TÓM TẮT BÀI GIẢNG KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN ChươngI: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VẾ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ I Phân chia các nước theo trình độ phát triển 1.Sự hình thành thế giới thứ ba Cho tới 1945, nhiều quốc gia Tây Âu, nhất là các nước Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ,…còn kiểm soát những thuộc địa rộng lớn. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước ở Châu Á châu Phi, Mỹ La tinh giành được độc lập dân tộc, có những cố gắng trong phát triển kinh tế với đường lối “độc lập tự chủ” nhằm giảm bớt sức ép từ các nước phát triển vốn đã từng là “chính quốc” của họ.Các nước này được gọi là “Thế giới thứ ba”? 2 Phân chia các nước theo trình độ phát triển. Về mặt kinh tế, các nước thuộc thế giới thứ ba còn được gọi là các nước “đang phát triển”. Khái niệm này xuất hiện vào những năm 1960. . Xuất phát từ trình độ phát triển và những đặc trưng trong quá trình vận động, Ngân hàng thế giới đề nghị sắp xếp các nước trên thế giới thành 4 nhóm: các nước công nghiệp phát triển, các nước mới công nghiệp hóa, các nước đang phát triển, các nước xuất khẩu dầu mỏ.
Trang 1TÓM TẮT BÀI GIẢNG KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN
ChươngI: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VẾ TĂNG TRƯỞNG
2 Phân chia các nước theo trình độ phát triển.
-Về mặt kinh tế, các nước thuộc thế giới thứ ba còn được gọi là các nước “đangphát triển” Khái niệm này xuất hiện vào những năm 1960
Xuất phát từ trình độ phát triển và những đặc trưng trong quá trình vận động, Ngânhàng thế giới đề nghị sắp xếp các nước trên thế giới thành 4 nhóm: các nước côngnghiệp phát triển, các nước mới công nghiệp hóa, các nước đang phát triển, cácnước xuất khẩu dầu mỏ
Bảng 1: Phân loại các nước theo trình độ phát triển
-Kỹ thuật hiện đại.
-Cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp.
-Tỷ trọng xuất khẩu chiếm
ưu thế trong GDP
-Các truyền thống, tập tục lạc hậu suy giảm nhanh.
-Hệ thống quản lý hoàn thiện theo sự tiến bộ của
-Đã công nghiệp hóa trongthời kỳ đặc biệt những nắm1960-1980, đang ở giai đầu của trưởng thành về kinh tế.
-Trên 6.000USD
-Định hình và chuyển dịch nhanh theo các lợi thế.
-Kỹ thuật hiện đại, có sự kết hợp thích dụng các loại hình
kỹ thuật.
-Cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng công nghiệp- dịch vụ-nông nghiệp
-Các truyền thống, tập tục lạc hậu suy giảm nhanh.
-Hệ thống quản lý hoàn thiện theo sự tiến bộ của môi
-Đang hoặc chưa công nghiệp hòa,đang ở giai đoạn cất cánh hoặc trước cất cánh
-Bao gồm ba nhóm:
* Thu nhập bình quân trong khoảng 2.000-6.000USD
*Thu nhập bình quân từ 600-2000USD
*Thu nhập bình quân dưới 600USD
-Đang trong quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế kỹ thuật.
-độ chuyển dịch nhỏ
-Cơ cấu ngành đang trong thời kỳ nông nghiệp- công nghiệp-dịch vụ.
-Nhiều truyền thống tập tục lạc hậu đang đè nặng ,thậm chí quyết định
sự phát triển.
Trang 2môi trường kinh tế -Đã thiết lập mạng các quan hệ kinh tế-thể chế với bênngoài, hoạt động có hiệu quả
trường kinh tế -Đã thiết lập mạng các quan
hệ kinh tế-thể chế với bênngoài, hoạt động có hiệu quả.
-Đang tìm cách nối kết các quan hệ kinh tế-thể chế với các nước phát triển và đang phát triển
-Đang tìm cách nối kết các quan hệ kinh tế-thể chế với các nước phát triển và đang phát triển
*Các nước xuất khẩu dầu mỏ (Hầu hết các nước này đề gia nhập tổ chức OPEC)
II Đặc trưng của các nước đang phát triển
1-Những khác biệt giữa các nước đang phát triển
1-Quy mô đất nước (Dân số, diện tích ), 2-Điều kiện lịch sử - tự nhiên, 3-Vai trò củakhu vực Nhà nước và tư nhân,4-Việc lựa chọn đồng minh và sự giúp đỡ của cácđồng minh,…
2- Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển
Bên cạnh những khác biệt, LDCs có những giống nhau cơ bản là:
(1)-Mức sống thấp, (2)-Tỷ lệ tích lũy nhỏ, (3)-Trình độ kỹ thuật lạc hậu, (4)-Năngsuất lao động thấp
Những đặc điểm này tác động, quy định lẫn nhau, tạo nên "vòng luẩn quẩn” của đóinghèo và chậm phát triển
III Tổng quan về tăng trưởng và phát triển kinh tế
1.Tăng trưởng kinh tế
Hình 1:Vòng luẩn quẩn của sự nghèo khổ
Trang 3Gần đây, khái niệm này được định nghĩa theo hướng mở rông :
-Tăng trưởng là sự gia tăng sản lượng quốc gia trong một thời kỳ nhất định, đồng thời là sự gia tăng các nhân tố sản xuất được sử dụng, trong điều kiện trạng thái kinh
tế vĩ mô tương đối ổn định.
1.2.Đo lường tăng trưởng kinh tế
Để đo lường tăng trưởng người ta sử dụng một hệ thống chỉ tiêu có tính chất phốihợp và bổ sung cho nhau:
(1) Chỉ tiêu phản ánh quy mô và tốc độ tăng trưởng:
-Quy mô sản lượng quốc gia tăng thêm:G, G là sản lượng quốc gia,
- Tốc độ tăng của sản lượng
IG= :G/G Trong đó: I là chỉ số phát triển của sản lượng
I là chỉ số tăng hay là tốc độ tăng của sản lượng(2) Chỉ tiêu phản ánh quy mô và tốc độ các nhân tố sản xuất được sử dụng:
K, IK ; L, IL; R;, IR;…
(3) Chỉ tiêu thu nhập bình quân /người-năm
(4) Chỉ tiêu phản ánh tính ổn định kinh tế vĩ mô
Từ thực tế nghiên cứu và quản lý, cần phải trả lời câu hỏi:
Thứ nhất, Các thông số chỉ số trên đây ở trong giới hạn nào thì trạng thái kinh tế vĩ mô được coi là ổn định?
Thứ hai, Việt nam tăng trưởng ở mức độ nào, trạng thái kinh tế vỹ mô ra sao trong thời gian gần đây?
Thứ ba, các loại hình giá được sử dụng trong đo lường tăng trưởng?
Trang 4Một số trường hợp tăng trưởng cần chú ý:
1-Tăng trưởng không gia tăng việc làm
2- Tăng trưởng thô bạo
3- Tăng trưởng không biết đến ngày mai
4- Tăng trưởng không ổn định: Là sự tăng trưởng, theo thờì gian xuất hiện tìnhtrạng lạm phát cao hoặc thâm hụt ngân sách lớn hoặc nhập siêu quá nhiều,…
5- Tăng trưởng hiệu quả
Khi nghiên cứu các trường hộp tăng trưởng đặc biệt trên, hãy thử xác định nguyên nhân và hậu quả của nó về kinh tế, xã hội nếu duy trì chúng trong dài hạn?
2 Phát triển kinh tế
2.1 Khái niệm:Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến (lớn lên) về mọi mặt của
nền kinh tế, là quá trình biến đổi nhiều mặt về kinh tế, xã hội và cấu trúc theo hướng tiến bộ Như vậy, phát triển bao gồm các nội dung cơ bản:
-Phát triển là một quá trình, bao gồm sự thay đổi số lượng và chất lượng kinh
2.2.Đo lường phát triển kinh tế
Để đo lường phát triển người ta cũng dùng hệ thống chỉ tiêu:
(1) Các chỉ tiêu vế tăng trưởng kinh tế
(2) Các chỉ tiêu về thay đổi cơ cấu kinh tế
(3) Các chỉ tiêu phát triển xã hội và phản ánh cơ cấu xã hội
(4) Các chỉ tiêu về nghèo đói và bất bình đẳng
(5) Các chỉ tiêu phản ánh những giá trị chung mà nhân loại hằng theo đuổi
-Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững ở Johannesbug (Nam
Phi) năm 2002 đã xác định: Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết
hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường Tiêu chí để đánh giá
sự phát triển bền vững là tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống.
Trang 5IV Các chiến lược phát triển
4.1.Khái niệm chiến lược
Thuật ngữ chiến lược bắt nguồn từ lĩnh vực quân sự,sau này được vận dụngváo lĩnh vực quản lý kinh tế với nội hàm thích hợp:
-Chiến lược là phương châm và kế hoạch có tính chất toàn cục, xác định mục tiêu chủ yếu và sự sắp xếp lực lượng cả một thời kỳ của cuộc đấu tranh chính trị xã hội (Từ điển tiếng việt)
-Chiến lược là đường hướng hoặc kế hoạch kết hợp các mục tiêu lớn, chính sách và các chương trình hành động thành một thể thống nhất.(Quinn 1980).
-Chiến lược là kế hoạch, mưu lược, mẫu hình vị thế và tầm nhìn (Mintzberg,1987)
Có thể kết luận: Chiến lược là công cụ quản lý có tính định hướng căn bản cho một
giai đoạn kinh tế, gồm nhiều bộ phận hợp thành, phản ánh các mục tiêu (dài hạn) chomột giai đoạn kinh tế, các phân kỳ với những mục tiêu tương ứng, hướng hoàn thiệncác công cụ, các giải pháp quản lý; các nguồn lực cơ bản cần tạo ra và sử dụng,cùng với các mục tiêu về chính trị- xã hội-d
4.2.Phân loại chiến lược
Chiến lược được xây dựng, quản lý theo nhiều hình thức (tiêu thức) khác nhau.Điều này do tính hệ thống và tính đa chiều trong tiếp cận vấn đề nghiên cứu Trong
thực tế ở một giai đoạn người ta thường lấy một chiến lược nào đó làm căn bản,
trong từng trung hạn người ta bổ sung vào đó những nội dung cần thiết hợp lý củacác chiến lược khác Vì vậy thường nói việc xây dựng và quản lý chiến lược ngàynay có tính hỗn hợp
4.2.1.Xét theo thị trường căn bản: Có hai loại hình chiến lược
-Chiến lược phát triển hướng ngoại
-Chiến lược phát triển hướng nội
4.2.2.Xét theo mức độ ưu tiên về đầu tư và tạo lợi thế tương quan cho các nhóm ngành thông qua chính sách:
- Chiến lược phát triển từ thượng lưu xuống hạ lưu
- Chiến lược phát triển từ hạ lưu lên thượng lưu
-chiến lược phát triển toàn bộ
-Chiến lược phát triển theo công đoạn
4.2.3 Xét theo mức độ ưu để đáp ứng các nhu cầu trong các thời kỳ:
-Chiến lược đáp ứng nhu cầu cơ bản
-Chiến lược phát triển đa dạng hóa
4.2.4 Xét theo mức độ tác động của chính phủ
- Chiến lược phát triển áp đặt hành vi
- Chiến lược phát triển hỗn hợp
V So sánh chiến lược phát triển hướng nội và phát triển hướng ngoại
Trang 6Đây là hai loại hình chiến lược được nhiều nước lựa chọn làm chiến lược cănbản sau khi đã nỗ lực thiết lập sự ổn định kinh tế vĩ mô.
Bảng 2: So sánh một số nội dung của hai chiến lược
Các nội dung so sánh Chiến lược phát triển
-Sau khi tập trung phát triển các ngành để đáp ứng nhu cầu cơ bản chuyển sang phát triển đa dạng về mặt hàng và cấp độ kỹ thuật -Thường phát triển từ thượng lưu xuống hạ lưu
-Có hệ thống chính sách giải pháp bảo hộ bảo trợ, tạo lợi thế tương đối cho các ngành hướng nội -Khuyến khích nhập hàng đầu tư
so với hàng tiêu dùng
- Đầu tư chính phủ có vai trò dẫn dắt, khơi gợi đầu tư và lấp lỗ trống thiếu hụt về hàng hóa, dịch vụ
-Tạo nhiều việc làm -Cho phép kết hợp tăng trưởng với công bằng
-Giảm bớt sức ép từ bên ngoài
-Tốc độ tăng trưởng và hiệu quả giảm dần
-Tính cạnh tranh yếu, có tình trạng
ỷ lại vào bảo hộ và trợ cấp của chính phủ
- Lấy thị trường nội địa làm căn bản
để xác định cơ cấu sản xuất và các
ưu tiên trong chính sách,…
-Tập trung vào một số ngành có sức cầu lớn ở bên ngoài về quy mô
và tốc độ mà nền kinh tế có lợi thế -Phương thức vận động không rõ nét nếu xét trong trung hạn
- Phối hợp chính sách tạo lợi thế tương đối cho các ngành hướng ngoại và xuất khẩu
- tăng cường phối hợp về chính sách với các nước, các tổ hợp tài chính-kinh tế quốc tế
-Tốc độ tăng trưởng và hiệu quả cao, cho phép cân bằng có hiệu quả sản xuất với tiêu dùng cuối -Cơ cấu mặt hàng-kỹ thuật linh hoạt với từng khu vực thị trường -Du nhập nhanh và thích dụng kỹ thuật công nghệ, kiến thức kinh doanh và quản lý
-Có sự phân hóa nhanh thu nhập giữa các ngành, vùng, các tầng lớp dân cư
-Việc làm tăng chậm -Chịu nhiều tác động của thị trường thế giới
Trang 7
-Câu hỏi nghiên cứu sâu:
1-Trong điều kiện một nước gia nhập WTO, hoặc AFTA, nếu muốn duy trì mộtngành nào đó phát triển hướng nội là chính, những trở ngại nào sẽ gặp phải và cầnphải có những giải pháp nào để phát triển ngành đó mà không vi phạm các cam kếtquốc tế?
2-Trong thời kỳ 1986 đến nay, Việt Nam đã lấy những chiến lược nào làm cănbản?Trong từng trung hạn đã bổ sung vào đó những nội dung hợp lý, cần thiết củanhững chiến lược nào?
CHƯƠNG II:CÁC LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
A CÁC MÔ HÌNH VÀ LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
I MÔ HÌNH CỔ ĐIỂN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1.Điểm xuất phát của mô hình
Adam Smith được coi là người khai sinh của khoa học kinh tế, với tác phẩm
“Của cải của các nước” ông trình bày những nội dung cơ bản :
-Học thuyết về “giá trị lao động”: Lao động chứ không phải đất đai, tiền bạc lànguồn gốc cơ bản tạo ra mọi của cải cho đất nước
-Học thuyết “Bàn tay vô hình” của thị sẽ đưa mọi người đến những cái tốt đẹp.-Về vai trò của chính phủ ông viết:” Hãy để mặc tất cả, hãy để mọi sự việc xẩy
ra Dầu nhờn của lợi ích cá nhân sẽ làm cho các bánh xe kinh tế hoạt động mộtcách gần như kỳ diệu Không ai cần kế hoạch, không cần quy tắc, thị trường sẽ giảiquyết tất cả…”
-Ông cũng đưa ra lý thuyết về phân phối thu nhập, theo nguyên tắc "ai có gìđược nấy”…." đây là nguyên tắc phân phối công bằng, hợp lý
2.Các yếu tố tăng trưởng kinh tế và quan hệ giữa chúng
Nếu Adam Smith là người khai sinh, thì David Ricardo là đại diện xuất sắc củatrào lưu kinh tế học cổ điển Ricardo cho rằng:
-Nông nghiệp là ngành quan trọng nhất, theo đó các yếu tố cơ bản của tăngtrưởng kinh tế là đất đai, lao động và vốn Trong từng ngành, với một trình độ kỹthuật nhất định, các yếu tố này kết hợp với nhau theo một tỷ lệ cố định
-Trong ba yếu tố của tăng trưởng, đất đai là quan trọng nhất, do đó đất đai làgiới hạn của tăng trưởng Để tăng trưởng, liên tục hóa sự vận động của nền kinh tế,chỉ có thể xuất khẩu hàng công nghiệp để nhập khẩu nông phẩm, đặc biệt là lươngthực, hoặc phát triển công nghiệp để tác động vào nông nghiệp
3.Phân chia các nhóm người trong xã hội và thu nhập của họ
Tương ứng với các yếu tố tăng trưởng, Ricardo chia xã hội thành các nhómngười: địa chủ, nhà tư bản, công nhân Phân phối thu nhập của mõi nhóm phụthưộc quyền sở hữu của họ với các yếu tố sản xuất:
- Địa chủ có đất sẽ nhận được địa tô
- Công nhân có sức lao động thì nhận đượctiền công
- Tư bản có vốn sẽ nhận được lợi nhuận
Do vậy, thu nhập của xã hội là tổng thu nhập của các tầng lớp dân cư, nghĩa làbằng: tiền công + lợi nhuận + địa tô
Trang 8Trong các nhóm người của xã hội, các nhà tư bản giữ vai trò quan trọng trongsản xuất và phân phối, đặc biệt họ là tầng lớp chính thực hiện tích lũy cho phát triểnsản xuất.
4.Quan hệ cung cầu và vai trò của chính sách kinh tế với tăng trưởng
Các nhà kinh tế cổ điển cho rằng, thị trường với bàn tay vô hình dẫn dắt đã gắnlợi ích cá nhân với lợi ích xã hội, làm linh hoạt giá cả và tiền công, tự hình thành vàđiều chỉnh các cân đối kinh tế, bảo đảm công việc làm đầy đủ Đây là quan điểm
cung tạo nên cầu.
Hình 2:
Trong mô hình này, đường cung AS luôn là đường thẳng đứng ở mức sản lượngtiềm năng Đường cầu AD thực chất là đường biểu thị hàm cung tiền, được xácđịnh bởi mức giá, không quan trọng với việc hình thành sản lượng điều này cũng
có nghĩa là các chính sách kinh tế không có tác động đáng kể vào hoạt động kinhtế
Tác giả còn cho rằng:
-Chính sách kinh tế nhiều khi lại hạn chế khả năng phát triển kinh tế
-Với các khoản chi tiêu của Chính phủ, các nhà kinh tế cổ điển cho đó là nhữngchi tiêu “không sinh lời”
-Những người làm việc trực tiếp và gián tiếp tạo ra sản phẩm là những laođộng sinh lời, còn những người khác là lao động không sinh lời.Do những hoạtđộng không sinh lời này mà khả năng phát triển kinh tế bị giảm bớt
II MÔ HÌNH CỦA K MARX VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1.Các yếu tố tăng trưởng kinh tế
ADO
AD1
Trang 9Theo Marx, (1818-1883) các yếu tố tác động đến quá trính tái sản xuất là đấtđai, lao động, vốn và tiến bộ kỹ thuật.
- Về yếu tố lao động: Tác giả cho rằng lao động là yếu tố duy nhất tạo ra giá trịthặng dư Thời gian lao động của công nhân chia ra hai phần Tỷ lệ m/v phản ánhmức độ bóc lột công nhân của nhà tư bản
-Về yếu tố kỹ thuật: Do tăng thời gian lao động, giảm tiền lương của công nhân
có giới hạn Cho nên tăng năng suất lao động thông qua cải tiến kỹ thật là conđường cơ bản để tăng khối lượng giá trị thặng dư và quy mô kinh tế
Marx nhấn mạnh:
-Tiến bộ kỹ thuật là làm tăng mức trang bị kỹ thật cho công nhân, vì vậy cấu tạohữu cơ (c/v) cũng ngày càng tăng lên
-Để trang bị kỹ thuật, nhà tư bản phải đầu tư thông qua phân chia giá trị thặng
dư thành phần tiêu dùng cho cá nhân và phần cho tích lũy Đây là nguyên lý củatích lũy tư bản chủ nghĩa
2 Sự phân chia giai cấp trong xã hội
-Cũng như Ricardo, Marx cho rằng, khu vực sản xuất của cải vật chất cho xãhộigồm ba nhóm người: địa chủ, nhà tư bản và công nhân Tương ứng thu nhậpcủa ba nhóm người này là địa tô, lợi nhuận, tiền công
-Khác với Ricardo, Marx cho rằng phân phối này là bất hợp lý, mang tính chấtbóc lột
3.Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng
Marx đứng trên lĩnh vực sản xuất để nghiên cứu và phân chia:
-Hoạt động xã bao gồm 2 hai lĩnh vực, chỉ có lĩnh vực sản xuất mới sáng tạo rasản phẩm xã hội
- Sản phẩm xã hội biểu hiện dưới2 hình thái hiện vật và giá trị
- Sản phẩm xã hội bao gồm tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng
-Trên cơ sở phân chia trên tác giả đưa ra chỉ tiêu tổng sản phẩm xã hội và thunhập quốc dân
4.Chu kỳ sản xuất và vai trò của chính sách kinh tế
-Marx bác bỏ quan điểm cung tạo ra cầu và sự bế tắc của tăng trưởng do giớihạn về đất đai của các tác giả cổ điển
-Mác cho rằng, nguyên tắc cơ bản của sự vận động tiền và hàng trên thịtrường là phải bảo đảm thống nhất giữa hiện vật và giá trị
- Khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản thường là khủng hoảng thừa do cungtăng nhanh để tối đa hóa lợi nhuận trong khi sức cầu tăng chậm bởi tích lũy tư bản.Khủng hoảng là một “giải pháp” để lập lại thế cân bằng Khủng hoảng diễn ra vớinhững phân kỳ và đặc điểm của nó
-Chính sách kinh tế của chính phủ có vai trò quan trọng, đặc biệt là chính sáchkhuyến khích, nâng cao sức cầu hiện có
III MÔ HÌNH TÂN CỔ ĐIỂN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1 Nội dung cơ bản của mô hình
Trường phái kinh tế “tân cổ điển” đứng đầu là Marshall, có những điểm thốngnhất với trường phái cổ điển, đồng thời có những điểm mới:
-Bác bỏ quan điểm của trường phái cổ điển cho rằng trong một tình trạng nhất định, tỷ lệ kết hợp của các yếu tố sản xuất là không thay đổi.
Trang 10- Cho rằng vốn có thể thay thế được nhân công và có nhiều cách kết hợp các yếu tố sản xuất
- Đưa ra quan điểm “phát triển kinh tế theo chiều sâu” trên cơ sở trang bị
kỹ thuật tăng nhanh hơn lao động và tiến bộ kỹ thuật là yếu tố cơ bản thúc đẩy phát triển kinh tế.
- Nền kinh tế có hai đường tổng cung:AS-LR phản ánh sản lượng tiềm năng,còn đường AS-SR phản ánh khả năng thực tế
- Mặc dù vậy, họ cũng nhất trí với các nhà kinh tế cổ điển là nền kinh tế luôncân bằng ở mức sản lượng tiềm năng bởi sự linh hoạt của giá cả và tiền công đưanền kinh tế về lại sản lượng tiềm năng
- Chính sách kinh tế của Chính phủ không thể tác động vào sản lượng, nó chỉảnh hưởng đến mức giá cả, do vậy vai trò Chính phủ là mờ nhạt trong phát triểnkinh tế
2.Mô hình Cobb –Douglas
Các nhà kinh tế tân cổ điển đã cố gắng giải thích nguồn gốc của sự tăng trưởngthông qua hàm số sản xuất Cobb-Douglas là tác giả đã đề xuất mô hình được nhiềungười thừa nhận và ứng dụng trong phân tích tăng trưởng Mô hình này phản ánhmối quan hệ giữa sự tăng lên của đầu ra với sự tăng lên của các yếu tố đầu vào vốn,lao động, tài nguyên, khoa học công nghệ
Xuất phát từ hàm sản xuất nguyên tắc:Y=F(K, L, R, T)
Trong đó: Y:Đầu ra, chẳng hạn GDP
K:Vốn sản xuấtLSố lượng nhân lực được sử dụngR:Tài nguyên thiên nhiên huy động vào hoạt động kinh tếT: Khoa học công nghệ
Tác giả đã đưa ra mô hình thực nghiệm:
Y=KαLβ.R.T, Trong đó α, β, là các số lũy thừa, phản ánh tỷ lệcận biên các chi phí của yếu tố đầu vào, ( α + β + = 1) Sau khi biến đổi, tác giảthiết lập được mối quan hệ giữa kết quả tăng trưởng phụ thuộc và các yếu tố nhưsau:
Trang 11Trong đó: g, Tốc độ tăng trưởng của sản lượng,
k, l, r : tốc độ tăng các yếu tố đầu vào
t: phần dư tăng trưởng do tác động của khoa học công nghệ
Như vậy, hàm Cobb- Douglas cho biết 4 yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế vàcách thức, mức độ đóng góp của mỗi yếu tố này là khác nhau Các tác giả cũng chorằng, khoa học công nghệ có vai trò quan trọng nhất với tăng trưởng và phát triểnkinh tế
IV MÔ HÌNH KEYNES VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1.Nội dung mô hình
Vào những năm 30 của thế kỷ 20, Khủng hoảng kinh tế 1929-1933 cho thấyhọc thuyết “ tự do điều tiết “ của thị trường và ”bàn tay vô hình” của trường phái cổđiển và tân cổ điển đã không còn sức thuyết phục
Năm 1936, trong tác phẩm “Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ” củaJ.Keynes đánh giá sự ra đời một học thuyết mới
1.1.Sự cân bằng của nền kinh tế: -J.Keynes cho rằng:
-Nền kinh tế có xu hướng tự điều chỉnh đi đến cân bằng ở một mức sản lượngnào đó dưới mức công ăn việc làm đầy đủ cho tất cả mọi người, tại nơi mà nhữngkhoản chi tiêu mới cho đầu tư được hình thành từ tiết kiệm bắt đầu được bơm vào
hệ thống kinh tế
-Có hai đường tổng cung: LR phản ánh mức sản lượng tiềm năng và
AS-SR phản ánh khả năng thực tế Cân bằng của nền kinh tế không nhất thiết ở mứcsản lượng tiềm năng, thông thường sản lượng thực tế đạt ở mức cân bằng nhỏ hơnmức sản lượng tiềm năng (YO<Y*), (xem sơ đồ:)
Hình 3:Sự cân bằng kinh tế theo J.Keynes
.2.Vai trò của tổng cầu trong việc xác định sản lượng
Keynes đánh giá cao vai trò của tiêu dùng trong việc kéo theo sản lượng thựctế:
- Khi thu nhập tăng lên thì xu hướng tiết kiệm trung bình cũng tăng lên và xuhướng tiêu dùng trung bình sẽ giảm xuống kết quả là giảm cầu tiêu dùng Đây lànguyên nhân của trì trệ trong kinh tế
Trang 12-Mặt khác, đầu tư quyết định quy mô việc làm Nhưng quy mô đầu tư lại phụ
thuộc lãi suất cho vay và hiệu suất cận biên của vốn Ông viết:”Sự thúc đẩy tăng sản lượng phụ thuộc vào sự tăng lên của hiệu suất cận biên của một khối lượng vốn nhất định so với lãi suất”
-Tác giả đã đề xuất nhiều hình thức hoạt động để kích thích và tăng tổng cầu
và việc làm Do đó lý thuyết này còn được gọi là lý thuyết trọng cầu.
3 Vai trò của chính sách kinh tế với tăng trưởng
Từ phân tích tổng quan, Keynes đi đến kết luận: Muốn thoát khỏi khủng hoảng,thất nghiệp, Nhà nước phải thực hiện điều tiết nền kinh tế bằng các chính sách, đặcbiệt là những chính sách nhằm kích thích và tăng cầu tiêu dùng
Ông đề nghị:
-Chính phủ sử dụng ngân sách để kích thích đầu tư (thông qua các đơn đặthàng của chính phủ, trợ cấp vốn cho các doanh nghiệp)
-Áp dụng nhiều biện pháp để tăng lợi nhuận, giảm lãi suất
-Tăng khối lượng tiền trong lưu thông, lạm phát có mức độ
-Coi trọng hệ thống thuế, áp dụng thuế thu nhập lũy tiến để làm cho phân phốicông bằng hơn
-Coi trọng đầu tư của Chính phủ vào khu vực công cộng, trợ cấp tất nghiệp,…như là một loại bơm trợ lực khi đầu tư tư nhân giảm sút
V MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG HARROD-DOMAR
Dựa vào tư tưởng của J.Keynes, vào những năm 40 của thế kỷ 20, Harrod vàDomar độc lập nghiên cứu, cùng đưa ra mô hình giải thích mối quan hệ giữa thấtnghiệp và sản lượng ở các nước đang phát triển Mô hình này cũng được sử dụng đểxem xét quan hệ giữa tăng trưởng và nhu cầu về vốn
Mô hình này coi đầu ra của bất kỳ đơn vị kinh tế nào đều phụ thuộc vào vốnđầu tư dành cho nó
Nếu gọi đầu ra làY, tốc độ tăng trưởng của nó là g, K là vốn sản xuất, I là vốnsản xuất tăng thêm do đầu tư mà có, S là khối lượng tiết kiệm,
Trong đó: g= Y/Yt ; s=St/Yt ; St=It; s=It/Yt ; It=Kt+n; k=Kt+n/Y= It/Y
Với những giả thiết và điều kiện trên, qua biến đổi sẽ có:
Ở đây, k là hệ sốICOR (hệ số gia tăng vốn và đầu ra ) Hệ số này nói lên để tăng mộtđơn vị sản lượng cần có thêm bao nhiêu đơn vị tiết kiệm ( cùng có nghĩa là phải cóbao nhiêu đơn vị đầu tư tăng thêm) Hệ số này cũng cho biết trình độ kỹ thuật củasản xuất
Tuy vậy, các nhà kinh tế trường phái tân cổ điển cũng phê phán mô hình này ởcác nội dung sau:
-Tăng trưởng trong thực tế không chỉ duy nhất là do đầu tư
g = s/k
Trang 13-Nếu đầu tư có tăng lên, nhưng đầu tư sai về mục tiêu và địa điểm,…thì chưachắc có tăng trưởng.
VI LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ HIỆN ĐẠI
Dựa vào lý thuyết của Keynes, Chính phủ nhiều nước đã linh hoạt trong sử dụngcác chính sách để hạn chế lạm phát, thất nghiệp, làm tăng sản lượng thực tế Saumột thời kỳ, do quá nhấn mạnh vai trò của chính sách, vai trò tự điều tiết của thịtrường bị xem nhẹ Nhiều trở ngại mới cho tăng trưởng đã xuất hiện Trong bốicảnh đó, một trường phái kinh tế mới đã ra đời, mà người đại diện làP.A.Samuelson với tác phẩm ”Kinh tế học”-1948 Ngày nay, hầu hết các nền kinh tếđều vận động theo cơ chế hỗn hợp với nội hàm là nền kinh tế vừa chịu tác độngcủa các chính sách và công cụ quản lý vừa chịu tác động cùa các lực của thịtrường Liều lượng “pha trộn” hai lực này do hoàn cảnh kinh tế, xã hội của từngnước, từng thời kỳ và nhận thức của Chính phủ Vì vậy học thuyết của Samuelsonđược coi là cơ sở của lý thuyết tăng trưởng hiện đại Nội dung cơ bản của lý thuyếtnày là:
1.Sự cân bằng kinh tế
-Kinh tế học hiện đại cũng thừa nhận sự cân bằng kinh tế theo quan điểm củaKeynes, nghiã là điểm cân bằng không nhất thiết ở mức sản lượng tiềm năng, màthường ở dưới mức sản lượng đó
-Trong khi nền kinh tế hoạt động bình thường vẫn có thể có thất nghiệp và lạmphát Nhà nước cần xác định tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát ở mức chấp nhận được
2.Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế
-Lý thuyết tăng trưởng hiện đại cũng thống nhất với trường phái tân cổ điển vềcác yếu tố tác động dến sản xuất: K,L,R,T, và thống nhất cách phân tích tăng trường
của Cobb-Douglas Họ coi các yếu tố này là nguồn gốc của sự tăng trưởng.
-Lý thuyết này cũng đồng ý với lý thuyết tân cổ điển ở các vấn đề: quan hệgiữa các yếu tố, nhà sản xuất kinh doanh có thể lựa chọn kỹ thuật và tỷ lệ kết hợpgiữa các yếu tố, vai trò của đầu tư với tăng trưởng Samuelson nhấn mạnh: kỹ thuậtcông nghiệp tiên tiến, hiện đại dựa vào sử dụng vốn lớn Vốn là cơ sở để sử dụngcác yếu tố khác
-Các lực lượng hướng dẫn tổng cầu bao gồm các nhân tố như mức giá, thunhập, dự kiến về tương lai cũng như các biến số về chính sách như thuế khóa, chitiêu của chính phủ, lượng cung tiền,…
3.Vai trò của Chính phủ trong tăng trưởng kinh tế
-Lý thuyết tăng trưởng hiện đại cho rằng thị trường là nhân tố, là lực lượng cơbản điều tiết các hoạt động của nền kinh tế Sự tác động qua lại giữa tổng mức cung
và tổng mức cầu tạo ra mức thu nhập thực tế, công ăn việc làm - tỷ lệ thất nghiệp,mức giá – tỷ lệ lạm phát, đây là những cơ sở để giải quyết ba vấn đề cơ bản của tổchức kinh tế
-Một trong những đặc điểm nổi bật của nền kinh tế hiện đại là Chính phủ trởthành trung tâm để đinh hướng, phối hợp các hoạt động của toàn xã hội; ổn định vàcân bằng tổng chể; kích thích, tạo nhân tố mới cho sự phát triển
- Vai trò Chính phủ tăng lên không chỉ vì những thất bại của thị trường mà còn
do xã hội đặt ra những yêu cầu mới cao hơn
-Trong nền kinh tế vận động theo cơ chế hỗn hợp, Chính phủ có bốn chứcnăng cơ bản: Thiết lập khuôn khổ pháp luật; xác lập chính sách ổn định kinh tế vĩ mô,
Trang 14tác động vào việc phân bổ tài nguyên để cải thiện hiệu quả kinh tế; thiết lập cácchương trình tác động tới phân phối thu nhập
Vì vậy Chính phủ cần:
* Tạo môi trường ổn định để các tác nhân kinh tế kinh doanh thuận lợi
* Đưa ra những định hướng cơ bản về phát triển kinh tế với những hướng ưutiên cần thiết cho từng phân kỳ, sử dụng các công cụ quản lý, các chương trình đểhướng dẫn các ngành, các doanh nghiệp hoạt động
* Tìm cách duy trì công việc làm ở mức cao thông qua chính sách thuế, tiền tệ
và chi tiêu hợp lý
* Khuyến khích đạt một tốc độ tăng trưởng kinh tế vững chắc, chống ô nhiễm
và bảo vệ môi trường
* Điều tiết, phân phối lại thu nhập
* Thực hiện các chương trình phúc lợi công cộng và phúc lợi xã hội
B CÁC LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN
-Trong ba tiêu thức đánh giá phát triển, cơ cấu kinh tế được coi là tiêu thức
phản ánh sự thay đổi về chất, là dấu hiệu cơ bản để đánh giá các giai đoạn phát triểncủa nền kinh tế
- Cơ cấu kinh tế được thể hiện (và nghiên cứu quản lý) dưới nhiều hình thức,trong đó cơ cấu ngành là quan trọng nhất Vì nó phản ánh phân công lao động (củamỗi quốc gia và cả quốc tế) và sự phát triển của lực lượng sản xuất, thể hiện rõ nét
ba vấn đề cơ bản của fổ chức kinh tế
-Chỗ khác nhau căn bản của các lý thuyết, mô hình tăng trưởng với các lýthuyết phát triển là lý thuyếtnày đề cập đến nội dung và phương thức chuyển dịch cơcấu kinh tế
I MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.Cơ cấu ngành kinh tế: Là tương quan giữa trong tổng thể kinh tế, phản
ánh quan hệ và tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các ngành vớinhau Các ngành này được hình thành, vận động trong những điều kiện nhất định vềkinh tế, xã hội và thể chế, hướng vào những mục tiêu nhất định
Cơ cấu ngành được thể hiện ở các nội dung sau:
-Thứ nhất, đó là số lượng các ngành chủ yếu của nền kinh tế.
Về nguyên tắc, để nghiên cứu và quản lý chính xác trong phạm vi cần thiết, chophép ngành phải là ngành “sạch” Nhưng thực tế, số lượng ngành không cố định, vànếu theo tiêu chuẩn sạch thì số lượng lại rất lớn.Vì vậy phải dựa vào phương phápphân chia và hợp nhất ngành để có số lượng ngành cần thiết, đủ lớn
-Thứ hai, đó là mối quan hệ tương tác giữa các ngành về số lượng và chất
lượng Mặt số lượng thể hiện ở tỷ trọng (của sản lượng,vốn, nhân lực) mà mổi ngànhtạo hoặc sử dụng trong tổng thể kinh tế Mặt chất lượng phản ánh vị trí, tầm quantrọng và tính chất tác động qua lại giữa các ngành với nhau Sự tác động qua lại giữacác ngành có thể trực tiếp hoặc gián tiếp…Nói chung mối quan hệ giữa các ngànhluôn biến đổi theo đà phát triển của lực lượng sản xuất, phân công lao động xã hội,
và sự thay đổi cơ cấu tiêu dùng cuối cùng
Trang 15-Thứ ba, là các xu hướng có tính quy luật hoặc xu hướng ưu tiên (do quản lý)
trong chuyển dịch cơ cấu ngành
1.2 Chuyển dịch cơ cấu ngành
Cơ cấu ngành kinh là phạm trù động, thay đổi theo từng thời kỳ phát triển, do
sự thay đổi của các nhân tố quy định nó Ngày nay, khoảng thời gian trung bình cần thiết để cơ cấu ngành kinh tế định hình, chuyển dịch, đạt mục tiêu có xu hướng rút ngắn lại
Chuyển dịch cơ cấu ngành là quá trình thay đổi cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạng thái khác trong những điều kiện xác định Sự chuyển dịch này thường phải đạt tiến bộ hơn Quá trình này bao gồm sự thay đổi số lượng ngành, tỷ lệ mỗi ngành, vị trí, tính chất của từng ngành trong hệ thống
Về mặt phương pháp luận, chúng ta phải thiết lập các tiêu chuẩn (bao gồm các chỉ tiêu thích ứng) và phương pháp đánh giá tính tiến bộ của cơ cấu ngành:
Bảng:3 Đánh giá tính tiến bộ của cơ cấu nghành
Tiêu chuẩn (hay vấn
I Tiêu chuẩn có tính chất
thường xuyên
1-Số lượng các ngành chủ
yếu
2-Tăng trưởng
3-Chuyển dịch cơ cấu
4-Tính ổn định kinh tế vĩ mô
-Lạm phát
-Thâm hụt ngân sách
-Thất nghiệp
-Tỷ lệ tích lũy
5-Thu nhập
6-Hiệu quả
II Các tiêu chuẩn không
thường xuyên
(Là những tiêu chuẩn hay
vấn đề có tính đặc thù của
một giai đoạn kinh tế, hoặc
của một phân hệ kinh tế được
thể bằng những chỉ tiêu cụ
thể )
-Tốc độ tăng sản lượng (của GDP, GNP)
-Tỷ lệ và mức độ thay đổi tỷ lệ của các ngành
-Tổng chuyển dịch của các ngành
-Chỉ số giá cả (hàng hóa, dịch vụ theo danh mục quy ước)
-Tỷ lệ thâm hụt ngân sách trong sản lượng
-Tỷ lệ thất nghiệp trong dân số hoạt động
-Tỷ lệ tích lũy và tích lũy nội địa
-Thu nhập bình quân /người-năm -Thu nhập của ngân sách
-Năng suất lao động
So với kế hoạch, với kỳ trước,với kinh nghiệm chung
Trang 16
-II.CÁC LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN
1.Những vấn đề có tính quy luật trong chuyển dịch cơ cấu ngành
1.1.Quy luật tiêu dùng của E.Engel Từ thế kỷ 19,trên cơ sở thựcnghiệm Engel đã phát hiện tính quy luật giữa thu nhập và phân phối thu nhập cho cácnhu cầu cá nhân Đường Engel là đường biểu thị mối quan hệ giữa thu nhập và tiêudùng cá nhân về một loại hàng hóa cụ thể:
Độ dốc của đường cong tại bất kỳ điểm nào chính là xu hướng tiêu dùng biên của hàng hóa đó
và cho thấy tỷ số thay đổi tiêu dùng so với thay đổi thu nhập
Bằng thực nghiệm, Engel nhận thấy rằng:
-Khi thu nhập của các hộ gia đình đạt đến một mức độ nào đó thì tỷ lệ chi tiêucho lương thực thực phẩm giảm xuống.Chức năng chính của khu vực nông nghiệp làsản xuất lương thực, thực phẩm Từ xu hướng trên, có thể suy ra tỷ trong nôngnghiệp trong sản lượng quốc gia sẽ giảm dần, khi thu nhập đạt đến mức nhất định
-Quy luật Engel về tiêu dùng lương thực thực phẩm đã gợi ý hướng nghiêncứu cho các hàng hóa khác
-Các nhà kinh tế gọi hàng hóa nông sản là hàng hóa thiết yếu, hàng hóa côngnghiệp là hàng hóa lâu bền, cung cấp dịch vụ là hàng hóa cao cấp Qua nghiên cứu
họ phát hiện tính quy luật sau: Trong quá trình gia tăng thu nhập, tỷ lệ chi tiêu
cho hàng hóa thiết yếu có xu hướng giảm, tỷ lệ chi tiêu cho hàng hóa lâu bền
có xu hướng tăng lên, nhưng tăng nhỏ hơn tốc độ tăng thu nhập, còn tỷ lệ chi tiêu cho hàng hóa chất lượng cao có xu hướng ngày càng tăng Đến một mức thu nhập nào đó, tốc độ tăng tiêu dùng lớn hơn tóc độ tăng thu nhập.
1.2.Quy luật tăng năng suất lao động của A Fischer
Phân chia nền sản xuất thành 3 khu vực và dựa vào đặc tính kinh tế kỹ thuậtcủa các ngành, tác giả cho rằng:
-Nông nghiệp là ngành dễ thay thế nhân lực bằng máy móc và các phươngthức canh tác hiện đại, do đó năng suất lao động tăng lên, nhu cầu nông phẩm cho
Đường Engel
Thu nhập
Tiêu dùng hàng hóa i
Hình đường Engel
Trang 17xã hội được bảo đảm, trong khi đó vẫn có thể giảm tương đối và tuyệt đối nhân lựcnông nghiệp trong cơ cấu nhân lực theo ngành
-Công nghiệp khó thay thế nhân lực hơn so với nông nghiệp và hệ số co dãncầu tiêu dùng sản phẩm của ngành này lại luôn luôn dương ( 0 ), vì vậy, tỷ trọngnhân lực hoạt động trong công nghiệp có xu hướng tăng lên
- Dịch vụ, cũng do đặc tính kinh tế-kỹ thuật, là ngành có rào cản lớn nhất trongthay thế nhân lực bằng máy móc và khi nền kinh tế ở trình độ cao thì độ co dãn cầudịch vụ lại càng lớn hơn1 ( 1 ) Do vậy, tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ sẽtăng lên và tăng ngày càng nhanh
1.3.Xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Từ những cơ sở lý thuyết đã nêu ở trên, có thể rút ra các xu hướng có tính quyluật của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là:
-Xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Muốn chuyển một nềnkinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp phải chuyển từ nền kinh tế nôngnghiệp sang nền kinh tế công – nông nghiệp để từ đó chuyển sang nền kinh tế côngnghiệp phát triển
-Trong ngành công nghiệp, tỷ trọng các ngành sản xuất các sản phẩm có dunglượng vốn cao ngày càng tăng và tăng nhanh; tỷ trọng các ngành sản xuất các sảnphẩm có dung lượng lao động cao sẽ giảm dần
-Trong các ngành dịch vụ, các ngành có chất lượng cao như ngân hàng, bảohiểm, giáo dục, du lịch,…có tốc độ tăng trưởng cao và tỷ trọng ngày càng tăng trongsản lượng ngành cũng như toàn bộ
Cần chú y rằng, trong xu hướng chung đó, mỗi nước có mức độ chuyển dịch
có thể khác nhau bởi sự quy định của nhiều nhân tố khác nhau về tự nhiên, nhân lực,hoàn cảnh lịch sử kinh tế- xã hội, điểm xuất phát và mức độ, trình độ hợp tác quốc tế
II.Lí thuyết phát triển theo giai đoạn
Đây là lý thuyết phát triển đề cập đến phương thức, chuyển dịch cơ cấu ngành
Lý thuyết này còn có các tên gọi “Mô hình suy diễn lịch sử”hoặc “ Lý thuyết cất cánh”
Trong cuốn ”Các giai đoạn phát triển kinh tế”, nhà lịch sử kinh tế người MỹW.W.Rostow đã đưa ra một cách phân tích theo tiến trình lịch sử phát triển từ nhữngbước khởi đầu của các nền kinh tế Theo tác giả, các quốc gia trong quá trình pháttriển có thể phải trải qua 5 giai đoạn và có thể có giai đoạn thứ 6 Mỗi giai đoạn cónhững đặc trưng về cơ cấu kinh tế, thể chế phản ánh bản chất của giai đoạn kinh tếđó
Việc nghiên cứu các giai đoạn kinh tế nhằm làm rõ các vấn đề:Dưới những tácđộng nào, một nền kinh tế cổ truyền có thể đi vào quá trình hiện đại hóa; những lựclượng nào đã thúc đẩy quá trình tăng trưởng; những đặc trưng cơ bản của từng giaiđoạn phát triển; những lực lượng nào tác động đến mối quan hệ giữa các khu vựctrong quá trình tăng trưởng
Giai đoạn1-Xã hội truyền thống cũ
Giai đoạn này được định nghĩa là giai đoạn dựa trên khoa học, công nghệ tiềnNiu ton Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là: nông nghiệp là ngành kinh tế thống
Trang 18trị, mang nặng tính tự cung, tự cấp; năng suất thấp; kỹ thuật lạc hậu, thủ công làchính; tích lũy thấp và không ổn định (gần như là con số không); hoạt động xã hộikém linh hoạt, nhiều lề thói, tập tục lạc hậu đang đè nặng lên các hoạt động kinh tế
xã hội
Tuy vậy, kinh tế xã hội không hoàn toàn tĩnh tại vẫn có đi lên, nhưng chậmchạp Cơ cấu ngành lấy nông nghiệp làm căn bản Do vậy đi nhanh ra khỏi giai đoạnnày là khó khăn, lâu dài không chỉ do các vấn đề kinh tế mà còn do các vấn đề thểchế,đặc biệt là các thể chế có tính chất tự nguyện của các cộng đồng dân cư, cộngđồng sắc tộc,…
Giai đoạn 2- Chuẩn bị cất cánh
Giai đoạn này được coi là thời kỳ quá độ giữa xã hội truyền thống cũ và cấtcánh, với nội dung cơ bản là chuẩn bị những điều kiện tiên quyết để đi vào cất cánh.Những đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là: Những hiểu biết về khoa học–kỹ thuật
đã bắt đầu được ứng dụng vào trong các ngành;giáo dục được mở rộng và có nhữngcải tiến phù hợp với sự phát triển; cầu đầu tư tăng lên thúc đẩy sự ra đời của hệthống ngân hàng và các hình thức tín dụng; trao đổi hàng hóa nội địa và với bênngoài đã thúc đẩy sự hình thành cơ sở hạ tầng về vận tải và thông tin liên lạc;…
Tuy vậy, các hoạt động này chưa đủ sức có tính chất là lực đẩy đưa nền kinh
tế ra khỏi nền kinh tế năng suất thấp, còn đậm dấu ấn của nền kinh tế cổ truyền Cơcấu ngành vẫn là nông - công nghiệp
Giai đoạn 3- Cất cánh (Take off)
Đây là giai đoạn trung tâm trong phân tích của tác giả về các giai đoạn kinh tế.Thuật ngữ này hàm ý đất nước đã bước vào giai đoạn phát triển hiện đại và ổn định,
đã tích tụ và tạo ra được những điều kiện về kinh tế, xã hội và thể chế, có tính chất lànhững lực nội sinh để vận động theo những yêu cầu có tính quy luật của giai đoạnkinh tế đó
Những yếu tố cơ bản (điều kiện) bảo đảm cho sự cất cánh là:
-Huy động được nguồn vốn đầu tư cần thiết, tỷ lệ tiết kiệm tăng lên, vượt 10%thu nhập quốc dân thuần túy, huy động vốn đầu tư bên ngoài, để kéo theo sự dunhập, đuổi bắt tiến bộ khoa học công nghệ,…nhờ đó tác động nhanh vào các ngành,
kể cả nông nghiệp,…
-Công nghiệp giữ vai trò đầu tàu, tăng trưởng cao, bắt đầu có hiệu quả và ổnđịnh, kéo theo sự tăng trưởng các ngành và các lĩnh vực khác,…kể cả nhận thức vàlối sống của con người
-Hợp tác hóa , thương mại hóa, đô thị hóa phát triển nhanh,
Cơ cấu ngành của giai đoạn này là công nghiệp – nông nghiệp- dịch vụ Theotác giả giai đoạn này kéo dài khoảng 20 - 30 năm
Giai đoạn 4- Trưởng thành về kinh tế
Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là : tỷ lệ đầu tư tăng liên tục,chiếm khoảng20% thu nhập quốc dân thuần túy; khoa học công ngệ được hấp thụ, tạo ra ứng dụngtrong tất cả các ngành, lĩnh vực, của đời sống kinh tế - xã hội; nền kinh tế “hòa mạng”
có hiệu quả với kinh tế thế giới Tác giả dự đoán giai đoạn này kéo dài khoảng 60năm Cơ cấu ngành giai đoạn này là công nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp
Trang 19Giai đoạn 5 -Tiêu dùng hàng loat ở mức cao
Trong giai đoạn này có hai xu hướng cơ bản về kinh tế: Thứ nhất, thu nhậpbình quân đầu người tăng nhanh, dân cư ngày càng giầu có kéo theo cầu hàng hóadịch vụ chất lượng cao tăng lên Thứ hai cơ cấu nhân lực, đặc biệt là nhân lực cótrình độ cao và dân cư thay đổi theo hướng tăng ở khu vực thành thị Về mặt xã hội,các chính sách hướng vào tăng phúc lợi xã hội nhằm kích thích tiêu dùng hàng lâubền, chất lượng cao và giảm bớt bất bình đẳng Theo tác giả, đây là giai đoạn lâu dàinhất, nước Mỹ có thể phải mất 100 năm để hoàn thành cơ bản giai đoạn này Cơ cấungành có thể là dịch vụ- công nghiệp
Ngoài 5 giai đoạn trên đây, tác giả còn dự báo nhưng chưa đưa vào phân tích
là có thể có giai đoạn 6 với tên gọi ”theo đuổi chất lượng cuộc sống”
Nhận xét lý thuyết phát triển theo giai đoạn
Lý thuyết này có những hạn chế như: chưa làm rõ cơ sở của sự phân chia các giaiđoạn và sự thống nhất trong việc đưa ra các đặc trưng mỗi giai đoạn; coi sự vậnđộng là một quá trình tịnh tiến mà không có những “lổ hổng” hoặc thời cơ Dù vậy,W.W.Rostow đã đưa ra sự suy diễn lịch sử, cung cấp một tầm nhìn của sự vận độngkinh tế Đặc biệt, trên phương diện quan hệ giữa phát triển và chuyển dịch cơ cấu thìđây là một tầm nhìn hợp lý
III Mô hình hai khu vực cảa Athus Levis
3.1 Đặt vấn đề
Vào những năm 1950 nhà kinh tế học người Mỹ gốc Jamaica A.Levis trongcuốn “Lý thuyết về phát triển” đã đưa ra các giải thích về mối quan hệ giữa côngnghiệp và nông nghiệp trong quá trình tăng trưởng dưới tên gọi “Mô hình hai khu vực
cổ điển” Mô hình này được Jon Fei và Gustar Ranis chính thức hóa, áp dụng nhữngnăm 1960 để phân tích tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển Do nhữngđóng góp trong lĩnh vực nghiên cứu kinh tế, A.Lewis đã nhận được giải thưởng Nobel
về kinh tế
Tác giả đã xuất phát từ cách nhìn của Ricardo:
-Thứ nhất, khu vực nông nghiệp có lợi nhuận biên giảm dần theo quy mô (vàtiến tới bằng không), do quy mô sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng đòi hỏi phải sửdụng ruộng đất ngày càng xấu hơn, làm tăng chi phí cho một đơn vị xuất lượng, đồngthời số và lượng đơn vị đất đai là có giới hạn
- Hai là, trong khi ruộng đất có xu hướng cạn kiệt thì nhân lực sử dụng (và phải
sử dụng) tiếp tục tăng lên làm cho hiện tượng dư thừa nhân lực ngày càng phổ biến.(Ricardo cũng phân biệt dư thừa nhân lực ở nông thôn về hình thức khác với dư thừanhân lực ở thành thị)
Với hai vấn đề nêu trên, Ricardo kết luận rằng nông nghiệp mang tính trì trệtuyệt đối, cần giảm dần quy mô, tỷ lệ đầu tư, chuyển nhân lực dư thừa vào côngnghiệp và mở rộng quy mô, tốc độ của công nghiệp để tiếp tục duy trì tăng trưởng.Trong quá trình này, có thể thể thu hút nhân lực từ nông nghiệp mà không cần tănglương đáng kể để tăng tích lũy phụ thêm cho công nghiệp, khuyến khích tái đầu tưphát triển công nghiệp, góp phần làm cho lợi nhuận biên khu vực này tăng dần Đây
là cơ sở trong nghiên cứu của mô hình hai khu vực của Lewis
TP M
Trang 203.2 Nội dung mô hình
a- Bắt đầu từ khu vực nông nghiệp (khu vực truyền thống)
Sơ đồ hàm sản xuất nông nghiệp cho thấy sản lượng phụ thuộc vào vốn, côngnghệ, nhân lực Với giả định vốn, kỹ thuật, công nghệ thay đổi không đáng kể, trongkhi đó nhân lực sử dụng L có thay đổi Sản lượng tăng dần tùy theo mức sử dụngnhân lực Đến lúc nào đó sản tượng sẽ tăng chậm dần và không tăng nữa, dù cótăng nhân lực (ở mức LA3) Điều này do giới hạn của đất đai và sức sản xuất của câytrồng quy định
b-Khu vực hiện đại (công nghiệp)
Để mở rộng hoạt động, ngoài các yếu tố vốn, kỷ thuật,…khu vực công nghiệpphải thu hút thêm nhân lực từ nông nghiệp với mức tiền công cao hơn mức tiền côngtối thiểu trong nông nghiệp mà họ hiện đang được hưởng Theo tác giả, mức trả caohơn khoảng 30% so với mức tiền công tối thiểu
Sơ đồ hàm sản xuất công nghiệp cho thấy, trong điều kiện dư thừa nhân lựctrong nông nghiệp, khu vực công nghiệp có một khoảng thời gian và số lượng nhânlực mà ở đó khi thu nhận thêm nhân lực không phải tăng thêm mức tiền công Ứngvới mỗi mức kết hợp vốn và nhân lực sẽ có một đường biểu diễn sản lượng Khu vựccông nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất, cho đến khi nhân lực trở nên khan hiếm thìkhu vực này phải tăng tiền lương lên một tỷ lệ nhất định Đến một lúc nào đó, tínhkhan hiếm nhân lực chính trong nông nghiệp sẽ xuất hiện, giá cả nông phẩm tănglên,quan hệ trao đổi có lợi cho nông nghiệp Theo thời gian, quan hệ công nôngnghiệp sẽ thích ứng, tính nhị nguyên giảm dần, cả hai khu vực đều phải đầu tư chiềusâu để duy trí tăng trưởng
IV Mô hình hai khu vực của Harry T Ôshima
Ôshima là nhà kinh tế người Nhật, trong tác phẩm”Tăng trưởng kinh tế ở cácnước châu Á gió mùa” đã đưa ra những quan điểm mới về phát triển và mối quan hệcông-nông nghiệp, dựa trên những khác biệt về tự nhiên, kinh tế, xã hội, thể chế,…của các nước châu Á so với các nước Âu-Mỹ Những khác biệt đó là:
- Nền kinh tế nông nghiệp lấy cây lúa nước làm chính, có tính thời vụ cao
- Có tình trạng vừa dư thừa vừa thiếu nhân lực
- Tích lũy thấp và không ổn định
- Cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu tính hệ thống và liên kết các vùng
- Nhiều lề thói, tập tục lạc hậu đang chi phối và đè nặng lên các hoạt động kinhtế-xã hội…
Trang 21-Trong khi đồng ý với trường phái tân cổ điển về việc phải đồng thời quan tâmđầu tư ngay từ đầu cho cả hai khu vực và đồng ý với Ricardo về một mô hình pháttriển phải bắt đầu từ một nền nông nghiệp có hiệu quả hoặc từ khả năng xuất khẩusản phẩm công nghiệp để nhập khẩu nông phẩm Nhưng tác giả coi đây là mô hìnhdài hạn, bởi vì các nước đang phát triển đang bị ràng buộc bởi mặt bằng xuất phátthấp, mất cân đối nhiều mặt, đặc biệt là về phương diện vốn, nhân lực trình độ cao,
kỹ năng quản lý, khả năng hội nhập kinh tế quốc tế
-Từ những vấn đề trên, tác giả đã phân tích mối quan hệ hai khu vực trong sựquá độ từ một nền kinh tế nông nghiệp chiếm ưu thế sang nền kinh tế công nghiệp
2 Nội dung mô hình
Với mục tiêu, giảm dần và xóa bỏ tính nhị nguyên, hướng tới một nền kinh tếphát triển, Oshima đưa ra hướng quan tâm đầu tư (đầu tư theo nghĩa rộng) theo cácgiai đoạn với những mục tiêu (và nội dung ) xác định cho từng giai đoạn nằm tạo ranhững điều kiện có tính chất là lực nội sinh để chuyển dịch nhanh cơ cấu theo hướngtiến bộ
a-Giai đoạn bắt đầu quá trình tăng trưởng:Tạo việc làm (và thu nhập) thời kỳ
nhàn rỗi, theo hướng tăng đầu tư phát triển nông nghiệp
Ở khu vực châu Á gió mùa, nông nghiệp có tính thời vụ cao, thất nghiệp mangtính thời vụ lại càng trầm trọng khi sản xuất mang tính độc canh, quy mô nông trạinhỏ, phân tán, tư liệu sản xuất hiện có non yếu Do vậy mục tiêu của giai đoạn đầutrong quá trình tăng trưởng là gia tăng việc làm và thu nhập của khu vực nôngnghiệp, đặc biệt là thời kỳ nhàn rỗi
Giải pháp hợp lý để thực hiện mục tiêu này là:
- Chấp nhận tình trạng dư thừa nhân lực để đáp ứng cầu nhân lực lúc thời vụđỉnh cao, đa dạng hóa sản xuất để khai thác lợi thế tự nhiên, gia tăng việc làm, ổnđịnh và tăng thu nhập
-Tăng đầu tư hỗ trợ của Chính phủ vào cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và các cơ
sở phục vụ sản xuất nông nghiệp, để dẫn dắt lôi kéo đầu tư vào nông nghiệp và nôngthôn
-Xây dựng và cải tiến các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ ở nông thôn Việc phối hợp các biện pháp trên đây với hình thức, liều lượng và thời gianthích hợp sẽ tạo ra đáng kể “lực nội sinh” làm cho nông nghiệp tăng trưởng và đi vào
ổn định mà không cần nhiều vốn và các yếu tố khác so với đầu tư ngay từ đầu vàocông nghiệp
Ở giai đoạn này, việc tập trung đầu tư có hiệu quả vào sản xuất lương thực có
ý nghĩa quan trọng, nhằm khởi đầu cho tăng trưởng Vì nó đáp ứng cầu hàng hóa
Trang 22thiết yếu, giảm nhập khẩu lương thực (để tăng nhập hàng đầu tư), tạo điều kiện gâysức ép đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.
Dấu hiệu phản ánh sự kết thúc giai đoạn này là chủng loại và sản lượng nông phẩmngày càng nhiều trong khi chỉ số giá cả lại ổn định; cầu các yếu tố đầu vào của nông
nghiệp tăng với quy mô và tốc độ cao; nhu cầu thực sự về chế biến nông phẩm trên
quy mô lớn với kỹ thuật hiện đại đã xuất hiện Điều này cũng có nghĩa là nền nôngnghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn đã xuất hiện, nhu cầu phát triển công nghiệp,dịch vụ, thương mại với quy mô, hình thức thích ứng đã ra đời
b-Giai đoạn hai: Hướng tới toàn dụng nhân lực thông qua đầu tư phát triển đồng
thời nông nghiệp và công nghiệp
Xuất phát từ mục tiêu trên, theo tác giả tiêu điểm của giai đoạn này là tập trungđầu tư phát triển nông nghiệp, công nghiệp và cả dịch vụ theo chiều rộng với giảipháp cụ thể là:
-Tiếp tục đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, gắn với quy mô lớn
-Phát triển các ngành công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp chế biến nông phẩm,hàng tiêu dùng và các sản phẩm công nghiệp là đầu vào cho nông nghiệp( phân bón,thưốc trừ sâu,…) với loại hình và cấp độ kỹ thuật thích ứng với sức cầu
-Thiết lập mối liên hệ giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ, cùng các loại hình dịch
Trang 23Quá trình này diễn ra liên tục trong nhiều năm Dấu hiệu cơ bản cho thấy sựkết thúc giai đoạn này là :hình thành nhiều ngành công nghiệp dịch vụ, tỉ trọng sảnlượng, nhân lực và dân cư nông nghiệp giảm xuống, tương ứng là sự tăng lên của tỷtrọng sản lượng công nghiệp, dịch vụ, nhân lực và dân cư thành thị; tốc độ tăng việclàm lớn hơn tốc độ tăng nhân lực, dung lượng thị trường nhân lực bị thu hẹp, tiềnlương thực tế tăng lên.
c- Giai đoạn ba: Sau khi có việc làm đầy đủ - phát triển kinh tế theo chiều sâu
nhằm giảm cầu về nhân lực
Quá trình công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển diễn ra qua nhiều bướcvới nội dung thích hợp ở mỗi bước Kết quả giai đoạn 2 trong mô hình Oshima như
đã nói ở trên cho thấy nền kinh tế đã thiết lập được các quan hệ cân đối căn bản, đivào tăng trưởng ổn định, thị trường đã bắt đầu vận hành có hiệu quả Với mục tiêuđặt ra, nền kinh tế sẽ vận hành theo các phương hướng:
-Chuyển hướng mục tiêu phát triển các ngành từ hướng nội là chính sanghướng nội có hiệu quả hơn và hướng ngoại
- Đa dạng hóa sản phẩm và thị trường
- Mở rộng quy mô và loại hình dịch vụ, coi trọng dịch vụ cao cấp, dịch vụhướng vào nông nghiệp, nông thôn
Những thay đổi trên đây làm cho cơ cấu kinh tế chuyển nhanh sang sử dụng các lợithế, phát triển linh hoạt, tình trạng thiếu nhân lực đã trở nên phổ biến Để tiếp tụcphát triển, giảm cầu về nhân lực, cùng với các giải pháp trên, phải chuyển hướngphương thức phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu trên toàn bộ nền kinh tế với nộidung cụ thể là:
-Tăng trang bị kỹ thuật và áp dụng các phương pháp canh tác tiến bộ để tăngsản lượng, giảm tương đối và tuyệt đối cầu về nhân lực trong nông nghiệp để bổsung nhân lực cho công nghiệp, dịch vụ
-Chuyển công nghiệp hướng nhanh sang xuất khẩu, đầu tư phát triển cácngành có dung lượng vốn cao
Tác giả cũng nhấn mạnh rằng, quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế phảidựa trên động lực tích lũy và đầu tư đồng thời ở hai khu vưc, trong đó lấy nôngnghiệp làm điểm xuất phát Và như vậy, việc tăng trưởngkinh tế không dẫn đến phânhóa nhanh về xã hội và bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
So sánh hai lý thuyết về hai khu vực
Các mặt so sánh Lý thuyết của Oshima Lý thuyết của A Lewis
1- Mục tiêu của lý thuyết
2-Điểm xuất phát và điều
kiện
3-Mối quan hệ giữa tăng
-Thúc đẩy tăng trưởng,tăng việc làm, giảm dần vàxóa bỏ tính nhị nguyên
- Đạt cơ cấu kinh tế tiến bộ
- Bắt đầu từ nông nghiệp
- Phải hỗ trợ từ chính phủtrong đầu tư cơ sở hạ tầng
- Phải ổn định sản xuất
-Thúc đẩy tăng trưởng,tăng việc làm, giảm dần vàxóa bỏ tính nhị nguyên-Đạt cơ cấu kinh tế tiến bộ
- Bắt đầu từ công nghiệp
- Chính phủ ủng hộ chế độtiền lương tăng chậm trongcông nghiệp
Trang 24-Vừa khuyến khích tăngtrưởng vừa coi trọng côngbằng Coi trọng tăngtrưởng bắt đầu từ nôngnghiệp.
- Coi trọng khơi nguồn từnông nghiệp và các nguồnkhác
- Chính phủ phải hỗ trợđầu tư cho cơ sở hạ tầng
để lôi kéo dẫn dắt đầu tưtoàn xã hội
-Coi trọng liệu pháp tuần
tự, tạo ra các điều kiện cótính nối kết,tạo ra lực nộisinh
- Tạo những điều kiện để
di chuyển nhân lực thuậnlợi từ nông thôn vào thànhthị
-Coi trọng tăng trưởngtrước Bắt đầu từ côngnghiệp
-Coi trọng tích lũy và tíchlũy phụ thêm do chế độtiền lương tăng chậm.-Khuyến khích đầu tư vàtái đầu tư
-Coi trọng liệu pháp tăngtốc trong công nghiệp
V.Lý thuyết phát triển cân đối và không cân đối
A Lý thuyết phát triển cân đối
1.Cách đặt vấn đề
Các nhà kinh tế thuộc trường phái hiện đại cho rằng, trong nền kịnh tế thịtrường hiện đại xuất hiện những vấn đề mới, tác động mạnh đến việc hình thành vàvận động các cân đối lớn ở tầm vĩ mô:
-Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và khả năng nhận diện sự vận độngcủa nền kinh tế thông qua các “tín hiệu thị trường” để ra các quyết định của các tácnhân ngày càng cao Họ có những lựa chọn và hành động để đạt tới “sự mong đợihợp lý”.Trong điều kiện đó, những mục tiêu của chính sách nhằm vào ngắn hạn nhiềukhi rất khó đạt được
-Việc hình thành quy mô và tốc độ của một ngành và giữa các ngành phụ thuộcvào các mối liên hệ về phía trước và phía sau, đồng thời đòi hỏi phải có thời giannhất định Do vậy, các tín hiệu thị trường là một trong những căn cứ quan trọng đểChính phủ điều chỉnh các quan hệ đó theo mục tiêu của chiến lược phát triển
-Quy mô, loại hình cầu về mỗi loại hàng hóa dịch vụ đòi hỏi phải thích ứng vớithu nhập, tập quán tiêu dùng, thị hiếu của các tác nhân.Trong điều kiện sự phân hóathu nhập giữa các ngành, các nhóm dân cư còn lớn thì thị trường phải là lực chínhquy định cầu về các giỏ hàng hóa cụ thể - Nguồn tài nguyên rất đa dạng, mỗi
Trang 25loạitài nguyên thường đáp ứng cầu với một cấp độ nhất định Nếu kế hoạch và cácchính sách phát triển các hàng hóa dịch vụ theo hướng cô đặc vào một số nhóm nhấtđịnh, theo đó sẽ có một số tài nguyên hoặc một bộ phận của nguồn tài nguyên nào
đó sẽ thiếu hoặc không có điều kiện kết chuyển có hiệu quả vào các hàng hóa dịchvụ
- Quốc tế hóa và toàn cầu hóa làm cho dung lượng thị trường được mở rộng,
cơ cấu cung cầu thay đổi linh hoạt, chu kỳ vận động của các lợi thế và bất lợi thế có
xu hướng rút ngắn lại, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng hình thành và vận động trên cơ
sở cân bằng theo lợi thế
-Chức năng xử lý các vấn đề có tính chất hệ thống về kinh tế, xã hội trở thànhchức năng chủ yếu, có tính chất trung tâm trong các chức năng quản lý của Chínhphủ
2.Nội dung lý thuyết
Do những nội dung mới trên đây, việc hình thành và vận động của cơ cấungành phải theo phương thức cân đối với nội dung:
-Cần phải coi các lực thị trường là lực chính để điều tiết cơ cấu ngành
-Khuyến khích phát triển đa dạng (về sản phẩm và cấp độ kỹ thuật, chất lượng,
…)
-Không tạo nên sự cách biệt quá lớn (thông qua chính sách) về lợi thế tươngquan giữa các ngành mà nên tạo bình đẳng về cơ hội để lành mạnh hóa môi trườngcạnh tranh
-Khi điều chỉnh tốc độ của một ngành cần tính đến các liên hệ về phía trước,phía sau về số lượng và cả thời gian để thị trường tạo lập các cân bằng mới(nhằmtránh “cái chết bất ngờ” cho các tác nhân kinh tế)
B Lý thuyết phát triển Không cân đối
1 Cách đặt vấn đề
Trong số các nhà kinh tế thuộc trường phái hiện đại mà người đại diện là A.Hirchman có cách nhìn nhận khác hơn trường phái trên về những nội dung vàphương thức định hình và chuyển dịch cơ cấu ngành
Các tác giả của trường phái này, trong khi thừa nhận các đặt vấn đề củatrường phái “phát triển cân đối”,đã bổ sung thêm một số nội dung mới như:
-Yêu cầu tăng trường ngày càng cao, trong khi đó tính khan hiếm tài nguyêncũng tăng lên, thậm chí có những nguồn cạn kiệt nhanh theo thời gian Nếu phát triểncân đối sẽ phân tán tài nguyên, đặc biệt là vốn đầu tư, tạo nên tăng trưởng nóng, kéodài thời gian đạt quy mô tối ưu của các ngành
-Vị trí, thứ bậc của mỗi ngành (mỗi hàng hóa dịch vụ) là khác nhau trong việcđáp ứng các mục tiêu của từng thời kỳ và giai đoạn kinh tế Vì vậy cần phải đầu tư cótính tập trung để tạo ra các điều kiện có tính tới hạn, để đáp ứng cầu có tính điềukiện, có tính gây sức ép phát triển, có tính kéo theo và liên kết giữa các ngành, vùng
và thời kỳ kinh tế
-Hợp tác quốc tế trở thành nhân tố tăng trưởng và phát triển có tính bắt buộc,
có tính sống còn, đòi hỏi có những điều kiện chung và phải tôn trọng “luật chơichung”.Trong khi đó điểm xuất phát và hoàn cảnh kinh tế xã hội từng quốc gia lạikhác nhau, cần phải đầu tư tập trung để tạo ra và hoàn thiện nhanh những điều kiệntrên, làm cho đất nước đi ra nhanh với thế giới -Xã hội hiện đại đặt ra những
Trang 26yêucầu mới, thị trường với các cơ chế của nó không còn đủ sức điều tiết có hiệu quảcác cân đối lớn ở tầm vĩ mô, đòi hỏi chính phủ phải có những hiệu chỉnh cần thiết đểđiều chỉnh nhanh cấu trúc, hạn chế tác động bất lợi của thị trường,…
- Trong cân bằng kinh tế, có nhiều phương thức tác động lẫn nhau, lồng vàonhau cùng giải bài toán về các cân đối vĩ mô, ngoài phương thức giữ vai trò chính, có
vị trí trung tâm là thông qua trao đổi trên thị trường, còn có các phương thức cânbằng theo lợi thế, cân bằng bên trong với cân bằng bên ngoài, cân bằng theo tươngquan lực lượng Do vậy chính phủ phải có những ưu tiên để phối hợp các phươngthức, tối đa hóa những tích cực, tối thiểu hóa những tiêu cực của cân bằng kinh tế
-Do mặt bằng kinh tế chuyển dịch nhanh, kéo theo mạng các quan hệ kinh tếvận động thoát nhanh ra khỏi các quan hệ và quan niệm truyền thống, thời cơ, nguy
cơ xuất hiện và đòi hỏi tiếp nhận và loại bỏ nhanh mới ổn định được quỹ đạo pháttriển.Do vậy Chính phủ phải có những lựa chọn và ưu tiên trong quá trình định hình
và chuyển dịch cơ cấu
Với những thừa nhận và phát triển trên đây, A.Hirchman đề nghị nên phát triểntheo phương thức “không cân đối” với nội dung là:
-Trên cơ sở phân tích vị trí thứ bậc của các sức cầu và xu hướng cầu về cáchàng hóa, dịch vụ đặt ra cho nền kinh tế, lợi thế và bất lợi thế của các ngành trongviệc đáp ứng, tập trung đầu tư vào một số ngành có nhiều lợi thế nhất
- Phối hợp các công cụ và phương pháp quản để đẩy nhanh tốc độ các ngành
Lý thuyết này tỏ ra phù hợp với các nước đang phát triển ở thời kỳ ổn định hóa, hoặcthời kỳ cần điều chỉnh lớn về cơ cấu
Về mặt phương pháp luận, chúng ta có thể đưa ra một số tiêu chuẩn (hay làcăn cứ) để chọn ngành giữ vai trò cực phát triển:
-Là ngành đang có sức cầu và xu hướng cầu lớn (ở bên trong và bên ngoài).-Là ngành có khả năng đáp ứng có hiệu quả các sức cầu cơ bản, có tính cấpthiết
-Là ngành có tác dụng gây sức ép hoặc kéo theo sự phát triển của nhiềungành
-Là ngành có tác dụng liên kết, kích thích, lôi kéo đầu tư
-Là ngành có khả năng tạo nhanh và nhiều thu nhập và thu nhập cho ngânsách
CHƯƠNG BA: CÁC NHÂN TỐ TĂNG TRƯỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Tăng trưởng và phát triển kinh tế do nhiều nhân tố quy định.Các nhân tố nàytác động lẫn nhau và lồng vào nhau Do yêu cầu phát triển, giới hạn và đặc điểm củ
Trang 27chúng mà vị trí, tác động của từng nhân tố đến tăng trưởng và phát triển sẽ khácnhau giữa các nước và các thời kỳ.
Có nhiều cách phân chia các nhân tố trong nghiên cứu và quản lý Trong đócách phân chia có tính phổ biến là phân chia theo nội dung Theo cách phân chianày, các nhân tố được phân thành ba nhóm cơ bản: Các nhân tố kinh tế, các nhân tốphi kinh tế, các nhân tố có tính hỗn hợp
-Các nhân tố kinh tế: là những nhân tố biểu hiện bằng vật chất hoặc có thể chuyển
hóa thành của cải vật chất, tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh tế , tạo ra của cải và
có thể xác định được mức đóng góp của chúng trong quá trình hoạt động kinh tế
Các nhân tố kinh tế chủ yếu là: vốn, kỹ thuật –công nghệ, nhân lực, đất đai, tàinguyên thiên nhiên,…
Trang 28-Các nhân tố phi kinh tế: là những nhân tố không biểu hiện bằng vật thể, hoặc
thông qua, lồng vào các nhân tố khác để phát huy tác dụng, hoặc là “dung môi”, “điềukiện” để cho các nhân tố kinh tế hoạt động và tăng hiệu quả Người ta không thể trựctiếp xác định tác động và đóng góp của chúng trong quá trình hoạt động kinh tế
Các nhân tố phi kinh tế chủ yếu là: diễn biến của thời, các truyền thống tậpquán, các thể chế của Chính phủ và các cộng đồng, các hình thái ý thức xã hội, môitrường văn hóa- xã hội,…