1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án tốt nghiệp địa chất

138 1,3K 32

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

-Do vậy, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu phân hệ tầng trên O3-S tm2.Trầm tích của phân hệ tầng phân bố ở phía tây bắc vùng và có dạng dải hẹptương đối liên tục theo phương đông bắc -

Trang 1

Mở đầu

Trong xu thế phát triển của đất nước, nhu cầu về nguồn năng lượng ngàycàng tăng cao, ngành công nghiệp than đã và đang chiếm vị trí quan trọng trongnền kinh tế quốc dân, không chỉ cung cấp nhiên liệu cho các ngành công nghiệpnhư: nhiệt điện, luyện kim… mà than còn dùng để xuất khẩu Ngày nay, trongcông cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nhà nước ta đã đặc biệt chútrọng đến ngành công nghiệp khai thác than, một trong những ngành mang lạithu nhập và giá trị kinh tế cao

Sau khi được nhà trường trang bị những kiến thức cơ bản nhất của một kỹ

sư địa chất, để củng cố lại kiến thức và áp dụng vào thực tế sản xuất, em đã được

bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò phân công về thực tập tốt nghiệp tại mỏ than KheChàm TKV thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam Trongthời gian thực tập tốt nghiệp tại mỏ, em đã làm quen được với công việc của một

kĩ sư địa chất, đồng thời tham khảo và thu thập tài liệu cơ bản về địa chất vùngCẩm Phả, tài liệu địa chất khu mỏ Khe Chàm

Trên cơ sở tài liệu thu thập được và tình hình thực tế tại đơn vị sản xuất,

bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò đã giao cho em viết đồ án tốt nghiệp với đề tài:

“Cấu trúc địa chất vùng Cẩm Phả, Quảng Ninh Thiết kế phương án thăm dò

bổ sung đến mức – 500m từ tuyến T.X đến tuyến T.XIIIB mỏ than Khe Chàm”.

Mục đích của đề tài là xác định chính xác cấu trúc địa chất mỏ, chính xáchóa chất lượng và trữ lượng than, điều kiện phân bố không gian của các vỉa, điềukiện khai thác mỏ phục vụ kế hoạch khai thác ổn định, lâu dài của công ty thanKhe Chàm TKV

Để thực hiện được mục đích trên cần giải quyết các nhiệm vụ sau:

Trang 2

- Nghiên cứu làm sáng tỏ cấu trúc địa chất khu mỏ và đặc điểm địa chấtcủa các vỉa than.

- Nghiên cứu thành phần vật chất than

- Nghiên cứu tính chất cơ lý của than và đá vây quanh, đặc điểm phân bốcủa khí metan và các chất khí độc hại, cháy nổ khác, cùng với điều kiện khaithác mỏ ở các khu vực cụ thể

- Nâng cấp trữ lượng để phục vụ quy hoạch khai thác lâu dài và ổn định

Để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ đã được nêu ở trên, chúng tôi dự kiếntiến hành các công tác như sau:

- Công tác chỉnh lý bản đồ lộ vỉa tỷ lệ 1: 2000

- Công tác trắc địa địa hình và trắc địa công trình

- Công tác thi công các công trình thăm dò

- Công tác đo địa vật lý lỗ khoan (đo karota)

- Công tác địa chất thủy văn, địa chất công trình và nghiên cứu điều kiệnkhai thác mỏ

Nội dung của bản đồ án bao gồm các chương như sau:

- Chương 1: Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế nhân văn và lịch sử nghiêncứu địa chất vùng

Trang 3

- Chương 2: Đặc điểm địa chất và khoáng sản.

- Chương 3: Các phương pháp áp dụng kĩ thuật và khối lượng công tácthăm dò

- Chương 4: Dự kiến phương pháp tính tài nguyên, trữ lượng khoáng sản

- Chương 5: Tổ chức thi công và dự toán kinh phí

Do thời gian làm báo cáo tương đối ngắn, sự hiểu biết và kinh nghiệm cònhạn chế, khối lượng tài liệu cần tổng hợp khá lớn nên đồ án không thể tránh khỏinhững thiếu sót Vì vậy, để đồ án đựơc hoàn thiện hơn, em rất mong được sự chỉbảo, giúp đỡ và góp ý của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để ra thực tếsản xuất em có kiến thức vững vàng hơn Em xin chân thành cảm ơn!

Qua đây em xin chân thành cảm ơn khoa Khoa học và Kỹ thuật Địa chất,ban giám hiệu nhà trường đã tạo mọi điều kiện cho em được học tập và nghiêncứu, bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò,đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn ThS Nguyễn Trọng Toan đã tận tình giúp đỡ.Xin chân thành cảm ơn các cán bộ nhân viên trong phòng Địa chất - Trắc địa mỏthan Khe Chàm đã thường xuyên theo dõi và tạo điều kiện cho em trong thờigian thực tập tốt nghiệp tại mỏ

Trang 4

Chương 1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ NHÂN VĂN VÀ

LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT VÙNG

1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ DIỆN TÍCH NGHIÊN CỨU

Vùng Cẩm Phả thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh, cách thủ đô Hà Nội hơn200km về phía đông bắc và có diện tích khoảng 100km2 Vùng nghiên cứu đượcgiới hạn bởi toạ độ địa lý:

X = 2324.000 - 2334.000 và Y = 736.000 - 746.800

(Hệ toạ độ, độ cao VN 2000, KTT 105, múi chiếu 6°)

Ranh giới phía đông là huyện Vân Đồn, phía tây là huyện Hoành Bồ

và thành phố Hạ Long, phía nam giáp vịnh Bắc Bộ, phía bắc giáp huyện BaChẽ

1.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

1.2.1 Địa hình

Vùng Cẩm Phả nằm trên bờ vịnh Bái Tử Long nên có sắc thái của vùngrừng núi ven biển Địa hình trong vùng bao gồm các dạng sau:

a Địa hình núi cao

Địa hình này gồm các núi đá vôi thuộc quần sơn Đèo Bụt và các đảo đávôi riêng biệt ở vịnh Bái Tử Long Đặc điểm địa hình này là vách đá dốc đứng,đỉnh nhọn dạng tai mèo Trên địa hình này phát triển mạnh mẽ các hang độngkarst

b Địa hình núi trung bình (độ cao từ 500 đến 1000m)

Dạng địa hình này chiếm diện tích không đáng kể ở phía tây bắc vùngnghiên cứu Đặc điểm của địa hình này là sườn tương đối dốc, đường phân thuỷhẹp, lớp phủ mỏng và thực vật kém phát triển

Trang 5

c Địa hình đồi núi thấp (độ cao dưới 500m)

Dạng địa hình này chiếm hầu hết diện tích vùng nghiên cứu Trong kiểuđịa hình này các dãy núi kéo dài theo phương á vĩ tuyến Đặc trưng của địa hình

ở đây là độ dốc sườn không lớn, đỉnh tương đối tròn, đường phân thủy rộng, lớpphủ khá dày và thực vật tương đối phát triển

d Địa hình bãi bồi và thung lũng

Dạng địa hình này phát triển dọc theo thung lũng sông Mông Dương vàven rìa các suối lớn Các bãi bồi có bề mặt khá bằng phẳng và tạo điều kiệnthuận lợi cho phát triển nông nghiệp và chăn nuôi

1.2.2 Mạng lưới sông, suối

Hệ thống sông suối trong vùng phát triển mạnh mẽ với mật độ tương đối đều.Vùng nghiên cứu có con sông lớn chảy qua, đó là sông Mông Dương Ngoài racòn có hệ thống sông suối nhỏ tương đối phát triển, nhưng phân bố không đềutrong diện tích vùng nghiên cứu

a Hệ thống sông, suối lớn

Sông Mông Dương

Đoạn sông Mông Dương chảy qua vùng nghiên cứu có chiều dài khoảng6,8km, chảy theo hướng đông rồi đổ ra vịnh Cửa Ông Ở thượng nguồn, lòng sôngkhá dốc và uốn lượn, phần hạ nguồn bằng phẳng và lòng rộng hơn Nguồn nướccung cấp cho sông chủ yếu phụ thuộc vào lượng nước mưa, thuỷ triều và từ cácsông suối nhỏ trong vùng nghiên cứu Vì vậy, lưu lượng nước sông thay đổi khá

rõ rệt theo mùa Về mùa mưa, khi thủy triều lên, mực nước của sông có khi lên tới7m, lưu lượng nước từ 3,8 - 4,2 m3/s Về mùa khô, mực nước giảm xuống chỉ còn0,5 - 1m, lưu lượng nước khoảng 1,5 m3/s

Trang 6

b Hệ thống sông, suối nhỏ

Trong vùng nghiên cứu, hệ thống sông suối nhỏ tương đối phát triển,chúng thường bắt nguồn từ các dãy núi cao và chảy theo hướng nam rồi đổ rasông Mông Dương và sông Đá Bạc Các sông suối nhỏ này thường ngắn, độ dốccủa lòng khá lớn và có lượng nước thay đổi theo mùa: mùa mưa lưu lượng lớn,đôi khi tạo thành lũ, mùa khô lưu lượng giảm nhanh và nhiều khi khô cạn Chính

vì vậy, việc khảo sát địa chất dọc theo các lòng sông suối này rất thuận lợi

b Mùa mưa

Mùa mưa hàng năm bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 Hàng năm lượngmưa trung bình hàng tháng khoảng 400mm và lượng mưa đạt tới 1700 -2900mm Nhiệt độ trung bình 20 - 27°C Tháng nóng nhất vào tháng 7 và tháng

8, có ngày nhiệt độ lên đến 39°C Độ ẩm không khí 70 - 80% Hướng gió chủyếu là hướng đông nam và thường có gió bão

1.2.4 Động thực vật

Trang 7

Ngoài ra, các gia đình cũng chăn nuôi một số lượng không nhỏ trâu bò vàcác gia súc Đặc biệt, ở vịnh Bái Tử Long còn có đảo nuôi khỉ (Đảo Khỉ) củaNhà nước.

b Thực vật

Do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ven biển nên trước đây thực vật pháttriển rất phong phú và đa dạng, trong đó phải kể đến các loại cây gỗ quí như:lim, sến, táu Hiện nay rừng tự nhiên bị thu hẹp đáng kể, nguyên nhân chính dokhai thác gỗ phục vụ công nghiệp khai thác than và đốt rừng làm rẫy Để đảmbảo cho cân bằng sinh thái trong tương lai cần có kế hoạch khai thác và trồngrừng một cách hợp lý

1.3 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ NHÂN VĂN

1.3.1 Dân cư

Vùng Cẩm Phả có rất nhiều dân tộc như: Kinh, Hoa, Dao, Sán Rìu, SánChỉ Trong đó dân tộc Kinh chiếm phần lớn và chủ yếu sinh sống tập trung tạithành phố Cẩm Phả, dọc theo đường quốc lộ 18A Đa số người Kinh làm trongcác xí nghiệp khai thác than hoặc tiểu thương buôn bán Các thị trấn như miềnnúi Ba Chẽ, Cái Rồng, Tiên Yên là cộng đồng sinh sống của các dân tộc ít người,nghề nghiệp của họ chủ yếu là trồng cây lương thực và cây công nghiệp

Trang 8

b Nông nghiệp

Vùng nghiên cứu là một trong những khu công nghiệp lớn của đất nước,

vì vậy nông nghiệp chưa được chú trọng, chủ yếu trồng trọt trong các thunglũng và đồng bằng hẹp Trong một vài năm gần đây nền nông nghiệp của vùngđược đẩy mạnh do ứng dụng khoa học kỹ thuật, song lương thực vẫn không

đủ để cung cấp cho cán bộ công nhân và nhân dân trong vùng

c Lâm ngư nghiệp

Với diện tích 70% là rừng nên việc khai thác gỗ phục vụ khai thác thanđóng vai trò quan trọng, về cơ bản đáp ứng đủ cho công nghiệp và dân dụng

Trang 9

Hiện nay nhân dân đang phủ xanh đất trống, đồi núi trọc để bảo vệ môi trường

và lấy gỗ phục vụ khai thác than

Vùng nghiên cứu có 30km chiều dài bờ biển nên việc đánh bắt cá và cáchải sản khác rất thuận lợi và phát triển mạnh mẽ Hiện nay đã có nhiều tổ hợpthuỷ sản đánh bắt cá gần và xa bờ được thành lập Trong tỉnh có xí nghiệp đánhbắt cá Hạ Long, đây là một xí nghiệp đánh bắt cá lớn ở Miền Bắc Việt Nam,phục vụ sản xuất đồ hộp tiêu dùng nội địa và xuất khẩu

d Thương nghiệp

Trong vùng, ngoài cảng lớn Cửa Ông còn có các cảng nhỏ như cảng CáiRồng, cảng Vũng Đục, cảng Km6 Đây là những cảng buôn bán than xuất khẩutrao đổi hàng hoá với nước ngoài và nội địa Ngoài ra, các trung tâm dịch vụ vàhợp tác xã mua bán cũng phát triển mạnh rộng khắp, đáp ứng đầy đủ nhu cầuthiết yếu của nhân dân

1.3.3 Giao thông.

Cẩm Phả là một vùng trung tâm công nghiệp quan trọng của đất nước nên

có mạng lưới giao thông tương đối thuận tiện, bao gồm: đường bộ và đườngthủy

a Đường bộ

Đường quốc lộ 18A bao bọc phần phía đông và phía nam vùng nghiên cứu.Đây là con đường huyết mạch của tỉnh nối với các tỉnh bạn và nối đườngquốc lộ 4 ở biên giới Việt - Trung phía Bắc

Đường quốc lộ 18B cũng gần song song với đường 18A nhưng lùi sâu vềphía bắc và phía đông Con đường này bắt đầu từ thị trấn Trới qua Đá Trắng -

Vũ Oai - Dương Huy - Đồng Mỏ - Ba Chẽ nối với đường quốc lộ 18A ở ngã baHải Lạng

Trang 10

b Đường thủy.

Vùng Cẩm Phả nằm sát vịnh Bái Tử Long nên có rất nhiều bến cảng thuậntiện cho việc vận chuyển hàng hoá trong nước và quốc tế Bến cảng Cửa Ông lànơi tàu biển loại lớn có thể ra vào an toàn

Ngoài ra trong vùng còn có tuyến đường sắt nối các mỏ than với cảng Cửa Ông

Trang 13

1.3.4 Đời sống văn hoá chính trị

Thành phố Cẩm Phả là một trong những trung tâm văn hoá, chính trị củatỉnh Quảng Ninh Các mỏ than lớn tập trung ở thành phố Cẩm Phả nên mạnglưới giáo dục và y tế phát triển khá đều Tại thành phố Cẩm Phả, các phườngCọc Sáu, phường Cửa Ông, phường Quang Hanh đều có trường phổ thông trunghọc Các phường xã đều có trường tiểu học, trung học cơ sở và các trường mẫugiáo Trường Đại học Mỏ - Địa chất đã mở phân hiệu ở đây để đào tạo các kỹ sưphục vụ cho công việc khai thác than

Mạng lưới y tế đều khắp rất thuận tiện cho khám và chữa bệnh, bao gồm:bệnh viên Cọc 7, bệnh viện thành phố Cẩm Phả, đều là những bệnh viện cỡ trungbình (cấp II) Trong các bệnh viện luôn có một đội ngũ bác sĩ, y sỹ giỏi tận tình

và trang thiết bị tương đối hiện đại nên có thể tự giải quyết được các căn bệnhhiểm nghèo Ngoài ra các xí nghiệp khai thác, các công ty và các phường xã đều

có cơ sở y tế

Đời sống văn hoá được phát triển khá mạnh, đáp ứng nhu cầu của nhândân Ở các thành phố, thị xã, thị trấn đều có rạp hát, thư viện, phòng truyềnthống, sân vận động ngoài trời… Các xí nghiệp có đội văn nghệ và câu lạc bộphục vụ nhu cầu văn hoá của nhân dân Dân trí ở đây có trình độ giác ngộ chínhtrị cao Dưới sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp công nhân và nhân dân các dân tộc

đã và đang phấn đấu thực hiện theo lời dạy của Hồ Chủ Tịch : "Biến Quảng Ninhthành một tỉnh giàu đẹp, ngành khai thác than trở thành ngành kinh tế kiểu mẫu"

Tóm lại, về đặc điểm địa lý tự nhiên và kinh tế nhân văn vùng Cẩm Phả làvùng có điều kiện thuận lợi cho công tác khảo sát, tìm kiếm thăm dò và khai tháckhoáng sản Song bên cạnh đó cũng còn một số khó khăn như xa các trung tâmkhoa học, nghiên cứu

Trang 14

1.4 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT VÙNG

Lịch sử nghiên cứu địa chất vùng Cẩm Phả gắn liền với lịch sử nghiên cứu địachất miền bắc Việt Nam nói chung và vùng đông bắc nói riêng Mặc dù còn một sốđiểm chưa thống nhất nhưng những công trình nghiên cứu đã có ý nghĩa lớn đối vớicông tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác khoáng sản cho bể than Quảng Ninh Côngtác nghiên cứu địa chất vùng có thể chia làm 2 giai đoạn

1.4.1 Giai đoạn trước Cách mạng tháng 8 năm 1945

Với mục đích vơ vét tài nguyên ở các nước thuộc địa, từ khi đặt chân lênđất nước ta, năm 1877 đến năm 1955, thực dân Pháp đã tiến hành nghiên cứu địachất và tìm kiếm các khoáng sản có giá trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam nói chung

và vùng than Quảng Ninh nói riêng Trong thời kỳ này có nhiều công trìnhnghiên cứu của các nhà địa chất Pháp, trong đó đáng chú ý là các công trình sau:

- Năm 1881, E Fuchs và E Saladin đã khảo sát trầm tích chứa than HồngGai

- Năm 1882, E Fuchs và E Saladin đã công bố tài liệu "Hồi ký về sự pháttriển các tầng than ở Đông Dương" vạch ranh giới phía nam của trầm tích chứathan từ Kế Bào đến Bắc Ninh dài 110km và nêu lên kết luận chủ yếu về địa chấtkhoáng sản vùng này

- Tháng 9 - 1884, Hội khai khoáng Bắc Kỳ ra đời và cũng trong năm đó xínghiệp khai thác than đầu tiên hoạt động

- Năm 1885, kỹ sư mỏ Bavior lập Liên đoàn thăm dò Saran và năm 1888ông cho xuất bản tài liệu "Nghiên cứu bể than Bắc Kỳ"

- Năm 1888, công ty than Bắc Kỳ thuộc Pháp thành lập, công cuộc khaithác khẩn trương hơn

- Năm 1890, Remanty công bố tài liệu "Bắc Kỳ và các nguồn than của nó"

Trang 15

- Năm 1903, Zeiller công bố tài liệu nghiên cứu hoá đá thực vật bể thanBắc Kỳ và xếp trầm tích chứa than là Trias thống trên bậc Reti (T3 r).

- Năm 1925, Sở Địa chất Đông Dương tiến hành lập các bản đồ địa chất tỷ

1.4.2 Giai đoạn sau Cách mạng tháng 8 năm 1945

Từ năm 1945 - 1954, công tác nghiên cứu địa chất tạm thời bị dừng lại dochúng ta tập trung sức người, sức của cho công cuộc kháng chiến chống thực dânPháp

Từ sau ngày miền Bắc giải phóng (1954), công tác địa chất được tiến hànhvới nội dung, mục đích, quy mô và hệ thống tổ chức ngày càng hoàn thiện vàphù hợp

Năm 1955 đến năm 1958, công tác địa chất được tiến hành chủ yếu nhằmđánh giá lại các mỏ cũ phục vụ cho công việc khai thác

Tháng 8 - 1958, Đoàn Địa chất thăm dò 9 (nay là Công ty Địa chất vàKhai thác khoáng sản) được thành lập, có nhiệm vụ tiến hành công tác tìm kiếm,thăm dò và khai thác than vùng Hòn Gai - Cẩm Phả

Năm 1960, A.I Pavlov và các nhà địa chất Liên đoàn Địa chất 9 đã hoànthành tờ bản đồ địa chất tỷ lệ 1: 25.000 phần đông nam bể than

Năm 1965, các nhà địa chất Liên Xô cũ cùng các nhà địa chất Việt Nam

do A.E Dovjicov làm chủ biên hoàn thành tờ bản đồ địa chất miền bắc Việt

Trang 16

Nam, tỷ lệ 1: 500.000 Trong công trình này, bể than Quảng Ninh được xếpvào đới tướng cấu trúc duyên hải, trong hệ uốn nếp đông bắc Việt Nam và cácphân vị địa tầng được phân chia chi tiết đặc biệt là trầm tích hệ tầng Hòn Gai.

Năm 1964, V.M Treremnux trong báo cáo "Đồng danh các vỉa than HònGai - Cẩm Phả" đã phân chia tầng chứa than làm 2 phụ hệ tầng: phụ hệ tầng dưới(chứa than), phụ hệ tầng trên (trên than) Theo ông trầm tích chứa than vùng HònGai - Cẩm Phả có thể phân chia ra làm 15 chu kỳ thành phần hạt, chứa 25 vỉa than.Ông đã đề xuất tên gọi thống nhất các vỉa than trong vùng

Năm 1968, Lê Đỗ Bình đã thành lập bản đồ địa chất công nghiệp vùngthan Hòn Gai - Cẩm Phả tỷ lệ 1:25.000 và cũng đồng ý cách phân chia của V.A.Treremnux

Năm 1969, trong báo cáo lập "Bản đồ địa chất bể than Quảng Ninh tỷ lệ 1: 200.000", Phạm Văn Quang cho rằng khoảng cách thành tạo tầng chứathan rất dài từ Ladini đến Jura và cho rằng chu kỳ chứa than lớn tập trung vàophần giữa cột địa tầng: từ Carni đến Reti, triển vọng trữ lượng than tăng lên theohướng từ tây bắc xuống đông nam

Năm 1974, các nhà địa chất Liên đoàn Địa chất 9, chủ biên Nguyễn ĐìnhLong - Lê Kính Đức đã tổng hợp các tài liệu địa chất bể than Quảng Ninh trongbáo cáo "Đặc điểm địa chất bể than Quảng Ninh" đã xếp hệ tầng Hòn Gai vàotuổi Nori - Reti và chia hệ tầng Hòn Gai làm 3 phụ hệ tầng:

- Phụ hệ tầng dưới: Lộ ra ở khu vực đông Quảng Lợi, Lộ Trí, Khe Sim cóchiều dày 300m và chứa các vỉa than không đạt chiều dày công nghiệp

- Phụ hệ tầng giữa: Tính từ trụ vỉa dưới cũng có chiều dày lớn (vỉa dàyhoặc gọi vỉa dày 2 ở các khu đông Lộ Trí, Đèo Nai, Khe Sim, đến vách vỉa 14 ởcác khu Khe Tam, Khe Chàm, Ngã Hai chiều dày 1.000 - 1700m Phụ điệp chứacác vỉa than đạt giá trị công nghiệp

- Phụ hệ tầng trên: Bắt đầu từ vỉa 15 trở lên, chứa nhiều sản phẩm hạt thô

Trang 17

có chiều dày 500 - 1800m.

Năm 1986, Vũ Văn Xoang cùng các chuyên gia Liên Xô (cũ) nghiên cứuđịa chất vùng than Cẩm Phả và đã chỉ ra khu vực có triển vọng than như Lộ Trí,Đèo Nai, Cọc Sáu

Năm 1991, Trần Văn Trị và nnk làm chủ biên thành lập tờ bản đồ địa chất

tỷ lệ 1: 50.000 cho toàn bể than Quảng Ninh và đã phân chia chính xác lại địatầng của bể than

Năm 1996, Lê Hùng và nnk đã tiến hành tổng hợp lại các tài liệu trước đó củatoàn bể than và thành lập tờ bản đồ địa chất vùng Cẩm Phả tỷ lệ 1: 50.000 Trongcông trình này các tác giả đã thể hiện tương đối chi tiết cấu trúc địa chất vùng và đặcbiệt là cấu trúc chứa than Đây là công trình có giá trị và được chúng tôi sử dụng đểhoàn thành phần địa chất vùng của đồ án tốt nghiệp này

Trang 18

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÙNG CẨM PHẢ

2.1.1 Đặc điểm địa tầng

Theo bản đồ địa chất vùng Cẩm Phả tỷ lệ 1: 50.000 thì tham gia vào cấutrúc địa chất vùng Cẩm Phả bao gồm các trầm tích có tuổi từ Paleozoi đếnKainozoi Dưới đây là những đặc điểm chính của các phân vị địa tầng có mặttrong vùng nghiên cứu theo thứ tự từ cổ đến trẻ

Giới Paleozoi

Hệ Ordovic, thống trên- hệ Silur

Hệ tầng Tấn Mài (O 3-S tm)

Hệ tầng Tấn Mài mang tên làng Tấn Mài do A E Dovjicov xác lập khi

đo vẽ bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1: 500.000, là nơi các trầm tíchcủa hệ tầng lộ ra liên tục hàng trăm km dọc theo rìa phía nam đứt gãy Tấn Mài

- Tiên Yên - Yên Tử Hệ tầng Tấn Mài phân bố ở phía tây bắc vùng nghiêncứu và đặc trưng bởi trầm tích lục nguyên biến chất yếu với phần d ưới hạt lớn

và phần trên hạt nhỏ Thành phần thạch học bao gồm các đá phiến thạch anh sericit, cát kết dạng quarzit, đá phiến dạng dải Dựa vào đặc điểm thành phầnthạch học và quan hệ phân bố trong không gian hệ tầng Tấn Mài được chia ralàm hai phân hệ tầng Tuy nhiên trong vùng nghiên cứu chỉ lộ ra các đá thuộcphân hệ tầng trên

-Do vậy, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu phân hệ tầng trên (O3-S tm2).Trầm tích của phân hệ tầng phân bố ở phía tây bắc vùng và có dạng dải hẹptương đối liên tục theo phương đông bắc - tây nam Các thành tạo của phân hệ

Trang 19

tầng trên lộ ra thành hai dải ôm lấy các thành tạo của phân hệ tầng dưới Chúngđóng vai trò là hai cánh của phức nếp lồi Thác Cát - Đồng Mỏ.

Thành phần thạch học của phân hệ tầng trên gồm: đá phiến thạch anh sericit, bột kết, cát kết phân dải, đá phiến filit phân lớp mỏng xen đều với cát kết

-và cát kết tufogen phân lớp vừa, chứa hoá đá Graptolit

Tổng chiều dày của phân hệ tầng là 950 m

Theo Phạm Đình Long (1965), đặc điểm mặt cắt, thành phần thạch họccủa hệ tầng Tấn Mài tương tự với phần trên của hệ tầng Long Đại chứa nhiều

hoá đá Graptolit định tuổi Ordovic muộn - Silur sớm Những hoá đá do Nguyễn

Văn Phúc và nhóm tác giả Nguyễn Công Lượng đã phát hiện ở Hòn Gai thuộcphần cao của địa tầng định tuổi Silur muộn, nhưng phần thấp của hệ tầng chưathu thập được hoá đá nên ngoại trừ khả năng có yếu tố cổ hơn Silur nên thốngnhất xếp tuổi cho hệ tầng vào Ordovic muộn - Silur

Hệ Carbon- Hệ Permi

Hệ tầng Bắc Sơn (C - P bs)

Hệ tầng do Nguyễn Văn Liêm xác lập năm 1988 Trong vùng nghiên cứu

hệ tầng lộ ra ở Quang Hanh, khu vực xã Vũ Oai và Vịnh Hạ Long Thành phầnthạch học gồm: đá vôi tái kết tinh hạt mịn màu xam xanh, đá vôi hữu cơ xen ít đávôi trứng cá màu xám sáng, đá vôi dolomit màu trắng phớt hồng phân lớp mỏng

đến dày Chứa các hóa đá Foraminifera, hóa đá trùng lỗ đặc trưng cho Carbon

giữa

Hệ tầng Bắc Sơn phủ không chỉnh hợp lên hệ tầng Tấn Mài và bị phủkhông chỉnh hợp bởi các thành tạo trầm tích chứa than của hệ tầng Hòn Gai.Chiều dày của hệ tầng 500 - 1000m

Giới Mezozoi

Hệ Trias, thống trên, bậc Nori - bậc Reti

Hệ tầng Hòn Gai (T 3n-r hg)

Trang 20

Trong vùng nghiên cứu hệ tầng Hòn Gai tương ứng với điệp Hòn Gai do A.IPavlov xác lập năm 1966 Hệ tầng phân bố thành một dải từ Hoành Bồ qua HònGai - Cẩm Phả tới Cái Bầu Hệ tầng Hòn Gai phân bố rộng khắp trong vùng nghiêncứu từ trung tâm về phía nam A I Pavlov chia điệp Hòn Gai làm hai phụ điệp dướithan và chứa than với tổng chiều dày khoảng 800 - 1300m.

A.E Dovjicov và nnk (1965) trong công trình đo vẽ bản đồ địa chất miềnBắc Việt Nam tỷ lệ 1: 500.000 đã chia điệp Hòn Gai làm hai phụ điệp phụ điệpdưới (chứa than), phụ điệp trên (không than) Tiếp sau đó là các công trìnhnghiên cứu của Nguyễn Đình Long (1965), Lê Kính Đức (1981), Vũ Văn Xoang(1986), Trần Văn Trị (1991) Trong công trình đo vẽ bản đồ địa chất nhóm tờCẩm Phả tỷ lệ 1: 50.000, Lê Hùng thống nhất quan điểm đặt tên hệ tầng Hòn Gai

và chia làm 3 phân hệ tầng:

- Phân hệ tầng Hòn Gai dưới (T 3 n-r hg 1 ): Các đá của phân hệ tầng này lộ

ra thành dải dọc theo ranh giới phía nam từ Khe Sim đến Quảng Lợi và một dảihẹp từ Dương Huy tới bắc Mông Dương Thành phần thạch học gồm: Cuội kết,sạn kết, cát kết, bột kết xen các thấu kính sét than, sét silic

Tổng chiều dày của phân hệ tầng dưới là 300 - 600m

- Phân hệ tầng Hòn Gai giữa (T 3 n-r hg 2 ): Phân hệ tầng Hòn Gai giữa có

diện phân bố rộng nhất Các thành tạo chứa than phân bố thành dải rộng kéo dài

từ núi Đông La qua Khe Sim - Khe Tam - Khe Chàm - nam Mông Dương đếnCửa Ông Ranh giới của phân hệ tầng này được các nhà địa chất thống nhất lấytheo vỉa than dưới cùng đạt giá trị công nghiệp Ranh giới này được nghiên cứutại các lỗ khoan ở phía nam và tây nam vùng nghiên cứu

Như vậy, phân hệ tầng giữa có chiều dày khá lớn (1400 - 1950m) chứa 22

- 26 vỉa than, trong đó có 15 - 20 vỉa đạt giá trị công nghiệp

Trang 21

- Phân hệ tầng Hòn Gai trên (T 3 n-r hg 3 ): Phân hệ tầng này có diện phân

bố hẹp, lộ ra ở khu vực núi Đông La và Khe Tam Thành phần thạch học gồmcuội kết, sạn kết thạch anh xen kẽ cát kết hạt thô và các lớp mỏng sét bột kết Đáthường phân lớp thô, nhiều khi phân lớp không rõ ràng ở phần thấp của phân hệtầng có một số vỉa than mỏng hoặc sét than không có giá trị công nghiệp Các ditích hoá thạch nghèo và bảo tồn xấu Chiều dày của phân hệ tầng 300 - 700m

Các thành tạo chứa than của hệ tầng Hòn Gai phủ bất chỉnh hợp lên cáctrầm tích carbonat của hệ tầng Bắc Sơn và bị phủ không chỉnh hợp bởi các đácủa hệ tầng Hà Cối

Hệ Jura, thống dưới - thống giữa

Hệ tầng Hà Cối (J 1-2 hc)

Hệ tầng Hà Cối do A Jamoida phân chia lần đầu tiên (1962) khi nghiêncứu các trầm tích lục địa màu đỏ ở vịnh Hà Cối Hệ tầng Hà Cối phân bố ở phíađông vùng nghiên cứu, cấu thành một nếp lõm dạng elip với tâm là khu vực đảo

Hà Loan Đồng Rui Phía tây được giới hạn theo tuyến Hải Lạng Nam Kinh Bến Ván - Khe Thấp Phía đông dọc theo rìa tây và tây nam đảo Cái Bầu Phíabắc dọc theo bán đảo Tiên Yên và còn phân bố ra ngoài phạm vi vùng nghiêncứu Phía nam đến khu vực bắc Cửa Ông Thành phần thạch học của hệ tầnggồm cát kết, cuội kết, bột kết… Dựa vào thành phần thạch học chia hệ tầng HàCối thành 2 phân hệ tầng từ dưới lên trên như sau:

Phân hệ tầng dưới (J 1-2 hc 1 ): Phân hệ tầng dưới phân bố thành hai dải,

dải thứ nhất kéo dài từ núi Bằng Giai qua núi Cánh Diều đến Khe Cốc, dải thứhai kéo dài từ Khe Thấp qua Bẫy Bằng - Khe Chuối - Bàng Nâu đến Đồng Mỏ -Lạng Cù Thành phần thạch học gồm: cuội kết, sạn kết, cát kết, bột kết màu nâu

đỏ, nâu tím Trong sét, bột kết tìm thấy những mảnh nhỏ của thân mềm

Chiều dày phân hệ tầng dưới thay đổi từ 175 đến 230m

Trang 22

- Phân hệ tầng trên (J 1-2 hc 2 ): Phân hệ tầng trên phân bố ở phía bắc và phía

đông bắc vùng nghiên cứu kéo dài dạng dải theo phương bắc - nam từ núi Cẩm Yqua Khe Chuối - Khe Giáng đến Khe Cả Thành phần thạch học gồm: cát kết, bộtkết màu xám trắng, xám nâu, xám nhạt xen kẽ các lớp sét kết màu phớt hồng đếntím nâu Chiều dày phân hệ tầng trên từ 200 đến 300m

Hệ tầng Hà Cối có ranh giới quan dưới sát rõ ràng ở Hà Cối Ở đây lớpcuội kết cơ sở của hệ tầng không chỉnh hợp lên các đá của hệ tầng Tấn Mài Vềtuổi, những tài liệu cổ sinh thu thập được ở phần thấp cho tuổi Jura sớm, cònphần trên không chứa hoá đá nên giả thiết tuổi Jura giữa Do đó tuổi chung của

hệ tầng được coi là Jura sớm - giữa

Giới Kainozoi

Hệ Đệ Tứ (Q)

Trầm tích Đệ Tứ phân bố rộng rãi trong vùng nghiên cứu, dọc theo bờ biển CửaÔng đến Tiên Yên và rải rác trong các thung lũng ven sông Thành phần thạch họcgồm: cát, cuội, sỏi, sạn, bột, sét có mức độ mài tròn và độ chọn lọc phụ thuộc vào điềukiện thành tạo Trầm tích hạt mịn thường phân bố dọc theo bờ biển phía nam của vùngnghiên cứu Chiều dày trầm tích từ 0,5 đến 50m

2.1.2 Kiến tạo

a Đặc điểm uốn nếp

- Nếp lồi Kế Bào (U 2 ): Nếp lồi Kế Bào nằm ở phía nam vùng nghiên cứu và

kéo dài theo phương đông bắc - tây nam khoảng 2500m Tham gia cấu thành nên nếplồi là các đá của phân hệ tầng Hòn Gai giữa (T3 n-r hg 2) gồm: cát kết, bột kết, sét kết,sét than và các vỉa than Hai cánh của nếp lồi có thế nằm thay đổi: cánh tây bắc gócdốc thay đổi từ 20 - 25°, cánh đông nam dốc hơn từ 40 - 45°

- Nếp lõm Khe Tam (U 4 ): Nếp lõm Khe Tam lộ ra ở phía tây nam vùng

nghiên cứu, có kích thước lớn với chiều dài gần 6000m theo phương đông bắc

-tây nam rộng 2km Cánh phía bắc cắm thoải 30 - 45° trải rộng, cánh phía nam

Trang 23

cắm dốc hơn Tham gia cấu thành nên nếp lõm này là các đá của phân hệ tầngHòn Gai giữa (T3n-r hg 2) Nếp lõm Khe Tam bị hệ thống đứt gãy có phương tâybắc - đông nam phá huỷ mạnh.

- Nếp uốn Mông Dương: Nếp uốn Mông Dương nằm ở phía tây bắc của

vùng gồm nhiều nếp uốn phụ, kích thước nhỏ có phương á kinh tuyến Hệ thốngcác nếp uốn nằm xen kẽ, uốn lượn có xu hướng kéo ra ở phía bắc có liên quanđến hoạt động của đứt gãy Nhóm nếp uốn này được cấu thành bởi các đá củaphân hệ tầng Hòn Gai giữa (T3n-r hg 2)

b Đặc điểm đứt gãy

Cùng với hoạt động uốn nếp, hoạt động đứt gãy trong vùng cũng xảy ra

mạnh mẽ và phức tạp Căn cứ vào phương phát triển của đứt gãy có thể chia các đứt gãy trong vùng thành các hệ thống sau :

- Hệ thống đứt gãy phương á vĩ tuyến

Hệ thống đứt gãy phương á vĩ tuyến phân bố chủ yếu ở phía nam vùngnghiên cứu bao gồm các đứt gãy Quang Hanh - Cọc Sáu (F1) đứt gãy đường 18B(F2)

+ Đứt gãy Quang Hanh - Cọc Sáu (F1): Đứt gãy nằm ở phía nam vùngnghiên cứu, đóng vai trò là một đứt gãy phân khối bậc hai và xác định ranh giớiphía nam của địa hào Hòn Gai Đứt gãy có chiều dài khoảng 70km bắt đầu từ HònGai đi qua Cẩm Phả và kéo sang đông nam đảo Kế Bào Đây là một đứt gãy thuận,

có mặt trượt cắm về phía bắc với góc dốc 70 - 80°, biên độ dịch chyển hàng trămđến hàng nghìn mét Dọc theo đới dập vỡ kiến tạo xuất lộ các điểm nước khoángnóng Quang Hanh, Tam Hợp có giá trị kinh tế

+ Đứt gãy Đường 18B (F2): Đứt gãy (F2) còn gọi là đứt gãy Trung Lương(Trần Văn Trị, 1990) giữ vai trò là một đứt gãy phân khối bậc hai và xác địnhranh giới phía bắc của địa hào Hòn Gai Đứt gãy phát triển theo phương á vĩ

Trang 24

tuyến, dài khoảng 60km, có tính chất là một đứt gãy thuận Mặt trượt đứt gãycắm về phía nam với góc dốc 60 - 80°, đứt gãy có đới phá huỷ có biểu hiệnkhoáng hoá nhiệt dịch: sulfur - thuỷ ngân, antimon và vàng.

+ Đứt gãy A- A (F3): Đứt gãy này phân bố ở phía tây vùng nghiên cứu vàkéo dài theo phương á vĩ tuyến từ bắc Quảng Lợi đến Hòn Gai Đứt gãy là ranhgiới phân chia khối sụt lún bậc hai ở địa hào Hòn Gai Trong lỗ khoan thăm dòcủa Liên đoàn Địa chất 9 đã gặp đới phá huỷ của đứt gãy và tài liệu địa vật lýcũng xác định được đứt gãy này Theo các tài liệu hiện có thì đây là một đứt gãythuận, mặt trượt cắm về phía bắc với góc dốc 80 - 85°, biên độ dịch chuyển củacác cánh theo mặt trượt từ 600 - 1000 m

- Hệ thống đứt gãy theo phương đông bắc - tây nam

Hệ thống đứt gãy phương đông bắc - tây nam phát triển mạnh mẽ ở phía tâybắc vùng nghiên cứu gồm từ đứt gãy F4 đến F7 Các đứt gãy này được phát hiện trên

cơ sở đới dăm kết kiến tạo và đới milonit hoá Mặt trượt của đứt gãy thường songsong với nhau và cắm dốc Các đứt gãy trong hệ thống này bao gồm chủ yếu là đứtgãy ngang nghịch và có biên độ dịch chuyển hàng trăm m

- Hệ thống đứt gãy phương á kinh tuyến

Hệ thống đứt gãy phương á kinh tuyến bao gồm đứt gãy Cửa Ông - TiênYên (F8), đứt gãy Hà Ráng (F9) Hệ thống đứt gãy này cũng phát triển mạnhtrong vùng nghiên cứu và sinh thành sau Jura, nó làm dịch chuyển các đứt gãyphương á vĩ tuyến và còn hoạt động trong Kainozoi

- Hệ thống đứt gãy phương tây bắc - đông nam

Hệ thống đứt gãy bao gồm từ đứt gãy F10 đến F14 phát triển mạnh trongvùng, trong đó đứt gãy Cọc Sáu - Na Làng (F13) có quy mô lớn nhất Theo TrầnVăn Trị và nnk (1991), đây là hệ thống đứt gãy có cơ chế chủ yếu là ngangnghịch, một số là ngang thuận Hệ thống đứt gãy này phát triển sau cùng làm

Trang 25

dịch chuyển tất cả các hệ thống đứt gãy nói trên và cùng với các hệ thống đó chiacắt vùng nghiên cứu thành các kiến trúc dạng khối.

2.1.3 Địa mạo

Việc nghiên cứu địa mạo vùng được tiến hành trên cơ sở phân tích ảnh kếthợp với các lộ trình đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản Dựa vào cáctài liệu tổng hợp được có thể phân chia địa mạo vùng nghiên cứu thành các kiểuđịa hình sau:

a Kiểu địa hình xâm thực bóc mòn

Kiểu địa hình này chiếm phần lớn diện tích vùng nghiên cứu và phát triểnchủ yếu trên các đá trầm tích lục nguyên Kiểu địa hình này có mức độ phân cắtmạnh, trên bề mặt sườn núi phát triển các rãnh và mương xói Hình thành nênkiểu địa hình này chủ yếu do quá trình phong hoá vật lý dưới tác dụng vậnchuyển của nước mặt Dựa vào đặc điểm nguồn gốc và hình thái có thể chia kiểuđịa hình này ra thành các phụ kiểu địa hình sau:

- Phụ kiểu địa hình xâm thực bóc mòn phát triển trên địa hình núi trung bình

Đây là phụ kiểu địa hình phổ biến nhất trong vùng nghiên cứu, phân bốchủ yếu ở phía tây bắc và phía nam Phía tây bắc bao gồm các dãy núi Na Làng,Khe Đa, Khe Cốc, Cánh Diều… Các dãy núi ở đây chạy theo nhiều phương khácnhau và có độ cao thay đổi từ 200m đến 950m Sườn núi có độ dốc thay đổi từ

30 - 45° và phân cắt khá mạnh tạo ra các khe rãnh nhỏ Các đá cấu thành nênkiểu địa hình này chủ yếu thuộc hệ tầng Tấn Mài (O3-S tm) Thành phần thạch

học là đá phiến thạch anh sericit, bột kết, sét kết, cát kết dạng quarzit Phủ lêntrên mặt kiểu địa hình này là thảm thực vật chủ yếu là cây thân gỗ nhỏ, dây leo,lau sậy…

- Phụ kiểu địa hình xâm thực bóc mòn phát triển trên địa hình núi thấp

Trang 26

Phụ kiểu địa hình này phân bố chủ yếu ở phía đông bắc, đông và namvùng nghiên cứu Các dãy núi thấp và đồi phát triển theo các phương khác nhau.Các đồi đặc trưng là đỉnh tròn, sườn thoải, độ cao chủ yếu thay đổi từ 100 -300m Các đá cấu thành nên địa hình này bao gồm các thành tạo của phân hệtầng Hà Cối giữa và trên.

b Kiểu địa hình karst

Trong diện tích nghiên cứu kiểu địa hình này phân bố hạn chế dưới dạngcác chỏm sót ở phía nam Vũ Oai, dọc quốc lộ 18A, ven bờ biển Quang Hanh đếnCửa Ông và rộng rãi trong Vịnh Bái Tử Long Các đá cấu thành nên kiểu địahình này là đá vôi, đá vôi đolomit thuộc hệ tầng Bắc Sơn Đặc điểm của kiểu địahình này là vách đá dựng đứng, đỉnh lởm chởm dạng răng cưa Quan sát ngoàithực địa trên các vách đá có dấu vết gặm mòn của nước biển Ở Quang Hanhphát hiện nhiều hang động lớn nằm xuyên qua các núi đá vôi sót, trong hangthường có thạch nhũ Tuổi của karst ở đây được xác định là Neogen - Đệ Tứ.Hiện nay trong vùng vẫn diễn ra quá trình ăn mòn karst và quá trình xâm thựckarst của các dòng chảy cắt qua các đá vôi

c Kiểu địa hình tích tụ

Kiểu địa hình này phát triển khá rông rãi trong vùng nghiên cứu Dựa vàonguồn gốc thành tạo có thể chia kiểu địa hình thành hai phụ kiểu:

- Phụ kiểu địa hình tích tụ lục địa

Phụ kiểu địa hình này xen kẽ với các kiểu địa hình xâm thực bóc mòn vàphân bố chủ yếu ở phía đông bắc và tây nam vùng nghiên cứu, lộ ra dưới dạngcác bãi bồi trong các thung lũng trước núi, giữa núi, dọc theo hai bên bờ cácsông suối như Mông Dương, Diễn Vọng… Bề mặt của kiểu địa hình này tương

Trang 27

đối bằng phẳng, sự phân cắt của kiểu địa hình này do dòng nước mặt hay dòngtạm thời Các đá cấu thành nên phụ kiểu địa hình này là các thành tạo Đệ Tứ, độgắn kết yếu Chúng là sản phẩm của quá trình phong hoá, bào mòn được dòngnước mang từ các đỉnh núi, sườn đồi xuống tích đọng ở các vị trí thuận lợi.

- Phụ kiểu địa hình tích tụ ven biển

Phụ kiểu địa hình này phân bố chủ yếu ở phía nam vùng nghiên cứu dọctheo quốc lộ 18A từ Quang Hanh đến Cửa Ông Vật chất tạo nên phụ kiểu này làcác trầm tích Đệ Tứ gồm cát, bùn, vật chất hữu cơ Độ cao tuyệt đối của phụ kiểuđịa hình này là 0,5 - 5m và nghiêng dần về phía biển

d Kiểu địa hình nhân tạo

Kiểu địa hình này được hình thành dưới tác dụng của con người và thườngxuyên thay đổi theo thời gian Phân bố chủ yếu ở các khu khai thác than như: Đèo Nai,Cọc Sáu, Thống Nhất, Cao Sơn… đặc biệt là tại các nơi khai thác thì chúng thay đổi làrất lớn và nhanh chóng chiếm một diện tích đáng kể trong vùng Kiểu địa hình nàyhình thành trên hệ tầng Hòn Gai tập giữa, dưới

2.1.4 Khoáng sản

Kết quả đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ 1: 50.000 của

Lê Hùng cho thấy vùng nghiên cứu rất đa dạng về khoáng sản như: than,antimon, vật liệu xây dựng… trong đó than là khoáng sản chiếm trữ lượng lớn vàđóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng Sau đây là những nét

cơ bản về khoáng sản trong vùng

a Khoáng sản kim loại

Hiện nay đã phát hiện thân quặng antimon dạng mạch ở khu vực DươngHuy, Bàng Tầy Chiều dài của thân quặng 50 - 400m, dày từ 0,4 - 14,25m (trungbình 3 - 5m) Dọc theo các thân quặng chính còn có các mạch nhỏ bám vào dạnglông chim Đường phương chủ yếu của các mạch quặng là tây bắc - đông nam,trùng với phương của hệ thống đứt gãy kiến tạo trẻ nhất trong vùng nghiên cứu

Trang 28

Tại khu vực Dương Huy quặng được phát hiện ở ranh giới giữa hệ tầng Hòn Gai(T3n-r hg) và trầm tích của hệ tầng Tấn Mài (O3-S tm) Do vậy có thể kết luận

chúng hình thành vào Mezozoi muộn và có nguồn gốc nhiệt dịch Hàm lượngantimon trong quặng thay đổi từ 2 - 12%, có nơi lên tới 32% Những khoáng vậtchủ yếu là antimonit và một số ít asenopyrit Tài nguyên, trữ lượng dự báokhoảng 35 ngàn tấn Sb

Quặng antimon Khe Chim nằm về phía đông bắc Dương Huy và được giớihạn bởi toạ độ địa lý:

210 06’ 20” vĩ độ bắc

1070 15’ 24” kinh độ đông

Quặng được người Pháp phát hiện và khai thác từ năm 1920 Theo tài liệu

để lại thì quặng phân bố chủ yếu trong hệ tầng Tấn Mài (O3-S tm), thân quặng có

dạng thấu kính, dạng ổ với kích thước khác nhau Kết quả phân tích hoá cho thấy

Sb = 12,7%, Cu = 0,07%, Pb = 0,1 - 0,55%

b Khoáng sản nhiên liệu

Trong phạm vi vùng nghiên cứu than là loại khoáng sản có chất lượng tốt

và tiềm năng tài nguyên rất lớn Vì vậy than trong vùng được nhiều nhà địa chấttrong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu Những công trình nghiên cứu của cácnhà địa chất Pháp, Liên Xô và Việt Nam đều có nhận định chung là: than phân

bố ở địa hào Hòn Gai và tập trung chủ yếu ở phân hệ tầng Hòn Gai giữa, đồngthời số lượng và chiều dày vỉa ở mỗi khu vực là khác nhau Dưới đây là đặcđiểm chính của một số vỉa than trong vùng nghiên cứu:

- Khu mỏ Cao Sơn: Có 12 vỉa than, trong đó có 6 vỉa đạt giá trị công

nghiệp Trữ lượng tính đến -350m là 76,231 triệu tấn

- Khu mỏ Khe Tam: Địa tầng chứa than dày 1200m, chứa 26 vỉa than trong

đó có 13 vỉa đạt giá trị công nghiệp với chiều dày trung bình của than khoảng65,04m Trữ lượng đến -350m là 269,10 triệu tấn

Trang 29

- Khu mỏ Khe Chàm: Địa tầng chứa than dày 1800m, chứa 28 vỉa than

trong đó có 18 vỉa đạt giá trị công nghiệp với chiều dày trung bình của thankhoảng 65,12m Các vỉa than có cấu tạo phức tạp Trữ lượng đến - 350m là418,16 triệu tấn

- Khu mỏ Bắc Quảng Lợi: Địa tầng chứa than có 11 vỉa than, trong đó có 7

vỉa đạt giá trị công nghiệp Chiều dày các vỉa than từ trung bình đến dày Các vỉa

có cấu tạo tương đối phức tạp Trữ lượng tính đến -350m khoảng 30 triệu tấn

- Khu mỏ Mông Dương: Địa tầng chứa than dày 600m, có 13 vỉa than,

trong đó có 8 vỉa đạt giá trị công nghiệp với chiều dày trung bình của thankhoảng 28,60m Các vỉa than có cấu tạo tương đối phức tạp chiều dày tương đối

ổn định Trữ lượng đến -350m khoảng 54 triệu tấn

- Khu mỏ Đèo Nai, Cọc Sáu: gồm tập vỉa dày, tập vỉa G là tập vỉa có chiều

dày lớn, trữ lượng lớn, chất lượng than tốt, hiện đang là đối tượng khai thác củahai mỏ Đèo Nai, Cọc Sáu

Kết quả nghiên cứu thành phần vật chất than cho thấy:

- Bằng mắt thường có thể phân biệt 3 loại than là: than ánh, than nửa ánh

- Nhiệt lượng: 8000 - 8500 Kcal/kg

- Than mang nhãn hiệu antraxit và bán antraxit

c Vật liệu xây dựng

- Đá vôi: Đá vôi thuộc hệ tầng Bắc Sơn phân bố ở phía nam, tây nam của

vùng nghiên cứu, là loại đá vôi vi hạt hoặc ẩn tinh, màu xám đến màu hồng, cấutạo phân lớp dày đến dạng khối rắn chắc

Trang 30

Đá vôi có thành phần khoáng vật chính là calcit, ít khoáng vật dolomit.Kết quả phân tích hàm lượng: CaO = 48-54,8%, MgO = 0,5- 2,5%, Fe2O3 = 0,13-0,21%; SiO2 = 0,1- 0,3%, Al2O3 = 0,07%, S = 0,003% Từ kết quả trên cho thấy

đá vôi trong vùng có thể sử dụng cho nhiều lĩnh vực như: làm nguyên liệu xi

măng, đất đèn, làm vật liệu xây dựng

- Cuội, sỏi: Cuội sỏi thường tập trung ở thềm sông, thềm biển có độ cao tương

đối từ 3 - 5m hoặc phân bố trong thung lũng sông, suối lớn Cuội, sỏi có thành phầntương đối đa dạng, độ mài tròn trung bình Hiện tại nhân dân trong vùng đang khaithác để phục vụ xây dựng nhà và các công trình giao thông dân sinh

- Cát: Cát phân bố ở ven các đảo, ven biển và trong thung lũng sông lớn.

Chúng góp phần tạo thềm tích tụ của sông và các bãi bồi có chiều dài từ vài métđến vài chục mét Cát có màu xám sáng, xám vàng, thành phần gồm thạch anh,felspat và ít sét, vật chất hữu cơ Nhân dân trong vùng đang khai thác làm vậtliệu xây dựng

d Nước khoáng nóng

Nước khoáng nóng tập trung ở khu vực Quang Hanh dọc theo các đới đứtgãy lớn Đây là nguồn nước khoáng nóng giàu khoáng chất được người dân địaphương khai thác sử dụng trong du lịch và chăm sóc sức khỏe là nguồn tài nguyêncần được chú trọng có biện pháp khai thác ổn định và lâu dài

2.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT MỎ THAN KHE CHÀM

2.2.1 Khái quát đặc điểm địa lý tự nhiên khu mỏ

a Vị trí địa lý

Khu mỏ Khe Chàm thuộc phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả tỉnhQuảng Ninh, cách trung tâm thành phố Cẩm Phả khoảng 5 km về phía bắc, nằmbên trái đường quốc lộ 18A từ Hạ Long đi Mông Dương

Trong giới hạn tọa độ:

X: 2326.500 ÷ 2331.000

Trang 31

Y: 736.000 ÷ 741.000 (Hệ toạ độ, độ cao VN2000, KTT 105, múi chiếu 6°)

- Diện tích khu mỏ rộng khoảng 22 km2

- Phía bắc giáp Dương Huy, Bàng Tầy

- Phía nam giáp Khe Sim, Lộ Trí, Đèo Nai, Cọc Sáu

- Phía đông giáp Quảng Lợi, Mông Dương

- Phía tây giáp mỏ Khe Tam

b Đặc điểm địa hình, khí hậu

Địa hình: Khu mỏ Khe Chàm là những đồi núi nối tiếp nhau Độ cao giảm

dần từ nam đến bắc, cao nhất là đỉnh Cao Sơn ở phía nam (+437.80m), thấp nhất

là lòng sông Mông Dương phía đông bắc khu mỏ (+10m), độ cao trung bình từ100m đến 150m

Khí hậu: Thuộc vùng nhiệt đới, độ ẩm cao chia làm hai mùa rõ rệt Mùa

mưa kéo dài từ tháng 4 tới tháng 10, mưa nhiều nhất là tháng 8, tháng 9 Tháng 8năm 1973 lượng mưa cao nhất trong ngày lên tới 260.7mm/ng, lượng mưa trungbình 144mm/ng Mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước tới tháng 3 năm sau

Nhiệt độ cũng thay đổi theo mùa, mùa hè nhiệt độ lên đến 370C -380C(tháng 7,8 hàng năm), mùa Đông nhiệt độ thấp thường từ 80C đến 150C đôi khixuống 20C đến 30C Độ ẩm trung bình về mùa khô từ 65% - 80%, về mùa mưa81% - 91%

c Đặc điểm sông suối

- Suối Bàng Nâu: Bắt nguồn từ khu vực Khe Tam chảy qua Khe Chàm

- Suối Khe Chàm: Bắt nguồn từ phía tây nam chảy theo hướng đông bắc.Hai hệ thống suối này gặp nhau ở phía đông bắc khu vực và đổ ra sôngMông Dương, tại đây lưu lượng đo được lớn nhất là 91.6m3/s

Trang 32

Địa hình trong khu vực phía nam chủ yếu là các tầng khai thác lộ thiên và

lộ vỉa Nhìn chung địa hình trong khu vực đã thay đổi nhiều so với địa hìnhnguyên thuỷ ban đầu

d Đặc điểm giao thông

Mỏ Khe Chàm có vị trí giao thông rất thuận lợi Từ mỏ đã có hệ thốngđường giao thông nối liền với các mỏ than Cọc Sáu, Khe Tam, Cao Sơn,Mông Dương Từ khu khai trường khai thác theo đường vận tải của mỏ ra tớiquốc lộ 18A khoảng 8km và từ thành phố Cẩm Phả đi các nơi có thể theođường thủy và đường bộ

e Đặc điểm kinh tế

Mỏ nằm trong vùng công nghiệp, mỏ phát triển với một mật độ dân sốkhá đông Dân số chủ yếu là dân tộc Kinh và một số ít dân tộc khác NgườiKinh ở đây chủ yếu là người từ các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ di cư đến để sinhsống

Nền kinh tế chủ yếu tập trung vào khai thác mỏ, ngoài ra còn có cácngành kinh tế khác như: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp

Nhìn chung đặc điểm địa lý tự nhiên khu mỏ rất thuận lợi cho công tácthăm dò và khai thác khoáng sản

2.2.2 Lịch sử nghiên cứu địa chất và khai thác mỏ

a Lịch sử công tác thăm dò địa chất

Khu mỏ Khe Chàm được phát hiện và thăm dò từ năm 1958 do Liên đoànĐịa chất 9 thực hiện, sau đó, đoàn 9B tiến hành tìm kiếm thăm dò, khu mỏ KheChàm đã trải qua các giai đoạn tìm kiếm, thăm dò cụ thể như sau:

* Giai đoạn thăm dò sơ bộ: từ năm 1963, kết thúc vào năm 1968 Mạng

Trang 33

khoan trên tuyến 500m) Đặc biệt phạm vi V14 Cao Sơn, V17 Bàng Nâu có triểnvọng khai thác lộ thiên được thăm dò tỉ mỷ ngay khi thăm dò sơ bộ Kết quả đãkhoan 34323,13m/120LK, đào 51830.41m3 hào thăm dò, thực hiện 28958mkhoan tay, đào 516.9m lò thăm dò

* Giai đoạn thăm dò tỷ mỷ: từ năm 1969 đến năm 1980 Giai đoạn này,

tác giả sử dụng lại hệ thống tuyến giai đoạn thăm dò sơ bộ và đan dày thêm đạtmạng lưới 250 x 250m Kết quả đã khoan 64820,85m/165LK; đào 44167,7m3

hào, đào 547,7m lò thăm dò, thực hiện 3076,0m khoan tay

* Giai đoạn thăm dò bổ sung, khai thác: từ năm 1983 đến năm 1986 đã

thăm dò bổ sung, thăm dò khai thác phần Cao Sơn, từ V13-1đến V14-5, (từ -170lên lộ vỉa), phục vụ cho khai thác lộ thiên Khoan 5537,2m/34LK, đào1069m3/10 hào thăm dò

Hàng năm, các đơn vị được giao quản lý, khai thác than trong khu mỏ KheChàm tiến hành khoan thăm dò phục vụ khai thác bằng nguồn vốn tập trung của

Tập đoàn TKV Từ năm 2003 đến năm 2006, phương án thăm dò bổ sung phần

sâu đã thi công 12.850mk/29LK, ngoài những lỗ khoan thuộc phương án thăm

dò bổ sung phần sâu còn khối lượng các lỗ khoan thuộc phương án khác như:

- Khối lượng lỗ khoan tìm kiếm sâu thuộc đề án -300: bao gồm 3LK/ 3472 m

- Khối lượng lỗ khoan thuộc phương án ba mỏ: 1LK (2701)/428m

- Khối lượng các lỗ khoan phục vụ sản xuất: bao gồm 170LK/20144,71 m

Trang 34

ty than Khe Chàm, công ty than Cao Sơn, công ty than Hạ Long, Tổng công tyĐông Bắc, công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc, công ty Xây dựng mỏ, công tythan Thống Nhất thăm dò và khai thác

Từ năm 1980, công ty than Cao Sơn bắt đầu khai thác lộ thiên quy mô lớncác vỉa 14-5, 14-4, 14-2, 13 - 2 và 13 -1 thuộc khu Khe Chàm IV Đáy moongkết thúc khai thác lộ thiên dự kiến đến mức -167 ( hết V.13-1)

Từ năm 1983, công ty than Khe Chàm bắt đầu khai thác 2 vỉa 14-5, 14-4 vàsau này khai thác thêm vỉa 14-2 từ mức -10 đến -50, đến nay khu vực khai thác mỏcông ty than Khe Chàm đã xây dựng cơ bản khai thác đến mức -100m

Từ năm 1996, công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc bắt đầu khai thác lộ thiêncác vỉa 14-5, 14-4, 14-2 thuộc khu Khe Chàm III Đáy moong kết thúc khai thác

Công ty than Hạ Long hiện đang khai thác hầm lò và lộ thiên khu vực KheChàm II

Công ty cổ phần Tây Nam Đá Mài hiện đang khai thác lộ thiên hai viả

13-1, 13-2 khu Khe Chàm II

Công ty Xây Dựng mỏ đã khai thác hầm lò khu bắc Khe Chàm từ T.XIIđến TXIVB (Khe Chàm I)

Trang 35

2.2.3 Cấu trúc địa chất mỏ

a Địa tầng

Khu mỏ Khe Chàm nằm về phía đông bắc địa hào chứa than Hòn Gai Cẩm Phả của bể than Đông Bắc Việt Nam

-1 Đặc điểm địa tầng theo thứ tự thành tạo

Địa tầng khu Khe Chàm gồm :

+ Phân hệ tầng Hòn Gai giữa (T3n - r hg 2) là phân hệ tầng chứa than gồmcác trầm tích lục địa có xen kẽ các nhịp trầm tích vùng vịnh, chứa các vỉa thancông nghiệp Đặc điểm chung của phân hệ tầng là các trầm tích dạng nhịp kiểulục địa và chuyển tiếp xen kẽ nhau, bao gồm các lớp cuội kết, cát kết, bột kết, sétkết, sét than

+ Phân hệ tầng Hòn Gai trên (T3n - r hg 3) gồm các trầm tích hạt thô khôngchứa than

Trầm tích hệ tầng Hòn Gai (T3n - r hg) phân bố hầu khắp trên diện tích

khu thăm dò Đất đá bao gồm: cuội kết, cát kết, bột kết, sét kết, sét than và cácvỉa than nằm xen kẽ nhau, chiều dày địa tầng khoảng 1800m Đặc điểm của cácloại đất đá chủ yếu trong địa tầng chứa than Khe Chàm như sau:

Trang 36

* Cuội, sạn kết : Chiếm 15,3% các đá có mặt trong khu vực, thường phân

bố ở giữa địa tầng của hai vỉa than, tập trung và phổ biến hơn cả là vách vỉa 10,vỉa 11, vỉa 14-5 Đặc biệt ở vách vỉa 14-5 cuội kết thường nằm sát vách vỉa than,đây đà dấu hiệu dễ nhận biết để định tên các vỉa than Đá có màu xám nhạt, cấutạo khối phân lớp dày, thành phần chủ yếu gồm các hạt thạch anh và một ít mảnhquaczit Kích thước hạt từ 3÷15 mm, độ mài tròn từ kém đến tốt Xi măng gắnkết rắn chắc dưới dạng lấp đầy hoặc tiếp xúc, chiếm 10÷15% gồm silic, sét,cacbonat, đôi khi sericit, chiều dày từ vài mét đến hàng chục mét

* Cát kết: Chiếm 47,70% các đá có mặt trong khu vực, loại đá này khá

phổ biến trong địa tầng Chúng nằm chuyển tiếp với các lớp cuội kết, sạn kết.Cát kết có cấu tạo phân lớp hoặc dạng khối, đôi khi cấu tạo phân lớp xiên, lượnsóng Thành phần là các mảnh vụn kích thước 0.1÷1mm chiếm 60÷65% chủ yếu

là thạch anh, ngoài ra có thể là felspat, silic thành phần xi măng là sét, silicchiếm 10÷60%

* Bột kết: Chiếm 25,40% các đá có mặt trong khu vực, cấu tạo phân lớp

mỏng đến trung bình, đá có màu xám nhạt đến xám sẫm, thành phần chủ yếu làcát thạch anh, ngoài ra có các chất mùn hữu cơ, xi măng gắn kết là sét, silic

* Sét kết: Chiếm 3,40% các đá có mặt trong khu vực, thường nằm sát

vách, trụ các vỉa than hoặc xen kẹp trong các vỉa than, chiều dày từ vài cm đếnvài m Chúng chiếm 1÷5% đất đá trong địa tầng, đá có cấu tạo phân lớp mỏng,đôi chỗ dạng thấu kính, dạng ổ Thành phần chủ yếu là khoáng vật sét, vật chấtthan, mùn hữu cơ

* Sét than: Chiếm 0,5%, có màu xám đen, phân lớp mỏng mềm bở, gặp

nước dễ trương nở

Trang 37

* Than: Chiếm 7% các đá có mặt trong khu vực được thành tạo dưới dạng

vỉa, nằm xen kẽ các tầng đất đá nói trên Khoảng cách các vỉa than thay đổi từ50m (vỉa 6 và vỉa 7) đến 100m (vỉa 2 và vỉa 1) Chiều dày các vỉa than thay đổitrung bình từ 0.42m (V.3) đến 7.88m (V.8), ngoại trừ các vỉa than 2,3,4, các vỉathan còn lại đều có chiều dày lớn hơn chiều dày tối thiểu Nhìn chung chiều dàycác vỉa than trong khoáng sàng giảm dần từ nam lên bắc

12 mét ở các thung lũng suối, phần đã khai thác lộ thiên, địa hình thay đổi nhiều,lớp trầm tích Đệ tứ đã bị bốc hết

Do quá trình khai thác lộ thiên trên diện tích khu mỏ, đất đá thải có chỗcao thêm 150m

b Kiến tạo

* Nếp uốn

+ Nếp lõm Bàng Nâu: Nằm phía tây bắc khu thăm dò, phía bắc và đông

bắc của nếp lõm bị chặn bởi đứt gẫy L-L Cánh phía nam mở rộng hơn để lộ racác vỉa than từ vỉa 12 đến vỉa 17 Chỉ riêng vỉa 17 được lộ ra thành vòng khépkín dưới dạng ô- van Trục của của nếp lõm kéo dài gần trùng hướng tây - đông,càng về phía đông đường trục chuyển dần theo hướng tây bắc - đông nam và có

xu hướng nối liền với nếp lõm Cao Sơn Mặt trục nghiêng về phía nam với độ

Trang 38

dốc 750 ÷ 800 Độ dốc hai cánh không cân đối, ở cánh nam độ dốc thay đổi từ

300÷ 600, trung bình 450 ÷ 500, sát trên lộ vỉa có chỗ dốc đến 700, cánh bắc đã bịđứt gẫy L - L cắt vát đi, phần còn lại có độ dốc thoải, càng xuống sâu độ dốc cáccánh giảm đi nhanh chóng Phía đông bắc của nếp lõm do bị ảnh hưởng của đứtgãy L - L đã hình thành hai nếp uốn thoải chạy song song với đường trục chính

+ Nếp lõm 360: Đây là một nếp lõm hẹp nằm ở phía nam tuyến thăm dò

IX , có phương kéo dài gần trùng bắc nam, hơi chếch tây bắc - đông nam, mặttrục dốc đứng Độ dốc vỉa hai cánh thay đổi từ 300 - 400, dần về phía nam độ dốcvỉa tăng dần lên (450 ÷ 500) Nếp lõm này kéo dài 100 ÷ 150m, do ảnh hưởng củanếp lõm này cấu tạo các vỉa than bị biến đổi

+ Nếp lõm 375: Nằm ở phía tây nam khu vực, phân bố trên một diên tích

khoảng gần 1km2, là một nếp lõm không hoàn chỉnh Do ảnh hưởng của 2 đứtgãy F6 phía tây và đứt gãy A - A phía nam nên hai đầu của nếp lõm này tạo nêncác nếp uốn kéo theo nằm kề gần với hai đứt gãy trên Nhìn chung các vỉa thannằm trên nếp uốn này có chiều dày tương đối ổn định, khoảng cách các vỉa than

ít thay đổi, độ dốc không lớn, vỉa than cấu tạo đơn giản

+ Nếp lồi 480: Nằm tiếp giáp với phía đông nếp lồi 360, phân bố trên diện

tích khoảng 0,50 km2 Phía bắc và đông bắc bị chặn bởi đứt gẫy E, phía nam làđứt gãy A Nhân nếp lồi lộ ra các vỉa 14-2, 14-4, 13-2 dưới dạng hình trái xoan

mở rộng về phía đông nam Vỉa 14-5 là vỉa than trên cùng lộ ra không khép kín.Đường trục nếp lồi chạy song song với nếp lõm 360 và cắm dốc đứng Hai cánhgần đỉnh nếp lồi có cấu tạo cân đối, dốc khoảng 300, ra xa khoảng hơn 100m dốchơn (~400) sau đó thoải dần Đây là một nếp lồi hẹp, các cánh đều bị hạn chếcánh phía tây chuyển tiếp sang nếp lõm 360 trong khoảng 100÷150m, cánh phía

Trang 39

đông phát triển khoảng 100m thì bị uốn lên tạo thành một nếp lõm nhỏ chạy dọctheo đứt gẫy E, đồng thời các viả than trên cánh này có khoảng cách địa tầng bịthu hẹp (LK2556) có thể do quá trình của đứt gẫy E gây nên Do ảnh hưởng củanếp lồi 480 và nếp lõm 360, xuất hiện các nếp uốn nhỏ kéo theo, tạo cho khu vực

có cấu tạo địa chất phức tạp Song về mặt chiều dày và khoảng cách địa tầng thìtrên phân khu này là nơi các vỉa than ổn định nhất

+ Nếp lồi 2525: Phân bố ở trung tâm khu thăm dò, ngăn cách với nếp lồi

480 bởi đứt gãy E - E, đường phương theo hướng tây bắc - đông nam Mặt trụcchính có hướng cắm về phía tây nam với độ dốc khoảng 850 Trên các cánh phíađông và đông nam được trải rộng và có độ dốc thoải (250 ÷ 350) Cánh phía bắcduy trì trong phạm vi 500 ÷ 600m thì dừng lại ở đường trục của nếp lõm CaoSơn, cánh này có độ dốc lớn 400 ÷ 500, trên lộ vỉa có chỗ dốc đến 600 Cánh phíatây và tây nam hẹp hơn do bị chặn bởi đứt gẫy E và đứt gẫy I Nhân của nếp lồi

có một lỗ khoan sâu 1200, 20 mét (LK 2525 T.XB) phát hiện được đến vỉa 1(dày 2,12 mét)

+ Nếp lõm Cao Sơn: Đây là một cấu tạo lớn nhất khu Khe Chàm, phân bố

ở phía đông nam khu vực thăm dò nằm chuyển tiếp với nếp lồi 2525 Phía bắc vàphía đông bị chặn bởi một đoạn vòng cung của đứt gãy L- L, phía nam và tâynam được giới hạn bởi đứt gãy A - A và đứt gãy I - I Nếp lõm này được hìnhthành trùng với hướng cấu tạo chính ở Khe Chàm và có xu hướng phát triển kếtục với nếp lõm Bàng Nâu Phía tây bắc của nếp lõm (khu vực LK 355-T.XI) bịthu hẹp lại, từ tuyến XIB về phía đông được mở rộng ra Do ảnh hưởng của nếplồi 2525 làm cho đáy nếp lõm được nâng lên ở phần trung tâm, tạo thành hailòng máng ở phía bắc và phía nam

Trang 40

+ Nếp lồi E 18 : Nằm ở phía bắc nếp lõm Cao Sơn, các vỉa 1 đến vỉa

14-5 lộ trên cánh dưới dạng khép kín, đầu quay về phía Tây Bắc Trục chạy theohướng gần trùng hướng tây- đông Độ dốc hai cánh không cân xứng Cánh namdốc hơn (350-400), bị giới hạn bởi đứt gãy L Cánh phía bắc dốc thoải (150-200)

và được trải rộng

+ Nếp lồi Vũ Môn: Nằm sát phía đông bắc khu thăm dò, kéo dài theohướng tây bắc - đông nam Một nửa cấu tạo về phía đông bắc thuộc diện tíchthăm dò khu Mông Dương Nửa còn lại thuộc khu Khe Chàm Độ dốc hai cánhthay đổi, cánh phía tây dốc 200÷300, cánh phía đông dốc 300 - 400 Trên các cánhđều kém ổn định có các nếp uốn nhỏ xuất hiện nên đường phương vỉa thay đổi.Vỉa than sâu nhất phát hiện được ở cấu tạo này là vỉa 8 Nhìn chung các vỉa than

ở đây đều kém ổn định, về phía bắc chúng cũng bị vát đi như ở cánh bắc nếp lồi

E18

Nằm chuyển tiếp giữa nếp lồi Vũ Môn và nếp lồi E18 là nếp lõm Yên Ngựa(nếp lõm Trung Sơn) kéo dài theo hướng tây bắc- đông nam Đây là một nếp lõmnông, các cánh thoải, phần giữa thắt lại, hai đầu rộng ra

Các nếp lồi E18, Vũ Môn và phần Yên Ngựa hợp thành cấu tạo địa chấtchủ yếu ở khối Trung Sơn, nhìn chung trên khối này các vỉa than mỏng, kém lổnđịnh hơn so với khối phía nam và khi xuống sâu đều bị vát mỏng

Ngoài các nếp uốn đã được mô tả, khu Khe Chàm còn một số nếp uốn vớiqui mô nhỏ hơn, nằm ven theo cánh của các đứt gẫy hoặc xuất hiện cục bộ ngaytrên cánh của các cấu tạo chính

Ngày đăng: 07/09/2016, 23:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG TỔNG HỢP ĐẶC ĐIỂM CÁC VỈA THAN - Đồ án tốt nghiệp địa chất
BẢNG TỔNG HỢP ĐẶC ĐIỂM CÁC VỈA THAN (Trang 55)
BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU CHẤT LƯỢNG THAN - Đồ án tốt nghiệp địa chất
BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU CHẤT LƯỢNG THAN (Trang 60)
Bảng kết quả phân tích thành phần các nguyên tố của than - Đồ án tốt nghiệp địa chất
Bảng k ết quả phân tích thành phần các nguyên tố của than (Trang 66)
BẢNG  HỆ SỐ THẤM (K) VÀ TỶ LƯU LƯỢNG (Q) TRONG ĐỚI  ĐỨT GẪY - Đồ án tốt nghiệp địa chất
BẢNG HỆ SỐ THẤM (K) VÀ TỶ LƯU LƯỢNG (Q) TRONG ĐỚI ĐỨT GẪY (Trang 73)
BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU CƠ LÝ ĐÁ - Đồ án tốt nghiệp địa chất
BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU CƠ LÝ ĐÁ (Trang 74)
BẢNG THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG CÁC LOẠI MẪU ĐÃ LẤY QUA CÁC GIAI ĐOẠN - Đồ án tốt nghiệp địa chất
BẢNG THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG CÁC LOẠI MẪU ĐÃ LẤY QUA CÁC GIAI ĐOẠN (Trang 81)
Bảng tổng hợp dự kiến khối lượng khoan - Đồ án tốt nghiệp địa chất
Bảng t ổng hợp dự kiến khối lượng khoan (Trang 86)
Bảng chế độ khoan kim cương - Đồ án tốt nghiệp địa chất
Bảng ch ế độ khoan kim cương (Trang 96)
Bảng kết quả tổng hợp dự tính trữ lượng than vỉa 10 - Đồ án tốt nghiệp địa chất
Bảng k ết quả tổng hợp dự tính trữ lượng than vỉa 10 (Trang 117)
Bảng kết quả tổng hợp dự tính trữ lượng than vỉa 11 - Đồ án tốt nghiệp địa chất
Bảng k ết quả tổng hợp dự tính trữ lượng than vỉa 11 (Trang 118)
Bảng dự tính thời gian hoàn thành công tác trắc địa - Đồ án tốt nghiệp địa chất
Bảng d ự tính thời gian hoàn thành công tác trắc địa (Trang 119)
Bảng dự toán bố trí nhân lực thi công phương án thăm dò khai thác - Đồ án tốt nghiệp địa chất
Bảng d ự toán bố trí nhân lực thi công phương án thăm dò khai thác (Trang 120)
Bảng dự tính khối lượng và thời gian tiến hành công tác khoan - Đồ án tốt nghiệp địa chất
Bảng d ự tính khối lượng và thời gian tiến hành công tác khoan (Trang 121)
Bảng biên chế lực lượng chỉ huy sản xuất - Đồ án tốt nghiệp địa chất
Bảng bi ên chế lực lượng chỉ huy sản xuất (Trang 124)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w