PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN EHLEO CỘNG HÒA XXÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TIỂU HỌC THUẬN MẪN ĐỘC LẬP -TỰ DO – HẠNH PHÚC BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ 5 NĂM THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH THAY SÁCH GIÁO KHOA TH ( NĂM HỌC 2006 – 2007 ) Sau 5 năm thực hiện chương trình đổi mới thay sách giáo khoa ở bậc tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 , đơn vò trường tiểu học Thuận Mẫn có nhận xét , dánh giá trong quá trình thực hiện như sau : I/ ĐÁNH GIÁ VỀ NHỮNG THUẬN LI , KHÓ KHĂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN C.TR THAY SGK . 1/ Về những thuận lợi : -Trình độ đội ngũ giáo viên đã đạt chuẩn , đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay .Giáo viên đã được tiếp cận với chương trình thay sách giáo khoa , xem các tiết dạy minh họa qua băng hình và được tập huấn chương trình thay sách giáo khoa cũng như PP giảng dạy mới trước khi giảng dạy, Giáo viên được tìm hiểu , so sánh chương trình mới với chương trình cũ tìm ra cái hay , cái mới so với chương trình cũ , thấy được những điểm phù hợp với trình độ phát triển tư duy học sinh hiện nay . -Học sinh học đúng độ tuổi ,được tiếp cận với chương trình thay sách ngay từ các lớp 1,2,3,4 cũng đã được làm quen với phương pháp dạy học mới, cách học mới phát huy tính tích cực chủ động .tự giác trong quá trình học tập . - -Về điều kiện cơ sở vật chất : TBDH đã được cấp phát để phục vụ giảng dạy chương trình mới ở các môn học . 2/ Về những khó khăn : -Chương trình mới đòi hỏi khả năng tư duy của học sinh phải nhanh , có sự sáng tạo ,học sinh phải biết hợp tác trong quá trình tiếp thu tri thức , song đối tượng học sinh ít đồng đều , nhiều em vẫn còn gặp khó khăn trong việc thực hiện phương pháp học tập mới .Đối với học sinh học 1 buổi /ngày thì quỹ thời gian dạy 5 tiết / buôûi khó thực hiện dạy học theo phương pháp học tập mới ,bên cạnh đó học sinh chưa đủ đồ dùng học tập , một số phụ huynh lại ít quan tâm và hợp tác với giáo viên . -Về cơ sở vật chất : Phòng học và bàn ghế chưa phù hợp với sự đổi mới của chương trình dạy học mới hiện nay ( đặc biệt là khu vực Phân hiệu )Trang thiết bò dạy học còn còn thiếu ,chất lượng chưa đảm bảo (TBDH các lớp 1,2,3 đã đến thời kỳ khấu hao song chưa được cung ứng kòp thời ) các phương tiện để dạy học theo 1 phương pháp học tập mới chưa đầy đủ ( giáo viên còn phải tự làm để phục vụ cho tiết dạy ) Các tài liệu tham khảo chuyên môn còn hạn chế . 2 3/ Các giải pháp đã thực hiện : -Khi nhận được các văn hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa ,hướng dẫn lập kế hoạch dạy học , thực hiện giảng dạy theo vùng miền ….Nhà trường đã triển khai đại trà trong toàn trường ,hướng dẫn để giáo viên được tiếp cận ,hiểu nội dung và thực hiện tốt các văn bản hướng dẫn trong quá trình giảng dạy . -Nhà trường đã chỉ đạo các khối tổ chức sinh hoạt theo từng chuyên đề cụ thểå cùng trao đổi , thảo luận và vận dụng .Ngoài ra nhà trường còn trích kính phí đầu tư trang bò thêm một số sách tham khảo , tài liệu chuyên môn và khuyến khích giáo viên nghiên cứu thêm các tài liệu nhằm phục vụ cho việc thực hiện chương trình thay sách -Công tác kiểm tra việc thực hiện các văn bản chỉ đạo : Sau khi triển khai , sinh hoạt chuyên đề theo từng nội dung văn bản , BGH nhà trường giám sát ,kiểm tra việc thực hiện các văn bản đã hướng dẫn trong các khối thông qua các loại hồ sơ như : sổ lập kế hoạch giảng dạy, giáo án, sổ điểm , để điều chỉnh kòp thời nếu có sai sót ( kiểm tra việc lập kế hoạch giảng dạy của giáo viên, chú trọng đến việc thực hiện điều chỉnh dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh ,việc áp dụng công văn vùng miền , đánh giá kết quả học sinh) Tổ chức dự giờ thăm lớp trong khối nhằm đánh giá việc dạy và vận dụng phương pháp mới theo chương trình thay sách (Phân công giáo viên dạy chuyên đề đảm bảo đủ số môn / GV trong chương trình ). Tổ chức khối dạy chuyên đề ( Phân công GV có chuyên môn vững thể hiện tiết dạy minh họa chương trình thay sách theo phương pháp mới )toàn thể GV đều tham gia dự , tổ chức họp GV nhận xét góp ý , đánh giá rút kinh nghiệm sau khi dự giờ - Nhà trường đã thực hiện chuyên đề sử dụng sách ,TBDH (dự giờ ,kiểm tra việc sử dụng TBDH của GV và rèn kỹ năng sử dụng ĐD học tập cho HS ) Tránh hiện tượng GV dạy chay ,nhà trường đã giám sát việc sử dụng TBDH trong giờ lên lớp , để phục vụ giảng dạy tốt hơn , hằng năm nhà trường cũng đã tổ chức thi làm ĐDDH , chọn ĐD đảm bảo chất lượng đưa vào sử dụng . II/ ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƯNG DẠY VÀ HỌC TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN THAY SÁCH 1/Đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kỹ năng : Học sinh được học chương trình mới , được học theo phương pháp mới ,các em tiếp thu bài chủ động hơn , phát huy được tư duy sáng tạo ở học sinh, học sinh được vận dụng thực hành nhiều hơn, chất lượng học tập đạt kết quả cao hơn so với những năm chưa thay sách (chương trình cũ còn nặng về lý thuyết , học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động ) 3 Qua quá trình dạy và học chương trình SGK mới học sinh đã khắc phục được cách học thụ động , thiếu tư duy tích cực trong giờ học .Qua quá trình học tập các em đã biết ứng dụng bài học vào thực tế : nhạy bén hơn , có kỹ năng giao tiếp , ứng xử trong cuộc sống tốt hơn . Sau khi hoàn thành chương trình học , học sinh đã đạt yêu cầu mức độ chuẩn về kiến thức ,kỹ năng , có phương pháp học chủ động hơn trong việc chiếm lónh kiến thức .Hc sinh có kỹ năng vận dụng kiến thức vào luyện tập thực hành tốt hơn . 2/Đánh giá kết quả học tập của học sinh sau những năm thực hiện chương trình thay sách Năng lực tiếp thu kiến thức và kỹ năng vận dụng của học sinh trong quá trình học đã đạt chất lượng , học sinh dễ hiểu , dễ tiếp thu bài Chất lượng giáo dục toàn diện trong những năm qua đã được nâng cao, số học sinh đạt trình độ chuẩn tăng , đối với lớp 1 buổi tỉ lệ học sinh đạt được yêu cầu chuẩn tăng, trong đó có cả học sinh dân tộc thiểu số ( 95 % ) ,số học sinh thi lại và lưu ban giảm . Nhà trường đã mở được 6 lớp 2 buổi / ngày có chất lượng cao về tỉ lệ đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn ( học sinh khá giỏi đạt 60 - 65%) . Đối với học sinh khuyết tật , qua cách dạy mới, cách học mới đã tạo môi trường hòa nhập,tổ chức cho các em được tham gia với các bạn trong mọi hoạt động, rèn cho các em mạnh dạn hơn ,cởi mở hơn khi được các bạn trong lớp chia sẻ ,hòa đồng. Qua khảo sát cụ thể ở các lớp trong toàn trường, không có hiện tượng học sinh ngồi nhầm lớp hay có nguy cơ bỏ học ( trừ 2 em khuyết tật ) . Số học sinh thi lại được lên lớp tăng , số học sinh lưu ban của toàn trường trong những năm qua (1,3%) đã giảm so với các năm chưa thay sách . 3/ Nhận xét , góp ý về chương trình sách giáo khoa *Chương trình SGK mới nhìn chung đã có những điểm mới phù hợp với trình độ học sinh , nội dung sách có nhiều bài hay , được phân chia theo các chủ đề rõ ràng , các đề tài gần gũi thiết thực trong cuộc sống , học sinh dễ hiểu , dễ nhớ ( tiếng việt , TNXH , đạo đức …) và biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế . Chương trình có sự thống nhất cao , coi trọng, khuyến khích ,giúp học sinh tự phát hiện và chủ động giải quyết các vấn đề , tập cho học sinh nhạy bén trong việc xử lý các tình huống , mạnh dạn giao tiếp trước tập thể qua chương trình môn tiếng việt , đạo đức và các môn học khác với nhiều hình thức dạy học phong phú như :các hoạt động nhóm , trò chơi , luyện nói . đóng vai ….Quy trình dạy học tương đối phù hợp , hình thức của sách được trang trí đẹp ,kênh hình minh họa thể hiện hợp lý với từng nội dung bài học thu hút được sự chú ý tập trung , tạo hứng thú học tập và phù hợp với tâm lý học sinh tiểu học , kênh chữ to , rõ ràng học sinh dễ nhìn, dễ đọc , sắp xếp các chủ điểm khoa học 4 *Qua quá trình giảng dạy ,bên cạnh những ưu điểm ,tiến bộ của chương trình SGK mới vẫn còn tồn tại một số điểm chưa hợp lý : Khổ SGK quá lớn ,còn nặng nề ,HS khó bảo quản (đặc biệt đối với HS lớp 1 ) Môn thủ công lớp 1 : phân bố tiết chưa hợp lý (VD bài xé dán lọ hoa, con mèo , ngôi nhà …( 1 ttiết ) không đủ thời gian để HS hoàn thành sản phẩm tại lớp ) - Môn toán lớp 3 : một số bài tập ở bài “tiền Việt Nam” chưa phù hợp với thực tế . - Phân môn TLV lớp 3 : một số nội dung còn khó , chưa gần gũiõ với học sinh ( HS vùng miền ) VD : Bài kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật , kể về trận thi đấu thể thao -Môn đạo đức lớp 3 : một số bài chưa phù hợp với đòa phương ( Bài : Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế , Tôn trọng khách nước ngoài ) Ngoài ra một số nội dung ở SGK chưa có sự thống nhất , gây khó khăn cho GV khi giảng dạy , sự nhầm lẫn sai sót cần có đính chính ,điều chỉnh cho phù hợp ,đảm bảo tính chính xác hơn -Phân môn tập đọc lớp 4 VD : bài tập đọc “Một người chính trực ”- Có chi tiết không giống nhau : có SGK in “Nhưng bà Chiêu Linh thái hậu lại muốn lập con mình là Long Xưởng” có SGK lại in “Nhưng một bà thái hậu khác lại muốn lập con mình là Long Xưởng ” Khổ thơ bài “Trăng ơi từ đâu đến ” tập 2 , giữa 2 SGK in không trùng khớp nhau : “Hay từ cánh rừng xa ”khác với “Hay từ cánh đồng xa ” Bài tập đọc :” ng trạng thả diều “ Có sách in “Trần Nhân Tông” , có sách lại in “”Lê Thánh Tông” -Phân môn LTVC lớp 4 có Bài tập 3 trong bài “Cách viết tên người và tên đòa lý nước ngoài ” mức độ khó còn cao so với trình độ HS Bài tập 1b “thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu ” sách in còn thiếu “Mối lần đứng trước những cái tranh làng Hồ ….” Khác với “Mỗi lần tết đến , đứng trước những cái tranh làng Hồ ” Môn tiêùng việt lớp 5 : Phân môn LTVC : Các bài “liên kết câu bằng cách lặp từ , thay thế từ , từ ngữ nối …” Học sinh chỉ được học qua một lần , ít được luyện tập nên chóng quên kiến thức Phân môn KC : Phần kể chuyện “Chứng kiến , tham gia ” còn yêu cầu cao so với trình độ HS ( Các em chưa thể có khả năng sắp xếp các chi tiết và hình thành một câu chuyện theo một lô gíc có nội dung ,ý nghóa) Ý nghóa của câu chuyện còn đơn thuần là mang tính giáo dục . 3/ Nhận xét đánh giá về thiết bò dạy học : -Nhìn chung trong những năm qua , Bộ Giáo Dục & ĐT đã có sự quan tâm đầu tư lớn về việc cung cấp trang TBDH đến các trường học nhằm phục vụ cho việc dạy 5 và học theo chương trình mới . Có sự cung ứng TBDH nên đã hạn chế được tình trạng dạy chay trong quá trình giảng dạy của giáo viên . Về trang trí , màu sắc phù hợp với nội dung bài dạy , về thể loại phong phú đã tạo sự hứng thú cho học sinh trong quá trình sử dụng cũng như giúp GV thực hiện tiết dạy nhẹ nhàng ,đạt hiệu qủa hơn - việc cung cấp trang thiết bò dạy học của mỗi khối trong năm đầu thực hiện chương trình mới đảm bảo đầy đủ về đầu số lớp , song chưa đầy đủ các tranh minh họa cho từng bài cụ thể ( VD tranh minh họa cho các môn học , bài học còn thiếu : Tiếng việt , đạo đức ,NXH, thủ công …,) Tranh quy trình môn thủ công ở các khối lớp không có , thiết bò lắp ghép môn kỹ thuật lớp 4,5 chưa đảm bảo chất lượng ( VD bộ lắp ghép xe nôi , xe có thang …các thiết bò khi lắp còn khập khiễng chưa khớp vào nhau , ) Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật cho GV làm mẫu chưa đủ lớn dẫn đến GV rất khó khăn trong việc thực hiện thao tác mẫu ,đối với HS môn kỹ thuật lớp 5 không có bộ thực hành cắt khâu thêu nên tiết dạy thực hành còn gặp khó khăn ( đặc biệt đối với HS đồng bào ) Ngoài ra còn có một số TBDH thí nghiệm các môn khoa học ở lớp 4,5 chưa đảm bảo về chất lượng , chưa phát huy được hiệu quả của TBDH trong quá trình thực hành thí nghiệm . Việc bảo quản TBDH còn gặp khó khăn ( đặc biệt đối với lớp 1 buổi ,1 tủ sử dụng chung cho cả 2 lớp nên không đáp ứng được nhu cầu cho mỗi lớp ),bên cạnh đó tủ đụng TBDH chưa đạt về chất lượng ,thiết kế chưa phù hợp. III/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 1/ Bài học kinh nghiệm : Để dạy học đạt kết quả cao , thì ngay từ đầu năm học giáo viên phải rèn cho HS ý thức tự học , tự rèn , hướng dẫn hocï sinh cách học phù hợp sao cho có hiệu quả. Rèn HS phải có thói quen chuẩn bò bài , xem trước bài ở nhà trước khi đến lớp , HS phải trang bò các phương tiện và đồ dùng học tập cần thiết đầy đủ .Giáo viên chú trọng rèn cho các em tác phong học tập nhanh nhẹn , hoạt bát và mạnh dạn trong giao tiếp ,tích cực làm quen với cách học mới .Phát huy tư duy , chủ động tìm hiểu bài , biết cách đặt vấn đề , giải quyết các vấn đề đặt ra và cao hơn nữa là biết lật lại vấn đềđể khắc sâu kiến thức đã chiếm lónh trong bài học . HS phải biết đoàn kết hợp tác và lập kế hoạch cho việc học và thảo luận theo nhóm . Về giáo viên cần có sự sáng tạo , biết lựa chọn và vận dụng phương pháp , hình thức dạy học một cách linh hoạt phù hợp với đặc trưng môn học và đối tượng học sinh , lựa chọn bài tập phải phù hợp với nội dung kiến thức bài học . Giáo viên cần đầu tư vào việc lập kế hoạch ,phương án lên lớp cho mỗi tiết dạy .Đối với những bài cần thí nghiệm thì giáo viên phải thực hiện trước ở nhà để chỉnh sửa kòp thời nếu có sai sót đối với những bài cần phải thao tác mẫu giáo viên cũng phải thực 6 hiện thao tác trước cho thành thạo .Cần có thói quen sử dụng thường xuyên TBDH ,khi dạy phải tận dụng tối đa , khai thác triệt để hiệu quả của các TBDH đã được cung cấp và các đồ dùng phương tiện dạy học tự làm thêm để tiết dạy phong phú sinh động hơn ,giúp HS dễ tiếp thu và khắc sâu kiến thức .Khi dạy LTVC đối với những bài cần phải tra từ điển ,giáo viên cần soạn trước ra phiếu để đỡ mất thời gian . Giáo viên cần mạnh dạn , tự tin trong cách dạy học theo phương pháp mới và tổ chức các hình thức dạy học theo nhóm để học sinh có thói quen và rèn tính tự giác , độc lập và đoàn kết . 2/ Đề xuất kiến nghò : - Để giữ vững và khắc sâu được vốn kiến thức mà học sinh đã tích lũy được đề nghò Bộ Giáo Dục và ĐT xem xét , nghiên cứu điều chỉnh biên chế năm học,dàn trải thời gian nghỉ hè của học sinh sao cho phù hợp với điều kiện thự tế để học sinh có thời gian ôn luyện nhằm hạn chế kiến thức bò mai một trong thời gian nghỉ học kéo dài. -Về TBDH đối với lớp 1,2,3 về số lượng thiếu (vì bò hư hỏng ) chất lượng không đảm bảo ( vì đã hết thời hạn sử dụng ) đã đến thời kỳ cần phải trang bò lại . Đề nghò Bộ Giáo Dục & ĐT quan tâm cung ứng kòp thời trong những năm học tiếp theo để phục vụ cho giáo viên giảng dạy đạt hiệu quả hơn . Các thiết bò đồ dùng dạy học cần đảm bảo về mặt chất lượng , đảm bảo được tính bền vững ,ï lâu dài hơn khi sử dụng - Về cách đánh giá kết quả học tập của học sinh : Để khích lệ , động viên sự cố gắng và đánh giá sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập trong từng giai đoạn thì việc thể hiện kết quả điểm kiểm tra thường xuyên hàng tháng ( Đối với những môn đánh giá bằng điểm số ) trong sổ điểm có thể tính điểm TB với điểm thi ĐK ( GK, CK ) để làm cơ sở đánh giá HLM .Điểm KTRTX hàng tháng được tính vào điểm TB của cả kỳ hoặc cả năm sẽ đảm bảo được sự công bằng và thể hiện được tính chính xác hơn . Trong học bạ cách thể hiện các cột đánh giá (Tuy cột Đ ghi điểm bài KTRĐK cuối kỳ I , II và cột HLM là 2 thông tin độc lập , không liên quan đến nhau ) song vẫn chưa phản ánh hết được kết quả học tập cũng như sự tiến bộ của học sinh trong mỗi học kỳ .Nên chăng ở cột Đ thể hiện điểm TBC của giữa kỳ và cuối kỳ , từ đó đánh giá HLM của môn học đó .Đối với kết quả của môn đánh giá bằng nhận xét trong sổ điểm có thể quy đònh thêm một Về xếp loại học lực : Quy đònh đánh giá và xếp loại học sinh theo quyết đònh số 30 / BGD&ĐT thì chỉ quy đònh đánh giá xếp loại học lực về từng môn học , điều kiện để xét danh hiệu cho HSG,HSTT , điều kiện để xét HS lên lớp , không có quy dònh tiêu chuẩn û để đánh giá xếp loại học lực chung trong học kỳ hay cả năm. 7 -Về nội dung trong SGV các môn khoa học , lòch sử , đòa lý cần chi tiết hơn , (nhất là những câu gợi ý trả lời các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi mở rộng ) để giáo viên tham khảo ( vì thực tế các tài liệu tham khảo phục vụ cho tiết dạy là rất ít ) giúp giáo viên phong phú hơn về vốn kiến thức cũng như đảm bảo được tính chính xác khi giảng dạy . - Về công tác soạn giảng , lập kế hoạch dạy học : Sọan giáo án nên theo hướng thiết kế , ngắn gọn , thể hiện đủ quy trình cơ bản của tiết dạy . Lập kế hoạch đảm bảo được yêu cầu chuẩn KT,KN cơ bản phù hợp với đối tượng HS , nên thể hiện theo từng môn học , phân phối môn học ,tiết học theo tuần ( đảm bảo được yêu cẩu chuẩn cần đạt về KT,KN của chủ điểm trong phạm vi của tuần ) -Công tác bồi dưỡng GV : Đề xuất tăng cường mở các đợt bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV theo từng giai đọan , tổ chức các kỳ học BDTX , đònh hướng cho giáo viên tự nghiên cứu tài liệu chuyên môn ( Đặc biệt là nâng cao khả năng vận dụng phương pháp dạy học mới , kỹ năng sử dụng TBDH đạt hiệu quả trong giảng dạy chương trình thay sách hiện nay ) .Cung cấp thêm tài liệu để giáo viên tham khả,tích lũy vốn kiến thức về chuyên môn, nâng cao hiệu quả giảng dạy nhằm đáp ứng được yêu cầu đổi mới ,phù hợp với xu thế phát triển về chất lượng giáo dục hiện nay . Eảđăng , ngày 20 tháng 5 năm 2007 HIỆU TRƯỞNG NGUYỄN CÔNG SƯƠNG 8 . trình dạy học mới hiện nay ( đặc biệt là khu vực Phân hiệu )Trang thi t bò dạy học còn còn thi u ,chất lượng chưa đảm bảo (TBDH các lớp 1,2,3 đã đến thời. đạt được yêu cầu chuẩn tăng, trong đó có cả học sinh dân tộc thi u số ( 95 % ) ,số học sinh thi lại và lưu ban giảm . Nhà trường đã mở được 6 lớp 2 buổi