1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các thiết bị vô tuyến điện và nghi khí hàng hải trong hệ thống GMDSS

60 1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 802,96 KB

Nội dung

Các thiết bị vô tuyến điện và nghi khí hàng hải trong hệ thống GMDSS Các thiết bị vô tuyến điện và nghi khí hàng hải trong hệ thống GMDSS Các thiết bị vô tuyến điện và nghi khí hàng hải trong hệ thống GMDSS Các thiết bị vô tuyến điện và nghi khí hàng hải trong hệ thống GMDSS Các thiết bị vô tuyến điện và nghi khí hàng hải trong hệ thống GMDSS Các thiết bị vô tuyến điện và nghi khí hàng hải trong hệ thống GMDSS Các thiết bị vô tuyến điện và nghi khí hàng hải trong hệ thống GMDSS

Trang 1

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh, chị trong công ty Cổ phần điện tử Hàng hải đã chỉ bảo, cung cấp cho em những kinh nghiệm quý báu trong khoảng thời gian thực tập tốt nghiệp.

Cuối cùng, em xin gửi lời cám ơn đến gia đình và bạn bè đã ủng hộ, động viên trong quá trình học tập và thực hiện đồ án.

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam kết :

1 Những nội dung trong bản đồ án tốt nghiệp này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy Ngô Xuân Hường.

2 Mọi tham khảo dùng trong bản đồ án đều được trích dẫn rõ ràng nguồn trích dẫn.

3 Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Sinh viên Phạm Chí Tuyền

MỤC LỤC

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AIS : Automatic Iden tification System – Hệ thống tự động nhận dạng.

COSPAS-SARSAT : Hệ thống vệ tinh quỹ đạo cực do Nga, Mỹ, Pháp và Canada

phát triển.

DSC: Digital Selective Calling – Phương thức gọi chọn số.

ECDIS : Electronic Chart Display and Information System – Hệ thống thông

tin và chỉ thị hải đồ điện tử.

Trang 4

EGC : Enhanced Group Call – Gọi nhóm tăng cường.

EPIRB : Emergency Position Indicating Radio Beacon – Phao vô tuyến chỉ báo

vị trí khẩn cấp.

FEC : Forward Error Correction – Phương pháp sửa lỗi trước.

GMDSS : Global Maritime Distress Safety System – Hệ thống thông tin An toàn

và cứu nạn hàng hải toàn cầu.

GPS : Global Positioning System – Hệ thống định vị toàn cầu.

GT : Gross Tonnage – Đơn vị đo dung tích tàu.

HF: High Frequency – Dải tần số cao

IMO : International Maritime Organization – Tổ chức hàng hải quốc tế.

INMARSAT : International Maritime Satellite Organization – Tổ chức thông

tin vệ tinh hàng hải quốc tể.

ITU: International Telecommunication Union – Liên minh viễn thông quốc tế LES :Land Earth Sation – Trạm đài bờ mặt đất.

MF : Medium Frequency – Dải tần số trung bình.

MMSI :Maritime Mobile Service Identification – Mã số nhận dạng thuê bao

NCS : Network Control Centre – Trung tâm điều hành mạng.

Radar : Radio Detection And Ranging – xác định và đo khoảng cách bằng tín

hiệu vô tuyến điện

SAR : Search And Recure : Công ước quốc tế về Tìm kiếm và Cứu nạn.

SART : Search And Recure Radar Transponder – Thiết bị phát đáp Radar tìm

kiếm và cứu nạn.

SOLAS : Safety Of Life At Sea – Công ước An toàn sinh mạng trên biển.

Trang 5

SSAS : System – Hệ thống báo động an ninh tàu biển.

VDR :Voyage data recorder – Thiết bị ghi dữ liệu hành trình.

VHF: Very High Frequency – Dải tần số rất cao.

BGTVT : Bộ Giao thông vận tải.

QCVN : Quy chuẩn Việt Nam.

VTĐ : Vô tuyến điện.

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Tần số Cấp cứu, Khẩn cấp và An toàn 4 Bảng 1.2 Tần số dùng cho gọi chọn số DSC cho liên lạc thông

thường giữa tàu và đài thông tin duyên hải ở dải MF.

4 Bảng 1.3 Tần số dùng cho gọi chọn số DSC cho liên lạc thông 5

Trang 6

thường giữa tàu và đài thông tin duyên hải ở dải HF.

Bảng 1.4 Số lượng về các thiết bị hàng hải của tàu hoạt động

Bảng 1.5 Số lượng về các thiết bị hàng hải của tàu hoạt động

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Sơ đồ khối cấu trúc của máy phát VTĐ 18 Hình 2.2 Sơ đồ khối cấu trúc của máy thu VTĐ 19 Hình 2.3 Các khối lắp đặt và vị trí thiết bị VHF 22 Hình 2.4 Các khối lắp đặt và vị trí thiết bị MF/HF 24 Hình 2.5 Các khối lắp đặt và vị trí thiết bị INMARSAT C 26 Hình 2.6 Các khối lắp đặt và vị trí thiết bị NAVTEX 29 Hình 3.1 Cấu hình hệ thống Hải đồ điện tử 32 Hình 3.2 Các khối lắp đặt và kết nối Hải đồ điện tử 34 Hình 3.3 Radar quét mục tiêu và hình ảnh hiển thị 35

Trang 7

Hình 3.4 Sơ đồ khối Radar hàng hải 36 Hình 3.5 Các khối lắp đặt và vị trí thiết bị Radar 38 Hình 3.6 Sơ đồ khối của thiết bị đo tốc trong hàng hải 40 Hình 3.7 Các khối lắp đặt và vị trí thiết bị đo sâu 41 Hình 3.8 Các khối lắp đặt và vị trí thiết bị AIS 43

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

Các thiết bị vô tuyến điện và nghi khí hàng hải trong hệ thống GMDSS có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác đảm bảo an toàn hàng hải Các thiết bị này đáp ứng các thông tin thông thường, thông tin cứu nạn và an toàn cho các tàu khi hành hải trên biển, đồng thời cung cấp các thông tin hàng hải cần thiết cho sĩ quan điều khiển tàu, giảm thiểu nguy cơ nguy hiểm xảy ra đối với các tàu Đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho các tàu hoạt động trên biển.

Các trang thiết bị vô tuyến điện và nghi khí hàng hải yêu cầu phải được lắp đặt, bố trí phù hợp với các tiêu chuẩn, quy định của quốc tế để đảm bảo thiết

bị hoạt động tốt và ổn định nhất Vì vậy em chọn đề tài đồ án tốt nghiệp: “Tìm hiểu về các thiết bị vô tuyến điện và nghi khí hàng hải” để có thể tìm hiểu sâu hơn chức năng của các thiết bị vô tuyến điện và nghi khí hàng hải Hiểu biết được các khối lắp đặt và cách bố trí, xắp xếp thiết bị trên tàu, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo khả năng hoạt động hiệu quả cho tàu thuyền hành hải trên biển.

Trang 9

CHƯƠNG I: QUY ĐỊNH CHUNG VỀ CÁC HỆ THỐNG VTĐ VÀ NGHI KHÍ

HÀNG HẢI 1.1 Công ước SOLAS 1974.

Thông tin Vô tuyến điện được sử dụng lần đầu tiên để cứu nạn trên biển vào năm 1899, cho đến nay nó đã trở thành thành phần quan trọng nhất của Hệ thống Cấp cứu và An toàn sử dụng trong lĩnh vực hàng hải trên tất cả các vùng biển trên thế giới Để có được sự hiệu quả cao nhất, Hệ thống Cấp cứu và

An toàn trên biển đã được thiết lập dựa trên các quy tắc quốc tế về chủng loại thiết bị sử dụng, các tần số Vô tuyến điện cùng với các thủ tục khai thác thiết

bị Vô tuyến điện được sử dụng Dưới sự bảo trợ của tổ chức tiền nhiệm của Liên minh viễn thông quốc tế (ITU), quy ước đầu tiên đã được hình thành Khi nền khoa học công nghệ ngày càng phát triển, yêu cầu đặt ra một quy định mới chi tiết, có tính ràng buộc rõ ràng hơn đối với sự an toàn sinh mạng

và tài sản trên biển, Công ước quốc tế mới nhất về An toàn sinh mạng trên biển (SOLAS) đã được các nước thành viên Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) thông qua vào năm 1974, được đưa vào Thể lệ Vô tuyến điện của ITU Công ước quốc tế về An toàn sinh mạng trên biển SOLAS 1974 đã trở thành thành phần quan trọng của Tổ chức IMO.

Công ước SOLAS 74 quy định trong Chương 4 yêu cầu trực canh điện báo vô tuyến Morse liên tục trên tần số 500kHz đối với tàu khách không kể kích cỡ và đối với tàu hàng có trọng tải 1.600 tấn trở lên, đồng thời yêu cầu trực canh cấp cứu bằng Vô tuyến thoại trên tần số 2182kHz và 156.000MHz trên tất cả các tàu khách và tàu hàng có trọng tải 300 tấn trở lên.

Qua nhiều năm sử dụng, hệ thống đã chứng minh được các ưu điểm nhưng cũng có nhiều nhược điểm lớn như : sử dụng phương thức liên lạc Morse lạc hậu, phương thức liên lạc ngắn, báo động cấp cứu bằng phương pháp thủ công mất nhiều thời gian, canh nghe báo động bằng tai.

Trang 10

Với sự phát triển ngày càng nhanh của nên khoa học kỹ thuật hiện đại của công nghệ thông tin, các Chính phủ của các nước thành viên IMO đã phát triển một hệ thống thông tin mới trên cơ sở áp dụng các thành tựu khoa học tiên tiến để tự động hóa và nâng cao khả năng truyền thông tin đi xa, tăng độ tin cậy.

1.2 Giới thiệu công ước quốc tế về phối hợp Tìm kiếm cứu nạn trên biển (SAR 79).

Công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển đòi hỏi phải có sự phân phối hợp của các quốc gia, tổ chức, phương tiện tìm kiếm cứu nạn cũng như việc chỉ đạo, phân công nhiệm vụ giữa các bên tìm kiếm Để đáp ứng yêu cầu này, Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) đã được các nước thành viên thông qua Công ước quốc tế về phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển SAR (Search And Recure) ngày 27/4/1979 tại Hamburg (Đức) dựa trên các thỏa thuận đã đạt được trước đó

và được áp dụng kể từ ngày 22/6/1985 với hơn 50 nước tham gia Trải qua các lần sửa đổi bổ sung, hoàn thiện cho đến nay, Công ước SAR 79 gồm có 5 chương:

- Chương 1 : Các thuật ngữ và định nghĩa : đưa ra các thuật ngữ và định nghĩa của nó.

- Chương 2 : Tổ chức và sự phối hợp : Chương này mô tả trách nhiệm của các chính phủ tham gia công ước có nghĩa vụ thành lập đơn vị cứu hộ hoặc khi thích hợp, hợp tác với các nước khác để giải quyết vấn đề tìm kiếm và cứu nạn :

+) Một khuôn khổ pháp lý;

+) Chỉ định, yêu cầu của cơ quan có trách nhiệm;

+) Các phương tiện liên lạc;

+) Chức năng tổ chức tìm kiếm cứu nạn;

+) Cải thiện công tác tìm kiếm cứu nạn thông qua việc đào tạo quốc gia và quốc tế.

Trang 11

Chương này nêu ra việc cần thiết phải thiết lập khu vực tìm kiếm và cứu nạn đối với từng vùng biển, theo thỏa thuận giữa các bên liên quan Mỗi bên nhận trách nhiệm cung cấp dịch vụ tìm kiếm cứu nạn trong khu vực đó

Yêu cầu đảm bảo phối hợp cứu nạn giữa các tàu trên biển và hàng không.

- Chương 3 : Sự hợp tác giữa các quốc gia : Các quốc gia phải phối hợp tổ chức tìm kiếm và cứu hộ bất cứ khi nào cần thiết, đồng thời phối hợp với các quốc gia láng giềng

- Chương 4 : Các thủ tục hoạt động : quy định các thủ tục theo sau trong trường hợp khẩn cấp đối với công tác tìm kiếm cứu nạn Đồng thời quy định các trung tâm điều phối cứu hộ phải cập nhật thông tin liên quan của các phương tiện tìm kiếm cứu nạn có sẵn trong khu vực và quy hoạch chi tiết các hoạt động tìm kiếm cứu nạn.

- Chương 5 : Các hệ thống báo cáo tàu: chương này gồm các khuyến nghị liên quan đến việc thành lập hệ thống báo cáo cho các tàu tìm kiếm cứu nạn,

hệ thống báo cáo này phải cung cấp đầy đủ thông tin cho các hoạt động tìm kiếm cứu nạn trong một khu vực cụ thể.

1.3 Khuyến nghị của ITU.

1.3.1 Giới thiệu về ITU.

Liên minh viễn thông quốc tế (International Telecommunication Union – ITU) là một cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc về công nghệ thông tin

và truyền thông ITU điều phối các hoạt động sử dụng tần số vô tuyến điện, phân bố quỹ đạo vệ tinh, cải thiện hạ tầng cơ sở viễn thông tại các nước đang phát triển ITU gồm 3 lĩnh vực.

- Thông tin vô tuyến điện (Radiocommunication, gọi tắt là ITU-R) : quản lý phổ tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh quốc tế.

- Tiêu chuẩn viễn thông (Telecommunications Standardization, gọi tắt là ITU-T) đưa ra các tiêu chuẩn hóa viễn thông toàn cầu.

Trang 12

- Phát triển (Development, gọi tắt là ITU-D) chịu trách nhiệm tạo ra các chính sách, quy định và cung cấp các chương trình đào tạo và chiến lược tài chính ở các nước đang phát triển.

Tần số Navtex:

- 490 kHz + 4209.5 kHz: Phát thông tin an toàn hàng hải bằng tiếng quốc gia.

- 518 kHz : Phát thông tin an toàn hàng hải bằng tiếng Anh.

Tần số cho thông tin hiện trường : 2181 kHz, 5680 kHz, 3023 kHz (Kênh 6),

Trang 13

khác) Bảng 1.2: Tần số dùng cho gọi chọn số DSC cho liên lạc thông thường giữa tàu

và đài thông tin duyên hải ở dải MF.

và đài thông tin duyên hải ở dải HF.

Dải VHF : Gọi VHF DSC : 156.525 MHz

1.4 Hệ thống GMDSS.

Năm 1988, các nước thành viên IMO thông qua hệ thống mới ra đời được gọi là Hệ thống cấp cứu và An toàn Hàng hải toàn cầu (GMDSS) thay thế hệ thống thông tin Morse trên tần số 500kHz Các công ước của hệ thống GMDSS bao gồm :

+) SOLAS 74/88

+) Các nghị quyết của IMO có liên quan.

Trang 14

+) Các khuyến nghị của ITU có liên quan.

+) Các thông tư của các tổ chức có liên quan.

Ngoài thông tin báo động cấp cứu chiều từ tàu tới tàu, hệ thống GMDSS cung cấp thông tin chiều tử bờ tới tàu và tàu tới bờ với độ tin cậy cao Hệ thống mới được tự động hóa và sử dụng sóng vô tuyến điện Trái đất và Vệ tinh cho báo động cấp cứu và thông tin an toàn hàng hải.

GMDSS được áp dụng cho tất cả các tàu hàng có trọng tải 300 tấn trở lên và tất cả các tàu khách không kể kích cỡ chạy trên tuyến hàng hải quốc tế.

GMDSS có một số hệ thống là các hệ thống mới, nhưng cũng có hệ thống đã hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực hàng hải Hệ thống này thực hiện các chức năng phục vụ mục đích: cảnh báo, tìm kiếm cứu nạn và phối hợp tìm kiếm cứu nạn, phát sóng các thông tin an toàn hàng hải, thông tin liên lạc nói chung, thông tin liên lạc giữa tàu với tàu.

1.4.1 Các chức năng thông tin của hệ thống GMDSS.

Hệ thống GMDSS là một hệ thống quy mô lớn, nhưng không thể tự động hóa hoàn toàn, nó yêu cầu các tàu phải trang bị các thiết bị có khả năng thực hiện

09 chức năng thông tin vô tuyến của hệ thống GMDSS, được nêu ra trong chương IV của SOLAS:

“ - Phát báo động cấp cứu chiều tàu tới bờ bằng ít nhất 2 phương tiện tách rời

và độc lập, mỗi cái sử dụng nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện khác nhau.

- Thu báo động cấp cứu chiều bờ đến tàu.

- Phát và thu báo động cấp cứu chiều tàu đến tàu.

- Phát và thu các thông tin phối hợp tìm kiếm và cứu nạn.

- Phát và thu các thông tin hiện trường.

- Phát và thu tín hiệu định vị.

- Phát và thu thông tin An toàn Hàng hải.

- Phát và thu thông tin thông thường với hệ thống đài bờ.

- Phát và thu thông tin trên boong.”

Trang 15

1.4.2 Quy định về các trang thiết bị vô tuyến điện trên tàu.

Trang thiết bị trang bị trên tàu được quy định trong chương IV, Part C của SOLAS:

Trang thiết bị vô tuyến điện tối thiểu.

- Máy thu thông tin an toàn hàng hải NAVTEX hoặc EGC.

- Thiết bị EPIRB dùng cho thông tin cấp cứu trong trường hợp khẩn cấp.

- Máy thu phát VHF cầm tay.

Trang thiết bị trên vùng biển A1:

Mỗi tàu khi chạy trên vùng biển A1 thì phải được cung cấp, trang bị các trang thiết bị tối thiểu theo quy định trên.

Trang thiết bị trên vùng biển A1 và A2:

Ngoài những trang thiết bị trang bị tối thiểu, đối với vùng A2 phải trang bị thêm những thiết bị phù hợp với cự ly thông tin:

- Máy thu phát MF có khả năng thu phát thông tin cấp cứu và an toàn trên tần số :

+) 2187.5 kHz sử dụng phương thức DSC.

+) 2182 kHz sử dụng phương thức thoại.

+) máy thu DSC trực ca hoạt động trên tần số 21875 kHz.

Trang thiết bị trên vùng biển A1, A2 và A3:

Trang 16

Ngoài những trang thiết bị trang bị với vùng biển A2, đối với vùng A3 phải trang bị thêm những thiết bị phù hợp với cự ly thông tin, có thể lựa chọn hai giải pháp thông tin trang bị trên tàu:

- Trạm đài tàu Inmarsat có khả năng :

+) Truyền và nhận thông tin cấp cứu và an toàn hàng hải bằng điện báo in trực tiếp.

+) Khởi xướng và nhận cuộc gọi ưu tiên cấp cứu.

+) Duy trì trực canh báo động cấp cứu từ bờ đến tàu.

+) Truyền và nhận thông tin vô tuyến điện nói chung, bằng cách sử dụng vô tuyến điện hoặc điện báo in trực tiếp.

- Máy thu phát MF/HF: Máy thu phát MF/HF thoại, DSC, NBDP, máy thu trực canh DSC MF/HF

Trang thiết bị trên vùng biển A1, A2,A3 và A4:

Ngoài những trang thiết bị trang bị với vùng biển A2, đối với vùng A4 bắt buộc phải trang bị thêm những thiết bị đài tàu HF Ngoài ra, các tàu phải có khả năng truyền và nhận thông tin vô tuyến điện sử dụng điện báo in trực tiếp.”

1.4.3 Giới thiệu các trang thiết bị thông tin vô tuyến điện theo GMDSS.

- Vô tuyến điện thoại VHF : là thiết bị hoạt động trên dải tần 156 – 174 MHz, các kênh song công (Duplex) cho việc liên lạc tàu - bờ và các kênh đơn công (Simplex) cho tàu – tàu và gọi thông thường giữa tàu – bờ Cự ly thông tin liên lạc xa nhất khoảng 30 – 40 hải lý.

- VHF DSC : là thiết bị hoạt động trên kênh 70 VHF và được dùng cho cả báo động cấp cứu và cho gọi thông thường.

- Vô tuyến thoại cầm tay – VHF: thiết bị sử dụng trong hoạt động tìm kiếm cứu nạn, trên các xuồng cứu sinh, cứu hộ.

Trang 17

- SART : thiết bị phát đáp Radar tìm kiếm và cứu nạn hoạt động trên dải tần

X (9.3 – 9.5 GHz) có bước sóng dài 3 cm, dùng để trợ giúp các tàu tìm kiếm cứu nạn và xác định vị trí người sống sót.

- Máy thu NAVTEX : thiết bị dùng để thu tự động Thông tin An toàn hàng hải (MSI) bằng thiết bị in chữ trực tiếp dải hẹp từ các Đài phát thông tin được chọn, sử dụng tần số 518 kHz, 490 kHz và 4209.5 kHz.

- EPIRB : là phao vô tuyến chỉ báo vị trí khẩn cấp hoạt động trên tần số 406 MHz (gồm cả tần số 121,5 MHz để máy bay có thể tìm kiếm cứu nạn xác định hướng) dựa trên cơ sở hoạt động của hệ thống vệ tinh quỹ đạo cực COSPAS – SARSAT và trên tần số 1,6GHz (INMARSAT-E dải L) thông qua hệ thống vệ tinh địa tĩnh Inmarsat EPIRB phát tín hiệu cung cấp thông tin của tàu bị nạn, giúp xác định vị trí của tàu bị nạn.

- MF/HF DSC : là thiết bị dùng để thu các cấp cứu DSC trên các dải tần 2, 4,

6, 8, 12 và 16 MHz Nó cũng dùng để sử dụng cho mục đích thông tin thông thường trên tần số 2, 4, 6, 8, 12, 16, 18, 22 và 25 MHz.

- Máy thu phát MF/HF : là thiết bị có thể thu phát vô tuyến điện thoại và telex.

- INMARSAT C : là vệ tinh địa tĩnh, cung cấp các dịch vụ : Telex, Data, Email

và dịch vụ hỏi đáp dữ liệu tàu (“Polling and Data Reporting”) dựa trên cơ sở lưu trữ và chuyển tiếp Thông thường, thiết bị này được tích hợp với một máy thu EGC để thu tự động Thông tin An toàn Hàng hải qua dịch vụ Safety Net.

- INMARSAT – Fleet F77 : là hệ thống vệ tinh địa tĩnh cũng cấp dịch vụ thông tin hàng hải chất lượng cao bao gồm : thoại, fax và truyền dữ liệu với tốc độ lên tới 128kbps Dịch vụ ISDN của Fleet cung cấp kết nối nhanh và đáng tin cậy, cho phép truyền một lượng lớn dữ liệu lớn một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao Dịch vụ dữ liệu gói (MPDS) cho phép người sử dụng có thể duy trì kết nối trực tuyến trong khoảng thời gian dài mà cước phí chỉ tính cho dữ liệu phát đi và thu về.

Trang 18

Ngoài ra còn có hệ thống INMARSAT-A đã ngừng cung cấp dịch vụ vào ngày 31/12/2006, và hệ thống INMARSAT-B, INMARSAT-mini M ngừng cung cấp dịch vụ vào ngày 31/12/2014 theo thông báo của Tổ chức INMARSAT.

1.5 Quy phạm đăng kiểm Việt Nam.

1.5.1 Giới thiệu về quy phạm đăng kiểm Việt Nam.

Quy phạm về Trang bị an toàn tàu biển Việt Nam do Cục Đăng kiểm Việt Nam soạn thảo, được Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng bộ Giao thông vận tải ký quyết định ban hành.

Quy phạm đăng kiểm Việt Nam áp dụng cho việc chế tạo, lắp đặt, kiểm tra và

sử dụng các thiết bị an toàn dùng trên tàu biển do Đăng kiểm Việt Nam giám sát kỹ thuật và phân cấp.

Thiết bị an toàn dùng trên các tàu là các thiết bị được nêu ở Chương III, IV, V

và Phụ lục của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển (SOLAS 74) đã bổ sung sửa đổi và Công ước quốc tế về phòng ngừa đâm va trên biển bao gồm:

(1)Thiết bị tín hiệu;

(2)Thiết bị cứu sinh;

(3)Thiết bị vô tuyến điện;

(4)Thiết bị hàng hải;

Dựa vào quy chuẩn về đăng kiểm, cơ quan Đăng kiểm thực hiện duyệt thiết

kế, thử nghiệm và kiểm tra các tàu chế tạo mới, các tàu sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt trang bị an toàn tàu biển đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật đề ra trong Quy chuẩn.

1.5.2 Quy định về các thiết bị hàng hải của tàu hoạt động tuyến quốc tế.

Tùy theo tổng dung tích, vùng hoạt động của tàu hay mục đích sử dụng của tàu mà các trang thiết bị, nghi khí hàng hải lắp đặt trên tàu phải trang bị theo quy phạm trang thiết bị an toàn Việt Nam QCVN42:2012/BGTVT như bảng sau:

Trang 19

-

-1 1

-1 -

1

2 -

2

2 -

1

2 -

1

Trang 20

8 Máy đo sâu

Trang 21

-

-1 -

-1 1

1

1 1

1

1 1

1

1 1

1

Trang 22

Bảng 1.4: Số lượng các trang thiết bị hàng hải hoạt động tuyến quốc tế.

1.5.3 Quy định về các thiết bị hàng hải của tàu hoạt động tuyến nội địa.

Trang 23

-

-1 1

-1 1

-1 1

-2 -

1

2 -

Trang 25

CHƯƠNG II: CÁC THIẾT BỊ THÔNG TIN VÔ TUYẾN HÀNG HẢI.

Máy phát phải phát đi với công suất đủ lớn và sử dụng phương thức điều chế chính xác để đảm bảo khoảng cách truyền, chất lượng truyền tải tới máy thu sao cho lỗi xảy ra ít nhất.

Yêu cầu với máy phát VTĐ:

- Đảm bảo cự ly thông tin.

- Đảm bảo dải tần công tác (tần số phát).

- Không sinh hài, gây nhiễu (nhiễu tần số lân cận).

Trong hệ thống truyền thông, máy phát có nhiệm vụ như : điều biến, chuyển đổi, khuếch đại và truyền tín hiệu trong không gian bằng cách sử dụng Anten Đầu vào phổ biển của máy phát là các tín hiệu tương tự ở dải cơ sở và đầu ra của nó là tần số cao và nguồn tín hiệu cao đã được điều biến.

Sơ đồ khối cấu trúc của máy phát VTĐ:

Trang 26

Hình 2.1: Sơ đồ khối cấu trúc của máy phát VTĐ Nguyên lý hoạt động :

Tín hiệu băng gốc ban đầu vào t 1 và t 2 được đưa vào bộ quay dịch pha 90 0

cùng với tín hiệu LO1 (Local Oscilator).Tín hiệu LO1 được tạo ra bởi bộ tự dao động, nó có tần số đóng vai trò tần số sóng mang f1, tần số này được gọi là IF (Intermediate Frequency),nó sẽ được đưa vào đầu bộ trộn thông qua bộ dịch pha.

Tín hiệu đầu ra của bộ dịch pha được đưa vào một bộ trộn thông qua bộ lọc thông dải BPF1, cùng với tần số f2 được tạo ra nhờ bộ tạo dao động thứ hai LO2 Tín hiệu đã được chuyển đổi qua bộ trộn này được cho qua bộ lọc BPF2

và được gửi tới đầu vào bộ khuếch đại công suất và gửi tới Anten.

Trang 27

Tần số ở đầu vào và đầu ra của bộ khuếch đại công suất có thể được chọn là (f1+f2) hay (f1-f2).

b Máy thu.

Máy thu vô tuyến điện là một bộ phận trong hệ thống thu phát vô tuyến điện Chức năng của máy thu là chọn lọc tín hiệu tin tức cần thu và tách tín hiệu tin tức ra khỏi dao động cao tần đã được điều chế Sau đó khuếch đại tin tức thu được tới mức công suất đủ lớn kết hợp với giải mã tín hiệu để đưa tới đầu ra phù hợp.

Hình 2.2: Sơ đồ khối cấu trúc của máy thu VTĐ Trong đó : AGC : Automatic Gain Control

RF AGC :Radio Frequency – AGC

IF AGC : Intermediate Frequency

Nguyên lý hoạt động :

Tín hiệu cao tần (Radio Frequency) được anten thu và đưa đến đầu vào máy thu Mạch vào máy thu sẽ thực hiện chọn lọc tần số thu thông qua phương pháp cộng hưởng tần số.

Trang 28

Tín hiệu thu sau khi được lọc bỏ những thành phần nhiễu sẽ được khuếch đại cao tần tín hiệu thu đến mức cần thiết để đổi tần xuống trung tần sau đó đưa đến bộ khuếch đại trung tần.

Bộ khuếch đại trung tần : bộ khuếch đại có độ chọn lọc cao, hệ số khuếch đại lớn để tăng điện áp tín hiệu đến mức cần thiết khi đưa đến khối tách sóng Khối tách sóng (giải điều chế) : là quá trình khôi phục lại tín hiệu băng gốc ban đầu từ tín hiệu trung tần Tín hiệu thu được đưa qua bộ khuếch đại âm tần rồi đưa ra khối chỉ báo hiển thị.

2.1.2 Thiết bị VHF.

a Giới thiệu về thiết bị VHF.

Thiết bị VHF trong lĩnh vực hàng hải là thiết bị thông tin vô tuyến điện có khả năng thu phát và trực canh liên tục bằng DSC trên các tần số VHF:

+) 156.3 MHz (kênh 6): là tần số sử dụng cho thông tin liên lạc trong hoạt động tìm kiếm cứu nạn và hàng không dân dụng và trên biển Ngoài ra tần số này còn được dùng để liên lạc với các tàu thuyền cho mục đích an toàn.

+) 156.625 MHz (kênh 70): là tần số gọi cấp cứu và an toàn hàng hải được

b Bố trí, lắp đặt trên tàu.

Thiết bị VHF có ba phần chính gồm : Khối nguồn (Power supply), khối các mạch thu phát (Transceiver) và Anten Ngoài ra còn có đèn sự khẩn cấp để chiếu sáng cho thiết bị hoạt động trong điều kiện không thuận lợi

Trang 29

Khối nguồn điện cung cấp phải có theo quy phạm tàu biển Việt Nam phải có hai nguồn điện là nguồn điện xoay chiều AC ( thường là 220V) và nguồn điện một chiều DC 24V Trong điều kiện bình thường, thiết bị sẽ ưu tiên lấy điện áp

từ nguồn điện xoay chiều để hoạt động, khi xảy ra sự cố mất điện áp AC sẽ chuyển sang dùng nguồn điện áp DC 24V để hoạt động.

Anten của thiết bị VHF kết nối với khối mạch thu phát bằng dây cáp đồng trục Anten phải đặt trên cao cách boong tàu tối thiểu 2m để thu được tín hiệu tốt nhất.

Anten dùng cho thiết bị VHF bao gồm :

- Anten dùng để cho thu phát tín hiệu RX/TX.

- Anten dùng để thu trực canh liên tục bằng phương thức DSC

Trang 30

Hình 2.3: Các khối lắp đặt và vị trí thiết bị VHF Trong đó : Emergency light : là đèn sự cố.

Power supply unit : khối nguồn cung cấp.

Ngày đăng: 08/09/2016, 16:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1 Tần số Cấp cứu, Khẩn cấp và An toàn. 4 Bảng 1.2 Tần số dùng cho gọi chọn số DSC cho liên lạc thông - Các thiết bị vô tuyến điện và nghi khí hàng hải trong hệ thống GMDSS
Bảng 1.1 Tần số Cấp cứu, Khẩn cấp và An toàn. 4 Bảng 1.2 Tần số dùng cho gọi chọn số DSC cho liên lạc thông (Trang 5)
Bảng 1.4 Số lượng về các thiết bị hàng hải của tàu hoạt động - Các thiết bị vô tuyến điện và nghi khí hàng hải trong hệ thống GMDSS
Bảng 1.4 Số lượng về các thiết bị hàng hải của tàu hoạt động (Trang 6)
Hình 3.4 Sơ đồ khối Radar hàng hải. 36 Hình 3.5 Các khối lắp đặt và vị trí thiết bị Radar - Các thiết bị vô tuyến điện và nghi khí hàng hải trong hệ thống GMDSS
Hình 3.4 Sơ đồ khối Radar hàng hải. 36 Hình 3.5 Các khối lắp đặt và vị trí thiết bị Radar (Trang 7)
Bảng 1.1: Tần số Cấp cứu, Khẩn cấp và An toàn. - Các thiết bị vô tuyến điện và nghi khí hàng hải trong hệ thống GMDSS
Bảng 1.1 Tần số Cấp cứu, Khẩn cấp và An toàn (Trang 12)
Bảng 1.2: Tần số dùng cho gọi chọn số DSC cho liên lạc thông thường giữa tàu và đài thông tin duyên hải ở dải MF. - Các thiết bị vô tuyến điện và nghi khí hàng hải trong hệ thống GMDSS
Bảng 1.2 Tần số dùng cho gọi chọn số DSC cho liên lạc thông thường giữa tàu và đài thông tin duyên hải ở dải MF (Trang 13)
Bảng 1.4: Số lượng các trang thiết bị hàng hải hoạt động tuyến quốc tế. - Các thiết bị vô tuyến điện và nghi khí hàng hải trong hệ thống GMDSS
Bảng 1.4 Số lượng các trang thiết bị hàng hải hoạt động tuyến quốc tế (Trang 22)
Hình 2.1: Sơ đồ khối cấu trúc của máy phát VTĐ Nguyên lý hoạt động : - Các thiết bị vô tuyến điện và nghi khí hàng hải trong hệ thống GMDSS
Hình 2.1 Sơ đồ khối cấu trúc của máy phát VTĐ Nguyên lý hoạt động : (Trang 26)
Hình 2.2: Sơ đồ khối cấu trúc của máy thu VTĐ Trong đó : AGC : Automatic Gain Control - Các thiết bị vô tuyến điện và nghi khí hàng hải trong hệ thống GMDSS
Hình 2.2 Sơ đồ khối cấu trúc của máy thu VTĐ Trong đó : AGC : Automatic Gain Control (Trang 27)
Hình 2.3: Các khối lắp đặt và vị trí thiết bị VHF. - Các thiết bị vô tuyến điện và nghi khí hàng hải trong hệ thống GMDSS
Hình 2.3 Các khối lắp đặt và vị trí thiết bị VHF (Trang 30)
Hình 2.4: Các khối lắp đặt và vị trí thiết bị MF/HF. - Các thiết bị vô tuyến điện và nghi khí hàng hải trong hệ thống GMDSS
Hình 2.4 Các khối lắp đặt và vị trí thiết bị MF/HF (Trang 32)
Hình 2.5: Các khối lắp đặt và vị trí thiết bị INMARSAT C. - Các thiết bị vô tuyến điện và nghi khí hàng hải trong hệ thống GMDSS
Hình 2.5 Các khối lắp đặt và vị trí thiết bị INMARSAT C (Trang 35)
Hình 3.1: Cấu hình hệ thống Hải đồ điện tử. - Các thiết bị vô tuyến điện và nghi khí hàng hải trong hệ thống GMDSS
Hình 3.1 Cấu hình hệ thống Hải đồ điện tử (Trang 41)
Hình 3.2: Các khối lắp đặt và kết nối với Hải đồ điện tử. - Các thiết bị vô tuyến điện và nghi khí hàng hải trong hệ thống GMDSS
Hình 3.2 Các khối lắp đặt và kết nối với Hải đồ điện tử (Trang 44)
Hình 3.3: Radar quét mục tiêu và hình ảnh hiển thị. - Các thiết bị vô tuyến điện và nghi khí hàng hải trong hệ thống GMDSS
Hình 3.3 Radar quét mục tiêu và hình ảnh hiển thị (Trang 45)
Hình 3.4: Sơ đồ khối Radar hàng hải. - Các thiết bị vô tuyến điện và nghi khí hàng hải trong hệ thống GMDSS
Hình 3.4 Sơ đồ khối Radar hàng hải (Trang 47)
Hình 3.5: Các khối lắp đặt và vị trí thiết bị Radar. - Các thiết bị vô tuyến điện và nghi khí hàng hải trong hệ thống GMDSS
Hình 3.5 Các khối lắp đặt và vị trí thiết bị Radar (Trang 49)
Hình 3.6: Sơ đồ khối của thiết bị đo tốc trong hàng hải. - Các thiết bị vô tuyến điện và nghi khí hàng hải trong hệ thống GMDSS
Hình 3.6 Sơ đồ khối của thiết bị đo tốc trong hàng hải (Trang 51)
Hình 3.7: Các khối lắp đặt và vị trí thiết bị Đo sâu. - Các thiết bị vô tuyến điện và nghi khí hàng hải trong hệ thống GMDSS
Hình 3.7 Các khối lắp đặt và vị trí thiết bị Đo sâu (Trang 52)
Hình 3.8: Các khối lắp đặt và vị trí thiết bị AIS. - Các thiết bị vô tuyến điện và nghi khí hàng hải trong hệ thống GMDSS
Hình 3.8 Các khối lắp đặt và vị trí thiết bị AIS (Trang 54)
Hình 4.1: Sắp xếp thiết bị trên buồng lái. - Các thiết bị vô tuyến điện và nghi khí hàng hải trong hệ thống GMDSS
Hình 4.1 Sắp xếp thiết bị trên buồng lái (Trang 56)
Hình 4.2: Sắp xếp Anten trên tàu. - Các thiết bị vô tuyến điện và nghi khí hàng hải trong hệ thống GMDSS
Hình 4.2 Sắp xếp Anten trên tàu (Trang 58)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w