sản xuất và diện ưu đãi xuất xứ hàng hóa để được chứng nhận hưởng ưu đãi khi đi xin C/O căn cứ theo các hiệp định thương mại quốc tế,
5) Packing list,
6) Chứng nhận chất lượng và Chứng nhận số lượng (thường do bên thứ 3 chuyên trách cungcấp)
Chứng từ vận tải: DN cung cấp các thông tin về chuyến hàng cho hãng vận tải để ký kết hợp
đồng vận tải và phát hành vận đơn Nếu là điều khoản C thì bên XK chủ động đặt
forwarder/hãng tàu và nhận Vận đơn trực tiếp từ forwarder/hãng tàu, nếu là điều khoản F thì bên
NK đặt thuê forwarder/hãng tàu nhưng Vận đơn vẫn được chuyển trực tiếp cho bên XK để hoàn thiện bộ chứng từ - thể hiện tính kinh tế, tiết kiệm chi phí, hỗ trợ các bên trong thủ tục chứng từ Bên cạnh đó, hàng hóa lúc này đã được bên XK giao cho bên hãng tàu, để chở ra cảng chờ xuất khẩu
Chứng từ bảo hiểm: theo CIF, CIP, giới hạn trách nhiệm bên XK mua hộ bảo hiểm cho bên
NK là 10% phụ trội + 100% giá trị hợp đồng Nếu cần mua thêm cho hàng hóa, bên NK tự chủ động
Giấy tờ về thủ tục hành chính của cơ quan quản lý Nhà nước: Chứng nhận hun trùng kiểm
dịch (tại cảng, trước khi hàng hóa được bốc lên tàu), Chứng từ thống nhất với hãng tàu khi đưa hàng vào cảng và lên tàu dưới sự kiểm soát của hải quan (bảng kê manifest của hãng tàu),
Chứng nhận thông quan XK (sau khi đã làm thủ tục hải quan hàng xuất – hồ sơ và đối tượng khaibáo hải quan đã được chấp nhận thông quan), Chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O (tại Bộ Công thương, VCCI, và 1 số tổ chức có thẩm quyền khác)
Sau khi bộ chứng từ hoàn thiện, bên XK trình ngân hàng nước XK (thanh toán nhờ thu kèm chứng từ, L/C); hoặc chuyển trực tiếp cho bên NK qua đường chuyển phát nhanh (chuyển tiền T/
T 100% giá trị hợp đồng, nhờ thu trơn)
Bên nhập khẩu:
- Chủ động lập các chứng từ theo quy định tại quốc gia nhập (vd: quota nhập khẩu, giấy phép
nhập khẩu, giấy tờ xét ưu đãi thủ tục hay miễn giảm thuế, tờ khai trị giá tính thuế hải quan hàng nhập
Trang 21- Hỗ trợ cho bên XK về vận đơn, bảo hiểm như nói trên.
- Chờ và tiếp nhận Lệnh giao hàng D/O (Delivery order) của hãng tàu khi hãng tàu giao cho người nhận hàng làm thủ tục thông quan hàng nhập ở cảng đến, và Bộ chứng từ trực tiếp từ DN nước XK hoặc thông quan ngân hàng nước NK, đi làm thủ tục thông quan hàng nhập
18) Trình t l p B ch ng t (tên ti ng Anh) nói chung là nh th nào? Đ ng góc ập tái xuất? Điều gì cần lưu ý trong việc ư ở góc độ DNX, khi cần quản lý
đ DNX, DNN thì đi u này có nh ng ý nghĩa gì rút ra đ qu n lý ngo i th ềm ẩn và phương hướng khắc phục? ể đánh giá đối tác các bên khi đang trong giao dịch ngoại ại ư ng đ ư c
hi u qu ? Cho ví d c th ệc báo cáo ục? ục? ể đánh giá đối tác các bên khi đang trong giao dịch ngoại
Trình tự về thời gian của bộ chứng từ
Sau khi ký kết hợp đồng, có các cam kết thanh toán (Chuyển tiền T/T, Nhờ thu, L/C), các bên tham gia hoàn thiện bộ chứng từ theo trình tự chung như sau:
Bên xuất khẩu:
Khi đã có cam kết thanh toán, bên cạnh việc triển khai thực hiện hợp đồng như chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu, bên XK còn tiến hành chuẩn bị chứng từ (và kèm cả hỗ trợ cho bên NK, cũng nhưnhận hỗ trợ từ phía bên NK)
+ Các chứng từ bên XK chủ động hoàn thiện sớm:
1) Hóa đơn thương mại,
2) Các giấy tờ về giải trình năng lực của DNXK
3) Giấy phép đặc thù (tùy vào đặc thù ngành hàng hay phương thức mà DN kinh doanh, tùy theo yêu cầu của đối tác hay cơ quan có thẩm quyền quản lý và chứng nhận …… , Quotaxuất khẩu, kiểm dịch)
4) Giải trình về sản xuất và diện ưu đãi xuất xứ hàng hóa để được chứng nhận hưởng ưu đãi khi đi xin C/O căn cứ theo các hiệp định thương mại quốc tế,
5) Packing list,
6) Chứng nhận chất lượng và Chứng nhận số lượng (thường do bên thứ 3 chuyên trách cungcấp),
+ Chứng từ vận tải: DN cung cấp các thông tin về chuyến hàng cho hãng vận tải để ký kết hợp
đồng vận tải và phát hành vận đơn Nếu là điều khoản C thì bên XK chủ động đặt
forwarder/hãng tàu và nhận Vận đơn trực tiếp từ forwarder/hãng tàu, nếu là điều khoản F thì bên
NK đặt thuê forwarder/hãng tàu nhưng Vận đơn vẫn được chuyển trực tiếp cho bên XK để hoàn thiện bộ chứng từ - thể hiện tính kinh tế, tiết kiệm chi phí, hỗ trợ các bên trong thủ tục chứng từ Bên cạnh đó, hàng hóa lúc này đã được bên XK giao cho bên hãng tàu, để chở ra cảng chờ xuất khẩu
Trang 22+ Chứng từ bảo hiểm: theo CIF, CIP, giới hạn trách nhiệm bên XK mua hộ bảo hiểm cho bên
NK là 10% phụ trội + 100% giá trị hợp đồng Nếu cần mua thêm cho hàng hóa, bên NK tự chủ động
+ Giấy tờ về thủ tục hành chính của cơ quan quản lý Nhà nước: Chứng nhận hun trùng kiểm
dịch (tại cảng, trước khi hàng hóa được bốc lên tàu), Chứng từ thống nhất với hãng tàu khi đưa hàng vào cảng và lên tàu dưới sự kiểm soát của hải quan (bảng kê manifest của hãng tàu),
Chứng nhận thông quan XK (sau khi đã làm thủ tục hải quan hàng xuất – hồ sơ và đối tượng khaibáo hải quan đã được chấp nhận thông quan), Chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O (tại Bộ Công thương, VCCI, và 1 số tổ chức có thẩm quyền khác)
Sau khi bộ chứng từ hoàn thiện, bên XK trình ngân hàng nước XK (thanh toán nhờ thu kèm chứng từ, L/C); hoặc chuyển trực tiếp cho bên NK qua đường chuyển phát nhanh (chuyển tiền T/
T 100% giá trị hợp đồng, nhờ thu trơn)
Bên nhập khẩu:
- Chủ động lập các chứng từ theo quy định tại quốc gia nhập (vd: quota nhập khẩu, giấy phép
nhập khẩu, giấy tờ xét ưu đãi thủ tục hay miễn giảm thuế, tờ khai trị giá tính thuế hải quan hàng nhập
- Hỗ trợ cho bên XK về vận đơn, bảo hiểm như nói trên
- Chờ và tiếp nhận Lệnh giao hàng D/O (Delivery order) của hãng tàu khi hãng tàu giao cho người nhận hàng làm thủ tục thông quan hàng nhập ở cảng đến, và Bộ chứng từ trực tiếp từ DN nước XK hoặc thông quan ngân hàng nước NK, đi làm thủ tục thông quan hàng nhập
Trang 23(nếu có)
3) Làm thủ tục hải quan,
thủ tục ở cảng,
nhận phê chú vận đơn
4) Đi xin C/O
Ở góc độ DNX, DNN thì điều này có những ý nghĩa rút ra để quản lý ngoại thương được hiệu quả:
Từ trình tự thời gian lập bộ chứng từ trên sẽ giúp DNN, DNK:
- Chuẩn bị được các chứng từ 1 cách kịp thời, nhanh chóng, hợp với thời gian yêu cầu
- Sắp xếp 1 cách khoa học các chứng từ, cái nào cần trước thì chuẩn bị trước
- Hạn chế thời gian chờ hoàn thiện chứng từ, tiết kiệm thời gian Giả sử như DN chuẩn bị chứng
từ bảo hiểm trước mà lại chưa có hóa đơn thương mại Thì lúc này dù có chứng từ bảo hiểm rồi
DN vẫn phải đợi có hóa đơn thương mại mới thực hiện được bước tiếp theo
- Kiểm soát được số lượng chứng từ cần lập, tránh bỏ sót không lập chứng từ
- Tránh tình trạng khi cơ quan hải quan yêu cầu xuất trình chứng từ cần lập trước đó DN lại chưalập
Vậy từ trình tự thời gian lập bộ chứng từ, DN có thể bám sát vào để thành lập bộ chứng từ 1 cáchkhoa học , hiệu quả và tiết kiệm thời gian nhất.Tuy nhiên , vẫn tùy vào từng loại mặt hàng mà cần 1 số chứng từ bổ sung khác nên DN cần hiểu luật để bổ sung kịp thời DN cần chia các
khoảng thời gian lập chứng từ sao cho hợp lí nhất để tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho
DN Thường xuyên kiểm tra số lượng chứng từ, nội dung chứng từ, đặc biệt là các chứng từ phụ, tránh tình trạng bỏ sót, mất thêm chi phí chờ
Bộ chứng từ hoàn thiện
Trang 2419) Nh ng m t hàng nào ph i qua th t c gi y phép XK/NK trong ngo i th ặc biệt lưu ý? Yêu cầu đặt ủi ro tiềm ẩn và phương hướng khắc phục? ục? ất khẩu? Ý nghĩa của việc báo cáo ại ư ng ở góc độ DNX, khi cần quản lý
Vi t Nam và t i sao? Hãy nêu m t vài ví d v m t hàng và c quan có th m quy n ệc báo cáo ại ục? ềm ẩn và phương hướng khắc phục? ặc biệt lưu ý? Yêu cầu đặt ẩn và phương hướng khắc phục? ềm ẩn và phương hướng khắc phục?
c p phép? ất khẩu? Ý nghĩa của việc báo cáo
Mặt hàng phải qua thủ tục giấy phép nhật khẩu và ví dụ
I Danh mục hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam theo giấy phép và thuộc diện quản lý của
4 Hàng hóa áp dụng chế độ hạn ngạch thuế quan:
a Hóa chất và sản phẩm có chứa hóa chất
b Hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 theo Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Nghị định số
100/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học
c Tiền chất sử dụng trong công nghiệp (theo Luật Phòng, chống ma túy và các văn bản hướng dẫn thi hành)
6 Tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp
7 Nguyên liệu thuốc lá, sản phẩm thuốc lá, giấy vấn điếu thuốc lá; máy móc, thiết bị chuyên ngành sản xuất thuốc lá và phụ tùng thay thế
II Danh mục hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Giao Thông Vận Tải
1 Pháo hiệu các loại cho an toàn hàng hải
III Danh mục hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
1 Thuốc thú y và nguyên liệu sản xuất thuốc thú y đăng ký nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam
2 Chế phẩm sinh học, vi sinh học, hóa chất dùng trong thú y đăng ký nhập khẩu lần đầu vào ViệtNam
3 Thuốc bảo vệ thực vật
a Thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam
Trang 25b.Thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục hạn chế sử dụng.
4 Giống vật nuôi ngoài danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam; côn trùng các loại chưa có ở Việt Nam; tinh, phôi của giống vật nuôi nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam
5 Giống cây trồng, sinh vật sống thuộc lĩnh vực bảo vệ thực vật và các vật thể khác trong danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam
6 Giống cây trồng chưa có trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nhập khẩu để nghiên cứu, khảo nghiệm, sản xuất thử hoặc nhập khẩu với mục đích hợp tác quốc tế, để làm mẫu tham gia triển lãm, làm quà tặng hoặc để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư
7 Thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi; thức ăn thủy sản và nguyên liệusản xuất thức ăn thủy sản ngoài danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam
8 Phân bón ngoài danh mục được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam
9 Nguồn gen của cây trồng, vật nuôi, vi sinh phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học, kỹ thuật
10 Động vật, thực vật hoang dã cần kiểm soát nhập khẩu theo quy định của Công ước CITES
mà Việt Nam đã cam kết thực hiện
11 Nguyên liệu sản xuất chế phẩm, chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản
a Nguyên liệu sản xuất chế phẩm sinh học, vi sinh học, hóa chất, chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản
b Sản phẩm hoàn chỉnh có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc có trong Danh mục sản phẩm nhập khẩu có điều kiện
c Sản phẩm hoàn chỉnh chưa có tên trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc có trong Danh mục sản phẩm nhập khẩu có điều kiện
12 a) Giống thủy sản
a Giống thủy sản được nhập khẩu thông thường
b Giống thủy sản nhập khẩu có điều kiện
c Giống thủy sản chưa có trong danh mục được phép nhập khẩu thông thường lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam
13 Thủy sản sống
a Thủy sản sống làm thực phẩm có trong danh mục được nhập khẩu thông thường
b Thủy sản sống làm thực phẩm ngoài danh mục các loài thủy sản sống được nhập khẩu làm thực phẩm tại Việt Nam
IV Danh mục hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Tài nguyên và Môi trường
1 Phế liệu
V Danh mục hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Thông tin và Truyền thông
Trang 261 Các loại ấn phẩm (sách, báo, tạp chí, tranh, ảnh, lịch).
2 Tem bưu chính, ấn phẩm tem bưu chính và các mặt hàng tem bưu chính
3 Thiết bị Viba, thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện có băng tần số nằm trong khoảng từ 9KHz đến 400 GHz, công suất từ 60mW trở lên
4 Hệ thống chế bản và sắp chữ chuyên dùng ngành in
5 Máy in các loại (máy in offset, máy in Flexo, máy in ống đồng) và máy photocopy màu
VI Danh mục hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1 Các tác phẩm điện ảnh và sản phẩm nghe nhìn khác, ghi trên mọi chất liệu
2 Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tranh, nhiếp ảnh
3 Máy trò chơi điện tử có cài đặt chương trình trả thưởng và thiết bị chuyên dùng cho trò chơi ở sòng bạc
2 Thuốc thành phẩm phòng và chữa bệnh cho người, đã có số đăng ký
3 Thuốc thành phẩm phòng và chữa bệnh cho người, chưa có số đăng ký
4 Nguyên liệu sản xuất thuốc, dược liệu, tá dược, vỏ nang thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc, loại mới sử dụng ở Việt Nam
5 Mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người
6 Vắc xin, sinh phẩm y tế chưa có số đăng ký
7 Thiết bị y tế có khả năng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, ngoài danh mục được nhập khẩu theo nhu cầu
8 Hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế
9 Hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành tại Việt Nam
10 Mỹ phẩm chưa được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố, nhập khẩu dùng cho nghiên cứu, kiểm nghiệm
VIII Danh mục hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1 Phôi kim loại sử dụng để đúc, dập tiền kim loại
2 Cửa kho tiền (theo tiêu chuẩn kỹ thuật do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định)
Trang 277 Máy đúc, dập tiền kim loại (theo tiêu chuẩn kỹ thuật do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố).
IX Danh mục hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Quốc phòng
1 Xe ô tô chở 10 người trở lên, kể cả lái xe (Loại có bọc thép không gắn vũ khí quân dụng,
trừ dạng CKD)
2 Xe ô tô và các loại xe khác có động cơ được thiết kế chủ yếu để chở người (trừ các loạithuộc nhóm 87.02), kể cả xe chở người có khoang hành lý chung (station wagons) và ô tôđua (Loại có bọc thép không gắn vũ khí quân dụng, trừ dạng CKD)
3 Xe có động cơ dùng để vận tải hàng hóa (Loại có bọc thép không gắn vũ khí quân dụng, trừ dạng CKD)
4 Phương tiện bay khác (ví dụ, trực thăng, máy bay); tàu vũ trụ (kể cả vệ tinh) và tầu baytrong quĩ đạo và phương tiện đẩy để phóng tàu vũ trụ (Chỉ áp dụng với loại máy bay, trựcthăng không sử dụng trong hàng không dân dụng không có gắn trang thiết bị-vũ khí để chiến đấu)
5 Vũ khí khác (ví dụ, súng và súng lục sử dụng lò xo, hơi hoặc khí ga, dùi cui), trừ các loại thuộc nhóm 9307
6 – Loại khác (súng bắn sơn, súng bắn đạn sơn, súng bắn dây)
7 Chất màu dùng cho nghệ thuật hội họa, học đường hoặc sơn bảng hiệu, chất màu pha, màu trang trí và các loại màu tương tự ở dạng viên, tuýp, hộp, lọ, khay hay các dạng hoặcđóng gói tương tự
- Giống thủy sản nhập khẩu có điều kiện;
- Giống thủy sản chưa có trong danh mục được phép nhập khẩu thông thường lần đầu tiênnhập khẩu vào Việt Nam;
- Thủy sản sống làm thực phẩm có trong danh mục được nhập khẩu thông thường;
- Thủy sản sống làm thực phẩm ngoài danh mục các loài thủy sản sống được nhập khẩu làm thực phẩm tại Việt Nam;
- Sản phẩm hoàn chỉnh có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc có trong Danh mục sản phẩm nhập khẩu có điều kiện;
Trang 28- Sản phẩm hoàn chỉnh chưa có tên trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc có trong Danh mục sản phẩm nhập khẩu có điều kiện.
- Phôi kim loại sử dụng để đúc, dập tiền kim loại;
- Hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế chưađược cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành tại Việt Nam;
- Mỹ phẩm chưa được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố, nhập khẩu dùng cho nghiên cứu, kiểm nghiệm
- Để đáp ứng yêu cầu quản lý, kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chống chuyển tải bất hợp pháp, bảo vệ uy tín của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam, chống gian lận thương mại
20) Hãy nêu tên 1 s c quan có th m quy n c p ch ng nh n ch t l ối tác các bên khi đang trong giao dịch ngoại ẩn và phương hướng khắc phục? ềm ẩn và phương hướng khắc phục? ất khẩu? Ý nghĩa của việc báo cáo ập tái xuất? Điều gì cần lưu ý trong việc ất khẩu? Ý nghĩa của việc báo cáo ư ng cho nh ng ngành hàng XK đi n hình c a Vi t Nam? T i sao ph i có nh ng ch ng nh n này? ể đánh giá đối tác các bên khi đang trong giao dịch ngoại ủi ro tiềm ẩn và phương hướng khắc phục? ệc báo cáo ại ập tái xuất? Điều gì cần lưu ý trong việc Một số cơ quan cấp giấy chứng nhận chất lượng:
- Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng – QUACERT: kiểm tra chất lượng gạo
- Sở y tế TP Hồ Chí Minh: kiểm tra chất lượng caffe
- Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn HCM: kiểm tra chất lượng điều
- Chi cục quản lí chất lượng nông lâm sản và thủy sản hà nội: kiểm tra chất lượng cá basa
- Quatest 1: Kiểm tra chất lượng dầu thô
- Quatest 3: kiểm tra chất lượng máy móc, thiết bị
Lí do:
- Làm căn cứ để chứng minh sản phẩm đạt đúng thông số kĩ thuật như trong hợp đồng
- Là điều kiện cần để hàng hóa được xuất/ nhập khẩu qua cửa khẩu
- Là bằng chứng, chứng minh sản phẩm sạch, k gây hại cho cơ thể, k chứa mầm mống lây bệnh… Đặc biệt là đối với mặt hàng thực phẩm, thuốc…
- Đây cũng chính là phương pháp giúp DN tìm ra “lỗi” trong hàng hóa
- Cơ sở để nhà nước hoàn thiện thông tư về khấu hao tài sản cố định, đối với mặt hàng máy móc , thiết bị
- Bảo vệ uy tín cho hàng hóa xuất khẩu của VN
Trang 29- Hạn chế biến VN thành” bãi rác” của các nước phát triển
21) Trên Marine/Sea/Ocean Bill of Lading, c n đ c bi t l u ý nh ng n i dung? Hãy ần lưu ý trong việc ặc biệt lưu ý? Yêu cầu đặt ệc báo cáo ư phân tích.
o Made out to order … bank [Người giao hàng không được ký hậu, Ngân hàng phát hành được
ký hậu vận đơn này]
- Port of delivery: cảng dỡ hàng [dùng khi là B/L port to port]
- Place of delivery: nơi dỡ hàng/giao hàng [dùng khi là B/L Combined]
- Tên công ty vận tải: cần để ý vận đơn này do hang tàu phát hành – Master Bill Hay do đơn vị giao nhận forwarder phát hành Thông thường Master Bill được ưa chuộng hơn Vì nếu xảy ra sự
cố liên quan đến vận tải thì có thể liên hệ trực tiếp với hãng tàu thay vì thông qua trung gian Forwarder
- Người thụ hưởng: có 2 TH sau
Tên đối tác nhập khẩu: Khi đã thanh toán hết tiền hàng từ trước or giữa bên XK và NK có mqh lâu năm, rất đáng tin cậy hay DNN là đại lí, công ty con của DNX
Tên NH nước nhập: kèm lệnh “ to order of X bank” Đây là trường hợp phổ biến được áp dụng trong thanh toán nhờ thu kèm chứng từ or thư tín dụng L/C Các NH đặc biệt khuyến nghị
đề mục consignee nên làm theo lệnh của NH Bởi có sự tiềm ẩn rủi ro khi đối tác nhập mất khả năng thanh toán DNN phải hoàn thành nghĩa vụ thanh toán để được NH nắm giữ bộ chứng từ ->
Kí hậu chuyển nhượng quyền sở hữu chứng từ
- Nơi nhận hàng không trùng với cảng bốc hàng
- Cảng dỡ hàng không trùng với nơi giao hàng
22) Bill of Lading ph i đ t tiêu chu n nào thì m i có ý nghĩa thanh toán? Hãy phân ại ẩn và phương hướng khắc phục? ớng khắc phục? tích.
B/L là loại chứng từ do người chuyên chở (chủ tàu, thuyền trưởng, đại lý hoặc người làm thuê cho chủ tàu ) cấp cho người gửi hàng nhằm xác nhận việc hàng hóa đã được tiếp nhận để vận chuyển
Trang 30- Thông thường hàng hóa trước khi được đưa ra cảng, tàu nước xuất còn phải qua khâu vận tải
trung gian thì chỉ nhận được RS Bill RS Bill chưa thực sự có đủ tư cách sở hữu hàng hóa Ngày nay, do sự phát triển mạnh của giao dịch vận tải, các hang tàu quốc tế có 1 mạng lưới ở cả các quốc gia thuộc tuyến họ không kinh doanh Các đại lí này chính là Forwarder Ở đây có 1 điểm lưu ý là khi nhận được RS Bill, DNX cần nhận biết được bill này được phát hành bowirhangx tàuhay forwarder Kinh nghiệm cho thấy,nên là bill do chính hang tàu phát hành Bởi hàng hóa đến nước nhập, nếu bị chục chặc liên quan đến vận tải đường biển thì sẽ khiếu nại trực tiếp với hang tàu
- DNX đã làm xong thủ tục hải quan hàng xuất và các thủ tục khác, DNX sẽ cử người đại diện ở cảng để chứng kiến việc đưa hàng hóa lên tàu Hàng hóa được đưa lên tàu và không có hiện tượng đổ vỡ, xộc xệch do lỗi của hang vận tải trong quá trình đưa hàng lên tàu thì vận đơn RS dongười đại diện cầm theo và trình cho hãng tàu phê chú là “ clean on board”
- DNX hoàn thiện bộ chứng từ và gửi sang nước nhập DNX sẽ gửi bộ chứng từ kèm vận đơn đường biển, có 2 đường:
+ Khi DNN thanh toán 100% tiền hàng hay có mqh lâu năm thì DNX sẽ gửi thẳng cho DNN + Khi thanh toán nhờ thu kèm chứng từ or thanh toán bằng thư tín dụng L/C thì sẽ gửi qua NH
NH chấp nhận thanh toán khi vận đơn đường biển đạt 4 tiêu chí sau:
1 Phải là bản gốc( Original bill)
2 Hàng được đưa lên tàu gọn gàng ( Shipped/Loden on board)
3 Sạch sẽ ( Clean on board)
4 Không có dấu hiệu tẩy , xóa hay chỉnh sửa
DNN khi đã có chứng từ vận đơn đường biển sẽ thực hiện thủ tục hải quan hàng nhập, khi đã được thông quan thì người đại diện sẽ làm việc với hang tàu Người đại diện trình vận đơn hoàn hảo cho người chuyên chở để nhận hàng
23) Phân bi t Received for shipment B/L và Shipped on board B/L? Ý nghĩa góc đ ệc báo cáo ở góc độ DNX, khi cần quản lý
qu n lý đ i v i các DN khi tham gia ngo i th ối tác các bên khi đang trong giao dịch ngoại ớng khắc phục? ại ư ng?
Phân biệt
- B/L đã xếp hàng (Shipped on board B/L): được cấp sau khi hàng hóa đã thực sự xếp trên tàu Nội dung này trên chứng từ có thể được thể hiện bằng hai cách: hoặc là một cụm từ in sẵn (pre-printed wording) hoặc là một ghi chú là hàng đã được xếp lên tàu và có ghi ngày xếp hàng lên tàu (an onboard notation indicating the date on which the goods have been shipped in board) B/L thường thể hiện: Shipped on board, On board, Shipped
=> Có giá trị chứng cứ rất lớn, chứng tỏ hàng hóa đã được xếp lên tàu và người bán đã hoàn thành trách nhiệm giao hàng cho người mua theo hợp đồng mua bán, đặc biệt khi mua bán theo điều kiện FOB, CIF, CFR ( incoterms 2010)
Trang 31- B/L nhận hàng để xếp (Received for shipment B/L): được cấp trước khi hàng hóa được xếp lên tàu Trên B/L không ghi rõ ngày, tháng được xếp xuống tàu Có thể hàng hóa còn trong kho, bãi cảng Sau khi xếp hàng xuống tàu, người gửi hàng có thể đổi lấy B/L đã xếp hàng Thường áp dụng cho hình thức hàng container (FCL/FCL hoặc LCL/LCL B/L).
Thường được phát hành :
+ Hàng hóa đã được giao cho người chuyên chở nhưng tàu chưa đến or đã đến nhưng chưa đủ điều kiện để xếp hàng
+ Việc bán hàng thông qua nhiều người trung gian: người giao nhận, người gom hàng
+ Giao hàng từ kho đến kho
Loại vận đơn này có thể bị NH từ chối thanh toán, trừ khi thư tín dụng L/C quy định cho phép Khi hàng đã thực tế được xếp lên tàu, có thể đóng dấu or ghi thêm chữ “ đã xếp” để biến thành vận đơn đã xếp hàng Vận đơn nhận để xếp cũng có thể thanh toán được nếu hợp đồng mua bán
- Đối với Received for shipment B/L: được cấp trước khi hàng hóa được đưa lên tàu Vậy lúc này, chi phí rủi ro được chuyển giao sớm hơn hay DN sẽ” nhàn” hơn
Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, DN nên lựa chọn các hãng tàu có kinh nghiệm lâu năm, để tránh xảy ra sai sót, có thể gây tổn thất lớn cho DN hay mất uy tín đối với bên mua
24) Trình t và các n i dung c n l u ý khi mua b o hi m cho hàng hóa đ ần lưu ý trong việc ư ể đánh giá đối tác các bên khi đang trong giao dịch ngoại ư c chuyên
ch trong ngo i th ở góc độ DNX, khi cần quản lý ại ư ng?
Là chứng từ bảo hiểm được lập trên cơ sở hợp đồng bảo hiểm
Nội dung chủ yếu:
- Bên bảo hiểm – Bên được bảo hiểm
- Ngày và nơi lập bảo hiểm
- Số tiền được bảo hiểm
- Hàng hóa được bảo hiểm
- Tên thầu, chi tiết chuyến vận chuyển
- Điều kiện bảo hiểm
- Nơi trả tiền bồi thường
Trang 32- Số bản gốc bảo hiểm đơn được lập
- Chữ kí của bên bảo hiểm hoặc đại lí
Lưu ý:
- Cần nghiên cứu kĩ các điều khoản A,B,C kèm với tỉ lệ thu phí bảo hiểm
- Theo Incorterm 2010 Khi mua theo giá CIF or CIP, DNN được yêu cầu tối đa số tiền bảo hiểm là 110% giá trị hợp đồng mà DNX mua hộ bảo hiểm vận tải quốc tế
- Cần có điều khoản chuyển nhượng bảo hiểm: người mua bảo hiểm khác với người thụ hưởng
- Người mua bảo hiểm phải kí hậu để đảm bảo an toàn cho NH mở L/C
- Tất cả bản gốc bảo hiểm phải được xuất trình, bảo hiểm phải được kí
- Ngày hiệu lực của bảo hiểm: không được muộn hơn ngày giao hàng
- Condition A- All risks: bao gồm rủi ro từ bên ngoài như thiên tai, sự cố bất ngờ, tổn thất trong bốc dỡ, chuyển tải; không bao gồm khuyết tật vốn có của hàng hóa, chiến tranh, đình công…
25) Trên Certificate of Origin, c n đ c bi t l u ý nh ng n i dung? Hãy phân tích ần lưu ý trong việc ặc biệt lưu ý? Yêu cầu đặt ệc báo cáo ư
Giấy chứng nhận xuất xứ là chứng nhận mà cơ quan có thẩm quyền về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu DNX phải đi xin C/O khi đã hoàn thành thủ tục thông quan kèm những giải trình về quy trình SX, tỷ lệ nội địa hóa… để hoàn thiện bộ chứng từ cũng như hương các ưu đãi thương mại
Lưu ý:
- Trước tiên phải xác định xem hàng hóa xuất đi đâu để lựa chọn mẫu C/O thích hợp
( D,E,AK,S…)
- Phải do tổ chức có thẩm quyền của nước sản xuất cung cấp
- DN phải đánh máy đầy đủ các ô trên Form bằng tiếng Anh, bản chính và bản sao C/O phải có dấu đỏ và chữ ký người có thẩm quyền ký của DN (trừ trên C/O Form T không cần dấu và chữ
- Bằng chứng để chứng minh xuất xứ hàng hóa
- Căn cứ để thông quan hàng hóa xuất khẩu
Trang 33- Chứng từ thiết yếu khi sử dụng phương thức tín dụng chứng từ L/C
- Tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa và tăng giá hàng hóa hoặc giá gia công của nhà xuất khẩu
Liên hệ với FAT
Hiệp định thương mại tự do (FTA) là một Hiệp ước thương mại giữa hai hoặc nhiều quốc gia
Theo đó, các nước sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do
Theo đó hàng hóa giữa các nước sẽ tự do trao đổi với nhau Vậy nếu như hàng hóa có chứng nhận xuất xứ sẽ giúp:
+ Tăng khả năng cạnh tranh đối với sản phẩm cùng loại
27) Hãy nêu tên 1 s c quan c p Certificate of Origin tùy theo Form? Các Form này ối tác các bên khi đang trong giao dịch ngoại ất khẩu? Ý nghĩa của việc báo cáo
có n i hàm th ư ng m i là gì? Đi u ki n đ đi xin m t s Form Certificate of Origin ại ềm ẩn và phương hướng khắc phục? ệc báo cáo ể đánh giá đối tác các bên khi đang trong giao dịch ngoại ối tác các bên khi đang trong giao dịch ngoại
đi n hình? Yêu c u đ t ra đ i v i qu n lý ngo i th ể đánh giá đối tác các bên khi đang trong giao dịch ngoại ần lưu ý trong việc ặc biệt lưu ý? Yêu cầu đặt ối tác các bên khi đang trong giao dịch ngoại ớng khắc phục? ại ư ng c a DNX? ủi ro tiềm ẩn và phương hướng khắc phục?
Cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ:
- Bộ công thương có quyền cấp C/O Bộ này ủy quyền cho một số cơ quan, tổ chức đảm nhận công việc này Mỗi cơ quan được cấp một số loại C/O nhất định:
Hiện tại, các phòng quản lý xuất nhập khẩu của Bộ Công thương, một số ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp được Bộ Công thương ủy quyền thực hiện việc cấp các loại C/O sau:
VCCI: cấp C/O form A, B…
Các Phòng Quản lý XNK của Bộ Công thương: cấp C/O form D, E, AK …
Các Ban quản lý KCX-KCN được Bộ Công thương ủy quyền: cấp C/O form D, E, AK…
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có thẩm quyền cấp các loại C/O còn lại (trong đó gồm cả C/O form B hàng giày dép xuất khẩu sang EU)
Trang 34Nội dung các form:
+ C/O form A hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP;
+ C/O form D : sang ASEAN theo hiệp định CEPT;
+ C/O form E : sang Trung Quốc và các nước ASEAN theo hiệp định ASEAN-Trung Quốc;+ C/O form S: sang Lào theo hiệp định Việt Nam-Lào;
+ C/O form AK: sang Hàn Quốc và các nước ASEAN theo hiệp định ASEAN-Hàn Quốc;
+ C/O form GSTP: sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP) cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSTP;
+ C/O form B : sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không ưu đãi;
+ C/O form ICO: cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất
cả các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (ICO);
+ C/O form Textile : cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo hiệp định dệt may Việt EU;
Nam-+ C/O form Mexico: cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu sang Mexico theo quy định của Mexico;
+ C/O form Venezuela cấp cho hàng xuất khẩu sang Venezuela theo quy định của Venezuela;+ C/O form Peru cấp cho hàng giày dép xuất khẩu sang Peru theo quy định của Peru;
Điều kiện: tùy thuộc vào loại thị trương tiêu thụ mà các cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp các loại
giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
1 Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Thông tư
2 Được nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước là thành viên của Hiệp định Thương mại hàng hóa
3 Được vận chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu theo quy định đến Việt Nam, theo quy định của
Bộ Công Thương
4 Thỏa mãn các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa, có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của Bộ Công Thương.”
Yêu cầu đặt ra với DNX:
- Khai báo chính xác thị trường tiêu thụ để cơ quan có thẩm quyền cấp C/O phù hợp nhất Nếu
có sự thay đổi địa điểm đến thì phải làm lại thủ tục xin cấp C/O
Trang 35- Tìm hiểu xem cơ quan nào cấp loại C/O mà DN cần, để tránh đến sai cơ quan, tiết kiệm thời gian và chi phí
- Xuất trình đúng C/O của lô hàng khi có yêu cầu của hải quan
28) Trình t và đi u ki n b t bu c khi đi xin m t s Form Certificate of Origin đi n ềm ẩn và phương hướng khắc phục? ệc báo cáo ắc phục? ối tác các bên khi đang trong giao dịch ngoại ể đánh giá đối tác các bên khi đang trong giao dịch ngoại hình căn c theo các FTA g m nh ng gì? Yêu c u đ t ra đ i v i qu n lý ngo i ần lưu ý trong việc ặc biệt lưu ý? Yêu cầu đặt ối tác các bên khi đang trong giao dịch ngoại ớng khắc phục? ại
th ư ng c a DNX? ủi ro tiềm ẩn và phương hướng khắc phục?
Trình tự:
• Doanh nghiệp xuất khẩu lập hồ sơ xin Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa gửi đến cơ quan có thẩm quyền
• Việc xác định mẫu C/O xin cấp tùy thuộc vào hàng hóa sẽ được xuất đi thị trường nào, yêu cầu
từ đối tác nhập khẩu tại thị trường đó
• Khi nhận được hồ sơ, cán bộ tiếp nhận sẽ kiểm tra và thông báo cho thương nhận một trong cáctrường hợp sau:
- Chấp nhận cấp C/O và thời gian thương nhân sẽ được cấp
- Đề nghị bổ sung chứng từ (ghi rõ loại chứng từ còn thiếu)
- Đề nghị kiểm tra lại chứng từ (nêu cụ thể thông tin cần kiểm tra)
- Từ chối cấp C/O trong các trường hợp theo pháp luật quy định
• Thời gian cấp C/O thông thường:
- Đối với hàng xuất bằng đường hàng không (AIR) là không quá 04 giờ
- Thời gian cáp C/O thông thường đối với hàng xuất khẩu vận chuyển bằng phương tiện khác là không quá 08 giờ
Hồ sơ cần có:
1 Đối với doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng cố định và trước đó đã nộp bộ hồ
sơ chi tiết theo quy định, hồ sơ đề nghị cấp C/O bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp C/O được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ ;
b) Mẫu C/O tương ứng đã được khai hoàn chỉnh;
c) Bản sao tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan
d) Bản sao hóa đơn thương mại
đ) Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương trong trường hợp thương nhânkhông có vận tải đơn
e) Bản tính toán chi tiết hàm lượng giá trị khu vực ; hoặc bản kê khai chi tiết mã HS của nguyên liệu đầu vào và mã HS của sản phẩm đầu ra
Trang 36các chứng từ nêu trên, trong trường hợp cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể đi kiểm tra thực tế tại
cơ sở sản xuất của thương nhân và yêu cầu người đề nghị cấp C/O nộp thêm các tài liệu, chứng
từ sau dưới dạng bản sao có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân:
a) Quy trình sản xuất ra hàng hóa;
b) Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu c) Hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước d) Xác nhận của người bán hoặc xác nhận của chính quyền địa phương nơi sản xuất ra nguyên liệu, hàng hóa
đ) Giấy phép xuất khẩu (nếu có);
e) Chứng từ, tài liệu cần thiết khác
Yêu cầu DNX:
1 Đăng ký hồ sơ thương nhân với Tổ chức cấp C/O theo quy định tại Điều 5;
2 Nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O cho Tổ chức cấp C/O;
3 Chứng minh hàng hoá xuất khẩu đáp ứng các quy định về xuất xứ và tạo điều kiện thuận lợicho Tổ chức cấp C/O trong việc xác minh xuất xứ hàng hoá;
4 Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với những khai báo liên quan đến việc đề nghị cấp C/O, kể cả trong trường hợp được người xuất khẩu uỷ quyền;
5 Báo cáo kịp thời cho Tổ chức cấp C/O tại nơi thương nhân đã đề nghị cấp về những C/O bị nước nhập khẩu từ chối công nhận C/O do các Tổ chức cấp C/O của Việt Nam cấp (nếu có);
6 Tạo điều kiện cho Tổ chức cấp C/O kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất hoặc nơi nuôi, trồng, thuhoạch và chế biến hàng hóa xuất khẩu;
7 Chứng minh tính xác thực về xuất xứ của hàng hoá đã xuất khẩu khi có yêu cầu của Bộ Công Thương, Tổ chức cấp C/O, cơ quan Hải quan trong nước và cơ quan Hải quan nước nhập kh
29) Th t c đăng ký và cách s d ng Ecosys trong vi c DNK khai báo l p ch ng t ủi ro tiềm ẩn và phương hướng khắc phục? ục? ử dụng Ecosys trong việc DNK khai báo lập chứng từ ục? ệc báo cáo ập tái xuất? Điều gì cần lưu ý trong việc
đ i v i c quan qu n lý Nhà n ối tác các bên khi đang trong giao dịch ngoại ớng khắc phục? ướng khắc phục? c?
Thủ tục đăng kí:
Bước 1: Đăng ký hồ sơ thương nhân điện tử và tài khoản tham gia Hệ thống Ecosys
+ Chọn nút Đăng ký trên Trang chủ của eCoSys
+ Điền đầy đủ thông tin và ấn nút gửi
– Các mục * bắt buộc phải khai
– Tên đăng nhập mặc định là Mã số thuế của DN (mật khẩu do DN tự đặt)
Trang 37 Bước 2: đăng ký chữ ký số smartsign để thực hiện khai C/O điện tử.
Bước 3: Khai C/Q theo Hướng dẫn kê khai tại hệ thống hệ thống chứng nhận xuất xứ điện tử ECOSYS
Cách sử dụng:
1 Khai báo hồ sơ
- Doanh nghiệp chọn menu “ Khai báo C/O / Khai báo C/O” để khai báo hồ sơ C/O.
- Ở Tab C/O bạn cần nhập đầy đủ các thông tin theo form mẫu, lưu ý những ô có dấu là bắt
buộc phải nhập dữ liệu
- Chọn Form C/O có sẵn trong hệ thống.
- Importing Country: Chọn nước nhập khẩu (chọn tên nước có sẵn trên hệ thống)
- Export DeclarationNumber và Export Declaration Attached: Nhập số hiệu tờ khai hải
quan và đính kèm (nếu có)
- Good consigned from: đây là phần dành cho thông tin Doanh nghiệp xuất khẩu, thông tin DN
lấy từ hồ sơ doanh nghiệp
Exporter’sBusiness Name: Tên Doanh nghiệp xuất khẩu
Address line 1: ghi địa chỉ tiếng Anh của nhà xuất khẩu Tối đa 70 ký tự.
Address line 2: không bắt buộc, chỉ ghi khi Address line 1 quá 70 ký tự khi không thể
khai hết ở line 1 Thường thì khai Quận/Huyện, Tỉnh/Thành phố vào Address line 2.
- Good consigned to:
Consignee’s name: Tên đơn vị nhập khẩu hàng hóa
Address line 1: ghi địa chỉ tiếng Anh của nhà nhập khẩu Tối đa 70 ký tự.
Address line 2: không bắt buộc, chỉ ghi khi Address line 1 quá 70 ký tự khi không thể khai hết ở line 1 Thường thì khai Quận/Huyện, Tỉnh/Thành phố vào Addressline 2.
Country: nước nhập khẩu
- Transport Type: Hình thức vận chuyển (chọn các hình thức có sẵn trong hệ thống)
- Port of Loading: chọn các cảng trong nước (nước xuất khẩu) có sẵn trong hệ thống, có thể
nhập các cảnh đi trong trường hợp hệ thống ko có sẵn
- Port of Discharge: chọn các cảng rỡ hàng(nước nhập khẩu) có sẵn trong hệ thống, chọn others
nếu chưa rõ là cảng nào
- Vessel’s Name/Aircraft etc và Transportation document attached: Tên tàu và Bill vận
chuyển(nếu có)
- Departure date: Ngày tàu chạy
- Phần hàng hóa:
- Chọn Add/UpdateItems để khai báo phần hàng hóa.
Exporting/Importing HS Code: chọn Mã HS xuất khẩu/nhập khẩu (chọn mã HS có sẵn
Trang 38 Goods description: mô tả hàng hóa chi tiết.
Origin Criterion: Tiêu chí xuất xứ (chọn các tiêu chí có sẵn trên hệ thống)
Quantity/ Unit: số lượng hàng hóa Chọn đơn vị tính có sẵn trên hệ thống.
Gross Weight/ Unit: trọng lượng hàng hóa Chọn đơn vị tính có sẵn trên hệ thống.
Invoice Number/ Date: Số và ngày hóa đơn
Mark and Number on package: ghi ký hiệu trên thùng(Không rõ ghi No Mark)
Package Quantity: số thùng (Chọn đơn vị tính có sẵn trên hệ thống)
FOB value: ghi rõ giá trị, mặc định là USD Có thể chọn ngoại tệ khác.
Tích chọn hoặc không tích ShowFOB Value on C/O để thông báo cho chuyên viên phòng là có muốn hiển thị trị giá FOB trên C/O giấy hay ko.
- Chọn Save item sau khi khai báo để khai báo 1 dòng hàng, nếu có nhiều dòng hàng hóa thì
khai tiếp rồi lại ấn add item.
- Có thể ấn sửa hoặc xóa để sửa/ xóa dòng hàng hóa đã khai.
- Khai báo Third Country Invoicing/Exhibition/ Back to back C/O
Third Country Invocing: Khai báo chi tiết CompanyName, Address, Country của bên
hóa đơn thứ 3
Tương tự với Exhibition C/O và Back to back C/O
2 Ký và Gửi duyệt hồ sơ
- Sau khi nhập đầy đủ dữ liệu cho hồ sơ khai báo C/O bạn click chọn nút
để gửi hồ sơ tới Phòng xuất nhập khẩu.
- Ký và Gửi duyệt hồ sơ C/O xong, hồ sơ C/O của doanh nghiệp sẽ được chuyển sang trạng thái GĐDN đã duyệt
- Trong trường hợp chưa muốn gửi thì ấn lưu để Lưu tạm, trong trường hợp này thì
phòng XNK sẽ không nhận được hồ sơ của doanh nghiệp
- Kiểm tra số C/O đã được cấp trên hệ thống:
- Sau khi có số C/O Doanh nghiệp kết xuất in đơn xin C/O đã được cấp số và nộp cùng
bộ hồ sơ theo yêu cầu Cơ quan quản lý cấp C/O
Chương 4
30) Nh ng đi m c n l u ý trong L nh chuy n ti n (Remittance order), L nh nh ể đánh giá đối tác các bên khi đang trong giao dịch ngoại ần lưu ý trong việc ư ệc báo cáo ể đánh giá đối tác các bên khi đang trong giao dịch ngoại ềm ẩn và phương hướng khắc phục? ệc báo cáo ờng hợp nào thì nên áp dụng loại điều kiện Incoterms 2010 nào? thu (Collection order)?
Những lưu ý trong lệnh chuyển tiền:
Phương thức chuyển tiền là phương thức mà trong đó khách hàng (người trả tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người thụ hưởng), ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu
- Chuyển tiền bằng thư: Tốc độ của phương pháp này rất chậm Nên nếu DNN lựa chọn
phương thức này có thể sẽ làm mất uy tín đối với DNX
- Chuyển tiền bằng điện:Tốc độ của phương thức này nhanh , nhưng lại có chi phí cao Nếu khoản chi phí này do DNN tự trả thì sẽ khó khăn nếu lựa chọn phương pháp này
Nhận thấy việc DNX nhận được tiền nhanh hay chậm là phụ thuộc hoàn toàn vào
ý chí của DNN, vậy sẽ không đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu Nên chỉ
Trang 39nên sử dụng trong NK, không nên dung trong XK Hoặc chỉ dung khi đối tác đángtin cậy, có mqh lâu năm, công ty con, công ty liên doanh.
Những lưu ý trong lệnh nhờ thu:
Là một phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng thì ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu của người bán lập ra và chứng từ hàng hóa liên quan (nếu có)
- Nhờ thu phiếu trơn
+ Trong TH hàng hóa đến trước chứng từ thanh toán: Người bán gửi chỉ gửi hối phiếu cho
NH, còn chứng từ thì gửi thẳng cho người mua -> không có sự ràng buộc trả tiền và nhận hàng với người mua Lúc này người mua có thể nhận hàng và trì hoãn việc thanh toán or không thanh toán Vậy DNX cần đặc biệt lưu ý, chỉ nên áp dụng phương pháp này cho đối tác đáng tin cậy, công ty con, liên doanh
+ Trong TH chứng từ tài chính đến trước hàng hóa thì người mua sẽ phải trả tiền mà chưa biết tình trạng của hàng hóa Lúc này, bất lợi sẽ nghiêng về phía DNN
- Nhờ thu kèm chứng từ:
+ DNN khi có thông báo từ NH, phải thanh toán đầy đủ mới nhận được bộ chứng từ để đượcnhận hàng Lúc này, người mua còn chưa biết hàng hóa như thế nào -> rơi vào thế bị động+ DNX gặp rủi ro vì được thanh toán hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của người mua Nếu trong TH giá cả bị biến động theo xu thế bất lợi, DNN có thể từ chối nhận hàng và thanh toán
Vì vậy các DN lựa chọn phương pháp này thì nên hợp tác với DN có quan hệ lâu năm, tin tưởng lẫn nhau…
31) Trình bày ph ư ng th c thanh toán Nh thu kèm ch ng t ? N i dung c a h i ờng hợp nào thì nên áp dụng loại điều kiện Incoterms 2010 nào? ủi ro tiềm ẩn và phương hướng khắc phục? ối tác các bên khi đang trong giao dịch ngoại phi u g m nh ng gì? Cho ví d c th ục? ục? ể đánh giá đối tác các bên khi đang trong giao dịch ngoại
Nhờ thu kèm chứng từ:
- Là phương thức trong đó người bán ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không những căn cứ vào hối phiếu của mình lập ra mà còn căn cứ vào bộ chứng từ gửi kèm với điềukiện là người mua trả tiền hoặc ký chấp nhận thanh toán hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ cho người mua để đi nhận hàng
- Căn cứ vào thời hạn trả tiền có 2 loại: Nhờ thu trả tiền đối chứng từ (DP) và nhờ thu chấp nhận đối chứng từ (DA)
- Trình tự nghiệp vụ thanh toán:
+ B1: DNX và DNN tiến hành lập hội đồng mua bán ngoại thương Sau đó, DNX tiến hành giao hàng hóa và cung cấp dicj vụ cho DNN
Trang 40+ B2: DNX lập hối phiếu kèm bộ chứng từ hàng hóa, chỉ thị nhờ thu gửi NH phục vụ mìnhnhờ thu hộ tiền
+ B3: NH chuyển chứng từ, hối phiếu, chỉ thị nhờ thu cho NH đại lí của mình ở nước NK nhờ thu hộ tiền
+ B4: NH đại lí xuất trình hối phiếu, chứng từ, chỉ thị nhờ thu và đòi tiền DNN
+ B5:DNN nhận được thông báo của NH đại lí, tiến hành thanh toán để nhận bộ chứng từ ,hối phiếu Lúc này, DNN sẽ cầm ra cảng để nhận hàng hóa
+ B6: Nếu DNN đồng ý thanh toán thì NH đại lí sẽ thông báo cho NH chuyển chứng từ + B7: NH chuyển chứng từ sẽ thanh toán cho người bán
+ B8: hai NH tiến hành thanh toán bù trừ cho nhau
Ưu điểm: Đơn giản, phí nhờ thu thấp, quyền lợi của người bán đã được đảm bảo hơn
Nhược điểm:
+ DNN, khi chưa nhận được hàng hóa, chưa biết được tình trạng của hàng hóa đã phải thanh toán
+ DNX gặp rủi ro vì được thanh toán hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của DNN Nếu trong
TH giá cả thị trường biến động theo xu thế bất lợi, DNN có thể từ chối nhận hàng mà NH không
có trách nhiệm gì trong việc bồi hòa or bắt người mua bồi hòa
Phạm vi áp dụng: áp dụng trong TH 2 bên là đối tác tin tưởng, có quan hệ thường xuyên or dung
để thanh toán các loại cước vận chuyển, bảo hiểm, bưu điện…
Nội dung của hối phiếu gồm:
Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh yêu cầu trả tiền vô điều kiện, do một người ký phát cho người khác
(1) Tiêu đề hối phiếu:
(2) Số tiền và loại tiền:
(3) Người trả tiền hối phiếu:
(4) Kỳ hạn trả tiền của hối phiếu: có 2 dạng:
+ Trả tiền ngay
+ Trả tiền sau
(5) Địa điểm trả tiền của hối phiếu:
(6) Người được hưởng lợi hối phiếu:
(7) Nơi và ngày lập hối phiếu:
(8) Người ký phát hối phiếu: