- Trong xã hội bao gồm nhiều chủ thể tham gia quản lý như: Đảng, nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể nhân dân, hiệp hội… Trong tổng thể chủ thể trên thì ch
Trang 1Chuyên đề 4
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
I QUAN NIỆM CHUNG VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1 Quản lý nhà nước là gì ?
- Xét về mặt chức năng:
+ Hoạt động lập pháp của cơ quan lập pháp
+ Hoạt động hành pháp của cơ quan hành pháp
+ Hoạt động tư pháp của cơ quan tư pháp
- Trong xã hội bao gồm nhiều chủ thể tham gia quản lý như: Đảng, nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể nhân dân, hiệp hội…
Trong tổng thể chủ thể trên thì chủ thể quản lý nhà nước đối với xã hội khác biệt, chỉ có quản lý nhà nước của cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp là quản
lý toàn dân, toàn diện trên phạm vi toàn lãnh thổ quốc gia nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu hợp pháp của công dân bằng quyền lực nhà nước; lấy pháp luật làm công
cụ chủ yếu duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội
2 Quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước:
- Quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước có chung một nội dung nhưng khác nhau về phạm vi rộng và hẹp
+ Quản lý nhà nước rộng hơn nó bao hàm cả quản lý hành chính nhà nước;
nó gắn liền với hoạt động của ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp
+ Quản lý hành chính nhà nước hẹp hơn vì nó là 1 trong những bộ phận của quản lý nhà nước nó chỉ gắn liền với cơ quan hành pháp mà thôi
3 Quản lý hành chính nhà nước là gì?
Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà nước Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm phát triển cao các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật, thoả mãn nhu cầu hợp pháp của công dân
Qua định nghĩa trên cần chú ý:
Một là: Hoạt động thực thi quyền hành pháp:
Hành pháp là một trong ba quyền của quyền lực nhà nước thống nhất mang tính chất chính trị theo pháp luật hiện hành Chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất, thực hiện quyền hành pháp cao nhất đối với toàn dân, toàn xã hội
Trang 2- Thực hiện chức năng của mình Chính phủ phải thông qua hệ thống thể chế hành chính của nền hành chính nhà nước
- Vì thể chế hành chính bắt nguồn từ bản chất của nhà nước và khi nó thực hiện chức năng dân chủ và chuyên chính – dân chủ phải triệt để dân chủ với đại đa
số nhân dân còn chuyên chính với kẻ thù
- Phải nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước vì hiệu lực, hiệu quả
là mục tiêu trực tiếp Mục tiêu xa hơn nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, đời sống tinh thần của nhân dân, làm cho dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Hai là: Sự tác động có tổ chức và điều chỉnh:
+ Chức năng tổ chức là rất quan trọng vì quản lý mà không tổ chức thì không quản lý được, nhà nước phải tổ chức cho tất cả mọi người tham gia công việc quản lý nhà nước, có vị trí tích cực trong xã hội, tạo ra lợi ích cho xã hội
+ Chức năng điều chỉnh là sự quy định về mặt pháp luật thể hiện bằng quyết định quản lý, bằng nguyên tắc quản lý, tiêu chuẩn, biện pháp quản lý, nhằm tạo ra
sự phù hợp của quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người
Ba là: Sự tác động bằng pháp luật và theo nguyên tắc pháp chế
Vì quản lý hành chính nhà nước mang tính mệnh lệnh đơn phương và tính tổ chức rất cao, quản lý hành chính nhà nước phải bằng pháp luật Pháp luật phải được chấp hành nghiêm chỉnh, pháp luật phải bình đẳng với mọi người, không ai được làm trái, làm trái sẽ bị nghiêm trị
4 Các tính chất cơ bản của quản lý hành chính nhà nước:
Một là, tính chất chính trị – xã hội:
Quản lý hành chính nhà nước thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng đạt mục tiêu chính trị quốc gia đó là tính lệ thuộc chính trị; muốn quản lý hành chính được mặt khác còn phải có nghiệp vụ kỹ thuật, nghiệp vụ kỹ thuật không nhất thiết phải mang tính chính trị trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của nhà nước
Hai là, tính chất dân chủ xã hội chủ nghĩa:
- Bản chất nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân – nhân dân là chủ thể quản lý đất nước; nhân dân uỷ quyền cho nhà nước thay mặt nhân dân quản lý toàn dân, toàn diện và phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát của nhân dân Nhà nước phải đảm bảo cho nhân dân làm chủ thật sự trong quản lý nhà nước và quản lý xã hội
Ba là, tính chất khoa học và nghệ thuật:
Quản lý hành chính nhà nước không chỉ là khoa học mà còn là nghệ thuật Quản lý hành chính nhà nước là khoa học vì có tính quy luật, có tính nguyên lý, có mối quan hệ với khoa học khác
Trang 3Quản lý hành chính nhà nước là một nghệ thuật vì nó phụ thuộc tài nghệ, bản lĩnh, nhân cách, trí tuệ, đạo đức, kinh nghiệm của người quản lý Chính vì vậy nhà quản lý phải có kiến thức khoa học, có kiến thức thực tiễn vận dụng quy luật khách quan vào hoạt động quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước
Bốn là, tính chất bao quát ngành lĩnh vực:
Đối tượng của quản lý hành chính nhà nước là toàn dân hoạt động trên các lĩnh vực đời sống xã hội chính trị, kinh tế văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng, tinh thần tư tưởng.v.v…Quản lý hành chính nhà nước là toàn diện, điều chỉnh từng lĩnh vực, liên kết phối hợp các lĩnh vực để đảm bảo cho xã hội phát triển toàn diện, đồng bộ, cân đối có hiệu lực và có hiệu quả Nên quản lý hành chính nhà nước là toàn dân, toàn diện trên cơ sở luật định
5 Các đặc điểm cơ bản quản lý hành chính nhà nước:
Một là, quản lý hành chính nhà nước mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức rất cao, tính mệnh lệnh đơn phương
Tính quyền lực đặc biệt: quyền lực pháp luật, đơn phương khách thể phải phục tùng nghiêm túc
Tính tổ chức rất cao: tổ chức theo thứ bậc chặt chẽ từ trung ương đến cơ sở; cấp trên ra mệnh lệnh cấp dưới phải phục tùng không phục tùng sẽ bị truy cứu trách nhiệm xử lý theo pháp luật
Mệnh lệnh đơn phương: mệnh lệnh chỉ có một phía từ quyền hành pháp, phía của người quản lý cấp dưới phải biết phục tùng mệnh lệnh của cấp trên Nếu mệnh lệnh ấy bất hợp pháp, bất hợp lý có quyền được khiếu kiện sau theo luật định
Hai là, quản lý hành chính nhà nước có mục tiêu chiến lược, có chương trình, kế hoạch để thực hiện mục tiêu
Để đạt dược mục tiêu, Đảng nhà nước đặt ra cho cơ quan hành chính nhà nước phải thiết lập chương trình dự án; hệ thống kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, hàng năm
Ba là, quản lý hành chính nhà nước có tính chủ động, có tính linh hoạt, có tính sáng tạo; điều hành phối hợp mọi lực lượng, phát huy sức mạnh tổng hợp; để
tổ chức nền sản xuất xã hội, cuộc sống con người Trên địa bàn mình được phân công, phân cấp, đúng thẩm quyền và theo nguyên tắc tập trung dân chủ
Bốn là, quản lý hành chính nhà nước có tính liên tục, ổn định trong tổ chức
và hoạt động
Tính liên tục: nghĩa là nền hành chính nhà nước có nghĩa vụ phục vụ dân hàng ngày thường xuyên, không gián đoạn
Tính ổn định: ổn định chỉ là tương đối vì xã hội luôn luôn phát triển; hành chính nhà nước phải luôn luôn thích ứng thể hiện ở chỗ ra quyết định phải có thời gian tồn tại; nhưng xã hội thì luôn phát triển đổi thay; quyết định quản lý cũng phải
Trang 4Năm là, quản lý hành chính nhà nước có tính chuyên môn hoá, tính nghề nghiệp cao Vì quản lý hành chính nhà nước là nghề tổng hợp, phức tạp, sáng tạo nhất trong các nghề, nên cán bộ quản lý hành chính không chỉ có chuyên môn sâu
mà kiến thức phải rộng
Sáu là, quản lý hành chính nhà nước có tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ:
Nền hành chính nhà nước có hệ thống từ Chính phủ, tỉnh, quận, xã; cấp dưới phải phục tùng cấp trên, nhận chỉ thị của cấp trên, chịu sự kiểm tra thường xuyên của cấp trên
Bảy là, quản lý hành chính nhà nước không có sự cách biệt tuyệt đối về mặt
xã hội giữa người quản lý và người bị quản lý
Trong xã hội XHCN để quản lý xã hội, quản lý đất nước con người vừa là chủ thể quản lý vừa là khách thể quản lý
- Xét về mặt chính trị xã hội thì nhân dân là chủ thể quản lý xã hội, quản lý nhà nước, là người lập ra nhà nước, giám sát nhà nước
- Nhưng xét về mặt pháp lý chủ thể quản lý nhà nước, quản lý xã hội là nhà nước, là công chức lãnh đạo
Tám là, quản lý hành chính nhà nước mang tính nhân đạo
Xuất phát từ bản chất nhà nước XHCN vì mục tiêu con người, phục vụ con người, tôn trọng lợi ích hợp pháp của con người
Tất cả đều là xuất phát điểm của hệ thống pháp luật, thể chế, qui tắc, thủ tục hành chính
Chín là, quản lý hành chính nhà nước không vụ lợi
Không có mục đích tự thân, tồn tại là vì xã hội, phục vụ lợi ích công cộng, công dân; không theo đuổi lợi nhuận
6 Các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước bao gồm:
Quản lý nhà nước về kinh tế, tài chính
Quản lý nhà nước về khoa học – công nghệ
Quản lý nhà nước về dân số – lao động, bảo trợ xã hội, an ninh quốc phòng,
y tế, giáo dục, tôn giáo, dân tộc, trật tự an toàn xã hội, ngoại giao…
Quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường
7 Quy trình hoạt động chủ yếu của quản lý hành chính nhà nước:
Một là, quy hoạch, kế hoạch:
Đường lối do Đảng hoạch định, Quốc hội thể chế hoá, Chính phủ, Bộ, Ngành, địa phương cụ thể hoá và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch để phát triển ngành, địa phương
Trang 5Hai là, tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, điều hành tập trung thống nhất, thông suốt, kịp thời trên cơ sở phân công, phân cấp của nhà nước và yêu cầu của nhân dân
Ba là, sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức theo tiêu chuẩn chức danh, tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức
Đội ngũ cán bộ, công chức có uy tín, phẩm chất, đạo đức, giỏi chuyên môn, nêu cao trách nhiệm thực thi công vụ
Bốn là, ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định
Quyết định phải có hiệu lực, hiệu quả và tính khả thi cao Thu thập thông tin, xử lý thông tin, đề ra phương án có hiệu quả nhất Ra quyết định kịp thời, tổ chức thực hiện quyết định đến nơi, đến chốn
Năm là, phối hợp làtạo sự đồng bộ, hoạt động theo cấp và phân hệ trong hệ thống hành chính Phối hợp giữa các cơ quan với nhau; giữa cơ quan hành chính với các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp Cần xây dựng cơ chế phối hợp, hiệu quả cao
Sáu là, sử dụng nguồn tài lực chủ yếu là sử dụng ngân sách, tài sản công Xây dựng ngân sách và sử dụng ngân sách có hiệu quả đúng chế độ Quản lý tài sản công chặt chẽ
Bảy là, giám sát, kiểm tra, báo cáo, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, đề
ra phương hướng tới
II CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC:
1 Nguyên tắc Đảng lãnh đạo và sự tham gia kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với quản lý hành chính nhà nước
2 Nguyên tắc tập trung dân chủ:
Cơ quan quyền lực do dân bầu ra chịu trách nhiệm trước dân (dân chủ trực tiếp) Cơ quan hành chính nhà nước, Toà án, Viện Kiểm sát do cơ quan quyền lực bầu ra, chịu trách nhiệm trước cơ quan bầu ra mình (dân chủ gián tiếp)
Cấp dưới phục tùng cấp trên, địa phương phục tùng Trung ương
Tập trung thống nhất quản lý vào Trung ương với việc phân công, phân cấp cho địa phương
Thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tập thể, mọi người phụ tùng người chỉ huy (đối với cơ quan theo chế độ một thủ trưởng)
3 Quản lý hành chính nhà nước bằng pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa:
Quản lý hành chính nhà nước trên cơ sở pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa Đây là nguyên tắc hiến định, làm tốt nguyên tắc này phải:
Trang 6- Xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, xử lý mọi hành vi vi phạm pháp luật Tăng cường pháp chế giáo dục ý thức pháp luật cho toàn dân
4 Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ
Đây là nguyên tắc thể hiện sự thống nhất giữa hai mặt cơ cấu ngành với cơ cấu kinh tế, lãnh thổ, trong đó có cơ cấu kinh tế chung
Quản lý ngành ở đây là quản lý về mặt nhà nước Nhà nước đề ra chủ trương, chính sách, chiến lược, sử dụng các đòn bẩy…
Quản lý lĩnh vực: Các ngành đều được phân bổ trên những địa bàn chịu sự quản lý của chính quyền địa phương, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa
5 Phân định và kết hợp hai chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và quản
lý sản xuất kinh doanh:
Nhà nước với tư cách chủ sở hữu tư liệu sản xuất quan trọng, chủ yếu có khả năng, nhiệm vụ tổ chức và quản lý nền kinh tế quốc dân, theo pháp luật, định hướng cho nền kinh tế phát triển theo đúng quỹ đạo xã hội chủ nghĩa, tôn trọng tính độc lập, tự chủ của các đơn vị sản xuất, kinh doanh
Quản lý nhà nước về kinh tế có các nội dung:
- Tạo ra môi trường điều kiện về kinh tế cho hoạt động sản xuất kinh doanh
- Định hướng, hỗ trơ nỗ lực phát triển thông qua kế hoạch, chính sách kinh tế
- Hoạch định và thực hiện chính sách xã hội, đảm bảo thống nhất phát triển kinh tế và phát triển xã hội
- Quản lý và kiểm soát sử dụng tài nguyên, tài sản quốc gia
- Tổ chức nền kinh tế và điều chỉnh bằng các công cụ và biện pháp vĩ mô
- Tổ chức và giám sát hoạt động tuân thủ pháp luật của các đơn vị kinh tế Nhà nước thực hiện các chức năng trên thông qua hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, hệ thống các tổ chức kinh tế nhà nước; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức, năng lực quản
lý nhà nước, kinh tế và xã hội
- Các tổ chức kinh doanh:
Thực tiễn thực hiện hoạt động kinh doanh có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh bình đẳng với nhau trước pháp luật, tự chủ về tài chính, tự hoạch toán kinh tế, phát triển năng lực kinh doanh có hiệu quả là đạt lợi nhuận cao trong khuôn khổ pháp lý và chịu sự quản lý bằng pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước
Phân định và kết hợp tốt hai chức năng này sẽ tạo ra điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế làm cho quản lý nhà nước có hiệu lực và có hiệu quả
Trang 76 Nguyên tắc công khai:
Quản lý hành chính nhà nước phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích nhân dân nên phải công khai hoá Phải thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”
III CHỦ THỂ VÀ KHÁCH THỂ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1 Chủ thể quản lý hành chính nhà nước là gì ?
Chủ thể quản lý hành chính nhà nước là người quản lý hành chính nhà nước
- Xét về mặt chính trị – xã hội thì chủ thể quản lý hành chính nhà nước là nhân dân Xét về mặt pháp lý chủ thể quản lý hành chính nhà nước là cơ quan hành chính nhà nước và người lãnh đạo cơ quan; cá nhân, tổ chức được uỷ quyền hành chính
a Chủ thể quản lý hành chính nhà nước có các đặc điểm sau:
Một, có tính quyền lực và luôn gắn với thẩm quyền
Hai, quản lý tất cả các mặt đời sống xã hội
Ba, quản lý bằng quyết định quản lý hành chính và hành vi hành chính
b Cơ quan hành chính nhà nước quản lý chung ( cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền chung): Quản lý chung tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội
c Cơ quan hành chính nhà nước quản lý từng mặt (cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền riêng): Quản lý riêng từng mặt, từng lĩnh vực của đời sống xã hội
* Cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng có những đặc điểm như sau:
- Thực hiện hoạt động chấp hành, điều hành lãnh thổ và lĩnh vực
- Mỗi cơ quan có thẩm quyền nhất định
- Có hệ thống từ Trung ương đến cơ sở
- Có hệ thống phức tạp đông đảo nhất
- Trực tiếp, gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước
2 Khách thể quản lý hành chính nhà nước:
a Khách thể quản lý hành chính nhà nước là gì ?
Là con người bị quản lý tiếp nhận sự tác động quản lý của chủ thể quản lý để tác động lên đối tượng bị quản lý
b Mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể quản lý:
Chủ thể tác động lên khách thể, khách thể tiếp nhận sự tác động
Mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể trong quản lý hành chính nhà nước
xã hội chủ nghĩa chỉ là tương đối, vì dù là người lãnh đạo cao nhất hay người dân
Trang 8IV HÌNH THỨC CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1 Hình thức quản lý hành chính nhà nước là gì ?
Là sự biểu hiện về hoạt động quản lý của cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mình đối với quan
hệ xã hội
Ví dụ: Để bổ nhiệm, miễn nhiệm, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức thì cơ quan có thẩm quyền sử dụng hình thức ra văn bản
Để lãnh đạo, quản lý chương trình, kế hoạch nào đó cơ quan có thẩm quyền thường sử dụng hình thức hội nghị, kỳ họp
Các hình thức quản lý cụ thể:
Một, hình thức ra văn bản
Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản áp dụng pháp luật
Các hoạt động mang tính chất pháp lý
Hai, hình thức hội nghị
Ba, hình thức sử dụng phương tiện kỹ thuật
Bốn, hình thức phối hợp, kết hợp
Năm, hình thức tác nghiệp
Sáu, hình thức kiểm tra
2 Công cụ quản lý hành chính nhà nước
Công cụ chủ yếu của quản lý hành chính nhà nước:
Công sở: Nơi làm việc của cán bộ, công chức
Công sản: Vốn, kinh phí, các điều kiện, phương tiện để hoạt động
- Quyết định quản lý hành chính nhà nước là biểu hiện ý chí cảu nhà nước
và là kết quả thực hiện quyền hành pháp mang tính mệnh lệnh đơn phương của quyền lực nhà nước
3 Phương pháp quản lý hành chính nhà nước
a Phương pháp quản lý hành chính nhà nước là gì ?
Là các thao tác, các biện pháp hành động để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan hoặc thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước
b Tính chất và yêu cầu của phương pháp quản lý hành chính nhà nước: Quản lý hành chính nhà nước là dạng quản lý đặc thù, mang tính quyền lực nhà nước:
* Tính chất của phương pháp quản lý hành chính nhà nước:
Trang 9- Chỉ được áp dụng một lần trong quá trình quản lý hành chính nhà nước để thực hiện mục đích quản lý
- Phải tuân thủ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan quản lý hành chính nhà nước
- Phương pháp quản lý hành chính nhà nước mang ý chí nhà nước (mang tính pháp luật) và phải được áp dụng theo một trình tự nhất định
* Yêu cầu: Phương pháp quản lý hành chính nhà nước phải thoả mãn các yêu cầu sau:
- Phải có tính khả thi
- Phải đa dạng, thích hợp để tác động đến các đối tượng quản lý khác nhau
- Phải có khả năng đem lại hiệu quả cao
- Phải mềm dẻo, linh hoạt
- Phải sáng tạo
- Phải phù hợp với pháp luật hiện hành và cơ chế hiện hành
c Các phương pháp quản lý hành chính nhà nước
- Phương pháp quản lý hành chính nhà nước chia thành hai nhóm:
+ Phương pháp của khoa học khác
+ Phương pháp của khoa học quản lý
Một, nhóm sử dụng các phương pháp của môn khoa học khác bao gồm:
- Phương pháp kế hoạch hoá
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp tâm lý xã hội
- Phương pháp sinh lý học
- Phương pháp toán học
Hai, nhóm sử dụng phương pháp của khoa học quản lý:
- Phương pháp giáo dục, đạo đức tư tưởng
- Phương pháp tổ chức
- Phương pháp kinh tế
- Phương pháp hành chính./